CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BẠC LIÊU VÀ NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự P.HÀNH CHÍNH
P.TÍN DỤNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN P.KIỂM TOÁN P.TIN HỌC
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN
TỔ TÍN DỤNG TỔ KẾ TOÁN
CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ
đưa vào hoạt động từ năm 2007 nên cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối tốt và đầy đủ.
Bên cạnh đó, các Phòng giao dịch huyện cũng được nâng cấp, cải tạo và trang bị thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật qua từng năm.
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.3.1 Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
a. Giám đốc
- Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
- Tham mưu cho Ban Đại diện HĐQT về huy động các nguồn lực ở địa phương để tăng cường vốn cho vay phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT, giúp việc cho Ban Đại diện HĐQT.
- Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, nội quy làm việc, tiếp khách của ngân hàng. Lập đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể các Ngân hàng, Phòng giao dịch cấp huyện.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Trưởng phòng Hành chính tổ chức, và các Phó phòng của ngân hàng.
- Ký hợp đồng nhận vốn ủy thác, hợp đồng ủy thác cho vay và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
b. Phó Giám đốc
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực nghiệp vụ của ngân hàng theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và các giải pháp thực hiện những công việc trong phạm vi được phân công.
- Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc theo ủy quyền khi Giám đốc vắng mặt và báo cáo kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
3.2.3.2 Phòng Kế toán - Ngân quỹ: gồm 7 thành viên, trong đó Trưởng phòng làm nhiệm vụ kế toán trưởng và một thủ kho kiêm thủ quỹ.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán.
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, và lập các báo cáo tài chính, báo cáo quỹ theo quy định của Bộ Tài chính và NHCSXH Việt Nam.
3.2.3.3 Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: gồm có 3 thành viên.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, quyết định, nghị quyết của HĐQT, cơ chế, thể lệ, quy chế nghiệp vụ của NHCSXH.
- Kiểm tra, kiểm toán các đơn vị nhận ủy thác cho NHCSXH trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo từng thời kỳ, lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động và thực trạng tài chính của ngân hàng.
- Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán của các ngành, cac cấp đối với NHCSXH.
- Báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát HĐQT kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ và nêu kiến nghị khắc phục tồn tại.
- Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động NHCSXH.
3.2.3.4 Phòng Hành chính - Tổ chức: gồm 8 thành viên.
- Trực tiếp quản lý con dấu của ngân hàng, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của ngân hàng.
- Quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác khen thưởng.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động.
3.2.3.5 Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ - Tín dụng: gồm 8 thành viên, trong đó có 01 Trưởng phòng và 02 Phó phòng. Nhiệm vụ chính của phòng là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo đúng quy định của NHCSXH Việt Nam.
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ vay, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả
- Tham mưu cho Ban Đại Diện trong việc điều hành công tác tín dụng đối với các Phòng giao dịch huyện, tổ chức tập huấn, đào tạo các mặt nghiệp vụ tín dụng cho HĐT nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ TK&VV trong toàn tỉnh.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
- Nghiên cứu đề xuất đinh hướng đầu tư tín dụng trong toàn tỉnh và chiến lược huy động vốn tại địa phương.
3.2.3.6 Phòng Tin học: gồm 3 thành viên với nhiệm vụ chính là quản lý mạng nội bộ, khắc phục những sai sót và sự cố liên quan đến hệ thống mạng trong ngân hàng.
3.2.3.7 Phòng giao dịch: có 06 phòng giao dịch huyện trực thuộc NHCSXH cấp tỉnh. Do HĐQT NHCSXH Việt Nam quyết định thành lập, giải thể, sát nhập.
Mỗi Phòng giao dịch có 09 thành viên, trong đó gồm 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 03 cán bộ thuộc Tổ tín dụng, 3 cán bộ trong Tổ Kế toán, 01 cán bộ làm bảo vệ.
3.2.3.8 Điểm giao dịch xã: tại các xã khoảng cách trên 3km tính từ trụ sở NHCSXH đến xã đều đặt Điểm giao dịch xã. Đó là nơi thực hiện hoạt động giao dịch của Tổ giao dịch lưu động tại xã. Tổ giao dịch lưu động là một nhóm cán bộ NHCSXH gồm 2 hoặc 3 người thực hiện hoạt động giao dịch tại xã theo phân công của Giám đốc Phòng giao dịch. Tùy theo điều kiện mà số Điểm giao dịch xã ở mỗi huyện khác nhau. Mỗi Điểm giao dịch xã hoạt động 1 lần/tháng. NHCSXH tỉnh luôn duy trì lịch giao dịch nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tiết giảm các chi phí giao dịch của người vay.
3.2.4 Đối tượng cho vay của ngân hàng
Ngay sau thời gian khai trương đi vào hoạt động, ngân hàng đã tập trung lực lượng để tiếp nhận bàn giao dư nợ cho vay GQVL từ Kho bạc Nhà nước, cho vay HSSV từ Ngân hàng Công thương, cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT.
Từ 3 chương trình cho vay ban đầu, đến nay ngân hàng đã thực hiện cho vay 9/17 chương trình của toàn hệ thống. Có thể tóm tắt nội dung của các chương trình tín dụng đang thực hiện ở NHCSXH tỉnh Bạc Liêu như sau:
3.2.4.1 Cho vay hộ nghèo (CVHN)
NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và ổn định xã hội. Đối tượng vay là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, được Tổ TK&VV bình xét và được UBND cấp xã xác nhận vào danh sách đề nghị vay vốn. Và hiện nay, theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 dưới 200.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn và dưới 260.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị.
