1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau

136 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH Nguyễn Thanh Thảo MSSV: 4104713 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Tài chính- Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. Trương Thị Bích Liên Tháng 12- Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Sau đợt thực tập tại cơ sở vừa qua, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau”. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và Ban lãnh đạo, các anh chị trong ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước. Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng. Từ đó, em có thể hiểu được công việc của mình trong tương lai và thực hành hay vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị trong ngân hàng chính sách đã hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình em làm việc và nghiên cứu, giúp em hiểu biết thêm về các quy chế trong ngân hàng, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực tế và ứng dụng vào bài viết. Em vô cùng biết ơn quý Thầy Cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho em trong các năm vừa qua. Đặc biệt là cô Trương Thị Bích Liên đã giúp em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp cuối khóa này. Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Kính chúc Ban Giám đốc, các anh chị trong Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước luôn dồi dào sức khỏe và hoàn thành tốt công tác! Cần Thơ, ngày……tháng….. năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Thảo Trang i TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày……tháng….. năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Thảo Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. Cái Nước, ngày tháng Giám Đốc Trang iii năm Mục Lục CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ......................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 1.3.1. Không gian ............................................................................................ 3 1.3.2. Thời gian ............................................................................................... 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................... 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 4 2.1.1. Tổng quan về tín dụng ........................................................................... 4 2.1.2 Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.......... 7 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 13 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 14 2.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 15 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 16 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC ........................................................................................................... 16 3.1. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN CÁI NƯỚC ........ 16 3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cái Nước ......................................... 16 3.1.2. Thực trạng đói nghèo tại huyện Cái Nước .......................................... 18 3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC ............................................................................................................... 19 3.2.1. Đánh giá tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước 19 Trang iv 3.2.2. Bộ máy hoạt động................................................................................ 20 3.2.3. Các chương trình cho vay của ngân hàng ........................................... 22 3.2.4. Sơ lược về kết quả hoạt động của ngân hàng trong gian đoạn 2010-2012 ..................................................................................................... 23 3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của NHCSXH PGD Cái Nước ........................................................................................................................... 26 3.3.1. Khó khăn ............................................................................................. 27 3.3.2. Thuận lợi ............................................................................................. 26 3.3.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới ...................................... 27 CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 29 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC ............................................................................. 29 4.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ......................................... 29 3.1.1. Nguồn vốn từ Trung ương ................................................................... 31 3.1.2. Nguồn vốn ủy thác của địa phương ..................................................... 31 3.1.3. Nguồn vốn từ huy động vốn ................................................................ 32 4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013. ...................................... 33 4.2.1. Tổng quan thực trạng tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................ 33 4.2.2. Tình hình tín dụng phân theo các chương trình NHCSXH huyện Cái Nước đang cung cấp trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 . 40 4.2.3. Tình hình tín dụng theo thời hạn ......................................................... 74 4.2.4. Tình hình tín dụng theo đơn vị nhận ủy thác ...................................... 89 4.4. HIỆU QUẢ XÃ HỘI TỪ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU. ....................................... 108 4.4.1. Chương trình cho vay hộ nghèo ........................................................ 108 4.4.2. Chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường ............................... 110 4.4.3. Chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ................ 111 4.4.4. Chương trình giải quyết việc làm ...................................................... 112 4.4.5 Chương trình xây nhà ở cho hộ nghèo ............................................... 113 Trang v 5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC……………………………………………….116 6.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 119 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 120 6.2.1. Đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước ..................... 120 6.2.2. Đối với Hội sở chính ......................................................................... 121 6.2.3. Đối với chính quyền địa phương ....................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...125 Trang vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Cơ cấu các thành phần kinh tế của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2005 và 2011.……………………………………………………………………17 Bảng 3.2 Thống kê số hộ nghèo trên từng địa bàn của huyện Cái Nước năm 2012……………………………………………………………………………...19 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010 - 2012......................................................................................................23 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………………………………………………..30 Bảng 4.2 Các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………………………………………………..33 Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2012……… …………………………………………………....38 Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………………………………41 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của chương trình tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ………………...43 Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm 2011-2013……….….…………………….……………49 Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012…………....…………………………………….…..52 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn trong chương trình hộ nghèo tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012…………………...53 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-201…………………………………....57 Bảng 4.10 Dư nợ theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………………………………………….60 Bảng 4.11 Dư nợ trong chương trình tín dụng hộ nghèo phân theo lĩnh vực đầu tư của NHCSXH huyện Cái Nước, giai đoạn 2010-2012………………………….61 Bảng 4.12 Dư nợ theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013…………………………………...………. 65 Bảng 4.13 Nợ xấu phân theo các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012…………………………………..…………………..68 Trang vii Bảng 4.14 Nợ xấu chương trình hộ nghèo theo mục đích sử dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012…………………………………..………69 Bảng 4.15 Nợ xấu phân theo các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013.....................................................72 Bảng 4.16 Doanh số cho vay theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012……………………………….………………………........74 Bảng 4.17 Doanh số cho vay theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013………………………………………….78 Bảng 4.18 Thu nợ theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012……………………………....………………………………………..79 Bảng 4.19 Thu nợ theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013………………………………………..………………81 Bảng 4.20 Dư nợ cho vay theo thời hạn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012…………………………………………………………..……………83 Bảng 4.21 Dư nợ cho vay theo thời hạn của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013…………………….……………………………..85 Bảng 4.22 Nợ xấu theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………….......………………….……………..87 Bảng 4.23 Nợ xấu theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013………………………………………..………………89 Bảng 4.24 Doanh số cho vay ủy thác qua tổ chức Hội tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………………………………90 Bảng 4.25 Doanh số cho vay ủy thác qua tổ chức Hội tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013…………………..………….……94 Bảng 4.26 Doanh số thu nợ theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………………………………97 Bảng 4.27 Doanh số thu nợ theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013……………………………………98 Bảng 4.28 Dư nợ phân theo đơn vị nhận ủy thác của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012……………………………………………………………100 Bảng 4.29 Dư nợ phân theo tổ chức nhận ủy thác của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013…………………………………..…….104 Bảng 4.30 Nợ xấu phân theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH Huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012……………………………….…………………………..106 Trang viii Bảng 4.31 Nợ xấu phân theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH Huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013…………………………………..……108 Bảng 4.32 Hiệu quả từ chương trình cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước……………………………………...….……..110 Bảng 4.33 Hiệu quả từ chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước…………………………..………..112 Bảng 4.34 Số sinh viên được vay vốn từ chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khăn khăn giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước…........113 Bảng 4.35 Hiệu quả từ chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước………………………….…..114 Bảng 4.36 Hiệu quả từ chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước…...…………………….…..115 Trang ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước............................................................................................................... 21 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước giai đoạn 2010-2012…... 29 Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012…………………………….……………..40 Hình 4.3 Cơ cấu thu nợ theo các chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012………………………………………………………51 Hình 4.4 Cơ cấu dư nợ theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012…………………………………….………….……..59 Trang x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội Tổ TK&VV : Tổ tiết kiệm và vay vốn Bộ LĐTB&XH : Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội XĐGN : Xóa đói giảm nghèo HSSV : Học sinh, sinh viên GQVL : Giải quyết việc làm NSVS&MT : Nước sạch, vệ sinh và môi trường 6 /2011 : Sáu tháng đầu năm 2011 6th/2012 : Sáu tháng đầu năm 2012 6th/2013 : Sáu tháng đầu năm 2013 Hội CCB : Hội Cựu chiến binh th Trang xi Trang i CHƯƠNG 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, từ những nước có nền kinh tế mạnh đến những nước có nền kinh tế đang phát triển cũng phải đối mặt với các vấn đề này. Những vấn đề đó làm cho nền kinh tế chậm phát triển, xã hội không ổn định. Vì vậy, muốn phát triển một cách bền vững và thực hiện công bằng xã hội, một nhà nước nào cũng xem vấn đề xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội là vấn đề trọng tâm và xuyên suốt. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương “…phải hỗ trợ giúp cho người nghèo bằng cách vay vốn, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo…”. Trong những năm gần đây, với sự phấn đấu của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong công tác xóa đói giảm nghèo. Số liệu thống kê từ cuộc điều tra hộ nghèo và cận nghèo của Bộ lao động - thương binh và xã hội cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm nhanh, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của cả nước chiếm 14%, năm 2011 giảm xuống còn 11,7% và 9,6% vào năm 2012, bình quân mỗi năm giảm 2,3%. Nhưng cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế đi đôi với lạm phát, nỗi lo về thu nhập để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người nghèo tăng dần, đặt ra vấn đề cho Đảng và Nhà nước là làm sao có thể tiếp tục cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo một cách bền vững và toàn diện. Ngoài vấn đề nghèo đói, các vấn đề về giải quyết tình trạng thấp nghiệp; hỗ trợ cho sinh viên, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chính tiếp tục được đến trường; giải quyết vấn đề nước sạch, vệ sinh và môi trường nông thôn,… đều rất cần thiết trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Giải quyết được các vấn đề trên sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công bằng trong các chính sách của chính phủ đối với các đối tượng và các vấn đề nhạy cảm của xã hội. Vì vậy, việc cấp tín dụng để giải quyết những vấn đề kể trên là rất quan trọng. Do sự quan trọng của việc cấp tín dụng cho người nghèo và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội khác, ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo Trang 1 quyết định số 131/2002/QĐ –TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 và đã trở thành công cụ xóa đói, giảm nghèo bền vững. Ngân hàng mang một ý nghĩa to lớn là phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách được quy định, giúp họ tiếp cận nguồn vốn với các điều kiện dễ dàng hơn. Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã tập trung tất cả các nguồn tín dụng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách trong một tổ chức, so với trước khi thành lập NHCSXH, việc chia tách các nguồn vốn làm giảm hiệu quả của việc xoá đói giảm nghèo và các chương trình nhân đạo của Chính phủ. Đi vào hoạt động đã hơn 10 năm và đạt nhiều thành tụ to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và giải quyết an sinh xã hội. Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức lớn phải đối mặt như tình trạng tái nghèo; số hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn lớn, đời sống của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn nên nhiệm vụ giảm nghèo bền vững và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội rất nặng nề. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo và các đối tượng chính sách nhận được vốn vay với lãi suất thấp thay vì sử dụng nguồn vốn lãi suất cao từ các ngân hàng thương mại; làm sao người vay sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả tốt; làm sao cho người nghèo không trông chờ, ỷ lại, tự lực vươn lên từ tác động của chính sách giảm nghèo. Với nhiệm vụ vô cùng quan trọng trên, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau” nhằm tìm hiểu về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã góp phần vào chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phục vụ an sinh xã hội như thế nào, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp công tác cấp tín dụng chính sách xã hội được thực hiện bền vững và toàn diện hơn, cụ thể là ở huyện Cái Nước – một huyện nghèo của tỉnh Cà Mau. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau” được thực hiện nhằm tìm hiểu về hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thực hiện an sinh xã hội của huyện như thế nào. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Trang 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau thông qua các chỉ tiêu từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Đánh giá hiệu quả xã hội từ hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước. - Từ phân tích trên, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được tập trung thực hiện tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước (VBSP Cái Nước), tỉnh Cà Mau. 1.3.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 20/11/2013 - Các số liệu trong đề tài được lấy từ bảng báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động và các báo cáo, tài liệu khác của ngân hàng chính xách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính xách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Trang 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng * Tín dụng: Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010), một quan hệ tín dụng phải đầy đủ cả 3 mặt:  Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn);  Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ;  Có sự hoàn trả và sự hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. * Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vôn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm:  Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp;  Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư;  Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước; Ngày nay, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, nâng cao hiệu quả của vốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Trang 4 2.1.1.2 Phân loại tín dụng Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010) trình bày việc phân loại tín dụng như sau: * Theo thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Là loại những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tạm thời cảu cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là khoản vay có từ 1-5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất. * Theo mục đích sử dụng vốn Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, tín dụng còn được phân theo nhiều nhóm như: Theo đối tượng tín dụng, theo chủ thể tham gia, theo đối tượng trả nợ, theo hạn mức tín dụng, theo hình thức bảo đảm… Trang 5 2.1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng a) Các chỉ tiêu cơ bản của tín dụng Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợ được tính từ nhóm 3 trở lên. Đây là những khoản nợ có khả năng gây ra rủi ro cho ngân hàng. b) Các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả xã hội do nguồn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn (%): Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng, bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố. Tỷ lệ hộ Tổng số hộ nghèo được vay vốn nghèo được = --------------------------------------------- x 100 vay vốn Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách Trang 6 Số tiền vay bình quân một hộ (triệu đồng/hộ): Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không. Số tiền cho Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo vay bình quân = --------------------------------------------------một hộ Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả của nguồn vốn tín dụng ngân hàng chính sách xã hội mang lại như: số hộ thoát nghèo; số HSSV được vay vốn; số lao động được giải quyết việc làm; số công trình nước sạch, vệ sinh và môi trường được xây dựng; số nhà ở cho người nghèo được xây dựng... 2.1.2 Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Căn cứ theo nghị định 78/2002/NĐ – CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 2.1.2.1 Các khái niệm cơ bản * Khái niệm: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi, phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cài thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. * Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm: - Hộ nghèo; - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo nghị định 120/HĐBT của Chính phủ; - Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặt biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; Trang 7 - Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; - Các đối tượng khi có quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. * Nguyên tắc tín dụng - Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; - Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi. 2.1.2.2 Phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức Hội Ngân hàng chính sách xã hội đã ký kết văn bản liên tịch với các tổ chức Hội về việc ủy thác cho vay các chương trình tín dụng của ngân hàng, 4 tổ chức Hội bao gồm: - Hội Phụ nữ - Hội Nông dân - Hội Cựu chiến binh - Đoàn Thanh niên * Điều kiện để cho vay ủy thác: - Các hộ vay đều phải gia nhập Tổ TK&VV và hoạt động của Tổ phải tổ chức theo đúng quy định của Chính phủ - Hoạt động của Tổ TK&VV chịu sự giám sát của các tổ chức Hội. - Danh sách bình xét cho vay của tổ phải đảm bảo công khai và công bằng. * Nhiệm vụ của các Hội: thực hiện đầy đủ 6 công đoạn trong quy trình cho vay và được cụ thể như sau: - Chỉ đạo thành lập các Tổ TK&VV cùng liên đới với nhau trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. - Lựa chọn những Tổ TK&VV đủ điều kiện, đề nghị NHCSXH ủy nhiệm thu lãi. - Cử cán bộ chuyên trách, mở sổ sách theo dõi hoạt động ủy thác cho vay của NHCSXH. - Đầu tháng 1 hằng năm, phối hợp cùng với NHCSXH đánh giá hoạt động của Tổ TK&VV để xếp loại tổ làm cơ sở củng cố, đào tạo, xếp loại thi đua hằng năm. Trang 8 - Chỉ đạo các Tổ TK&VV chủ động kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ, đôn đốc hộ trả nợ và trả lãi tiền vay khi đến hạn. - Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm và phải kiểm tra 100% hoạt động của Tổ TK&VV. - Phối hợp cũng với NHCSXH tổ chức giao ban định kỳ 1 tháng/ lần. - Quản lý hoạt động của Tổ TK&VV trực thuộc, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng cán bộ Hội lợi dụng tham ô, chiếm dụng, vay ké. - Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Kết hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,…hướng dẫn người nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án, tăng thu nhập cho người dân. - Cán bộ Hội làm công tác ủy thác cần nắm rõ quy định nghiệp vụ cho vay của NHCSXH. * Quyền lợi của các Hội: Hội khi tham gia vào dịch vụ nhận ủy thác của NHCSXH sẽ được nhận phí và hoa hồng theo quy định. * Ý nghĩa của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức chính trị - xã hội - Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền. - Củng cố hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức Hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội có nội dung phong phú hơn. - Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội. - Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn. Trang 9 - Thông qua việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tổ chức Hội, đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. 2.1.2.3 Các chương trình tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội a) Chương trình tín dụng hộ nghèo Nghiệp vụ cho vay hộ nghèo được áp dụng theo các văn bản sau: - Văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 - Văn bản số 2628/NHCS-KH ngày 15/11/2004 - Văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/04/2007 - Văn bản 1031/NHCS-TD ngày 08/06/2007 * Đối tượng hộ nghèo: Được quy định theo tiêu chuẩn hộ nghèo của Nhà nước theo từng giai đoạn. * Điều kiện được vay vốn: Cư trú hợp pháp, có tên trong danh sách hộ nghèo, là thành viên tổ TK&VV, chủ hộ hoặc người đại diện hợp pháp của gia đình là người giao dịch với ngân hàng trong cả quá trình vay vốn. * Mục đích sử dụng vốn vay: - Để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Làm mới và sữa chữa nhà ở. - Cho vay điện sinh hoạt. - Cho vay nước sạch. - Cho vay một phần nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của hộ nghèo. * Lãi suất vay: Do Thủ tướng Chính phủ quy định, áp dụng trong phạm vi toàn quốc. Hiện nay, lãi suất là 0,65%/tháng, lãi suất nợ quá hạn là 130% lãi trong hạn. * Mức cho vay: Được căn cứ vào nhu cầu vay vốn của từng hộ gia đình, khả năng hoàn trả nợ và nguồn vốn của NHCSXH, nhưng với mức tối đa cho vay là: sản xuất kinh doanh 30 triệu đồng/hộ, sữa chữa nhà ở 3 triệu đồng/hộ, cải tạo công trình nước sạch 4 triệu đồng/hộ, chi phí điện thắp sáng 1,5 triệu đồng/hộ. Trang 10 b) Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Căn cứ quyết định số 157/2007/QD-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay học sinh, sinh viên và một số quy định liên quan khác. * Mục đích cho vay: - Trang trải một phần chi phí học tập - Trang trải một phần chi phí sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường. * Đối tượng được vay vốn: Tất cả các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như: mồ côi cha lần mẹ hoặc chỉ mồ côi một người nhưng người còn lại không có khả năng lao động; Là con của các hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo; Gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư chú. * Mức vốn cho vay: Hiện nay, mức cho vay là 1,1 triệu đồng/tháng/1 sinh viên, mức tối đa cho một hộ gia đình thùy thuộc vào số lượng sinh viên hộ đó đang theo học. * Lãi suất cho vay: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định và được điều chỉnh theo từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất cho vay trong hạn là 0,65%/ tháng; lãi suất nợ quá hạn là 130% lãi suất trong hạn. c) Chương trình tín dụng giải quyết việc làm Căn cứ vào văn bản 2539/NHCS-TD ngày 16/09/2008 của Tổng giám đốc NHCSXH về quy trình cho vay giải quyết việc làm và các văn bản khác có liên quan. * Mục đích cho vay: Cho vay nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về tạo việc làm cho người có nhu cầu làm việc, góp phần: - Làm giảm tỷ lệ thấp nghiệp ở thành thị. - Nâng cao thời gian lao động ở nông thôn. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế. Trang 11 - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. * Đối tượng được vay vốn: - Hộ gia đình; - Cơ sở sản xuất kinh doanh như: Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuất-kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp vừa và nhỏ… * Điều kiện vay và mức cho vay tối đa. - Hộ gia đình: Cư trú hợp pháp, có dự án vay vốn hoặc tham gia dự án vay vốn nhóm hộ, dự án có khả thi được Ủy ban hoặc chính quyền địa phương xác nhận, tạo thêm tối thiểu 1 việc làm mới. Mỗi hộ gia đình được vay tối đa 20 triệu đồng/hộ. - Các cơ sở sản xuất kinh doanh: Dự án khả thi, có hiệu quả; được xác nhận của Ủy ban; có tài sản thể chấp theo quy định (đối với món vay trên 30 triệu đồng). Mỗi cơ sở được vay không quá 500 triệu đồng. d) Chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Căn cứ theo quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay nước sạnh, vệ sinh và môi trường. * Mục tiêu: Cung cấp tín dụng cho các gia đình khu vực nông thôn để thực hiện chương trình quốc gia về cấp nước sạch, vệ sinh và môi trường nông thôn nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn. * Đối tượng: Các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn. * Điều kiện vay vốn: - Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại khu vực nông thôn nới ngân hàng chính sách xã hội đóng cơ sở. - Chưa có công trình hoặc đã có công trình nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. - Hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên tổ TK&VV, được tổ bình xét và được xác nhận của Ủy ban. Trang 12 * Thời gian và lãi suất vay vốn: Thời gian vay tối đa không quá 60 tháng và lãi suất được áp dụng hiện nay là 0,9%/tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn. * Loại công trình cho vay: - Loại công trình nước sạch: Giếng khoan, giếng khơi, ống dẫn nước, bơm tay hoặc bơm điện, lu hoặc bể chứa nước. - Loại công trình vệ sinh: Hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh, hố xí tự hoại, bể biogar, kênh mương thoát nước thải. * Mức cho vay: Hiện nay, ngân hàng chính sách đang cho vay tối đa 4 triệu đồng đối với 1 công trình. Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội còn cung cấp nhiều chương trình tín dụng như: chương trình các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chương trình cho vay phát triển ngành lâm nghiệp. e) Chương trình tín dụng cho hộ nghèo vay về nhà ở Căn cứ theo quyết định 167/2008/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ. * Đối tượng vay vốn: Hộ nghèo đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại các thôn bản trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp có trong danh sách hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở. * Lãi suất và mức cho vay tối đa: Hiện nay, lãi suất cho vay chương trình này là 0,25%/tháng với mức cho vay tối đa là 8 triệu đồng/hộ * Thời hạn cho vay: 10 năm kể từ ngày người vay nhận nợ món vay đầu tiên, trong đó thời hạn ân hận là 5 năm đầu. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được sử dụng trong đề tài được lấy chủ yếu từ các báo cáo tài chính của ngân hàng chích sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau vào năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Trang 13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài chủ yếu dùng phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối. Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởng qua các năm để thấy rõ sự tăng, giảm giữa các năm và qua đó rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong toàn quá trình hoạt động. + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.  Y1- Y0 Ghi chú: Y0 : chỉ tiêu năm trước Y1 : chỉ tiêu năm sau ΔY : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp so sánh tuyệt đối này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế *100 Ghi chú: Y0 : chỉ tiêu năm trước. Y1 : chỉ tiêu năm sau. ΔY : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. %Y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Trang 14 2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Những đề tài đã được làm trước đây gần giống với đề tài này về các điểm sau: cùng phân tích về ngân hàng chính sách xã hội, cùng thuộc phạm vi ở tỉnh Cà Mau có các đặc điểm kinh tế - xã hội, tập quán giống nhau. Một số luận văn có nêu lên tình hình hoạt động tín dụng theo các chương trình tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đang cung cấp trong giai đoạn từ năm 2011 trở về sau, những đề tài đó bao gồm: - Đoàn Kiều Ngọt, 2012. Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng CSXH huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau tác giả Đoàn Kiều Ngọt 2009-2011, luận văn đại học. Đại học dân lập Cửu Long. - Trần Hoàng Thám, 2012. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, luận văn đại học. Đại học Võ Trường Toản. - Phan Phượng Linh, 2009. Thực trạng và giải pháp cho vay từ quỹ hỗ trợ quốc gia giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cà Mau, luận văn đại học. Đại Học Cần Thơ. - Nguyễn Thị Như, 2011. Phân tích hoạt động của NHCSXH huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, luận văn đại học. Đại học dân lập Cửu Long. Tuy nhiên, so với các đề tài đã nêu thì đề tài này có những đặc điểm khác và nổi trội hơn như sau: - Đề tài được thực hiện ở NHCSXH huyện Cái Nước, trước đây chưa có đề tài nào từng làm ở địa phương này. - Đề tài có phân tích rõ tình hình tín dụng theo thời hạn nhằm đánh giá việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong từng kỳ hạn không. - Đề tài có phân tích rõ tình hình tín dụng theo các tổ chức Hội nhận ủy thác nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua từng tổ chức Hội. - Đề tài có phân tích hiệu quả mang lại do từng chương trình tín dụng mà ngân hàng cung cấp đối với người nghèo, các đối tượng chính sách và địa phương. Trang 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 3.1 TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN CÁI NƯỚC 3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cái Nước Huyện Cái Nước nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30km. Cái Nước là vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên là 41.700 ha (có 31.626 ha diện tích nuôi thủy sản); Toàn huyện có 32.017 hộ với 137.846 khẩu. Đơn vị hành chính được chia thành 10 xã là: Tân Hưng Đông, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Đông Hưng, Đông Thới, Hòa Mỹ, Lương Thế Trân, Tân Hưng, Thạnh Phú, Trần Thới, và một thị trấn là thị trấn Cái Nước; cơ cấu kinh tế của huyện là nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Huyện Cái Nước đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Về tình hình kinh tế, năm 2011 Cái Nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm, GDP đầu người năm 2011 đạt 18 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,32% theo tiêu chí mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đầu tư và đổi mới. Từ năm 2000, được Chính phủ cho phép, huyện Cái Nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm và lúa tôm kết hợp. Từ đó, đã khai thác được tiềm năng và lợi thế kinh tế của địa phương. Hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất của nhân dân được phát huy, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa với các mô hình sản xuất đa canh được huyện quan tâm đầu tư. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước huyện Cái Nước, trong giai đoạn năm 2006-2010, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 11%. Trong đó, ngư, nông nghiệp tăng 7-8%, công nghiệp và xây dựng tăng 14%, các ngành dịch vụ tăng 15%. Trang 16 Bảng 3.1: Cơ cấu các thành phần kinh tế của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2005 và 2011 ĐVT: % Cơ cấu kinh tế Ngư, nông nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 2005 2011 50,0 25,5 24,5 41,6 28,1 30,3 Nguồn: thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước, 2012 Do xu thế phát triển của đất nước là phát triển công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, nên trong những năm gần đây huyện Cái Nước đã từng bước phát triển nâng cao công nghiệp, xây dựng từ 25,5% năm 2005 lên 28,1% năm 2011 và dịch vụ tăng từ 24,5% năm 2005 lên đến 30,3% năm 2011. Tuy giảm về khối lượng từ 50,0% xuống còn 41,6% nhưng ngư, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của địa phương, địa phương đang xây dựng nhiều phương án nhắm nâng cao chất lượng, lợi ích kinh tế từ nông nghiệp, nhằm phát triển vững mạnh lợi thế của địa phương. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước nhưng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất ngư nông nghiệp. Bởi lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản có phát triển ổn định, sức mua tăng thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ mới có điều kiện phát triển. Từ thực trạng kinh tế trên, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và ổn định, góp phần xây dựng một địa phương phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, huyện Cái Nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới như làm sao để số hộ nghèo trong địa bàn giảm, làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làm ăn và phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là các vần đề quan trọng mà Ủy Ban, các cấp chính quyền huyện Cái Nước cần phải phấn đấu thực hiện trong thời gian tới. Về tình hình xã hội, huyện Cái Nước gồm ba dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khơmer cùng sinh sống với nhau. Có 3 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài minh chơn đạo với 2.371 hộ, có 7.017 tín đồ. - Văn hóa: Cái Nước đã xây dựng được nhà văn hóa trên địa bàn thị trấn Cái Nước, gồm nhiều thiết bị vui chơi và các chương trình ca nhạc, giải trí nhằm tạo một sân chơi lành mạnh cho người dân. Ngoài ra, ở các xã có các nhà văn hóa xã Trang 17 thường xuyên tổ chức vui chơi cho người dân trên địa bàn thúc đẩy phong trào văn hóa, thể thao của huyện phát triển. - Y tế: Hiện nay, Cái Nước có Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước trực thuộc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đạt quy mô bệnh viện hạng II. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế của tuyến xã. - Về Giáo dục: Toàn huyện có 60 trường học trong đó có 3 trường trung học phổ thông. Đội ngũ sư phạm và cán bộ quản lý giáo dục ngày một trưởng thành, cơ sở vật chất được đầu tư hoàn thiện, chất lượng dạy và học được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong sự nghiệp đổi mới. Hiện tại, toàn huyện có 1.772 cán bộ, giáo viên do Phòng GD&ĐT huyện quản lý, trong đó có trên 99% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong đó có 54% giáo viên có trình độ trên chuẩn. - Về xây dựng nông thôn mới: Trong những năm gần đây, Cái Nước đã có đường lộ giao thông đến nhiều huyện, xã, ấp thuận lợi cho người dân sản xuất và đi lại. Huyện có hơn 536 km lộ bê-tông, 737 cây cầu bê-tông, 100% xã có đường ô-tô về đến trung tâm. Tỷ lệ ấp, khóm có lộ bê-tông nối liền trung tâm huyện đạt gần 97%. Bên cạnh đó, lưới điện nông thôn cũng phát triển nhanh, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 90%. 3.1.2 Thực trạng đói nghèo tại huyện Cái Nước Cái Nước tuy là một huyện có thế mạnh về khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhưng lại có tính đặc thù: mặt bằng dân trí thấp, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, thu nhập của đại bộ phận hộ gia đình vùng nông thôn có được từ tự nuôi tôm, đánh bắt thủy sản và làm thuê mướn, dân cư sống rải rác theo kênh rạch chằn chịt. Trong những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng đến tình hình nuôi tôm thủy sản của người dân. Ngoài ra, do dân chí thấp nên hầu hết canh tác vẫn còn lạc hậu dễ dàng bị xâm hại bởi yếu tố môi trường. Năm 2012, toàn huyện có tổng số là 32.017 hộ, trong đó hộ cận nghèo là 2.263 hộ, chiếm 7,07%, hộ nghèo là 2.470 hộ, chiếm 7,71% (giảm 2,61% so với năm 2010), nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng không bền vững, huyện không còn hộ đói. Từ những đặc điểm trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung của NHCSXH và ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Cái Nước. Trong những năm gần đây, số lượng hộ nghèo của huyện Cái Nước đã giảm nhanh chứng tỏ công tác giảm nghèo đạt hiệu quả của các cấp địa Trang 18 phương và NHCSXH. Trong toàn huyện, xã có số hộ nghèo nhiều nhất là xã Tân Hưng Đông với 459 hộ nghèo và xã có số hộ nghèo ít nhất là xã Trần Thới với 71 hộ nghèo. Bảng 3.2: Thống kê số hộ nghèo trên từng địa bàn của huyện Cái Nước năm 2012 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đơn vị Lương Thế Trân Thạnh Phú Tân Hưng Hưng Mỹ Hòa Mỹ Tân Hưng Đông Trần Thới Đông Hưng Thị Trấn Cái Nước Phú Hưng Đông Thới Tổng Tổng số hộ nghèo 196 224 348 158 200 459 71 244 170 202 198 2.470 ĐVT: Hộ Số khẩu nghèo 849 928 1.444 697 805 1.887 296 1.018 728 793 755 10.200 Nguồn: Thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cái Nước, 2012 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 3.2.1 Đánh giá tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước Hoạt động vào năm 2003, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước (NHCSXH) đã ra đời cùng với sự ra đời của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Việt Nam theo nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định 131/2002/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của NHCSXH đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng nhà nước; đồng thời khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà Nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước có tên viết tắc là: VBSP Cái Nước. Trang 19 Mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước là: NHCSXH không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước đến nay đang cho vay 6 chương trình phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách, đã thành lập được 11 điểm giao dịch tại 11 địa bàn trong huyện và ủy thác qua các Hội là: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Đoàn thanh niên. Ngoài ra, NHCSXH đã lập được 359 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tạo điều kiện để người nghèo và các đối tượng chính sách giúp đỡ nhau trong sản xuất, tạo sự quản lý dễ dàng cho ngân hàng. Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức hội đã phối hợp đào tạo, tập huấn về quy trình nghiệp vụ và phương pháp quản lý vốn cho 3.005 người là cán bộ hội cấp huyện, xã, ban quản lý tổ TK&VV. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cần phát huy thì NHCSXH huyện Cái Nước hiện nay đang gặp phải những thách thức là: tỷ lệ nợ quá hạn cao (tỷ lệ nợ quá hạn 3,02%) và có chiều hướng tiếp tục gia tăng; nợ lãi tồn đọng lớn 5.147 triệu đồng); và còn tiềm ẩn trong dư nợ đang lưu hành; còn 8/359 TK&VV xếp loại hoạt động yếu kém (số liệu năm 2012). Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác tín dụng và đảm bảo các nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy được hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền của huyện Cái Nước đã đề ra trong thời gian tới thì lãnh đạo và toàn nhân viên phòng giao dịch đang phấn đấu hoàn thành tốt và hiệu quả chỉ tiêu đặt ra. 3.2.2 Bộ máy hoạt động Bộ máy hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội Cái Nước còn khá đơn giản gồm 9 cán bộ được chia thành: Ban lãnh đạo gồm 02 cán bộ, tổ nghiệp vụ tín dụng gồm 03 cán bộ và tổ kế toán –ngân quỹ gồm 03 cán bộ; Ngoài ra, còn có 01 cán bộ bảo vệ. Tất cả cán bộ trong cơ quan điều có bằng đại học. Trang 20 Giám đốc Phó giám đốc Tổ trưởng KT-NQ Kế toán viên, thủ quỷ Tổ trưởng NVTD Nhân viên tín dụng Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước * Ban lãnh đạo gồm giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ: Giám đốc PGD chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. - Xem xét nội dụng thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. - Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng. - Các quyền hạn khác thuộc thẩm quyền Phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của phòng giao dịch khi giám đốc đi vắng - Lãnh đạo các phong ban được ủy quyền - Giám sát trình tự thực hiện hoạt động và đôn đốc công việc theo các quy tắc đề ra * Tổ Nghiệp vụ tín dụng gồm 01 trưởng phòng và 02 cán bộ tín dụng có nhiệm vụ - Giao dịch trực tiếp với khách hàng trong việc vay vốn và trình Giám đốc ký duyệt hợp đồng tín dụng. Trang 21 - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản làm đảm bảo trong trường hợp vốn vay có đảm bảo bằng tài sản. - Mở sổ theo dõi, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn. - Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề hướng khắc phục. * Tổ kế toán –ngân quỹ gồm 01 trưởng phòng, 01 kế toán viên và 01 thủ quỷ có nhiệm vụ: - Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi. - Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hay người được ủy quyền. - Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi chuyển tiền. - Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn theo quy định hiện hành về chế độ kế toán. - Lưu giữ hồ sơ vay vốn của khách hàng. 3.2.3 Các chương trình cho vay của ngân hàng Hiện nay, NHCSXH PGD Huyện Cái Nước dùng nguồn tiền của Nhà Nước và các đơn vị ủy thác, đang cho vay theo 6 chương trình: 1. Cho vay hộ nghèo 2. Cho vay hộ cận nghèo 3. Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 4. Cho vay giải quyết việc làm 5. Cho vay hộ nghèo về nhà ở 6. Cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường. Trang 22 3.2.4 Sơ lược về kết quả hoạt động của ngân hàng trong gian đoạn 2010-2012 Qua 10 năm hoạt động, được sự quan tâm của chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước đã ngày càng phát triển, hằng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Năm Chỉ tiêu Thu nhập Thu lãi cho vay Thu nhập ngoài lãi Chi phí Chi phí từ lãi Chi phí ngoài lãi Lợi nhuận 2010 2011 2012 5.364 5.230 134 3.363 83 3.280 2.001 7.187 7.078 109 3.528 68 3.460 3.659 8.912 8.743 169 3.551 161 3.390 5.361 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số % Số % tiền tiền 1.817 33,99 1.725 24,00 1.848 35,33 1.665 23,50 -25 -18,66 60 55,00 165 4,90 23 0,65 -15 -18,07 93 136,00 180 5,49 -70 -2,02 1.658 54,69 1.702 68,25 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 3.2.4.1 Thu nhập Thu nhập trong giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước liên tục tăng nhưng không điều qua các năm. Thu nhập có được từ hai khoản chính là thu lãi cho vay và thu nhập ngoài lãi. Trong đó, thu nhập từ lãi là một nguồn thu quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng chiếm trên 98% tổng thu nhập. Do nguồn thu ngoài lãi chính là từ phí dịch vụ, mà ngân hàng chích sách xã hội trong hoạt động của mình không thu phí dịch vụ đối với khách hàng, chỉ thu phí dịch vụ từ việc nhận ủy thác nên thu nhập từ hoạt động này rất thấp. Thu nhập tăng nhanh thể hiện sự phát triển mạnh của NHCSXH huyện Cái Nước. Trang 23 Trong giai đoạn 2010-2011, thu nhập tăng từ 5.364 triệu đồng lên 7.187 triệu đồng, tăng 1.817 triệu đồng hay tăng 33,99%. Thu nhập tăng là do thu từ lãi cho vay tăng từ 5.230 triệu đồng năm 2010 lên 7.028 triệu đồng năm 2011, tăng 1.847 triệu đồng hay 35,33%. Thu từ lãi cho vay tăng cao trong năm 2011 là do những nguyên nhân sau. Thứ nhất, dư nợ cũng như doanh số cho vay ngày càng phát triển, người dân biết được kênh tín dụng này ngày càng nhiều và hiểu được hiệu quả do nó mang lại, điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập từ lãi cho vay tăng. Thứ hai, là do hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả qua quá trình dài tích lũy kinh nghiệm và sự lãnh đạo tốt của ban giám đốc cũng như toàn bộ nhân viên ngân hàng. Đồng thời, tổ tiết kiệm và vay vốn, các đoàn thể ủy thác hoạt động ngày càng có hiệu quả trong việc giám sát, đôn đốc người dân chí thú làm ăn và thực hiện kế hoạch trã lãi ngân hàng. Thứ ba, do người nghèo có vốn và được sự hỗ trợ của các đoàn thể về kỹ thuật mới, về cách thức sản xuất tiên tiến nên sản xuất có hiệu quả, có thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Trong giai đoạn này, thu nhập ngoài lãi có bước giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Trong giai đoạn 2011-2012, thu nhập tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giảm nhẹ từ 7.187 triệu đồng lên 8.912 triệu đồng, tăng 1.725 triệu đồng hay 24%. Thu nhập tăng là do thu lãi tiền vay tăng từ 7.078 triệu đồng lên 8.743 triệu đồng, tăng 1.665 triệu đồng hay 23,5%. Tốc độ tăng của thu nhập năm 2012 có bước giảm nhẹ là do xu thế chung của nền kinh tế vào năm 2012 là rất khó khăn và hoạt động sản xuất của người nghèo và các đối tượng chính sách cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Đồng thời, giá tôm giảm, dịch bệnh trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân. Trong giai đoạn này thu nhập ngoài lãi có bước phát triển tăng 60 triệu đồng hay tăng 55% do thu nhập từ nguồn vốn nhận ủy thác tăng. 3.2.4.2 Chi phí Chi phí của NHCSXH PGD Cái Nước chủ yếu là từ hai hoạt động: trả lãi tiền gửi tiết kiệm và chi phí ngoài lãi như chi phí hoạt động dịch vụ, chi lương cho nhân viên, chi về tài sản…Trong đó, chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm trên 95% tổng chi phí. Do NHCSXH là một ngân hàng đặc biệt, ngân hàng không chú trọng vào việc huy động tiền gửi tiết kiệm cũng như không chạy đua lãi suất, áp dụng mức lãi suất thấp nên nguồn tiền huy động được rất thấp. Chi phí của PGD Cái Nước giai đoạn 2010-2012, tuy có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, tốc độ tăng của chi phí thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của thu nhập. Cụ thể, Trang 24 năm 2010 chi phí là 3.363 triệu đồng, đến năm 2011 là 3.528 triệu đồng tăng 165 triệu đồng hay tăng 4,9% so với năm 2010, bước sang giai đoạn 2011-2012, chi phí là 3.551 triệu đồng, tốc độ tăng giảm lại còn 0,65%, tức chỉ tăng 23 triệu đồng. Giai đoạn 2010-2011, nguồn chi phí ngoài lãi tăng từ 3.280 triệu đồng năm 2010, lên 3.460 triệu đồng năm 2011 tăng 5,49% tức tăng 180 triệu đồng. Chi phí ngoài lãi tăng cao chủ yếu là do chi phí từ chi hoa hồng cho tổ TK&VV tăng, ngoài ra tiền cho hoạt động cho các Hội đoàn thể cũng tăng cao. Chi phí này tăng thể hiện hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cao của tổ TK&VV cũng như Hội đoàn thể trong công tác thẩm định hồ sơ cho vay và giám sát, giúp đỡ hoạt động sản xuất của người vay trong việc sử dụng vốn vay. Mặc khác, chi phí trả lãi trong giai đoạn này giảm 18,07%, tương đương 15 triệu đồng là do nguồn tiền gửi tiết kiệm của người dân thấp từ đó dẫn đến chi phí trả lãi thấp. Giai đoạn 2011-2012, chi phí ngoài lãi giảm lại từ 3.460 triệu đồng xuống 3.390 triệu đồng, giảm 70 triệu, tức giảm 2,02%. Chi phí cho tiền hoa hồng và dịch vụ vẫn tăng, nhưng chi phí trong năm vẫn giảm đáng kể là do tiền chi trả cho lương và hoạt động văn phòng giảm, đó là thành công của trương trình tiết giảm chi phí trong ngân hàng. Đáng chú ý là chi phí trả lãi tăng cao trong năm 2012, từ 68 triệu đồng năm 2011 lên 161 triệu đồng, chi phí trã lãi trong năm này tăng 136%, tức tăng 93 triệu đồng so với năm trước đó. Chi phí trả lãi cao thể hiện ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tiết kiệm lớn từ người dân, mà chủ yếu nguồn vốn tiết kiệm là từ nguồn vốn kế hoạch của người vay trong việc trả nợ của ngân hàng. Vì vậy, khi nguồn vốn tiết kiệm lớn, thì khả năng trả nợ của người vay càng cao. Trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn nhưng PGD Cái Nước có thể tiết giảm chi phí nhưng vẫn làm việc có hiệu quả là một thành công lớn. Đó là nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu của lãnh đạo, cũng như cán bộ PGD trong việc sử dụng, hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn của Nhà nước. 3.2.4.3 Lợi nhuận Thu nhập tăng nhanh chỉ thể hiện ngân hàng đang trên đà tăng trưởng và mở rộng quy mô hoạt động chứ không chứng tỏ nó đang hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận là phần giá trị còn lại của thu nhập sau khi trừ đi chi phí, do đó lợi nhuận mới thực sự là thước đo kết quả kinh doanh hiệu quả nhất. Trang 25 Lợi nhuận của NHCSXH PGD Cái Nước tăng nhanh và cao nhưng với tốc độ không điều trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng là 2.001 triệu đồng, đến năm 2011 lợi nhuận tăng đến 3.659 triệu đồng, tăng 54,69% so với năm 2010. Nguyên nhân lợi nhuận trong năm này tăng cao là do tốc độ tăng của thu nhập cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Đến năm 2012, lợi nhuận đạt 5.361 triệu đồng, tăng 1.702 triệu đồng, tức tăng 68,25% so với năm 2011, tốc độ tăng trong năm này tăng cao là do chi phí giảm. Trong giai đoạn 2010-2012, lợi nhuận của NHCSXH PGD Cái Nước tăng nhanh thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho PGD nói riêng và cho địa phương nói chung trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, để nguồn vốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tránh gây lãng phí. 3.3 Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước 3.3.1 Khó khăn - Ở Cái Nước, Người dân chủ yếu sống bằng canh tác nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt,.. các hoạt động sản xuất thường xuyên gặp phải khó khăn do thời tiết, thiên tai biến động, dịch bệnh phát triển thường xuyên, giá cả đầu vào trong sản xuất liên tục tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình bỏ quê làm ăn xa dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao. - Số dư nợ xấu trước khi thành lập ngân hàng chính sách được chuyển từ các tổ chức khác sang còn nhiều chồng chéo như không có người nhận nợ, người vay bỏ đi khỏi địa phương,.. gây trở ngại cho nhân viên tín dụng cũng như chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng. - Các tổ chức Hội nhận uỷ thác chưa thực hiện đầy đủ, chất lượng những nội dung công việc trong văn bản liên lịch, hợp đồng uỷ thác đã ký kết với NHCSXH. - Công tác tuyên truyền về các loại chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho người dân hiểu biết còn nhiều hạn chế. - Hiện nay, việc quản lý tín dụng và quản lý nợ xấu, rủi ro được giao cho Tổ kế hoạch nghiệp vụ. Cán bộ phụ trách tín dụng theo địa bàn xã, thị trấn trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này, gây quá tải trong công việc. Mặt khác, dư nợ chủ yếu cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, một số khoản nợ xấu sau khi có phán quyết của toà án nhưng vẫn không thi hành án được do vấp phải vấn đề về pháp lý. Trang 26 3.3.2 Thuận lợi - Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước luôn nhận được sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh NHCSXH Tỉnh Cà Mau; sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị nhận ủy thác trong huyện trong việc thực hiện tốt chức năng giám sát, phê duyệt giúp NHCSXH giải ngân đúng đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách. - Được sự hỗ trợ của UBND các cấp, NHCSXH đã có điểm giao dịch rộng khắp trên toàn huyện 11/11 xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng vay vốn trong việc trả nợ. - Công tác xử lý nợ xấu các nguồn vốn vay từ NHCSXH đã được các cấp chính quyền quan tâm. UBND huyện Cái Nước và UBND các xã, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo, xử lý thu hồi nợ xấu. Ban chỉ đạo xử lý, thu hồi nợ xấu các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật, huyện Cái Nước đã vào cuộc để xử lý nợ xấu của NHCSXH và đã đạt được những kết quả bước đầu. 3.3.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới Ngân hàng tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2012, phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch năm 2013 và 2014. Thực hiện các định hướng phát triển hệ thống đào tạo đội ngũ quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đặc biệt là trong công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng Tổ TK&VV cụ thể là: *Kế hoạch cho năm 2013 - Thực hiện đối chiếu, củng cố tại các xã, thị trấn. - Tích cực xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, vay ké, phấn đấu đến cuối năm giảm nợ quá hạn xuống còn 2.457 triệu đồng. - Phấn đấu huy động tiền gửi tiết kiêm ấp, khóm qua Tổ TK&VV với số dư đạt và vượt theo chỉ tiêu giao. - Phấn đấu tỷ lệ thu lãi phát sinh đạt 95% và 25% lãi tồn đọng - Phấn đấu đưa tổng dư nợ đến 31/12/2013 đạt 148.038 triệu đồng. - Phấn đấu thu tối thiểu 30% nợ đến hạn trong năm. - Củng cố, kiện toàn tổ TK&VV, phấn đấu có 45% Tổ loại tốt, 33% Tổ loại khá, 20% Tổ loại trung bình và 2% Tổ loại yếu. Trang 27 * Kế hoạch cho năm 2014 - Xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, vay ké, phấn đấu đến cuối năm giảm nợ quá hạn xuống dưới 1.854 triệu đồng. - Phấn đấu huy động tiền gửi tiết kiệm ấp, khóm qua tổ TK&VV với số dư đạt và vượt theo chỉ tiêu tỉnh giao. - Phấn đấu tỷ lệ thu lãi phát sinh đạt 95% và 25% lãi tồn đọng - Phấn đấu đưa tổng dư nợ đến 31/12/2014 đạt 170.243 triệu đồng. - Phấn đấu thu tối thiểu 30% nợ đến hạn trong năm. - Củng cố, kiện toàn tổ TK&VV, phấn đấu có 60% Tổ loại tốt, 25% Tổ loại khá, 15% Tổ loại trung bình, không còn tổ yếu kém. Trang 28 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Nguồn vốn là một nguồn lực quan trọng của bất kì ngân hàng nào, nó chi phối mọi hoạt động trong các tổ chức tín dụng nói chung và với NHCSXH nói riêng. Là một ngân hàng đặc biệt, hoạt động chủ yếu là cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác với lãi suất thấp, không cần đảm bảo tiền vay; nhằm giúp đỡ họ có điều kiện để làm ăn, vươn lên cải thiện cuộc sống. Vì vậy, trong việc đảm bảo mọi hoạt động của mình, NHCSXH tận dụng những nguồn vốn ưu đãi của chính phủ và địa phương, vốn huy động với lãi suất thấp để phục vụ hoạt động của mình. Trong chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020, một mục tiêu cơ bản quan trọng mà NHCSXH sẽ phải thực hiện là đảm bảo 100% hộ nghèo, đối tượng chính sách khi có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn tín dụng do NHCSXH là đơn vị phục vụ. Hằng năm, dư nợ tăng trưởng bình quân 10%. Mới đây, Chính phủ ban hành thêm chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo và tiếp tục giao cho NHCSXH là đơn vị phục vụ. Như vậy, yêu cầu đặt ra đối với NHCSXH là phải có nguồn vốn lớn và ổn định. 1,81% 0,88% 1,69% 95,32% 97,31% Năm 2010 1,55% 2,99% Năm 2011 Trung ương 4,03% 94,42% Ủy thác từ địa phương Vốn huy động Năm 2012 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Trang 29 Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn hình 4.1 có thể thấy nguồn vốn Trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ 97,31% năm 2010 giảm xuống còn 94,42% vào năm 2012, giảm 2,89%. Ngoài ra, nguồn vốn ủy thác cũng có tỷ trọng giảm nhẹ từ 1,81% năm 2010 xuống còn 1,55% vào năm 2012. Nguyên nhân tỷ trọng nguồn vốn của hai nguồn trên trong tổng nguồn vốn giảm là do sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ 0,88% vào năm 2010 tăng lên 4,03% vào năm 2012, tăng 3,15%. Nguồn vốn huy động tăng đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tình hình cụ thể như sau: nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012. Nguồn vốn từ 111.696 triệu đồng năm 2010, đến năm 2012 là 138.916 triệu đồng, tăng 27.220 triệu đồng, tức tăng 24,37% so với năm 2010. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2010-2012 nguồn vốn tăng 11,6%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 154.060 triệu đồng, tăng 15.144 triệu đồng so với cuối năm 2012. Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Nguồn vốn Trung ương Ủy thác từ địa phương Vốn huy động Tổng nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 108.692 121.479 131.164 12.787 11,70 9.685 7,97 2.026 2.154 2.154 128 6,30 0 0,00 978 3.808 5.598 111.696 127.441 138.916 2.830 15.745 289,30 14,10 1.790 47,00 11.475 9,00 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Trong những năm qua, bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, NHCSXH cũng đã chủ động tham mưu cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành để đưa ra được những phương thức huy động vốn hiệu quả, góp phần tăng trưởng nguồn vốn tín dụng chính sách. Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước, tiến hành phân tích các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của bản sau (giai đoạn 2010-2012) để thấy được một cách Trang 30 tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng và thấy được xu thế biến động của nó, từ đó có thể đánh giá hợp lý đối với việc sử dụng nguồn vốn. 4.1.1 Nguồn vốn từ Trung ương Nguồn vốn của Trung ương chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được cấp cho NHCSXH thông qua tài khoản tại ngân hàng Agribank Việt Nam. Nguồn vốn này được sử dụng theo quy định của Chính Phủ, nhằm phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chích sách khác thông qua 6 chương trình chính. Ngân hàng chính sách xã hội chỉ được cấp tín dụng khi người vay đáp ứng các yêu cầu theo quy định và ngân hàng phải cho vay theo từng hạn mức và lãi suất đối với từng chương trình khác nhau. Ngoài ra, đây còn là nguồn vốn cho hoạt động trong ngân hàng như chi trả lương nhân viên, tiền hoạt động trong ngân hàng và các khoản chi khác. Trong cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong giai đoạn 2010-2012, nguồn vốn từ Trung ương liên tục tăng. Năm 2010, NHCSXH Cái Nước được cấp 108.692 triệu đồng, đến năm 2011 là 121.479 triệu đồng tăng 11,70%, tương đương tăng 12.787 triệu đồng. Vào năm 2012, nguồn vốn cấp trên chuyển xuống tăng đến 131.164 triệu đồng, tăng 7,97%, tương đương tăng 9.685 triệu đồng. Tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn này là 9,85%. Tốc độ tăng vào năm 2012 tuy có giảm so với năm trước nhưng không đáng kể, chủ yếu là dựa vào tình hình cụ thể của từng năm về nhu cầu vay vốn của các đối tượng mà ngân hàng phục vụ, được tổng hợp dựa trên kết quả cuả nhiều nghành, mà từ đó ngân hàng báo cáo lên với hội sở để điều tiết vốn hợp lý. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước giao cho NHCSXH Cái Nước ngày càng tăng đã chứng tỏ được sự tín nhiệm ngày càng cao của Trung ương đối với công tác giảm nghèo và an sinh xã hội của NHCSXH huyện Cái Nước. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả cao của NHCSXH Cái Nước. Trong giai đoạn tới, nguồn vốn do Trung ương cấp sẽ tiếp tục tăng để đảm bảo giảm nghèo bền vững. Do đó, NHCSXH Cái Nước cần tiếp tục phát huy những thành tích và hạn chế những khuyết điểm để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đề ra. 4.1.2 Nguồn vốn ủy thác của địa phương Nguồn ủy thác từ địa phương là nguồn vốn từ việc hằng năm các ban ngành trong toàn Tỉnh trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp Trang 31 mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và an sinh xã hội tại địa phương. Nguồn vốn ủy thác của địa phương trong giai đoạn 2010-2012 tương đối ổn định. Năm 2010 là 2.026 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 6,30% lên 2.154 triệu đồng, vào năm 2012 nguồn vốn này không thay đổi vẫn giữ ở mức 2.154 triệu đồng. Nguồn vốn này phụ thuộc vào sự thu chi của các ban ngành trong từng năm. Tuy là nguồn vốn nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn của NHCSXH, nhưng nguồn vốn trên đã phần nào đóng góp quan trọng công tác giảm nghèo, an sinh xã hội của địa phương, thể hiện sự quan tâm của các ngành, các cấp trong việc cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách. 4.1.3 Nguồn vốn từ huy động vốn Theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm” do Chính phủ đặt ra. Trong quá trình hoạt động, để chủ động và tăng nguồn vốn cho hoạt động cho vay, ngân hàng cũng coi trọng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có thể giảm áp lực chi phí vốn so với việc sử dụng nguồn vốn cấp trên chuyển xuống. Do đó, phải biết tận dụng nguồn vốn huy động nhàn rỗi để phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của NHCSXH Cái Nước liên tục tăng và tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, vốn huy động đạt 978 triệu đồng, đến năm 2011 tăng đến 3.808 triệu đồng, tương đương tăng 289,30% so với năm 2010. Năm 2012, nguồn vốn huy động là 5.598 triệu đồng, tương đương tăng 47,00% so với năm 2011. NHCSXH huyện Cái Nước cũng là huyện có nguồn vốn huy động cao nhất trong các NHCSXH của tỉnh Cà Mau. Tốc độ tăng nguồn vốn vào năm 2012 tuy có giảm so với năm trước đó, nhưng việc vốn huy động tăng nhanh thể hiện vai trò rất lớn của NHCSXH Cái Nước trong việc thực hiện các biện pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động, từ đó tận dụng được nguồn vốn này cho vay sẽ có chi phí thấp so với các nguồn vốn khác. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có từ hai nguồn chính là tiền gửi trong dân cư và tiền gửi tiết kiệm của chính người vay vốn. Trong đó, khoảng 70% là nguồn tiền tiết kiệm của người vay vốn. Đây là nguồn tiền gửi do ngân hàng khuyến khích người vay gửi nhằm lập kế hoạch trả nợ ngân hàng, có nguồn tài chính khi gặp khó khăn. Vì vậy, khoản tiền gửi này còn thể hiện khả năng trả nợ Trang 32 của họ cho ngân hàng. Do đó, nguồn vốn huy động càng lớn thì hiệu quả thu được nợ càng cao, mang lại lợi ích rất lớn cho ngân hàng nói riêng và công tác giảm nghèo và an sinh xã hội nói chung. Trong giai đoạn này, tiền gửi tiết kiệm tăng lên rất nhanh là do người dân vay được vốn làm ăn có hiệu quả nên gửi tiền tiết kiệm để thực hiện kế hoạch trả nợ, có nguồn vốn sử dụng khi gặp khó khăn. 4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Tổng quan thực trạng tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 * Giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ 26.521 26.641 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2012 Số tiền % Số tiền % 25.582 120 0,45 -1.059 -3,98 5.900 13.837 14.210 7.937 134,53 373 2,70 103.187 115.991 127.363 12.804 12,41 11.372 9,80 -108 -2,03 Dư nợ Nợ xấu 5.320 5.212 3.852 -1360 -26,09 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Doanh số cho vay Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ sử dụng nguồn tiền của Chính phủ và các đơn vị ủy thác như Ủy ban nhân dân các cấp, các ban nghành Trang 33 trong Tỉnh nhằm hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách để đảm bảo ổn định và thực hiện công bằng xã hội, thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, để tránh người được người được cấp tín dụng ỷ lại, lãng phí chi tiêu là một điều rất quan trọng. Trong giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Vì vậy, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước biến động, tăng giảm không đều nhau. Năm 2010, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước đạt mức 26.521 triệu đồng. Sang năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng giảm nhẹ 120 triệu đồng, đạt mức 26.641 triệu đồng tương đương giảm 0,45%. Sang năm 2012, doanh số cho vay giảm xuống 3,98% còn 25.582 triệu đồng. Vào năm 2010, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, nhân dân bắt tay vào xây dựng kinh tế, tăng gia sản xuất nên nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng cao. Không nằm ngoài tình hình trên, hồ sơ vay vốn của NHCSXH huyện Cái Nước trong giai đoạn 2010-2011 tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của người dân, đặc biệt là các chương trình cho vay hộ nghèo; học sinh, sinh viên; nước sạch, vệ sinh và môi trường. Ngoài ra, nguồn tiền gửi tiết kiệm của người vay trong năm 2011 tăng mạnh, đây là nguồn tiền cho vay hiệu quả và ít tốn chi phí đối với ngân hàng, nên trong năm 2011 doanh số cho vay tăng nhẹ 1,28%. Vào năm 2012, doanh số cho vay giảm do chịu tác động chính từ sự sụt giảm về doanh số cho vay từ chương trình xây nhà ở cho người nghèo (do năm 2012 nguồn vốn giải ngân chương trình này đã hết). Chính vì lý do đó, đã làm cho doanh số cho vay 2010-2012 biến động, tăng giảm không đều. b) Doanh số thu nợ Đối với ngân hàng chính sách xã hội, việc doanh số thu nợ tăng trưởng sẽ thể hiện hiệu quả của nguồn tín dụng đối với các đối tượng được vay vốn nói riêng và cho xã hội nói chung, góp phần thực hiện nhiệm vụ về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của ngân hàng. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi về từ các khoản cho vay trong năm và những năm trước đó. Ngân hàng thu nợ và khách hàng trả nợ đúng hạn thì số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Thu nợ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, việc thu hồi Trang 34 nợ mới đúng hạn và nhanh chóng, góp phần tích cực trong tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Nhìn bảng 4.2 có thể thấy năm 2010, doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Cái Nước đạt 5.900 triệu đồng, đến năm 2011 thu nợ tăng 134,53% tương đương 7.937 triệu đồng, đạt 13.837 triệu đồng. Sang năm 2012, nguồn thu nợ tiếp tục tăng 2,70% lên 14.210 triệu đồng, tương đương tăng 373 triệu đồng so với năm 2011. Nhìn chung, thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn này liên tục tăng và tốc độ tăng giữa các năm không đều nhau. Nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ trong năm 2011 của cán bộ tín dụng đạt kết quả cao trong việc tích cực đôn đốc, nâng cao trách nhiệm của người vay trả nợ. Thứ hai là do sự sáng suốt của Ban lãnh đạo trong việc điều chỉnh kịp thời tỷ trọng từng nguồn vốn cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế của rừng thời kì, từ đó mang lại hiệu quả cao trong hoạt động thu nợ của ngân hàng. Thứ ba là do sự phối hợp có hiệu quả của ngân hàng và các tổ chức Hội đoàn thể trong công tác quản lý sử dụng vốn. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ có chiều hướng giảm lại là do doanh số cho vay trong năm 2012 sụt giảm. Ngoài ra, sự sụt giảm về tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong năm này là do nguồn thu nợ từ chương trình cho vay hộ nghèo giảm đáng kể, trong khi các chương trình khác đều có bước phát triển. c) Tình hình dư nợ Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Từ hai chương trình tín dụng ban đầu (hộ nghèo và giải quyết việc làm) với doanh số dư nợ thấp, đến nay ngân hàng đang thực hiện 6 chương trình tín dụng với mức dư nợ ngày càng cao. Xét giai đoạn 2010-2012, tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng nhanh nhưng tốc độ tăng giữa các năm không đều nhau, năm 2010 tổng dư nợ của ngân hàng là 103.187 triệu đồng, sang năm 2011 dư nợ tăng 12.804 triệu đồng tương đương tăng 12,41%, đạt 115.991 triệu đồng. Năm 2012, tổng dư nợ tiếp tục tăng 11.372 triệu đồng tương đương tăng 9,80%, đạt mức 127.362 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng dư nợ của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 là do khi so sánh giữa doanh số thu nợ của hai năm nhận thấy tình hình thu nợ của năm 2012 tốt hơn, trong khi đó doanh số cho vay năm 2011 cao hơn năm 2012. Dư nợ tăng cao nguyên nhân chính là do nguồn vốn Trang 35 được Trung ương phân bổ ngày càng tăng nên doanh số cho vay tăng. Thêm vào đó, tình hình thu nợ trong giai đoạn này cũng có bước phát triển tốt làm ảnh hưởng đến dư nợ. Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đặt ra vấn đề lớn cho ngân hàng về trình độ, khả năng của cán bộ trong việc quản lý, giám sát các món vay để đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao là rất quan trọng. Nắm rõ được điều đó, NHCSXH thường xuyên đưa cán bộ đi học, tập huấn ở những địa phương có kết quả tốt nhằm học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ áp dụng cho đơn vị mình. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng là rất quan trọng, tin học sẽ giúp giảm tải công việc trong quá trình hoạt động. d) Tình hình nợ xấu Ngân hàng chính sách xã hội là một ngân hàng đặc biệt, hoạt động của ngân hàng không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tượng phục vụ là người nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách. Ngoài ra, khi vay tại NHCSXH người vay không cần phải thể chấp tài sản. Vì vây, so với các ngân hàng khác, hoạt động tín dụng của NHCSXH có rủi ro rất cao. So với mức nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước Agiribank vào cuối năm 2012 chiếm 5,80% trong tổng dư nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước có phần tốt hơn, chỉ chiếm 3,02% trên tổng dư nợ. Nhưng khi so sánh với các ngân hàng thương mại khác thì nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước còn ở mức cao. Trong giai đoạn 2010-2012, nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước có xu hướng giảm nhưng không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, nợ xấu của ngân hàng là 5.320 triệu đồng. Sang năm 2011 giảm nhẹ 2,03%, tương đương giảm 108 triệu đồng còn 5.212 triệu đồng. Bước qua năm 2012, công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng đạt kết quả cao làm nợ xấu giảm mạnh còn 3.852 triệu đồng, giảm 26,09% tương đương giảm 1.360 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tình hình nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước liên tục giảm trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn là do: thứ nhất là các tổ TK&VV và các Hội đoàn thể đã thực hiện tốt công tác đôn đốc người vay trả gốc, trả lãi đúng hạn; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao; kịp thời giúp đỡ những hộ vay gặp khó khăn. Thứ hai là nhờ vào công tác bình xét vay vốn đúng đối tượng, đúng mục đích. Thứ ba là do sự phấn đấu của toàn thể cán bộ ngân hàng trong hoạt động thu hồi nợ xấu; thường xuyên rà soát, phân Trang 36 loại từng hộ có nợ quá hạn và giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Thứ tư là do ý chí vươn lên, vượt khó, mong muốn thoát nghèo, phấn đấu làm ăn, sản xuất tăng thu nhập của người nghèo. Trong 10 năm hoạt động của mình, NHCSXH đã có những thành công đáng kể trong công tác xử lý nợ xấu và nợ quá hạn từ 19,8% khi nhận bàn giao (đầu năm 2003) xuống còn 3,02% vào cuối năm 2012, giảm 16,78% so với năm 2003. Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh Cà Mau cuối tháng 12 năm 2012 về tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong tỉnh của 11.259 hộ có nợ quá hạn tại NHCSXH, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gồm: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan chiếm gần 65%. Ngân hàng chính sách xã hội sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có biện pháp xử lý rủi theo theo quyết định 69/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư 65/2005/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùa được xem xét từng trường hợp cụ thể để giảm hoặc miễn trả lãi tiền vay. Các nguyên nhân khách quan do người vay chết, mất tích sẽ được xem xét xóa nợ và từng trường hợp đặc biệt khác theo quy định. Ngân hàng huyện sẽ tập hợp các khoản vay rủi ro trình lên cho ngân hàng chính sách tỉnh và ngân hàng tỉnh sẽ trình lên cho hội sở chính, để hội sở chính thông qua ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan để giải quyết rủi ro. Nguồn vốn để xử lý rủi ro sẽ do Thủ tướng quyết định. Vì vậy, tuy cũng giống như các ngân hàng khác có quỹ dự phòng tài chính nhưng nợ xấu của ngân hàng chính sách đều được trình lên Thủ tướng để được giải quyết thay vì dùng quỹ dự phòng giống như các ngân hàng thương mại. * Sáu tháng đầu năm 2013 a) Doanh số cho vay So với cùng kỳ các năm trước thì 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước ở mức cao. Sáu tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay là 18.268 triệu đồng đến năm 6th/2012 giảm mạnh 68,56% chỉ còn 5.744 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay trong 6th/2012 thấp là do trong năm này nguồn vốn Trung ương chủ yếu được cấp vào 6 tháng cuối năm, đặc biệt là ở các tháng 7 và 8. Thêm vào đó, do tình hình thu nợ kém nên doanh số cho vay cũng giảm đáng kể. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt mức 24.365 triệu đồng, tăng 324,18% so với cùng kỳ năm 2012. Trang 37 Nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng cao là do nguồn vốn Trung ương phân bổ cho ngân hàng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2013. Do nguồn vốn tăng nên doanh số cho vay các chương trình đầu tăng mạnh, chỉ có chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở là không cho vay do nguồn vốn giải ngân cho chương trình này đã hết. Ngoài ra, ngân hàng có chương trình mới là chương trình cho vay hộ cận đã góp phần làm doanh số cho vay tăng mạnh. Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu 6th/ 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 18.268 5.744 24.365 10.574 5.624 8.982 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % -12.524 -68,56 18.621 324,18 110.881 116.111 142.746 5.691 6.766 3.603 -4.950 -46,81 3.358 59,71 5.230 4,72 26.635 22,94 1.075 18,89 -3.163 -46,75 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 b) Doanh số thu nợ Trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013, tình hình thu nợ của ngân hàng không ổn định, tăng giảm không đều giữa các năm. Sáu tháng đầu năm 2011, doanh số thu nợ ở mức cao đạt 10.574 triệu đồng, đến 6th/2012 doanh số thu nợ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước chỉ còn 5.624 triệu đồng, giảm 46,81%. Nguyên nhân vào đầu năm 2012, tình hình kinh tế gặp khó khăn, ngành nuôi trồng thủy sản gặp cảnh tôm chết liên tục do dịch bệnh và ảnh hưởng của lạm phát nên giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn, làm doanh số thu nợ sụt giảm mạnh. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ của NHCSXH huyện Cái Trang 38 Nước đạt 8.982 triệu đồng, tăng 59,71% so với cùng kỳ năm 2012. Thu nợ tăng chủ yếu từ sự tăng mạnh thu nợ của chương trình hộ nghèo và chương trình cho vay giải quyết việc làm. Vào năm 2013, nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại do đó nhu cầu vốn để sản xuất tăng cao. Để có được vốn tiếp tục sản xuất người nghèo và các đối tượng vay khác được sự đồng ý của ngân hàng nếu tiến hành trả nợ các món vay cũ sẽ được cho vay với mức cao hơn. Vì vậy, tình hình thu nợ trong 6th/2013 tăng. Từ đó cũng tác động làm doanh số cho vay trong năm này tăng cao. c) Tình hình dư nợ Tuy tình hình doanh số cho vay và dư nợ biến động mạnh, tăng giảm không đều nhưng tình hình dư nợ của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 20112013 có tốc độ tăng khá đều nhau. Sáu tháng đầu năm 2011, tổng dư nợ đạt 110.881 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 116.111 triệu đồng tăng 4,72% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ đạt 142.746 triệu đồng, tăng 22,94% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số cho vay cao hay thấp cũng chịu ảnh hưởng từ tình hình thu nợ trong thời điểm đó. Vì vậy, ngân hàng luôn cố gắng tránh tình trạng cho vay quá đà không quan tâm đến tình hình thu nợ dẫn đến nguồn vốn mang lại hiệu quả thấp. Vì vậy, dư nợ luôn ở mức ổn định và không biến động mạnh. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ tăng cao vào năm 2013 là do nguồn vốn tăng cao, nguồn vốn tăng đồng nghĩa với việc hầu hết các chương trình cho vay đều có dư nợ tăng trưởng khá cao vào 6th/2013. d) Tình hình nợ xấu Trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013, NHCSXH huyện Cái Nước có số dư nợ xấu ngày càng giảm. Sáu tháng đầu năm 2010, nợ xấu của ngân hàng là 5.691 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 nợ xấu tăng đến 6.766 triệu đồng, tăng 18,89% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của ngân hàng giảm còn 3.603 triệu đồng, giảm 46,75% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân do tình hình nuôi trồng thủy sản ở địa phương gặp khó khăn vào đầu năm 2012 nên các món vay tuy đến hạn nhưng vẫn chưa trả được nợ cho ngân hàng. Vì vậy, nợ xấu tăng mạnh vào thời điểm này. Đặc biệt là trong chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có nợ xấu tăng cao vào thời điểm này do món vay đến hạn nhiều nhưng sinh viên chưa có việc làm và thu nhập ổn định nên khả năng trả nợ ngân hàng thấp. Đến năm 2013, nợ xấu giảm mạnh nguyên nhân chính là do công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao của ngân hàng và ý thức trả nợ của người vay tăng cao. Trang 39 4.2.2 Tình hình tín dụng phân theo các chương trình NHCSXH huyện Cái Nước đang cung cấp trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.2.2.1 Doanh số cho vay Phân tích doanh số cho vay theo chương trình tín dụng nhằm mục đích cho ta biết trong năm đó, ngân hàng đầu tư cao vào lĩnh vực cuộc sống nào nhằm đánh giá đã đầu tư đúng và hiệu quả trong nền kinh tế-xã hội thời kỳ đó không. Ngoài ra, biết được sự phân bổ nguồn vốn từng năm vào các chương trình như thế nào cùng với việc phân tích tình hình hoạt động thu nợ, dư nợ, nợ xấu nhằm đánh giá chất lượng tín dụng của từng chương trình để có phương hướng đầu tư và giải pháp khắc phục nhược điểm trong thời gian tới.Các chương trình đều cho vay theo quy định của Chính phủ và tùy thuộc vào kinh tế-xã hội, định hướng phát triển của mỗi địa phương mà nên tập trung cho vay vào chương trình nào. * Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng giai đoạn 2010-2012 11,85% 2010 18,94% 2011 28,15% 43,24% 29,48% 25,45% 3,82% 0,79% 2012 16,66% 7,99% 6.67% 5,70% 27,70% 59,55% CV Hộ Nghèo CV HSSV có hoàn cảnh khó khăn CV Giải quyết việc làm Cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường CV Hộ nghèo về nhà ở 15,01% Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Nhìn vào hình 4.2 có thể thấy, trong các chương tình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước thì chương trình cho vay Hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là chương trình lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay hằng năm của ngân hàng. Tỷ trọng doanh số cho vay hộ nghèo trong tổng doanh số cho vay liên tục tăng trưởng và mở rộng trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 chiếm 28,15%, năm 2011 tăng mạnh chiếm 43,24% và năm 2012 tiếp tục tăng 16% chiếm Trang 40 59,55% trong tổng doanh số cho vay. Chương trình tín dụng có doanh số cho vay cao thứ hai là chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường, tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho vay của chương trình này ngày càng giảm. Các chương trình khác như cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở có tỷ trọng doanh số cho vay trong năm 2010 khá cao nhưng đến năm 2012 các chương trình này có doanh số cho vay đều giảm. Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Các chương trình tín dụng 1. Hộ nghèo 2. Nước sạch, vệ sinh và môi trường ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2012 Số tiền % Số tiền % 15.235 4.054 54,30 3.715 32,25 4.260 -1.040 -13,30 -2.520 -37,17 2010 2011 7.466 7.820 11.520 6.780 3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 7.346 1.518 3.839 4. Giải quyết việc làm 1.011 1.777 2.046 766 5. Hộ nghèo về nhà ở 2.878 5.046 202 26.521 26.641 25.582 Tổng -5.828 -79,34 2.321 152,90 75,77 269 15,14 2.168 75,33 -4.844 -96,00 120 0,45 -1.059 -3,98 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Chương trình tín dụng hộ nghèo Theo quy định của Chính phủ, đối tượng phục vụ chủ yếu và trọng tâm của NHCSXH là người nghèo. Vì vậy, NHCSXH huyện Cái Nước đã tập trung nguồn lực khá lớn để cho vay ưu đãi hộ nghèo. Chương trình cấp tín dụng cho hộ nghèo với hạn mức tối đa là 30 triệu đồng, nhằm giúp đỡ các hộ nghèo chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Trang 41 Tỷ trọng doanh số cho vay tăng cao đồng nghĩa với việc doanh số cho vay hằng năm của chương trình hộ nghèo cũng tăng cao. Trong giai đoạn 2010-2012 doanh số cho vay hộ nghèo liên tục tăng trưởng nhưng tăng không đều giữa các năm. Doanh số cho vay từ 7.466 triệu đồng năm 2010, đến năm 2011 tăng lên 11.520 triệu đồng tăng 4.054 triệu đồng, tương đương tăng 54,30% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2011 tình hình kinh tế đang gặp khủng hoảng; số lượng người nghèo có xu hướng tăng; sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế dẫn đến sự phát triển không đồng đều của một số vùng. Hậu quả là tỷ lệ hộ nghèo ở những nơi vùng sâu, vùng xa cao gấp nhiều lần so với các vùng khác. Ở huyện Cái Nước, một số xã như Tân Hưng và Tân Hưng Đông, đây là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Nguyên nhân là do vị trí các xã này cách xa trung tâm huyện và các khu công nghiệp, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế thị trường, hàng hóa chưa phát triển; các xã này điều nằm ở vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, chưa tiếp xúc được nhiều với kỹ thuật nông nghiệp mới, sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên nên mang lại hiệu quả thấp, đời sống của người dân vô cùng khó khăn. Do đó, nhu cầu về vốn và học hỏi kỹ thuật sản xuất mới của người nghèo ngày càng cấp thiết. Vào năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đạt mức 15.235 triệu đồng, tương đương tăng 32,25% so với năm 2011. Trong năm 2012, Chính phủ tập trung nguồn lực để kìm chế lạm phát trong nước, vì vậy nguồn vốn Trung ương tuy có tăng 7,97% nhưng tốc độ tăng thấp so với năm trước đó. Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của chương trình tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi Mục đích khác Tổng 5.600 1.418 448 7.466 8.870 1.728 922 11.520 11.426 2.742 1.067 15.235 Số tiền 3.270 310 474 4.054 % 58,39 21,86 105,80 54,30 Số tiền 2.556 1.014 145 3.715 % 28,82 58,68 15,73 32,25 Nguồn: Bảng tổng hợp cho vay hộ nghèo theo ngành nghề sản xuất, 2010,2011, 2012 Trang 42 Để hiểu rõ hơn về mục đích của việc sử dụng vốn của cho vay hộ nghèo có hiệu quả không, tiến hành phân tích từng mục đích sử dụng trong chương trình cho vay hộ nghèo.Việc tập trung tìm hiểu về tỷ trọng của từng ngành nghề sản xuất của người nghèo nhằm đánh giá có phù hợp với nền kinh tế giai đoạn đó, cũng như từ đó hướng dẫn người nghèo sản xuất như thế nào là có lợi nhất. Nuôi trồng thủy sản: Do đặc thù điều kiện tự nhiên thích hợp để nuôi tôm, cá và các loài thủy sản khác cũng như được sự khuyến khích của chính quyền địa phương về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Cái Nước. Đối với người nghèo, khoản vay cho mục đích này luôn chiếm trên 75% trong tổng doanh số cho vay hộ nghèo hằng năm và được duy trì tương đối ổn định. Người nghèo vay vào hoạt động này chủ yếu với mục đích cải tạo ao đầm, mua con giống và thức ăn cho vật nuôi. Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay đối với nuôi trồng thủy sản liên tục tăng mạnh, năm 2010 là 5.600 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 58,39% đạt 8.870 triệu đồng. Nguyên nhân là do Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, song hiệu quả và năng suất nuôi tôm còn thấp so với nhiều tỉnh khác. Do đó, trong thời gian gần đây tỉnh Cà Mau đã tập trung nguồn lực tối đa nhằm phát triển lợi thế của ngành nuôi trồng thủy sản. Các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau đã đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả từ hoạt động nuôi tôm như đầu tư con giống có chất lượng, xây dựng hệ thống thủy lợi, khuyến khích người dân trong sản xuất, đưa cán bộ về nông thôn áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và sản lượng. Vì vậy, người dân chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm ngày càng nhiều vì hiệu quả mang lại cao và cần ít lao động. Ngoài ra, dịch bệnh liên tục diễn ra, để tránh bệnh dịch lây lan, người dân cần vốn để cải tạo ao đầm, thuốc phòng dịch bệnh để phục vụ mùa sau. Năm 2012, doanh số cho vay tăng lên 11.426 triệu đồng, tăng 28,82% tương đương tăng 2.556 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 giá tôm nguyên liệu tăng mạnh, người dân nuôi tôm có đầu ra và được giá nên tranh thủ xuống giống thả nuôi, gấp rút cải tạo ao đầm cho kịp vụ mới. Ngoài ra, doanh số cho vay tăng mạnh cũng là do tập tục sản xuất lâu đời, người dân trên địa bàn đặc biệt là người nghèo chưa có hướng chuyển qua sản xuất ngành khác. Chăn nuôi: Đối với các hộ có ít đất sản xuất, thì đây là ngành sản xuất được lựa chọn hàng đầu. Ở Cái Nước, người nghèo chăn nuôi chủ yếu là nuôi gia súc Trang 43 và gia cầm như heo, gà, vịt,…Người dân thường nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên các loại này có cách thức nuôi dễ dàng, chi phí thấp và dễ dàng tìm được đầu ra. Tình hình doanh số cho vay đối với người nghèo dùng để chăn nuôi ngày càng tăng. Năm 2010, Doanh số cho vay là 1.418 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 1.728 triệu đồng, tăng 21,86% so với năm 2010, tuy nhiên ngành chăn nuôi năm nay chỉ chiếm tỷ trọng 15% giảm 4% so với năm 2010. Sang năm 2012, đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi có xu hướng khôi phục trở lại, tăng lên 2.742 triệu đồng, tương đương tăng 58,68% so với năm 2011 và tỷ trọng có xu hướng tăng chở lại, chiếm 18% tổng doanh số cho vay trong năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm về tỷ trọng trong chăn nuôi năm 2011 là do trong giai đoạn này dịch cúm gia cầm H5N1, H7N1 và dịch lỡ mồm lông móng đối với heo diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người nuôi. Do người nghèo thường nuôi theo kiểu thả rông, lạc hậu nên dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và dịch bệnh. Ngoài ra, do sức mua giảm, giá đầu ra biến động mạnh. Do đó, người nuôi không mặn mà với việc chăn nuôi nữa, có xu hướng chuyển sang sản xuất vào ngành khác. Tuy nhiên, vào năm 2012 ngành chăn nuôi đã phần nào vượt qua khó khăn, nhờ vào sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền trong việc đẩy lùi dịch bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng bởi giá cả đầu ra có bước phát triển tốt hơn và tăng trở lại vào cuối năm 2012. Ngành chăn nuôi được dự báo trong thời gian tới sẽ được phục hồi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Vì vậy, nguồn vốn trong lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao. Mục đích khác: Ngoài hai mục đích chính là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, người nghèo ở huyện Cái Nước còn vay vốn với mục đích như trồng cây ăn quả, rau màu, lúa; kinh doanh nhỏ; sữa chữa nhà ở,… Do ở Cái Nước đã chuyển sang vùng nước mặn phù hợp để nuôi trồng thủy sản, nên việc trồng cây gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hầu hết người dân trên địa bàn điều trồng cây sống được trên vùng nước mặn như rau, một số cây ăn quả chủ yếu như thanh long, bắp và trồng lúa. Đặc biệt, ở huyện Cái Nước thời gian gần đây trồng nhiều cây thanh long ruột đỏ do phù với với điều kiện tự nhiên của vùng cũng như hiệu quả mà nó mang lại cao hơn so với các loại cây trồng khác. Nguồn cho vay này chiếm tỷ trọng rất thấp trong doanh số cho vay hộ nghèo của ngân hàng. Tỷ trọng của các mục đích vay này chưa tới 10% trong cơ cấu doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay vào các mục đích này liên tục Trang 44 tăng, nhưng không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 448 triệu đồng, sang năm 2011 tăng mạnh 105,8% đạt 922 triệu đồng, tương đương tăng 105,8%. Bước qua năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng chậm trở lại, tăng 15,73%, đạt 1.067 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay liên tục tăng trong giai đoạn này là do ngành trồng trọt được sự đầu tư của các Ban ngành huyện trong việc nâng cao và đổi mới chất lượng cây giống, hạn chế sâu bệnh phù hợp với điều kiện địa phương. Vì vậy, người dân có xu hướng gia tăng nâng suất bằng cách trồng các loại cây mới đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, ngân hàng cũng đã đầu tư vào mục đích cung cấp đèn chiếu sáng, nước sạch, sữa chữa nhà ở để người nghèo ổn định cuộc sống. Chính những nguyên nhân trên đã làm doanh số cho vay tăng lên. b) Chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường được thí điểm vào năm 2004 và nhân rộng ra toàn quốc vào năm 2006. Ở huyện Cái Nước, chương trình này cung cấp chủ yếu hai công trình là cây nước và nhà cầu, góp phần cải thiện đời sống của dân cư và giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Chương trình này đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn huyện Cái Nước khi đáp ứng cho người dân những nhu cầu tối thiểu như nước sạch và vệ sinh. Từ đó, người dân trong huyện càng có niềm tin, hy vọng vào sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước trong việc giúp họ thoát nghèo, nâng cao kinh tế và đời sống. Tình hình doanh số cho vay của chương trình tại NHCSXH huyện Cái Nước liên tục giảm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, doanh số cho vay của chương trình đạt 7.820 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 13,30% còn 6.780 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số cho vay chương trình này tiếp tục giảm 37,17% tương đương giảm 2.520 triệu đồng, còn 4.260 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay chương trình này liên tục giảm là do chương trình đi vào hoạt động đến nay đã hơn 7 năm và đã giải quyết được nhiều công trình nước sạch và vệ sinh cho đại bộ phận dân cư chưa có, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng bộ mặt nông thôn mới. Vào giai đoạn 2010-2012, do được sự chỉ đạo của cấp trên về phân bổ nguồn vốn, ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay hộ nghèo và học sinh sinh viên nên doanh số cho vay trong giai đoạn này giảm. Trang 45 c) Chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn Căn cứ quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH được giao nhiệm vụ cấp tín dụng cho đối tượng học sinh sinh viên (HSSV). Đây là chương trình giúp đỡ cho HSSV có thể tiếp tục vững bước trên con đường học vấn của mình để tương lai trở thành một con người có ích, đóng góp cho xã hội và cải thiện kinh tế cho gia đình. Tuy chỉ mới đưa vào hoạt động vào năm 2007, nhưng doanh số cho vay của chương trình tín dụng HSSV chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước. Doanh số cho vay HSSV trong giai đoạn 20102012 biến động mạnh, tăng giảm không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, doanh số cho vay HSSV đạt 7.346 triệu đồng, chiếm 27,7% trong tổng doanh số cho vay trong năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng khá cao trên là do ngân hàng vừa phải tiếp tục giải ngân cho các HSSV có nguồn vay cũ, vừa tiếp nhận thêm nhiều món HSSV mới. Sự tập trung cho vay HSSV trong năm 2010 là do sự chỉ đạo của ban lãnh đạo khi thấy được hiệu quả do chương trình tín dụng này trong tương lai, rủi ro mang lại từ chương trình sẽ thấp hơn và hiệu quả sẽ cao hơn so với các chương trình khác. Do HSSV đều là người có tri thức, trong tương lai họ sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, có định hướng phát triển. Vì vậy, khả năng trả được nợ ngân hàng đã giúp đỡ họ trong lúc khó khăn, để họ có được thành công là một điều tất yếu. Vào năm 2011, nguồn cho vay HSSV đột ngột giảm nhanh, giảm 79,34% còn 1.518 triệu đồng, tỷ trọng trong cơ cấu doanh số cho vay chỉ còn chiếm 5,7% giảm 22% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh doanh số cho vay HSSV trong năm này là do vào cuối năm 2010, ngân hàng chính sách ra công văn số 2287 về quy định lại các khoản trong cho vay chương trình học sinh, sinh viên. Theo công văn, đối tượng được cho vay bị hạn chế lại, chỉ cho vay đối với những sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc bị mồ côi. Ngoài ra, đối tượng sinh viên có khó khăn về tài chính phải được xác nhận của chính quyền địa phương và cho vay tối đa là 12 tháng, nếu năm sau muốn vay tiếp thì phải có giấy xác nhận khó khăn trong năm đó.Vì đối tượng được vay vốn bị thu hẹp lại, không còn cho vay tràn lan như trước nên doanh số cho vay giảm mạnh. Vào năm 2012, doanh số cho vay HSSV có chiều hướng tăng lên mạnh, tăng 152,90% tương đương tăng 2.321 triệu đồng, đạt 3.839 triệu đồng. Tỷ trọng trong cơ cấu doanh số cho vay năm 2012 cũng tăng mạnh lên 15%. Nguyên nhân doanh số cho vay tín dụng HSSV có sự tăng trưởng chở lại là do người dân bắt Trang 46 đầu thích nghi với các quy định trong công văn 2287 và thực hiện theo đúng quy định đó nên hồ sơ vay vốn đúng quy định tăng mạnh. Vì vậy đã ảnh hưởng làm doanh số cho vay tăng. d) Chương trình tín dụng giải quyết việc làm Đây là chương trình duy nhất của NHCSXH đến thời điểm hiện tại cần thế chấp tài sản, nhưng chỉ áp dụng đối với món vay trên 30 triệu đồng. Chương trình giải quyết việc làm được đưa vào thực tiễn năm 2008. Đến nay, chương trình đã góp phần hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với nền kinh tế, tạo thu nhập cho người dân. Doanh số cho vay giải quyết việc làm trong giai đoạn 2010-2012 chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh số cho vay hằng năm của ngân hàng, nhưng doanh số cho vay GQVL luôn tăng trưởng ổn định. Năm 2010, tỷ trọng của cho vay GQVL chiếm 3,81%, đạt 1.011 triệu đồng, năm 2011 tỷ trọng tăng lên 6,67%, đạt 1.777 triệu đồng, tăng 75,77% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, cho vay GQVL tiếp tục tăng 15,14%, đạt 2.046 triệu đồng, chiếm 7,99% trong cơ cấu tổng doanh số cho vay trong năm. Nhìn chung, Doanh số cho vay GQVL trong giai đoạn 2010-2012 tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao nhưng tốc độ tăng trưởng hằng năm không đều nhau. Nguyên nhân là do, năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp phá sản do làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều. Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp và khả năng không trả đủ lưởng cho nhân viên có xu hướng gia tăng. Nắm bắt được tình hình đó, để hạn chế tình trạng thất nghiệp gia tăng ở địa phương, ngân hàng đã tăng cường nguồn vốn để hỗ trợ cho vay giúp các hộ gia đình kinh doanh, các tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, giúp họ vượt qua khó khăn, sử dụng lao động có hiệu quả. Ngoài ra, do trong năm này các nguồn vốn vào của ngân hàng đều tăng cao, từ đó ngân hàng đã dành một phần để nâng cao doanh số cho vay giải quyết việc làm. Vào năm 2012, nguồn vốn cho chương trình GQVL tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ thấp hơn một phần là do nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dành cho chương trình thấp. Tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các cơ sở kinh tế cần nguồn vốn hỗ trợ ngày càng nhiều. Thêm vào đó, số sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp ra trường thiếu việc làm ngày càng nhiều, nhu cầu hỗ trợ nguồn vốn để giải quyết việc làm ngày càng cấp thiết. Vì vậy, so với thực tế nhu cầu vốn thì doanh số cho Trang 47 vay này rất thấp. Để chương trình tín dụng này đạt hiệu quả hơn thì cần sự tháo gỡ khó khăn kịp thời của ngân hàng và các ngành đoàn thể trong thời gian tới. e) Chương trình tín dụng hộ nghèo về nhà ở Để đảm bảo thoát nghèo bền vững, Nhà nước không những quan tâm đến cung cấp vốn để người nghèo làm ăn, sản xuất mà còn cấp vốn để đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ nhằm giúp người nghèo thực hiện ước mơ có được một căn nhà khang trang, sạch sẽ để tập trung sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng bộ mặt nông thôn mới vững mạnh. Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở được thực hiện năm 2008 theo quyết định 167/2008/QĐ/TTg, có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2009. Chương trình này nhằm hỗ hỗ trợ những hộ nghèo không có nhà hoặc có nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở. Nhận được sự chỉ đạo của cấp trên, NHCSXH huyện Cái Nước đã kịp thời giải ngân nguồn vốn xây nhà ở cho hộ nghèo đối với những hộ đạt các điều kiện theo quy định. Ngân hàng bắt đầu triển khai giải ngân vào đầu năm 2009 và đến năm 2010 doanh số cho vay là 2.878 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 5.046 triệu đồng tăng 2.168 triệu đồng, tương đương tăng 75,33% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng cao này là do đây là năm cuối giải ngân cho chương trình này nên NHCXSH PGD Cái Nước đã tập trung phân bổ hết nguồn vốn. Năm 2012, doanh số cho vay xây nhà ở cho người nghèo chỉ còn 202 triệu đồng, tương đương giảm 95,99 % so với năm 2011 việc cho vay dài hạn giảm nhanh và mạnh trong năm 2012 là do nguồn vốn chương trình này trong năm 2011 chưa được giải ngân hết nên NHCSXH huyện Cái Nước tiến hành kịp thời giải ngân toàn bộ nguồn vốn giúp hộ nghèo xây nhà. Tuy đã phân bổ hết nguồn vốn nhưng hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo chưa được hỗ trợ xây nhà vẫn còn nên chương trình này đang được chính phủ xem xét tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2013-2015. * Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 a) Chương trình hộ nghèo. Doanh số cho vay chương trình hộ nghèo vào 6th/2011 đạt 10.045 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm 83,78% đạt 1.629 triệu đồng và tăng mạnh 606,02% vào 6th/2013 đạt 11.501 triệu đồng. Doanh số cho vay chương trình hộ nghèo không những tăng mạnh mà còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 47,20% trong tổng doanh số cho vay 6th/2013. Vào 6 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay Trang 48 của chương trình hộ nghèo rất thấp chủ yếu là do đây là phần giải ngân năm 2011 còn dư lại, nguồn vốn cho vay hộ nghèo trong năm 2012 được Trung ương cấp chủ yếu là vào 6 tháng cuối năm, vì vậy so với các năm khác 6th/2012 doanh số cho vay rất thấp. Đến 6th/2013 doanh số cho vay tăng cao là do ngân hàng tiến hành rà soát, bổ sung doanh sách hộ nghèo của huyện cần được vay vốn để đảm bảo tất cả người nghèo đều tiếp cận được nguồn tín dụng này. Ngoài ra, nguồn vốn trong năm 2013 tăng cao đã làm cho doanh số cho vay 6th/2013 tăng. Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm 2011-2013 Các chương trình tín dụng 1. CV Hộ nghèo 2. Cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường 3. CV HSSV có hoàn cảnh khó khăn 4. CV Giải quyết việc làm 5. CV Hộ nghèo về nhà ở 6. Cho vay hộ cận nghèo Tổng 6th/ 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 10.045 1.629 3.864 2.404 11.501 6.780 1.167 1.245 1.809 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % -8.416 -83,78 9.872 606,02 -1.460 -37,78 4.376 182,03 78 6,68 564 45,30 954 271 2.231 -683 -71,59 1960 723,25 2.238 195 0 -2.043 -91,29 -195 -100,00 - - 2.044 - 2.044 - 18.268 5.744 24.365 -12.524 -68,56 18.621 324,18 - Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 b) Chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay chương trình đạt 3.864 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm 37,78% tương đương 1.460 triệu đồng chỉ còn 2.404 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của chương trình Trang 49 nước sạch,vệ sinh và môi trường tăng trở lại đạt 6.780 triệu đồng, tăng 182,03% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nguồn cho vay chương trình này tăng vào năm 2013 là do năm 2013 là năm đầu tiên của giai đoạn 2 chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường nên nguồn vốn trong năm này rất cao. c) Chương tình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Trong 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay của chương trình đạt 1.167 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng 6,68% đạt 1.245 triệu đồng và vào 6th/2013 doanh số cho vay đạt 1.809 triệu đồng, tăng 45,30% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số cho vay vào 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 liên tục tăng nguyên nhân chủ yếu là do đây là giai đoạn hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều bước vào học kỳ mới nên nhu cầu tín dụng của sinh viên tăng cao .So với các năm trước, vào năm 2013 doanh số cho vay ở mức cao là do nguồn tín dụng này ngày càng được phổ biến rộng rãi; số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề ngày càng nhiều d) Chương trình giải quyết việc làm Chương trình này vào 6th/2011đạt 954 triệu đồng, đến 6th/2012 giảm mạnh 71,59% chỉ còn 271 triệu đồng. Nguyên nhân là do nguồn vốn Trung ương cho trương chình này vào 6 tháng đầu năm 2012 thấp. Vào cùng kỳ năm 2013, do có được nguồn vốn lớn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế năm 2013 có bước phát triển tốt so với các năm trước đó, các cơ sở sản xuất đều cần vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Để đáp ứng nhu cần vốn lớn, NHCSXH huyện Cái Nước đã đẩy mạnh cho vay chương trình giải quyết việc làm. Doanh số cho vay của chương trình đạt 1.809 triệu đồng, tăng 723,25% so với cùng kỳ năm 2012. e) Chương trình cho vay hộ nghè về nhà ở Chương trình cho vay 2.238 triệu đồng vào 6th/2011 đến 6th/2012 giảm 91,29% còn 195 triệu đồng nguyên nhân là do nguồn vốn được phân bổ vào 6 tháng cuối năm 2012. Vào năm 2013, chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở không cho vay do nguồn vốn và thời hạn giải ngân của chương trình đã hết. f) Chương trình cho vay hộ cận nghèo Chương trình được bắt đầu giải ngân lần đầu tiên vào đầu năm 2013. Chương trình nhằm hỗ trợ cho hộ đã thoát nghèo nhưng hoàn cảnh và thu nhập vẫn rất khó khăn, ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo còn rất mong manh. Trang 50 Do đó, để hỗ trợ cho những hộ gia đình đó thoát nghèo một cách bền vững, ngăn chặn tăng tỷ lệ hộ nghèo, Chính phủ đã cấp một nguồn vốn lớn để NHCS tiến hành giải ngân cho các hộ thuộc diện hộ cận nghèo có vốn sản xuất, nâng cao hơn nữa mức sống nhằm thực hiện Chương trình quốc gia về thoát nghèo bền vững. Trong 6 tháng đầu năm 2013, chương trình hộ cận nghèo đã được ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước tiến hành giải ngân với 2.044 tỷ đồng. 4.2.2.2 Tình hình thu nợ * Doanh số thu nợ theo chương trình tín dụng giai đoạn 2010-2012 2011 2010 11,20% 18,80% 12,53% 6,71% 67,73% 8,54% 67,75% 6,74% 2012 21,03% HN 46,02% 8,06% HSSV 24,88% GQVL NSVSMT Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Hình 4.3 Cơ cấu thu nợ theo các chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Phân tích thu nợ theo chương trình tín dụng có thể đánh giá hiệu quả của từng chương trình tín dụng. Vì chỉ khi sử dụng vốn có hiệu quả người dân mới có tiền để trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, điều chỉnh hợp lý trong cho vay từng chương trình, thực hiện kế hoạch cho vay cho các giai đoạn sau. a) Chương trình tín dụng hộ nghèo Trong tổng thu nợ từ hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước, thu nợ của chương trình cho vay hộ nghèo luôn đạt tỷ trọng cao nhất. Trong giai đoạn 2010-2012 doanh số thu nợ từ cho vay hộ nghèo có tốc độ tăng trưởng biến động, tăng giảm không đều. Năm 2010 có tỷ trọng chiếm 67,70% trong tổng doanh số Trang 51 thu nợ đạt 3.996 triệu đồng, sang năm 2011 tỷ trọng vẫn ổn định ở mức 67,75% đạt 9.375 tăng 5.379 triệu đồng, tương đương tăng 134,61% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ giảm mạnh chỉ chiếm 46,00% trong tổng thu nợ, giảm xuống còn 6.540 triệu đồng, giảm 2.835 triệu đồng tương đương giảm 30,24% so với năm 2011. Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Các chương trình 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 tín dụng Số tiền % Số tiền % 3.996 9.375 6.540 5.379 134,61 -2.835 -30,24 1.Hộ nghèo 661 2.601 2.988 1.940 293,49 387 14,88 2.Nước sạch, vệ sinh và môi trường 504 933 3.536 429 85,12 2.603 278,99 3.HSSV có hoàn cảnh khó khăn 739 928 1.146 189 25,58 218 23,49 4.Giải quyết việc làm Tổng 5.900 13.837 14.210 7.937 134,53 373 2,70 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Tình hình thu nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng trong giai đoạn 20102012 biến động mạnh. Nền kinh tế trong giai đoạn này chịu sự tác động mạnh của lạm phát, khủng hoảng của hệ thống tài chính, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và tình hình giá cả biến động thất thường, thiên tai dịch bệnh liên tục diễn ra trên diện rộng. Điều đó đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất, thu nhập của người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo, đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ qua chương trình hộ nghèo, tiến hành phân tích tình hình thu nợ vào các mục đích sử dụng vốn vay thông qua bảng 4.8. Nuôi trồng thủy sản: Doanh số cho vay vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao, do đó thu nợ từ cho vay nuôi trồng thủy sản cũng chiếm tỷ trọng cao luôn chiếm trên 75% trong tổng doanh số thu nợ cho vay hộ nghèo. Doanh số thu nợ từ ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2020-2012 không ổn định, tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, thu nợ của ngành này đạt Trang 52 2.997 triệu đồng, sang năm 2011 tăng mạnh 140,87% đạt mức 7.219 triệu đồng và giảm 32,05% vào năm 2012 với 4.905 triệu đồng. Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn trong chương trình hộ nghèo tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi Mục đích khác Tổng 2010 2.997 759 240 3.996 2011 2012 7.219 4.905 1.406 1.177 750 458 9.375 6.540 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền 4.222 647 510 5.379 % 140,87 85,24 212,50 134,61 Số tiền -2.314 -229 -292 -2.835 % -32,05 -16,29 -38,93 -30,24 Nguồn: Bảng tổng hợp cho vay hộ nghèo theo ngành nghề sản xuất Việc tăng giảm của tình hình thu nợ không đều vào giai đoạn 2010-2012 là do những nguyên nhân sau: Vào năm 2011, theo đánh giá là năm khởi sắt của ngành nuôi trồng thủy sản, người dân nuôi tôm đạt mùa với nâng suất lớn, giá tôm nguyên liệu đầu ra tăng cao, các đơn hàng xuất khẩu nhiều. Vì vậy, thu nhập của người nuôi tôm trong năm này rất cao, người dân vay vốn có thu nhập cao để trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2012, đây là năm gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản; là năm kinh tế thế giới suy thoái, nhiều lô hàng xuất khẩu sang các nước bị cảnh báo về dư lượng tồn dư thuốc kháng sinh nên nhiều thị trường rất kén chọn đối với mặt hàng thủy sản, dẫn đến xuất khẩu giảm. Thêm vào đó, dịch bệnh đối với tôm liên tục xảy ra khiến sản lượng sụt giảm, môi trường nuôi bị ảnh hưởng nặng nề, giá đầu vào do ảnh hưởng của lạm phát nên tăng cao. Từ đó, sản xuất trong ngành này gặp nhiều khó khăn, người nuôi làm ăn thua lỗ. Vì vậy khả năng trả nợ của người vay giảm. Chăn nuôi: Năm 2010, thu nợ từ ngành chăn nuôi rất thấp chỉ đạt 759 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng 19% doanh số thu nợ cho vay hộ nghèo. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm từ gà, vịt và dịch lỡ mồm lông móng đối với heo, nên người chăn nuôi thua lỗ nặng. Sang năm 2011, tình hình thu nợ từ ngành chăn nuôi tăng đột biến nhanh, tăng 85,24% so với năm 2010, đạt 1.406 triệu đồng. Nguyên nhân là do các loại dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm cơ bản đã Trang 53 được đẩy lùi, người tiêu dùng an tâm hơn trong việc lựa chọn gà, vịt, heo nên đã làm tăng sức mua, giá cả đầu ra tăng, người chăn nuôi được mùa bội thu.Tuy nhiên, năm 2012 là năm khá ảm đạm cho ngành chăn nuôi do giá cả đầu vào tăng cao nhưng giá đầu ra liên tục giảm.Vào đầu năm 2012, do các dấu hiệu đáng mừng từ vụ trước người dân phấn khởi bước vào vụ nuôi mới với giá 50.000 đồng/kg, nhưng đến quý II năm 2012, các thông tin về ngành chăn nuôi sử dụng các hooc-môn tăng trưởng đã khiến thị trường chăn nuôi xuống dốc, người dân e ngại, dè dặt và hạn chế dùng thịt heo nên đã làm cho ngành chăn nuôi sụt giảm, giá cả đầu ra chỉ còn 41.000 đồng/kg. Vì lý do đó, thu nợ năm 2012 đối với ngành chăn nuôi chỉ đạt 1.177 triệu đồng, giảm 16,29% so với năm 2011. Mục đích khác: Tình hình thu nợ cho các hoạt động khác trong chương trình cho vay hộ nghèo cũng biến động mạnh, tăng giảm không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, thu nợ đạt 240 triệu đồng, sang năm 2011 tăng mạnh 212,50%, đạt 750 triệu đồng. Vào năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát làm giá cả tăng cao, người dân tiết kiệm hơn trong việc tiêu xài. Ngoài ra, giá cả đầu vào tăng mạnh đã làm ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, nguồn thu nợ trong năm này giảm mạnh, giảm 38,93% chỉ đạt 458 triệu đồng. So với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ giảm nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc tình hình thu nợ biến động thất thường, trách nhiệm không nhỏ nằm ở công tác thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, nhân viên tín dụng cần có trách nhiệm trong việc kiểm tra công tác bình xét vay vốn sao cho cung vốn đúng đối tượng và đúng mục đích sử dụng; nhân viên tín dụng cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn và tham gia gửi tiền tiết kiệm để lập kế hoạch trả nợ tốt hơn cũng như có khoản chi khi không may gặp khó khăn. Ngoài ra, việc quản lý, hướng dẫn sử dụng vốn đạt kết quả tốt cũng là tránh nhiệm rất lớn của các Hội đoàn thể và các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, muốn nâng cao công tác thu nợ và chất lượng tín dụng của chương trình cho vay hộ nghèo là một nhiệm vụ lớn, cần có sự hợp tác và phối hợp hài hòa của nhiều Ban, Ngành cơ quan chức năng và ngân hàng chính sách xã hội. b) Chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Cho vay nước sạnh vệ sinh và môi trường luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số thu nợ của ngân hàng và liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, thu nợ từ chương trình này có tỷ trọng 11,20%, đạt 661 triệu đồng và Trang 54 năm 2011 tỷ trọng chương trình này tăng lên 18,79% đạt 2.601 triệu đồng tăng 293,49%, tương đương tăng 1.940 triệu đồng so với năm 2010. Bước sang năm 2012, chương trình này có tỷ trọng tăng lên tới 21,00% trong tổng cơ cấu thu nợ của ngân hàng, đạt mức 2.988 triệu đồng, tăng 14,88%, tương đương tăng 387 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ trọng trong cơ cấu thu nợ và doanh số thu nợ của chương trình nước sạch vệ sinh môi trường tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 liên tục tăng nhanh nhưng với tốc độ tăng hằng năm không đều nhau. Nguyên nhân dẫn đến nguồn thu nợ liên tục tăng chủ yếu là do giai đoạn này số món vay đến hạn nhiều. Ngoài ra, hầu hết đối tượng vay chương trình này ít thuộc diện nghèo và chính sách nên họ có thu nhập ổn định, có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Thêm vào đó, ý thức của người dân trong việc trả nợ ngân hàng cũng như công tác tuyên truyền của cán bộ tín dụng, các tổ trưởng Tổ TK&VV nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng vốn đúng mục đích để đạt hiệu quả cao. c) Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là một chương trình lớn của ngân hàng chính sách xã hội. Nguồn thu từ chương trình này bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình sản xuất của hộ gia đình vay và khả năng tìm việc của sinh viên. Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng là chương trình có số lượng trả nợ trước hạn nhiều nhất của ngân hàng do có các biện pháp khuyến khích người vay trả nợ trước hạn. Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số thu nợ từ chương trình cho vay học sinh, sinh viên liên tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng không đều qua các năm. Năm 2010, thu nợ của chương trình này chỉ đạt 504 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng 8,50% trong doanh số thu nợ năm này. Trong khi đó, doanh số cho vay ra rất cao, quy mô của nguồn thu nợ và doanh số cho vay chưa tương xứng với nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn trước cho vay dài hạn nhiều nên chưa đến hạn thu hồi. Thêm vào đó, do cho vay tràn lan nên gặp phải tình trạng cho vay không đúng đối tượng vay, thiếu bình xét dẫn đến tình trạng thu nợ rất thấp. Trong giai đoạn trước, tín dụng HSSV chủ yếu là cho vay dài hạn, nguồn vay dài hạn trong năm 2010 là 4.596 triệu đồng, chiếm trên 62,57% doanh số cho vay HSSV trong năm. Nguồn cho vay dài hạn tăng cao gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng và vòng vốn quay chậm gây lãng phí. Ngoài ra, HSSV theo học đại học thời hạn tối đa chỉ có 4,5 năm trong khi đó ngân hàng cho vay dài hạn là không hợp Trang 55 lý, vì tỷ lệ học sinh học đại học rất ít so với cao đẳng và trung cấp nghề. Lý do trên đã làm năm 2010 nguồn thu nợ từ chương trình rất thấp. Sang năm 2011, thu nợ tăng mạnh 85,12%, đạt mức 933 triệu đồng, tương đương tăng 429 triệu đồng và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2012 tăng tới 278,99%, tương đương 2.603 triệu đồng, đạt mức 3.536 triệu đồng. Xét về cơ cấu, trong năm 2012, tỷ trọng nguồn thu nợ từ chương trình cho vay học sinh sinh viên chiếm tới 24,88% trong tổng thu nợ của ngân hàng. Đây là con số chứng tỏ chất lượng tín dụng của chương trình ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh chóng này là do đây là giai đoạn nhiều món vay HSSV đến hạn trả nợ (cho vay từ cuối năm 2007). Ngoài ra, nguồn thu nợ chương trình này tăng nhanh cũng nhờ vào ý thức trả nợ, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với ngân hàng. Chính vì những lý do trên đã làm cho tình hình thu nợ học sinh, sinh viên tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2010-2012. d) Chương trình tín dụng giải quyết việc làm Thu nợ từ chương trình cho vay giải quyết việc làm có nguồn thu luôn tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng khá đều nhau trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, thu nợ từ chương trình này là 739 triệu đồng, năm 2011 thu nợ tăng lên 928 triệu đồng tăng 25,58% tương đương tăng 189 triệu đồng. Sang năm 2012, tình hình thu nợ tiếp tục phát triển đạt 1.146 triệu đồng, tăng 23,49% tương đương tăng 218 triệu đồng. Xét về quy mô giữa doanh số cho vay và thu nợ thì tình hình thu nợ của ngân hàng trong chương trình này đạt hiệu quả cao, nguồn thu nợ luôn được duy trì với tốc độ tốt. Tuy tốc độ tăng nguồn thu nợ của năm 2012 có giảm ít so với năm 2011 nhưng xét về lượng tiền thì tăng nhiều hơn. Đây là chương trình cho vay đối với các hộ gia đình kinh doanh, tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm xã hội,…các đối tượng được cho vay khi có dự án khả thi, nên khả năng trả được nợ ngân hàng cao. Ngoài ra, đây là chương trình cần có tài sản để đảm bảo với món vay trên 30 triệu đồng. Vì vậy, so với các chương trình khác trong NHCSXH thì đây là chương trình có độ rủi ro thấp, có hoạt động gần giống với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, do đó lợi nhuận thu được từ chương trình này cao hơn so với các chương trình khác. Chương trình cho vay giải quyết việc làm có tốc độ tăng trưởng liên tục là do hoạt động thu hồi, đôn đốc trả nợ của cán bộ tín dụng đạt tốt; các đơn vị vay vốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tự có ý thức trả nợ ngân hàng. Trang 56 * Doanh số thu nợ theo chương trình tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Các chương trình tín dụng 1. CV Hộ nghèo 2. Cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường 3. CV HSSV có hoàn cảnh khó khăn 4. CV Giải quyết việc làm Tổng ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 6th/ 6th/ 6th/ 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 8.580 1.480 3.773 -7.100 -82,75 2.293 154,93 1.058 1.593 1.343 535 50,57 -250 -15,69 588 2.236 1.823 1.648 280,27 -413 -18,47 315 2.043 -33 -9,48 1.728 548,57 10.574 5.624 8.982 -4.950 -46,81 3.358 59,71 348 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 a) Chương trình tín dụng hộ nghèo Thu nợ từ chương trình cho vay hộ nghèo vào 6th/2011 đạt 8.580 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 chỉ có 1.480 triệu đồng, thấp hơn 82,75% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân tình hình thu nợ vào đầu năm 2012 thấp là do ngành thủy sản vào thời điểm này tôm chết liên tục ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của huyện và đặc biệt tới người nghèo. Thêm vào đó, ngành chăn nuôi cũng gặp cảnh giá cả đầu ra giảm mạnh. Từ đó, người nghèo gặp cảnh rất khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Vào 6 tháng đầu năm 2013, thu nợ từ cho vay hộ nghèo đạt 3.773 triệu đồng, tăng 154,93% so với cùng kỳ năm 2012. Tình hình thu nợ trong năm này tăng cao là do việc doanh số thu nợ vào năm 2012 giảm đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, trong năm 2013, được sự chỉ đạo của Ban giám đốc và chi nhánh ngân hàng chính sách tỉnh, ngân hàng đã phấn đấu nâng cao công tác thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp khác nhau như tập trung thu hồi nợ từ các món nợ quá hạn và đôn đốc những món nợ gần đến hạn trả nợ đúng hạn đã khiến cho doanh số thu nợ đầu năm 2013 tăng Trang 57 cao. Thêm vào đó, tình hình kinh tế năm 2013 có bước phát triển tốt, người nghèo tập trung trả nợ những món vay cũ để được vay thêm món vay mới cao hơn. b) Chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Thu nợ từ chương trình vào 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.058 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng 50,57% đạt 1.593 triệu đồng. Tình hình thu nợ vào 6th/2012 tương đối thấp tuy nhiên thu nợ từ chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường vẫn tăng là do đối tượng được cho vay của chương trình là những hộ có thu nhập trung bình và khá vì vậy họ có thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng. Bước vào 6 tháng đầu năm 2013, thu nợ từ chương trình cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường đạt 1.343 triệu đồng giảm 15,69% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm doanh số cho vay của chương trình vào những năm trước đó đã làm thu nợ ngày càng giảm. Tuy nhiên, do doanh số cho vay năm 2013 tăng cao, vì vậy việc thu nợ từ chương trình này trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. c) Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Tình hình thu nợ của chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vào 6 tháng đầu năm 2011 là 588 triệu đồng đến cùng kỳ năm 2011 tăng mạnh 280,27% lên 2.236 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ đầu năm 2012 tăng rất cao là do số món vay đến hạn trong năm nay nhiều. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ có giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012 đạt 1.823 triệu đồng, giảm 18,47% so với cùng kỳ năm 2012. Việc doanh số thu nợ vào 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm 2012 là do số món nợ đến hạn trong giai đoạn này ít hơn so với năm trước. Ngoài ra, do ảnh hưởng của căn bản quy định số 2287 hạn chế đối tượng cho vay, giảm doanh số cho vay ảnh hưởng làm thu nợ giảm. d) Chương trình tín dụng giải quyết việc làm Về tình hình doanh số thu nợ của chương trình cho vay giải quyết việc làm vào 6 tháng đầu năm 2011 là 348 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm nhẹ 9,48% còn 315 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh đạt 2.043 triệu đồng tăng 548,57% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân tình hình thu nợ tăng cao là do nền kinh tế năm 2013 bước vào thời kỳ ổn định và phát triển trở lại, lạm phát được kiềm chế. Do đó, sản xuất của người dân trong năm 2013 diễn ra tốt Trang 58 nên có thu nhập để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, doanh số thu nợ tăng cao cũng do ảnh hưởng rất lớn từ sự tích cực trong công tác thu nợ của nhân viên tín dụng. 4.2.2.3 Tình hình dư nợ * Dư nợ theo chương trình tín dụng giai đoạn 2010-2012 3,50% 20,75% 2010 7,46% 22,06% 2011 44,15% 47,54% 4,57% 4,79% 23,64% 21,54% 6,96% 2012 HN 21,09% 47,03% HSSV GQVL 5,07% NSVSM T 19,85% Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Hình 4.4 Cơ cấu dư nợ theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 a) Dư nợ chương trình tín dụng hộ nghèo Với mục tiêu là động lực, chổ dựa của người nghèo trên mọi mặt, giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt, phấn đấu làm giàu cho tương lai. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước luôn dành sự quan tâm tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo. Dư nợ cho vay chương trình hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng dư nợ của ngân hàng, luôn chiếm trên 45% tổng dư nợ. Xét giai đoạn 2010-2012 trong bảng 4.10, dư nợ cho vay hộ nghèo liên tục tăng trưởng nhanh qua các năm với tốc độ tăng trưởng hằng năm không đều nhau. Năm 2010, dư nợ cho vay hộ nghèo là 49.060 triệu đồng, sang năm 2011 dư nợ tăng lên 2.145 triệu đồng tương đương tăng 4,37%, đạt 51.205 triệu đồng. Bước sang năm 2012 dư nợ tăng mạnh 16,98% tương đương tăng 8.695 triệu đồng, đạt 59.900 triệu đồng. Dư nợ tăng trưởng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình nghèo, đảm bảo chỉ tiêu tất cả các hộ nghèo có đủ điều kiện theo quy định đều có thể được vay vốn để sản xuất, nâng cao đời sống. Trang 59 Bảng 4.10: Dư nợ theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Các chương trình tín dụng 1.Hộ nghèo 2. Nước sạch, vệ sinh và môi trường 3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 4. Giải quyết việc làm 5. Hộ nghèo xây nhà ở Tổng 2010 2011 21.407 51.205 25.586 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2012 Số tiền % Số tiền % 59.900 2.145 4,37 8.695 16,98 26.857 4.179 19,52 1.272 4,97 24.397 24.982 25.285 585 2,40 4.712 5.561 6.461 849 18,02 3.611 8.657 8.860 5.046 139,74 203 2,34 103.187 115.991 127.363 12.804 12,41 11.372 9,80 303 1,21 900 16,18 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng dư nợ trong năm 2011 thấp hơn 2012 là do: tuy doanh số cho vay tăng cao, tăng 54,30% so với năm trước đó nhưng công tác thu nợ chương trình hộ nghèo của ngân hàng đạt kết quả tốt (tăng 134,61%), một con số thể hiện hoạt động tốt nổi bật trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, do tình hình kinh tế phục hồi - đặc biệt là ngành thủy sản có bước phát triển giúp người vay có tiền trả nợ. Đến năm 2012, dư nợ tăng cao một phần do doanh số cho vay tăng 32,25% nhưng quan trọng hơn là tình hình thu nợ sụt giảm tới 30,24%, điều này ảnh hưởng làm cho dư nợ tăng. Để tìm hiểu rõ hơn, đi vào phân tích dư nợ theo các ngành nghề được sử dụng vốn. Trong hoạt động tín dụng, khi người vay thực hiện đúng mục tiêu sử dụng của mình là rất quan trọng. Đặc biệt là đối với người nghèo, một đối tượng nhạy cảm của xã hội, để trách sự ỷ lại, lợi dụng vào nguồn tiền giá rẻ do nhà nước cấp, nhằm giúp đỡ họ vượt qua khó khăn sử dụng để tiêu xài, lãng phí thì việc xác định mục đích sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện đúng và có hiệu quả là rất quan trọng. Việc xác định dư nợ theo các mục đích sử dụng vốn khác nhau có thể cho ta thấy, việc sử dụng vốn Trang 60 đã đạt hiệu quả so với định hướng phát triển của địa phương hay chưa. Từ đó có thể đánh giá chất lượng, hiệu quả nguồn tín dụng mang lại cho sự phát triển kinh tế ở địa phương. Bảng 4.11: Dư nợ chương trình tín dụng hộ nghèo phân theo lĩnh vực đầu tư của NHCSXH huyện Cái Nước, giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 Nuôi trồng thủy sản 36.795 38.446 Chăn nuôi 9.321 Mục đích khác Tổng 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền 44.967 1.651 Số % tiền 4,49 6.521 16,96 9.643 11.208 322 3,45 1.565 16,23 2.944 3.116 3.725 172 5,84 49.060 51.205 59.900 2.145 % 609 19,54 4,37 8.695 16,98 Nguồn: Bảng tổng hợp cho vay hộ nghèo theo ngành nghề sản xuất Nuôi trồng thủy sản: Người nghèo ở huyện Cái Nước chủ yếu tham gia sản xuất trong ngành nuôi trồng thủy, hải sản với diện tích nuôi và sản lượng cung cấp hằng năm lớn, đây cũng là ngành mũi nhọn của Huyện, mang lại thu nhập cho đại bộ phận dân cư. Vì vậy, dư nợ trong ngành này luôn chiếm trên 75% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2012. Dư nợ nuôi trông thủ sản trong giai đoạn 2010-2012 liên tục tăng nhưng không đều giữa các năm. Năm 2010, dư nợ đạt 36.795 triệu đồng, sang năm 2011 dư nợ tăng 4,49% đạt 38.446 triệu đồng. Sang năm 2012, dư nợ tăng 16,96% đạt 44.967 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng trưởng dư nợ năm 2011 khá thấp so với năm 2012 là do tình hình thu nợ đặc biệt tăng rất cao (140,87%). Trong năm này, ngành thủy sản có được kết quả tốt cả về số lượng, chất lượng và giá cả. Vì vậy, nguồn cho vay được đầu tư có hiệu quả và mang lại lợi ích cao cho người nuôi. Vào năm 2012, dư nợ tăng cao, nguyên nhân là do tình hình thu nợ giảm đáng kể (giảm 32,05%), trong khi đó doanh số cho vay có quy mô lớn, dẫn đến tình trạng dư nợ tăng cao, nhưng tồn động nhiều rủi ro, nợ xấu có nguy cơ tăng. Chăn nuôi: Dư nợ của ngành chăn nuôi cũng liên tục tăng nhưng không đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, dư nợ cho chăn nuôi đạt Trang 61 9.321 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 3,45%, đạt 9.643 triệu đồng. Sang năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng 16,23%, đạt 11.208 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình chăn nuôi bị thiệt hai rất nặng nề từ các loại bệnh dịch, người nuôi hầu như thiệt hại toàn bộ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, doanh số thu nợ vào năm 2012 giảm đáng kể (giảm 16,29%). Đứng trước một nền kinh tế khó khăn với lạm phát tăng cao, người chăn nuôi cũng không thoát khỏi cảnh thiệt hại khi giá đầu vào liên tục tăng nhưng giá đầu ra lại giảm và biến động mạnh. Vì vậy, Người chăn nuôi cần sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhà nước thực hiện các biện pháp kìm chế lạm pháp, giữ giá mua ổn định, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Có như thế ngành chăn nuôi mới đem lại nhiều lợi ích, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là người nghèo - người có ít đất sản xuất thì việc chăn nuôi là rất phù hợp, góp phần vào chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững. Mục đích khác: Dư nợ cho vay của các mục đích khác cũng liên tục tăng trưởng. Năm 2010, dư nợ của các mục đích này đạt 2.944 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 5,84%, đạt 3.116 triệu đồng. Đến năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng 19,54% tương đương tăng 609 triệu đồng, đạt 3.725 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay trong giai đoạn này tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là do tình hình thu nợ của năm 2011 đạt cao và thu nợ giảm lại trong năm 2012 làm ảnh hưởng dư nợ tăng cao. b) Dư nợ chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường là chương trình phục vụ cho hộ gia đình thuộc đối tượng gia đình nông thôn, chưa có công trình hoặc đã có nhưng chưa đạt chuẩn quốc gia, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn đều được tham gia vay vốn. Mục tiêu của chương trình tín dụng này hướng đến là cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn để thực hiện chương trình quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình Nước sạch, vệ sinh và môi trường có dư nợ chỉ thấp hơn chương trình cho vay hộ nghèo. Chương trình có dư nợ luôn chiếm trên 20% tổng dư nợ của ngân hàng. Giai đoạn 2010-2012, Dư nợ chương trình cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường ngày càng tăng nhưng với tốc độ tăng ngày càng giảm. Năm 2010, dư nợ của chương trình này đạt 21.407 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 19,52% tương đương tăng 4.178 triệu đồng, đạt 25.585 triệu đồng. Đến Trang 62 năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại chỉ còn 4,97% tương đương tăng 1.272 triệu đồng, đạt 26.857 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ tăng trưởng nhanh vào năm 2011 là do so với doanh số thu nợ chỉ 2.601 triệu đồng thì doanh số cho vay tăng trưởng cao hơn (6.780 triệu đồng). Trong năm 2012, tốc độ tăng của dư nợ giảm chủ yếu là do doanh số cho vay giảm mạnh chỉ còn 4.260 triệu đồng, trong khi đó nguồn thu nợ vẫn tiếp tục tăng tới 2.988 triệu đồng. c) Dư nợ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tuy chỉ mới đưa vào thực hiện năm 2007, nhưng đến nay nguồn dư nợ cho vay của chương trình chiếm khá cao, luôn chiếm trên 20% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Dư nợ lớn chứng tỏ được quy mô và tầm quan trọng của chương trình này đối với ngân hàng nói riêng và chung cho toàn xã hội. Thấu hiểu được hoàn cảnh và ước mơ được đến trường của các con em gia đình khó khăn, ngân hàng đã dành nguồn tiền khá lớn để đầu tư cho chương trình này, phục vụ sự nghiệp giáo dục quốc gia. Giai đoạn 2010-2012, dư nợ cho vay chương trình học sinh sinh viên tăng nhưng với tốc độ tăng khá thấp. Năm 2010, dư nợ của chương trình này đạt 24.397 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 2,40% tương đương tăng 585 triệu đồng, đạt 24.982 triệu đồng. Đến năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng 1,21% tương đương tăng 303 triệu đồng, đạt 25.285 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ chương trình này tuy có tăng nhưng tốc độ tăng rất thấp là do doanh số cho vay biến động, giảm mạnh trong năm 2011 và tăng nhẹ trở lại trong năm 2012. Cùng với đó là sự tăng trưởng nhanh của thu nợ cũng góp phần làm dư nợ giảm. Dư nợ cũng như doanh số cho vay của chương trình bị ảnh hưởng lớn từ nghị định 2287 của ngân hàng chính sách xã hội về việc thay đổi một số quy định trong công tác tín dụng HSSV. Từ đó, đối tượng vay bị thu hẹp dẫn đến doanh số cho vay giảm chỉ cho vay dài hạn đối với những học sinh nghèo, cận nghèo, mồ côi; các đối tượng khó khăn khác chỉ cho vay trong vòng 1 năm và năm sau nếu có giấy xác nhận khó khăn mới được tiếp tục vay. d) Dư nợ chương trình tín dụng giải quyết việc làm Trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng. Để tránh nguồn lao động tập trung quá nhiều tại các thành phố lớn gây nhiều hệ lụy còn ở nông thôn, đất sản xuất nhiều nhưng lại thiếu lao động, tạo nên sự mất cân bằng về phát triển kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông thôn. Ngoài Trang 63 ra, ở huyện Cái Nước, trong giai đoạn này, các cơ sở nuôi tôm công nghiệp, chế biến thủy sản và một số làng nghề thủ công nhỏ lẻ ngày càng phát triển, do đó nhu cầu vốn tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, ngân hàng luôn dành một phần không nhỏ nguồn vốn đầu tư phát triển chương trình này. Cho vay giải quyết việc làm có nguồn dư nợ liên tục tăng trưởng và tương đối ổn định so với các chương trình khác. Chương trình này đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương, hỗ trợ vốn sản xuất-kinh doanh kịp thời cho các cơ sở kinh doanh. Năm 2010, dư nợ của chương trình này đạt 4.712 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 18,02% tương đương tăng 849 triệu đồng, đạt 5.561 triệu đồng. Đến năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng 16,18% tương đương tăng 900 triệu đồng, đạt 6.461 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ của chương trình liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2012 là do doanh số cho vay của chương trình tăng. Nhu cầu vốn tín dụng cấp thiết của chương trình trong giai đoạn này đã làm doanh số cho vay tăng cao. Thêm vào đó, nguồn vốn ngân hàng phân bổ cho chương trình tín dụng này ngày càng tăng do tình hình thu nợ phát triển và nợ xấu giảm đã chứng tỏ được hiệu quả do chương trình mang lại. e) Dư nợ chương trình tín dụng hộ nghèo về nhà ở Cùng với chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thông qua chương trình, đã thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đối với người nghèo về mọi mặt của cuộc sống. Nguồn dư nợ của chương trình này liên tục tăng nhưng không đều nhau trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, dư nợ của chương trình đạt 3.611 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 139,74% tương đương tăng 5.046 triệu đồng, đạt 8.657 triệu đồng. Đến năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng 2,34%, tương đương tăng 203 triệu đồng, đạt 8.860 triệu đồng. Dư nợ chỉ chịu tác động tăng từ doanh số cho vay, do chương trình này chưa đến kỳ hạn trả nợ nên chưa có nguồn thu nợ. Năm 2012, tốc độ tăng của dư nợ thấp là do doanh số cho vay trong năm 2012 rất thấp do nguồn vốn giải ngân cho chương trình này đã hết. Đến nay, nhiều hộ nghèo đã có căn nhà kiên cố, ổn định. Từ đó chăm lo nhiều hơn cho sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Trang 64 * Dư nợ phân theo chương trình tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.12: Dư nợ theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Các chương trình tín dụng 6th/ 2011 6th/ 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 6th/ 2012/2011 2013/2012 2013 Số tiền % Số tiền % 67.628 829 1,64 16.274 31,69 32.294 2.183 9,02 5.898 22,34 50.525 51.354 1. Hộ nghèo 24.213 26.396 2. Nước sạch, vệ sinh và môi trường 24.976 23.991 25.271 3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 5.318 5.517 6.649 4. Giải quyết việc làm 5.849 8.853 8.860 5.Hộ nghèo về nhà ở 2.044 6. Hộ cận nghèo Tổng 110.881 116.111 142.746 -985 -3,94 199 3,74 3.004 51,36 5.230 4,72 1.280 5,34 1.132 20,52 7 0,08 2.044 26.635 22,94 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 a) Dư nợ chương trình tín dụng hộ nghèo Vào 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt mức 50.525 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng nhẹ 1,64% đạt 51.354 triệu đồng. Nguyên nhân thu nợ năm 2012 thấp là do tình hình thu nợ thấp nên doanh số cho vay cũng thấp hơn so với các năm trước. Đến 6 tháng đầu năm 2013, du nợ tiếp tục tăng mạnh đạt 67.628 triệu đồng, chiếm khoảng 47,72% trong tổng dư nợ. So với cùng kỳ năm 2012 dư nợ tăng 31,69%. Nguyên nhân chính làm cho dư nợ tăng là do doanh số cho vay trong năm 2013 tăng mạnh (tăng 606,02% so với cùng kỳ năm 2012) trong khi đó tình hình thu nợ cũng có bước tăng trưởng so với năm 2012 (tăng 154,93%). Điều đó đã tác động làm dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao. Trang 65 b) Dư nợ chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ của chương trình cho vay NHVS&MT đạt 24.213, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên 26.396 triệu đồng, tăng 9,02% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ tiếp tục tăng 22,34% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 32.294 triệu đồng. Dư nợ của chương trình liên tục tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 với quy mô ngày càng mở rộng. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu trong chương trình này tăng cao, dẫn đến doanh số cho vay tăng, tác động làm dư nợ tăng, đặc biệt tăng cao doanh số cho vay trong năm 2013. Dư nợ chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường tăng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu về nước sạch của người dân nông thôn ngày càng nhiều, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn. c) Dư nợ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Dư nợ của chương trình trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 24.976 triệu đồng, đến năm 2011 dư nợ giảm nhẹ 3,94%, còn 23.991 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ giảm là do doanh số cho vay trong giai đoạn này ảnh hương bởi quyết định số 2287 nên rất thấp so với các năm trước, trong khi đó đây là năm các món vay đến hạn nhiều nên thu nợ tăng mạnh. Dư nợ chương trình cho vay HSSV đến 6th/2013 tiếp tục tăng đạt 25.271 triệu đồng, tăng 5,34% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy dư nợ tăng nhưng với tốc độ tăng rất thấp. Nguyên nhân là do tình hình thu nợ của chương trình trong năm 2013 đạt kết quả cao do có nhiều món vay đến hạn. Ngoài ra, do việc hạn chế đối tượng cho vay, đã ảnh hưởng doanh số cho vay giảm từ đó làm dư nợ giảm. Tuy nhiên, thu nợ tăng cao đã chứng tỏ việc cho vay chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang mang lại những hiệu quả tích cực đối với hoạt động cho vay của ngân hàng và hiệu quả cho xã hội. Dư nợ ngày càng tăng đã thể hiện quy mô tín dụng của chương trình ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. d) Dư nợ chương trình tín dụng giải quyết việc làm Chương trình cho vay giải quyết việc làm có mức dư nợ trong 6th/2011 2011 đạt 5.318 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng 3,74%, đạt 5.517 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 20,52%, đạt 6.649 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Dư nợ tăng cao chủ yếu ảnh hưởng từ doanh số cho vay tăng. Dư nợ tăng cao đã góp phần giải quyết nhu cầu về sản xuất kinh doanh và góp phần Trang 66 giải quyết việc làm cho người lao động đang nhàn rỗi tại địa phương tác động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. e) Dư nợ chương trình tín dụng hộ nghèo về nhà ở Trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ chương trình này đạt 5.849 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng 51,36% đạt 8.853 triệu đồng. Vào 6 tháng đầu năm 2012 do ngân hàng tiến hành giải ngân phần vốn còn lại phân bổ cho chương trình vào năm 2011 nên trong năm nay doanh số cho vay rất thấp. Tuy nhiên, so với 6 tháng đầu năm 2011 thì năm 2012 có dư nợ tăng mạnh là do ảnh hưởng bởi doanh số cho vay vào 6 tháng cuối năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, nguồn dư nợ từ chương trình này không tăng do ngân hàng không cho vay và chưa đến thời hạn thu hồi nguồn vốn này. Nguồn dư nợ tăng 7 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 là do phát sinh vào cuối năm 2012. f) Dư nợ chương trình tín dụng Hộ cận nghèo Chương trình Hộ cận nghèo được bắt đầu cho vay vào đầu năm 2013 với doanh số cho vay là 2.044 triệu đồng, vì vậy dư nợ chương trình này đạt 2.044 triệu đồng. Trong thời gian tới, chương trình này sẽ có mức dư nợ tăng cao do nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình thuộc đối tượng cận nghèo là rất lớn. 4.2.2.4 Tình hình nợ xấu * Nợ xấu phân theo các chương trình tín dụng giai đoạn 2010-2012 a) Chương trình tín dụng hộ nghèo Chương trình cho vay hộ nghèo có nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước, chiếm trên 60% tổng nợ xấu vào năm 2012. Tuy nhiên, so với các năm trước, năm 2012 là năm tỷ lệ nợ xấu của chương trình cho vay hộ nghèo giảm mạnh. Việc nợ xấu của chương trình này cao là do: đây là chương trình có thời gian cho vay trên 10 năm và cũng là chương trình cho vay đầu tiên của NHCSXH với nguồn dư nợ cao. Ngoài ra, đối tượng cho vay trong chương trình là người nghèo, đây là đối tượng có độ rủi ro về vốn tín dụng rất cao. Trong giai đoạn 2010-2012, công tác xử lý nợ xấu chương trình cho vay hộ nghèo được thực hiện rất tốt, số dư nợ xấu liên tục giảm. Năm 2010, nợ xấu là 4.843 triệu đồng, đến năm 2011 giảm còn 4.655 triệu đồng giảm 3,88% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục giảm mạnh 47,09% chỉ còn 2.463 triệu đồng so với năm 2011. Trang 67 Bảng 4.13: Nợ xấu phân theo các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Các chương trình tín dụng 2010 2011 2012 4.843 4.655 2.463 1.Hộ nghèo 20 78 2 2.Nước sạch, vệ sinh và môi trường 61 63 945 3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 396 416 442 4. Giải quyết việc làm Tổng 5.320 5.212 3.852 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số % Số % tiền tiền -188 -3,88 -2.192 -47,09 58 290,00 -76 -97,44 2 3,28 882 1.400,00 20 5,05 26 6,25 -2,03 -1.360 -26,09 -108 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Để hiểu rõ hơn tình hình nợ xấu giảm nhanh là do đâu, tìm hiểu bảng 4.14 tình hình nợ xấu của từng mục đích sử dụng vốn để tìm ra nguyên nhân làm nợ xấu giảm. Bảng 4.14: Nợ xấu chương trình hộ nghèo theo mục đích sử dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Nuôi trông thủy sản 3.216 986 Chăn nuôi 641 Mục đích khác Tổng 4.843 3.039 1.358 1.110 749 506 356 4.655 2.463 % -177 -5,50 124 12,58 -135 -21,06 -188 -3,88 Số tiền % -1.681 -361 -150 -2.192 -55,31 -32,52 -29,64 -47,09 Nguồn: Bảng tổng hợp cho vay hộ nghèo theo ngành nghề sản xuất, 2010, 2011, 2012 Nuôi trồng thủy sản: Nợ xấu của ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 20102012 chiếm khoảng từ 55-66% trong tổng nợ xấu cho vay hộ nghèo và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2010, nợ xấu là 3.216 triệu đồng, đến năm 2011 Trang 68 giảm còn 3.039 triệu đồng giảm 5,50% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục giảm mạnh 55,31% chỉ còn 1.358 triệu đồng, tương đương giảm 1.681 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu ngành nuôi trồng thủy sản giảm mạnh là do ngành nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn này có khởi sắt so với những năm trước đó, người dân không chỉ nuôi tôm mà còn sản xuất các loại khác như nuôi cá, trồng cây,… nhằm phân tán rủi ro, nâng cao nâng suất trên cùng một diện tích đất. Đối với ngành này, do nuôi theo kiểu trong các vuông tôm là chính, không nuôi theo công nghiệp nên dù tôm có chết, người nuôi vẫn có thu nhập ít từ cá hoặc các loại thủy sản khác. Đồng thời, do người nuôi tôm có đất canh tác, có vị trí ổn định nên khó bỏ đi và cán bộ tín dụng, các tổ trưởng dễ dàng quản lý trong quá trình sử dụng vốn. Chăn nuôi: Nợ xấu của ngành chăn nuôi cũng giảm trong giai đoạn 20102012. Nhưng xét tỷ trọng trong tổng nợ xấu thì ngành chăn nuôi có tỷ trọng nợ xấu khá cao. Năm 2010, nợ xấu là 986 triệu đồng, chiếm trên 20% trong tổng nợ xấu. Năm 2011 tăng nhẹ lên 1.110 triệu đồng, tăng 12,58% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu chỉ còn 749 triệu đồng giảm 32,52% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh đối với heo, gà, vịt diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp đến người nuôi. Đối với ngành chăn nuôi khi một đàn heo hay đàn gà, vịt bị nhiễm bệnh rất dễ lây lan cho các con khác vì vậy dễ bị thiệt hại toàn bộ, làm người nuôi mất trắng. Thêm vào đó, giá cả đầu ra của vật nuôi giảm thấp đã ảnh hưởng đến thu nhập của người vay. Nhưng trong năm 2012, tình hình chăn nuôi có bước phát triển các ngành chức năng đã dùng nhiều biện pháp để phòng ngừa dịch bệnh như. Vì vậy, dịch bệnh cơ bản đã được đây lùi, người nuôi an tâm hơn tỏng sản xuất; được sự hướng dẫn của các cấp Hội ứng dụng những phương thức nuôi mới nhằm tăng trưởng nhanh, bảo vệ môi trường. Từ đó, thu nhập tăng lên, có nguồn thu để trả nợ ngân hàng nên tình hình nợ xấu giảm. Mục đích khác: Tình hình nợ xấu của các mục đích vay vốn như trồng trọt, kinh doanh nhỏ,… trong giai đoạn 2010-2012 cũng giảm nhanh nhưng không đều giữa các năm. Năm 2010, nợ xấu là 641 triệu đồng, đến năm 2011 giảm 21,06% còn 506 triệu đồng. Bước sang năm 2012, nợ xấu các mục đích này tiếp tục giảm 29,64% còn 356 triệu đồng. Nợ xấu các mục đích này giảm cũng là nhờ vào công tác xử lý nợ, thu hồi nợ xấu tốt của cán bộ tín dụng. Trang 69 Tuy nợ xấu có xu hướng giảm, nhưng nợ xấu trong chương trình cho vay hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chương trình cho vay. Một nữa số hộ có nợ quá hạn của hộ nghèo là nằm trong nguyên nhân làm ăn thua lỗ, bỏ chốn khỏi địa phương, chây ỳ, biến làm, sử dụng vốn sai mục đích.Vì vậy, giải pháp duy nhất để giảm nợ xấu là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người vay trong việc sử dụng nguồn vốn và việc trả nợ cho ngân hàng. NHCSXH và các Hội đoàn thể phải nắm rõ thông tin người vay nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời cho người nghèo, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội to lớn của NHCSXH đảm bảo nguồn vốn sử dụng có hiệu quả đối với người nghèo. b) Chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Đây là chương trình có mức nợ xấu thấp nhất của NHCSXH huyện Cái Nước. Nợ xấu của chương trình này chiếm chưa tới 1% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Chương trình cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường có mức nợ xấu không ổn định, tăng giảm không đều trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 nợ xấu chỉ có 20 triệu đồng, năm 2011 tăng mạnh lên 78 triệu đồng tăng 290,00% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 2 triệu đồng giảm 97,44% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong giai đoạn 20102012 của chương trình này có chiều hướng giảm là do đây là nguồn vốn do Nhà nước cấp với mục đích mang nước sạch đến với người dân và xử lý chất thải, thay đổi thói quen sống của người dân nông thôn về vấn đề vệ sinh nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân. Vì vậy, người vay hiểu được ý nghĩa quan trọng đó nên ý thức trả nợ rất cao. Ngoài ra, việc cho vay không bó hẹp vào các hộ gia đình nghèo mà cả các hộ có thu nhập trung bình và khá. Do đó, việc thu nợ của chương trình này tốt, dẫn đến nợ xấu ít và có chiều hướng ngày càng giảm. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu vẫn còn nhiều biến động với độ rủi ro nợ xấu tăng lại cao. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra giải pháp tiếp tục duy trì mức nợ xấu như hiện nay, tránh tình trạng biến động mạnh, gây rủi ro cho nguồn vốn và giảm chất lượng tín dụng của chương trình. c) Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có nợ xấu chiếm khoảng 24,53% trong tổng nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước vào năm 2012. Trong giai đoạn 2010-2012, nợ xấu của chương trình này tăng cao, đặc biệt là tăng rất cao vào năm 2012. Năm 2010 nợ xấu của chương trình cho vay rất thấp chỉ 61 triệu đồng, năm 2011 là 63 triệu đồng tăng 3,28% tương đương tăng 2 triệu đồng. Sang năm Trang 70 2012, tình hình nợ xấu đột biến tăng mạnh lên 945 triệu đồng tăng gấp 15 lần, tăng 1.400,00%, tương đương tăng 882 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong chương trình này đặc biệt tăng rất cao vào năm 2012 là do đây là năm các món vay đến hạn trả nợ nhiều. Tuy nhiên, do tình hình nền kinh tế khó khăn, tỷ lệ sinh viên mới ra trường thấp nghiệp tăng. Vì vậy, sinh viên không có thu nhập để trả nợ ngân hàng hoặc sinh viên có việc làm nhưng thu nhập còn thấp không đủ trang trải cuộc sống, để trả được nợ ngân hàng là một việc khó khăn. Ngoài ra, một phần do gia đình sinh viên sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng nguồn tiền trang trải chi phí học tập vào việc tiêu xài lãng phí hoặc sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ. Một số sinh viên tự ý bỏ học hoặc bị đuổi học dẫn đến không có thu nhập để trả nợ ngân hàng. Chính những lý do trên đã làm cho chương trình cho vay học sinh sinh viên có mức nợ xấu cao. Để nâng cao chất lượng tín dụng chương trình và giảm thiểu nợ xấu đến mức tối đa, ngân hàng cần phối hợp với các Hội đoàn thể để nâng cao ý thức, trách nhiệm trả nợ đối với hộ vay vốn; tiến hành thỏa thuận với các món vay còn điều kiện trả nợ về việc mở rộng thời hạn trả nợ và miễn, giảm lãi tiền vay nhằm thu hồi tối đa các khoản nợ xấu; Thường xuyên đôn đốc các món vay gần đến hạn để tránh tình trạng nợ xấu tiếp tục tăng. d) Chương trình tín dụng giải quyết việc làm Chương trình giải quyết việc làm có nợ xấu tăng trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 là 396 triệu đồng, năm 2011 là 416 triệu đồng tăng 5,05%, tương đương tăng 20 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng nhẹ lên 442 triệu đồng, tăng 6,25% tương đương tăng 26 triệu đồng so với năm 2011. Nợ xấu của chương trình này chiếm khoảng 7-11% trong tổng nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012.Tuy nợ xấu chương trình này tăng nhưng xét về tỷ lệ nợ xấu so với mức dư nợ thì nợ xấu giảm lại từ 8,40% năm 2010 xuống còn 6,84% năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu của chương trình này tăng là do các hộ gia đình, cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ không có tiền trả nợ ngân hàng. Đối với từng ngành nghề trong kinh doanh đều mang những rủi ro riêng có thể dẫn đến thiệt hại một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trong chương trình cho vay giải quyết việc làm, việc đánh giá tính khả thi của một dự án chỉ mang một tính chất thực tế lúc thẩm định và suy đoán của người thẩm định. Vì vậy, trong quá trình sản xuất thực tế, có thể phát sinh những khó khăn, mà nếu vượt qua khó khăn đó mới có thể tiếp tục sản xuất để tăng thu nhập, tăng lợi nhuận. Nhưng nếu không Trang 71 vượt qua được sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ sản xuất, hàng hóa tồn kho, có thể dẫn đến phá sản và không còn tiền để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, trong chương trình này, việc sử dụng vốn vay đúng với mục đích đăng ký với ngân hàng là rất quan trọng, sử dụng sai mục đích, sử dụng vào chi tiêu lãng phí cũng góp phần làm tăng nợ xấu trong chương trình. * Nợ xấu phân theo các chương trình tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.15: Nợ xấu phân theo các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Các chương trình tín dụng 1.Hộ nghèo 2.Nước sạch, vệ sinh và môi trường 3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 4.Giải quyết việc làm Tổng ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 6th/ 6th/ 6th/ 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 4.931 4.604 2.204 -327 -6,63 -2.400 -52,13 263 468 8 205 77,95 -460 -98,29 68 1.220 1.039 1.152 1.694,12 -181 -14,84 352 45 10,49 -122 -25,74 5.691 6.766 3.603 1.075 18,89 -3.163 -46,75 429 474 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 a) Chương trình tín dụng hộ nghèo Chương trình hộ nghèo có nợ xấu vào 6th/2011 là 4.931 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm 6,63% còn 4.604 triệu đồng. Vào 6 tháng đầu năm 2013, chương trình cho vay hộ nghèo có nợ xấu chiếm 61,67% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, so với các giai đoạn trước thì nợ xấu trong năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 2.204 triệu đồng, giảm 52,13% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ tích cực của ngân hàng và các đợt xóa nợ do Thủ tướng quyết định nhằm giảm bớt gánh nặng cho NHCSXH đối với những món vay không còn khả năng trả nợ. Trang 72 b) Chương trình tín dụng nước sạch, vệ sinh và môi trường Nợ xấu của chương trình vào 6th/2011 là 263 triệu đồng, đến năm 2011 tăng mạnh 77,95% với 468 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu trong đầu năm 2012 tăng cao là do tình hình kinh tế khó khăn, sản lượng ngành thủy sản giảm thấp, thu nhập của người dân trong Huyện không ổn định, khả năng trả nợ thấp dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. Nợ xấu của chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường giảm vào 6th/2013 còn 8 triệu đồng, giảm 98,29% so với cùng kỳ năm 2012. So với dư nợ chương trình này vào năm 2013, số dư nợ xấu của chương trình này rất thấp. Qua đó đã thể hiện được ý thức cao của người dân trong việc trả nợ ngân hàng và hiệu quả của nguồn vốn mang lại nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn góp phần nâng cao sản xuất, cải thiện đời sống. c) Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong 6th/2011 có nợ xấu là 68 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 là 1.220 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chương trình có nợ xấu giảm nhẹ còn 1.039 triệu đồng, giảm 14,84% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao kể từ năm 2012 là do giai đoạn này có nhiều món vay đến hạn. Tuy nhiên, việc tình hình kinh tế khó khăn, sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm. Vì vậy, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì tình hình nợ xấu của chương trình này có chiều hướng giảm, nguyên nhân là do ngân hàng đã kiên quyết hơn trong việc xử lý nợ xấu và đưa ra các giải pháp kịp thời để hạn chế nợ xấu từ chương trình này. d) Chương trình tín dụng giải quyết việc làm Trong 6 tháng đầu năm 2011, chương trình giải quyết việc làm có nợ xấu là 429 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng 10,49% so với cùng kỳ năm 2012 tới 474 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của chương trình giảm mạnh 25,74% so với cùng kỳ năm 2012 còn 352 triệu đồng. Chương trình cho vay giải quyết việc làm có mức nợ xấu ngày càng giảm, có được thành quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu, thường xuyên quản lý việc sử dụng vốn và thẩm định cho vay đúng đối tượng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chương trình. Trang 73 4.2.3 Tình hình tín dụng theo thời hạn 4.2.3.1 Doanh số cho vay Thời hạn cho vay là một điều kiện quan trọng trong công tác cho vay vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, làm sao để họ có đủ thời gian để hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, sử dụng hiệu quả đồng vốn được vay và vòng quay vốn ngắn nhằm mang lại lợi ích cao nhất là câu hỏi đặt ra đối với những người cấp tín dụng. Do đó, được sự giúp đỡ, phối hợp của nhiều ngành, cơ quan, nhà nước đã có những quy định cụ thể về thời hạn cho vay ứng với từng mục đích sử dụng vốn vay của người nghèo. * Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.16: Doanh số cho vay theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng 2010 2011 2012 110 18.937 7.474 26.521 55 21.310 5.276 26.641 164 23.906 1.512 25.582 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % -55 -50,00 2.373 12,53 -2.198 -29,41 120 0,45 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 109 198,18 2.596 12,18 -3.764 -71,34 -1.059 -3,98 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Doanh số cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn ngắn, ngân hàng có thể cho vay nhiều đối tượng và khách hàng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời, mang lại rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Do đó, đa số các ngân hàng nói chung điều tăng cường cho vay ngắn hạn, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, NHCSXH là ngân hàng đặc biệt có tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn thấp. Trong gian đoạn 2010-2012, doanh số cho vay ngắn hạn của NHCSXH huyện Cái Nước rất thấp, tỷ trọng không quá 1% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay tại ngân hàng. Việc không cho vay ngắn hạn khiến cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn so với các NHTM khác và nguồn vốn thu hồi được trong thời gian dài với lãi suất thấp. Do đó, lợi nhuận của NHCSXH rất thấp so với các ngân hàng Trang 74 khác. Nguyên nhân ngân hàng không cho vay ngắn hạn là vì ngành nghề chủ yếu của người dân huyện Cái Nước là nông nghiệp như nuôi trồng thủy sản, trọng trọt, chăn nuôi, làm thủ công nghiệp,…các ngành nghề này có kết quả thu được khá lâu và thấp. Vì vậy, việc cho vay thời hạn dưới 1 năm là một điều kiện khó khăn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khó khăn. Thêm vào đó, đa số người nghèo ở huyện Cái Nước kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt còn lạc hậu. Vì vậy, cần thời gian dài để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất để đạt được hiệu quả cao. Nguồn cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 20102012 chủ yếu phát sinh từ chương trình giải quyết việc làm. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 là 110 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 50,00% còn 55 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 164 triệu đồng, tăng 198,18% so với năm 2011. Việc cho vay ngắn hạn giải quyết việc làm tăng hay giảm chủ yếu là do nhu cầu của người dân trong giai đoạn đó. b) Doanh số cho vay trung hạn Đối với ngân hàng chính sách xã hội, việc cho vay trung mang lại rủi ro cao hơn so với các ngân hành thương mại khác vì đa số người nghèo và đối tượng chính sách thường ít đất, việc sản xuất lạc hậu, cho vay món vay nhỏ, thời hạn dài nên thường dẫn đến việc khó quản lý; người vay bỏ đi chốn nợ, dẫn đến nợ xấu cao. Tuy nhiên, do NHCSXH là một ngân hàng đặc biệt, đối tượng phục vụ chủ yếu là người nghèo và đối tượng chính sách nên việc cấp tín dụng phải phụ thuộc vào đặc điểm của họ. Tỷ trọng của doanh số cho vay trung hạn chiếm rất lớn, luôn chiếm trên 70%. Riêng năm 2012, doanh số cho vay trung hạn chiếm tới 93,40% trong cơ cấu tổng doanh số cho vay tại NHCSXH huyện Cái Nước trong giai đoạn 20102012. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch từ cho vay dài hạn sang trung hạn của chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Cho vay trung hạn có vòng quay vốn khá chậm, nhiều rủi ro, nhưng cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn là do nó phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng. Người dân ở huyện Cái Nước là làm nông nghiệp như nuôi tôm, nuôi cá, nuôi gia súc gia cầm, trồng rau màu và cây ăn trái… thời gian thu lại lợi ích chậm và năng suất thấp. Việc sản xuất, thâm canh lạc hậu dễ dàng bị mất mùa do thiên tai, lũ lụt cần có thời gian phục hồi. Vì vậy, để phù hợp với sản xuất và hạn chế rủi ro mức thấp nhất, hầu hết các chương trình cho vay của ngân hàng đều nằm trong cho vay trung hạn. Thêm vào đó, ngân hàng còn khuyến khích người nghèo và các đối Trang 75 tượng thuộc diện chính sách gửi tiền tiết kiệm hằng tháng tùy thuộc vào số tiền vay và thời hạn trả nợ để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Vì thời gian dài sẽ chia gánh nạng nợ thành nhiều phần nhỏ tạo sự dễ dàng trong việc trả nợ. Trong các giai đoạn kế tiếp, nguồn cho vay trung hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người nghèo và nhiều đối tượng chính sách khác. Vì vậy việc đảm bảo giảm thiểu những rủi ro do thời gian vay mang lại là một điều quan trọng trong công tác cho vay của ngân hàng. Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay trung hạn của NHCSXH huyện Cái Nước liên tục tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều nhau qua các năm. Doanh số cho vay trung hạn từ 18.937 triệu đồng năm 2010, đến năm 2011 tăng lên 21.310 triệu đồng ,tức tăng 2.373 triệu đồng, tương đương tăng 12,53% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đến 23.906 triệu đồng, tương đương tăng 12,18% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nguồn vốn Trung ương cấp và huy động tăng. Trong năm 2012, tốc độ tăng doanh số cho vay trung hạn tuy có giảm so với năm 2011 nhưng không đáng kể. c) Doanh số cho vay dài hạn Cho vay dài hạn là loại hình cho vay mang lại rủi ro rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Tại NHCSXH huyện Cái Nước, nguồn cho vay dài hạn chủ yếu nằm trong chương trình cho hộ nghèo vay để xây nhà ở và cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua hai chương trình cho vay dài hạn này đã góp phần thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta trong việc coi trọng không chỉ về vấn đề cấp vốn cho đối tượng người nghèo sản xuất – kinh doanh mà còn giúp họ có cuộc sống ổn định, thực hiện ước mơ của người nghèo có một căn nhà kiên cố, không lo mưa nắng để chú tâm sản xuất và góp phần giúp thế hệ trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường, nâng cao trình độ, góp phần xây dựng đất nước trong tương lai. Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay dài hạn tại NHCSXH huyện Cái Nước có chiều hướng ngày càng giảm. Năm 2010, doanh số cho vay dài hạn đạt 7.474 triệu đồng, trong đó cho vay HSSV chiếm 62,57%. Sang năm 2011, doanh số cho vay giảm nhanh xuống còn 5.276 triệu đồng, giảm 29,41% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sự sụt giảm mạnh về doanh số cho vay dài hạn của chương trình HSSV. Nguồn cho vay dài hạn HSSV chỉ còn chiếm 5,69% trong tổng doanh số cho vay HSSV. Từ đó, đã làm cơ cấu cho vay dài hạn giảm rõ rệt. Trang 76 Tuy nhiên, trong năm này nguồn cho vay hộ nghèo về nhà ở đã đến giai đoạn cuối, ngân hàng gấp rút giải ngân toàn bộ nên chương trình này tăng đáng kể (tăng 75%). Bước sang năm 2012, nguồn cho vay dài hạn giảm nhanh xuống còn 1.512 triệu đồng, giảm 71,34%, tương đương giảm 3.764 triệu đồng so với năm 2011. Sự sụt giảm nhanh chóng này là do nguồn cho vay hộ nghèo về nhà ở giảm (giảm 95,99%) so với năm trước đó. Khi cho vay dài hạn, ngân hàng sẽ mang trong mình rủi ro rất cao. Nhưng do mục đích của nguồn vốn xã hội này không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, ý nghĩa về mặt xã hội rất quan. Để đánh giá nguồn vốn có hiệu quả không thì phải xem nguồn vốn này đã xây được những căn nhà kiên cố cho hộ nghèo hay chưa, có giúp đỡ họ trong sản xuất, nâng cao chất lượng sống chưa, có góp phần cải thiện bộ mặt nông thông chưa. Từ đó, mới có thể đưa ra kết luận về chất lượng tín dụng của nguồn vốn này mang lại. * Doanh số cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 Do những khó khăn và hạn chế trong việc sử dụng vốn trong cho vay ngắn hạn đối với đối tượng vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2013, NHCSXH huyện Cái Nước không cho vay ngắn hạn. Bảng 4.17: Doanh số cho vay theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 6th 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 Trung hạn Dài hạn Tổng 16.482 1.786 18.268 5.038 706 5.744 24.022 343 24.365 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % -11.444 -69,43 -1.080 -60,47 -12.524 -68,56 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % 18.984 376,82 -363 -51,42 18.621 324,18 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 a) Cho vay trung hạn Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay trung hạn đạt 16.482 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm 69,43% còn 5.038 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số cho vay 6th/2012 giảm là do nguồn vốn Trung ương chưa được phân bổ, do trong năm 2012 nguồn vốn được cấp vào những tháng cuối năm. Đến cùng kỳ Trang 77 năm 2013, do không cho vay ngắn hạn, nguồn cho vay dài hạn cũng giảm so với các năm trước nên bước sang 6th/2013, doanh số cho vay trung hạn tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng trên 98% trong tổng doanh số cho vay, đạt 24.022 triệu đồng, tăng 376,82%. Nguyên nhân tăng trưởng mạnh là do nguồn vốn bổ sung cho vay các chương trình trong 6th/2013 đều tăng mạnh, nguồn vốn từ Nhà nước giao cho ngân hàng chính sách trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt tới 154.060 triệu đồng, tăng 20.742 triệu đồng so với năm 2012. Điều đó đã góp phần làm tăng doanh số cho vay, giải quyết nhu cầu vay vốn lớn của người dân trên địa bàn. b) Cho vay dài hạn Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay dài hạn ở mức cao đạt 1.786 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 chỉ còn 706 triệu đồng, giảm 60,47% so với năm 2011. Doanh số cho vay dài hạn trong 6th/2013 tiếp tục giảm mạnh còn 343 triệu đồng, giảm 51,42% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 3 năm, doanh số cho vay dài hạn liên tục giảm mạnh nguyên nhân là do sự chuyển đổi thời hạn cho vay trong chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ chủ yếu dài hạn sang trung hạn do ảnh hưởng của quy định 2287. Ngoài ra, chương trình xây nhà ở cho người nghèo đang ở trong giai đoạn cuối và hầu như không giải ngân chương trình này vào năm 2013. Vì vậy, doanh số cho vay dài hạn liên tục giảm. 4.2.3.2 Thu nợ theo thời hạn * Thu nợ theo thời hạn giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.18: Thu nợ theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng 2010 570 5.245 85 5.900 2011 2012 150 12.987 700 13.837 18 13.138 1.054 14.210 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % -420 -73,68 -132 -88,00 7.742 147,61 151 1,16 615 723,53 354 50,57 7.936 134,49 373 2,70 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Trang 78 Công tác thu nợ cho vay theo thời hạn thể hiện việc cho vay của ngân hàng theo thời hạn vay có hiệu quả và hợp lý hay không. Việc đảm bảo nguồn vốn cho vay được thu hồi một cách nhanh nhất, vòng quay vốn ngắn nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cho người sử dụng vốn là rất quan trọng. Như đã phân tích ở trên, trong tỷ trọng doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước thì cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, do nó phù hợp với đặc thù sản xuất ở địa phương. Do đó, nguồn thu nợ của cho vay trung hạn cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nợ. a) Thu nợ ngắn hạn Nguồn thu nợ ngắn hạn của NHCSXH huyện Cái Nước liên tục giảm. Năm 2010 thu nợ cho vay ngắn hạn là 570 triệu đồng, đến năm 2011 giảm 73,68% còn 150 triệu đồng, sang năm 2012, nguồn thu từ cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm mạnh 88,00%, chỉ còn 18 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến nguồn thu nợ từ cho vay ngắn hạn ngày càng thấp là do: thứ nhất do doanh số cho vay ngắn hạn thấp dẫn đến nguồn thu nợ cũng thấp; thứ hai là do trong giai đoạn 2010-2012, nguồn thu chủ yếu của cho vay ngắn hạn là từ chương trình giải quyết việc làm với thời hạn dưới một năm cho các mục đích vay vốn là chăn nuôi, trồng trọt,… Nhưng trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn này, ngành chăn nuôi và trồng trọt đều gặp phải tình cảnh giá cả biến động mạnh, ảnh hưởng của sâu, dịch bệnh làm cho người vay bị thiệt hại nghiêm trọng, từ đó là khả năng trả nợ sụt giảm, dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn ngày càng giảm. b) Thu nợ trung hạn Thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nợ cho vay của ngân hàng, luôn chiếm trên 88% trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao, hầu hết các chương trình tín dụng của ngân hàng đều cho vay trung hạn. Cho vay trung hạn được sự thống nhất của hai bên là người vay và ngân hàng do phù hợp với điều kiện sản xuất của người vay và được sự cho phép của Ban lãnh đạo cấp trên trong việc sử dụng nguồn vốn. Trong giai đoạn 2010-2012, thu nợ cho vay trung hạn liên tục tăng nhưng không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, thu nợ đạt 5.245 triệu đồng, sang năm 2011 tăng mạnh 147,61%, tương đương tăng 7.742 triệu đồng đạt mức 12.987 triệu đồng và tiếp tục tăng 1,16%, tương đương tăng 151 triệu đồng vào năm 2012 với 13.138 triệu đồng. Nguyên Trang 79 nhân tình hình thu nợ tăng trưởng cao là do ngân hàng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệp qua 10 năm hoạt động, nên sự phối hợp của các bên ngày càng kịp thời và hiệu quả, đó là giữa Tổ TK&VV, Hội đoàn thể và NHCSXH trong công tác đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi đúng hạn. Tổ trưởng tổ TK&VV có nhiệm vụ quản lý tổ viên của mình trong hoạt động trả lãi hằng tháng, trả nợ đúng kỳ hạn, khuyến khích tổ viên gửi tiền tiết kiệm để có kế hoạch trả nợ đúng hạn. Hội đoàn thể có nhiệm vụ hướng dẫn, truyền đạt khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất cho người dân để đạt năng suất cao, thời gian thấp và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. NHCSXH có nhiệm vụ quản lý các bên là người vay, tổ trưởng tổ TK&VV, các đơn vị nhận ủy thác trong quá trình sử dụng vốn, đảm bảo trực tiếp đưa tiền cho người vay, đúng đối tượng, đúng mục đích, hạn chế tình trạng nguồn vốn bị chiếm dụng. Do được sự hỗ trợ từ nhiều phía nên người nghèo và các đối tượng chính sách khi vay vốn sử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả, nâng cao thu nhập để vươn lên thoát nghèo. Nguồn thu nợ đạt cao cũng là do doanh số cho vay tăng nhanh trong giai đoạn này. Ngoài ra, Tình hình kinh tế của huyện ngày càng phát triển, ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chứng tỏ được vị thế và tiềm năng của mình phù hợp với điều kiện phát triển của huyện, nên thu nhập của người dân ngày càng tăng. Thu nợ từ các chương trình hỗ trợ đối tượng chính sách cũng đều tăng lên đáng kể, đặc biệt là chương trình cho HSSV vay vốn, chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường. Nguồn thu nợ từ các chương trình khác cũng liên tục tăng trưởng, góp phần vào tích cực vào hiệu quả thu hồi vốn của NHCSXH huyện Cái Nước. c) Thu nợ dài hạn Tình hình thu nợ dài hạn của NHCSXH huyện Cái Nước cũng liên tục tăng cao. Năm 2010, nguồn thu nợ dài hạn chỉ đạt 85 triệu đồng, năm 2011 tăng mạnh lên 700 triệu đồng, tăng 723,53%, tương đương tăng 615 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, nguồn thu nợ từ cho vay dài hạn tiếp tục tăng đến 1.054 triệu đồng tăng 50,57%, tương đương tăng 354 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân thu nợ cho vay dài hạn tăng cao trong giai đoạn này là do ngân hàng đã kịp thời xử lý, giải quyết thu hồi nợ từ các món nợ chương trình cho vay học sinh, sinh viên. Các món nợ này đa số sinh viên đều đã ra trường và có việc làm tuy nhiên vẫn chưa trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng đã có một số đều chỉnh quan trọng nhằm tăng cường khoản thu này, giảm bớt dư nợ cho vay dài hạn nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng. Trang 80 * Thu nợ theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.19: Thu nợ theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng 6th/ 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 120 48 121 10.113 5.073 8.473 341 503 388 10.574 5.624 8.982 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % -72 -60,00 -5.040 -49,84 162 47,51 -4.950 -46.81 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % -73 152,08 3.400 67,02 -115 -22,86 3.358 59,71 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 a) Thu nợ ngắn hạn Sáu tháng đầu năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn là 120 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 thu nợ ngắn hạn giảm 60,00% còn 48 triệu đồng. Thu nợ ngắn hạn đầu năm 2012 giảm mạnh là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên 121 triệu đồng, tăng 152,08% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân thu nợ ngắn hạn tăng cao là do ngân hàng tích cực giải quyết các khoản nợ quá hạn trong những năm trước và đôn đốc trả nợ đối với những món nợ trong hạn nhằm giảm bớt nợ xấu trong cho vay ngắn hạn. b) Thu nợ trung hạn Trong 6 tháng đầu năm 2011 nguồn thu nợ từ cho vay trung hạn là 10.113 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm còn 5.073 triệu đồng, giảm 49,84% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân doanh số thu nợ trung hạn giảm mạnh trong đầu năm 2012 là do ở hầu hết các chương trình nguồn thu nợ đều giảm. Trong giai đoạn này, nền kinh tế biến động công tác xử lý nợ gặp nhiều khó khăn. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, chiếm 94,33%. Doanh số thu nợ từ cho vay trung hạn trong 6th/2013 đạt 8.473 triệu đồng, tăng 67,02% so với cùng kỳ năm 2012 . Thu nợ từ cho vay trung hạn tăng cao chủ yếu do tác động từ việc doanh số cho vay tăng mạnh. Tuy nhiên, so với năm 2011 thì doanh số thu nợ từ chương trình cho Trang 81 vay hộ nghèo giảm mạnh, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thu nợ trung hạn của ngân hàng. c) Thu nợ dài hạn Trong 6 tháng đầu năm 2011, doanh số thu nợ của cho vay dài hạn đạt 341 triệu đồng, sang cùng kỳ năm 2012 tăng 47,51% đạt 503 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, thu nợ đạt 388 triệu đồng, giảm 22,86% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ dài hạn tăng cao chủ yếu là từ chương trình cho vay HSSV trong năm này đến hạn nhiều, trong khi chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở vẫn chưa đến hạn thu hồi. Trong các giai đoạn kế tiếp, nguồn thu từ cho vay dài hạn sẽ tiếp tục tăng do đến thời kỳ trả nợ của chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở, qua đó sẽ đánh giá một cánh rõ ràng hơn hiệu quả do chương trình này mang lại, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng dài hạn của NHCSXH huyện Cái Nước. 4.2.3.3 Dư nợ cho vay theo thời hạn * Dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.20: Dư nợ cho vay theo thời hạn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng 2010 2011 1.223 1.128 83.736 92.059 18.228 22.804 103.187 115.991 2012 1.274 102.827 23.262 127.363 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % -95 -7,77 146 12,94 8.323 9,94 10.768 11,70 4.576 25,10 458 2,01 12.804 12,41 11.372 9,80 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Dư nợ cho vay ngắn hạn Dư nợ cho vay ngắn hạn tại NHCSXH huyện Cái Nước chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng dư nợ tại ngân hàng. Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2010 là 1.223 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống còn 1.128 triệu đồng, tương đương giảm 7,77%. Đến năm 2012 dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng trở lại đạt 1.274 triệu đồng, tương đương tăng 12,94%. Nguyên nhân của việc dư nợ Trang 82 tín dụng ngắn hạn ngày càng giảm là: Cho vay ngắn hạn chủ yếu xuất phát từ thời gian việc cho vay người nghèo nằm ở ngân hàng nông nghiệp Agribank, kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Khi đó vấn đề cho vay người nghèo diễn ra khá chồng chéo và phức tạp, dẫn đến hiệu quả thấp. Số dư nợ này là do các cơ quan đó chuyển sang từ khi mới thành lập NHCSXH, phần lớn là nợ xấu và không có khả năng thu hồi, người vay bỏ đi, chết hoặc không xác nhận nợ. Do đó, Hội sở NHCSXH đã có nhiều đợt xóa nợ cho các khoản vay này nhằm giảm bớt gánh nặng nợ xấu cho NHCSXH PGD Cái Nước. Việc NHCSXH huyện Cái Nước không cho vay ngắn hạn vì lý do sau, cho vay ngắn hạn gây khó khăn lớn cho người nghèo khi chỉ trong vòng 1 năm phải trả nợ cho ngân hàng với món vay trung bình là hơn 10 triệu. Trong khi đó, người nghèo thường có đặc điểm sản xuất là lạc hậu, nâng suất thấp, thời gian canh tác dài. Vì vậy, khả năng trả nợ trong vòng 1 năm là rất thấp, dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Ngoài ra, cho vay ngắn hạn cũng không phù hợp với các chương trình ngân hàng chính sách đang cho vay. Vì lý do đó, hiện nay, ngân hàng chích sách rất hạn chế cho vay ngắn hạn, chỉ cho vay một phần nhỏ trong chương trình giải quyết việc làm. b) Dư nợ cho vay trung hạn Do doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao nên tỷ trọng của dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng luôn chiếm trên 80%. Hầu hết các chương trình do ngân hàng chính sách xã hội cung cấp đều cho vay trung hạn, do nó phù hợp với đặc điểm sản xuất của người dân trên địa bàn. Ngoài ra, việc cho vay trung hạn, ngân hàng sẽ phân kì trả nợ cho khách hàng, chia nhỏ món nợ để người vay, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách chia bớt gánh nặng về nợ, tạo sự dễ dàng trong việc trả nợ ngân hàng. Năm 2010, dư nợ trung hạn đạt 83.736 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 9,94%, đạt 92.059 triệu đồng, tương đương tăng 8.323 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ trung hạn đạt 102.827 triệu đồng, tăng 11,70% tương đương 10.768 triệu đồng so với năm 2011. Tốc độ tăng trong năm 2012 nhanh hơn trong năm 2011 nguyên nhân là do công tác thu nợ năm 2012 gặp khó khăn (chỉ tăng 1,16%) chủ yếu là do sự sụt giảm thu nợ từ chương trình cho vay hộ nghèo. Tình hình kinh tế khó khăn, nghành nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi đều gặp cảnh giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra giảm và biến động mạnh, dịch bệnh liên tục diễn ra, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến sản xuất thua lỗ, người vay gặp nhiều khó khăn trong việc trả được nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, việc kết Trang 83 nạp thêm nhiều tổ TK&VV mới trong khi nhân viên ngân hàng vẫn không tăng gây áp lực công việc cao, không đủ khả năng quản lý, dẫn đến một số tổ trưởng thiếu trách nhiệm trong việc đôn đốc trả nợ và hướng dẫn sử dụng vốn đối với người vay nên thu nợ trong năm nay diễn ra kém. c) Dư nợ cho vay dài hạn Dư nợ cho vay dài hạn chủ yếu phát sinh từ hai chương trình là cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và cho vay hộ nghèo về nhà ở. Cho vay dài hạn có rủi ro khá cao đối với ngân hàng và thời gian thu hồi nợ dài, gây khó khăn trong công tác quản lý của ngân hàng. Tuy nhiên, dư nợ cho vay dài hạn của ngân hàng có chiều hướng tăng nhưng với tốc độ ngày càng giảm. Năm 2010, dư nợ dài hạn đạt 18.228 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 25,10%, đạt 22.804 triệu đồng, tương đương tăng 4.576 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ dài hạn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng thấp chỉ tăng 2,01%, tương đương tăng 458 triệu đồng, đạt 23.262 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng dư nợ dài hạn cao vào năm 2011 là do chịu sự tác động từ doanh số cho vay hộ nghèo về nhà ở (tăng 75,3% so với năm trước đó) mà nguồn vay này lại chưa có khoản thu. Vào năm 2012, dư nợ có tốc độ tăng khá thấp do sự sụt giảm về doanh số cho vay cả từ hai chương trình. Cho vay dài hạn trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục giảm do sự chuyển dịch của chương trình cho vay học sinh sinh viên từ dài hạn qua trung hạn và nếu không có nguồn cho vay tiếp tục cho chương trình hộ nghèo về nhà ở. Cho vay dài hạn mang lại nhiều rủi ro và khó khăn trong công tác quản lý cho ngân hàng, vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng dài hạn là vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là tránh nhiệm của toàn thể nhân viên ngân hàng chính sách xã hôi huyện Cái Nước mà còn cả các hội đoàn thể, các ban ngành địa phương trong công tác quản lý, giúp đỡ người vay sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao ý thức của người vay trong việc trả nợ ngân hàng, tạo nguồn thu để ngân hàng ngày càng phát triển, tiếp tục sứ mệnh lớn lao của mình cho xã hội. * Dư nợ cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 a) Dư nợ cho vay ngắn hạn Nhìn vào bảng 4.21 có thể thấy, trong 6th/2011 dư nợ ngắn hạn đạt 1.103 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 là 1.080 triệu đồng, giảm 2,09% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh số thu nợ ngắn hạn 6 Trang 84 tháng cuối năm 2012 tăng cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ ngắn hạn là 1.153 triệu đồng, tăng 6,76% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 chủ yếu từ chương trình cho vay giải quyết việc làm, do nhu cầu vốn của các cơ sở sản xuất để bổ sung nguồn vốn lưu động đang tạm thời bị thiếu hụt tăng. Bảng 4.21: Dư nợ cho vay theo thời hạn của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng 6th/ 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 1.103 1.080 1.153 90.105 92.024 118.376 19.673 23.007 23.217 110.881 116.111 142.746 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % -23 -2,09 1.919 2,13 3.334 16,95 5.230 4,72 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % 73 6,76 26.352 28,64 210 0,91 26.635 22,94 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 b) Dư nợ cho vay trung hạn Trong 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ trung hạn đạt 90.105 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 là 92.024 triệu đồng, tăng 2,13% so với cung kỳ năm 2011. Nguyên nhân dư nợ có tốc độ tăng thấp là do đầu năm 2012 doanh số cho vay cho vay trung hạn rất thấp. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung hạn đạt 118.376 triệu đồng, tăng 28,64% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dư nợ trong 6th/2013 tăng cao là do nguồn vốn Trung ương vào đầu năm 2013 tăng cao, hầu hết dư nợ ở các chương trình tín dụng đều tăng mạnh, đặc biệt là chương trình cho vay hộ nghèo. Ngoài ra, năm nay còn có chương trình mới là cho vay hộ cận nghèo đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng dư nợ. c) Dư nợ cho vay dài hạn Sáu tháng đầu năm 2011, dư nợ dài hạn đạt 19.673 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên 23.007 triệu đồng tăng 16,95% so với cùng kỳ năm 2011. Dư nợ tăng cao chủ yếu do đây là giai đoạn cuối của chương trình cho hộ nghèo vay về nhà ở nên ngân hàng tập trung giải ngân nhằm phân bổ hết nguồn vốn. Sáu tháng tháng đầu năm 2013, dư nợ dài hạn tăng lên 23.217 triệu đồng, tăng 0,91% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân trong năm 2013, dư nợ tăng rất thấp do Trang 85 ngân hàng chỉ cho vay một phần nhỏ từ chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn. 4.2.3.4 Nợ xấu theo thời hạn vay Việc xét nợ xấu trên phương diện thời hạn cho vay sẽ đánh giá được việc cho vay theo từng thời hạn hiện nay có hạn chế rủi ro, an toàn và có hiệu quả đối với ngân hàng hay không. * Nợ xấu theo thời hạn vay giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.22: Nợ xấu theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Tổng 2010 977 4.343 5.320 2011 921 4.291 5.212 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2012 Số tiền % Số tiền % 879 -56 -5,73 -42 -4,56 2.973 -52 -1,20 -1.318 -30,72 3.852 -108 -2,03 -1.360 -26,09 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Nợ xấu cho vay ngắn hạn Tuy ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước cho vay ngắn hạn rất ít, nhưng nợ xấu của cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ cao, chiếm từ 17-22% trong tổng nợ xấu trong giai đoạn 2010-2012. Các khoản nợ xấu này đa số là các khoản không có khả năng thu hồi do phát sinh chủ yếu là nợ nhận bàn giao từ các tổ chức khác khi mới thành lập ngân hàng chính sách xã hội. Các khoản nợ này đều thiếu hồ sơ, không có người vay hoặc người vay chết, bỏ đi khỏi địa phương. Vì vậy, đã tạo một gánh nặng không nhỏ đối với công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng. Ngoài ra, một số là từ chương trình cho vay giải quyết việc làm. Nợ xấu từ cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2010-2012 liên tục giảm nhưng với tốc độ không đều. Năm 2010 nợ xấu từ cho vay ngắn hạn là 977 triệu đồng, năm 2011 là 921 triệu đồng giảm 5,73%, tương đương giảm 56 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ xấu giảm còn 879 triệu đồng giảm 4,56%, tương đương giảm 42 triệu đồng so với năm 2011. Trang 86 b) Nợ xấu cho vay trung hạn Do hầu hết các chương trình tín dụng của ngân hàng đều nằm trong cho vay trung hạn nên tỷ trọng nợ xấu của cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm từ 77%-81% trong tổng nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010-2012. Cho vay trung hạn là hình thức cho vay có rủi ro cao. Ngoài ra, đối tượng cho vay của ngân hàng cũng là đối tượng có khả năng trả nợ thấp. Vì vậy, cho vay trung hạn luôn có mức nợ xấu cao. Tuy nhiên vào giai đoạn 2010-2012, NHCSXH huyện Cái Nước đã có những thành công vượt bậc trong công tác xử lý nợ xấu, nợ xấu trong giai đoạn này giảm mạnh. Năm 2010 là 4.343 triệu đồng, năm 2011 là 4.291 triệu đồng giảm 1,20% tương đương giảm 52 triệu đồng. Sang năm 2012, tình hình nợ xấu tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 2.973 triệu đồng giảm 30,72%, tương đương giảm 1.318 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu từ cho vay trung hạn giảm nhanh trong giai đoạn này là do sự kiên quyết xử lý nợ xấu của ngân hàng trong năm 2012. Để giảm nợ xấu, NHCSXH đã có nhiều chính sách để khuyến khích người vay trả nợ như giảm hoặc miễn lãi tiền vay, nếu người vay trả đươc nợ gốc ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay và nhiều chính sách khác tùy trường hợp cụ thể. Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, quản lý chặt chẽ nợ trong hạn. Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay, thu nợ gốc và lãi đúng hạn, không để phát sinh nợ gia hạn, nợ xấu. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phối hợp các Hội đoàn thể thường xuyên kiểm tra chất lượng Tổ TK&VV và xếp loại tổ, tổ chức đánh giá kết quả hoạt động từ đó rút ra các bài học, tìm ra giải pháp xử lý nợ xấu. Ngoài ra, NHCSXH huyện Cái Nước còn thường xuyên rà soát lại nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro của từng hộ làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp xử lý từng trương hợp cụ thể. Để giảm rủi ro nợ xấu, ngân hàng còn tổ chức khuyến khích người vay gửi tiền tiết kiệm, xây dựng kế hoạch trả nợ cho người vay. c) Nợ xấu cho vay dài hạn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước cho vay dài hạn chủ yếu là chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và cho vay hộ nghèo về nhà ở. Do hai chương trình này chưa đến hạn thu hồi cũng như chưa phát hiện trường hợp hộ vay không còn khả năng trả nợ nên hiện nay cho vay dài hạn chưa phát sinh nợ xấu. Trang 87 * Nợ xấu theo thời hạn vay 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.23: Nợ xấu theo thời hạn vay tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Tổng 6th/ 2011 951 4.740 5.691 6th/ 2012 867 5.899 6.766 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 1.011 -84 -8,83 2.592 1.159 24,45 3.603 1.075 18,89 6th/ 2013 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % 144 16,61 -3.307 -56,06 -3.163 -46,75 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 a) Nợ xấu cho vay ngắn hạn Sáu tháng đầu năm 2011, nợ xấu cho vay ngắn hạn là 951 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống còn 867 triệu đồng giảm 8,83% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu cho vay ngắn hạn tăng trở lại 1.011 triệu đồng, tăng 16,61% so với cùng kỳ năm 2012. Nợ xấu cho vay ngắn hạn giảm là do ngân hàng đã có nhiều đợt xóa nợ cho các khoản nợ này do không có khả năng thu hồi, đợt xóa nợ gần đây nhất là vào tháng 06/2013, nhằm giảm bớt gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng. Ngoài ra, việc cho vay giải quyết việc làm ngắn hạn cũng chứa nhiều rủi ro, do tình hình kinh tế khó khăn các cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ, ý thức trả nợ kém đã góp phần làm tăng nợ xấu cho vay ngắn hạn. b) Nợ xấu cho vay trung hạn Sáu tháng đầu năm 2011, nợ xấu cho vay trung hạn là 4.740 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên 5.899 triệu đồng, tăng 24,45% so với cùng kỳ năm 2011. Số dư nợ xấu cho vay trung hạn trong 6th/2013 giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước, nợ xấu cho vay trung hạn giảm còn 2.592 triệu đồng, giảm 56,06% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu cho vay trung hạn giảm chủ yếu ảnh hưởng bởi hầu hết các chương trình đều có mức nợ xấu giảm, đặc biệt là chương trình hộ nghèo và nước sạch vệ sinh môi trường. Có được thành quả trên là do sự tích cực của nhân viên tín dụng dưới sự lanh đạo của Ban giám đốc đã đạt được được những thành công trong công tác xử lý nợ xấu. Trang 88 4.2.4 Tình hình tín dụng theo đơn vị nhận ủy thác Với đặc thù cho vay chủ yếu là hộ nghèo, đối tượng chính sách và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện phát triển kinh tế đặc biệt khó khăn; chưa phát triển mạnh kinh tế hàng hóa, thị trường; khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế; khả năng hấp thụ vốn còn nhiều bất cập; món vay nhỏ lẻ trong khi đối tượng nhiều và ở rải rác nhiều nơi. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ là đem vốn tín dụng đến tận tay hộ nghèo mà còn phải hướng dẫn việc sử dụng vốn sao cho đúng mục đích và đạt kết quả nhất định, đảm bảo người vay có nguồn thu tích lũy để trả nợ ngân hàng và vươn lên thoát nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội luôn cố gắng cân bằng doanh số cho vay giữa các hội nhằm đảm bảo tính công bằng. Tuy nhiên, số lượng vốn ủy thác tăng hay giảm tùy thuộc vào kết quả ủy thác do Hội thực hiện và nhu cầu riêng của từng Hội cũng như sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHCSXH. 4.2.4.1 Doanh số cho vay * Doanh số cho vay theo tổ chức nhận ủy thác giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.24: Doanh số cho vay ủy thác qua tổ chức Hội tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số % Số % tiền tiền 13.091 13.221 13.535 130 0,99 314 2,38 Hội Phụ nữ 6.248 6.395 5.250 147 2,35 -1.145 -17,90 Hội Nông dân 3.250 3.357 -228 -6,56 107 3,29 Hội Cựu chiến binh 3.478 Đoàn Thanh niên Tổng 3.704 26.521 3.775 26.641 3.440 25.582 71 120 1,92 0,45 -335 -8,87 -1.059 -3,98 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Hội Phụ nữ: Để thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay, các cấp Hội Phụ nữ luôn sát cánh cùng NHCSXH huyện thực hiện nhiều giải pháp để phụ nữ nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhanh nhất. Các cấp Hội đã tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi hộ nghèo, chương trình tín dụng đối với HSSV và các chương trình khác đến cán bộ, hội Trang 89 viên phụ nữ. Việc bình xét vay vốn đều đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình, công khai, dân chủ. Ngoài ra, do Hội Phụ nữ là tổ chức Hội tập trung được đông đảo chị em tham gia Hội với số thành viên nhiều nhất trong các Hội cùng địa bàn. Do đó tỷ trọng doanh số cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay hằng năm của ngân hàng, luôn chiếm gần 50% vào giai đoạn 2010-2012. Đến nay, Hội Phụ nữ tham gia vào cả 5 chương trình tín dụng mà ngân hàng đang cung cấp. Doanh số cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ trong giai đoạn 20102012 không ổn định, có tốc độ tăng giảm không đều nhau giữa các năm. Năm 2010 ngân hàng đã giải ngân ủy thác qua Hội Phụ nữ số tiền là 13.091 triệu đồng, năm 2011 là 13.221 triệu đồng giảm nhẹ 0,99%, tương đương giảm 130 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay tăng lên 13.535 triệu đồng tăng 2,38%, tương đương tăng 314 triệu đồng so với năm 2011. Doanh số cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ vào năm 2012 tăng lên rất nhiều so với sự sụt giảm vào năm 2011. Nhìn chung, doanh số cho vay ủy thác qua Hội có quy mô ngày càng lớn. Nguyên nhân tình hình doanh số cho vay ủy thác đối với Hội Phụ nữ luôn ở mức cao trong giai đoạn này là do tình hình thu lãi, thu nợ thông qua Hội Phụ nữ đạt kết quả tốt, tình hình nợ xấu có chiều hướng giảm. Vì vậy, Hội Phụ nữ ngày càng được sự tin tưởng và ưu tiên của NHCSXH. Ngoài ra, hiện nay Hội Phụ nữ đang quản lý 133 Tổ TK&VV, Hội Phụ nữ cũng là Hội có số Tổ TK&VV và tổng số thành viên nhiều nhất. Vì vậy, nhu cầu vốn tín dụng của Hội cao hơn so với các Hội khác. Chị em phụ nữ thường xuyên được học các lớp tập huấn để áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, thực hành tiết kiệm bằng nhiều hình thức như: giúp nhau về vốn, công lao động, giúp nhau về cây con giống, kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi. Do đó, chất lượng sử dụng vốn ngày càng được nâng cao, chị em vay vốn làm ăn có hiệu quả, có thu nhập để trả nợ ngân hàng. Hội Nông dân: Hoạt động ủy thác cho vay đã được các cấp Hội Nông dân trong Huyện tập trung chỉ đạo và thực hiện theo hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam và văn bản ký kết với NHCSXH. Công tác ủy thác cho vay chặt chẽ, đúng quy trình, phát huy tính dân chủ, công khai trong việc bình chọn hộ vay vốn, bảo đảm đúng đối tượng, sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn. Doanh số cho vay cho vay ủy thác qua Hội Nông dân không ổn định trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, doanh số cho vay là 6.248 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 147 triệu đồng tăng 2,35% so với năm 2010, đạt 6.395 triệu đồng. Năm Trang 90 2012, giảm còn 5.250 triệu đồng giảm 17,90% so với năm 2011. Số hội viên tham gia Hội ngày càng tăng, Hội đang quản lý 109 Tổ TK&VV với số lượng Tổ nhiều thứ hai chỉ sau Hội Phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay của Hội Nông dân liên tục tăng là do trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, nhu cầu vốn để vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất của người nông dân là rất cần thiết. Ngoài ra, doanh số cho vay từ các chương trình NSVSMT, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của Hội tăng cao trong giai đoạn này.Vào năm 2012, doanh số cho vay giảm là do tình hình nợ xấu của Hội tăng cao đã ảnh hưởng vào niềm tin của ngân hàng cho Hội trong các đợt giải ngân vào năm này. Hội Cựu chiến binh: Là một trong 4 tổ chức Hội đoàn thể làm công tác cho vay ủy thác hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hội Cựu chiến binh huyện Cái Nước đã xác định việc vay vốn và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ muốn đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hộ gia đình, ngân hàng và các cấp Hội, chi Hội cơ sở. Đồng thời, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” đó là trước đây thắng giặc, nay không chịu đói nghèo. Huyện Cái Nước đã tập trung chỉ đạo Hội Cựu chiến binh các xã, thị trấn duy trì việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các hội viên. Từ đó, chủ động lập các dự án vay vốn theo hướng đầu tư thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Về tình hình doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội Cựu chiến binh giai đoạn 2010-2012 không ổn định, tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2010, Doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội đạt 3.478 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống 228 triệu đồng giảm 6,56% so với năm 2010, đạt 3.250 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho tăng lên đạt 3.357 triệu đồng, tăng 3,29% tương đương tăng 107 triệu đồng so với năm 2011. Hầu hết các tổ viên đều có thu nhập từ lương cơ bản do Nhà nước cấp và được xây dựng nhà tình nghĩa từ nguồn vốn khác nên doanh số cho vay giảm, đặc biệt là về cho vay hộ nghèo về nhà ở và chương trình nước sạch vệ sinh môi trường. Tuy nhiên vào năm 2012, doanh số cho vay của Hội tăng trở lại là do tình hình thu nợ của Hội đạt cao trong năm 2011, được sự tín nhiệm của ngân hàng cho đợt giải ngân năm 2012. Ngoài ra, do trong năm giá cả đầu vào tăng cao gây khó khăn về vốn, nhu cầu về vốn sản xuất tăng cao. Đoàn Thanh niên: Tổ chức đoàn đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn, cán bộ tổ TK&VV; tổ chức Trang 91 tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất giúp hộ vay sử dụng vốn hiệu quả. Nhờ có hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH đã giúp Đoàn thanh niên trong phong trào sản xuất kinh doanh phát triển; Vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn được củng cố và nâng cao; cán bộ Đoàn được trang bị kiến thức về quản lý kinh tế; có nhiều mô hình tốt, nhiều thanh niên làm ăn có hiệu quả góp phần hạn chế tệ nạn xã hội. So với các tổ chức Hội đoàn thể khác, vốn ưu đãi cho vay ủy thác qua Đoàn Thanh niên chưa nhiều và có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2010-2012. Doanh số cho vay qua Đoàn Thanh niên không ổn định, tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2010, doanh số cho vay thông qua Đoàn Thanh niên đạt 3.704 triệu đồng, đến năm 2011 tăng nhẹ 71 triệu đồng tăng 1,92% so với năm 2010, đạt 3.775 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho vay giảm còn 3.440 triệu đồng, giảm 8,87% tương đương giảm 335 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của việc doanh số cho vay giảm là do Đoàn Thanh niên hiện tại chưa tập hợp được lực lượng thanh niên trong Huyện, chỉ mới có 59 tổ TK&VV được thành lập, so với số thanh niên trên địa bàn thì con số này là rất thấp. Ngoài ra, vẫn còn một số xã chưa có tổ chức Hội Thanh niên như xã Phú Hưng. Thêm vào đó, việc thanh niên không có đất và vốn sản xuất bỏ đi khỏi địa phương, đi làm việc tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu vốn giảm đi đáng kể. So với các Hội đoàn thể khác, thanh niên là một nguồn lực trẻ trong xã hội, họ là động lực giúp nền kinh tế phát triển. Đối với thanh niên nghèo ở nông thôn, việc có vốn để làm ăn, sản xuất là rất quan trọng. Vì vậy, việc cho thanh niên vay góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tương lai; rủi ro về sức khỏe, áp lực công việc giảm; khả năng hấp thụ kiến thức mới dễ dàng. Vì vậy, Đoàn Thanh niên cần cố gắng hơn trong công tác Hội của mình, tập hợp được lực lượng thanh niên nhàn rỗi, đưa nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chính sách làm động lực giúp thanh niên làm giàu. * Doanh số cho vay theo tổ chức nhận ủy thác 6 tháng đầu năm 2013 Hội Phụ nữ: Doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội Phụ nữ vào 6th/2011 đạt 9.025 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm 84,10% chỉ còn 1.435 triệu đồng. Nguyên nhân năm 2012 doanh số cho vay giảm thấp là do nguồn vốn vào đầu năm 2012 được Trung ương phân bổ thấp, ngân hàng cố gắng giải ngân đồng đều vào các Hội, ngoài ra do doanh số thu nợ vào đầu năm của Hội thấp đã ảnh hưởng làm hạn chế doanh số cho vay.Vào năm 2013, doanh số cho vay ủy thác Trang 92 thông qua Hội Phụ nữ tăng mạnh, chiếm 52,42% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng 6th/2013, đạt 12.773 triệu đồng, tăng 790,10% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do vào cuối năm 2012, Hội Phụ nữ có tình hình thu nợ tăng nhanh và nợ xấu giảm mạnh. Do đó, được sự tin tưởng của ngân hàng trong việc tăng trưởng nguồn vốn tín dụng thông qua Hội vào năm 2013. Bảng 4.25: Doanh số cho vay ủy thác qua tổ chức Hội tại NHCSXH huyện Cái Nước, 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 th Chỉ tiêu Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh niên Tổng 6 / 2011 th 6 / 2012 th 6 / 2013 Chênh lệch 2012/2011 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2013/2012 9.025 1.435 5.645 1.250 2.036 1.320 12.773 4.570 3.214 Số tiền -7.590 -4.395 -716 % Số tiền -84,10 11.338 -77,86 3.320 -35,17 1.894 1.562 1.739 3.808 177 11,33 2.069 118,98 18.268 5.744 24.365 -12.524 -68,56 18.621 324,18 % 790,10 265,60 143,48 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 Hội Nông dân: Doanh số cho vay ủy thác qua hội Nông dân vào 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5.645 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1.250 triệu đồng, giảm 77,86% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là giai đoạn mà doanh số cho vay thông qua Hội Nông dân rất thấp, nguyên nhân là do thời điểm này nợ xấu của Hội Nông dân tăng lên rất cao (tăng 23,79%) chủ yếu là rơi vào chương trình hộ nghèo. Thêm vào đó, tình hình thu nợ đạt thấp. Vì vậy, trong năm này ngân hàng hạn chế cho Hội Nông dân vay để Hội tìm cách xử lý các món vay cũ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thông qua Hội, ngân hàng yêu cầu Hội trước mắt giải quyết các món nợ xấu, tìm hiểu nguyên nhân và phân loại để có những biện pháp xử lý kịp thời. Vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng đạt 4.570 triệu đồng, tăng 265,60% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn tăng. Hội Cựu chiến binh: Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay ủy thác qua Hội Cựu chiến binh là 2.036 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống Trang 93 chỉ còn 1.320 triệu đồng, giảm 35,17% so với cùng kỳ năm 2011. Vào 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay tăng cao đạt 3.214 triệu đồng, tăng 143,48% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của Hội tăng cao từ các chương trình cho vay HSSV và cho vay giải quyết việc làm. Đoàn Thanh niên: Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay ủy thác qua Hội Đoàn Thanh niên là 1.562 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên đạt 1.739 triệu đồng, tăng 11,33% so với cùng kỳ năm 2011. Vào đầu năm 2012, Đoàn Thanh niên là tổ chức duy nhất có doanh số cho vay tăng, chủ yếu là nhu cầu từ chương trình NSVS&MT do thanh niên nông thôn khi có gia đình, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa xây dựng được công trình nhà vệ sinh và cây nước. Vì vậy, nhu cầu của thanh niên trong chương trình này tăng cao mà nguồn vốn của chương trình vào đầu năm còn nhiều nên ngân hàng tiến hành giải ngân kịp thời cho các hộ gia đình đủ điều kiện. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đạt 3.808 triệu đồng, tăng 118,98% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do kết quả hoạt động vào năm 2012 của Đoàn Thanh niên đạt tốt, số Tổ xếp loại tốt của Đoàn theo đánh giá vào cuối năm 2012 chiếm trên 40% số Tổ do đoàn quản lý và cũng là hội có tỷ lệ Tổ tốt cao nhất. Vì vậy, vào đầu năm 2013 Đoàn thanh niên được ngân hàng chú trọng tăng trưởng nguồn vốn. 4.2.4.2 Doanh số thu nợ Đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2012, NHCSXH PGD Cái Nước đã thành lập được 359 Tổ TK&VV, 100% vốn của NHCSXH huyện đã được ủy thác qua tổ chức Hội. Từ khi thực hiện ủy thác cho vay đến cuối tháng 12 năm 2012, NHCSXH huyện đã trích trả đầy đủ và kịp thời phí ủy thác cho các tổ chức Hội đoàn thể, hoa hồng cho Ban quản lý Tổ TK&VV với số tiền 7.812 triệu đồng. Nhờ vào sự hợp tác của các tổ chức Hội đoàn thể với NHCSXH mà chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Việc ký kết văn bản liên tịch hợp đồng ủy thác về công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH với các Hội đoàn thể đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên. Từ đó nâng cao trách nhiệm của các bên, đem lại hiệu quả rõ nét; nguồn vốn tăng trưởng nhanh, giải ngân kịp thời, nợ quá hạn giảm rõ rệt, nguồn vốn đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói - giảm nghèo của Huyện. Trang 94 * Thu nợ theo đơn vị nhận ủy thác giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.26: Doanh số thu nợ theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh niên Tổng 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 3.068 6.919 7.816 3.851 125,52 897 12,96 1.168 885 2.906 1.937 2.842 1.847 1.738 1.052 148,80 118,87 -64 -90 -2,20 -4,65 779 5.900 2.075 13.837 1.705 14.210 1.296 3.937 166,37 -370 -17,83 134,53 373 2,70 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Hội Phụ nữ: Với phương châm “3 tăng, 1 giảm và 1 không”, đó là tăng nguồn vốn, tăng thu lãi, tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, giảm nợ quá hạn và không thất thoát vốn. Đến nay, Hội Phụ nữ đã góp phần tốt trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tổ TK&VV có nhiệm vụ động viên tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm; tuyên truyền chủ trương, chính sách mới về tín dụng ưu đãi; trao đổi kinh nghiệm làm ăn lồng ghép với các nội dung sinh hoạt Hội. Ngoài ra, Hội Phụ nữ còn phối hợp với NHCSXH giải ngân đúng đối tượng, trực tiếp thu lãi hàng tháng, đôn đốc hội viên trả nợ khi đến hạn. Nhiều trường hợp người vay vốn gặp rủi ro, Hội đã vận động mọi thành viên trong Tổ TK&VV giúp đỡ để trả vốn, lãi. Có những trường hợp có biểu hiện nợ khó đòi, cán bộ Hội đã kiên trì vận động để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Do đó, tình hình thu hồi được nợ đối với các món vay ủy thác qua Hội Phụ nữ đạt hiệu quả cao. Năm 2010, số tiền thu nợ được là 3.068 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 6.919 triệu đồng, tương đương tăng 125,52%. Năm 2012, số tiền thu nợ từ các món vay ủy thác qua Hội Phụ nữ tiếp tục tăng đạt 7.816 triệu đồng, tăng 12,96% so với năm 2011. Việc tình hình thu nợ liên tục tăng là do nguyên nhân sau: phụ nữ ngày càng chứng tỏ khả năng kinh tế của mình. Ở huyện Cái Nước, nhờ sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ, người phụ nữ không chỉ tham gia nuôi thủy sản mà còn trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…Kết hợp nhiều loại trong cùng một diện tích đất canh Trang 95 tác, nhằm mang lại hiệu quả cao và phân tán rủi ro. Họ siêng năng làm việc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Các cấp Hội Phụ nữ luôn quan tâm đến việc sản xuất của tổ viên, nhất là đối tượng phụ nữ nghèo, hướng dẫn tổ viên cách sản xuất có hiệu quả, các kỹ thuật mới nhằm tránh rủi ro trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, hiệu quả hoạt động tổ ngày càng cao, Hội Phụ nữ còn là Hội đạt kết quả uỷ thác cho vay tốt nhất trong các Hội với tỷ trọng doanh số thu nợ luôn chiếm trên 50% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Hội Nông dân: Hội Nông dân đã phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay; đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận; thông báo kịp thời cho NHCSXH về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, Hội còn quan tâm đến việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, ghi chép sổ sách thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm; cho cán bộ Hội và cán bộ Tổ TK&VV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý nguồn vốn vay, quản lý tài chính. Ngoài ra, Hội còn thường xuyên họp bàn đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, biện pháp xử lý, giúp đỡ những hộ không có khả năng trả nợ. Nhờ đó, tình hình thu nợ từ cho vay ủy thác thông qua Hội Nông dân có bước phát triển tuy nhiên không ổn định. Năm 2010, thu nợ đạt 1.168 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên đạt 2.906 triệu đồng, tăng 148,80% so với năm 2011. Năm 2012, tình hình thu nợ đạt 2.842 triệu đồng giảm nhẹ 2,20%, tương đương giảm 64 triệu đồng so với năm 2010. Đứng trước tình hình chung ngành thủy sản có bước phát triển vào năm 2011, nông dân sản xuất đạt mùa, kinh tế hộ nông dân tăng lên, từ đó doanh số thu nợ cũng tăng lên. Vào năm 2012, thu nợ có bước giảm nhẹ là do ảnh hưởng của giá tôm nguyên liệu vào đầu năm 2012 thấp làm người nuôi tôm, đặc biệt là nông dân tuy đạt mùa nhưng giá bán thấp làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Trong thời gian tới, Hội Nông dân cần đưa ra những biện pháp để thu hồi nợ, xử lý nợ xấu kịp thời nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Hội tương xứng với doanh số cho vay được ngân hàng ủy thác. Hội Cựu chiến binh: Hội Cựu chiến binh luôn quan tâm đến đối tượng vay vốn để kịp thời động viên, giúp đỡ họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sử dụng vốn vay. Trước khi cho vay, Hội cần xem xét chính xác hoàn cảnh, tình hình sản xuất của gia đình, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ đề nghị cấp trên tạo điều kiện. Sau mỗi đợt giải ngân, Hội Cựu chiến binh điều tuyên truyền cho bà con nâng cao Trang 96 ý thức, sử dụng vốn đúng mục đích và định hướng cho họ đầu tư vào những cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả cao. Nhờ những hiệu quả trong công tác hội, tỷ lệ hộ nghèo của Hội đã giảm từ 4% vào năm 2011 xuống còn 2,8% trong 5 tháng đầu năm 2013. Tình hình thu nợ từ cho vay ủy thác qua Hội Cựu chiến binh trong giai đoạn 2011-2012 không ổn định, tăng giảm không đều. năm 2010, thu nợ đạt 885 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 1.937 triệu đồng, tăng 118,87% so với năm 2011. Năm 2012, tình hình thu nợ đạt 1.847 triệu đồng giảm nhẹ 4,65%. Đoàn Thanh niên: Tình hình thu nợ từ các món vay ủy thác qua Đoàn Thanh niên không ổn định. Năm 2010, thu nợ chỉ đạt 779 triệu đồng, đến năm 2011 tăng mạnh lên 166,37% tương đương tăng 1.296 triệu đồng, đạt 2.075 triệu đồng. Bước sang năm 2012, thu nợ có bước giảm nhẹ do tình hình chung giảm 17,83% còn 1.705 triệu đồng. Thu nợ có bước phát triển thể hiện hoạt động hiệu quả của Đoàn Thanh niên trong công tác giám sát, quản lý việc sử dụng nguồn vốn. Đến nay, số Tổ TK&VV của Đoàn Thanh niên là 59 tổ, hoạt động của Tổ TK&VV ngày càng có hiệu quả. Tổ trưởng thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn người vay vốn trong hoạt động sản xuất và báo cáo tình hình hoạt động cho NHCSXH. Nhờ nguồn vốn từ NHCSXH mà nhiều thanh niên khó khăn có cuộc sống ổn định, tạo đà thuận lợi cho việc lập thân, lập nghiệp. * Thu nợ theo đơn vị nhận ủy thác 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.27: Doanh số thu nợ theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 6th/ 2011 Chỉ tiêu Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh niên Tổng 6th/ 2012 6th/ 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền 3.537 1.755 4.245 -1.782 2.366 1.425 1.966 -941 2.263 1.299 1.320 -964 Số tiền -50,38 2.490 -39,77 541 -42,60 21 141,88 37,96 1,62 2.408 1.145 1.451 -1.263 10.574 5.624 8.982 -4.950 -52,45 306 -46,81 3.358 26,72 59,71 % Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 Trang 97 % Hội Phụ nữ: Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ là 3.537 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống còn 1.755 triệu đồng, giảm 50,38% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân thu nợ đối với các món vay ủy thác qua Hội giảm thấp là do ảnh hưởng từ nền kính tế khó khăn vào năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ từ ủy thác cho vay thông qua Hội Phụ nữ chiếm 47,26% trong tổng thu nợ của ngân hàng, đạt 4.245 triệu đồng, tăng 141,88% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số thu nợ từ việc hợp tác với Hội Phụ nữ liên tục tăng mạnh đã thể hiện vai trò quan trọng của Hội trong công tác cho vay của ngân hàng và giúp đỡ hội viên sản xuất, tăng thu nhập. Hội Nông dân: Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay ủy thác qua Hội Nông dân là 2.366 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống còn 1.425 triệu đồng, giảm 39,77% so với cùng kỳ năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ từ ủy thác qua Hội Nông dân đạt 1.966 triệu đồng, tăng 37,96% so với cùng kỳ năm 2012. Tình hình thu nợ của Hội so với doanh số cho vay vẫn còn chênh lệch lớn. Nguyên nhân là do tình hình ngành thủy sản khó khăn vẫn còn kéo dài từ năm 2012, môi trường bị tàn phá khiến cho các vuông nuôi tôm dễ bị nhiễm bệnh nên tôm, cá chết hàng loại. Ngoài ra, do Việt Nam phải gánh chịu thuế bán phá giá tôm và việc tim chích tạp chất vào con tôm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu. Người nuôi bị thiệt hại nặng nề, hiệu quả sản xuất thấp, do đó việc trả được nợ ngân hàng rất khó khăn. Hội Cựu chiến binh: Vào 6th/ 2011, doanh số cho vay ủy thác qua Hội CCB là 2.263 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống còn 1.299 triệu đồng, giảm 42,60% so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình thu nợ từ cho vay ủy thác qua Hội CCB trong 6th/2013 đạt 1.320 triệu đồng, tăng 1,62% so với cùng kỳ năm 2012. Các thành viên trong Hội CCB cũng chịu tác động từ ngành nuôi trồng thủy sản trong năm 2013 khó khăn trong quá trình nuôi. Thêm vào đó, trong tổ chức Hội có một số tổ viên đạo đức kém, không chăm lo sản xuất, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ảnh hưởng làm cho thu nợ giảm. Đoàn Thanh niên: Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay thông qua Đoàn Thanh niên là 2.408 triệu đồng, cũng giống như thực trạng của các Hội khác đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống còn 1.145 triệu đồng, giảm 52,45% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ ủy thác qua Đoàn Thanh niên đạt 1.451 triệu đồng, tăng 26,72%. Thu nợ qua tổ chức Đoàn tăng trong năm 2013 đã thể hiện những cố gắng vượt bậc của Đoàn Thanh niên Trang 98 trong công tác nhận ủy thác cho vay của ngân hàng. Tổ chức Đoàn thường xuyên đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn; đồng thời hướng dẫn tổ viên sử dụng vốn vào những phương pháp sản xuất hiệu quả, mang lại nâng suất cao. 4.2.4.3 Dư nợ theo đơn vị nhận ủy thác Trong 10 năm qua, với phương thức quản lý tín dụng thông qua việc ủy thác cho 4 tổ chức chính trị xã hội hình thành trên việc thành lập các Tổ TK&VV, việc gắn kết giữa hoạt động cấp tín dụng với hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; định hướng thị trường; làm quen với kinh tế hàng hóa và các dịch vụ tài chính ngân hàng cho hộ nghèo đã từng bước được hình thành, tạo nên hiệu quả bước đầu khả quan. Đây là điểm khác biệt lớn giữa tín dụng thị trường do các NHTM thực hiện so với các tín dụng NHCSXH đang triển khai, ủy thác cho vay qua các Hội đoàn thể là phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách sáng tạo của Việt Nam. Hiện nay, 100% nguồn vốn cho vay của NHCSXH huyện điều được ủy thác qua các tổ chức Hội và đã thành lập được 359 Tổ TK&VV nhằm tập hợp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cùng liên đới trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, tạo thói quen dành tiền tiết kiệm, tạo điều kiện cho việc vay vốn và trả nợ ngân hàng dễ dàng. * Dư nợ phân theo đơn vị nhận ủy thác giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.28: Dư nợ phân theo đơn vị nhận ủy thác của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Hội Phụ nữ 53.123 59.425 Số tiền % Số tiền 65.144 6.302 11,86 5.719 Hội Nông dân 20.217 23.706 26.114 3.489 17,26 2.408 10,16 Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh Niên 15.324 16.637 18.147 1.313 1.510 14.523 16.223 17.958 1.700 11,71 103.187 115.991 127.363 12.804 12,41 Tổng 8,57 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Trang 99 % 9,62 9,08 1735 10,69 11.372 9,80 Hội Phụ nữ: Trong hoạt động của các Hội, Hội Phụ nữ là tổ chức Hội có hoạt động mạnh và hiệu quả nhất. Sau 10 năm thực hiện hoạt động ủy thác cho vay từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện, Hội Phụ nữ huyện đã giúp hàng nghìn hội viên phụ nữ thoát nghèo, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, Hội Phụ nữ đang quản lý 133 Tổ TK&VV, là Hội có số Tổ TK&VV nhiều nhất, với số Tổ tốt là 57/133 tổ, Tổ khá là 43/133 tổ, Tổ có xếp hạng trung bình là 30/133 tổ và 3/133 Tổ xếp loại yếu kém. Tổ xếp loại tốt chiếm 42,8% trong tổng Tổ TK&VV của Hội Phụ nữ và chiếm 43,2% trong tổng Tổ TK&VV xếp loại tốt của ngân hàng với quy mô ngày càng mở rộng, điều đó thể hiện hoạt động hiệu quả của Hội Phụ nữ trong công tác xây dựng Tổ TK&VV. Về tình hình dư nợ, do hoạt động hiệu quả nên doanh số cho vay thông qua Hội Phụ nữ liên tục tăng, kéo theo là tình hình dư nợ cũng tăng trưởng mạnh. Dư nợ cho vay ủy thác qua Hội Phụ Nữ luôn chiếm trên 50% trong tổng doanh số cho vay qua Hội giai đoạn 2010-2012. Đây là mô hình, động lực giúp phụ nữ làm giàu, nâng cao quyền nâng kinh tế của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện bình đẳng giới tốt. Dư nợ ủy thác thông qua Hội Phụ nữ giai đoạn 2010-2012 liên tục tăng nhưng không đều về tốc độ tăng giữa các năm. Năm 2010, dư nợ là 53.123 triệu đồng, năm 2011 đạt 59.425 triệu đồng tăng 11,86% so với năm 2010, tương đương tăng 6.302 triệu đồng. Đến năm 2012 đạt 65.144 triệu đồng, tăng 9,62%, tương đương tăng 5.719 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dư nợ tăng là do doanh số cho vay thông qua Hội Phụ nữ trong giai đoạn này liên tục tăng cao. Ngoài ra, tình hình thu nợ cũng phát triển tốt, liên tục tăng từ 3.068 triệu đồng năm 2010 tăng lên 7.816 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngày càng tăng là do công tác quản lý tốt của Hội Phụ nữ trong việc nhận ủy thác cho vay. Hội luôn cố gắng giúp đỡ các chị em trong sản xuất, sinh hoạt; thường xuyên mở các lớp hướng dẫn, tập huấn các kỹ thuật sản xuất mang lại hiệu quả cao; các cấp Hội còn kịp thời giúp đỡ các hội viên đang gặp khó khăn. Từ đó, chất lượng tín dụng ủy thác qua Hội Phụ nữ ngày càng cao. Từ việc phân tích 3 chỉ tiêu trên đã thấy được hoạt động ủy thác qua Hội Phụ nữ đạt hiệu quả rất cao so với các Hội khác, các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ đều chiếm tỷ trọng lớn. Phụ nữ ngày càng có trách nhiệm, ý thức trong việc sử dụng vốn của nhà nước để tự lực vươn lên, khẳng định vị thế của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng ngày càng có niềm tin khi ủy thác qua Hội Phụ nữ. Tuy Trang 100 nhiên, nợ xấu của Hội vẫn đang ở mức khá cao, muốn giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao đời sống hội viên thì trong thời gian tới các cấp Hội Phụ nữ cần phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác ủy thác của mình. Hội Nông dân: Đến cuối tháng 12/2012, Hội Nông dân đang cho vay 4.450 hộ, dư nợ cho vay chiếm khá cao luôn chiếm gần 20% trong tổng dư nợ giai đoạn 2010-2012. Hội Nông dân đã thành lập được 109 Tổ TK&VV với số lượng Tổ tốt 36/109 tổ, chiếm 27,3% trong tổng Tổ TK&VV được xếp loại tốt của ngân hàng. Dư nợ ủy thác thông qua của Hội Nông dân giai đoạn 2010-2012 liên tục tăng nhưng không đồng đều về tốc độ giữa các năm. Năm 2010, dư nợ là 20.217 triệu đồng, năm 2011 đạt 23.706 triệu đồng, tăng 17,26% tương đương tăng 3.489 triệu đồng so với năm 2010. Trong giai đoạn này, doanh số cho tăng 2,35%, nhưng thu nợ đạt kết quả tốt (tăng 148,80% so với năm trước), tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của thu nợ. Tuy nhiên, xét về quy mô thì doanh số cho vay cao hơn nhiều so với thu nợ, dẫn đến dư nợ trong năm này tăng mạnh. Đến năm 2012 dư nợ đạt 26.114 triệu đồng, tăng 10,16%, tương đương tăng 2.408 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2012 là năm cả doanh số cho vay và thu nợ ủy thác thông qua Hội Nông dân đều giảm. Vì vậy, trong thời gian tới, Hội Nông dân cần cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của Hội mình nhằm tạo sự tin tưởng đối với ngân hàng, nâng cao doanh số cho vay từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hội viên. Hội Cựu chiến binh: Hội Cựu chiến binh(CCB) tuy là đơn vị có dư nợ thực hiện ủy thác không lớn, nhưng dư nợ ủy thác qua Hội luôn tăng trưởng qua các năm với chất lượng ngày càng tốt hơn. Nguyên nhân là do Hội có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhiệt tình, tích cực và sâu sát cơ sở; Hội CCB thực sự phát huy thế mạnh của mình để đưa vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, việc tuyên truyền, bình xét đối tượng được vay, việc kiểm tra giám sát, đôn đốc người vay thực hiện đúng nghĩa vụ được các cấp Hội quan tâm thực hiện. Có thể khẳng định, Hội CCB là đơn vị điển hình thực hiện tốt việc ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách của Chính phủ và góp phần tích cực trong các kết quả hoạt động của NHCSXH, góp phần thực hiện tốt Chương trình quốc gia về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay, Hội CCB đang quản lý 58 Tổ TK&VV, Tổ xếp loại tốt chiếm 9,8% trong tổng Tổ TK&VV xếp loại tốt của ngân hàng. Hội thường xuyên đưa tổ trưởng các Tổ TK&VV cũng như Ban quản lý dịch vụ ủy thác đi tập huấn để nâng cao chất lượng quản lý hội viên. Trang 101 Nhờ hoạt động tích cực nên tình hình dư nợ ủy thác thông qua của Hội Cựu chiến binh giai đoạn 2010-2012 liên tục tăng nhưng không đều về tốc độ giữa các năm. Năm 2010, dư nợ là 15.324 triệu đồng, năm 2011 đạt 16.637 triệu đồng, tăng 8,57% so với năm 2010. Đến năm 2012 đạt 18.147 triệu đồng, tăng 9,08% tương đương tăng 1.510 triệu đồng so với năm 2011. Hiện nay, trong địa bàn huyện Cái Nước còn 2 xã là xã Hòa Mỹ và xã Đông Thới là chưa có tổ chức Hội và Hội CCB so với các tổ chức Hội khác có điểm khác biệt là phần lớn tổ viên trong Hội đều có lương do nhà nước cấp và các chính sách ưu đãi khác. Vì vậy, so với các tổ chức Hội khác dư nợ của Hội Cựu chiến binh khá thấp. Đoàn Thanh niên: là tổ chức Hội có dư nợ thấp nhất so với các tổ chức Hội khác. So với lực lượng thanh niên trên địa bàn thì con số 59 Tổ TK&VV là con số rất nhỏ, trên mỗi xã và thị trấn chỉ thành lập được trung bình 5-6 Tổ TK&VV, riêng xã Tân Hưng Đông có 12 tổ. Sự không đồng đều này thể hiện Đoàn Thanh niên chưa thu hút được thanh niên tham gia tổ chức Hội, dẫn đến nhu cầu vay vốn thấp. Tuy nhiên, so về chất lượng hoạt động Tổ thì Đoàn Thanh niên có tới 26/59 tổ xếp loại tốt, chiếm 44% trong tổng Tổ TK&VV do Đoàn quản lý. Dư nợ ủy thác thông qua của Đoàn Thanh niên giai đoạn 2010-2012 liên tục tăng nhưng với tốc độ không đều giữa các năm. Năm 2010, dư nợ là 14.523 triệu đồng, năm 2011 đạt 16.223 triệu đồng, tăng 11,71% so với năm 2010. Đến năm 2012 đạt 17.958 triệu đồng, tăng 10,69% so với năm 2011. Tuy dư nợ có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với các tổ chức Hội khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thanh niên không có tài sản thế chấp, nhiều thanh niên sống chung với gia đình và trong gia đình chỉ có một người được vay vốn, bởi ngân hàng cho vay để thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cho một hộ gia đình chứ không riêng cá nhân nào. Thứ hai là do đặc thù tuổi còn trẻ nên thanh niên thường là những người thiếu kinh nghiệm sẽ có nguy cơ đối mặt với rủi ro. Gặp thất bại, nhiều than niên trẻ sẽ chán nản và nợ ngân hàng cũng khó trả. Thứ ba là, tổ chức Đoàn cần phải tạo được lòng tin của chính quyền địa phương và ngân hàng để giao vốn cho thanh niên lập nghiệp. * Dư nợ phân theo đơn vị nhận ủy thác 6 tháng đầu năm 2013 Hội Phụ nữ: Vào 6th/2011, dư nợ ủy thác thông qua Hội Phụ nữ là 58.611 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên đạt 59.105 triệu đồng, tương đương tăng nhẹ 0.84% so với cùng kỳ năm 2011. Dư nợ ủy thác cho vay qua Hội thấp chủ yếu là do doanh số cho vay thấp. Đến 6th/2013 dư nợ tăng mạnh và chiếm tỷ Trang 102 trọng cao nhất trong dư nợ ủy thác qua Hội, chiếm 51,61% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Trong 6th/2013, dư nợ thông qua Hội Phụ nữ đạt 73.672 triệu đồng, tăng 24,65% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dư nợ ủy thác qua Hội Phụ nữ tăng cao trong năm 2013 là do doanh số cho vay tăng mạnh (đạt 12.773 triệu đồng) tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2011 và 2012. Bảng 4.29: Dư nợ phân theo tổ chức nhận ủy thác của NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh niên Tổng ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6th/ 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 58.611 23.496 15.097 59.105 23.531 16.658 73.672 28.718 20.041 494 0,84 35 0,15 1.561 10,34 14.567 24,65 5.187 22,04 3.383 20,31 13.677 16.817 20.315 3.140 22,96 3.498 20,80 110.881 116.111 142.746 Số tiền 5.230 % 4,72 Số tiền % 26.635 22,94 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 Hội Nông dân: Vào 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ ủy thác thông qua Hội Nông dân là 23.496 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên đạt 23.531 triệu đồng, tương đương tăng nhẹ 0.15% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ ủy thác thông qua Hội Nông dân đạt 28.718 triệu đồng, tăng 22,04% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dư nợ ủy thác thông qua Hội Nông dân tăng cao vào năm 2013 là do tình hình kinh tế khôi phục, nên nhu cầu vay vốn của Hội tăng đã làm doanh số cho vay tăng, trong khi đó tình hình thu nợ cũng bắt đầu tăng trưởng trở lại so với năm 2012. Tuy nhiên, so với quy mô của Hội, dư nợ ủy thác qua Hội còn rất thấp. Trong thời giai tới, Hội Nông dân cần nâng cao chất lượng tín dụng của tổ chức Hội mình bằng cách hướng dẫn hội viên sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, thường xuyên đôn đốc hộ vay trả nợ và kịp thời xử lý những món nợ có rủi ro. Hội Cựu chiến binh: Vào 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ ủy thác thông qua Hội Cựu chiến binh là 15.097 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên đạt Trang 103 16.658 triệu đồng, tương đương tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2011. Dư nợ ủy thác thông qua Hội CCB trong 6th/2013, đạt 20.041 triệu đồng, tăng 20,31% so với cùng kỳ năm 2012 . Cũng giống như các tổ chức Hội khác, vào năm 2013 dư nợ của Hội CCB tăng cao do tác động của doanh số cho vay tăng. Trong giai đoạn 2011-2013, 6th/2013 là năm doanh số cho vay của Hội tăng cao nhất, tuy nhiên thu nợ của Hội vẫn chưa đạt kết quả tốt trong năm 2013 (chỉ tăng 1,62% so với cùng kỳ năm 2012). So với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì thu nợ còn thấp. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác thu nợ trong thời gian tới là việc cần thiết trong hoạt động nhận ủy thác của Hội. Đoàn Thanh niên: Vào 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ ủy thác thông qua Đoàn Thanh niên là 13.677 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên đạt 16.817 triệu đồng, tương đương tăng 22,96% so với cùng kỳ năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ ủy thác thông qua Đoàn Thanh Niên đạt 20.315 triệu đồng, tăng 20,80% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dư nợ của Đoàn tăng cao trong giai đoạn này là do hoạt động nhận ủy thác của Đoàn ngày càng đạt hiệu quả tốt, biểu hiện qua doanh số thu nợ ngày càng tăng và số dư nợ xấu giảm mạnh. Vì vậy, ngân hàng ngày càng tin tưởng khi ủy thác qua Đoàn Thanh niên. 4.2.4.4 Nợ xấu phân theo tổ chức nhận ủy thác * Nợ xấu phân theo tổ chức nhận ủy thác giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.30: Nợ xấu phân theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH Huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2011/2010 2012 Số tiền Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh niên Tổng 2.021 1.734 1.233 1.224 1.335 1.117 1.064 1.228 847 1.011 915 655 5.320 5.212 3.852 % ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Số tiền -287 -14,20 111 9,07 164 15,41 -96 108 -9,50 2,03 -501 -218 -381 -28,89 -16,33 -31,03 -260 -1.360 -28,42 -26,09 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 Trang 104 % Hội Phụ nữ: Hội Phụ nữ là tổ chức Hội có mức dư nợ ủy thác cao nhất trong các Hội được nhận ủy thác cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước. Vì vậy, mức nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng, chiếm khoảng từ 32-37% trong tổng nợ xấu. Nợ xấu trong giai đoạn 2010-2012 liên tục giảm, nhưng không đều giữa từng năm. Năm 2010 là 2.021 triệu đồng, năm 2011 giảm còn 1.734 triệu đồng giảm 14,20%, tương đương giảm 287 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục giảm mạnh còn 1.233 triệu đồng giảm 28,89%, tương đương giảm 501 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng nợ xấu cao là do nhiều chị em phụ nữ sử dụng vốn vay sai mục đích. Ngoài ra, do gia đình chị em gặp hoàn cảnh khó khăn đột ngột như tai nạn, bệnh hoạn hoặc làm ăn thua lỗ, dẫn đến kinh tế gia đình suy sụp, không có tiền để trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, do công tác thu hồi các khoản nợ xấu trong giai đoạn 2010-2012 diễn ra tốt nên tình hình nợ xấu giảm mạnh. Hội Phụ nữ đã tiến hành cùng NHCSXH rà soát lại từng hộ có dư nợ xấu, phân tích từng trường hợp, nếu trường hợp còn khả năng trả nợ thì thuyết phục, giúp đỡ họ để trả nợ ngân hàng, trường hợp không còn khả năng trả nợ thì Hội viết đơn xin xóa nợ đối với các hộ này. Ngoài ra, Hội còn nâng cao ý thức trách nhiệm của ban quản lý dịch vụ ủy thác và các tổ trưởng Tổ TK&VV về công tác đôn đốc nợ đến hạn, khuyến khích người vay gửi tiền tiết kiệm lập kế hoạch trả nợ ngân hàng, hạn chế đến mức tối đa rủi ro phát sinh nợ xấu. Hội Nông dân: Bên cạnh những mặt tốt về công tác nhận ủy thác tín dụng, hoạt động của Hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số dư nợ xấu không ổn định, tăng giảm không đều trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 là 1.224 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 1.335 triệu đồng, tăng 9,07% so với năm 2011. Năm 2012, nợ xấu giảm còn 1.117 triệu đồng, giảm 16,33%, tương đương giảm 218 triệu đồng so với năm 2011. Số dư nợ xấu chiếm từ 23-28% trong tổng nợ xấu cho vay trong giai đoạn này và có chiều hướng tăng dần. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng là do quá trình hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, một số ít cơ sở Hội trong khâu chỉ đạo thiếu kiên quyết; việc xem xét, kết nạp thành viên có lúc còn xem nhẹ thiếu bình xét, dẫn đến một số hộ thiếu ý chí làm ăn, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiêu xài lãng phí, làm nợ xấu tăng cao; tổ trưởng Tổ TK&VV ở một số Tổ năng lực còn yếu, sinh hoạt tổ TK&VV còn hình thức, đơn điệu, chủ yếu tập trung đôn đốc việc trả nợ và thực hiện thu lãi; việc hướng dẫn giúp đỡ nhau giữa các tổ viên trong sản xuất và cuộc Trang 105 sống còn hạn chế; công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động uỷ thác của Hội cấp trên đối với cấp dưới, nhất là việc kiểm tra của Ban thường vụ Hội cơ sở đối với các tổ TK&VV, kiểm tra hộ vay sử dụng vốn chưa thường xuyên hoặc có kiểm tra nhưng không sâu, chất lượng kiểm tra chưa cao. Những nguyên nhân trên đã làm cho nợ xấu của Hội Nông dân có chiều hướng tăng so với các Hội khác. Hội Cựu chiến binh: Tình hình nợ xấu trong giai đoạn 2010-2012 không ổn định, tăng giảm không đều giữa từng năm. Năm 2010 là 1.064 triệu đồng, năm 2011 là 1.228 triệu đồng tăng 15,41%, tương đương tăng 164 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ xấu giảm còn 847 triệu đồng giảm 31,03%, tương đương giảm 381 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến số dư nợ xấu là do hội viên trong Hội một số tuổi đã cao, sức yếu, mang thương tích trên cơ thể, quá trình sản xuất gặp khó khăn về sức khỏe. Vì vậy, hoạt động sản xuất, sử dụng vốn thường là giao cho người thân thực hiện. Trong đó, một số người chưa có ý thức, ỷ lại dùng tiền không đúng mục đích, hoạt động sản xuất hiệu quả thấp, nên khi đến hạn không có tiền để trả nợ ngân hàng. Đoàn Thanh niên: Công tác xử lý nợ xấu đối với các món vay được ủy thác qua Đoàn Thanh niên trong giai đoạn 2010-2012 không ổn định, tăng giảm không đều nhau. Năm 2010 là 1.011 triệu đồng, năm 2011 là 915 triệu đồng giảm 9,50%, tương đương giảm 96 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ xấu giảm mạnh còn 655 triệu đồng giảm 28,42%, tương đương giảm 260 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân số dư nợ xấu vẫn còn cao là do việc bình xét cho vay vốn vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp một hộ vay nhiều món, gây khó khăn trong việc trả nợ. Ngoài ra, do thanh niên tuổi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nên dễ dàng dẫn đến thua lỗ, việc chi tiêu quá mức, chưa biết cách tiết kiệm cũng như ý thức phấn đấu vươn lên làm giàu của một bộ phận thanh niên còn thấp. Do đó, Đoàn đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm nợ xấu, tăng cường hoạt động Đoàn cũng như tăng cường hơn nữa số lượng cán bộ Đoàn tham gia, đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra tốt; tập trung nâng cao chất lượng của cán bộ Đoàn các cấp, tổ trưởng Tổ TK&VV; thực hiện tốt việc bình xét cho vay vốn sao cho đúng đối tượng, đúng số tiền; thường xuyên phát triển những mô hình, hình thức sản xuất hiệu quả giúp thanh niên nghèo được vay vốn sản xuất có hiệu quả. * Nợ xấu phân theo tổ chức nhận ủy thác 6 tháng đầu năm 2013 Hội Phụ nữ: Vào 6 tháng đầu năm 2011, nợ xấu từ hoạt động ủy thác cho vay qua Hội Phụ nữ là 2.219 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên 2.368 Trang 106 triệu đồng, tương đương tăng 6,71% so với cùng kỳ năm 2011. Nợ xấu đến 6th/2013 giảm mạnh còn 1.225 triệu đồng, giảm 48,27% so với cùng kỳ năm 2012. Số dư nợ xấu chỉ chiếm 1,66% trong tổng dư nợ ủy thác qua Hội Phụ nữ, so với các Hội khác thì Hội Phụ nữ có mức nợ xấu thấp. Công tác xử lý nợ xấu đạt nhiều thành công là do sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ kịp thời của các cấp Hội Phụ nữ đối với hộ vay vốn và ý thức cao của phụ nữ trong việc sử dụng, quản lý nguồn vốn và trả nợ ngân hàng. Bảng 4.31: Nợ xấu phân theo đơn vị nhận ủy thác tại NHCSXH Huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 6th/ 2011 6th/ 2012 Hội Phụ nữ Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh niên Tổng Chỉ tiêu 6th/ 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2.219 1.366 1.252 2.368 1.225 1.691 973 1.421 829 Số tiền 149 325 169 Số % tiền 6,71 -1.143 -48,27 23,79 -718 -42,46 13,50 -592 -41,66 854 5.691 1.286 576 432 6.766 3.603 1.075 50,59 -710 -55,21 18,89 -3.163 -46,75 % Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013 Hội Nông dân: Vào 6 tháng đầu năm 2011, nợ xấu từ hoạt động ủy thác thông qua Hội Nông dân là 1.366 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên 1.691 triệu đồng, tương đương tăng 23,79% so với cùng kỳ năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, số dư nợ xấu giảm còn 973 triệu đồng, giảm 42,46% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu trong 6th/2013 giảm là do các cấp Hội đã phối hợp với NHCSXH giải quyết những món nợ xấu bằng nhiều biện pháp như động viên, khuyến khích hộ vay trả nợ; lập danh sách các hộ không còn khả năng trả nợ xử lý theo quy định; gửi Ban xử lý nợ xấu huyện danh sách các hộ cố ý không trả nợ. Hội cần làm tốt hơn nữa công tác ủy thác cho vay của Hội, đặc biệt là xử lý nợ xấu, vì nợ xấu giảm sẽ tạo sự tin tưởng của ngân hàng trong việc ủy thác vốn qua Hội, tạo điều kiện cho nhiều hội viên nhận được vốn để sản xuất. Hội Cựu chiến binh: Vào 6 tháng đầu năm 2011, nợ xấu từ ủy thác thông qua Hội Cựu chiến binh là 1.252 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên Trang 107 1.421 triệu đồng, tương đương tăng 13,50% so với cùng kỳ năm 2011. Nhờ vào công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả cao của ngân hàng vào năm 2013, tình hình nợ xấu của Hội Cựu chiến binh vào 6th/2013 cũng giảm mạnh còn 829 triệu đồng giảm 41,66% so với cùng kỳ năm 2012. Đoàn Thanh niên: Vào 6 tháng đầu năm 2011, nợ ủy thác thông qua Đoàn Thanh niên là 854 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên đạt 1.286 triệu đồng, tương đương tăng 50,59% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu giảm mạnh còn 576 triệu đồng, giảm 55,21% so với cùng kỳ năm 2012. So với dư nợ ủy thác qua Đoàn thì nợ xấu chỉ chiếm 2,84%. Đoàn Thanh niên là tổ chức Hội có mức nợ xấu thấp, chỉ sau Hội Phụ nữ. Tuy nhiên, mức dư nợ ủy thác qua Đoàn chưa cao, vì vậy việc tạo niềm tin đối với ngân hàng nhằm tăng nguồn vốn ủy thác là việc làm cần thiết đối với Đoàn trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cấp thiết của thanh niên. 4.4 HIỆU QUẢ XÃ HỘI TỪ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU. Không chỉ phục vụ người nghèo, qua 10 năm hoạt động NHCSXH đã góp phần đa năng vào kinh tế - xã hội của địa phương bằng nhiều chương trình tín dụng khác nhau, nhằm đảm bảo toàn diện các nhu cầu cần thiết cho xã hội. 4.4.1 Chương trình cho vay hộ nghèo Bảng 4.32: Hiệu quả từ chương trình cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Số hộ nghèo được vay vốn Hộ Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn % Số tiền vay bình quân một hộ 910 1.118 1.337 38,76 46,47 54,13 Triệu đồng 8,2 10,3 11,4 Số hộ thoát nghèo Hộ 67 96 117 Tỷ lệ hộ thoát nghèo/ số hộ nghèo % 7,36 8,59 8,75 được vay vốn Nguồn: Báo cáo 10 năm hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước, 2012 Nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hộ nghèo có vốn để sản xuất, kinh doanh không còn cảnh người nghèo phải đi vay nặng lãi, sử dụng Trang 108 không hiệu quả dẫn đến mất vốn, rơi vào tình cảnh khó khăn hơn. Nguồn vốn cho vay chương trình hộ nghèo hiện nay cho vay 11/11 xã, thị trấn của Huyện và tập trung vào những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số đông như Tân Hưng, Tân Hưng Đông nhằm tạo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương. Chương trình cho vay hộ nghèo đã góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Số hộ nghèo qua 3 năm liên tục giảm nhờ vào nguồn vốn của NHCSXH, đóng góp quan trọng vào mục tiêu kinh tế - xã hội ở huyện nhà: Trong giai đoạn 2010-2012, chương trình cho vay hộ nghèo ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, số hộ nghèo được vay vốn ngày càng tăng từ 910 hộ năm 2010 lên 1.337 hộ vào năm 2012, tăng 46,92%. Điều này đã thể hiện số hộ nghèo được vay vốn trong năm ngày càng tăng. Việc nâng số hộ nghèo được vay vốn đã góp phần đảm bảo tính công bằng đối với tất cả người nghèo trong việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Về chất lượng, bình quân số tiền cho vay trên một hộ cũng ngày càng tăng từ 8,2 triệu đồng/1 hộ năm 2010 lên 11,4 triệu đồng/1 hộ vào năm 2012, tăng 3,2 triệu đồng/ hộ, tương đương tăng 39,02%. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay bị ảnh hưởng bởi lạm phát, chi phí đầu vào, chi phí cải tạo, sữa chữa đều tăng cao. Vì vậy, số tiền cho vay mỗi hộ được nâng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người nghèo, tránh tình trạng được vay vốn nhưng không đủ đầu tư vào sản xuất dẫn đến đầu tư không đồng bộ, không kịp thời dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo toàn huyện tăng cao từ 38,76% năm 2010 và tăng lên đạt 46,47% vào năm 2011. Sang năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục tăng cao đạt 54,13%. Nhiệm vụ của NHCSXH huyện Cái Nước trong thời gian tới là đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện đều có thể được vay vốn từ ngân hàng. Vì vậy, việc tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn tăng đã thể hiện ngân hàng đang ngày càng hoàn thiện nhiệm vụ trên. Từ đó, góp phần vào Chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, so với số hộ nghèo trên địa bàn thì số hộ nghèo được vay vốn còn rất thấp. Nguyên nhân là do một số hộ nghèo chưa có ý chí vươn lên trong cuộc sống, lười biếng trong lao động.Vì vậy, việc nâng cao ý thức cần cù trong lao động đối với người nghèo là một việc làm quan trọng hiện nay đối với các cấp chính quyền địa phương. Trong giai đoạn 2010-2012, chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Cái Nước đã giúp 280 hộ thoát nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời Trang 109 sống. Nguồn vốn ưu đãi đã giúp 67 hộ thoát được nghèo, chiếm 7,36% tổng số hộ nghèo được vay vốn năm 2010 và nâng lên 96 hộ, chiếm 8,59% vào năm 2011. Đến năm 2012, sô hộ thoát nghèo là 117 hộ, chiếm 8,75% trong tổng số hộ nghèo được vay vốn. Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách ngày càng tăng. Nguyên nhân là do sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng và các cấp chính quyền ở huyện Cái Nước trong việc giúp đỡ người nghèo cả về vốn và kỹ thuật và phương hướng sản xuất. Từ đó, hiệu quả sử dụng vốn tăng đã giúp người nghèo cải thiện được đời sống. Ngoài ra, công tác tuyên truyền ý thức, trách nhiệm của người nghèo về sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, tự thân cố gắng vươn lên thoát nghèo đã đạt nhiều thành công. Bên cạnh đó, một số hộ tuy đã thoát nghèo nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, chưa bền vững. Vì vậy, trong năm 2013, Chính phủ đã phê duyệt chương trình hộ cận nghèo nhằm giúp đỡ những hộ vừa thoát được nghèo có vốn tiếp tục sản xuất, nâng cao thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững. 4.4.2 Chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường Bảng 4.33: Hiệu quả từ chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền Số hộ được Hộ 1.028 900 % 2012/2011 Số tiền % 574 -128 -12,45 -326 -36,22 Số công trình Công 1.955 1.695 1.065 trình được xây -260 -13,30 -630 -37,17 vay vốn Nguồn: Báo cáo 10 năm hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước, 2012 Nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong việc sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Trong 3 năm, chương trình đã xây dựng được 4.715 công trình cây nước - nhà cầu, góp phần thay đổi thói quen vệ sinh của người dân thải ra trên các tuyến sông, kênh, hồ, góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng nước sạch, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ sức khỏe người dân nông thôn. Người dân rất phấn khởi với chương trình tín dụng Trang 110 này, vì chương trình không hạn chế đối tượng được cho vay là người nghèo hay các đối tượng đặc biệt nào. Do chương trình chương trình NHVS&MT đến năm 2012 là năm giải ngân cuối của giai đoạn 2009-2012, nên doanh số cho vay ngày càng giảm. Năm 2010, chương tình cho vay 1.028 hộ với 1.955 công trình. Đến năm 2011 số hộ được vay vốn giảm lại 12,45% chỉ còn 900 hộ với 1.695 công trình. Vào năm 2012, số hộ được vay vốn tiếp tục giảm lại 36,22% còn 574 hộ với 1.065 công trình. Trong các giai đoạn kế tiếp, chương trình này sẽ có nguồn vốn tăng mạnh do nhu cầu ngày càng lớn về vấn đề nước sạch và vệ sinh ở nông thôn. Vì vậy, việc quản lý sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích đối với nguồn vốn là rất quan trọng đối với ngân hàng trong thời gian tới. 4.4.3 Chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Bảng 4.34: Số sinh viên được vay vốn từ chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số Số % tiền vay Triệu 7.346 1.518 3.839 -5.828 đồng Số sinh viên Món Doanh số cho 919 226 480 % tiền 79,34 2.321 -693 -75,41 254 152,90 112,39 được vay vốn Nguồn: Báo cáo 10 năm hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước, 2012 Đây là chương trình dễ dàng đi vào cuộc sống của nhân dân trong Huyện nhất vì những ý nghĩa thực tế, sâu sắc mà nó mang lại. Số lượng học sinh, sinh viên được vay vốn để có thể tiếp tục con đường học tập, thực hiện ước mơ của mình góp phần xây dựng xã hội trong tương lai của NHCSXH huyện Cái Nước ngày càng nhiều và với quy mô ngày càng mở rộng. Đến cuối năm 2012, số món vay chương trình HSSV lên tới 3.352 món và liên tục tăng trong giai đoạn 20102012. Trong đó là các sinh viên mồ côi, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những HSSV này khi ra trường sẽ có Trang 111 việc làm, có thu nhập ổn định, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế trong tương lai. Năm 2010, doanh số cho vay HSSV ở mức cao do lúc này chương trình cho vay tràn lan cả đối tượng không khó khăn về tài chính, gây lãng phí về nguồn vốn Nhà nước nhằm mục đích hỗ trợ đối tượng khó khăn với lãi suất thấp. Vì vậy, trong năm 2010, chương trình đã cho vay tới 919 sinh viên. Đến năm 2011, số sinh viên được vay vốn giảm đi 75,41% còn 226 sinh viên do quyết định 2287 của Hội sở NHCSXH về việc quy định lại một số điều kiện để được cấp tín dụng sinh viên, tuy nhiên chất lượng của từng món vay được nâng lên do đáp ứng đúng đối tượng, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn sai mục đích. Đến năm 2012, do người vay đã hiểu được những quy định trong nghị định 2287 và thực hiện đúng yêu cầu của nó nên số món vay mới của chương trình tăng lên đã làm số sinh viên được vay vốn tăng lên 480 sinh viên. 4.4.4 Chương trình giải quyết việc làm Bảng 4.35: Hiệu quả từ chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2011/2010 2012 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % cho vay Triệu 1.012 1.777 2.045 đồng Số món Món 34 54 63 20 58,82 9 16,67 Lao động 75 143 180 98 90,67 37 25,87 Doanh số 765 75,59 268 15,08 vay Số lao động được hỗ trợ Nguồn: Báo cáo 10 năm hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước, 2012 Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn doanh số cho vay của chương trình GQVL tăng liên tục. Do đó, số món vay cũng như số lao động được hỗ trợ cũng tăng lên. Năm 2010, ngân hàng cho 34 cơ sở sản xuất vay và từ đó giải quyết được tình trạng thiếu lương, bảo hiểm cho 75 lao động. Đến năm 2011, số món vay tăng lên Trang 112 58,82% đạt 54 cơ sở và hỗ trợ cho 143 lao động, tăng 90,67% so với năm 2010. Năm 2012 là năm doanh số cho vay cao nhất vì vậy đã nâng số cơ sở được hỗ trợ lên 16,67% đạt 63 cơ sở và tăng số lao động được hỗ trợ lên 25,87% đạt 180 lao động. Tốc độ tăng của số lao động được hỗ trợ tăng cùng chiều và cao hơn nhiều so với doanh số cho vay đã thể hiện nguồn vốn ngày càng phát huy hiệu quả không chỉ đối với người lao động được hỗ trợ mà cho cả hoạt động sản xuất của các cơ sở kinh doanh từ đó tạo thêm việc làm. Nguồn vốn không chỉ giải quyết tình trạng lương cho nhân viên của các doanh nghiệp đang hoạt động mà chương trình còn hỗ trợ vốn để xây dựng và mở rộng các cơ sở sản xuất mới. Từ đó, nguồn vốn đã góp phần đáng kể vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở huyện. 4.4.5 Chương trình xây nhà ở cho hộ nghèo Bảng 4.36: Hiệu quả từ chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Số món vay nhà ở cho người nghèo được xây Món 359 630 25 Số món có trong danh sách không được vay vốn Món 68 127 12 Nguồn: Báo cáo 10 năm hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước, 2012 Trong giai đoạn 2010-2012, NHCSXH huyện Cái Nước đã cùng với các tổ chức khác góp phần xây 1.014 căn nhà cho hộ nghèo. Chương trình đã giúp cho hộ nghèo có được một ngôi nhà kiên cố, vững chắc để yên tâm sản xuất. Từ đó, góp phần xây dựng nông thôn mới, hoàn thành chỉ tiêu giải ngân toàn bộ nguồn vốn xây nhà ở cho người nghèo. Chương trình được cho vay theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình đóng góp để xây được căn nhà có diện tích tối thiểu 24m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên. Trong giai đoạn 2010-2012, ngân hàng có 207 hộ có trong danh sách phê duyệt của UBND huyện nhưng không được cho vay do những nguyên nhân chính sau: hộ đã thoát nghèo, hộ không có đất xây dựng, đã xây nhà theo chương trình 134, bỏ đi khỏi địa phương,.. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho số công trình được xây dựng giảm đi 207 căn so với dự án được duyệt ban đầu là 1.353 căn nhà, chỉ xây dựng được 1.146 căn. Trong thời gian tới, Chính phủ đang xem xét để tiếp tục giải ngân giai đoạn 2 chương trình xây nhà ở cho hộ nghèo nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao mức sống, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Trang 113 Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC Ưu điểm Giải pháp giữ vững và nâng cao những ưu điểm - Cán bộ tín dụng, Ban quản lý dịch vụ ủy thác của các tổ chức Hội và các tổ trưởng Tổ TK&VV không ngừng được nâng cao trình độ, công tác quản lý tín dụng, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ đảm bảo cán bộ phải nắm chắc nghiệp vụ, có khả năng phát hiện, hướng dẫn, chỉ đạo; yêu cầu cán bộ có bản cam kết về việc phấn đấu làm tốt công việc được giao, thể hiện trong hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quản lý tốt hoạt động tín dụng trên địa bàn phụ trách. - Số Tổ TK&VV đạt loại tốt và khá của ngân hàng chiếm khá cao 261/359 Tổ. Số Tổ tốt và khá chiếm cao đã thể hiện hoạt động của các Tổ trưởng và thành viên trong công tác quản lý, sử dụng tín dụng đạt hiệu quả cao. - Cần có những chính sách ưu đãi, khen thưởng đối với Tổ trưởng quản lý tổ đạt kết quả cao. - Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ các tổ chức Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV, đặc biệt là những chủ trương, chính sách mới. - Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ tổ chức Hội chiếm dụng, vay ké nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ. - Cán bộ tín dụng cần sâu sát kiểm tra, giám sát hoạt động họp tổ nhằm phổ biến các chính sách mới của các Tổ TK&VV. Tránh tình trạng hình thức, người dân không nắm rõ nội dung và sử dụng nguồn tín dụng không hợp lý. - Có thông tin kịp thời những Tổ TK&VV đang gặp khó khăn, có biểu hiện sụt giảm về doanh số thu nợ gốc và lãi thông báo với ngân hàng nhằm kịp thời tìm ra giải pháp, xử lý những khó khăn. - Thường xuyên đánh giá, xếp loại Tổ nhằm có Trang 114 những thông tin chính xác về tình hình hoạt động - Hoạt động ủy thác cho vay qua các Hội đoàn thể ngày càng đạt hiệu quả cao thể hiện qua là 100% dư nợ của ngân hàng đều ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể; các chỉ tiêu về thu nợ, nợ xấu đều có bước chuyển hướng tích cực trong giai đoạn 2010-2012 - Phối hợp với Hội đoàn thể cấp huyện rà soát, đánh giá lại việc thực hiện các nội dung ủy thác theo hợp đồng đã ký của từng Hội tại từng xã, từng ấp để nâng cao chất lượng ủy thác qua Hội đoàn thể. Hội đoàn thể cấp xã phải thường xuyên kiểm tra, giám sát Tổ TK&VV, nhất là những Tổ hoạt động trung bình và yếu kém; thường xuyên đối chiếu nợ đến từng hộ vay, đồng thời tuyên truyền, làm rõ ý thức trách nhiệm trả nợ, trả lãi cho người vay. Việc ký hợp đồng ủy thác sẽ thực hiện theo hướng: Hội nào quản lý tốt thì ký hợp đồng ủy thác với Hội đó; Hội nào quản lý yếu kém thì báo cáo với Đảng ủy, UBND cấp xã biết để chuyển sang cho Hội khác làm tốt hơn. - Ngân hàng chính sách phối hợp với Hội nhận ủy thác để giải quyết kịp thời những khó khăn tồn tại ở Tổ TK&VV; đôn đốc, nhắc nhở các Tổ thu lãi đạt kế hoạch. Đối với nợ xấu, ngân hàng phải phối hợp với Hội đoàn thể để phân tích đánh giá, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp cụ thể khắc phục yếu kém. Xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với Tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ tổ chức Hội chiếm dụng, vay ké nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ. Nhược điểm Một số giải pháp hạn chế và khắc phục nhược điểm - Công việc của nhân viên quá tải: Hiện nay, NHCSXH huyện Cái Nước chỉ có 3 nhân viên tín dụng, 3 nhân viên kế toán trong khi phải quản lý một địa bàn lớn với mức dư nợ ngày càng tăng. Việc một nhân - Ngân hàng cần thường xuyên đưa cán bộ đi tập huấn, học tập để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tín dụng; tuyển thêm cán bộ để giảm tải áp lực công việc trên mỗi cán bộ; có các chính sách thưởng, bồi dưỡng cho cán bộ khi hoàn thành tốt nhiệm vụ; thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giao lưu học hỏi về nghiệp vụ, tạo sự khắng khít trong nhân viên, nhằm có được một sự hợp tác tốt, tạo môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả. Trang 115 viên phải làm nhiều nhiệm vụ như thẩm định hồ sơ vay vốn, theo dõi khác hàng, lưu trữ hồ sơ, giao dịch xã,.. là việc thường xuyên diễn ra. Vì vậy, tình trạng nhân viên không chịu nổi áp lực công việc dẫn đến bỏ việc là tình trạng thường thấy. - Bên cạnh những mặt cần ưu đãi thì cần phải có những biện pháp xử lý thích đáng đối với những nhân viên tham nhũng, tiêu xài lãng phí, làm sai nguyên tắc gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những hành vi làm trái với quy định, kịp thời khắc phục hậu quả. - Hiện nay, NHCSXH huyện Cái Nước còn 98/359 Tổ xếp loại trung bình và yếu kém. Số Tổ xếp loại yếu kém có tình hình thu lãi và trả nợ kém làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng Tổ TK&VV, củng cố lại tổ trung bình, tổ yếu kém. Tổ chức kiểm tra tổ khá, tốt để tìm ra bài học kinh nghiệm, nhân rộng từ mô hình quản lý loại tổ này. Họp Tổ để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ trung bình và yếu kém theo hướng: - Ưu tiên thành lập Tổ theo địa bàn, cụm dân cư liền kề trong từng ấp, tạo điều kiện cho tổ viên thực hiện các nội dung công khai, dân chủ, thực hiện được công tác giám sát, bình xét cho vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm, xử lý rủi ro, tiết kiệm chi phí cho Tổ TK&VV trong hoạt động nghiệp vụ. - Thay đổi Ban quản lý tổ yếu kém. Các khoản cho vay mới phải được bình xét cho vay công khai, dân chủ phù hợp với phương án sử dụng vốn, khả năng quản lý vốn vay. Việc bình xét cho vay của Tổ phải được tham gia bình xét của Trưởng ấp, Hội đoàn thể cấp xã trước khi trình hồ sơ cho UBND xã xác nhận. Ban quản lý Tổ phải ưu tiên cho những người có kiến thức hiểu biết hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội, những người có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với công việc và có uy tín đối với nhân dân. Trang 116 - Thường xuyên đưa cán bộ quản lý tổ đi tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ. - Ban quản lý tổ phải thường xuyên đôn đốc các tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đụng hạn. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm nâng cao ý thức của người vay. - Phối hợp với ngân hàng để giải quyết những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắt trong quá trình hoạt động, kịp thời giúp đỡ những hộ vay vốn gặp khó khăn, đẩm bảo khả năng trả nợ của người vay. - Hạn chế, ngăn ngừa tình trạng lợi dụng hoạt động tín dụng chính sách để trục lợi như: thu phí hoạt động tín dụng chính sách của dân; xâm tiêu, chiếm dụng, vay ké; đề xuất cho vay sai đối tượng. - Nợ xấu của ngân hàng hiện nay vẫn còn đang ở mức khá cao 3,02% trên tổng dư nợ năm 2012. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, ngân hàng sẽ tùy trường hợp cụ thể để có những biện pháp kịp thời thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. - Đối với hộ vay do bị rủi ro hoặc bị ảnh hưởng của rủi ro bất khả kháng, dẫn đến khó khăn, không có khả năng trả nợ mà chưa lập hồ sơ rủi ro thì NHCSXH cùng Hội đoàn thể và UBND cấp xã, thị trấn hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định. - Đối với hộ vay có khả năng trả nợ và có ý thức trả nợ thì vận động, yêu cầu hộ vay lập cam kết và theo dõi, đôn đốc hộ vay thực hiện trả nợ. - Hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ thì Tổ trưởng Tổ TK&VV, tổ chức Hội nhận uỷ thác và NHCSXH phối hợp lập danh sách báo cáo UBND cấp xã, thị trấn để chỉ đạo Ban thu hồi nợ xấu xử lý như: gọi lên xã, thị trấn thuyết phục, cho viết cam kết trả nợ, xử phạt hành chính; kiện ra Tòa án. Một số trường hợp đặc biệt, đề nghị Tòa xử lưu động tại xã, thị trấn để làm gương điển hình cho những hộ khác. Trang 117 - Đối với hộ vay bỏ đi khỏi địa phương lâu ngày thì đến hạn phải thực hiện chuyển sang nợ quá hạn theo chế độ quy định. Kết hợp với chính quyền cấp ấp, khóm và xã, thị trấn phân biệt những hộ đi làm ăn xa nhưng biết được địa chỉ để theo dõi, kết hợp với Trưởng ấp, khóm đòi nợ khi về hoặc nắm được địa chỉ để NHCSXH gửi ấp, khóm báo đòi nợ. Đối với hộ thực sự đi khỏi địa phương lâu ngày, không có tin tức thì xem xét, phối hợp với chính quyền ấp, khóm, xã, thị trấn để làm thủ tục mất tích và xử lý nợ rủi ro theo quy định. - Đối với các khoản nợ hộ vay sản xuất kinh doanh thua lỗ, quá nghèo, nợ không có người nhận nợ, không nhận nợ, không có hồ sơ pháp lý thì tổng hợp báo cáo Tổng giám đốc xem xét, xử lý. - Quy trình cho vay còn rờm rà, người vay phải qua nhiều thủ tục như người vay lập hồ sơ, tham gia tổ TK&VV, phải có xác nhận của UBND, công an nhân dân,…và nhiều giầy tờ khác trong khi đó người nghèo thường thường ít chữ nên việc hồ sơ phải làm quá nhiều gây khó khăn cho người vay và là gánh nặng cho cán bộ tín dụng - Cần phải có một quy trình hoạt động mới trong công tác tín dụng của ngân hàng đơn giản, nhanh gọn như các ngân hàng thương mại khác. - Mang tin học hiện đại áp dụng vào quy trình cho vay nhằm hạn chế người vay phải viết và lập quá nhiều hồ sơ. Bên cạnh đó, còn giảm gánh nặng xử lý hồ sơ đối với nhân viên ngân hàng. Trang 118 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng đặc biệt, hoạt động của ngân hàng không vì mục tiêu lợi nhuận, nguồn vốn và khả năng thanh khoản của ngân hàng được nhà nước đảm bảo. NHCSXH hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chương trình cho đối tượng chính sách khác khi được Nhà nước giao. NHCSXH có vai trò như một tổ chức xã hội với hoạt động mang nguồn vốn tín dụng nhà nước tiếp cận người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cánh dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành giúp đỡ người nghèo trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả; học tập, rèn luyện các phương thức sản xuất mới, kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho xã hội. Với vị thế rất quan trọng trong công tác giảm nghèo của xã hội, NHCSXH huyện Cái Nước đã đạt nhiều thành tựu trong công tác giảm nghèo của địa phương. Về nguồn vốn, nguồn vốn của NHCSXH không ngừng tăng cao trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Tuy đây là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn từ Nhà nước giao cho NHCSXH vẫn không giảm mà còn tăng lên ở nhiều chương trình. Bên cạnh đó, nhờ vào các biện pháp thu hút nguồn vốn gửi tiết kiệm từ chính người vay mà nguồn gửi tiết kiệm của ngân hàng tăng mạnh. Nguồn gửi tiết kiệm tăng sẽ làm giảm gánh nặng cho nguồn vốn từ Trung ương, góp phần tăng nguồn vốn cho vay để nâng cao số hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn. Bên cạnh đó, việc gửi tiết kiệm còn là kế hoạch trả nợ của người vay đối với ngân hàng. Vì vậy, nguồn gửi tiết kiệm càng cao thì khả năng trả nợ của người vay cũng tăng. Tuy nguồn vốn không ngừng tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của người nghèo và đối tương chính sách khác. Đến nay, NHCSXH huyện Cái Nước chỉ cho vay 54,13% số lượng hộ nghèo và nhiều đối tượng chính sách khác tuy đủ điều kiện nhưng vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng này. Vì vậy, nâng cao nguồn vốn là một việc quan trọng của ngân hàng nhằm đảm bảo tiêu chí 100% đối tượng vay vốn đủ yêu cầu đều có thể được vay vốn của ngân hàng. Trang 119 Về tình hình tín dụng, đặc biệt tăng trưởng vào năm 2011. Do nguồn vốn tăng nên doanh số cho vay cũng không ngừng tăng, góp phần đảm bảo nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, tình hình thu nợ phát triển mạnh, tăng liên tục; nợ xấu liên tục giảm mạnh chỉ còn 3,02% trong tổng dư nợ vào cuối năm 2012. Có được những thành quả trên là nhờ vào sự chỉ đạo hiệu quả của ban lạnh đạo ngân hàng và sự cố gắng, tích cực trong công tác của cán bộ. Ngoài ra, còn có sự đóng góp rất lớn của các tổ chức Hội trong công tác nhận ủy thác cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích; định hướng, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất tiên tiến mang lại hiệu quả cao và giúp đỡ kịp thời những hộ vay gặp khó khăn. Đây là điểm khác biệt lớn giữa NHCSXH và các ngân hàng thương mại khác, sự phối hợp giữa tổ chức Hội và ngân hàng đã làm chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và hiệu quả xã hội ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2010-2012, tình hình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước đã đạt được nhiều thành tựu. So với các NHCSXH khác trong tỉnh, NHCXH huyện Cái Nước là ngân hàng có tỷ lệ vốn huy động, thu nợ đạt cao nhất và nợ xấu giảm nhanh. Hiện nay, ngân hàng đang tiếp tục dùng nhiều biện pháp để thu hút vốn huy động; tăng cường phối hợp với các Hội để thu nợ kịp thời các món vay đến hạn và xử lý các món nợ xấu nhằm giữ vững những thành tích mà ngân hàng đã đạt được góp phần cho sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của huyện Cái Nước nói riêng và chung cho tỉnh Cà Mau. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước - Ngân hàng cần cho vay đúng quy định, đúng đối tượng, kiểm duyệt kỹ đối với hồ sơ của từng món vay nhằm tránh tình trạng một hộ vay nhiều món, cho vay sai đối tượng dẫn đến thiếu công bằng trong công tác tín dụng xã hội. - Thường xuyên tuyên truyền cho người dân hiểu về các quy định khi cho vay để họ thực hiện đúng; kiểm tra hoạt động của các tổ trưởng tổ TK&VV có đúng quy trình được ngân hàng giao. - Tăng cường công tác thu hồi nợ xấu bằng nhiều biện pháp. Thường xuyên theo dõi, động viên những hộ có dư nợ xấu, giúp đỡ họ trả nợ ngân hàng; tránh tình trạng chiếm dụng, vay ké và các tổ trưởng thu nợ. - Áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ nhằm giảm thiểu tối đa việc ghi chép, giảm áp lực công việc cho cán bộ. Trang 120 - Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh. 6.2.2 Đối với Hội sở chính - Cần tăng cường nguồn vốn cho NHCSXH huyện Cái Nước trong các chương trình Hộ nghèo, Hộ cận nghèo, Học sinh sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của địa phương. - Cho phép thanh toán chi phí đi lại đối với các chủ tịch xã trong các cuộc hội nghị giao ban định kỳ hằng quý và hỗ trợ ban xử lý nợ xấu của huyện, xã, thị trấn. - Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, vui chơi giữa các phòng giao dịch, chi nhánh nhằm tạo sân chơi cho cán bộ nhằm giao lưu, trao đổi nghiệp vụ, tạo sự liên kết giữa các ngân hàng. 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương - Phải chú trọng đến công tác xét duyệt cho vay, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng. Đối với chương trình cho vay hộ nghèo, Ban giảm nghèo xã, thị trấn cần chặt chẽ hơn trong công tác xét duyệt cho vay. - UBND cấp xã, thị trấn phối hợp thu hồi nợ đối với các hộ vay còn dư nợ trước khi giải quyết các thủ tục hành chính về chuyển nhà, chuyển khẩu, tách hộ, mua bán đất đai, nhà cửa... - Chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng có liên quan, Ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu huyện có những biện pháp hỗ trợ NHCSXH huyện trong việc xử lý đối với đối tượng chiếm dụng, vay ké, những hộ vay biệt xứ trên 02 năm, chết, mất tích, hộ dân sang nhượng đất đai, nhà cửa hoặc làm thủ tục chuyển hộ khẩu đi nơi khác… Trang 121 - Lãnh đạo UBND xã, thị trấn tham gia họp giao ban cùng với NHCSXH và Hội đoàn thể nhận ủy thác đúng định kỳ tại điểm giao dịch để có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc tại địa phương. - Đề nghị UBND huyện hàng năm xem xét để giành một phần vốn Ngân sách để ủy thác cho NHCSXH huyện thực hiện cho vay đối với hộ cận nghèo để thúc đẩy sản suất phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm thoát nghèo bền vững Trang 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê. 4. Chính Phủ, 2002. Nghị định 78 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 5. Trang web của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: http://VBSP.org.vn 6. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội huyện Cái Nước: cainuoc.camau.gov.vn 7. Ngân hàng chính sách xã hội 2010, Công văn số 2287 về hướng dẫn thực hiện một số điểm theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại thông báo số 231/TB-VPCP. 8. Trần Gia Long, 2013. Kết quả điều ra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 ở Việt Nam, < http://vukehoach,mard,gov,vn/Default,aspx?id=1283> [Ngày truy cập: 9 Tháng 8 Năm 2013]. Trang 123 [...]... hàng chính sách xã hội tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thực hiện an sinh xã hội của huyện như thế nào Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Trang 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh. .. sinh xã hội như thế nào, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp công tác cấp tín dụng chính sách xã hội được thực hiện bền vững và toàn diện hơn, cụ thể là ở huyện Cái Nước – một huyện nghèo của tỉnh Cà Mau 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau được thực hiện nhằm tìm hiểu về hoạt động tín dụng của ngân. .. tỉnh Cà Mau thông qua các chỉ tiêu từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đánh giá hiệu quả xã hội từ hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước - Từ phân tích trên, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được tập trung thực hiện tại ngân hàng. .. các ngân hàng thương mại; làm sao người vay sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả tốt; làm sao cho người nghèo không trông chờ, ỷ lại, tự lực vươn lên từ tác động của chính sách giảm nghèo Với nhiệm vụ vô cùng quan trọng trên, đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nhằm tìm hiểu về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. .. trình tín dụng mà ngân hàng cung cấp đối với người nghèo, các đối tượng chính sách và địa phương Trang 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 3.1 TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN CÁI NƯỚC 3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cái Nước Huyện Cái Nước nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30km Cái Nước là vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau, ... Hoàng Thám, 2012 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, luận văn đại học Đại học Võ Trường Toản - Phan Phượng Linh, 2009 Thực trạng và giải pháp cho vay từ quỹ hỗ trợ quốc gia giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cà Mau, luận văn đại học Đại Học Cần Thơ - Nguyễn Thị Như, 2011 Phân tích hoạt động của NHCSXH huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, luận văn đại... hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước (VBSP Cái Nước), tỉnh Cà Mau 1.3.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 20/11/2013 - Các số liệu trong đề tài được lấy từ bảng báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động và các báo cáo, tài liệu khác của ngân hàng chính xách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung phân tích hoạt động. .. hội, cùng thuộc phạm vi ở tỉnh Cà Mau có các đặc điểm kinh tế - xã hội, tập quán giống nhau Một số luận văn có nêu lên tình hình hoạt động tín dụng theo các chương trình tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đang cung cấp trong giai đoạn từ năm 2011 trở về sau, những đề tài đó bao gồm: - Đoàn Kiều Ngọt, 2012 Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng CSXH huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau tác giả Đoàn Kiều Ngọt... tài là tập trung phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính xách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Trang 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng * Tín dụng: Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức... Thị Trấn Cái Nước Phú Hưng Đông Thới Tổng Tổng số hộ nghèo 196 224 348 158 200 459 71 244 170 202 198 2.470 ĐVT: Hộ Số khẩu nghèo 849 928 1.444 697 805 1.887 296 1.018 728 793 755 10.200 Nguồn: Thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cái Nước, 2012 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 3.2.1 Đánh giá tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước Hoạt động vào

Ngày đăng: 12/10/2015, 17:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN