Cụ thể, những biện pháp đó là: phối hợp chặt chẽ hơn nữa vớicác Hội đoàn thể và các cơ quan ban ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền về hoạt động nghiệp vụ, quy trình cho vay,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
MSSV: 4066149Lớp: Kinh tế học 1Khóa: 32 (2006 - 2010)
Cần Thơ - 2010
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em kính gửi lời cám ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trường ĐạiHọc Cần Thơ và Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã nhiệt tìnhgiảng dạy, tận tâm truyền đạt cho em nhiều kiến thức suốt thời gian học tập ởtrường
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Huỳnh Thị Cẩm Lý đã tận tình hướng
dẫn giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Ngânhàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừaqua, đặc biệt là các anh, chị trong phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ đã cung cấp số liệu
và nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc giúp em hoàn thành luận văn này
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên bài luận văn của
em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của QuýThầy Cô và Ban Lãnh Đạo Ngân hàng giúp em khắc phục được những thiếu sót vàkhuyết điểm
Sau cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý CôChú, Anh Chị đang công tác tại NHCSXH tỉnh Bạc Liêu lời chúc sức khoẻ, hạnhphúc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và luôn thành công trong công việccũng như cuộc sống
Chân thành cảm ơn
Huỳnh Tuyết Phương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tàinghiên cứu khoa học nào
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Bạc Liêu, ngày … tháng … năm …
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày … tháng … năm … Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày … tháng … năm … Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÁC CÂU HỎI KHI NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái quát chung về NHCSXH 4
2.1.2 Khái quát chung về tín dụng 14
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá đến chất lượng tín dụng 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 19
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BẠC LIÊU VÀ NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU 21
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BẠC LIÊU 21
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 21
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU 22
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự 23
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 24
Trang 83.2.5 Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2007 -2009) 30
3.2.6 Đánh giá thực trạng 32
3.2.7 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2010 34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 36
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 36
4.1.1 Vốn trung ương 37
4.1.2 Vốn huy động được Ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất 37
4.1.3 Vốn địa phương 38
4.1.4 Vốn khác 38
4.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2007 – 2009) 39
4.2.1 Doanh số cho vay 41
4.2.2 Doanh số thu nợ 42
4.2.3 Dư nợ cho vay 42
4.2.4 Nợ quá hạn 45
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO CHƯƠNG TRÌNH VAY QUA 3 NĂM 47
4.3.1 Doanh số cho vay 48
4.3.2 Doanh số thu nợ 51
4.3.3 Dư nợ cho vay 55
4.3.4 Nợ quá hạn 59
4.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ QUA 3 NĂM 64
4.4.1 Doanh số cho vay 64
4.4.2 Doanh số thu nợ 66
4.4.3 Dư nợ cho vay 68
4.4.4 Nợ quá hạn 70
4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 72
Trang 94.5.1 Quy mô tín dụng 72
4.5.2 Hệ số thu nợ 73
4.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 74
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU 76
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 76
5.1.1 Thuận lợi 76
5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77
5.2 CÁC GIẢI PHÁP 79
5.2.1 Giải pháp về tình hình nguồn vốn 79
5.2.2 Giải pháp về công tác cho vay 80
5.2.3 Giải pháp về công tác điều hành 81
5.2.4 Các giải pháp khác 81
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
6.1 KẾT LUẬN 82
6.2 KIẾN NGHỊ 83
6.2.1 Đối với Chính phủ 83
6.2.2 Đối với UBND các cấp 84
6.2.3 Đối với HĐT nhận ủy thác 85
6.2.4 Đối với các Ban ngành 85
6.2.5 Đối với NHCSXH tỉnh Bạc Liêu 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình dân số và hộ nghèo tỉnh Bạc Liêu qua các năm 22
Bảng 2: Mức cho vay và lãi suất cho vay đối với từng chương trình 29
Bảng 3: Kết quả thu chi tài chính của ngân hàng qua 3 năm (2007- 2009) 30
Bảng 4: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 36
Bảng 5: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 39
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 40
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 41
Bảng 8: Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 44
Bảng 9: Tình hình dư nợ của các Hội đoàn thể 44
Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn của các Hội đoàn thể 52
Bảng 11: Doanh số cho vay theo chương trình vay 48
Bảng 12: Doanh số thu nợ theo chương trình vay 52
Bảng 13: Dư nợ cho vay theo chương trình vay 56
Bảng 14: Nợ quá hạn theo chương trình vay 60
Bảng 15: Doanh số cho vay phân theo ngành nghề kinh tế 64
Bảng 16: Doanh số thu nợ phân theo ngành nghề 66
Bảng 17: Dư nợ phân theo ngành nghề 68
Bảng 18: Nợ quá hạn phân theo ngành nghề 70
Bảng 19: Hệ số thu hồi nợ qua 3 năm 73
Bảng 20: Tỷ số nợ quá hạn qua 3 năm 74
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay hộ nghèo 9
Sơ đồ 2: Quy trình cho vay SXKD với mức vay trên 30 đến 100 triệu 10
Sơ đồ 3: Quy trình cho vay GQVL đối với hộ gia đình 11
Sơ đồ 4: Quy trình cho vay GQVL đối với cơ sở SXKD 12
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự 23
Đồ thị 1: Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2007 - 2009) 30
Đồ thị 2: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 39
Trang 12BĐD Ban đại diện
UBND Uỷ ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐT Hội đoàn thể
Tổ TK&VV Tổ Tiết kiệm và vay vốn
HSSV Học sinh - sinh viên
CVHN Cho vay hộ nghèo
GQVL Giải quyết việc làm
XKLĐ Xuất khẩu lao động