Hộ nghèo được vay vốn để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, thanh toán các chi phí cần thiết cho đời sống như: điện thắp sáng, nước sạch, sửa chữa nhà ở, chi phí về học tập cho con em đi học phổ thông. Hiện nay NHCSXH đầu tư chủ yếu cho hộ nghèo vào mục đích sản xuất kinh doanh.
3.2.4.2 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ- TTg về tín dụng đối với HSSV thay thế cho Quyết định 107/2006/QĐ-TTg đã thực hiện trước đây. Theo Quyết định này, HSSV kể cả chính quy, không chính quy, tại chức, ngắn hạn, dạy nghề có hoàn cảnh khó khăn đều được vay vốn.
3.2.4.3 Cho vay GQVL
Chương trình cho vay này nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong giai đoạn 2006 - 2010. Đối tượng được vay vốn bao gồm hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh cá thể như: hợp tác xã, cơ sở SXKD của người tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội.
3.2.4.4 Cho vay các hộ SXKD vùng khó khăn
Đối tượng được vay vốn là các hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng sản xuất kinh doanh tại các xã khó khăn theo danh mục trong Quyết định 30/2007/TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
3.2.4.5 Cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn
Đối tượng cho vay là các hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn sinh sống tại vùng khó khăn có đủ hai tiêu chí: Có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% thu nhập bình quân của hộ nghèo theo qui định hiện hành; có phương thức sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.
3.2.4.6 Cho vay chương trình NS&VSMT
Chương trình được thực hiện theo Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm cung cấp tín dụng cho hộ gia đình ở nông thôn nơi có dự án (kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo) được vay vốn thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Hộ vay sử dụng vốn vay để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.
3.2.4.7 Cho vay XKLĐ
NHCSXH cho người lao động vay vốn thông qua hộ gia đình có người là đối tượng chính sách và người lao động thuộc hộ nghèo theo quy định của Chính phủ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài để trang trải chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết.
3.2.4.8 Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Qđ 167
Đối tượng được vay vốn là hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010, chưa có nhà hoặc có nhà ở nhưng tạm bợ, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện về nhà ở và là những hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.2.4.9 Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn Để phát triển thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 92/2009/Qđ-TTg ngày 8/7/2009. Đối tượng vay vốn là thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn, có đăng lý kinh doanh, có cơ sở sản xuất kinh doanh do chính quyền địa phương xác nhận.
Mức cho vay và lãi suất cho vay đối với từng chương trình cũng được quy định cụ thể:
Bảng 2: Mức cho vay và lãi suất cho vay đối với từng chương trình Chương trình tín dụng Mức cho vay tối đa Lãi suất
1. Cho vay hộ nghèo - Vay vốn SXKD: 30 triệu/1 hộ.
- Cho vay sửa chữa nhà ở: 3 triệu/hộ.
- Cho vay điện thắp sáng: 1,5 triệu/hộ.
0,65%/tháng (1/7/2007) 2. Cho vay HSSV có
hoàn cảnh khó khăn
- 1/10/2007 – 25/8/2009: 8 triệu/năm
- 26/8/2009: 8,6 triệu/năm 0,5 %/tháng 3. Cho vay GQVL - Hộ gia đình: 20 triệu/hộ.
- Các cơ sở SXKD: 500 triệu/dự án và không quá 20 triệu/1 lao động thu hút mới.
0,65%/tháng (1/1/2006)
4. Cho vay các hộ SXKD vùng khó khăn
- Cho vay uỷ thác: tối đa 30 triệu
- Trực tiếp cho vay: trên 30- 100 triệu/1 hộ.
0,9%/tháng
5. Cho vay hộ DTTS đặc biệt khó khăn
Không vượt quá 5 triệu đồng/hộ, thời
hạn không quá 5 năm. 0%/tháng
6. Cho vay chương trình NS&VSMT
Không quá 4 triệu/công trình. Thời hạn tối đa 60 tháng, thời gian ân hạn 6 tháng.
0,9%/tháng (1/4/2008) 7. Cho vay XKLĐ 30 triệu /người đi lao động ở nước ngoài 0,65%/tháng 8. Cho vay hộ nghèo
về nhà ở theo Qđ 167
Không vượt quá 8 triệu/hộ. Thời hạn cho vay 10 năm, thời gian ân hạn 5 năm.
0,25%/tháng
9. Cho vay thương nhân
- Cá nhân vay: từ 30 – 100 triệu
- Các tổ chức kinh tế vay: tối đa 500 triệu.
0,9%/tháng
(Nguồn: Tài liệu tập huấn cho cán bộ mới tuyển dụng) Đối với trường hợp cho vay HSSV, đối với những HSSV thuộc diện được miễn, giảm học phí hoặc HSSV theo học tại các trường Công an, Quân sự đã được miễn học phí và sinh hoạt phí thì loại trừ không cho vay đối với số tiền đã được
Riêng đối với các khoản vay giải ngân từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/12/2009 sẽ được hỗ trợ lãi suất 4% theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng.