3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cái Nước
Huyện Cái Nước nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30km. Cái Nước là vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên là 41.700 ha (có 31.626 ha diện tích nuôi thủy sản); Toàn huyện có 32.017 hộ với 137.846 khẩu. Đơn vị hành chính được chia thành 10 xã là: Tân Hưng Đông, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Đông Hưng, Đông Thới, Hòa Mỹ, Lương Thế Trân, Tân Hưng, Thạnh Phú, Trần Thới, và một thị trấn là thị trấn Cái Nước; cơ cấu kinh tế của huyện là nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Huyện Cái Nước đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Về tình hình kinh tế, năm 2011 Cái Nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm, GDP đầu người năm 2011 đạt 18 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,32% theo tiêu chí mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đầu tư và đổi mới.
Từ năm 2000, được Chính phủ cho phép, huyện Cái Nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm và lúa tôm kết hợp. Từ đó, đã khai thác được tiềm năng và lợi thế kinh tế của địa phương. Hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất của nhân dân được phát huy, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa với các mô hình sản xuất đa canh được huyện quan tâm đầu tư. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước huyện Cái Nước, trong giai đoạn năm 2006-2010, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 11%. Trong đó, ngư, nông nghiệp tăng 7-8%, công nghiệp và xây dựng tăng 14%, các ngành dịch vụ tăng 15%.
Trang 17
Bảng 3.1: Cơ cấu các thành phần kinh tế của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2005 và 2011
ĐVT: %
Cơ cấu kinh tế 2005 2011
Ngư, nông nghiệp 50,0 41,6
Công nghiệp, xây dựng 25,5 28,1
Dịch vụ 24,5 30,3
Nguồn: thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước, 2012
Do xu thế phát triển của đất nước là phát triển công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, nên trong những năm gần đây huyện Cái Nước đã từng bước phát triển nâng cao công nghiệp, xây dựng từ 25,5% năm 2005 lên 28,1% năm 2011 và dịch vụ tăng từ 24,5% năm 2005 lên đến 30,3% năm 2011. Tuy giảm về khối lượng từ 50,0% xuống còn 41,6% nhưng ngư, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của địa phương, địa phương đang xây dựng nhiều phương án nhắm nâng cao chất lượng, lợi ích kinh tế từ nông nghiệp, nhằm phát triển vững mạnh lợi thế của địa phương. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước nhưng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất ngư - nông nghiệp. Bởi lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản có phát triển ổn định, sức mua tăng thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ mới có điều kiện phát triển.
Từ thực trạng kinh tế trên, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và ổn định, góp phần xây dựng một địa phương phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, huyện Cái Nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới như làm sao để số hộ nghèo trong địa bàn giảm, làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làm ăn và phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là các vần đề quan trọng mà Ủy Ban, các cấp chính quyền huyện Cái Nước cần phải phấn đấu thực hiện trong thời gian tới.
Về tình hình xã hội, huyện Cái Nước gồm ba dân tộc chính là Kinh, Hoa,
Khơmer cùng sinh sống với nhau. Có 3 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài minh chơn đạo với 2.371 hộ, có 7.017 tín đồ.
- Văn hóa: Cái Nước đã xây dựng được nhà văn hóa trên địa bàn thị trấn Cái Nước, gồm nhiều thiết bị vui chơi và các chương trình ca nhạc, giải trí nhằm tạo một sân chơi lành mạnh cho người dân. Ngoài ra, ở các xã có các nhà văn hóa xã
Trang 18
thường xuyên tổ chức vui chơi cho người dân trên địa bàn thúc đẩy phong trào văn hóa, thể thao của huyện phát triển.
- Y tế: Hiện nay, Cái Nước có Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước trực thuộc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đạt quy mô bệnh viện hạng II. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế của tuyến xã.
- Về Giáo dục: Toàn huyện có 60 trường học trong đó có 3 trường trung học phổ thông. Đội ngũ sư phạm và cán bộ quản lý giáo dục ngày một trưởng thành, cơ sở vật chất được đầu tư hoàn thiện, chất lượng dạy và học được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong sự nghiệp đổi mới. Hiện tại, toàn huyện có 1.772 cán bộ, giáo viên do Phòng GD&ĐT huyện quản lý, trong đó có trên 99% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong đó có 54% giáo viên có trình độ trên chuẩn.