NS & VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường
GQVL Giải quyết việc làm
Trang 13TÓM TẮT
Hiện nay nghèo đói vẫn đang là một vấn đề kinh tế xã hội bức xúc, là gánhnặng đối với xã hội Bạc Liêu là tỉnh mới thành lập hơn 10 năm và có tỷ lệ hộ nghèocòn khá cao do đại bộ phận người dân nơi đây sống chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp, đời sống kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn Chính vì vậy, thực hiện mụctiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp bách, là trách nhiệm của chínhquyền nơi đây cũng như của các cơ quan ban ngành có liên quan, đặc biệt là côngtác tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bạc Liêu
Để biết được hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng này ra sao, côngtác tín dụng có ảnh hưởng như thế nào đối với người dân cũng như những lợi ích màngân hàng mang lại, ta tiến hành phân tích về tình hình: doanh số cho vay, doanh sốthu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng
Đề tài sử dụng các tài liệu hội nghị, văn bản pháp lý, công văn, nghị định cóliên quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bạc Liêu, các báo cáo về tình hìnhhoạt động của ngân hàng từ năm 2007 đến năm 2009 làm tài liệu tham khảo Đồngthời sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối vàtương đối kết hợp với các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụngcủa ngân hàng
Dựa vào những kết quả đã phân tích, những mặt làm được và những mặtcòn tồn tại từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và khắcphục những hạn chế Cụ thể, những biện pháp đó là: phối hợp chặt chẽ hơn nữa vớicác Hội đoàn thể và các cơ quan ban ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền
về hoạt động nghiệp vụ, quy trình cho vay, thu nợ và lãi của NHCSXH, cũng nhưcông tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn của người vay, đôn đốc người vay trả nợ vàlãi đúng hạn; khuyến khích người dân gởi tiết kiệm vào ngân hàng; đào tạo, tậphuấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng và các cán bộHĐT nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV để nâng cao được ý thức trách nhiệm,năng lực của họ nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc… để tiến tới góp phần làm
Trang 14Trong những năm gần đây, cuộc sống của người dân nước ta ngày càng khálên, riêng đối với nhóm hộ nghèo do được hưởng lợi từ chương trình XĐGN đã giúp
họ cải thiện được phần nào cuộc sống Tuy nhiên, do những hộ nghèo thường lànhững hộ không có hoặc có ít đất, thiếu kỹ thuật và có vấn đề về sức khỏe, vì vậynhững hỗ trợ này vẫn chưa đủ để giúp họ có mức thu nhập ổn định hơn và tự mìnhvươn lên thoát nghèo
Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế, lợi nhuận luôn là mối quan tâmcuối cùng của các nhà kinh tế, trong khi các đối tượng tạo nên lợi nhuận lại có hạn.Còn một bộ phận lớn các hộ nghèo, các đối tượng chính sách có nhu cầu lớn về vốnnhưng không có tài sản thế chấp là những đối tượng chưa được quan tâm Do đó, tỷ
lệ hộ nghèo ở nước ta vẫn còn ở mức cao và có sự biến động qua các năm Trướctình hình đó, công tác XĐGN ngày càng trở nên cấp bách, và động lực lớn để tạonên những thay đổi là tác động của các chương trình tín dụng đặc biệt dành cho hộnghèo và các đối tượng chính sách
Thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu đó, năm 1995, Ngân hàng phục vụngười nghèo đã ra đời nằm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) Thế nhưng, do tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giatăng, chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, nên ngân hàng chưa thể đáp ứng đượcnhu cầu của các hộ và bản thân các hộ cũng chưa hiểu hết được cơ chế hoạt động, ýnghĩa cũng như các chương trình vay của ngân hàng
Trang 15Thấy được vấn đề đặt ra, ngày 04/10/2002, Ngân hàng chính sách xã hội(NHCSXH) Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định 131/Qđ-TTg của Chínhphủ nhằm tách hẳn tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thực hiện chovay tín chấp đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu về vốn Ngay
từ khi ra đời, một hệ thống dọc các NHCSXH đã được thành lập từ trung ương đếnđịa phương, đã trở thành một công cụ đắc lực trong công tác XĐGN, thực hiện mụctiêu an sinh xã hội tại địa phương
Là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập mới hơn
10 năm, nên Bạc Liêu vẫn có tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp cao và thunhập trung bình của người dân còn thấp NHCSXH tỉnh Bạc Liêu ra đời như tiếpthêm sức sống cho người dân nơi đây, mang nguồn vốn từ trung ương đến địaphương, tạo điều kiện cho hộ có vốn để sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo.Với mong muốn tìm hiểu tình hình hoạt động, chất lượng tín dụng, cũng như nhữnglợi ích mà NHCSXH tỉnh Bạc liêu mang lại cho hộ nghèo và các đối tượng chính
sách, em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng NHCSXH tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Hy vọng qua quá trình tìm hiểu, cũng
như thực hiện đề tài này, em có thể học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích về một loạihình ngân hàng được xem là trẻ nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Bạc Liêu nhằm đánh giáđúng chất lượng tín dụng tại ngân hàng, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, phùhợp nhằm nâng cao và phát huy hơn nữa vai trò của ngân hàng trong quá trình hoạtđộng Qua đó góp phần đưa tỉnh Bạc Liêu ngày càng phát triển hòa nhập vào bầukhông khí phát triển kinh tế chung của đất nước
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung phân tích những nội dung sau:
Phân tích đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu ảnhhưởng đến tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng
Trang 16 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Bạc Liêuqua 3 năm (2007 - 2009) bao gồm: tình hình doanh số cho vay, tình hình thu
nợ, tình hình dư nợ, tình hình nợ quá hạn
Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng dựa vào các chỉtiêu tài chính
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò hoạt động tíndụng của ngân hàng
1.3 CÁC CÂU HỎI KHI NGHIÊN CỨU
- Mục đích hoạt động của ngân hàng là gì?
- Đối tượng chủ yếu của ngân hàng là những đối tượng nào?
- Việc thành lập ngân hàng này có ích gì cho mục tiêu kinh tế xã hội củaquốc gia?
- Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng?
- Khi nghiên cứu đề tài này thì giúp ích gì cho người nghiên cứu cũng như
- Thời gian hoàn thành đề tài từ ngày 01/02/2010 đến ngày 23/4/2010
- Số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài là số liệu từ 2007 - 2009
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
tín dụng của NHCSXH tỉnh Bạc Liêu bao gồm: tình hình nguồn vốn, tình hình chovay, tình hình dư nợ, tình hình thu nợ và tình hình nợ quá hạn
Trang 17
to lớn của chủ trương này, ngày 4/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số78/2002/NĐ-CP chủ trương tăng quy mô tín dụng đối với hộ nghèo Và theo Quyếtđịnh số 131/2002/QĐ-TTg, ngày 4/10/2002 của Thủ tướng chính phủ, nhằm tách tíndụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thực hiện tín dụng ưu đãi đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đượctách ra khỏi NHNo&PTNT để thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội và bắt đầu đivào hoạt động độc lập từ ngày 11/3/2003 Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủViệt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”.
Trang 18 Huy động vốn
Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành chochương trình tín dụng xoa đói giảm nghèo và các chương trình khác
Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địaphương, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các hiệp hội, cá nhân trong vàngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án
Quản trị ngân hàng là Hội đồng quản trị (HĐQT), HĐQT có các ban đại diện(BĐD) HĐQT ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh Điều hành hoạt động của ngân hàng là Tổng giám đốc
2.1.1.3 Đối tượng cho vay
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc hải đảo, thuộckhu vực II, III, miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội, các xãđặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa (được gọi là Chương trình 135)
- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2.1.1.4 Nguồn vốn
- Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước:
Vốn điều lệ,
Vốn cho vay xóa đói, giảm nghèo,
Vốn được trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách của Ủy ban nhândân các cấp hàng năm
Vốn ODA được Chính phủ giao
- Vốn huy động:
Trang 19 Huy động từ tiền gửi có trả lãi hoặc tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước;
Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy
tờ có giá khác;
Huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo
- Vốn đi vay:
Vay từ các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước;
Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
Vay Ngân hàng Nhà nước
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả và vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãicủa chính quyền địa phương, các cá nhân, các tổ chức kinh tế, chính trị, các tổ chứctài chính, tín dụng, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong, ngoài nước
- Các nguồn vốn khác
2.1.1.5 Nguyên tắc cho vay
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
- Khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng theo cam kết trong
hồ sơ vay
Mặc dù NHCSXH cho vay với mức lãi suất ưu đãi nhưng khoản vay nàykhông phải là khoản trợ cấp xã hội, ý nghĩa như khoản vốn ban đầu giúp ngườinghèo làm ăn phát triển kinh tế, thoát nghèo Do đó nó phải được đầu tư, sinh lãi vàphải được hoàn trả cho ngân hàng đúng hạn để ngân hàng tiếp tục sử dụng nguồnvốn này để cho vay các đối tượng chính sách khác
2.1.1.6 Phương thức cho vay: 2 phương thức:
a Phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.
b Phương thức cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội
Thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác, NHCSXH đã cùng 4 tổ chức chínhtrị - xã hội gồm: Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn ThanhNiên ký kết các Văn bản liên tịch Hiện nay hầu hết các chương trình cho vay của
Trang 20Nội dung công việc ngân hàng ủy thác cho các HĐT là phân tích đối tượng, bảolãnh và quản lý dư nợ của ngân hàng Sau khi đã làm việc với ngân hàng, nắm vữngcác chương trình cho vay, nguyên tắc, thủ tục và quy trình cho vay của NHCSXH.Đại diện các HĐT sẽ về đơn vị mình quản lý, sinh hoạt và lựa chọn những hộ thực
sự khó khăn có nhu cầu vay vốn thành lập các “Tổ tiết kiệm và vay vốn” (TổTK&VV) có sự thống nhất giữa tổ chức HĐT với Ban xóa đói giảm nghèo và UBND xã,phường Khi đã được gia nhập vào các Tổ TK&VV, các HĐT sẽ làm người đại diệncho các hộ để họ được vay vốn ngân hàng
Đồng thời các HĐT còn là nơi hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong công táckiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích của các thành viên trong tổ chức mình,cũng như đôn đốc họ đóng lãi và trả nợ cho đúng hạn, đảm bảo đồng vốn của ngânhàng được luân chuyển và bảo toàn nhằm tiếp tục giúp đỡ những hộ nghèo khác
Như vậy, trong sự phối hợp này, NHCSXH đóng vai trò là người mangnguồn vốn của Chính phủ đến địa phương; còn các Ban ngành, HĐT là đại diện củađịa phương hướng dẫn người dân nghèo tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của ngânhàng Chính sự phối hợp này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động củaNHCSXH kể từ khi thành lập đến nay
2.1.1.7 Mức cho vay và lãi suất cho vay
a Mức cho vay
Mức cho vay tối đa đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng đượcvay vốn do HĐQT ngân hàng quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn vàkhả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kì của NHCSXH
b Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay của NHCSXH là lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủquyết định cho từng thời kì theo đề nghị của HĐQT NHCSXH, thống nhất một mứctrên phạm vi cả nước
Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay
2.1.1.8 Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
Trang 21Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay củangười vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả
nợ của người vay
Trường hợp người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyênnhân khách quan, được ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ
Trường hợp người vay sử dụng vốn sai mục đích, người vay có khả năng trảkhoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn Tổ chức cho vay kết hợpvới chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ
2.1.1.9 Thủ tục và quy trình cho vay
Hiện nay hầu hết các chương trình cho vay của NHCSXH đều được thực hiện
ủy thác thông qua các HĐT Vì vậy, thủ tục và quy trình cho vay của một số đốitượng sẽ có những điểm tương tự nhau
a Cho vay hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay sản xuất kinh doanh với mức vay dưới 30 triệu, cho vay dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT), cho vay xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Hồ sơ cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD)
- Sổ vay vốn
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu 03/TD)
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD)
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD)
Đối với cho vay HSSV cần bổ sung thêm Giấy xác nhận của nhà trường (bảnchính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng)
Đối với cho vay XKLĐ cần bổ sung thêm Hợp đồng lao động đã ký giữangười lao động với bên tuyển dụng
Quy trình cho vay:
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Trang 22(1)Người vay Uỷ ban nhân dân xã
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay hộ nghèo (1) Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu 01/TD) gởi Tổ TK&VV.
(2) Tổ TK&VV bình xét hộ được vay và gửi danh sách lên Ban xóa đói giảm
nghèo và UBND xã
(3) Ban xóa đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên
ngân hàng
(4) NHCSXH xét duyệt cho vay, sau khi phê duyệt ngân hàng lập thông báo
kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD) gửi UBND cấp xã
(5) UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến Tổ TK&VV (6) Tổ TK&VV thông báo cho người vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng
thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ được vay vốn
(7) NHCSXH cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng đối tượng được vay.
b Cho vay SXKD vùng khó khăn với mức vay trên 30 đến 100 triệu
Hồ sơ cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất (mẫu 01A/TD)
- Phiếu thẩm định (mẫu 02)
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD)
- Khế ước kiêm cam kết đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay(mẫu 05/TD)
- Khế ước kiêm cam kết đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
bổ sung (mẫu 05A/TD)
Quy trình cho vay:
Trang 23Sơ đồ 2: Quy trình cho vay SXKD với mức vay trên 30 đến 100 triệu (1) Người vay có nhu cầu vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án
sản xuất (mẫu 01A/TD), xin xác nhận của UBND cấp xã
(2) UBND cấp xã xác nhận gửi NHCSXH nơi cho vay.
(3) Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 02/TD.
Căn cứ vào kết quả thẩm định, cán bộ NHCSXH ghi rõ ý kiến cho vay hoặc không
đủ điều kiện cho vay gửi Trưởng phòng tín dụng; Trưởng phòng kiểm tra tính hợppháp, hợp lệ của hồ sơ hoặc thẩm định lại (nếu cần thiết) trình Giám đốc phê duyệt.Nếu được phê duyệt cho vay, NHCSXH và người vay lập Khế ước nhận nợ kiêmcam kết bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (mẫu 05/TD) Trườnghợp không được vay, thì lập thông báo theo mẫu 04/TD gửi người vay
c Đối với cho vay giải quyết việc làm
Hồ sơ cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD)
- Xây dựng dự án: các đối tượng khách hàng khi có nhu cầu vay vốn phải xâydựng dự án trình bày rõ mục tiêu, nội dung, hiệu quả kinh tế của dự án và cam kết
sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo thu hút số lao động vào làm việc, cụ thể:
+ Đối với cơ sở SXKD: Chủ cơ sở là chủ dự án phải xây dựng dự án theomẫu 1a
+ Đối với hộ gia đình: xây dựng dự án theo mẫu 1b
Đối với các hộ gia đình cùng tham gia một dự án (dự án nhóm hộ gia đình):người vay vốn làm đơn tham gia dự án theo mẫu 02 gửi chủ dự án
Đối với hộ gia đình tự xây dựng dự án: người vay vốn làm chủ dự án
- Thẩm định dự án: phiếu thẩm định dự án theo mẫu 3a đối với cơ sở SXKD,theo mẫu 3b đối với hộ gia đình
Trang 24- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu 03/TD).
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD)
- Hợp đồng tín dụng áp dụng cho vay vốn GQVL (mẫu 05/GQVL)
- Giấy biên nhận (mẫu 18/TD)
- Ngoài ra, dự án còn phải có xác nhận của UBND xã về trụ sở của cơ sở sảnxuất hoặc về địa chỉ cư trú hợp pháp của chủ dự án và một số giấy tờ có liên quanđến tài sản để cầm cố thế chấp, bảo lãnh đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Quy trình cho vay:
+ Đối với hộ gia đình:
Sơ đồ 3: Quy trình cho vay GQVL đối với hộ gia đình (1) Hộ vay làm đơn tham gia dự án theo mẫu 02 gửi chủ dự án.
(2) Chủ dự án lập dự án vay vốn theo mẫu 1b gửi Tổ TK&VV.
