Tổng quan về ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu phân tích mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 35)

2.1.4.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử

Theo khoản 6 và khoản 10 điều Luật giao dịch điện tử được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”. Khái niệm này được mở rộng cho tất cả các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử, do đó, giao dịch điện tử trong dịch vụ ngân hàng gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử.

Theo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), dịch vụ ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự).

2.1.4.2 Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Khoảng hơn một thập kỉ trước đây, hàng loạt các NH bắt đàu cung ứng một chương trình phần mềm cho KH nhằm giúp KH có thể xem số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán cho một số dịch vụ mới như tiền điện, tiền nước,...Đến năm 1995, nghiệp vụ Ngân hàng điện tử E-Banking chính thức được triển khai thông qua phần mềm Quicken của công ty Intruit.Inc., với sự tham gia của 16 NH lớn nhất nước Mỹ. Khi đó KH chỉ cần một máy vi tính, một modem, một phần mềm Quicken là có thể sử dụng được dịch vụ này. Ngày nay, dịch vụ e- banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác, ở các nước phát triển dịch vụ này trở nên khá quen thuộc vì tính tiện lợi cũng như hiệu quả của nó. Nhìn chung hệ thống ngân hàng điện tử phát triển qua những giai đoạn sau:

- Website quảng cáo (Brochure-ware): là hình thái đơn giản nhất của

ngân hàng điện tử, hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng ngân hàng điện tử là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc… Thực chất ở đây là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình… Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống tại các địa điểm giao dịch, trực tiếp giữa người với người và thông qua các loại chứng từ giấy.

- Thương mại điện tử (E-commerce): trong hình thái thương mại điện tử, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán… Internet ở đây đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự thuận lợi thêm cho khách hàng.

- Quản lý điện tử (E-business): trong hình thái này, các xử lý cơ bản

của ngân hàng có từ phía khách hàng và phía người quản lý đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng.

- Ngân hàng điện tử (E-bank): là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lí. Những ngân hàng này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.

2.1.4.3 Điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử a) Yếu tố pháp lý

Yếu tố pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất cứ ngành nghề nào. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, yếu tố này lại càng đóng vai trò quyết định vì tài chính ngân hàng luôn được coi là “huyết mạch của nền kinh tế” và để huyết mạch hoạt động thông suốt thì môi trường pháp lý phải hoàn thiện và ổn định.

Đặc biệt môi trường pháp lý ổn định và minh bạch sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng mới như ngân hàng điện tử vì nó đảm bảo cho loại hình dịch vụ này được bảo vệ, khuyến khích phát triển cạnh tranh công bằng với các loại hình dịch vụ khác.

- Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức được áp dụng vào ngày 01/03/2006, tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử: - Ngày 09/06/2006: ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.

- Ngày 15/02/2007: ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. - Ngày 23/02/2007: ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Ngày 08/03/2007: ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng.

b) Hướng tới dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Xu thế chung của các ngân hàng thương mại hiện nay đó là việc hướng tới ngân hàng bán lẻ. Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng quay sang tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ. Đây là một mảng rất lớn trong ngành ngân hàng. Ở Mỹ, các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ tích của bộ phận ngân hàng bán lẻ mang lại 750 tỷ đôla doanh thu mỗi năm, tương đương khoảng trên 20% tổng doanh thu ngành ngân hàng toàn cầu. Và tại Châu Âu, nơi thị trường vốn kém phát triển hơn so với ở Mỹ, lợi nhuận của phần lớn các tập đoàn ngân hàng lớn trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào thành tích của bộ phận ngân hàng bán lẻ.

Những ngân hàng dựa vào nguồn vốn ngắn hạn từ doanh nghiệp sẽ buộc phải trả lãi cao hơn, có xếp hạn tín dụng thấp hơn và bị cơ quan điều tiết giám sát chặt chẽ. Bên cạnh yêu cầy ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu, Basel 3 cũng sẽ khuyến khích họ huy động vốn từ những nguồn ổn định hơn so với thị trường tiền tệ. Trong đó tốt nhất là tiền gửi từ khách hàng cá nhân. Cơ quan điều tiết thích tiền gửi vì khách gửi tiền bình thường ít khi chuyển tài khoản của mình qua ngân hàng khác. Vì thế ngân hàng sẽ phải tích cực cạnh tranh hơn để tiếp cận

c) Xu thế cạnh tranh bằng dịch vụ

Trong suốt một thời kì dài, các ngân hàng thương mại cạnh tranh chủ yếu bằng lãi suất thông qua việc điều chỉnh lãi suất. Các ngân hàng thu hút các khách hàng cá nhân thông qua việc tăng lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay. Nhưng hiện nay, lãi suất chỉ là một trong những công cụ cạnh tranh của các ngân hàng.

Ở thị trường Việt Nam, lãi suất thường được sử dụng như là một công cụ chính để huy động vốn. Ngày 25/05/2010, Ngân hàng Nhà Nước ban hành thông tư 13/TT-NHNN thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, nâng mức CAR lên 9%. Hơn nữa, ngày 03/03/2011 NHNN ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 14%. Những biện pháp mạnh mẽ trên của NHNN khiến cho các ngân hàng không thể sử dụng lãi suất để thu hút tiền gửi từ nền kinh tế. Một khi lãi suất của các ngân hàng gần như tương đương nhau, thì sẽ chuyến sang cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Đối với thị trường Việt Nam hiện nay, các ngân hàng cũng không thể đi vay rồi cho vau ra quá nhiều khi NHNN quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 20%/năm. Như vậy, việc đồng loạt phải thực hiện nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu và tuân thủ mức trần lãi suất tiền gửi, hạn mức tăng trưởng tín dụng, cộng với mức lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng hiện nay khoảng 20%/năm, doanh thu từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có những hướng đi mới trong quá trình phát triển của mình.