- Về xây dựng nông thôn mới: Trong những năm gần đây, Cái Nước đã có đường lộ giao thông đến nhiều huyện, xã, ấp thuận lợi cho người dân sản xuất và đi lại.Huyện có hơn 536 km lộ bê-tông, 737 cây cầu bê-tông, 100% xã có đường ô-tô về đến trung tâm. Tỷ lệ ấp, khóm có lộ bê-tông nối liền trung tâm huyện đạt gần 97%. Bên cạnh đó, lưới điện nông thôn cũng phát triển nhanh, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 90%.
3.1.2 Thực trạng đói nghèo tại huyện Cái Nước
Cái Nước tuy là một huyện có thế mạnh về khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhưng lại có tính đặc thù: mặt bằng dân trí thấp, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, thu nhập của đại bộ phận hộ gia đình vùng nông thôn có được từ tự nuôi tôm, đánh bắt thủy sản và làm thuê mướn, dân cư sống rải rác theo kênh rạch chằn chịt. Trong những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng đến tình hình nuôi tôm thủy sản của người dân. Ngoài ra, do dân chí thấp nên hầu hết canh tác vẫn còn lạc hậu dễ dàng bị xâm hại bởi yếu tố môi trường.
Năm 2012, toàn huyện có tổng số là 32.017 hộ, trong đó hộ cận nghèo là 2.263 hộ, chiếm 7,07%, hộ nghèo là 2.470 hộ, chiếm 7,71% (giảm 2,61% so với năm 2010), nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng không bền vững, huyện không còn hộ đói. Từ những đặc điểm trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung của NHCSXH và ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Cái Nước. Trong những năm gần đây, số lượng hộ nghèo của huyện Cái Nước đã giảm nhanh chứng tỏ công tác giảm nghèo đạt hiệu quả của các cấp địa
Trang 19
phương và NHCSXH. Trong toàn huyện, xã có số hộ nghèo nhiều nhất là xã Tân Hưng Đông với 459 hộ nghèo và xã có số hộ nghèo ít nhất là xã Trần Thới với 71 hộ nghèo.
Bảng 3.2: Thống kê số hộ nghèo trên từng địa bàn của huyện Cái Nước năm 2012 ĐVT: Hộ
STT Đơn vị Tổng số hộ nghèo Số khẩu nghèo
1 Lương Thế Trân 196 849
2 Thạnh Phú 224 928
3 Tân Hưng 348 1.444
4 Hưng Mỹ 158 697
5 Hòa Mỹ 200 805
6 Tân Hưng Đông 459 1.887
7 Trần Thới 71 296 8 Đông Hưng 244 1.018 9 Thị Trấn Cái Nước 170 728 10 Phú Hưng 202 793 11 Đông Thới 198 755 Tổng 2.470 10.200
Nguồn: Thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cái Nước, 2012
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC NƯỚC
3.2.1 Đánh giá tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước
Hoạt động vào năm 2003, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước (NHCSXH) đã ra đời cùng với sự ra đời của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Việt Nam theo nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định 131/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của NHCSXH đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng nhà nước; đồng thời khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà Nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cái Nước có tên viết tắc là: VBSP Cái Nước.
Trang 20
Mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước là: NHCSXH không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước đến nay đang cho vay 6 chương trình phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách, đã thành lập được 11 điểm giao dịch tại 11 địa bàn trong huyện và ủy thác qua các Hội là: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Đoàn thanh niên. Ngoài ra, NHCSXH đã lập được 359 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tạo điều kiện để người nghèo và các đối tượng chính sách giúp đỡ nhau trong sản xuất, tạo sự quản lý dễ dàng cho ngân hàng. Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức hội đã phối hợp đào tạo, tập huấn về quy trình nghiệp vụ và phương pháp quản lý vốn cho 3.005 người là cán bộ hội cấp huyện, xã, ban quản lý tổ TK&VV.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cần phát huy thì NHCSXH huyện Cái Nước hiện nay đang gặp phải những thách thức là: tỷ lệ nợ quá hạn cao (tỷ lệ nợ quá hạn 3,02%) và có chiều hướng tiếp tục gia tăng; nợ lãi tồn đọng lớn 5.147 triệu đồng); và còn tiềm ẩn trong dư nợ đang lưu hành; còn 8/359 TK&VV xếp loại hoạt động yếu kém (số liệu năm 2012).