(3) Tổ TK&VV nhận hồ sơ của người vay, tiến hành họp tổ để bình xét cho
vay Sau đó trình HĐT cấp xã được NHCSXH ủy thác để tiến hành thẩm định dự ántheo mẫu 3b
(4) Sau khi có kết quả thẩm định, Tổ TK&VV lập Danh sách hộ gia đình đề
nghị vay vốn ngân hàng (mẫu 03/TD) kèm theo dự án vay vốn (mẫu 01b) trìnhUBND cấp xã xác nhận trên dự án về địa chỉ cư trú hợp pháp của hộ gia đình
(5) UBND cấp xã xác nhận và gửi bộ hồ sơ xin vay cho NHCSXH.
(6) Khi nhận được hồ sơ, NHCSXH viết Giấy biên nhận (mẫu 18/TD), sau đó
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay
(10)
(8) (7)
(3) (2)
(1)
Hộ vay Chủ dự án Tổ TK&VV HĐT cấp xãCấp có thẩm quyền ra
Trang 25(7) Sau khi có quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ
NHCSXH kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay, sau đó lập Khế ướcnhận nợ (mẫu 01/TD)
(8) NHCSXH lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD) gửi ub
cấp xã
(9) UBND cấp xã thông báo cho HĐT cấp xã để Tổ TK&VV thông báo đến
người vay
(10) NHCSXH tiến hành giải ngân cho người vay.
+ Đối với cơ sơ sản xuất kinh doanh:
Sơ đồ 4: Quy trình cho vay GQVL đối với cơ sở SXKD (1) Chủ dự án lập dự án vay vốn theo mẫu 1a có xác nhận của UBND cấp xã
gửi NHCSXH nơi cho vay
(2) Cán bộ NHCSXH kiểm tra , đối chiếu tính hợp lý, hợp lệ của bộ hồ sơ xin
vay, sau đó viết Giấy biên nhận (mẫu 18/TD) và tiến hành thẩm định dự án theo mẫu3a trình Trưởng phòng xem xét hoặc thẩm định lại, sau đó trình Giám đốc ký duyệt
để trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt cho vay
(3) Sau khi có quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ
NHCSXH lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu 05/GQVL trình Giám đốc phê duyệt
(4) NHCSXH nơi cho vay lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu
04/TD) gửi chủ dự án để làm thủ tục giải ngân
2.1.1.10 Xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH
Khách hàng được vay vốn tại NHCSXH về tín dụng đối với hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan làm mất một phầnhoặc toàn bộ vốn, tài sản dẫn đến gặp khó khăn về tài chính chưa có hoặc không cókhả năng trả nợ cho ngân hàng thì sẽ được xem xét xử lý rủi ro theo Quyết định số
(2) (1)
quyết định cho vayNHCSXH
Trang 2655/QĐ-HĐQT ngày 24/2/2006 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH về việc ban hànhQuy định xử lý rủi ro trong hệ thống NHCSXH.
Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thểcăn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của kháchhàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữacác đối tượng vay vốn
Theo Quyết định số 55/QĐ-HĐQT, NHCSXH áp dụng các biện pháp xử lýrủi ro sau:
Miễn lãi, giảm lãi tiền vay: là việc NHCSXH miễn không thu lãi hoặc
giảm một phần lãi tiền vay cho khách hàng theo các điều kiện và thời gian quy định.Các nguyên nhân khách quan làm thiệt hại đến vốn và tài sản được xem xét miễn,giảm lãi tiền vay gồm:
Thiên tai, địch họa, chiến tranh, hỏa hoạn, cháy rừng
Các dịch bệnh liên quan đến con người, gia súc, thủy hải sản, động vậtnuôi khác và cây trồng
Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngsản xuất, kinh doanh của khách hàng như: không còn nguồn cung cấp nguyên vậtliệu, mặt hàng sản xuất bị cấm…
Do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế và nước nhậnlao động ở Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài,…
Xóa nợ (gốc, lãi): là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ
gốc, lai (nếu có) của khách hàng còn đang dư nợ tại ngân hàng gặp rủi ro sau khingân hàng đã tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán Các nguyên nhân kháchquan xem xét xóa nợ gồm:
Khách hàng là cá nhân vay vốn bị mất năng lực hành vi dân sự, ốm đauthường xuyên phải điều trị dài ngày, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơinương tựa, chết, mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích mà không còn tài sản trả
nợ hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả
nợ thay cho khách hàng
Trang 27 Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặcphá sản theo qui định của pháp luật mà không còn vốn, tài sản để trả nợ cho ngânhàng.
Qui định về rủi ro trên diện rộng và rủi ro đơn lẻ, cục bộ:
Các rủi ro do các nguyên nhân khách quan được xem xét trong trường hợpmiễn lãi, giảm lãi xảy ra đối với đa số khách hàng được vay vốn từ 5 xã, phường trởlên thì được coi là xảy ra trên diện rộng (không phân biệt theo địa bàn hành chínhtỉnh, huyện)
Trường hợp ngược lại thì được coi là rủi ro xảy ra thuộc diện đơn lẻ, cục bộ
Nguồn vốn xử lý nợ bị rủi ro:
Nguồn vốn để xử lý nợ cho khách hàng vay vốn tại NHCSXH bị rủi ro donguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng do Thủ tướng Chính phủ quyết định
Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro thuộc diện đơn lẻ, cục bộ được lấy từ Quỹ dựphòng rủi ro tín dụng của NHCSXH
2.1.2 Khái quát chung về tín dụng
2.1.2.1 Khái niệm tín dụng
- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiệnvật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời giannhất định
- Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đivay và người cho vay dựa trên một nền tảng là sự tín nhiệm lẫn nhau và trên nguyêntắc có hoàn trả
Với khái niệm chung về tín dụng thì tín dụng đối với hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà Nước huyđộng để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sảnxuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội
2.1.2.2 Bản chất và chức năng
a Bản chất
Trang 28Tín dụng thể hiện ra bên ngoài là sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữangười cho vay và người đi vay, nhưng thực chất bên trong của nó chứa đựng mốiquan hệ giữa người đi vay và người cho vay Chính mối quan hệ này quyết định bảnchất của tín dụng.
