Khái quát chung về tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH TỈNH bạc LIÊU (Trang 27 - 31)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2 Khái quát chung về tín dụng

- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.

- Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên một nền tảng là sự tín nhiệm lẫn nhau và trên nguyên tắc có hoàn trả.

Với khái niệm chung về tín dụng thì tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà Nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

2.1.2.2 Bản chất và chức năng a. Bản chất

Tín dụng thể hiện ra bên ngoài là sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa người cho vay và người đi vay, nhưng thực chất bên trong của nó chứa đựng mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Chính mối quan hệ này quyết định bản chất của tín dụng.

b. Chức năng của tín dụng

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và đời sống nhằm phát triển kinh tế. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là 2 mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.

Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông

- Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện ra đời cho các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kì phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán... Nó cho phép thay thế một số lượng tiền mặt lưu hành, từ đó làm giảm bớt chi phí liên quan như: in tiền, đút tiền...

- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản, bù trừ cho nhau.

- Với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng và cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế

Đây là chức năng phát sinh quan hệ của 2 chức năng trên. Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế. Vì vậy tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó để thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặng các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm pháp luật... trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2.3 Vai trò của tín dụng

a. Góp phần cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh

Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các cá nhân, tổ chức, chủ thể kinh tế. Là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu. Trong mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn trên cuả nó:

+ Đối với dân chúng: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.

+ Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

+ Đối với xã hội: Tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn.

b. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả

Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền vay trong các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần ổn định tiền tệ, mặc khác do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính vì vậy mà tín dụng góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước.

c. Tín dụng góp phần làm ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội

Tín dụng một mặt có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng thỏa mản nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người. Mặc khác, tín dụng còn góp phần tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẳn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, lao động, đất, rừng...Do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động trong xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Có thể nói tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế. Sự phát triển này không chỉ dừng lại ở phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Nhờ đó làm cho các nước có điều kiện xích

2.1.2.4 Các hình thức tín dụng

a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng chia ra làm 3 loại:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất.

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung và dài hạn.

c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa.

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá đến chất lượng tín dụng 2.1.3.1 Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó không kể món vay đó thu hồi về hay chưa, thường xác định theo tháng, quý, năm.

2.1.3.2 Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH TỈNH bạc LIÊU (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)