Nguồn: VNexpress.net

Hình 2.5 Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 8/2011 đến tháng 6/2013 Các ngân hàng hiện nay khuyến khích giảm cơ cấu doanh thu từ hoạt động tín dụng, tăng doanh thu dịch vụ. Hơn nữa, sự thay đổi của công nghệ thông tin hiện nay diễn ra rất nhanh nên ngân hàng luôn phải thích nghi, nắm bắt các kĩ thuật, công nghệ mới nhằm tại ra những dịch vụ có thể đáp ứng nhu

cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giảm bớt sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng.

d) Sự phát triển của Internet

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng tính theo số người sử dụng internet nhanh nhất châu Á và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển và sử dụng internet ở Việt Nam, Cimigo NetCitizens 2012

Hình 2.6 Tốc độ gia tăng số người sử dụng internet ở Việt Nam 2003-2011 WeAreSocial (một tổ chức có trụ sở tại Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu) cho hay họ đã tiến hành cuộc khảo sát mới nhất (tháng 10-2012) về tình hình phát triển internet, truyền thông xã hội, kỹ thuật số và điện thoại di động ở châu Á. WeAreSocial cho biết số người dùng Internet Việt Nam là 30.8 triệu người. Tỷ lệ người dùng Internet trên tổng số dân là 35% hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1.59 triệu người dùng mới.

Chính sự phát triển của internet là nhân tố tiền đề, tạo đà phát triển cho hoạt động kinh doanh trực tuyến và ngân hàng điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian tới, khi khung pháp lý về thương mại điện tử hoàn thiện hơn, công nghệ về bảo mật tốt sẽ hứa hẹn những bước phát triển mạnh mẽ hơn của các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Do đó, các dịch vụ vốn đóng góp một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa.

e) Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, thương mại điện tử

Sự thay đổi công nghệ thông tin hiện nay diễn ra rất nhanh nên ngân hàng luôn phải thích nghi, nắm bắt các kĩ thuật, công nghệ mới nhằm tạo ra những dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giảm bớt sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng.

Mặt khác chính sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ, thương mại điện tử là tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng điện tử. Vì thế cần phải phát triển đồng bộ và có sự kết hợp giữa công nghệ, thương mại điện tử với ngân hàng điện tử.

An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành Ngân hàng trong thời đại điện tử hóa hiện nay. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

f) Điều kiện con người

- Mức sống của người dân: Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2012 là 1.749 USD/người, tăng 15,3% so với năm 2011 (1.517 USD/người). Điều đó tạo tiền đề phát triển dịch vụ NHĐT.

- Sự hiểu biết và chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử: Thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng là trở ngại chính cho việc phát triển dịch vụ NHĐT. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ NHĐT và lợi ích của các dịch vụ này là hết sức cần thiết.

- Nguồn nhân lực của ngân hàng: Các hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp.

2.1.4.4 Ưu điểm, nhược điểm của dịch vụ E-Banking a) Đối với khách hàng

- Ưu điểm:

+ Giúp cho KH có thể thông tin liên lạc với NH nhanh hơn. KH sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất...

+ Giúp KH có thể thực hiện giao dịch với Ngân hàng mọi lúc mọi nơi, xoá bỏ mọi khoảng cách giữa các quốc gia. Qua điện thoại hoặc máy tính, KH

có thể giao dịch trực tiếp với NH để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoán với NH.

+ KH có thể tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể. Phí giao dịch với NH điện tử được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Sở dĩ có được điều này là nhờ NH tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi triển khai E- banking, xây dựng NH ảo ( hoạt động thông qua internet hoặc các thiết bị từ xa) giúp giảm chi phí nhiều hơn so với giao dịch tại trụ sở, chi nhánh của NH, đồng thời cùng một lúc có thể cung cấp dịch vụ cho nhiều KH ở nhiều nơi khác nhau.

+ Tiết kiệm thời gian cho KH. KH không càn đến trực tiếp NH nên có thể tiết kiệm được chi phí đi lại, không phải xếp hàng để chờ tới lượt mình giao dịch. Các giao dịch với NH từ Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Như vậy, với E-Banking KH có thể tiếp cận với bất kỳ một giao dịch nào của NH vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn.

+ Chất lượng dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào KH. Chỉ càn họ thực hiện đúng các thao tác khi giao dịch với thiết bị máy móc là có thể được cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất. Không phụ thuộc vào thái độ phục vụ của nhân viên.

Tóm lại, E-Banking đem lại “sự tiện lợi” cho KH, họ có thể có tất cả những gì mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất, có thể giao dịch ở bất kỳ nơi đâu. Nhất là đối với các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nhiều khi đối tượng KH này không có đủ nhân lực để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với NH, do đó E-Banking sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

- Nhược điểm

+ Đòi hỏi KH phải có trình độ nhât định. Vì giao dịch với E-Banking,

Một phần của tài liệu phân tích mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 35)