GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 32 - 33)

ĐVT: Hộ

STT Đơn vị Tổng số hộ nghèo Số khẩu nghèo

1 Lương Thế Trân 196 849

2 Thạnh Phú 224 928

3 Tân Hưng 348 1.444

4 Hưng Mỹ 158 697

5 Hòa Mỹ 200 805

6 Tân Hưng Đông 459 1.887

7 Trần Thới 71 296 8 Đông Hưng 244 1.018 9 Thị Trấn Cái Nước 170 728 10 Phú Hưng 202 793 11 Đông Thới 198 755 Tổng 2.470 10.200

Nguồn: Thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cái Nước, 2012

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC NƯỚC

3.2.1 Đánh giá tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước

Hoạt động vào năm 2003, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước (NHCSXH) đã ra đời cùng với sự ra đời của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Việt Nam theo nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định 131/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của NHCSXH đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng nhà nước; đồng thời khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà Nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước có tên viết tắc là: VBSP Cái Nước.

Trang 20

Mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước là: NHCSXH không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước.

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước đến nay đang cho vay 6 chương trình phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách, đã thành lập được 11 điểm giao dịch tại 11 địa bàn trong huyện và ủy thác qua các Hội là: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Đoàn thanh niên. Ngoài ra, NHCSXH đã lập được 359 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tạo điều kiện để người nghèo và các đối tượng chính sách giúp đỡ nhau trong sản xuất, tạo sự quản lý dễ dàng cho ngân hàng. Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức hội đã phối hợp đào tạo, tập huấn về quy trình nghiệp vụ và phương pháp quản lý vốn cho 3.005 người là cán bộ hội cấp huyện, xã, ban quản lý tổ TK&VV.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cần phát huy thì NHCSXH huyện Cái Nước hiện nay đang gặp phải những thách thức là: tỷ lệ nợ quá hạn cao (tỷ lệ nợ quá hạn 3,02%) và có chiều hướng tiếp tục gia tăng; nợ lãi tồn đọng lớn 5.147 triệu đồng); và còn tiềm ẩn trong dư nợ đang lưu hành; còn 8/359 TK&VV xếp loại hoạt động yếu kém (số liệu năm 2012).

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác tín dụng và đảm bảo các nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy được hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền của huyện Cái Nước đã đề ra trong thời gian tới thì lãnh đạo và toàn nhân viên phòng giao dịch đang phấn đấu hoàn thành tốt và hiệu quả chỉ tiêu đặt ra.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 32 - 33)