CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 42)

Nguồn vốn là một nguồn lực quan trọng của bất kì ngân hàng nào, nó chi phối mọi hoạt động trong các tổ chức tín dụng nói chung và với NHCSXH nói riêng. Là một ngân hàng đặc biệt, hoạt động chủ yếu là cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác với lãi suất thấp, không cần đảm bảo tiền vay; nhằm giúp đỡ họ có điều kiện để làm ăn, vươn lên cải thiện cuộc sống. Vì vậy, trong việc đảm bảo mọi hoạt động của mình, NHCSXH tận dụng những nguồn vốn ưu đãi của chính phủ và địa phương, vốn huy động với lãi suất thấp để phục vụ hoạt động của mình. Trong chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020, một mục tiêu cơ bản quan trọng mà NHCSXH sẽ phải thực hiện là đảm bảo 100% hộ nghèo, đối tượng chính sách khi có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn tín dụng do NHCSXH là đơn vị phục vụ. Hằng năm, dư nợ tăng trưởng bình quân 10%. Mới đây, Chính phủ ban hành thêm chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo và tiếp tục giao cho NHCSXH là đơn vị phục vụ. Như vậy, yêu cầu đặt ra đối với NHCSXH là phải có nguồn vốn lớn và ổn định.

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước giai đoạn 2010-2012 97,31% 1,81% 0,88% Năm 2010 95,32% 1,69% 2,99% Năm 2011 94,42% 1,55% 4,03% Trung ương Ủy thác từ địa phương Vốn huy động Năm 2012

Trang 30

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn hình 4.1 có thể thấy nguồn vốn Trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ 97,31% năm 2010 giảm xuống còn 94,42% vào năm 2012, giảm 2,89%. Ngoài ra, nguồn vốn ủy thác cũng có tỷ trọng giảm nhẹ từ 1,81% năm 2010 xuống còn 1,55% vào năm 2012. Nguyên nhân tỷ trọng nguồn vốn của hai nguồn trên trong tổng nguồn vốn giảm là do sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ 0,88% vào năm 2010 tăng lên 4,03% vào năm 2012, tăng 3,15%. Nguồn vốn huy động tăng đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tình hình cụ thể như sau: nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012. Nguồn vốn từ 111.696 triệu đồng năm 2010, đến năm 2012 là 138.916 triệu đồng, tăng 27.220 triệu đồng, tức tăng 24,37% so với năm 2010. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2010-2012 nguồn vốn tăng 11,6%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 154.060 triệu đồng, tăng 15.144 triệu đồng so với cuối năm 2012.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Trung ương 108.692 121.479 131.164 12.787 11,70 9.685 7,97 Ủy thác từ địa phương 2.026 2.154 2.154 128 6,30 0 0,00 Vốn huy động 978 3.808 5.598 2.830 289,30 1.790 47,00 Tổng nguồn vốn 111.696 127.441 138.916 15.745 14,10 11.475 9,00

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012

Trong những năm qua, bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, NHCSXH cũng đã chủ động tham mưu cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành để đưa ra được những phương thức huy động vốn hiệu quả, góp phần tăng trưởng nguồn vốn tín dụng chính sách. Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước, tiến hành phân tích các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của bản sau (giai đoạn 2010-2012) để thấy được một cách

Trang 31

tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng và thấy được xu thế biến động của nó, từ đó có thể đánh giá hợp lý đối với việc sử dụng nguồn vốn.

4.1.1 Nguồn vốn từ Trung ương

Nguồn vốn của Trung ương chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được cấp cho NHCSXH thông qua tài khoản tại ngân hàng Agribank Việt Nam. Nguồn vốn này được sử dụng theo quy định của Chính Phủ, nhằm phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chích sách khác thông qua 6 chương trình chính. Ngân hàng chính sách xã hội chỉ được cấp tín dụng khi người vay đáp ứng các yêu cầu theo quy định và ngân hàng phải cho vay theo từng hạn mức và lãi suất đối với từng chương trình khác nhau. Ngoài ra, đây còn là nguồn vốn cho hoạt động trong ngân hàng như chi trả lương nhân viên, tiền hoạt động trong ngân hàng và các khoản chi khác.

Trong cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong giai đoạn 2010-2012, nguồn vốn từ Trung ương liên tục tăng. Năm 2010, NHCSXH Cái Nước được cấp 108.692 triệu đồng, đến năm 2011 là 121.479 triệu đồng tăng 11,70%, tương đương tăng 12.787 triệu đồng. Vào năm 2012, nguồn vốn cấp trên chuyển xuống tăng đến 131.164 triệu đồng, tăng 7,97%, tương đương tăng 9.685 triệu đồng. Tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn này là 9,85%. Tốc độ tăng vào năm 2012 tuy có giảm so với năm trước nhưng không đáng kể, chủ yếu là dựa vào tình hình cụ thể của từng năm về nhu cầu vay vốn của các đối tượng mà ngân hàng phục vụ, được tổng hợp dựa trên kết quả cuả nhiều nghành, mà từ đó ngân hàng báo cáo lên với hội sở để điều tiết vốn hợp lý.

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước giao cho NHCSXH Cái Nước ngày càng tăng đã chứng tỏ được sự tín nhiệm ngày càng cao của Trung ương đối với công tác giảm nghèo và an sinh xã hội của NHCSXH huyện Cái Nước. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả cao của NHCSXH Cái Nước. Trong giai đoạn tới, nguồn vốn do Trung ương cấp sẽ tiếp tục tăng để đảm bảo giảm nghèo bền vững. Do đó, NHCSXH Cái Nước cần tiếp tục phát huy những thành tích và hạn chế những khuyết điểm để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đề ra.

4.1.2 Nguồn vốn ủy thác của địa phương

Nguồn ủy thác từ địa phương là nguồn vốn từ việc hằng năm các ban ngành trong toàn Tỉnh trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp

Trang 32

mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và an sinh xã hội tại địa phương.

Nguồn vốn ủy thác của địa phương trong giai đoạn 2010-2012 tương đối ổn định. Năm 2010 là 2.026 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 6,30% lên 2.154 triệu đồng, vào năm 2012 nguồn vốn này không thay đổi vẫn giữ ở mức 2.154 triệu đồng. Nguồn vốn này phụ thuộc vào sự thu chi của các ban ngành trong từng năm. Tuy là nguồn vốn nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn của NHCSXH, nhưng nguồn vốn trên đã phần nào đóng góp quan trọng công tác giảm nghèo, an sinh xã hội của địa phương, thể hiện sự quan tâm của các ngành, các cấp trong việc cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

4.1.3 Nguồn vốn từ huy động vốn

Theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm” do Chính phủ đặt ra. Trong quá trình hoạt động, để chủ động và tăng nguồn vốn cho hoạt động cho vay, ngân hàng cũng coi trọng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có thể giảm áp lực chi phí vốn so với việc sử dụng nguồn vốn cấp trên chuyển xuống. Do đó, phải biết tận dụng nguồn vốn huy động nhàn rỗi để phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ của ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của NHCSXH Cái Nước liên tục tăng và tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, vốn huy động đạt 978 triệu đồng, đến năm 2011 tăng đến 3.808 triệu đồng, tương đương tăng 289,30% so với năm 2010. Năm 2012, nguồn vốn huy động là 5.598 triệu đồng, tương đương tăng 47,00% so với năm 2011. NHCSXH huyện Cái Nước cũng là huyện có nguồn vốn huy động cao nhất trong các NHCSXH của tỉnh Cà Mau.

Tốc độ tăng nguồn vốn vào năm 2012 tuy có giảm so với năm trước đó, nhưng việc vốn huy động tăng nhanh thể hiện vai trò rất lớn của NHCSXH Cái Nước trong việc thực hiện các biện pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động, từ đó tận dụng được nguồn vốn này cho vay sẽ có chi phí thấp so với các nguồn vốn khác. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có từ hai nguồn chính là tiền gửi trong dân cư và tiền gửi tiết kiệm của chính người vay vốn. Trong đó, khoảng 70% là nguồn tiền tiết kiệm của người vay vốn. Đây là nguồn tiền gửi do ngân hàng khuyến khích người vay gửi nhằm lập kế hoạch trả nợ ngân hàng, có nguồn tài chính khi gặp khó khăn. Vì vậy, khoản tiền gửi này còn thể hiện khả năng trả nợ

Trang 33

của họ cho ngân hàng. Do đó, nguồn vốn huy động càng lớn thì hiệu quả thu được nợ càng cao, mang lại lợi ích rất lớn cho ngân hàng nói riêng và công tác giảm nghèo và an sinh xã hội nói chung. Trong giai đoạn này, tiền gửi tiết kiệm tăng lên rất nhanh là do người dân vay được vốn làm ăn có hiệu quả nên gửi tiền tiết kiệm để thực hiện kế hoạch trả nợ, có nguồn vốn sử dụng khi gặp khó khăn.

4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.2.1 Tổng quan thực trạng tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

* Giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu tín dụng tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Doanh số cho vay

Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn

trong toàn bộ tài sản của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ sử dụng nguồn tiền của Chính phủ và các đơn vị ủy thác như Ủy ban nhân dân các cấp, các ban nghành

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 26.521 26.641 25.582 120 0,45 -1.059 -3,98 Doanh số thu nợ 5.900 13.837 14.210 7.937 134,53 373 2,70 Dư nợ 103.187 115.991 127.363 12.804 12,41 11.372 9,80 Nợ xấu 5.320 5.212 3.852 -108 -2,03 -1360 -26,09

Trang 34

trong Tỉnh nhằm hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách để đảm bảo ổn định và thực hiện công bằng xã hội, thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, để tránh người được người được cấp tín dụng ỷ lại, lãng phí chi tiêu là một điều rất quan trọng.