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác tín dụng và đảm bảo các nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy được hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền của huyện Cái Nước đã đề ra trong thời gian tới thì lãnh đạo và toàn nhân viên phòng giao dịch đang phấn đấu hoàn thành tốt và hiệu quả chỉ tiêu đặt ra.
3.2.2 Bộ máy hoạt động
Bộ máy hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội Cái Nước còn khá đơn giản gồm 9 cán bộ được chia thành: Ban lãnh đạo gồm 02 cán bộ, tổ nghiệp vụ tín dụng gồm 03 cán bộ và tổ kế toán –ngân quỹ gồm 03 cán bộ; Ngoài ra, còn có 01 cán bộ bảo vệ. Tất cả cán bộ trong cơ quan điều có bằng đại học.
Trang 21
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước
* Ban lãnh đạo gồm giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ:
Giám đốc PGD chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền.
- Xem xét nội dụng thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
- Các quyền hạn khác thuộc thẩm quyền
Phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của phòng giao dịch khi giám đốc đi vắng
- Lãnh đạo các phong ban được ủy quyền
- Giám sát trình tự thực hiện hoạt động và đôn đốc công việc theo các quy tắc đề ra
* Tổ Nghiệp vụ tín dụng gồm 01 trưởng phòng và 02 cán bộ tín dụng có nhiệm vụ
- Giao dịch trực tiếp với khách hàng trong việc vay vốn và trình Giám đốc ký duyệt hợp đồng tín dụng.
Giám đốc Phó giám đốc
Tổ trưởng KT-NQ Tổ trưởng NVTD
Trang 22
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản làm đảm bảo trong trường hợp vốn vay có đảm bảo bằng tài sản.
- Mở sổ theo dõi, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn.
- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề hướng khắc phục.
* Tổ kế toán –ngân quỹ gồm 01 trưởng phòng, 01 kế toán viên và 01 thủ quỷ có nhiệm vụ:
- Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.
- Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hay người được ủy quyền.
- Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi chuyển tiền.
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.
- Lưu giữ hồsơ vay vốn của khách hàng.
3.2.3 Các chương trình cho vay của ngân hàng
Hiện nay, NHCSXH PGD Huyện Cái Nước dùng nguồn tiền của Nhà Nước và các đơn vị ủy thác, đang cho vay theo 6 chương trình:
1. Cho vay hộ nghèo 2. Cho vay hộ cận nghèo
3. Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 4. Cho vay giải quyết việc làm
5. Cho vay hộ nghèo về nhà ở
Trang 23
3.2.4 Sơ lược về kết quả hoạt động của ngân hàng trong gian đoạn 2010-2012 2010-2012
Qua 10 năm hoạt động, được sự quan tâm của chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước đã ngày càng phát triển, hằng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 5.364 7.187 8.912 1.817 33,99 1.725 24,00
Thu lãi cho vay 5.230 7.078 8.743 1.848 35,33 1.665 23,50
Thu nhập ngoài lãi 134 109 169 -25 -18,66 60 55,00
Chi phí 3.363 3.528 3.551 165 4,90 23 0,65
Chi phí từ lãi 83 68 161 -15 -18,07 93 136,00
Chi phí ngoài lãi 3.280 3.460 3.390 180 5,49 -70 -2,02
Lợi nhuận 2.001 3.659 5.361 1.658 54,69 1.702 68,25
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012
3.2.4.1 Thu nhập
Thu nhập trong giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước liên tục tăng nhưng không điều qua các năm. Thu nhập có được từ hai khoản chính là thu lãi cho vay và thu nhập ngoài lãi. Trong đó, thu nhập từ lãi là một nguồn thu quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng chiếm trên 98% tổng thu nhập.