b Chức năng của tín dụng
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốntiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng cho các nhucầu sản xuất và đời sống nhằm phát triển kinh tế Tập trung và phân phối lại vốn tiền
tệ là 2 mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng
Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông
- Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện ra đời cho các công cụ lưu thôngtín dụng như: thương phiếu, kì phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiệnđại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán Nó cho phép thay thế một số lượng tiền mặtlưu hành, từ đó làm giảm bớt chi phí liên quan như: in tiền, đút tiền
- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra mộtkhả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàngbằng hình thức chuyển khoản, bù trừ cho nhau
- Với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngânhàng ngày càng được mở rộng và cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệkinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Đây là chức năng phát sinh quan hệ của 2 chức năng trên Sự vận động củavốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trongcác xí nghiệp, các tổ chức kinh tế Vì vậy tín dụng không những là tấm gương phảnánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó để thực hiện việc kiểmsoát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặng các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạmpháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.2.3 Vai trò của tín dụng
Trang 29a Góp phần cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh
Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các cá nhân, tổ chức, chủ thểkinh tế Là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu Trong mọinền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn trên cuả nó:
+ Đối với dân chúng: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
+ Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cốđịnh và vốn lưu động
+ Đối với xã hội: Tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn
b Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền
tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặcbiệt là tiền vay trong các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy gópphần ổn định tiền tệ, mặc khác do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điềukiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sảnxuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đápứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính vì vậy mà tín dụng góp phần ổn địnhgiá cả thị trường trong nước
c Tín dụng góp phần làm ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội
Tín dụng một mặt có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hànghóa và dịch vụ ngày càng gia tăng thỏa mản nhu cầu đời sống ngày càng cao của conngười Mặc khác, tín dụng còn góp phần tạo ra khả năng trong việc khai thác cáctiềm năng sẳn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, lao động, đất, rừng Do đó
có thể thu hút nhiều lực lượng lao động trong xã hội để tạo ra lực lượng sản xuấtmới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Có thể nói tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triểncác mối quan hệ kinh tế Sự phát triển này không chỉ dừng lại ở phạm vi một quốcgia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế Nhờ đó làm cho các nước có điều kiện xích
Trang 302.1.2.4 Các hình thức tín dụng
a Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng chia ra làm 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được
sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầusinh hoạt cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng cungcấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
b Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốnlưu động cho các tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệucho sản xuất
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cốđịnh Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới Thời hạn cho vay làtrung và dài hạn
2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá đến chất lượng tín dụng
2.1.3.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra chovay trong một khoảng thời gian nào đó không kể món vay đó thu hồi về hay chưa,thường xác định theo tháng, quý, năm
2.1.3.2 Doanh số thu nợ
Trang 31Doanh số thu nợDoanh số cho vay
2.1.3.5 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Chỉ sốnày càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) = *100 (%)
2.1.3.6 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Đây là chỉ tiêu thểhiện việc thu nợ của ngân hàng như thế nào đối với số vốn cho vay ra
Hệ số thu nợ = *100 (%)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: Chủ yếu là các số liệu thứ cấp được thu
thập từ những tài liệu: các báo cáo tài chính, các tài liệu Hội nghị tổng kết hoạt độngcủa ngân hàng, các báo cáo cuối năm từ các phòng ban, những tài liệu nghiệp vụ, tậphuấn dùng cho hệ thống NHCSXH và các bài báo, tạp chí khác có liên quan
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: đề tài sử dụng 2 phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả: Chỉ tiêu thống kê là sự biểu hiện một cách
Trang 32tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể Phương pháp thống kê được xửdụng chủ yếu là thu thập các số liệu từ các báo cáo tài chính, tổng hợp lại theo trình
tự để thuận lợi cho quá trình phân tích
- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến So sánh
trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cócùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉtiêu Nó cho ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉtiêu được so sánh Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đánh giá được một cách khách quantình hình, những mặt phát triển hay chưa phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả, để từ
đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
F = Ft– F0Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước củacác chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêukinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì
phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế
Trong đó: ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêukinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và
so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện phápkhắc phục
Trang 33
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.584 km2, dân số khoảng 820 ngàn ngườivới ba dân tộc chính: Kinh, Hoa, Khơme Cơ cấu hành chính gồm có 1 thị xã BạcLiêu là đô thị loại III và cũng là trung tâm hành chính của tỉnh cùng 6 huyện: HòaBình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, với tổng cộng 64 xã,phường và thị trấn, trong đó có 33 xã đặc biệt khó khăn theo quyết định Quyết định
số 30/QĐ – TTg ngày 5/3/2007 của Chính phủ
Bạc Liêu mang đầy đủ nét đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ với hệthống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, phì nhiêu Do đó nghề chủyếu của người dân là trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, bên cạnhcác lĩnh vực ngành nghề khác như Công nghiệp - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ,Giao Thông vận tải - Bưu điện
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Do đặc điểm tự nhiên của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nênhàng năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có đóng góp rất lớn trong tổng giá trịsản xuất của các ngành nghề trong toàn tỉnh Ngoài ra, một số cơ sở tiểu thủ côngnghiệp, buôn bán nhỏ lẻ cũng có những bước phát triển, nhưng vẫn chưa giải quyếtđược căn bản tình trạng thiếu việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng laođộng trẻ ở nông thôn Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân Bạc Liêu cònthấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao so với cả nước
Trang 34-(Nguồn: Sở Lao động & Thương binh xã hội tỉnh Bạc Liêu)
Qua bảng tổng hợp có thể thấy tổng dân số cũng như số hộ gia đình của tỉnhđều tăng qua các năm, nhưng số hộ nghèo lại có xu hướng giảm nên tỷ lệ hộ nghèotrên tổng số hộ gia đình ngày càng giảm Nếu năm 2007, số hộ nghèo là 21.903 hộchiếm 13,4% tổng số hộ gia đình thì sang 2008 chỉ còn 10,1% và tiếp tục giảm còn9,8% vào năm 2009 Thế nhưng mặc dù có giảm nhưng do tốc độ giảm thấp nên tỷ
lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn ở mức cao Điều này đã đặt ra cho các cấp lãnh đạo tỉnhBạc Liêu phải tích cực hợn nữa trong việc thực hiện công tác XĐGN
Như vậy, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu qua các năm đã
có những chuyển biến tích cực, người dân đã có ý thức nghèo đói là gánh nặng của
xã hội và vươn lên thoát nghèo, bằng chứng là số hộ nghèo ngày càng giảm Tuynhiên, Bạc Liêu vẫn là tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển
do tỷ lệ hộ nghèo cao, từ đó rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua kênh tín dụngchính sách và các ngành chức năng để hỗ trợ công tác XĐGN của tỉnh nhà
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
NHCSXH tỉnh Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-HĐQTngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam và chính thứckhai trương đi vào hoạt động ngày 15/05/2003
Qua 5 năm hoạt động mạng lưới của ngân hàng ngày càng mở rộng từ tỉnh(tháng 5/2003) đến các huyện (tháng 10/2003) và triển khai 54 điểm giao dịch tại 64
xã phường trong toàn tỉnh (từ tháng 8/2006) thực sự là cầu nối để chuyển tải, thựchiện những chủ trương mang tính nhân văn của Đảng, của Chính phủ để đưa đồng
Trang 35vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, được địa phương ghi nhận và sựđồng tình, hưởng ứng của người dân.
NHCSXH tỉnh Bạc Liêu là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc NHCSXHViệt Nam, là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ về tổ chức
và hoạt động của NHCSXH
Hiện nay trụ sở giao dịch của NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đặt tại số 48, đường
Lý Thường Kiệt, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại:07813.953261 Fax: 07813.953262 Địa chỉ mail: nhcsxhbl@baclieu.gov.vn
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự
NHCSXH tỉnh có trụ sở chính đặt tại trung tâm tỉnh, rất thuận lợi cho việc
P.HÀNH CHÍNH P.TÍN DỤNG
Trang 36đưa vào hoạt động từ năm 2007 nên cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối tốt và đầy đủ.Bên cạnh đó, các Phòng giao dịch huyện cũng được nâng cấp, cải tạo và trang bịthêm cơ sở vật chất, kỹ thuật qua từng năm.
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.3.1 Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
a Giám đốc
- Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng
- Tham mưu cho Ban Đại diện HĐQT về huy động các nguồn lực ở địaphương để tăng cường vốn cho vay phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT,giúp việc cho Ban Đại diện HĐQT
- Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, nộiquy làm việc, tiếp khách của ngân hàng Lập đề án trình cấp có thẩm quyền quyếtđịnh thành lập, giải thể các Ngân hàng, Phòng giao dịch cấp huyện
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Trưởng phòng Kế hoạchnghiệp vụ, Trưởng phòng Hành chính tổ chức, và các Phó phòng của ngân hàng
- Ký hợp đồng nhận vốn ủy thác, hợp đồng ủy thác cho vay và các hợp đồngkhác liên quan đến hoạt động của ngân hàng
3.2.3.2 Phòng Kế toán - Ngân quỹ: gồm 7 thành viên, trong đó Trưởng
phòng làm nhiệm vụ kế toán trưởng và một thủ kho kiêm thủ quỹ
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán
Trang 37- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán; xây dựng chỉtiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, và lập các báo cáo tàichính, báo cáo quỹ theo quy định của Bộ Tài chính và NHCSXH Việt Nam.
3.2.3.3 Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: gồm có 3 thành viên.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, quyết định,nghị quyết của HĐQT, cơ chế, thể lệ, quy chế nghiệp vụ của NHCSXH
- Kiểm tra, kiểm toán các đơn vị nhận ủy thác cho NHCSXH trong việc thựchiện hợp đồng ủy thác
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo từng thời kỳ, lĩnh vực nhằm đánh giáchính xác kết quả hoạt động và thực trạng tài chính của ngân hàng
- Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán của cácngành, cac cấp đối với NHCSXH
- Báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát HĐQT kết quả kiểm tra,kiểm toán nội bộ và nêu kiến nghị khắc phục tồn tại
- Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động và kiến nghị các biệnpháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động NHCSXH
3.2.3.5 Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ - Tín dụng: gồm 8 thành viên, trong
đó có 01 Trưởng phòng và 02 Phó phòng Nhiệm vụ chính của phòng là thực hiệncác nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo đúng quy định của NHCSXH Việt Nam
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ vay,trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả
Trang 38- Tham mưu cho Ban Đại Diện trong việc điều hành công tác tín dụng đối vớicác Phòng giao dịch huyện, tổ chức tập huấn, đào tạo các mặt nghiệp vụ tín dụngcho HĐT nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ TK&VV trong toàn tỉnh.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuấthướng khắc phục
- Nghiên cứu đề xuất đinh hướng đầu tư tín dụng trong toàn tỉnh và chiến lượchuy động vốn tại địa phương
3.2.3.6 Phòng Tin học: gồm 3 thành viên với nhiệm vụ chính là quản lý
mạng nội bộ, khắc phục những sai sót và sự cố liên quan đến hệ thống mạng trongngân hàng
3.2.3.7 Phòng giao dịch: có 06 phòng giao dịch huyện trực thuộc NHCSXH
cấp tỉnh Do HĐQT NHCSXH Việt Nam quyết định thành lập, giải thể, sát nhập.Mỗi Phòng giao dịch có 09 thành viên, trong đó gồm 01 Giám đốc, 01 phó Giámđốc, 03 cán bộ thuộc Tổ tín dụng, 3 cán bộ trong Tổ Kế toán, 01 cán bộ làm bảo vệ
3.2.3.8 Điểm giao dịch xã: tại các xã khoảng cách trên 3km tính từ trụ sở
NHCSXH đến xã đều đặt Điểm giao dịch xã Đó là nơi thực hiện hoạt động giaodịch của Tổ giao dịch lưu động tại xã Tổ giao dịch lưu động là một nhóm cán bộNHCSXH gồm 2 hoặc 3 người thực hiện hoạt động giao dịch tại xã theo phân côngcủa Giám đốc Phòng giao dịch Tùy theo điều kiện mà số Điểm giao dịch xã ở mỗihuyện khác nhau Mỗi Điểm giao dịch xã hoạt động 1 lần/tháng NHCSXH tỉnh luônduy trì lịch giao dịch nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãicủa Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tiết giảm các chi phígiao dịch của người vay
3.2.4 Đối tượng cho vay của ngân hàng
Ngay sau thời gian khai trương đi vào hoạt động, ngân hàng đã tập trung lựclượng để tiếp nhận bàn giao dư nợ cho vay GQVL từ Kho bạc Nhà nước, cho vayHSSV từ Ngân hàng Công thương, cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT
Từ 3 chương trình cho vay ban đầu, đến nay ngân hàng đã thực hiện cho vay9/17 chương trình của toàn hệ thống Có thể tóm tắt nội dung của các chương trình tíndụng đang thực hiện ở NHCSXH tỉnh Bạc Liêu như sau:
Trang 393.2.4.1 Cho vay hộ nghèo (CVHN)
NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia về XĐGN và ổn định xã hội Đối tượng vay là những hộ thuộc diện hộnghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, được Tổ TK&VV bình xét vàđược UBND cấp xã xác nhận vào danh sách đề nghị vay vốn Và hiện nay, theoQuyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩnnghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 dưới 200.000 đồng/tháng ở khu vực nôngthôn và dưới 260.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị
Hộ nghèo được vay vốn để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, thanhtoán các chi phí cần thiết cho đời sống như: điện thắp sáng, nước sạch, sửa chữa nhà
ở, chi phí về học tập cho con em đi học phổ thông Hiện nay NHCSXH đầu tư chủyếu cho hộ nghèo vào mục đích sản xuất kinh doanh
3.2.4.2 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định TTg về tín dụng đối với HSSV thay thế cho Quyết định 107/2006/QĐ-TTg đã thựchiện trước đây Theo Quyết định này, HSSV kể cả chính quy, không chính quy, tạichức, ngắn hạn, dạy nghề có hoàn cảnh khó khăn đều được vay vốn
3.2.4.4 Cho vay các hộ SXKD vùng khó khăn
Đối tượng được vay vốn là các hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng sản xuấtkinh doanh tại các xã khó khăn theo danh mục trong Quyết định 30/2007/TTg ngày05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu nhằm góp phần phát triển nôngnghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước
3.2.4.5 Cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn
Trang 40Đối tượng cho vay là các hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn sinh sốngtại vùng khó khăn có đủ hai tiêu chí: Có mức thu nhập bình quân đầu người hàngtháng dưới 50% thu nhập bình quân của hộ nghèo theo qui định hiện hành; cóphương thức sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.
3.2.4.6 Cho vay chương trình NS&VSMT
Chương trình được thực hiện theo Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm cung cấp tín dụng cho hộ gia đình ởnông thôn nơi có dự án (kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo) được vay vốn thực hiệnchiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường Hộ vay sử dụng vốnvay để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm theo tiêuchuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
3.2.4.7 Cho vay XKLĐ
NHCSXH cho người lao động vay vốn thông qua hộ gia đình có người là đốitượng chính sách và người lao động thuộc hộ nghèo theo quy định của Chính phủ đilao động có thời hạn ở nước ngoài để trang trải chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết
3.2.4.8 Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Qđ 167
Đối tượng được vay vốn là hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006
-2010, chưa có nhà hoặc có nhà ở nhưng tạm bợ, có nguy cơ sập đổ và không có khảnăng tự cải thiện về nhà ở và là những hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợnhà ở theo quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
3.2.4.9 Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
Để phát triển thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 92/2009/Qđ-TTg ngày 8/7/2009 Đối tượng vay vốn
là thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn, có đăng lýkinh doanh, có cơ sở sản xuất kinh doanh do chính quyền địa phương xác nhận
Mức cho vay và lãi suất cho vay đối với từng chương trình cũng được quyđịnh cụ thể:
Bảng 2: Mức cho vay và lãi suất cho vay đối với từng chương trình
Chương trình tín dụng Mức cho vay tối đa Lãi suất