Trong giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Vì vậy, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước biến động, tăng giảm không đều nhau. Năm 2010, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước đạt mức 26.521 triệu đồng. Sang năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng giảm nhẹ 120 triệu đồng, đạt mức 26.641 triệu đồng tương đương giảm 0,45%. Sang năm 2012, doanh số cho vay giảm xuống 3,98% còn 25.582 triệu đồng. Vào năm 2010, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, nhân dân bắt tay vào xây dựng kinh tế, tăng gia sản xuất nên nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng cao. Không nằm ngoài tình hình trên, hồ sơ vay vốn của NHCSXH huyện Cái Nước trong giai đoạn 2010-2011 tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của người dân, đặc biệt là các chương trình cho vay hộ nghèo; học sinh, sinh viên; nước sạch, vệ sinh và môi trường. Ngoài ra, nguồn tiền gửi tiết kiệm của người vay trong năm 2011 tăng mạnh, đây là nguồn tiền cho vay hiệu quả và ít tốn chi phí đối với ngân hàng, nên trong năm 2011 doanh số cho vay tăng nhẹ 1,28%. Vào năm 2012, doanh số cho vay giảm do chịu tác động chính từ sự sụt giảm về doanh số cho vay từ chương trình xây nhà ở cho người nghèo (do năm 2012 nguồn vốn giải ngân chương trình này đã hết). Chính vì lý do đó, đã làm cho doanh số cho vay 2010-2012 biến động, tăng giảm không đều.

b) Doanh số thu nợ

Đối với ngân hàng chính sách xã hội, việc doanh số thu nợ tăng trưởng sẽ thể hiện hiệu quả của nguồn tín dụng đối với các đối tượng được vay vốn nói riêng và cho xã hội nói chung, góp phần thực hiện nhiệm vụ về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của ngân hàng. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi về từ các khoản cho vay trong năm và những năm trước đó. Ngân hàng thu nợ và khách hàng trả nợ đúng hạn thì số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Thu nợ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, việc thu hồi

Trang 35

nợ mới đúng hạn và nhanh chóng, góp phần tích cực trong tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông.

Nhìn bảng 4.2 có thể thấy năm 2010, doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Cái Nước đạt 5.900 triệu đồng, đến năm 2011 thu nợ tăng 134,53% tương đương 7.937 triệu đồng, đạt 13.837 triệu đồng. Sang năm 2012, nguồn thu nợ tiếp tục tăng 2,70% lên 14.210 triệu đồng, tương đương tăng 373 triệu đồng so với năm 2011. Nhìn chung, thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn này liên tục tăng và tốc độ tăng giữa các năm không đều nhau. Nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ trong năm 2011 của cán bộ tín dụng đạt kết quả cao trong việc tích cực đôn đốc, nâng cao trách nhiệm của người vay trả nợ. Thứ hai là do sự sáng suốt của Ban lãnh đạo trong việc điều chỉnh kịp thời tỷ trọng từng nguồn vốn cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế của rừng thời kì, từ đó mang lại hiệu quả cao trong hoạt động thu nợ của ngân hàng. Thứ ba là do sự phối hợp có hiệu quả của ngân hàng và các tổ chức Hội đoàn thể trong công tác quản lý sử dụng vốn. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ có chiều hướng giảm lại là do doanh số cho vay trong năm 2012 sụt giảm. Ngoài ra, sự sụt giảm về tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong năm này là do nguồn thu nợ từ chương trình cho vay hộ nghèo giảm đáng kể, trong khi các chương trình khác đều có bước phát triển.

c) Tình hình dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.

Từ hai chương trình tín dụng ban đầu (hộ nghèo và giải quyết việc làm) với doanh số dư nợ thấp, đến nay ngân hàng đang thực hiện 6 chương trình tín dụng với mức dư nợ ngày càng cao. Xét giai đoạn 2010-2012, tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng nhanh nhưng tốc độ tăng giữa các năm không đều nhau, năm 2010 tổng dư nợ của ngân hàng là 103.187 triệu đồng, sang năm 2011 dư nợ tăng 12.804 triệu đồng tương đương tăng 12,41%, đạt 115.991 triệu đồng. Năm 2012, tổng dư nợ tiếp tục tăng 11.372 triệu đồng tương đương tăng 9,80%, đạt mức 127.362 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng dư nợ của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 là do khi so sánh giữa doanh số thu nợ của hai năm nhận thấy tình hình thu nợ của năm 2012 tốt hơn, trong khi đó doanh số cho vay năm 2011 cao hơn năm 2012. Dư nợ tăng cao nguyên nhân chính là do nguồn vốn

Trang 36

được Trung ương phân bổ ngày càng tăng nên doanh số cho vay tăng. Thêm vào

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)