Tình hình tín dụng phân theo các chương trình NHCSXH huyện Cá

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 53 - 102)

Cái Nước đang cung cấp trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

4.2.2.1 Doanh số cho vay

Phân tích doanh số cho vay theo chương trình tín dụng nhằm mục đích cho ta biết trong năm đó, ngân hàng đầu tư cao vào lĩnh vực cuộc sống nào nhằm đánh giá đã đầu tư đúng và hiệu quả trong nền kinh tế-xã hội thời kỳ đó không. Ngoài ra, biết được sự phân bổ nguồn vốn từng năm vào các chương trình như thế nào cùng với việc phân tích tình hình hoạt động thu nợ, dư nợ, nợ xấu nhằm đánh giá chất lượng tín dụng của từng chương trình để có phương hướng đầu tư và giải pháp khắc phục nhược điểm trong thời gian tới.Các chương trình đều cho vay theo quy định của Chính phủ và tùy thuộc vào kinh tế-xã hội, định hướng phát triển của mỗi địa phương mà nên tập trung cho vay vào chương trình nào.

* Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012

Nhìn vào hình 4.2 có thể thấy, trong các chương tình tín dụng của NHCSXH huyện Cái Nước thì chương trình cho vay Hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là chương trình lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay hằng năm của ngân hàng. Tỷ trọng doanh số cho vay hộ nghèo trong tổng doanh số cho vay liên tục tăng trưởng và mở rộng trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 chiếm 28,15%, năm 2011 tăng mạnh chiếm 43,24% và năm 2012 tiếp tục tăng 16% chiếm

28,15% 27,70% 3,82% 29,48% 11,85% 2010 43,24% 5,70% 6.67% 25,45% 18,94% 2011 59,55% 15,01% 7,99% 16,66% 0,79% 2012 CV Hộ Nghèo CV HSSV có hoàn cảnh khó khăn CV Giải quyết việc làm

Cho vay nước sạch, vệ sinh và môi trường CV Hộ nghèo về nhà ở

Trang 41

59,55% trong tổng doanh số cho vay. Chương trình tín dụng có doanh số cho vay cao thứ hai là chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường, tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho vay của chương trình này ngày càng giảm. Các chương trình khác như cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở có tỷ trọng doanh số cho vay trong năm 2010 khá cao nhưng đến năm 2012 các chương trình này có doanh số cho vay đều giảm.

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của NHCSXH huyện

Cái Nước giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012 a) Chương trình tín dụng hộ nghèo

Theo quy định của Chính phủ, đối tượng phục vụ chủ yếu và trọng tâm của NHCSXH là người nghèo. Vì vậy, NHCSXH huyện Cái Nước đã tập trung nguồn lực khá lớn để cho vay ưu đãi hộ nghèo. Chương trình cấp tín dụng cho hộ nghèo với hạn mức tối đa là 30 triệu đồng, nhằm giúp đỡ các hộ nghèo chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.

Các chương trình tín dụng 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. Hộ nghèo 7.466 11.520 15.235 4.054 54,30 3.715 32,25 2. Nước sạch, vệ sinh và môi trường 7.820 6.780 4.260 -1.040 -13,30 -2.520 -37,17 3. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 7.346 1.518 3.839 -5.828 -79,34 2.321 152,90 4. Giải quyết việc làm 1.011 1.777 2.046 766 75,77 269 15,14 5. Hộ nghèo về nhà ở 2.878 5.046 202 2.168 75,33 -4.844 -96,00 Tổng 26.521 26.641 25.582 120 0,45 -1.059 -3,98

Trang 42

Tỷ trọng doanh số cho vay tăng cao đồng nghĩa với việc doanh số cho vay hằng năm của chương trình hộ nghèo cũng tăng cao. Trong giai đoạn 2010-2012 doanh số cho vay hộ nghèo liên tục tăng trưởng nhưng tăng không đều giữa các năm. Doanh số cho vay từ 7.466 triệu đồng năm 2010, đến năm 2011 tăng lên 11.520 triệu đồng tăng 4.054 triệu đồng, tương đương tăng 54,30% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2011 tình hình kinh tế đang gặp khủng hoảng; số lượng người nghèo có xu hướng tăng; sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế dẫn đến sự phát triển không đồng đều của một số vùng. Hậu quả là tỷ lệ hộ nghèo ở những nơi vùng sâu, vùng xa cao gấp nhiều lần so với các vùng khác. Ở huyện Cái Nước, một số xã như Tân Hưng và Tân Hưng Đông, đây là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Nguyên nhân là do vị trí các xã này cách xa trung tâm huyện và các khu công nghiệp, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế thị trường, hàng hóa chưa phát triển; các xã này điều nằm ở vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, chưa tiếp xúc được nhiều với kỹ thuật nông nghiệp mới, sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên nên mang lại hiệu quả thấp, đời sống của người dân vô cùng khó khăn. Do đó, nhu cầu về vốn và học hỏi kỹ thuật sản xuất mới của người nghèo ngày càng cấp thiết. Vào năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đạt mức 15.235 triệu đồng, tương đương tăng 32,25% so với năm 2011. Trong năm 2012, Chính phủ tập trung nguồn lực để kìm chế lạm phát trong nước, vì vậy nguồn vốn Trung ương tuy có tăng 7,97% nhưng tốc độ tăng thấp so với năm trước đó.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của chương trình tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 5.600 8.870 11.426 3.270 58,39 2.556 28,82 Chăn nuôi 1.418 1.728 2.742 310 21,86 1.014 58,68 Mục đích khác 448 922 1.067 474 105,80 145 15,73 Tổng 7.466 11.520 15.235 4.054 54,30 3.715 32,25

Trang 43

Để hiểu rõ hơn về mục đích của việc sử dụng vốn của cho vay hộ nghèo có hiệu quả không, tiến hành phân tích từng mục đích sử dụng trong chương trình cho vay hộ nghèo.Việc tập trung tìm hiểu về tỷ trọng của từng ngành nghề sản xuất của người nghèo nhằm đánh giá có phù hợp với nền kinh tế giai đoạn đó, cũng như từ đó hướng dẫn người nghèo sản xuất như thế nào là có lợi nhất.

Nuôi trồng thủy sản: Do đặc thù điều kiện tự nhiên thích hợp để nuôi tôm, cá và các loài thủy sản khác cũng như được sự khuyến khích của chính quyền địa phương về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Cái Nước. Đối với người nghèo, khoản vay cho mục đích này luôn chiếm trên 75% trong tổng doanh số cho vay hộ nghèo hằng năm và được duy trì tương đối ổn định. Người nghèo vay vào hoạt động này chủ yếu với mục đích cải tạo ao đầm, mua con giống và thức ăn cho vật nuôi. Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay đối với nuôi trồng thủy sản liên tục tăng mạnh, năm 2010 là 5.600 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 58,39% đạt 8.870 triệu đồng.

Nguyên nhân là do Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, song hiệu quả và năng suất nuôi tôm còn thấp so với nhiều tỉnh khác. Do đó, trong thời gian gần đây tỉnh Cà Mau đã tập trung nguồn lực tối đa nhằm phát triển lợi thế của ngành nuôi trồng thủy sản. Các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau đã đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả từ hoạt động nuôi tôm như đầu tư con giống có chất lượng, xây dựng hệ thống thủy lợi, khuyến khích người dân trong sản xuất, đưa cán bộ về nông thôn áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và sản lượng. Vì vậy, người dân chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm ngày càng nhiều vì hiệu quả mang lại cao và cần ít lao động. Ngoài ra, dịch bệnh liên tục diễn ra, để tránh bệnh dịch lây lan, người dân cần vốn để cải tạo ao đầm, thuốc phòng dịch bệnh để phục vụ mùa sau. Năm 2012, doanh số cho vay tăng lên 11.426 triệu đồng, tăng 28,82% tương đương tăng 2.556 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 giá tôm nguyên liệu tăng mạnh, người dân nuôi tôm có đầu ra và được giá nên tranh thủ xuống giống thả nuôi, gấp rút cải tạo ao đầm cho kịp vụ mới. Ngoài ra, doanh số cho vay tăng mạnh cũng là do tập tục sản xuất lâu đời, người dân trên địa bàn đặc biệt là người nghèo chưa có hướng chuyển qua sản xuất ngành khác.

Chăn nuôi: Đối với các hộ có ít đất sản xuất, thì đây là ngành sản xuất được

Trang 44

và gia cầm như heo, gà, vịt,…Người dân thường nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên các loại này có cách thức nuôi dễ dàng, chi phí thấp và dễ dàng tìm được đầu ra.

Tình hình doanh số cho vay đối với người nghèo dùng để chăn nuôi ngày càng tăng. Năm 2010, Doanh số cho vay là 1.418 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 1.728 triệu đồng, tăng 21,86% so với năm 2010, tuy nhiên ngành chăn nuôi năm nay chỉ chiếm tỷ trọng 15% giảm 4% so với năm 2010. Sang năm 2012, đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi có xu hướng khôi phục trở lại, tăng lên 2.742 triệu đồng, tương đương tăng 58,68% so với năm 2011 và tỷ trọng có xu hướng tăng chở lại, chiếm 18% tổng doanh số cho vay trong năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm về tỷ trọng trong chăn nuôi năm 2011 là do trong giai đoạn này dịch cúm gia cầm H5N1, H7N1 và dịch lỡ mồm lông móng đối với heo diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người nuôi. Do người nghèo thường nuôi theo kiểu thả rông, lạc hậu nên dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và dịch bệnh. Ngoài ra, do sức mua giảm, giá đầu ra biến động mạnh. Do đó, người nuôi không mặn mà với việc chăn nuôi nữa, có xu hướng chuyển sang sản xuất vào ngành khác. Tuy nhiên, vào năm 2012 ngành chăn nuôi đã phần nào vượt qua khó khăn, nhờ vào sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền trong việc đẩy lùi dịch bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng bởi giá cả đầu ra có bước phát triển tốt hơn và tăng trở lại vào cuối năm 2012. Ngành chăn nuôi được dự báo trong thời gian tới sẽ được phục hồi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Vì vậy, nguồn vốn trong lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao.

Mục đích khác: Ngoài hai mục đích chính là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, người nghèo ở huyện Cái Nước còn vay vốn với mục đích như trồng cây ăn quả, rau màu, lúa; kinh doanh nhỏ; sữa chữa nhà ở,… Do ở Cái Nước đã chuyển sang vùng nước mặn phù hợp để nuôi trồng thủy sản, nên việc trồng cây gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hầu hết người dân trên địa bàn điều trồng cây sống được trên vùng nước mặn như rau, một số cây ăn quả chủ yếu như thanh long, bắp và trồng lúa. Đặc biệt, ở huyện Cái Nước thời gian gần đây trồng nhiều cây thanh long ruột đỏ do phù với với điều kiện tự nhiên của vùng cũng như hiệu quả mà nó mang lại cao hơn so với các loại cây trồng khác.

Nguồn cho vay này chiếm tỷ trọng rất thấp trong doanh số cho vay hộ nghèo của ngân hàng. Tỷ trọng của các mục đích vay này chưa tới 10% trong cơ cấu doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay vào các mục đích này liên tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 45

tăng, nhưng không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 448 triệu đồng, sang năm 2011 tăng mạnh 105,8% đạt 922 triệu đồng, tương đương tăng 105,8%. Bước qua năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng chậm trở lại, tăng 15,73%, đạt 1.067 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay liên tục tăng trong giai đoạn này là do ngành trồng trọt được sự đầu tư của các Ban ngành huyện trong việc nâng cao và đổi mới chất lượng cây giống, hạn chế sâu bệnh phù hợp với điều kiện địa phương. Vì vậy, người dân có xu hướng gia tăng nâng suất bằng cách trồng các loại cây mới đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, ngân hàng cũng đã đầu tư vào mục đích cung cấp đèn chiếu sáng, nước sạch, sữa chữa nhà ở để người nghèo ổn định cuộc sống. Chính những nguyên nhân trên đã làm doanh số cho vay tăng lên.

b) Chương trình tín dụngnước sạch, vệ sinh và môi trường

Chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường được thí điểm vào năm 2004 và nhân rộng ra toàn quốc vào năm 2006. Ở huyện Cái Nước, chương trình này cung cấp chủ yếu hai công trình là cây nước và nhà cầu, góp phần cải thiện đời sống của dân cư và giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Chương trình này đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn huyện Cái Nước khi đáp ứng cho người dân những nhu cầu tối thiểu như nước sạch và vệ sinh. Từ đó, người dân trong huyện càng có niềm tin, hy vọng vào sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước trong việc giúp họ thoát nghèo, nâng cao kinh tế và đời sống.

Tình hình doanh số cho vay của chương trình tại NHCSXH huyện Cái Nước liên tục giảm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, doanh số cho vay của chương trình đạt 7.820 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 13,30% còn 6.780 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số cho vay chương trình này tiếp tục giảm 37,17% tương đương giảm 2.520 triệu đồng, còn 4.260 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay chương trình này liên tục giảm là do chương trình đi vào hoạt động đến nay đã hơn 7 năm và đã giải quyết được nhiều công trình nước sạch và vệ sinh cho đại bộ phận dân cư chưa có, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng bộ mặt nông thôn mới. Vào giai đoạn 2010-2012, do được sự chỉ đạo của cấp trên về phân bổ nguồn vốn, ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay hộ nghèo và học sinh sinh viên nên doanh số cho vay trong giai đoạn này giảm.

Trang 46

c) Chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH được giao nhiệm vụ cấp tín dụng cho đối tượng học sinh sinh viên (HSSV). Đây là chương trình giúp đỡ cho HSSV có thể tiếp tục vững bước trên con đường học vấn của mình để tương lai trở thành một con người có ích, đóng góp cho xã hội và cải thiện kinh tế cho gia đình.

Tuy chỉ mới đưa vào hoạt động vào năm 2007, nhưng doanh số cho vay của chương trình tín dụng HSSV chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cái Nước. Doanh số cho vay HSSV trong giai đoạn 2010- 2012 biến động mạnh, tăng giảm không đều nhau giữa các năm. Năm 2010, doanh số cho vay HSSV đạt 7.346 triệu đồng, chiếm 27,7% trong tổng doanh số cho vay trong năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng khá cao trên là do ngân hàng vừa phải tiếp tục giải ngân cho các HSSV có nguồn vay cũ, vừa tiếp nhận thêm nhiều món HSSV mới. Sự tập trung cho vay HSSV trong năm 2010 là do sự chỉ đạo của ban lãnh đạo khi thấy được hiệu quả do chương trình tín dụng này trong tương lai, rủi ro mang lại từ chương trình sẽ thấp hơn và hiệu quả sẽ cao hơn so với các chương trình khác. Do HSSV đều là người có tri thức, trong tương lai họ sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, có định hướng phát triển. Vì vậy, khả năng trả

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 53 - 102)