Chương trình xây nhà ở cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 126 - 132)

Bảng 4.36: Hiệu quả từ chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2010-2012 của NHCSXH huyện Cái Nước

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Số món vay nhà ở cho người nghèo được xây Món 359 630 25

Số món có trong danh sách không được vay vốn Món 68 127 12

Nguồn: Báo cáo 10 năm hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước, 2012

Trong giai đoạn 2010-2012, NHCSXH huyện Cái Nước đã cùng với các tổ chức khác góp phần xây 1.014 căn nhà cho hộ nghèo. Chương trình đã giúp cho hộ nghèo có được một ngôi nhà kiên cố, vững chắc để yên tâm sản xuất. Từ đó, góp phần xây dựng nông thôn mới, hoàn thành chỉ tiêu giải ngân toàn bộ nguồn vốn xây nhà ở cho người nghèo. Chương trình được cho vay theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình đóng góp để xây được căn nhà có diện tích tối thiểu 24m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên.

Trong giai đoạn 2010-2012, ngân hàng có 207 hộ có trong danh sách phê duyệt của UBND huyện nhưng không được cho vay do những nguyên nhân chính sau: hộ đã thoát nghèo, hộ không có đất xây dựng, đã xây nhà theo chương trình 134, bỏ đi khỏi địa phương,.. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho số công trình được xây dựng giảm đi 207 căn so với dự án được duyệt ban đầu là 1.353 căn nhà, chỉ xây dựng được 1.146 căn. Trong thời gian tới, Chính phủ đang xem xét để tiếp tục giải ngân giai đoạn 2 chương trình xây nhà ở cho hộ nghèo nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao mức sống, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Trang 114

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN CÁI NƯỚC

Ưu điểm Giải pháp giữ vững và nâng cao những ưu điểm

- Cán bộ tín dụng, Ban quản lý dịch vụ ủy thác của các tổ chức Hội và các tổ trưởng Tổ TK&VV không ngừng được nâng cao trình độ, công tác quản lý tín dụng, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ đảm bảo cán bộ phải nắm chắc nghiệp vụ, có khả năng phát hiện, hướng dẫn, chỉ đạo; yêu cầu cán bộ có bản cam kết về việc phấn đấu làm tốt công việc được giao, thể hiện trong hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quản lý tốt hoạt động tín dụng trên địa bàn phụ trách.

- Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ các tổ chức Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV, đặc biệt là những chủ trương, chính sách mới.

- Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ tổ chức Hội chiếm dụng, vay ké nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ.

- Số Tổ TK&VV đạt loại tốt và khá của ngân hàng chiếm khá cao 261/359 Tổ. Số Tổ tốt và khá chiếm cao đã thể hiện hoạt động của các Tổ trưởng và thành viên trong công tác quản lý, sử dụng tín dụng đạt hiệu quả cao.

- Cần có những chính sách ưu đãi, khen thưởng đối với Tổ trưởng quản lý tổ đạt kết quả cao.

- Cán bộ tín dụng cần sâu sát kiểm tra, giám sát hoạt động họp tổ nhằm phổ biến các chính sách mới của các Tổ TK&VV. Tránh tình trạng hình thức, người dân không nắm rõ nội dung và sử dụng nguồn tín dụng không hợp lý.

- Có thông tin kịp thời những Tổ TK&VV đang gặp khó khăn, có biểu hiện sụt giảm về doanh số thu nợ gốc và lãi thông báo với ngân hàng nhằm kịp thời tìm ra giải pháp, xử lý những khó khăn.

Trang 115

những thông tin chính xác về tình hình hoạt động - Hoạt động ủy thác cho

vay qua các Hội đoàn thể ngày càng đạt hiệu quả cao thể hiện qua là 100% dư nợ của ngân hàng đều ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể; các chỉ tiêu về thu nợ, nợ xấu đều có bước chuyển hướng tích cực trong giai đoạn 2010-2012

- Phối hợp với Hội đoàn thể cấp huyện rà soát, đánh giá lại việc thực hiện các nội dung ủy thác theo hợp đồng đã ký của từng Hội tại từng xã, từng ấp để nâng cao chất lượng ủy thác qua Hội đoàn thể. Hội đoàn thể cấp xã phải thường xuyên kiểm tra, giám sát Tổ TK&VV, nhất là những Tổ hoạt động trung bình và yếu kém; thường xuyên đối chiếu nợ đến từng hộ vay, đồng thời tuyên truyền, làm rõ ý thức trách nhiệm trả nợ, trả lãi cho người vay. Việc ký hợp đồng ủy thác sẽ thực hiện theo hướng: Hội nào quản lý tốt thì ký hợp đồng ủy thác với Hội đó; Hội nào quản lý yếu kém thì báo cáo với Đảng ủy, UBND cấp xã biết để chuyển sang cho Hội khác làm tốt hơn.

- Ngân hàng chính sách phối hợp với Hội nhận ủy thác để giải quyết kịp thời những khó khăn tồn tại ở Tổ TK&VV; đôn đốc, nhắc nhở các Tổ thu lãi đạt kế hoạch. Đối với nợ xấu, ngân hàng phải phối hợp với Hội đoàn thể để phân tích đánh giá, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp cụ thể khắc phục yếu kém. Xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với Tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ tổ chức Hội chiếm dụng, vay ké nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ.

Nhược điểm Một số giải pháp hạn chế và khắc phục nhược điểm

- Công việc của nhân viên quá tải: Hiện nay, NHCSXH huyện Cái Nước chỉ có 3 nhân viên tín dụng, 3 nhân viên kế toán trong khi phải quản lý một địa bàn lớn với mức dư nợ ngày càng tăng. Việc một nhân

- Ngân hàng cần thường xuyên đưa cán bộ đi tập huấn, học tập để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tín dụng; tuyển thêm cán bộ để giảm tải áp lực công việc trên mỗi cán bộ; có các chính sách thưởng, bồi dưỡng cho cán bộ khi hoàn thành tốt nhiệm vụ; thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giao lưu học hỏi về nghiệp vụ, tạo sự khắng khít trong nhân viên, nhằm có được một sự hợp tác tốt, tạo môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả.

Trang 116 viên phải làm nhiều

nhiệm vụ như thẩm định hồ sơ vay vốn, theo dõi khác hàng, lưu trữ hồ sơ, giao dịch xã,.. là việc thường xuyên diễn ra. Vì vậy, tình trạng nhân viên không chịu nổi áp lực công việc dẫn đến bỏ việc là tình trạng thường thấy.

- Bên cạnh những mặt cần ưu đãi thì cần phải có những biện pháp xử lý thích đáng đối với những nhân viên tham nhũng, tiêu xài lãng phí, làm sai nguyên tắc gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những hành vi làm trái với quy định, kịp thời khắc phục hậu quả.

- Hiện nay, NHCSXH huyện Cái Nước còn 98/359 Tổ xếp loại trung bình và yếu kém. Số Tổ xếp loại yếu kém có tình hình thu lãi và trả nợ kém làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng Tổ TK&VV, củng cố lại tổ trung bình, tổ yếu kém. Tổ chức kiểm tra tổ khá, tốt để tìm ra bài học kinh nghiệm, nhân rộng từ mô hình quản lý loại tổ này. Họp Tổ để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ trung bình và yếu kém theo hướng:

- Ưu tiên thành lập Tổ theo địa bàn, cụm dân cư liền kề trong từng ấp, tạo điều kiện cho tổ viên thực hiện các nội dung công khai, dân chủ, thực hiện được công tác giám sát, bình xét cho vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm, xử lý rủi ro, tiết kiệm chi phí cho Tổ TK&VV trong hoạt động nghiệp vụ.

- Thay đổi Ban quản lý tổ yếu kém. Các khoản cho vay mới phải được bình xét cho vay công khai, dân chủ phù hợp với phương án sử dụng vốn, khả năng quản lý vốn vay. Việc bình xét cho vay của Tổ phải được tham gia bình xét của Trưởng ấp, Hội đoàn thể cấp xã trước khi trình hồ sơ cho UBND xã xác nhận. Ban quản lý Tổ phải ưu tiên cho những người có kiến thức hiểu biết hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội, những người có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với công việc và có uy tín đối với nhân dân.

Trang 117

- Thường xuyên đưa cán bộ quản lý tổ đi tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ.

- Ban quản lý tổ phải thường xuyên đôn đốc các tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đụng hạn. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm nâng cao ý thức của người vay.

- Phối hợp với ngân hàng để giải quyết những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắt trong quá trình hoạt động, kịp thời giúp đỡ những hộ vay vốn gặp khó khăn, đẩm bảo khả năng trả nợ của người vay.

- Hạn chế, ngăn ngừa tình trạng lợi dụng hoạt động tín dụng chính sách để trục lợi như: thu phí hoạt động tín dụng chính sách của dân; xâm tiêu, chiếm dụng, vay ké; đề xuất cho vay sai đối tượng.

- Nợ xấu của ngân hàng hiện nay vẫn còn đang ở mức khá cao 3,02% trên tổng dư nợ năm 2012. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, ngân hàng sẽ tùy trường hợp cụ thể để có những biện pháp kịp thời thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn.

- Đối với hộ vay do bị rủi ro hoặc bị ảnh hưởng của rủi ro bất khả kháng, dẫn đến khó khăn, không có khả năng trả nợ mà chưa lập hồ sơ rủi ro thì NHCSXH cùng Hội đoàn thể và UBND cấp xã, thị trấn hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định.

- Đối với hộ vay có khả năng trả nợ và có ý thức trả nợ thì vận động, yêu cầu hộ vay lập cam kết và theo dõi, đôn đốc hộ vay thực hiện trả nợ.

- Hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ thì Tổ trưởng Tổ TK&VV, tổ chức Hội nhận uỷ thác và NHCSXH phối hợp lập danh sách báo cáo UBND cấp xã, thị trấn để chỉ đạo Ban thu hồi nợ xấu xử lý như: gọi lên xã, thị trấn thuyết phục, cho viết cam kết trả nợ, xử phạt hành chính; kiện ra Tòa án. Một số trường hợp đặc biệt, đề nghị Tòa xử lưu động tại xã, thị trấn để làm gương điển hình cho những hộ khác.

Trang 118

- Đối với hộ vay bỏ đi khỏi địa phương lâu ngày thì đến hạn phải thực hiện chuyển sang nợ quá hạn theo chế độ quy định. Kết hợp với chính quyền cấp ấp, khóm và xã, thị trấn phân biệt những hộ đi làm ăn xa nhưng biết được địa chỉ để theo dõi, kết hợp với Trưởng ấp, khóm đòi nợ khi về hoặc nắm được địa chỉ để NHCSXH gửi ấp, khóm báo đòi nợ. Đối với hộ thực sự đi khỏi địa phương lâu ngày, không có tin tức thì xem xét, phối hợp với chính quyền ấp, khóm, xã, thị trấn để làm thủ tục mất tích và xử lý nợ rủi ro theo quy định.

- Đối với các khoản nợ hộ vay sản xuất kinh doanh thua lỗ, quá nghèo, nợ không có người nhận nợ, không nhận nợ, không có hồ sơ pháp lý thì tổng hợp báo cáo Tổng giám đốc xem xét, xử lý.

- Quy trình cho vay còn rờm rà, người vay phải qua nhiều thủ tục như người vay lập hồ sơ, tham gia tổ TK&VV, phải có xác nhận của UBND, công an nhân dân,…và nhiều giầy tờ khác trong khi đó người nghèo thường thường ít chữ nên việc hồ sơ phải làm quá nhiều gây khó khăn cho người vay và là gánh nặng cho cán bộ tín dụng

- Cần phải có một quy trình hoạt động mới trong công tác tín dụng của ngân hàng đơn giản, nhanh gọn như các ngân hàng thương mại khác.

- Mang tin học hiện đại áp dụng vào quy trình cho vay nhằm hạn chế người vay phải viết và lập quá nhiều hồ sơ. Bên cạnh đó, còn giảm gánh nặng xử lý hồ sơ đối với nhân viên ngân hàng.

Trang 119

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)