2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài được lấy chủ yếu từ các báo cáo tài chính của ngân hàng chích sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau vào năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Trang 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài chủ yếu dùng phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối. Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởng qua các năm để thấy rõ sự tăng, giảm giữa các năm và qua đó rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong toàn quá trình hoạt động.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Y1- Y0 Ghi chú:
Y0 : chỉ tiêu năm trước Y1 : chỉ tiêu năm sau
ΔY : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp so sánh tuyệt đối này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
*100 Ghi chú:
Y0 : chỉ tiêu năm trước. Y1 : chỉ tiêu năm sau.
ΔY : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. %Y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Trang 15
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Những đề tài đã được làm trước đây gần giống với đề tài này về các điểm sau: cùng phân tích về ngân hàng chính sách xã hội, cùng thuộc phạm vi ở tỉnh Cà Mau có các đặc điểm kinh tế - xã hội, tập quán giống nhau. Một số luận văn có nêu lên tình hình hoạt động tín dụng theo các chương trình tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đang cung cấp trong giai đoạn từ năm 2011 trở về sau, những đề tài đó bao gồm:
- Đoàn Kiều Ngọt, 2012. Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng CSXH huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau tác giả Đoàn Kiều Ngọt 2009-2011, luận văn đại học. Đại học dân lập Cửu Long.
- Trần Hoàng Thám, 2012. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, luận văn đại học. Đại học Võ Trường Toản.
- Phan Phượng Linh, 2009. Thực trạng và giải pháp cho vay từ quỹ hỗ trợ quốc gia giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cà Mau, luận văn đại học. Đại Học Cần Thơ.
- Nguyễn Thị Như, 2011. Phân tích hoạt động của NHCSXH huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, luận văn đại học. Đại học dân lập Cửu Long.
Tuy nhiên, so với các đề tài đã nêu thì đề tài này có những đặc điểm khác và nổi trội hơn như sau:
- Đề tài được thực hiện ở NHCSXH huyện Cái Nước, trước đây chưa có đề tài nào từng làm ở địa phương này.
- Đề tài có phân tích rõ tình hình tín dụng theo thời hạn nhằm đánh giá việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong từng kỳ hạn không.
- Đề tài có phân tích rõ tình hình tín dụng theo các tổ chức Hội nhận ủy thác nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua từng tổ chức Hội.
- Đề tài có phân tích hiệu quả mang lại do từng chương trình tín dụng mà ngân hàng cung cấp đối với người nghèo, các đối tượng chính sách và địa phương.
Trang 16
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC
3.1 TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN CÁI NƯỚC 3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cái Nước 3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cái Nước
Huyện Cái Nước nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30km. Cái Nước là vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên là 41.700 ha (có 31.626 ha diện tích nuôi thủy sản); Toàn huyện có 32.017 hộ với 137.846 khẩu. Đơn vị hành chính được chia thành 10 xã là: Tân Hưng Đông, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Đông Hưng, Đông Thới, Hòa Mỹ, Lương Thế Trân, Tân Hưng, Thạnh Phú, Trần Thới, và một thị trấn là thị trấn Cái Nước; cơ cấu kinh tế của huyện là nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Huyện Cái Nước đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Về tình hình kinh tế, năm 2011 Cái Nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm, GDP đầu người năm 2011 đạt 18 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,32% theo tiêu chí mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đầu tư và đổi mới.
Từ năm 2000, được Chính phủ cho phép, huyện Cái Nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm và lúa tôm kết hợp. Từ đó, đã khai thác được tiềm năng và lợi thế kinh tế của địa phương. Hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất của nhân dân được phát huy, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa với các mô hình sản xuất đa canh được huyện quan tâm đầu tư. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước huyện Cái Nước, trong giai đoạn năm 2006-2010, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 11%. Trong đó, ngư, nông nghiệp tăng 7-8%, công nghiệp và xây dựng tăng 14%, các ngành dịch vụ tăng 15%.
Trang 17
Bảng 3.1: Cơ cấu các thành phần kinh tế của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2005 và 2011
ĐVT: %
Cơ cấu kinh tế 2005 2011
Ngư, nông nghiệp 50,0 41,6
Công nghiệp, xây dựng 25,5 28,1
Dịch vụ 24,5 30,3
Nguồn: thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước, 2012
Do xu thế phát triển của đất nước là phát triển công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, nên trong những năm gần đây huyện Cái Nước đã từng bước phát triển nâng cao công nghiệp, xây dựng từ 25,5% năm 2005 lên 28,1% năm 2011 và dịch vụ tăng từ 24,5% năm 2005 lên đến 30,3% năm 2011. Tuy giảm về khối lượng từ 50,0% xuống còn 41,6% nhưng ngư, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của địa phương, địa phương đang xây dựng nhiều phương án nhắm nâng cao chất lượng, lợi ích kinh tế từ nông nghiệp, nhằm phát triển vững mạnh lợi thế của địa phương. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước nhưng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất ngư - nông nghiệp. Bởi lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản có phát triển ổn định, sức mua tăng thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ mới có điều kiện phát triển.
Từ thực trạng kinh tế trên, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và ổn định, góp phần xây dựng một địa phương phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, huyện Cái Nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới như làm sao để số hộ nghèo trong địa bàn giảm, làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làm ăn và phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là các vần đề quan trọng mà Ủy Ban, các cấp chính quyền huyện Cái Nước cần phải phấn đấu thực hiện trong thời gian tới.
Về tình hình xã hội, huyện Cái Nước gồm ba dân tộc chính là Kinh, Hoa,
Khơmer cùng sinh sống với nhau. Có 3 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài minh chơn đạo với 2.371 hộ, có 7.017 tín đồ.
- Văn hóa: Cái Nước đã xây dựng được nhà văn hóa trên địa bàn thị trấn Cái Nước, gồm nhiều thiết bị vui chơi và các chương trình ca nhạc, giải trí nhằm tạo một sân chơi lành mạnh cho người dân. Ngoài ra, ở các xã có các nhà văn hóa xã
Trang 18
thường xuyên tổ chức vui chơi cho người dân trên địa bàn thúc đẩy phong trào văn hóa, thể thao của huyện phát triển.
- Y tế: Hiện nay, Cái Nước có Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước trực thuộc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đạt quy mô bệnh viện hạng II. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế của tuyến xã.
- Về Giáo dục: Toàn huyện có 60 trường học trong đó có 3 trường trung học phổ thông. Đội ngũ sư phạm và cán bộ quản lý giáo dục ngày một trưởng thành, cơ sở vật chất được đầu tư hoàn thiện, chất lượng dạy và học được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong sự nghiệp đổi mới. Hiện tại, toàn huyện có 1.772 cán bộ, giáo viên do Phòng GD&ĐT huyện quản lý, trong đó có trên 99% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong đó có 54% giáo viên có trình độ trên chuẩn.
- Về xây dựng nông thôn mới: Trong những năm gần đây, Cái Nước đã có đường lộ giao thông đến nhiều huyện, xã, ấp thuận lợi cho người dân sản xuất và đi lại.Huyện có hơn 536 km lộ bê-tông, 737 cây cầu bê-tông, 100% xã có đường ô-tô về đến trung tâm. Tỷ lệ ấp, khóm có lộ bê-tông nối liền trung tâm huyện đạt gần 97%. Bên cạnh đó, lưới điện nông thôn cũng phát triển nhanh, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 90%.
3.1.2 Thực trạng đói nghèo tại huyện Cái Nước
Cái Nước tuy là một huyện có thế mạnh về khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhưng lại có tính đặc thù: mặt bằng dân trí thấp, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, thu nhập của đại bộ phận hộ gia đình vùng nông thôn có được từ tự nuôi tôm, đánh bắt thủy sản và làm thuê mướn, dân cư sống rải rác theo kênh rạch chằn chịt. Trong những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng đến tình hình nuôi tôm thủy sản của người dân. Ngoài ra, do dân chí thấp nên hầu hết canh tác vẫn còn lạc hậu dễ dàng bị xâm hại bởi yếu tố môi trường.
