Tình hình tín dụng theo đơn vị nhận ủy thác

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 102 - 121)

Với đặc thù cho vay chủ yếu là hộ nghèo, đối tượng chính sách và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện phát triển kinh tế đặc biệt khó khăn; chưa phát triển mạnh kinh tế hàng hóa, thị trường; khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế; khả năng hấp thụ vốn còn nhiều bất cập; món vay nhỏ lẻ trong khi đối tượng nhiều và ở rải rác nhiều nơi. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ là đem vốn tín dụng đến tận tay hộ nghèo mà còn phải hướng dẫn việc sử dụng vốn sao cho đúng mục đích và đạt kết quả nhất định, đảm bảo người vay có nguồn thu tích lũy để trả nợ ngân hàng và vươn lên thoát nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội luôn cố gắng cân bằng doanh số cho vay giữa các hội nhằm đảm bảo tính công bằng. Tuy nhiên, số lượng vốn ủy thác tăng hay giảm tùy thuộc vào kết quả ủy thác do Hội thực hiện và nhu cầu riêng của từng Hội cũng như sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHCSXH.

4.2.4.1 Doanh số cho vay

* Doanh số cho vay theo tổ chức nhận ủy thác giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.24: Doanh số cho vay ủy thác qua tổ chức Hội tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hội Phụ nữ 13.091 13.221 13.535 130 0,99 314 2,38

Hội Nông dân 6.248 6.395 5.250 147 2,35 -1.145 -17,90

Hội Cựu chiến binh 3.478 3.250 3.357 -228 -6,56 107 3,29

Đoàn Thanh niên 3.704 3.775 3.440 71 1,92 -335 -8,87

Tổng 26.521 26.641 25.582 120 0,45 -1.059 -3,98

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2010, 2011, 2012

Hội Phụ nữ: Để thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay, các cấp Hội Phụ nữ luôn sát cánh cùng NHCSXH huyện thực hiện nhiều giải pháp để phụ nữ nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhanh nhất. Các cấp Hội đã tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi hộ nghèo, chương trình tín dụng đối với HSSV và các chương trình khác đến cán bộ, hội

Trang 90

viên phụ nữ. Việc bình xét vay vốn đều đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình, công khai, dân chủ. Ngoài ra, do Hội Phụ nữ là tổ chức Hội tập trung được đông đảo chị em tham gia Hội với số thành viên nhiều nhất trong các Hội cùng địa bàn. Do đó tỷ trọng doanh số cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay hằng năm của ngân hàng, luôn chiếm gần 50% vào giai đoạn 2010-2012.

Đến nay, Hội Phụ nữ tham gia vào cả 5 chương trình tín dụng mà ngân hàng đang cung cấp. Doanh số cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ trong giai đoạn 2010- 2012 không ổn định, có tốc độ tăng giảm không đều nhau giữa các năm. Năm 2010 ngân hàng đã giải ngân ủy thác qua Hội Phụ nữ số tiền là 13.091 triệu đồng, năm 2011 là 13.221 triệu đồng giảm nhẹ 0,99%, tương đương giảm 130 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay tăng lên 13.535 triệu đồng tăng 2,38%, tương đương tăng 314 triệu đồng so với năm 2011. Doanh số cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ vào năm 2012 tăng lên rất nhiều so với sự sụt giảm vào năm 2011. Nhìn chung, doanh số cho vay ủy thác qua Hội có quy mô ngày càng lớn. Nguyên nhân tình hình doanh số cho vay ủy thác đối với Hội Phụ nữ luôn ở mức cao trong giai đoạn này là do tình hình thu lãi, thu nợ thông qua Hội Phụ nữ đạt kết quả tốt, tình hình nợ xấu có chiều hướng giảm. Vì vậy, Hội Phụ nữ ngày càng được sự tin tưởng và ưu tiên của NHCSXH. Ngoài ra, hiện nay Hội Phụ nữ đang quản lý 133 Tổ TK&VV, Hội Phụ nữ cũng là Hội có số Tổ TK&VV và tổng số thành viên nhiều nhất. Vì vậy, nhu cầu vốn tín dụng của Hội cao hơn so với các Hội khác. Chị em phụ nữ thường xuyên được học các lớp tập huấn để áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, thực hành tiết kiệm bằng nhiều hình thức như: giúp nhau về vốn, công lao động, giúp nhau về cây con giống, kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi. Do đó, chất lượng sử dụng vốn ngày càng được nâng cao, chị em vay vốn làm ăn có hiệu quả, có thu nhập để trả nợ ngân hàng.

Hội Nông dân: Hoạt động ủy thác cho vay đã được các cấp Hội Nông dân trong Huyện tập trung chỉ đạo và thực hiện theo hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam và văn bản ký kết với NHCSXH. Công tác ủy thác cho vay chặt chẽ, đúng quy trình, phát huy tính dân chủ, công khai trong việc bình chọn hộ vay vốn, bảo đảm đúng đối tượng, sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn. Doanh số cho vay cho vay ủy thác qua Hội Nông dân không ổn định trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, doanh số cho vay là 6.248 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 147 triệu đồng tăng 2,35% so với năm 2010, đạt 6.395 triệu đồng. Năm

Trang 91

2012, giảm còn 5.250 triệu đồng giảm 17,90% so với năm 2011. Số hội viên tham gia Hội ngày càng tăng, Hội đang quản lý 109 Tổ TK&VV với số lượng Tổ nhiều thứ hai chỉ sau Hội Phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay của Hội Nông dân liên tục tăng là do trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, nhu cầu vốn để vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất của người nông dân là rất cần thiết. Ngoài ra, doanh số cho vay từ các chương trình NSVSMT, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của Hội tăng cao trong giai đoạn này.Vào năm 2012, doanh số cho vay giảm là do tình hình nợ xấu của Hội tăng cao đã ảnh hưởng vào niềm tin của ngân hàng cho Hội trong các đợt giải ngân vào năm này.

Hội Cựu chiến binh: Là một trong 4 tổ chức Hội đoàn thể làm công tác cho

vay ủy thác hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hội Cựu chiến binh huyện Cái Nước đã xác định việc vay vốn và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ muốn đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hộ gia đình, ngân hàng và các cấp Hội, chi Hội cơ sở. Đồng thời, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” đó là trước đây thắng giặc, nay không chịu đói nghèo. Huyện Cái Nước đã tập trung chỉ đạo Hội Cựu chiến binh các xã, thị trấn duy trì việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các hội viên. Từ đó, chủ động lập các dự án vay vốn theo hướng đầu tư thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Về tình hình doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội Cựu chiến binh giai đoạn 2010-2012 không ổn định, tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2010, Doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội đạt 3.478 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống 228 triệu đồng giảm 6,56% so với năm 2010, đạt 3.250 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho tăng lên đạt 3.357 triệu đồng, tăng 3,29% tương đương tăng 107 triệu đồng so với năm 2011. Hầu hết các tổ viên đều có thu nhập từ lương cơ bản do Nhà nước cấp và được xây dựng nhà tình nghĩa từ nguồn vốn khác nên doanh số cho vay giảm, đặc biệt là về cho vay hộ nghèo về nhà ở và chương trình nước sạch vệ sinh môi trường. Tuy nhiên vào năm 2012, doanh số cho vay của Hội tăng trở lại là do tình hình thu nợ của Hội đạt cao trong năm 2011, được sự tín nhiệm của ngân hàng cho đợt giải ngân năm 2012. Ngoài ra, do trong năm giá cả đầu vào tăng cao gây khó khăn về vốn, nhu cầu về vốn sản xuất tăng cao.

Đoàn Thanh niên: Tổ chức đoàn đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám

Trang 92

tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất giúp hộ vay sử dụng vốn hiệu quả. Nhờ có hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH đã giúp Đoàn thanh niên trong phong trào sản xuất kinh doanh phát triển; Vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn được củng cố và nâng cao; cán bộ Đoàn được trang bị kiến thức về quản lý kinh tế; có nhiều mô hình tốt, nhiều thanh niên làm ăn có hiệu quả góp phần hạn chế tệ nạn xã hội.

So với các tổ chức Hội đoàn thể khác, vốn ưu đãi cho vay ủy thác qua Đoàn Thanh niên chưa nhiều và có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2010-2012. Doanh số cho vay qua Đoàn Thanh niên không ổn định, tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2010, doanh số cho vay thông qua Đoàn Thanh niên đạt 3.704 triệu đồng, đến năm 2011 tăng nhẹ 71 triệu đồng tăng 1,92% so với năm 2010, đạt 3.775 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho vay giảm còn 3.440 triệu đồng, giảm 8,87% tương đương giảm 335 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của việc doanh số cho vay giảm là do Đoàn Thanh niên hiện tại chưa tập hợp được lực lượng thanh niên trong Huyện, chỉ mới có 59 tổ TK&VV được thành lập, so với số thanh niên trên địa bàn thì con số này là rất thấp. Ngoài ra, vẫn còn một số xã chưa có tổ chức Hội Thanh niên như xã Phú Hưng. Thêm vào đó, việc thanh niên không có đất và vốn sản xuất bỏ đi khỏi địa phương, đi làm việc tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu vốn giảm đi đáng kể. So với các Hội đoàn thể khác, thanh niên là một nguồn lực trẻ trong xã hội, họ là động lực giúp nền kinh tế phát triển. Đối với thanh niên nghèo ở nông thôn, việc có vốn để làm ăn, sản xuất là rất quan trọng. Vì vậy, việc cho thanh niên vay góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tương lai; rủi ro về sức khỏe, áp lực công việc giảm; khả năng hấp thụ kiến thức mới dễ dàng. Vì vậy, Đoàn Thanh niên cần cố gắng hơn trong công tác Hội của mình, tập hợp được lực lượng thanh niên nhàn rỗi, đưa nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chính sách làm động lực giúp thanh niên làm giàu.

* Doanh số cho vay theo tổ chức nhận ủy thác 6 tháng đầu năm 2013

Hội Phụ nữ: Doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội Phụ nữ vào 6th/2011 đạt 9.025 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm 84,10% chỉ còn 1.435 triệu đồng. Nguyên nhân năm 2012 doanh số cho vay giảm thấp là do nguồn vốn vào đầu năm 2012 được Trung ương phân bổ thấp, ngân hàng cố gắng giải ngân đồng đều vào các Hội, ngoài ra do doanh số thu nợ vào đầu năm của Hội thấp đã ảnh hưởng làm hạn chế doanh số cho vay.Vào năm 2013, doanh số cho vay ủy thác

Trang 93

thông qua Hội Phụ nữ tăng mạnh, chiếm 52,42% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng 6th/2013, đạt 12.773 triệu đồng, tăng 790,10% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do vào cuối năm 2012, Hội Phụ nữ có tình hình thu nợ tăng nhanh và nợ xấu giảm mạnh. Do đó, được sự tin tưởng của ngân hàng trong việc tăng trưởng nguồn vốn tín dụng thông qua Hội vào năm 2013.

Bảng 4.25: Doanh số cho vay ủy thác qua tổ chức Hội tại NHCSXH huyện Cái Nước, 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 th / 2011 6th/ 2012 6th/ 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Hội Phụ nữ 9.025 1.435 12.773 -7.590 -84,10 11.338 790,10

Hội Nông dân 5.645 1.250 4.570 -4.395 -77,86 3.320 265,60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội Cựu chiến binh 2.036 1.320 3.214 -716 -35,17 1.894 143,48 Đoàn Thanh niên 1.562 1.739 3.808 177 11,33 2.069 118,98 Tổng 18.268 5.744 24.365 -12.524 -68,56 18.621 324,18

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013

Hội Nông dân: Doanh số cho vay ủy thác qua hội Nông dân vào 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5.645 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1.250 triệu đồng, giảm 77,86% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là giai đoạn mà doanh số cho vay thông qua Hội Nông dân rất thấp, nguyên nhân là do thời điểm này nợ xấu của Hội Nông dân tăng lên rất cao (tăng 23,79%) chủ yếu là rơi vào chương trình hộ nghèo. Thêm vào đó, tình hình thu nợ đạt thấp. Vì vậy, trong năm này ngân hàng hạn chế cho Hội Nông dân vay để Hội tìm cách xử lý các món vay cũ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thông qua Hội, ngân hàng yêu cầu Hội trước mắt giải quyết các món nợ xấu, tìm hiểu nguyên nhân và phân loại để có những biện pháp xử lý kịp thời. Vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng đạt 4.570 triệu đồng, tăng 265,60% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn tăng.

Hội Cựu chiến binh: Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay ủy thác

Trang 94

chỉ còn 1.320 triệu đồng, giảm 35,17% so với cùng kỳ năm 2011. Vào 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay tăng cao đạt 3.214 triệu đồng, tăng 143,48% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của Hội tăng cao từ các chương trình cho vay HSSV và cho vay giải quyết việc làm.

Đoàn Thanh niên: Vào 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay ủy thác

qua Hội Đoàn Thanh niên là 1.562 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2012 tăng lên đạt 1.739 triệu đồng, tăng 11,33% so với cùng kỳ năm 2011. Vào đầu năm 2012, Đoàn Thanh niên là tổ chức duy nhất có doanh số cho vay tăng, chủ yếu là nhu cầu từ chương trình NSVS&MT do thanh niên nông thôn khi có gia đình, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa xây dựng được công trình nhà vệ sinh và cây nước. Vì vậy, nhu cầu của thanh niên trong chương trình này tăng cao mà nguồn vốn của chương trình vào đầu năm còn nhiều nên ngân hàng tiến hành giải ngân kịp thời cho các hộ gia đình đủ điều kiện. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đạt 3.808 triệu đồng, tăng 118,98% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do kết quả hoạt động vào năm 2012 của Đoàn Thanh niên đạt tốt, số Tổ xếp loại tốt của Đoàn theo đánh giá vào cuối năm 2012 chiếm trên 40% số Tổ do đoàn quản lý và cũng là hội có tỷ lệ Tổ tốt cao nhất. Vì vậy, vào đầu năm 2013 Đoàn thanh niên được ngân hàng chú trọng tăng trưởng nguồn vốn.

4.2.4.2 Doanh số thu nợ

Đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2012, NHCSXH PGD Cái Nước đã thành lập được 359 Tổ TK&VV, 100% vốn của NHCSXH huyện đã được ủy thác qua tổ chức Hội. Từ khi thực hiện ủy thác cho vay đến cuối tháng 12 năm 2012, NHCSXH huyện đã trích trả đầy đủ và kịp thời phí ủy thác cho các tổ chức Hội đoàn thể, hoa hồng cho Ban quản lý Tổ TK&VV với số tiền 7.812 triệu đồng.

Nhờ vào sự hợp tác của các tổ chức Hội đoàn thể với NHCSXH mà chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Việc ký kết văn bản liên tịch hợp đồng ủy thác về công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH với các Hội đoàn thể đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên. Từ đó nâng cao trách nhiệm của các bên, đem lại hiệu quả rõ nét; nguồn vốn tăng trưởng nhanh, giải ngân kịp thời, nợ quá hạn giảm rõ rệt, nguồn vốn đã góp phần tích cực

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 102 - 121)