CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
Được thành lập với mục tiêu XĐGN nên NHCSXH tỉnh Bạc Liêu cần phải có nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Do đặc thù của NHCSXH nên nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ hai nguồn chính là vốn trung ương và vốn địa phương, còn nguồn vốn huy động thường không cao. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn tr.ương 396.604 94,8 560.604 89,8 689.604 90,0 164.000 41,4 129.000 23,0 Vốn huy động 7.713 1,8 4.273 0,7 5.974 0,8 (3.440) (44,6) 1.701 39,8 Vốn địa phương 10.676 2,6 10.748 1,7 10.737 1,4 72 0,7 (11) (0,1) Vốn khác 3.444 0,8 48.852 7,8 60.000 7,8 45.408 1.318 11.148 22,8 Tổng 418.437 100 624.477 100 766.315 100 206.040 49,2 141.838 22,7
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ NHCSXH tỉnh Bạc Liêu) Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 là 418.437 triệu đồng, năm 2008 là 622.477 triệu đồng, tăng 206.040 triệu đồng tức tăng 49,2% so với năm 2007. Đến năm 2009, nguồn vốn là 766.315 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối 141.838 triệu đồng, số tương đối 22,7%
so với năm 2008. Để hiểu rõ vai trò của từng chỉ tiêu vốn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng, ta sẽ tiến hành phân tích từng khoản mục.
4.1.1 Vốn trung ương
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, ngân hàng sẽ chủ động lập kế hoạch xin nguồn vốn cho vay và sẽ được NHCSXH Việt Nam cân đối và phân bổ vốn. Nhìn chung, nguồn vốn trung ương phân bổ cho ngân hàng đều tăng trưởng qua 3 năm và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn (>90%). Cụ thể, năm 2007 là 396.604 triệu đồng, năm 2008 là 560.604, tăng 164.000 triệu đồng hay tỷ lệ tăng 41,4% so với năm 2007. Và đến năm 2009, nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam dành cho Bạc Liêu là 689.604 triệu đồng, tăng 129.000 triệu đồng so với 2008, tỷ lệ tăng 23,0% và tăng so với đầu năm thành lập (2003) là 563.844 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 448,3%.
4.1.2 Vốn huy động được Ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất
Do đặc thù của NHCSXH, lãi suất huy động thường cao hơn lãi suất cho vay, việc huy động vốn phải tương ứng với khả năng cấp bù chênh lệch lãi suất của Ngân sách Nhà nước nên huy động vốn phải thực hiện theo đúng chỉ tiêu của NHCSXH Việt Nam giao, nếu huy động cao hơn hoặc thấp hơn chỉ tiêu đều ảnh hưởng đến kế hoạch chung của toàn hệ thống .
Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn (<2%) và có xu hướng tăng, giảm không đồng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 là 7.713 triệu đồng, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 4.273 triệu đồng, tức đã giảm đi 3.440 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm 44,6%; đến năm 2009, vốn huy động lại tăng lên 5.974 triệu đồng, tăng 1.701 triệu đồng tức 39,8% so với năm 2008.
Mặc dù có sự biến động nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng đều đạt chỉ tiêu mà NHCSXH VN giao qua 3 năm. Sở dĩ chỉ tiêu nguồn vốn huy động của ngân hàng thấp là do trong điều kiện hiện nay quy mô của các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng, theo đó là các mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn với nhiều hình thức tiết kiệm phong phú nên ngân hàng không thể cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của người nghèo, trong khi đại bộ phận người nghèo lại có đời sống khó khăn, có nhu cầu vay vốn nhiều hơn là nhu cầu gửi tiết kiệm, hoặc cũng có thể là do
4.1.3 Vốn địa phương
Đây là nguồn vốn hình thành từ quỹ hỗ trợ người nghèo của địa phương hoặc từ nguồn cắt giảm chi Ngân sách địa phương. Do phát sinh từ thực tế là số hộ cận nghèo tăng cao nhưng họ lại không phải là đối tượng tiếp cận với nguồn vốn trung ương, cũng không phải là đối tượng cho vay của các Ngân hàng thương mại, nên địa phương sẽ ủy thác nguồn vốn của mình cho NHCSXH tại địa phương thực hiện cho vay khác (chủ yếu cho vay giải quyết nhu cầu về vốn cho những hộ đã thoát nghèo nhưng chưa thật bền vững và những hộ cận nghèo). Có thể thấy, nguồn vốn địa phương ít có sự biến động qua các năm, tỷ lệ tăng giảm qua các năm rất thấp và nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn qua 3 năm (<3%). Cụ thể, năm 2007 là 10.676 triệu đồng, năm 2008 là 10.748 triệu đồng và năm 2009 là 10.737 triệu đồng. Nguyên nhân là do số vốn ủy thác hàng năm thường đã được ấn định trước và tình hình thực tế hàng năm tại địa phương thường là thu nhỏ hơn chi nên số lượng vốn ủy thác không có sự thay đổi nhiều.
4.1.4 Vốn khác
Nguồn vốn này được hình thành từ nguồn tổng kết thu chi về trung ương, tiền mặt tại quỹ, các dự án tại địa phương chưa dùng tiền mặt và hình thành từ kết dư thanh toán chuyển tiền trong hệ thống. Qua 3 năm nguồn vốn này đều có sự gia tăng và tăng mạnh ở năm 2008, tăng 45.408 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng 1.318,5%. Đến năm 2009, nguồn vốn này đạt 60.000 triệu đồng, tăng 11.148 triệu đồng so với năm 2008, tức tăng 22,8% về số tương đối.
Nhận xét chung: Mặc dù có sự gia tăng qua 3 năm và có sự biến động trong từng khoản mục vốn nhưng nhìn chung cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng không có sự thay đổi lớn, hai nguồn vốn chính vẫn là vốn trung ương và vốn địa phương, vốn huy động chiếm tỷ lệ thấp, vốn khác thì biến động bất thường. Hay nói cách khác, nguồn vốn của ngân hàng phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước, nhu cầu thực tế tại địa phương và vốn ủy thác của địa phương. Chính vì vậy ngân hàng cần phải cố gắng tự chủ hơn nữa về vốn nhằm chủ động trong việc cho vay, đảm bảo kênh tín dụng chính sách không bị ách tắc, đáp ứng tốt nhu cầu của các thành phần kinh tế.