Năm 2012, toàn huyện có tổng số là 32.017 hộ, trong đó hộ cận nghèo là 2.263 hộ, chiếm 7,07%, hộ nghèo là 2.470 hộ, chiếm 7,71% (giảm 2,61% so với năm 2010), nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng không bền vững, huyện không còn hộ đói. Từ những đặc điểm trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung của NHCSXH và ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Cái Nước. Trong những năm gần đây, số lượng hộ nghèo của huyện Cái Nước đã giảm nhanh chứng tỏ công tác giảm nghèo đạt hiệu quả của các cấp địa
Trang 19
phương và NHCSXH. Trong toàn huyện, xã có số hộ nghèo nhiều nhất là xã Tân Hưng Đông với 459 hộ nghèo và xã có số hộ nghèo ít nhất là xã Trần Thới với 71 hộ nghèo.
Bảng 3.2: Thống kê số hộ nghèo trên từng địa bàn của huyện Cái Nước năm 2012 ĐVT: Hộ
STT Đơn vị Tổng số hộ nghèo Số khẩu nghèo
1 Lương Thế Trân 196 849
2 Thạnh Phú 224 928
3 Tân Hưng 348 1.444
4 Hưng Mỹ 158 697
5 Hòa Mỹ 200 805
6 Tân Hưng Đông 459 1.887
7 Trần Thới 71 296 8 Đông Hưng 244 1.018 9 Thị Trấn Cái Nước 170 728 10 Phú Hưng 202 793 11 Đông Thới 198 755 Tổng 2.470 10.200
Nguồn: Thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cái Nước, 2012
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC NƯỚC
3.2.1 Đánh giá tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước
Hoạt động vào năm 2003, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước (NHCSXH) đã ra đời cùng với sự ra đời của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Việt Nam theo nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định 131/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của NHCSXH đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng nhà nước; đồng thời khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà Nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước có tên viết tắc là: VBSP Cái Nước.
Trang 20
Mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước là: NHCSXH không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước đến nay đang cho vay 6 chương trình phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách, đã thành lập được 11 điểm giao dịch tại 11 địa bàn trong huyện và ủy thác qua các Hội là: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Đoàn thanh niên. Ngoài ra, NHCSXH đã lập được 359 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tạo điều kiện để người nghèo và các đối tượng chính sách giúp đỡ nhau trong sản xuất, tạo sự quản lý dễ dàng cho ngân hàng. Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức hội đã phối hợp đào tạo, tập huấn về quy trình nghiệp vụ và phương pháp quản lý vốn cho 3.005 người là cán bộ hội cấp huyện, xã, ban quản lý tổ TK&VV.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cần phát huy thì NHCSXH huyện Cái Nước hiện nay đang gặp phải những thách thức là: tỷ lệ nợ quá hạn cao (tỷ lệ nợ quá hạn 3,02%) và có chiều hướng tiếp tục gia tăng; nợ lãi tồn đọng lớn 5.147 triệu đồng); và còn tiềm ẩn trong dư nợ đang lưu hành; còn 8/359 TK&VV xếp loại hoạt động yếu kém (số liệu năm 2012).
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác tín dụng và đảm bảo các nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy được hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền của huyện Cái Nước đã đề ra trong thời gian tới thì lãnh đạo và toàn nhân viên phòng giao dịch đang phấn đấu hoàn thành tốt và hiệu quả chỉ tiêu đặt ra.
3.2.2 Bộ máy hoạt động
Bộ máy hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội Cái Nước còn khá đơn giản gồm 9 cán bộ được chia thành: Ban lãnh đạo gồm 02 cán bộ, tổ nghiệp vụ tín dụng gồm 03 cán bộ và tổ kế toán –ngân quỹ gồm 03 cán bộ; Ngoài ra, còn có 01 cán bộ bảo vệ. Tất cả cán bộ trong cơ quan điều có bằng đại học.
Trang 21
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước
* Ban lãnh đạo gồm giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ:
Giám đốc PGD chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh