CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
4.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
4.2.3 Dư nợ cho vay
Dư nợ là chỉ tiêu phản ảnh tại một thời điểm nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng cần phải thu về, nó phản ánh thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Do đặc thù của NHCSXH là cho vay tín chấp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên hoạt động của NHCSXH luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện nay, biện pháp xử lý rủi ro của NHCSXH tỉnh Bạc Liêu thực hiện theo Quyết định số 55/QĐ- HĐQT ngày 24/2/2006 với qui định cụ thể là miễn lãi, giảm lãi và xóa nợ.
Thật vậy, hàng năm do khách hàng chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan nên ngân hàng nhận rất nhiều đơn đề nghị xử lý nợ của khách hàng thuộc các trường hợp miễn, giảm lãi hoặc xóa nợ. Đối với các rủi ro xảy ra trên diện rộng việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thẩm định của liên Bộ. Còn đối với rủi ro thuộc diện đơn lẻ, cục bộ thì Chủ tịch HĐQT NHCSXH sẽ xem xét, quyết định xử lý theo định kỳ một năm một lần. Do đó tùy thuộc vào kết quả phê duyệt mà số tiền lãi được miễn, được giảm, số nợ được xóa hàng năm của ngân hàng là khác nhau. Đặc biệt, xử lý rủi ro bằng biện pháp xóa nợ sẽ góp phần làm giảm số dư nợ của ngân hàng qua các năm. Thật vậy, qua bảng số liệu ta thấy số nợ được xóa của ngân hàng tăng
qua các năm, cụ thể: năm 2007 xóa nợ là 425 triệu đồng, năm 2008 là 644 triệu đồng và năm 2009 ngân hàng đã xóa nợ 1.654 triệu đồng.
Mặc dù số nợ được xóa tăng qua các năm nhưng dư nợ của ngân hàng vẫn ở mức cao; năm 2007, dư nợ là 419.595 triệu đồng, năm 2008 dư nợ đạt 593.026 triệu đồng tăng 173.431 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 41,3%; đến năm 2009, dư nợ là 740.913 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối 147.887 triệu đồng và tăng về số tương đối 25% so với năm 2008. Như vậy, nhìn chung dư nợ cho vay qua 3 năm của ngân hàng là có sự tăng trưởng. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm của ngân hàng theo chỉ tiêu của NHCSXH Việt Nam đề ra, thêm vào đó là nhu cầu tín dụng trên địa bàn tăng cao dẫn đến doanh số cho vay tăng, nhưng kỳ hạn thu nợ lại khác nhau nên việc thu hồi vốn không theo kịp tốc độ tăng của doanh số cho vay, do đó làm cho dư nợ tín dụng ngày càng tăng.
Thế nhưng, tăng trưởng dư nợ năm 2009 lại thấp hơn so với tăng trưởng dư nợ năm 2008 và không đạt được chỉ tiêu mà NHCSXH Việt Nam đề ra. Theo kế hoạch tăng trưởng dư nợ của toàn ngân hàng năm 2009 là 184 tỷ, tức tăng 31% so với dư nợ năm 2008, tuy nhiên, đến cuối năm 2009, tăng trưởng dư nợ chỉ đạt 147.887 triệu đồng, chỉ đạt tăng trưởng 25% so với năm 2008, đạt 80% kế hoạch dư nợ của năm 2009. Nguyên nhân là do việc cân đối chuyển nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam cho ngân hàng trong tháng 12/2009 không có nên không thể giải ngân tăng trưởng theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm. Mà trong tháng 12/2009, tại ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ an toàn chi trả và tích cực thu hồi nợ đến hạn để tạo lập quỹ quay vòng, vì vậy không tăng trưởng dư nợ đúng kế hoạch đề ra.
Xét về thời hạn cho vay thì dư nợ phân theo thời hạn qua 3 năm mặc dù có những biến động tăng giảm không đồng đều, nhưng trong cơ cấu tổng dư nợ thì tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn ngày càng giảm và tỷ trọng của dư nợ trung, dài hạn ngày càng tăng. Nguyên nhân tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm là do doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng ngày càng giảm trong khi doanh số thu nợ ngắn hạn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, dư nợ trung, dài hạn tăng trưởng cao và có tỷ trọng ngày càng tăng qua các năm do doanh số cho vay trung, dài hạn tăng khá cao qua các năm
ngắn hạn là 160.283 triệu đồng, chiếm 21,6% tổng dư nợ, chủ yếu là cho vay phục vụ chi phí sản suất, chăn nuôi, mua bán; dư nợ trung, dài hạn là 580.630 triệu đồng, chiếm 78,4% tổng dư nợ, chủ yếu là cho vay chi phí cải tạo vườn, ao, chuồng…
Bảng 8: Dư nợ theo thời hạn qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Dư nợ Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 312.914 74,6 323.693 54,6 160.283 21,6 10.779 3,4 (163.410) (50,5) Trung,
dài hạn
106.681 25,4 269.333 45,4 580.630 78,4 162.652 152,5 311.297 115,6
Tổng 419.595 100 593.026 100 740.913 100 173.431 41,3 147.887 25,0 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ NHCSXH tỉnh Bạc Liêu) Để thực hiện tốt vai trò của mình, NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện cho
vay theo phương thức ủy thác thông qua các Hội đoàn thể (HĐT). Và hiện nay hầu hết các chương trình cho vay của ngân hàng đều được có thực hiện cho vay theo phương thức này. Có thể xem xét tình hình dư nợ ủy thác thông qua các HĐT của ngân hàng qua bảng sau:
Bảng 9: Tình hình dư nợ của các Hội đoàn thể
ĐVT: Triệu đồng
Đơn vị quản lý 2007 2008 2009
Tổ chức Hội ủy thác 369.879 585.258 734.897
Tổng số Tổ TK&VV (tổ) 1.720 1.714 1.906
Hội nông dân 112.541 190.374 239.263
Hội phụ nữ 138.450 216.502 266.102
Hội cựu chiến binh 57.159 86.632 110.079
Đoàn thanh niên 61.729 91.750 119.453
NH trực tiếp quản lý 49.716 7.768 6.016
DN HĐT/ DN (%) 88,2 98,7 99,2 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ NHCSXH tỉnh Bạc Liêu)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, tình hình dư nợ của các HĐT có xu hướng tăng qua các năm thể hiện qua tỷ lệ dư nợ ủy thác của các HĐT trên tổng dư nợ ngày càng tăng, từ 88,2% năm 2007 lên 98,7% năm 2008 và 99,2% năm 2009. Còn tỷ lệ dư nợ ngân hàng trực tiếp quản lý ngày càng giảm. Nguyên nhân là do việc ủy thác từng phần qua các tổ chức HĐT đã góp phần làm cho việc quản lý vốn sát với đối tượng thụ hưởng, thu lãi cao hơn và nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện cơ chế quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình tiếp cận dễ dàng với ngân hàng, vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng, ngăn chặn thất thoát vốn nên hiện nay hầu hết các chương trình cho vay của ngân hàng đều thực hiện thông qua phương thức cho vay ủy thác nên dư nợ ủy thác ngày càng tăng.