MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH TỈNH bạc LIÊU (Trang 60 - 64)

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. CVHN 196.775 67,8 216.777 55,1 249.831 51,4 20.002 10,2 33.054 15,2 2.GQVL 17.375 6,0 16.336 4,2 23.795 4,9 (1.039) (6,0) 7.459 45,7 3. HSSV 16.188 5,6 35.719 9,1 41.767 8,6 19.531 120,7 6.048 16,9

4. XKLĐ 158 0,05 59 0,01 100 0,02 (99) (62,7) 41 69,5

5. SXKD 38.387 13,2 110.300 28,0 147.675 30,4 71.913 187,3 37.375 33,9 6.N.Sạch 20.797 7,2 12.673 3,2 19.343 4,0 (8124) (39,1) 6.670 52,6

7. DTTS 576 0,2 1.144 0,3 653 0,1 568 98,6 (491) (42,9)

8. Nhà ở - - 1.152 0,2 - - 1.152 100

9.T.Nhân - - 510 0,1 - - 510 100

10. Khác 102 0,04 546 0,14 1145 0,2 444 435,3 599 109,7

Tổng 290.358 100 393.554 100 485.971 100 103.196 35,5 92.417 23,5 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ NHCSXH tỉnh Bạc Liêu) 4.3.1.1 Cho vay hộ nghèo

Cho vay hộ nghèo có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy tỷ trọng này đã có xu hướng giảm qua từng năm, năm 2007 là 67,8%, năm 2008 là 55,1% và đến năm 2009 là 51,4%. Nhưng xét về số tuyệt đối thì cho vay hộ nghèo lại có sự gia tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay hộ nghèo là 196.775 triệu đồng; năm 2008 là 216.777 triệu đồng, tăng 20.002 triệu đồng tức tỷ lệ tăng 10,2% so với năm 2007; năm 2009 là 249.831 triệu đồng, tăng 33.109 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 15,3% về số tương đối so với năm 2008. Nguyên nhân doanh số cho vay hộ nghèo ngày càng tăng qua các năm là do ngân hàng đầu tư chủ yếu cho vay hộ nghèo vào mục đích sản xuất kinh doanh, và với tình hình giá cả ngày càng tăng như giai đoạn hiện nay, để đầu tư vào những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì nhu cầu về vốn phải được gia tăng để đầu tư máy móc, công nghệ....

Sở dĩ tỷ trọng cho vay hộ nghèo giảm trong cơ cấu tổng doanh số cho vay là do tốc độ tăng của tổng doanh số cho vay qua từng năm cao hơn tốc độ tăng của cho vay hộ

nghèo. Mặt khác, do ngân hàng ngày càng triển khai nhiều chương trình cho vay mới nên đã làm tỷ trọng của cho vay hộ nghèo ngày càng giảm.

4.3.1.2 Cho vay SXKD vùng khó khăn

Khác với cho vay hộ nghèo, cho vay SXKD ngày càng tăng về tỷ trọng cũng như về số tuyệt đối qua từng năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008, tỷ lệ tăng đến 187,3% so với năm 2007. Nguyên nhân là do chương trình cho vay SXKD vùng khó khăn được triển khai cho những hộ không thuộc đối tượng nghèo vay vốn để SXKD trong vùng các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, do đó những hộ cần vốn để SXKD không thuộc đối tượng cho vay của chương trình cho vay hộ nghèo lại được đáp ứng nhu cầu bởi chương trình này đã làm tăng doanh số cho vay của chương trình. Đồng thời, do nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, buôn bán, gia công, chế biến trên địa bàn ngày càng tăng nên mặc dù chỉ mới triển khai thực hiện từ giữa năm 2007 nhưng doanh số cho vay năm 2007 cũng khá cao, đạt 38.387 triệu đồng, và tiếp tục tăng trưởng cao vào năm 2008 đạt 110.300 triệu đồng và năm 2009 là 147.675 triệu đồng.

4.3.13 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình cho vay HSSV cũng có doanh số cho vay ngày càng tăng qua các năm và tốc độ tăng không đồng đều. Cụ thể, năm 2007, là 16.188 triệu đồng, năm 2008 là 35.719 triệu đồng, tăng 19.531 triệu đồng, tức tăng 120,7% so với năm 2007. Năm 2009, là 41.767 triệu đồng, tăng 6.048 triệu đồng hay tăng 16,9% so với năm 2008. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát ngày càng tăng đã ảnh hưởng làm cho đời sống của HSSV ngày càng khó khăn, do đó nhu cầu vốn của người dân đối với chương trình là khá lớn, và một phần do ngân hàng đã triển khai nhanh chóng, giải ngân kịp thời cho người dân nên doanh số cho vay ngày càng tăng. Đồng thời do có chương trình nên số HSSV đậu đại học, cao đẳng, học nghề của tỉnh đều tăng qua các năm, được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi cho vay HSSV nên cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay. Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình lạm phát ngày càng tăng, Chính phủ đã điều chỉnh mức cho vay từ 800.000đ/HSSV/tháng lên 860.000đ/HSSV/tháng, áp dụng cho những khoản vay giải ngân từ sau ngày

26/08/2009 và cho vay bổ sung theo mức cho vay mới cho những HSSV vay trước thời điểm 26/08/2009 cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay năm 2009.

4.3.1.4 Cho vay GQVL

Chương trình cho vay GQVL có doanh số cho vay tăng giảm không đồng đều qua các năm, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay là 17.375 triệu đồng, giảm còn 16.336 triệu đồng năm 2008 và tăng lại là 23.795 triệu đồng vào năm 2009. Nhưng xét về mặt cơ cấu thì tỷ trọng của chương trình cho vay GQVL vẫn luôn ở vị trí thứ 4 qua 3 năm. Sỡ dĩ doanh số cho vay GQVL vẫn ở mức cao là do chương trình cho vay GQVL là chương trình khá quan trọng bởi lợi ích mà nó mang lại là tạo thêm việc làm cho người lao động. Và trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như giai đoạn hiện nay, để tạo thêm việc làm cần phải có vốn lớn để đầu tư vào những dự án, những mô hình có hiệu quả do đó doanh số cho vay của chương trình mặc dù có biến động qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, điều đó cho thấy vốn của chương trình được chuyển tải đến người vay đúng đối tượng, tạo điều kiện cho hộ vay có thêm việc làm mới.

4.3.1.5 Cho vay XKLĐ

Doanh số cho vay chương trình XKLĐ có thấp nhất so với các chương trình cho vay của ngân hàng qua các năm và có sự tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay là 158 triệu đồng, năm 2008 là 59 triệu đồng và năm 2009 là 100 triệu đồng. Sở dĩ doanh số cho vay XKLĐ khá thấp là do nhu cầu đi lao động nước ngoài của các đối tượng tại địa phương hiện nay là khá thấp vì tình hình thực tế các lao động đi nước ngoài ít có việc làm như mong muốn, không có thu nhập gửi về cho gia đình, do đó mặc dù có vốn giải ngân nhưng ngân hàng vẫn không thể nâng cao doanh số cho vay của chương trình.

4.3.1.6 Cho vay NS&VSMT

Là chương trình được triển khai thực hiện từ cuối năm 2006 và do thực tế phát sinh tại địa bàn tỉnh là nhiều hộ gia đình ở vùng nông thôn chưa có công trình nước sạch và vệ sinh, nên nhu cầu vốn vay của người dân khi có chương trình là khá lớn, do đó doanh số cho vay của chương trình trong năm 2007 là khá cao, đạt 20.797

triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao thứ 3 so với các chương trình vay. Sang năm 2008, doanh số cho vay đã giảm còn 12.673 triệu đồng và tăng lại vào năm 2009 là 19.342 triệu đồng. Nguyên nhân là do nguồn vốn cho vay của ngân hàng dành cho chương trình có hạn, trong năm 2007 ngân hàng đã tập trong giải quyết khá nhiều nhiều nhu cầu vốn nên mặc dù nhu cầu của người dân trong tỉnh vẫn còn cao nhưng trong năm 2008 và năm 2009 ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết được.

Cho vay DTTS và cho vay khác cũng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng doanh số cho vay qua 3 năm. Còn chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn và cho vay hộ nghèo về nhà ở do mới triển khai thực hiện từ năm 2009 nên doanh số cho vay khá thấp. Đặc biệt là đối với cho vay hộ nghèo về nhà ở năm 2009 doanh số cho vay thấp trong khi nhu cầu vay vốn lại khá cao là do trong tháng 12/2009 ngân hàng không đủ vốn để giải ngân các khoản vay của chương trình.

Tóm lại, qua 3 năm, doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng nhưng xét về mặt cơ cấu thì không có sự thay đổi lớn, các chương trình cho vay chủ yếu, quan trọng vẫn chiếm tỷ trọng cao như: cho vay hộ nghèo, cho vay SXKD vùng khó khăn, cho vay HSSV và GQVL.

4.3.2 Doanh số thu nợ

Như vậy, doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm là có sự tăng trưởng nhưng nếu xét theo chương trình vay thì về mặt cơ cấu vẫn không có sự biến động qua 3 năm, các chương trình có doanh số cho vay cao qua các năm cũng có doanh số thu nợ cao là cho vay hộ nghèo, cho vay SXKD, và cho vay GQVL, còn các chương trình khác thì tỷ trọng doanh số thu nợ là không đáng kể. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 12: Doanh số thu nợ theo chương trình vay

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội CHI NHÁNH TỈNH bạc LIÊU (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)