ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Tổng quan thực trạng tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
* Giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Doanh số cho vay
Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ tài sản của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ sử dụng nguồn tiền của Chính phủ và các đơn vị ủy thác như Ủy ban nhân dân các cấp, các ban nghành
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 26.521 26.641 25.582 120 0,45 -1.059 -3,98 Doanh số thu nợ 5.900 13.837 14.210 7.937 134,53 373 2,70 Dư nợ 103.187 115.991 127.363 12.804 12,41 11.372 9,80 Nợ xấu 5.320 5.212 3.852 -108 -2,03 -1360 -26,09
Trang 34
trong Tỉnh nhằm hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách để đảm bảo ổn định và thực hiện công bằng xã hội, thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, để tránh người được người được cấp tín dụng ỷ lại, lãng phí chi tiêu là một điều rất quan trọng.
Trong giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Vì vậy, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước biến động, tăng giảm không đều nhau. Năm 2010, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước đạt mức 26.521 triệu đồng. Sang năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng giảm nhẹ 120 triệu đồng, đạt mức 26.641 triệu đồng tương đương giảm 0,45%. Sang năm 2012, doanh số cho vay giảm xuống 3,98% còn 25.582 triệu đồng. Vào năm 2010, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, nhân dân bắt tay vào xây dựng kinh tế, tăng gia sản xuất nên nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng cao. Không nằm ngoài tình hình trên, hồ sơ vay vốn của NHCSXH huyện Cái Nước trong giai đoạn 2010-2011 tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của người dân, đặc biệt là các chương trình cho vay hộ nghèo; học sinh, sinh viên; nước sạch, vệ sinh và môi trường. Ngoài ra, nguồn tiền gửi tiết kiệm của người vay trong năm 2011 tăng mạnh, đây là nguồn tiền cho vay hiệu quả và ít tốn chi phí đối với ngân hàng, nên trong năm 2011 doanh số cho vay tăng nhẹ 1,28%. Vào năm 2012, doanh số cho vay giảm do chịu tác động chính từ sự sụt giảm về doanh số cho vay từ chương trình xây nhà ở cho người nghèo (do năm 2012 nguồn vốn giải ngân chương trình này đã hết). Chính vì lý do đó, đã làm cho doanh số cho vay 2010-2012 biến động, tăng giảm không đều.
b) Doanh số thu nợ
Đối với ngân hàng chính sách xã hội, việc doanh số thu nợ tăng trưởng sẽ thể hiện hiệu quả của nguồn tín dụng đối với các đối tượng được vay vốn nói riêng và cho xã hội nói chung, góp phần thực hiện nhiệm vụ về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của ngân hàng. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi về từ các khoản cho vay trong năm và những năm trước đó. Ngân hàng thu nợ và khách hàng trả nợ đúng hạn thì số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Thu nợ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, việc thu hồi
Trang 35
nợ mới đúng hạn và nhanh chóng, góp phần tích cực trong tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông.
Nhìn bảng 4.2 có thể thấy năm 2010, doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Cái Nước đạt 5.900 triệu đồng, đến năm 2011 thu nợ tăng 134,53% tương đương 7.937 triệu đồng, đạt 13.837 triệu đồng. Sang năm 2012, nguồn thu nợ tiếp tục tăng 2,70% lên 14.210 triệu đồng, tương đương tăng 373 triệu đồng so với năm 2011. Nhìn chung, thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn này liên tục tăng và tốc độ tăng giữa các năm không đều nhau. Nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ trong năm 2011 của cán bộ tín dụng đạt kết quả cao trong việc tích cực đôn đốc, nâng cao trách nhiệm của người vay trả nợ. Thứ hai là do sự sáng suốt của Ban lãnh đạo trong việc điều chỉnh kịp thời tỷ trọng từng nguồn vốn cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế của rừng thời kì, từ đó mang lại hiệu quả cao trong hoạt động thu nợ của ngân hàng. Thứ ba là do sự phối hợp có hiệu quả của ngân hàng và các tổ chức Hội đoàn thể trong công tác quản lý sử dụng vốn. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ có chiều hướng giảm lại là do doanh số cho vay trong năm 2012 sụt giảm. Ngoài ra, sự sụt giảm về tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong năm này là do nguồn thu nợ từ chương trình cho vay hộ nghèo giảm đáng kể, trong khi các chương trình khác đều có bước phát triển.
c) Tình hình dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.
Từ hai chương trình tín dụng ban đầu (hộ nghèo và giải quyết việc làm) với doanh số dư nợ thấp, đến nay ngân hàng đang thực hiện 6 chương trình tín dụng với mức dư nợ ngày càng cao. Xét giai đoạn 2010-2012, tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng nhanh nhưng tốc độ tăng giữa các năm không đều nhau, năm 2010 tổng dư nợ của ngân hàng là 103.187 triệu đồng, sang năm 2011 dư nợ tăng 12.804 triệu đồng tương đương tăng 12,41%, đạt 115.991 triệu đồng. Năm 2012, tổng dư nợ tiếp tục tăng 11.372 triệu đồng tương đương tăng 9,80%, đạt mức 127.362 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng dư nợ của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 là do khi so sánh giữa doanh số thu nợ của hai năm nhận thấy tình hình thu nợ của năm 2012 tốt hơn, trong khi đó doanh số cho vay năm 2011 cao hơn năm 2012. Dư nợ tăng cao nguyên nhân chính là do nguồn vốn
Trang 36
được Trung ương phân bổ ngày càng tăng nên doanh số cho vay tăng. Thêm vào đó, tình hình thu nợ trong giai đoạn này cũng có bước phát triển tốt làm ảnh hưởng đến dư nợ.
Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đặt ra vấn đề lớn cho ngân hàng về trình độ, khả năng của cán bộ trong việc quản lý, giám sát các món vay để đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao là rất quan trọng. Nắm rõ được điều đó, NHCSXH thường xuyên đưa cán bộ đi học, tập huấn ở những địa phương có kết quả tốt nhằm học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ áp dụng cho đơn vị mình. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng là rất quan trọng, tin học sẽ giúp giảm tải công việc trong quá trình hoạt động.
d) Tình hình nợ xấu
Ngân hàng chính sách xã hội là một ngân hàng đặc biệt, hoạt động của ngân hàng không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tượng phục vụ là người nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách. Ngoài ra, khi vay tại NHCSXH người vay không cần phải thể chấp tài sản. Vì vây, so với các ngân hàng khác, hoạt động tín dụng của NHCSXH có rủi ro rất cao. So với mức nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước Agiribank vào cuối năm 2012 chiếm 5,80% trong tổng dư nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước có phần tốt hơn, chỉ chiếm 3,02% trên tổng dư nợ. Nhưng khi so sánh với các ngân hàng thương mại khác thì nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước còn ở mức cao.
Trong giai đoạn 2010-2012, nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước có xu hướng giảm nhưng không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, nợ xấu của ngân hàng là 5.320 triệu đồng. Sang năm 2011 giảm nhẹ 2,03%, tương đương giảm 108 triệu đồng còn 5.212 triệu đồng. Bước qua năm 2012, công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng đạt kết quả cao làm nợ xấu giảm mạnh còn 3.852 triệu đồng, giảm 26,09% tương đương giảm 1.360 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tình hình nợ xấu của NHCSXH huyện Cái Nước liên tục giảm trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn là do: thứ nhất là các tổ TK&VV và các Hội đoàn thể đã thực hiện tốt công tác đôn đốc người vay trả gốc, trả lãi đúng hạn; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao; kịp thời giúp đỡ những hộ vay gặp khó khăn. Thứ hai là nhờ vào công tác bình xét vay vốn đúng đối tượng, đúng mục đích. Thứ ba là do sự phấn đấu của toàn thể cán bộ ngân hàng trong hoạt động thu hồi nợ xấu; thường xuyên rà soát, phân
Trang 37
loại từng hộ có nợ quá hạn và giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Thứ tư là do ý chí vươn lên, vượt khó, mong muốn thoát nghèo, phấn đấu làm ăn, sản xuất tăng thu nhập của người nghèo. Trong 10 năm hoạt động của mình, NHCSXH đã có những thành công đáng kể trong công tác xử lý nợ xấu và nợ quá hạn từ 19,8% khi nhận bàn giao (đầu năm 2003) xuống còn 3,02% vào cuối năm 2012, giảm 16,78% so với năm 2003.
Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh Cà Mau cuối tháng 12 năm 2012 về tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong tỉnh của 11.259 hộ có nợ quá hạn tại NHCSXH, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gồm: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan chiếm gần 65%.
Ngân hàng chính sách xã hội sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có biện pháp xử lý rủi theo theo quyết định 69/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư 65/2005/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùa được xem xét từng trường hợp cụ thể để giảm hoặc miễn trả lãi tiền vay. Các nguyên nhân khách quan do người vay chết, mất tích sẽ được xem xét xóa nợ và từng trường hợp đặc biệt khác theo quy định. Ngân hàng huyện sẽ tập hợp các khoản vay rủi ro trình lên cho ngân hàng chính sách tỉnh và ngân hàng tỉnh sẽ trình lên cho hội sở chính, để hội sở chính thông qua ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan để giải quyết rủi ro. Nguồn vốn để xử lý rủi ro sẽ do Thủ tướng quyết định. Vì vậy, tuy cũng giống như các ngân hàng khác có quỹ dự phòng tài chính nhưng nợ xấu của ngân hàng chính sách đều được trình lên Thủ tướng để được giải quyết thay vì dùng quỹ dự phòng giống như các ngân hàng thương mại.
* Sáu tháng đầu năm 2013
a) Doanh số cho vay
So với cùng kỳ các năm trước thì 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước ở mức cao. Sáu tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay là 18.268 triệu đồng đến năm 6th/2012 giảm mạnh 68,56% chỉ còn 5.744 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay trong 6th/2012 thấp là do trong năm này nguồn vốn Trung ương chủ yếu được cấp vào 6 tháng cuối năm, đặc biệt là ở các tháng 7 và 8. Thêm vào đó, do tình hình thu nợ kém nên doanh số cho vay cũng giảm đáng kể. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt mức 24.365 triệu đồng, tăng 324,18% so với cùng kỳ năm 2012.
Trang 38
Nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng cao là do nguồn vốn Trung ương phân bổ cho ngân hàng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2013. Do nguồn vốn tăng nên doanh số cho vay các chương trình đầu tăng mạnh, chỉ có chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở là không cho vay do nguồn vốn giải ngân cho chương trình này đã hết. Ngoài ra, ngân hàng có chương trình mới là chương trình cho vay hộ cận đã góp phần làm doanh số cho vay tăng mạnh.
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm
giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 b) Doanh số thu nợ
Trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013, tình hình thu nợ của ngân hàng không ổn định, tăng giảm không đều giữa các năm. Sáu tháng đầu năm 2011, doanh số thu nợ ở mức cao đạt 10.574 triệu đồng, đến 6th/2012 doanh số thu nợ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước chỉ còn 5.624 triệu đồng, giảm 46,81%. Nguyên nhân vào đầu năm 2012, tình hình kinh tế gặp khó khăn, ngành nuôi trồng thủy sản gặp cảnh tôm chết liên tục do dịch bệnh và ảnh hưởng của lạm phát nên giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn, làm doanh số thu nợ sụt giảm mạnh. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ của NHCSXH huyện Cái
Chỉ tiêu 6 th/ 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 18.268 5.744 24.365 -12.524 -68,56 18.621 324,18 Doanh số thu nợ 10.574 5.624 8.982 -4.950 -46,81 3.358 59,71 Dư nợ 110.881 116.111 142.746 5.230 4,72 26.635 22,94 Nợ xấu 5.691 6.766 3.603 1.075 18,89 -3.163 -46,75
Trang 39
Nước đạt 8.982 triệu đồng, tăng 59,71% so với cùng kỳ năm 2012. Thu nợ tăng chủ yếu từ sự tăng mạnh thu nợ của chương trình hộ nghèo và chương trình cho vay giải quyết việc làm. Vào năm 2013, nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại do đó nhu cầu vốn để sản xuất tăng cao. Để có được vốn tiếp tục sản xuất người nghèo và các đối tượng vay khác được sự đồng ý của ngân hàng nếu tiến hành trả nợ các món vay cũ sẽ được cho vay với mức cao hơn. Vì vậy, tình hình thu nợ trong 6th/2013 tăng. Từ đó cũng tác động làm doanh số cho vay trong năm này tăng cao.
c) Tình hình dư nợ
Tuy tình hình doanh số cho vay và dư nợ biến động mạnh, tăng giảm không đều nhưng tình hình dư nợ của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011- 2013 có tốc độ tăng khá đều nhau. Sáu tháng đầu năm 2011, tổng dư nợ đạt 110.881 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 116.111 triệu đồng tăng 4,72% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ đạt 142.746 triệu đồng, tăng 22,94% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số cho vay cao hay thấp cũng chịu ảnh hưởng từ tình hình thu nợ trong thời điểm đó. Vì vậy, ngân hàng luôn cố gắng tránh tình trạng cho vay quá đà không quan tâm đến tình hình thu nợ dẫn đến nguồn vốn mang lại hiệu quả thấp. Vì vậy, dư nợ luôn ở mức ổn định và không biến động mạnh. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ tăng cao vào năm 2013 là do nguồn vốn tăng cao, nguồn vốn tăng đồng nghĩa với việc hầu hết các chương trình cho vay đều có dư nợ tăng trưởng khá cao vào 6th/2013.
d) Tình hình nợ xấu
Trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013, NHCSXH huyện Cái Nước có số dư nợ xấu ngày càng giảm. Sáu tháng đầu năm 2010, nợ xấu của ngân hàng là 5.691 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 nợ xấu tăng đến 6.766 triệu đồng, tăng