phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau

99 342 0
phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cái nước, tỉnh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH Phan Chí Nguyện MSSV: 4104696 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Tài chính- Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. LÊ TẤN NGHIÊM Tháng 12- Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Qua những năm học tại trường, bằng sự truyền đạt kiến thức và kinh nghiệp thực tiễn của Quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ. Cùng với đó là quá trình thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em chân thành cám ơn thầy Lê Tấn Nghiêm đã tận tình giúp đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Cám ơn các anh, chị đang làm việc trong ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến bổ ích, thiết thực. Ngoài ra cũng đã giúp em trãi nghiệm những điều thực tế về công việc của ngân hàng chính sách trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của em. Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước đã cho phép em được thực tập tại đơn vị để em, tạo điều kiện tiếp xúc công việc thực tế để có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Cuối cùng em gởi đến quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ; thầy Lê Tấn Nghiêm; các anh, chị đang làm việc trong ngân hàng và Ban lãnh đạo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc. Cần thơ, ngày tháng Sinh viên thực hiện Phan Chí Nguyện Trang i năm TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày……tháng….. năm 2013 Sinh viên thực hiện Phan Chí Nguyện Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày…….. tháng…… năm 2013 Giám đốc Trang iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên người hướng dẫn: Lê Tấn Nghiêm Học vị: Tiến sĩ Bộ môn: Quản trị kinh doanh Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Tên học viên: Phan Chí Nguyện Mã số sinh viên: 4104696 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Hình thức trình bày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ................................................................................................................................. Trang iv ................................................................................................................................. 5. Nội dung và kết quả đạt được: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 7. Kết luận: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày…….. tháng…… năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Lê Tấn Nghiêm Trang v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên giáo viên phản biện: ………………………………………………….. Học vị: …………………………………………………………………………….. Bộ môn: …………………………………………………………………………… Cơ quan công tác: ………………………………………………………………... Tên học viên: Phan Chí Nguyện Mã số sinh viên: 4104696 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Hình thức trình bày: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ................................................................................................................................. Trang vi ................................................................................................................................. 5. Nội dung và kết quả đạt được: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 7. Kết luận: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày…….. tháng…… năm 2013 Giáo viên phản biện Trang vii Mục Lục CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 1.3.2. Không gian ............................................................................................. 2 1.3.3. Thời gian ................................................................................................ 2 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................... 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3 2.1.1. Tổng quan về tín dụng ........................................................................... 3 2.1.2. Nội dung chính sách tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên ...................... 6 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng HSSV ........................................ 11 2.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ................................................... 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 15 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 15 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 15 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 17 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH- ...................... 17 XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC ............................................................................. 17 3.1. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI Ở HUYỆN CÁI NƯỚC ..... 17 3.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội huyện Cái Nước ........................................... 17 3.1.2. Tình hình giáo dục tại huyện Cái Nước ............................................... 20 Trang viii 3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC................................................................................................................ 21 3.2.1.Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước ............... 21 3.2.2. Bộ máy hoạt động ................................................................................ 22 3.2.3. Các chương trình cho vay và đối tượng phục vụ của ngân hàng ......... 24 3.3.3. Sơ lược về kết quả hoạt động của ngân hàng trong gian đoạn 20102012 ................................................................................................................ 25 3.3.4. Mục tiêu hoạt động trong thời gian tới ................................................ 28 CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 30 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC ....................................... 30 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ............. 30 4.1.1. Vốn Trung ương ................................................................................... 31 4.1.2. Vốn địa phương.................................................................................... 32 4.1.3. Vốn huy động ....................................................................................... 32 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC ....................................................................... 33 4.2.1. Doanh số cho vay ................................................................................. 33 4.2.2. Tình hình thu nợ ................................................................................... 46 4.2.3. Tình hình dư nợ .................................................................................... 58 4.2.4. Nợ xấu .................................................................................................. 66 4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC ..... 70 4.3.1. Đánh giá thông qua các chỉ số ............................................................. 70 4.3.2. Đánh giá qua một số tiêu chí khác ....................................................... 74 4.3.3. Bài học kinh nghiệm sau 6 năm thực hiên chương trình ..................... 77 CHƯƠNG 5 .......................................................................................................... 78 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ................... 78 HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.............. 78 Trang ix HUYỆN CÁI NƯỚC ............................................................................................ 78 5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................. 78 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................................ 79 5.2.1. Xác định đối tượng thụ hưởng của chương trình ................................. 79 5.2.2. Về việc quản lý công tác cho vay và sử dụng vốn vay ........................ 79 5.2.3. Về biện pháp thu hồi nợ ....................................................................... 80 5.2.4. Một số giải pháp khác .......................................................................... 81 CHƯƠNG 6 .......................................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 82 6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 82 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 82 6.2.1. Đối với ngân hàng chính sách xã hội ................................................... 82 6.2.2. Đối với các cấp chính quyền, trường đào tạo ...................................... 83 6.2.3. Đối với hội đoàn thể nhận ủy thác ....................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84 Trang x DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 3.1 Cơ cấu thành phần kinh tế huyện Cái Nước năm 2005 và năm 2010 ... ............................................................................................................................... 18 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010-2012 ... ............................................................................................................................... 26 Bảng 4.1 Nguồn vốn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ....... 30 Bảng 4.2 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-2012 ................................................................... 36 Bảng 4.3 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ....................................... 38 Bảng 4.4 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn vay giai đoạn 2010-2012 ........................................................................ 39 Bảng 4.5 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn vay 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ............................................ 41 Bảng 4.6 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-2012 ...................................................................... 42 Bảng 4.7 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 .......................................... 45 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................... 48 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013............................................................................... 50 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................... 51 Bảng 4.11 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013.................................................... 53 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-2012 ...................................................................... 54 Bảng 4.13 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 .......................................... 57 Bảng 4.14 Dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 .................................................................................. 60 Bảng 4.15 Số HSSV dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 .............................................................. 61 Bảng 4.16 Dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn giai đoạn 2010-6th/2013 ........................................................................................ 62 Trang xi Bảng 4.17 Dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-6th/2013 .................................................................................. 64 Bảng 4.18 Nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 ........................................................................... 67 Bảng 4.19 Nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 ........................................................................... 68 Bảng 4.20 Nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-6th/2013 .................................................................................. 69 Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước ............................................................................................................... 71 Bảng 4.22 Kết quả cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................... 74 Bảng 4.23 Số hồ sơ vay phân theo đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ............................... 75 Trang xii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước ............... 22 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ....... 31 Hình 4.2 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................... 33 Hình 4.3 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ..................................................................... 34 Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn giai đoạn 2010-2012 ....................................................................... 39 Hình 4.5 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................... 47 Hình 4.6 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013............................................................................... 47 Hình 4.7 Cơ cấu thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua đơn vị ủy thác giai đoạn 2010-2012................................................................................. 55 Hình 4.8 Tình hình hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................... 59 Hình 4.9 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước trong giai đoạn 2010-2012 và 6th/2013 ................................................................................. 74 Hình 4.10 Tỷ trọng số hồ sơ theo đối tượng thụ hưởng giai đoạn 2010-2012 ..... 76 Trang xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HSSV : Học sinh, sinh viên NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội GDĐH : Giáo dục đại học NSNN : Ngân sách Nhà nước PGD : Phòng giao dịch KHNV : Kế hoạch nghiệp vụ KTNQ : Kế toán ngân quỹ GQVL : Giải quyết việc làm TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn 6 /2011 : 6 tháng đầu năm 2011 6th/2012 : 6 tháng đầu năm 2012 6th/2013 : 6 tháng đầu năm 2013 CCB : Cựu chiến binh th Trang xiv CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đẩy mạnh nguồn nhân lực là một trong những trọng tâm chỉ đạo của Chính Phủ. Sau hơn 20 năm đổi mới, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề có những bước phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguồn nhân lực có chất lượng rất quan trọng cho quá trình phát triển của đất nước, vì vậy cần phải tăng đầu tư của Nhà nước đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, hướng mạnh đào tạo nghề (cả đại học và cao đẳng) theo nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ 180 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, số lượng sinh viên bỏ học trong năm học 2011-2012 lên tới 1.163 sinh viên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bỏ học là do khó khăn về tài chính. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát, giá cả tăng mạnh, mà sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng chủ yếu sống xa gia đình. Vì vậy, việc chi tiêu cho quá trình học tập cần một con số không nhỏ. Ngoài ra, tiền học phí ngày càng tăng cao đã gây áp lực rất lớn cho một bộ phận sinh viên khó khăn về tài chính, buộc phải thôi học. Để sinh viên có thể tiếp tục đến trường, trao dồi kiên thức, góp phần xây dựng đất nước trong tương lai. Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng cung cấp nguồn vốn, giao cho ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) quản lý, để đảm bảo không sinh viên nào bỏ học vì khó khăn về tài chính. Vì vậy, việc cấp tín dụng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn rất quan trọng. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với một bộ phận dân cư vì lẽ này hoặc lẽ khác mà trong cuộc sống có nhiều khó khăn, không đủ điều kiện cho con em mình được tiếp tục học tập ở cấp độ cao của nền giáo dục nước nhà; tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo và gia đình chính sách để các em có trình độ và kiến thức được thụ hưởng chính sách giáo dục của Nhà nước ta; thụ hưởng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước; thụ hưởng thành quả trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng của nước ta. Vì vậy, tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một chính sách hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, phù hợp với lòng dân, được nhân dân đón Trang 1 nhận và nhiệt tình ủng hộ. Mặc dù chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) nói riêng và NHCSXH nói chung đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động cho vay đối với HSSV song phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động đã nảy sinh nhiều bất cập đòi hỏi cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên. Đứng trước yêu cầu đó, nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng đối với HSSV tại PGD Cái Nước, đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau” được chọn để làm chuyên đề tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV tại ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tín dụng HSSV trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu. - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV thông qua các chỉ số tài chính. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV tại PGD NHCSXH huyện Cái Nước. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Tín dụng HSSV tại PGD NHCSXH huyện Cái Nước. 1.3.2. Không gian Đề tài được thực hiện tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước. 1.3.3. Thời gian - Số liệu trong luận văn là số liệu từ năm 2010 đến năm 2013. - Luận văn được thực hiện từ ngày 05/08/2013 – 30/11/2013. Trang 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng * Tín dụng: Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010), một quan hệ tín dụng phải đầy đủ cả 3 mặt:  Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn).  Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ.  Có sự hoàn trả và sự hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu * Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Nguyễn Minh Kiều (2009). Khái niệm tín dụng: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với khoảng chi phí nhất định”. Trong nền kinh tế ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm:  Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp.  Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư.  Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước. Trang 3 Ngày nay, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, nâng cao hiệu quả của vốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. * Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác: Là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. 2.1.1.2. Phân loại tín dụng: Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010), tín dụng được phân theo cách như sau: * Theo thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: Là loại những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tạm thời của cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là khoản vay có từ 1-5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và 1 phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất. * Theo mục đích sử dụng vốn Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên. Trang 4 Ngoài ra, người ta cũng có thể căn cứ vào nhiều cơ sở phân loại khác như căn cứ vào kỹ thuật cho vay, căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trong bài này đề cập đến tín dụng theo thời hạn, tín dụng theo trình độ đào tạo và tín dụng qua đơn vị nhận ủy thác. 2.1.1.3. Phương thức cho vay ủy thác qua Hội Điều kiện cho vay ủy thác là phải được kết nạp vào tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ tiết kiệm và vay vốn chịu sự quản lý của các Hội được ngân hàng ủy thác. Các Hội phải thực hiện quy trình 6 bước như sau: (1). Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn. (2). Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH. (3). Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,... để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. (4). Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau: - Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận. - Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch Trang 5 của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các Tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu). - Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng tổ để xếp loại tổ theo tiêu chí, những tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định. (5). Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có). (6). Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới... Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả. 2.1.2. Nội dung chính sách tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên 2.1.2.1. Sự cần thiết của tín dụng đối với học sinh, sinh viên Cung cấp tài chính cho giáo dục đại học rất quan trọng, đó là nền tảng để cung cấp nguồn nhân lực tri thức cao phát triển đất nước. Các chương trình tín dụng HSSV trên thế giới nhìn chung gồm 5 mục tiêu cơ bản: - Tạo nguồn thu nhập cho có các trường đại học công lập nhằm đảm bảo mức đào tạo sinh viên trong 1 năm, chi phí này đang tăng lên do Nhà nước sẽ chuyển bớt ngân sách dành cho giáo dục đại học (GDĐH) sang giáo dục phổ cập. - Mở rộng hệ thống GDĐH. - Tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo, tạo ra công bằng xã hội trong GDĐH. - Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Trang 6 - Giảm bớt gánh nặng tài chính lên tất cả các nhóm sinh viên, đồng thời tăng cường trách nhiệm đối với sinh viên và tự lập về tài chính. Mục tiêu chính của chính sách tín dụng HSSV ở nước ta đó chính là tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo. Tuy nhiên chương trình đưa ra trong bối cảnh Nhà nước đang điều chỉnh mức tăng học phí theo thực tiễn xã hội: Mở rộng quy mô GDĐH, đang đưa tỷ lệ sinh viên ở các đại học tư thục từ khoảng 23% hiện nay lên đến 30-40% vào năm 2020… do đó mà không kể đến mục tiêu thứ 1, thứ 2 và thứ 5. Vì vậy đây là chương trình hết sức quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Sau đây là hai nhóm mục tiêu có thế coi là cơ bản với chương trình tín dụng cho sinh viên ở nước ta hiện nay: Thứ nhất, về nhóm mục tiêu công bằng xã hội. Theo thống kê sơ bộ cho thấy tỉ lệ con em của nhóm 20% số dân cư giàu nhất và nhóm 20% số dân cư nghèo nhất ở nước ta đã trên dưới 20 lần. Việt Nam đã là thành viên của WTO vì vậy nguồn nhân lực Việt Nam và từ đó là nền GDĐH cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền giáo dục này cũng phải được đặt trên một mặt bằng để so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó, đề án tăng học phí lại được sọan thảo. Tuy nhiên, tăng học phí thì không ít sinh viên nghèo sẽ phải bỏ học. Đó là sự mất công bằng xã hội trong GDĐH. Theo giáo sư Phạm Phụ: “Tăng học phí là để đảm bảo nguồn tài chính tối thiểu cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây cũng là xu thế chung trên toàn thế giới trong vài chục năm gần đây, khi mà GDĐH đã là nền giáo dục cho số đông, đã có tính toàn cầu, “chi phí đơn vị” (cho 1 sinh viên trong 1 năm) tăng lên rất nhanh và hoạt động GDĐH được xem là “hàng hóa cá nhân” hơn là “hàng hóa công cộng”. Tuy nhiên không thể phủ nhận tấm bằng đại học là một loại hàng hóa công cộng, nó không chỉ đem lại lợi ích cho người học mà còn có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng, cho phát triển kinh tế-xã hội, năng suất lao động xã hội sẽ cao hơn, sau này sẽ đóng góp cho thuế thu nhập nhiều hơn. Trong bối cảnh tình hình mới, Việt Nam sẽ chuyển từ nền kinh tế đa phần sử dụng lao động sang sử dụng máy móc, công nghệ cao…Khi đó người nghèo sẽ không có việc làm dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo xấu nhất. Khi đó mất cân bằng xã hội trong GDĐH sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chương trình này là hết sức cần thiết. Trang 7 Thứ hai là hỗ trợ đề án tăng học phí. Tăng học phí là một điều không thể tránh khỏi nó sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Nhưng người được hưởng những thành quả trực tiếp từ công tác này là sinh viên. Như vậy cần có sự đóng góp của chính sinh viên thông qua chính sách “cho sinh viên vay vốn trợ cấp” của Nhà nước. Có như vậy, mới tạo điều kiện cho người nghèo được học đại học vừa có trách nhiệm đối với bản thân. Từ những vấn đề đã nêu trên đã cho thấy tầm quan trọng của tín dụng HSSV mà Nhà nước ta đã đề ra và việc ban hành quyết định số 157/2007/QĐ-TTg là một hành động cụ thể. 2.1.2.2. Nội dung của chính sách tín dụng đối với HSSV Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ban hành năm 2007 đã nêu rõ một số vấn đề sau: a. Phạm vi áp dụng Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập; chi phí ăn, ở, đi lại. b. Đối tượng được vay vốn Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: 1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. 2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. Trang 8 3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. c. Trường hợp HSSV có HCKK nhưng không được vay vốn HSSV bị cơ quan xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. d. Phương thức cho vay 1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở. 2. Giao NHCSXH thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên. e. Điều kiện cho vay 1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này. 2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. 3. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. f. Mức vốn cho vay 1. Mức vốn cho vay tối đa là 1.100.000 đồng/tháng/học sinh. Mức này đã được điều chỉnh theo quyết định số 1196/QĐ-TTg ban hành năm 2013. 2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Khi chính sách học phí thay đổi của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay. Trang 9 g. Thời hạn cho vay 1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. 2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do NHCSXH quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn. 3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do NHCSXH quy định. h. Lãi suất cho vay 1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với HSSV là 0,5%/tháng trong giai đoạn 1/10/2007 đến 31/7/2011, và từ ngày 1/8/2011 là 0,65%/tháng. 2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. i. Trả nợ gốc và lãi tiền vay 1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trừ nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kế từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. 2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. 3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng. k. Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Trang 10 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng HSSV Để đánh giá về chất lượng tín dụng HSSV của ngân hàng thì chúng ta phải nắm được những nhân tố tác động đến nó. Những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng bao gồm những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan và được chia làm ba nhóm chính như sau: 2.1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng - Chất lượng cán bộ tín dụng Để đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó con người là nhân tố trung tâm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động của ngân hàng cũng càng ngày càng tinh vi và phức tạp đòi hỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng nhất là đối với một chương trình tín dụng khá mới như chương trình tín dụng HSSV. - Công tác kiểm soát nội bộ Đây là công tác mà Ngân hàng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả cho vay của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 2.1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng - Nhận thức của khách hàng về món vay: Việc cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích phục vụ cho các đối tượng đó được yên tâm hơn trong việc học. Nếu nhiều em học sinh, sinh viên lại không tận dụng cơ hội này để cố gắng trong học tập mà sử dụng sai mục đích thì sẽ dẫn tới tác động tiêu cực. Như vậy chất lượng tín dụng sẽ không cao. - Đạo đức của khách hàng trong nghĩa vụ trả nợ : Do chương trình này còn mới nên không tránh khỏi các thiếu sót trong chính sách và cách thức thực hiện. Nếu người vay lợi dụng những thiếu sót này chây ỳ trong việc trả nợ sẽ dẫn tới nợ quá hạn tăng , chất lượng tín dụng thấp. Trang 11 2.1.3.3. Các nhân tố khác - Việc thẩm tra bình xét khách hàng được vay vốn tại các địa phương (xã, phường) là khâu quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm tra bình xét tốt đối tượng vay vốn sẽ là tiền đề cho việc thực hiện tốt các mục tiêu của ngân hàng đề ra. Trong quá trình này yêu cầu các cán bộ địa phương phải có trình độ chuyên môn, làm việc với thái độ công bằng, tránh tình trạng đối tượng cần vay không được vay vốn còn hộ có khả năng tài chính cung cấp cho con cái đi học lại được vay. - Tổ tiết kiệm và vay vốn là một mắc xích quan trọng trong hoạt dộng tín dụng của NHCSXH, chất lượng hoạt động của tổ phản ánh chất lượng của công tác cho vay. Khi tổ làm việc hiệu quả thì chất lượng tín dụng cũng tốt và ngược lại. - Công tác tuyên truyền của địa phương cũng ảnh hưởng một phần tới chất lượng tín dụng HSSV. Nếu công tác tuyên truyền được thực hiện tốt, chính sách sẽ được phổ biến tới các hộ. Họ sẽ nhận thức tốt hơn được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong quan hệ vay mượn này. 2.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.4.1. Chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu này là sự hài lòng hay không hài lòng của đối tượng đi vay vốn tín dụng cho con em mình. Ý kiến tốt như là sử dụng vốn đúng mục đích, vốn vay sẽ làm cho con em mình yên tâm trong việc học mà không phải lo làm thêm để đóng học phí đến trường. Thứ hai là việc HSSV có hoàn cảnh khó khăn có được tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH không. Thường thì đa số các bậc cha, mẹ của HSSV có hoàn cảnh khó khăn đều lạc hậu về thông tin, không thể tiếp cận được các chương trình ưu đãi và cũng không am hiểu về vấn đề này. Vì vậy, cần có những giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, rà soát của chính quyền địa phương để cơ quan có thẩm quyền đến tận nhà tuyên truyền, về phía ngân hàng thì tổ chức các điểm giao dịch phù hợp để dễ dàng tiếp cận được với các hộ cần vay vốn. 2.1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng Theo Thái Văn Đại (2012), phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Ngoài việc đánh giá hoạt đông tín dụng và chất lượng tín dụng thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu Trang 12 nợ, dư nợ, nợ xấu theo những tiêu chí về thời hạn, ngành kinh tế. Các nhà phân tích còn sử dụng một số chỉ tiêu sau để phân tích: a. Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần) Dư nợ trên vốn huy động = (2.1) Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì chỉ tiêu này lớn đồng nghĩa với việc khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. b. Hệ số thu nợ (%) x 100% Hệ số thu nợ = (2.2) Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu vốn. c. Vòng quay vốn tín dụng(vòng) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = (2.3) Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số làn vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. d. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn(%) Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn = x 100 (2.4) Chỉ số này dùng để đánh giá khả năng cho vay cũng như mức độ tập trung tín dụng của ngân hàng, hay nói cách khác chỉ số này giúp nhà đầu tư xác định quy mô của ngân hàng. Trang 13 e. Tỷ lệ nợ xấu(%) Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các ngân hàng khi đã đưa ra mục tiêu tín dụng, chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng khi mà tỷ lệ nợ xấu thì đồng nghĩa với chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. x 100 Tỷ lệ nợ xấu = (2.5) Theo đó, tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản nợ vay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, khách hàng cố tình không trả nợ, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do nên không thu hồi được.Do vậy, không những nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng (không thu hồi để quay vòng đúng hạn) mà những mục tiêu đặt ra của tín dụng học sinh sinh viên là không đạt được. Ngoài ra còn sử dụng một số chỉ tiêu: - Số hồ sơ vay vốn từng năm tăng chứng tỏ nhu cầu vay vốn của sinh viên tăng, nhìn vào đó ngân hàng có thể chủ động về nguồn vốn do ngân hàng đã kịp thời báo cáo với ngân hàng tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của HSSV theo mục tiêu là không để một HSSV gặp khó khăn nào không nhận được vốn vay. - Số hồ sơ vay vốn phân theo đối tượng thụ hưởng: chỉ tiêu này cho thấy được đối tượng nào là chủ yếu chiếm phần đông để ngân hàng có những chính sách phù hợp và điều chỉnh sao cho hợp lý. Ngoài ra còn đánh giá tại sao doanh số cho vay lại có xu hướng không rõ rệt qua các năm. Do đặc thù của kênh tín dụng chính sách khác với tín dụng thương mại là các ngân hàng thương mại được quyền lựa chọn khách hàng nhưng với NHCSXH đã là đối tượng chính sách là chắc chắn phải tạo điều kiện để họ thụ hưởng chính sách. Do vậy, ngân hàng chính sách xã hội phải tìm đến khách hàng để cho vay, không được phép để trống địa bàn và bỏ sót đối tượng. Vì vậy, phải tăng cường cho vay, đảm bảo mọi đối tượng chính sách thuộc đối tượng phục vụ đều được tiếp cận vốn ưu đãi của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, để đề cập đến vấn đề chất lượng tín dụng học sinh sinh viên cũng cần đề cập đến chỉ tiêu: Tỷ lệ số hồ sơ học sinh sinh viên được vay vốn so với số hồ sơ đăng ký. Trang 14 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được sử dụng trong đề tài được lấy chủ yếu từ các báo cáo tài chính của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau vào năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài chủ yếu dùng phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối. Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởng qua các năm để thấy rõ sự tăng, giảm giữa các năm và qua đó rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong toàn quá trình hoạt động. + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.           Y1- Y0 (2.7) Ghi chú: Y0 : chỉ tiêu năm trước Y1 : chỉ tiêu năm sau ΔY : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp so sánh tuyệt đối này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế *100 (2.8) Ghi chú: Y0 : chỉ tiêu năm trước. Y1 : chỉ tiêu năm sau. ΔY : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. %Y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Trang 15 Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Trang 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCHXÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 3.1. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI Ở HUYỆN CÁI NƯỚC 3.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội huyện Cái Nước Huyện Cái Nước nằm ở phía nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30km. Cái Nước là vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau; Diện tích tự nhiên là 41.700 ha (có 31.626 ha diện tích nuôi thủy sản); Toàn huyện có 32.017 hộ với 137.846 khẩu. Đơn vị hành chính được chia thành 10 xã là: Tân Hưng Đông, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Đông Hưng, Đông Thới, Hòa Mỹ, Lương Thế Trân, Tân Hưng, Thạnh Phú, Trần Thới và một thị trấn là thị trấn Cái Nước; Cơ cấu kinh tế của huyện là nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và hoạt động. Trong những năm qua, công tác dân vận ở Đảng bộ huyện Cái Nước được các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Nhân dân luôn tin vào sự lãnh đạo của đảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước để an tâm lao động sản xuất, qua đó đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh. Huyện Cái Nước đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. * Về tình hình kinh tế: Cái Nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm, GDP đầu người năm 2011 đạt 18 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,32% theo tiêu chí mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được tăng cường đầu tư và đổi mới Từ năm 2000, được Chính phủ cho phép, huyện Cái Nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm và lúa tôm kết hợp. Từ đó, đã khai thác được tiềm năng và lợi thế kinh tế của địa phương. Hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất của nhân dân được phát huy, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Trang 17 Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa với các mô hình sản xuất đa canh được huyện quan tâm đầu tư. Trên địa bàn huyện Cái Nước, hiện có 2 xí nghiệp chế biến thủy sản đóng trên địa bàn, công suất chế biến 1.500 tấn thành phẩm/năm và một nhà máy sản xuất bột cá, đủ sức tiêu thụ và chế biến các mặt hàng thủy sản, tạo đầu ra ổn định cho nhân dân sản xuất. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước huyện Cái Nước, trong giai đoạn năm 2006-2010, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 11%. Trong đó, ngư, nông nghiệp tăng 7-8%, công nghiệp và xây dựng tăng 14%, các ngành hoạt động tăng 15%. Bảng 3.1 Cơ cấu thành phần kinh tế huyện Cái Nước năm 2005 và năm 2010 Đvt: % Cơ cấu kinh tế 2005 Ngư, nông nghiệp 2010 50 41,6 Công nghiệp, xây dựng 24,5 28,1 Hoạt động 25,5 30,3 (Nguồn: thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước năm 2011) Do xu thế phát triển của đất nước là phát triển công nghiệp – xây dựng và hoạt động, nên trong những năm gần đây huyện Cái Nước đã từng bước phát triển nâng cao công nghiệp, xây dựng từ 24,5% năm 2005 lên 28,1% năm 2010 và hoạt động tăng từ 25,5% năm 2005 lên đến 30,3% năm 2010. Tuy giảm về khối lượng từ 50% xuống còn 41,6% nhưng ngư, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của địa phương, địa phương đang xây dựng nhiều phương án nhằm nâng cao chất lượng, lợi ích kinh tế từ nông nghiệp, nhằm phát triển vững mạnh lợi thế của địa phương. Lĩnh vực thương mại, hoạt động là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước nhưng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất ngư nông nghiệp. Bởi lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản có phát triển ổn định, sức mua tăng thì lĩnh vực thương mại, hoạt động mới có điều kiện phát triển. Từ thực trạng kinh tế trên, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và ổn định, góp phần xây dựng một địa phương phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, huyện Cái Nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới như làm sao để giảm số hộ nghèo trên địa bàn, làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làm ăn và phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là các vấn đề Trang 18 quan trọng mà Ủy Ban, các cấp chính quyền huyện Cái Nước cần phải phấn đấu trong thời gian tới. * Về tình hình xã hội: Huyện Cái Nước gồm ba dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khơmer cùng sinh sống với nhau. Có 3 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài minh chơn đạo, với 2.371 hộ, có 7.017 tín đồ. Chính quyền địa phương huyện Cái Nước luôn thực hiện chủ trương, nhiệm vụ đề ra của Đảng và nhà nước, đã có những ưu đãi, khuyến khích nhằm đảm bảo an sinh và công bằng xã hội cho người nghèo và người dân tộc thiểu số. Đảm bảo hỗ trợ người dân tộc, hộ nghèo về các mặt y tế, giáo dục, nhà ở và cung cấp vốn tín dụng nhằm giúp họ vươn lên trong cuộc sống, xây dựng địa phương vững mạnh. * Y tế: Hiện nay, Cái Nước có Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước trực thuộc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đạt quy mô bệnh viện hạng II. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế của tuyến xã. * Văn hóa: Cái Nước đã xây dựng được nhà văn hóa trên địa bàn thị trấn Cái Nước, gồm nhiều thiết bị vui chơi và các chương trình ca nhạc, giải trí nhằm tạo một sân chơi lành mạnh cho người dân. Ngoài ra, ở các xã có các nhà văn hóa xã thường xuyên tổ chức vui chơi cho người dân trên địa bàn thúc đẩy phong trào văn hóa, thể thao của huyện phát triển. * Về giáo dục: Toàn huyện có 60 trường học trong đó có 3 trường trung học phổ thông. Đội ngũ sư phạm và cán bộ quản lý giáo dục ngày một trưởng thành, cơ sở vật chất được đầu tư hoàn thiện, chất lượng dạy và học được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong sự nghiệp đổi mới. Hiện tại, toàn huyện có 1.772 cán bộ, giáo viên do Phòng giáo dục và đào tạo huyện quản lý, trong đó có trên 99% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, trong đó có 54% giáo viên có trình độ trên chuẩn. * Về xây dựng nông thôn mới: Trong những năm gần đây, Cái Nước đã có đường lộ giao thông đến nhiều huyện, xã, ấp thuận lợi cho người dân sản xuất và đi lại. Huyện có hơn 536 km lộ bê-tông, 737 cây cầu bê-tông, 100% xã có đường ô-tô về đến trung tâm. Tỷ lệ ấp, khóm có lộ bê-tông nối liền trung tâm huyện đạt gần 97%. Bên cạnh đó, lưới điện nông thôn cũng phát triển nhanh, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 90%. Trang 19 3.1.2. Tình hình giáo dục tại huyện Cái Nước Trong thời gian qua sự nghiệp giáo dục ở huyện Cái Nước có bước phát triển đáng kể. Đội ngũ sư phạm ngày một trưởng thành, cơ sở vật chất được đầu tư hoàn thiện, chất lượng dạy và học được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong sự nghiệp đổi mới. Đến nay, sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Cái Nước hội đủ tất cả các bậc học, trong đó bậc THPT có đến 3 trường, hằng năm tiếp nhận trên 3.500 học sinh. Ngoài 3 trường THPT, hiện nay toàn huyện có 58 trường do Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cái Nước quản lý. Thông qua chương trình kiên cố hóa trường lớp và chủ trương xã hội hóa giáo dục; 100% số điểm trường và phòng học được xây dựng cơ bản và bán cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và học tập của con em nhân dân. Trước năm 2000, một số địa phương trong huyện, cơ sở vật chất trường lớp ở địa nàm vùng sâu, trường không ra trường, lớp không ra lớp; ngày nay viễn cảnh này không còn nữa, mặt bằng trường lớp ở các địa phương trong huyện khá hoàn thiện. Ngoài bậc học phổ thông, hệ thống giáo dục mầm non cũng được phủ kín ở các xã, thị trấn. Một số địa phương đang hướng tới mục tiêu xây dựng trường mầm non bán trú, đáp ứng nhu cầu gởi trẻ của các bậc phụ huynh. Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, đội ngũ sư phạm và cán bộ quản lý của ngành giáo dục không ngừng học tập, rèn luyện để có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng. Hiện tại, toàn huyện có 1.772 cán bộ, giáo viên do Phòng giáo dục và đào tạo huyện quản lý, trong đó có trên 99% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, có 54% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong huyện không ngừng nổ lực phấn đấu, tâm huyết với nghề. Không ít thầy cô giáo có cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn nổ lực vượt qua khó khăn, dìu dắt nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành giáo viên dạy giỏi, được phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội đánh giá cao. Sự nổ lực và tâm huyết của đội ngũ thầy cô giáo góp phần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đưa sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển ngang tầm với các huyện trong tỉnh. Nhiều năm qua, huyện Cái Nước tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng đạt chuẩn giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Trang 20 Năm học 2011-2012, huyện Cái Nước có 99,35% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; tỷ lệ tốt nghiệp THCS 98,7%; tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi chiếm 22%. Đối với bậc THPT, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ngày càng cải thiện được thứ hạn so với các trường trong tỉnh; tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Điều này chứng tỏ, chất lượng giáo dục đào tạo huyện Cái Nước ngày càng phát triển và tiến bộ nhiều mặt. Thực hiện các phong trào thi đua của ngành, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, toàn ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang nổ lực vượt khó, quyết tâm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sang về đạo đức, tự học và sáng tạo để học sinh noi theo. Trước mắt việc tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các bậc học theo hướng thiết thực; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, sớm có biện pháp chấn chỉnh những hạn chế, bất cập tồn tại về đội ngũ và quy mô các bậc học; hướng tới mục tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội cùng chung tay chăm lo sự nghiệp vẻ vang, góp phần to lớn vào bước phát triển của huyện Cái Nước trong sự nghiệp đổi mới giáo dục; với nền tảng đạt được và sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ sư phạm huyện nhà, tin rằng sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Cái Nước sẽ viết tiếp những trang sử vẻ vang. 3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 3.2.1.Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước được thành lập từ năm 2003 đến nay là 1 cơ quan đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ quy chế về hoạt động và tổ chức của NHCSXH. Lúc có quyết định thành lập, ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước thực chất mới chỉ có một vài cán bộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Nước chuyển sang. Sau một thời gian chuẩn bị về trụ sở, công cụ phương tiện làm việc, bộ máy nhân sự, cán bộ thì NHCSXH huyện Cái Nước cũng đã đi vào hoạt động từ năm 2003. Trang 21 Sau gần 10 năm hoạt động, ngân hàng cũng có nhiều sư thay đổi về nhân sự qua các thời kỳ. Hiện nay ngân hàng gồm 8 cán bộ và 1 bảo vệ, PGD được đặt tại địa chỉ Khóm 2, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Mục tiêu hoạt động của NHCSXH PGD huyện Cái Nước là: NHCSXH không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực, là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương và là đòn bẫy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong thời gian qua, NHCSXH Cái Nước đã cho hàng ngàn lượt hộ nghèo và hộ chính sách khác vay vốn. Các nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm mới, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tạo đà phát triển kinh tế cho nhiều người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. 3.2.2. Bộ máy hoạt động Bộ máy hoạt động của NHCSXH huyện Cái Nước tương đối đơn giản chỉ bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 tổ kế hoạch nghiệp vụ, 1 tổ kế toán ngân quỹ. Giám đốc Phó giám đốc Tổ KT-NQ Tổ KHNV Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước Trang 22 * Giám đốc PGD chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. + Xem xét nội dụng thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. + Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. + Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng. + Các quyền hạn khác thuộc thẩm quyền. * Phó giám đốc: có nhiệm vụ điều hành hoạt động của phòng giao dịch khi giám đốc đi vắng. + Lãnh đạo các phòng ban được ủy quyền. + Giám sát trình tự thực hiện hoạt động và đôn đốc công việc theo các quy tắc đề ra. * Tổ Nghiệp vụ tín dụng Về chức năng, tổ KHNV có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc PGD trong việc nghiên cứu các chính sách chế độ, để triển khai có hiệu quả các chương trình cho vay của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ. Về nhiệm vụ - Đảm bảo duy trì thường xuyên cân đối vốn và nguồn vốn, duy trì quỹ an toàn chi trả toàn PGD. - Tổng hợp phân tích hiệu quả kế hoạch tín dụng tại PGD. - Quản lý và theo dõi sát các chương trình cho vay. - Quản lý và theo dõi nghiệp vụ ủy thác. - Quản lý hồ sơ và thực hiện nghiệp vụ xử lý nợ bị rủi ro. - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn, về tín dụng và quyết toán kế hoạch tín dụng với chi nhánh tỉnh. - Hướng dẫn giải đáp những vướng mắc, khó khăn của các khách hàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Làm đầu mối giao dịch với các tổ chức hội đoàn thể cùng cấp trong việc triển khai chức năng, nhiệm vụ được giao. Trang 23 - Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban giám đốc PGD giao. * Tổ Kế Toán Về chức năng - Tổ chức hạch toán kế toán và quản lý tài chính, tài sản theo đúng chế độ kế toán thống kê của Nhà nước và của NHCSXH đã quy định - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; kiểm soát việc chi tiêu tại PGD, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Về nhiệm vụ - Tham mưu cho Giám đốc PGD lập kế hoạch hoặc dự toán thu, chi hàng tháng, quý, năm của PGD. - Tổ chức thực hiện quy trình, quy định thanh toán tại PGD. - Thực hiện thu, chi và quyết toán các khoản chi thường xuyên, đột xuất theo chế độ quy định. - Quản lý theo dõi các loại ấn chỉ có giá, ấn chỉ thông thường; các tài sản cố định, công cụ lao động. - Thực hiện việc chi trả lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán công tác phí và các khoản chi phí. - Làm đầu mối tiếp nhận, quản lý và triển khai các chương trình tin học do Hội sở chi nhánh tỉnh cung cấp. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định; thực hiện báo cáo về công tác ngân quỹ. - Thực hiên chế độ thông tin báo cáo định kỳ hoặc đột xuất thuộc nghiệp vụ kế toán, về chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau theo quy định. - Thực hiện các chức năng khác do Giám đốc PGD giao. 3.2.3. Các chương trình cho vay và đối tượng phục vụ của ngân hàng Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện việc cho vay đến 6 danh mục đối tượng chính sách như sau: Trang 24 1. Hộ nghèo; 2. Học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn; 3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm (GQVL); 4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135; 6. Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi thành lập (đầu năm 2003), NHCSXH tiếp tục triển khai chương trình cho vay hộ nghèo, nhận bàn giao chương trình cho vay HSSV từ Ngân hàng Công thương Việt Nam và nhận bàn giao chương trình cho vay vốn GQVL từ Kho bạc Nhà nước. Tổng dư nợ cuối năm 2003 là 10.348 tỷ đồng với 04 chương trình tín dụng và số khách hàng còn dư nợ là 3,3 triệu khách hàng. Riêng đối với NHCSXH huyện Cái Nước hiện nay thực hiện 7 chương trình cho vay chủ yếu đó là: 1. Hộ nghèo. 2. Hộ cận nghèo. 3. Học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn. 4. Cho vay GQVL. 5. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT). 6. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg. 7. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 3.3.3. Sơ lược về kết quả hoạt động của ngân hàng trong gian đoạn 2010-2012 Hơn 10 năm thực hiện các chương trình cho vay kinh nghiệm của ngân hàng cũng đã được nâng cao, nghiệp vụ ngày càng chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu tình hình mới của xã hội, kết quả hoạt động trong thời gian gần đây cũng cho thấy sự phát triển không ngừng của ngân hàng. Bảng 3.2 đã cho thấy rằng cả 3 chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận đều tăng qua các năm cụ thể như sau: Trang 25 * Về thu nhập, thu nhập của ngân hàng thu được từ 2 hoạt động chủ yếu là thu lãi và thu từ hoạt động, thu từ hoạt động chủ yếu là nhận hoa hồng từ ủy thác cho vay từ chính quyền địa phương. Qua giai đoạn 2010-2012 thu nhập của ngân hàng liên tục tăng nhưng không đều. Năm 2010 thu nhập ngân hàng đạt 5.364 triệu đồng trong đó thu lãi 5.230 triệu đồng và thu từ hoạt động là 134 triệu đồng, đến năm 2011 thu nhập đã đạt đến 7.178 triệu tăng 1.823 triệu đồng (tức tăng 33,99%) so với năm 2010, trong đó thu lãi đạt 7.078 triệu đồng tăng 1848 triệu đồng (tức tăng 35,33%) và thu từ hoạt động là 109 triệu đồng giảm 25 triệu đồng (tức giảm 18,66%). Trong năm 2011 thu nhập từ lãi tăng đáng kể là do: dư nợ cũng như doanh số cho vay ngày càng phát triển, người dân biết được kênh tín dụng này ngày càng nhiều và hiểu được hiệu quả do nó mang lại, điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập từ lãi cho vay tăng. Thứ hai, là do hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả qua quá trình dài tích lũy kinh nghiệm và sự lãnh đạo tốt của ban giám đốc cũng như toàn bộ nhân viên ngân hàng. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011/2010 2010 2011 2012/2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Thu nhập 5.364 7.187 8.912 1.823 33,99 1.725 24,00 1.1.Thu lãi 5.230 7.078 8.743 1.848 35,33 1.665 23,52 1.2.Thu hoạt động 134 109 169 -25 -18,66 60 55,05 2.Chi phí 3.363 3.528 3.551 165 4,91 23 0,65 2.1.Chi lãi 83 68 161 -15 -18,07 93 136,76 2.2.Chi hoạt động 3.280 3.460 3.390 180 5,49 -70 -2,02 Lợi nhuận 2.001 3.659 5.361 1.658 82,86 1.702 46,52 (Nguồn:Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Trang 26 Đồng thời, tổ tiết kiệm và vay vốn; các đoàn thể ủy thác hoạt động ngày càng có hiệu quả trong việc giám sát, đôn đốc người dân chí thú làm ăn và thực hiện kế hoạch trả lãi ngân hàng. Bên cạnh đó, do người nghèo có vốn và được sự hỗ trợ của các đoàn thể về kỹ thuật mới, về cách thức sản xuất tiên tiến nên sản xuất có hiệu quả, có tiền để trả nợ cho ngân hàng. Còn đối với thu nhập từ hoạt động, vì NHCSXH không có nhiều hoạt động như ngân hàng thương mại mà chỉ chủ yếu là hoạt động ủy thác, sự tăng giảm cũng không đáng kể. Đến năm 2012, thu nhập đã đạt 8.912 triệu đồng tăng 1.725 triệu đồng (tức tăng 24%) so với năm 2011, trong đó thu nhập từ lãi đạt 8.743 triệu đồng tăng 1.665 triệu đồng (tức tăng 23,52%) và thu nhập từ hoạt động đạt 169 triệu đồng tăng 60 triệu đồng ( tức tăng 55,05%). Năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng nguồn vốn cũng chậm lại, do vậy mà thu lãi cũng không thể tăng nhanh bằng giai đoạn 2010- 2011.Còn đối với thu từ hoạt động tăng đến 55,05% nhưng con số cụ thể chỉ là tăng 60 triệu đồng, con số không đáng kể không nói lên được sự phát triển của ngân hàng. * Về tình hình chi phí, chi phí của ngân hàng chủ yếu gồm 2 chỉ tiêu đó là chi lãi và chi hoạt động, trong đó chi cho hoạt động chiếm tỷ trọng khá cao năm 2010 chiếm 97,53%; năm 2011 chiếm 98,07% và năm 2012 chiếm 95,47%. Do ngân hàng có mức lãi suất huy động thấp hơn mặt bằng chung của ngành ngân hàng và cũng không có những chính sách ưu đãi cho những khách hàng gởi tiền, không có các chương trình quay thưởng như những ngân hàng thương mại khác vì NHCSXH là ngân hàng phục vụ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động vì mục tiêu không vì lợi nhuận. Năm 2010 chí phí của ngân hàng là 3.363 triệu đồng trong đó chi lãi là 83 triệu đồng và chi hoạt động là 3.280 triệu đồng. Năm 2011 chi phí của ngân hàng là 3.528 triệu đồng tăng 165 triệu đồng (tức tăng 4,91%), trong đó chi lãi là 68 triệu đồng giảm 15 triệu đồng (tức giảm 18,07%) và chi hoạt động là 3.460 triệu đồng tăng 180 triệu đồng (tức tăng 5,49%). Như đã nói ở trên việc khách hàng gởi tiền vào ngân hàng rất ít nên việc chi cho lãi chủ yếu là chi chi việc gởi tiết kiệm hàng tháng của người đi vay tiền. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí cho nhân viên, chi phí này tăng thể hiện hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cao của tổ tiết kiệm và vay vốn cũng như Hội đoàn thể trong công tác thẩm định hồ sơ cho vay và giám sát, giúp đỡ hoạt động sản xuất của người vay trong việc sử dụng vốn vay. Giai đoạn 2011-2012, Chi phí hoạt động giảm lại từ 3.460 triệu đồng xuống 3.390 triệu đồng giảm 70 triệu (tức giảm 2,02%). Trong Trang 27 năm này, chi phí cho tiền hoa hồng và dịch vụ vẫn tăng, nhưng chi phí trong năm vẫn giảm đáng kể là do tiền chi trả cho lương và hoạt động văn phòng giảm, đó là thành công của trương trình tiết giảm chi phí trong ngân hàng. Đáng chú ý là chi phí trả lãi tăng cao trong năm 2012, từ 68 triệu đồng năm 2011 lên 161 triệu đồng, chi phí trã lãi trong năm này tăng 93 triệu đồng (tức tăng 136,76%) so với năm trước đó. Chi phí trả lãi cao thể hiện ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tiết kiệm lớn từ người dân, mà thực chất nguồn vốn tiết kiệm chủ yếu là từ nguồn vốn kế hoạch của người vay trong việc trả nợ của ngân hàng. Vì vậy, khi nguồn vốn tiết kiệm lớn, thì khả năng trả nợ của người vay cũng lớn hơn. * Về lợi nhuận, qua 3 năm 2010, 2011, 2012 lợi nhuận của ngân hàng đều tăng nhưng tăng không đề cụ thể năm 2010 lợi nhuận ngân hàng là 2.001 triệu đồng, đến năm 2011 lợi nhuận là 3.659 triệu đồng tăng 1.658 triệu đồng (tức tăng 82,86%) so với năm 2011, năm 2012 lợi nhuận là 5.361 triệu đồng tăng 1.702 triệu đồng (tức tăng 46,52%). Lợi nhuận tăng của giai đoạn 2010-2011 và giai đoạn 2011-2012 là ngang nhau nhưng tốc độ tăng thì giai đoạn 2010-2011 cao hơn là do tốc độ tăng thu nhập cao hơn tốc độ tăng chi phí. Nhưng nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng tăng liên tục do sự quản lý sát sau của ban giám đốc, sự làm việc nghiêm túc của toàn thể nhân viên, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã làm việc có hiệu quả trong việc tuyên truyền, nhắc nhở người dân sử dụng một cách hiệu quả nhất đồng vốn mình đã nhận được. 3.3.4. Mục tiêu hoạt động trong thời gian tới - Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, vì vậy cần tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và hiệu quả của chính sách này. - Nâng cao nâng lực hoạt động của PGD NHCSXH huyện Cái Nước để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hổ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. - 100% người nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do phòng giao dịch NHCSXH huyện cung cấp; dư nợ bình quân hàng năm tăng trưởng 10-15%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%/tổng dư nợ; tỷ lệ thu lãi đạt 95%. Trang 28 - Đơn giản hóa thủ tục theo đúng quy định của nghành; thực hiện giao dịch xã hàng tháng đúng lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nâng tỷ lệ giao dịch xã đạt 90%. - Triển khai thực hiện đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ theo hướng dẫn và quy định của ngành, hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ; phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro. - Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các tổ chức hội đoàn thể nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững đảm bảo an sinh xã hội. Trang 29 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Nguồn vốn là thành phần quan trọng của mỗi ngân hàng, ngân hàng sẽ không thể hoạt động nếu không có nguồn vốn. Nguồn vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu bảo gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn đi vay. Nhưng đối với NHCSXH thì nguồn vốn chủ yếu bao gồm vốn Trung ương, vốn địa phương và vốn huy động. Vì đây là ngân hàng đặc biệt hoạt động không vì lợi nhuận nên vốn huy động sẽ rất thấp mà chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn sẽ là vốn từ Trung ương hay nới cách khác là vốn từ NHCSXH Việt Nam chuyển về các chi nhánh. Vì vậy mà nguồn vốn của NHCSXH huyện Cái Nước cũng theo quy luật đã nêu. Bảng 4.1: Nguồn vốn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Nguồn vốn 2010 Trung ương Ủy thác từ địa phương Vốn huy động Tổng nguồn vốn 2011 Chênh lệch 2012 108.692 121.479 131.164 2011/2010 2012/2011 Số tiền % 12.787 11,70 9.685 7,97 0 0,00 2.026 2.154 2.154 128 6,30 978 3.808 5.598 2.830 289,30 111.696 127.441 138.916 15.748 14,01 Số tiền % 1.790 47,00 11.472 9,00 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Nhu cầu tiếp cận vốn của các đối tượng chính sách được vay vốn ngày càng tăng đòi hỏi quy mô nguồn vốn phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu của người đi vay, mặt khác vì là ngân hàng phục vụ các đối tượng chính sách và mục tiêu là mọi đối tượng cần vay vốn, đủ tiêu chuẩn vay vốn đều được vay. Vì vậy mà mục tiêu về nguồn vốn của NHCSXH là tăng lên 10% mỗi năm. Trang 30 4.1.1. Vốn Trung ương Hình 4.1 đã thể hiện rõ nguồn vốn từ Trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2010 chiếm 97,31%, năm 2011 là 95,32%, năm 2012 là 94,42% và không có xu hướng rõ rệt qua các năm. Năm 2010 đạt 108.692 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 121.479 triệu đồng tăng 12.787 triệu đồng (tăng 11,7%) so với năm 2010, năm 2012 đạt 131.164 triệu đồng tăng 9.685 triệu đồng (tăng 7,97%) so với năm 2011. Sự tăng lên của vốn từ Trung ương xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu vốn của người dân tăng cao, để đáp ứng được hết nhu cầu đó thì Trung ương cũng phải tăng nguồn vốn cung ứng. Ngoài ra còn có thể là nguyên nhân vĩ mô từ nền kinh tế đang phát triển một cách nhanh chóng gây ra sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt trong xã hội, số hộ nghèo và khó khăn về tài chính thiếu vốn sản xuất ngày càng tăng lên. 1,81% 1,69% 0,88% 2,99% 97.311 % 1,55% 95,32% 4,03% Trung ương 94,42% Ủy thác từ địa phương Vốn huy động (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Đối với NHCSXH huyện Cái Nước tình hình hoạt động của các hội và tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, việc tiếp Trang 31 cận các đối tượng cần vay vốn ngày càng dễ dàng, việc quản lý của ngân hàng cũng sát sau và có trách nhiệm. Trung ương đã thấy được năng lực quản lý và sự nổ lực của NHCSXH Cái Nước vì vậy trung ương tăng vốn cho ngân hàng, đẩy nguồn vốn hằng năm đều tăng cao. 4.1.2. Vốn địa phương Nguồn vốn từ địa phương là nguồn vốn từ ngân sách huyện Cái Nước ủy thác qua NHCSXH huyện để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Qua giai đoạn 3 năm 2010-2012 nguồn vốn ủy thác không biến động nhiều cụ thể năm 2010 đạt 2.026 triệu đồng, năm 2011 đạt 2.154 triệu đồng tăng 128 triệu đồng (tăng 6,3%) so với năm 2010, đến năm 2012 thì không có sự biến động nào vẫn ở mức bằng so với năm 2011 là 2.154 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2.030 triệu đồng. Mặc dù là nguồn vốn nhỏ từ địa phương nhưng cũng đã góp phần hỗ trợ cho nguồn vốn từ Trung ương. Ngoài ra NHCSXH huyện còn có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng quy định của pháp luật; phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội đoàn thể nhận ủy thác thực hiên cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn thu hồi để cho vay quay vòng, quản lý vốn vay hiệu quả. Và nguồn vốn này sẽ được Sở tài chính xem xét kiểm tra việc sử dụng vốn, thẩm định các hồ sơ vay rủi ro xin xóa nợ, khoanh nợ. 4.1.3. Vốn huy động Vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục và không đều trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 đạt 978 triệu đồng, năm 2011 đạt 3.808 triệu đồng tăng 2.830 triệu đồng (tăng 289,3%) so với năm 2010, năm 2013 đạt 5.598 triệu đồng tăng 1.790 triệu đồng (tăng 47%) so với năm 2011, và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 6.277 triệu đồng. Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gởi tiết kiệm qua tổ TK&VV, khi đi vay tổ hoặc Hội sẽ tổ chức bình xét cho vay hay không có sự góp mặt của Ủy ban địa phương giám sát. Mỗi hộ vay sẽ phải cam kết trả lãi hàng tháng là bao nhiêu theo mức lãi suất của ngân hàng đưa ra và phải nộp một mức tiết kiệm nào đó khoảng từ 100.000-200.000 đồng. Sau khi đến hạn trả nợ sẽ lấy số tiền tiết kiệm được trả vào gốc làm giảm mức phải trả cho hộ vay, giảm gánh nặng về tài Trang 32 chính ở lúc đó. Vì doanh số cho vay càng tăng thì mức huy động gởi tiết kiệm càng tăng, mức tiết kiệm còn đánh giá khả năng trả nợ cho ngân hàng và khả năng sử dụng vốn hiệu quả của hộ vay. 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NHCSXH HUYỆN CÁI NƯỚC 4.2.1. Doanh số cho vay Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của mỗi ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ tài sản ngân hàng. Đối với NHCSXH chủ yếu có được nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vì vậy ngân hàng cần sử dụng vốn và thu hồi vốn vay một cách hiệu quả nhất, đảm bảo nguồn vốn tín dụng phục vụ đúng đối tượng và mục đích cho vay. 8000.0 Triệu đồng 7000.0 7.346 6000.0 5000.0 4000.0 3.839 3000.0 2000.0 1.809 1000.0 .0 2010 2011 2012 Năm (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.2 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là một trong những chương trình tín dụng lớn được Nhà nước giao cho NHCSXH quản lý. Chương trình là điểm tựa tài chính cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về tài chính không thể tiếp tục theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Thông qua nguồn vốn tín dụng này, ngân hàng sẽ giúp đỡ phần nào cho các sinh viên có thể tiếp tục đến trường, góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức trong tương lai. Nắm bắt được tầm quan trọng trên, NHCSXH huyện Cái Nước luôn chú trọng đầu tư nguồn vốn vào chương trình tín dụng này. Trang 33 Doanh số cho vay hoạt động tín dụng HSSV có xu hướng biến động không rõ rệt trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 đạt 7.346 triệu đồng, Nguyên nhân doanh số cho vay năm 2010 ở mức cao là do ngân hàng nhận thấy được đầu tư cho HSSV là một chương trình mang lại hiệu quả cao và rủi ro thấp hơn so với các chương trình khác. Những sinh viên này sau khi hoàn thành việc học, có trình độ, kiến thức nên sẽ dễ dàng tìm được việc làm, có thu nhập ổn định. Vì vậy khả năng trả nợ được là rất cao, và nguyên nhân chủ yếu là tất cả đối tượng HSSV có giấy xác nhận sinh viên đều được vay trong thời gian này. Do đó, trong năm 2010, ngân hàng đã đầu tư rất cao vào tín dụng HSSV, chiếm 27,78% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2010. Năm 2011 đạt 1.809 triệu đồng giảm khá mạnh đến 5.537 triệu đồng (giảm 75,37%) so với năm 2010. Năm 2011 doanh số cho vay đột ngột giảm mạnh, chỉ chiếm 6,73% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay giảm mạnh là so với mức đã cho vay ra thì tình hình thu nợ năm 2010 chỉ đạt 505 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với doanh số cho vay. Nguyên nhân lớn nhất của sự sụt giảm này là vào ngày 16/09/2010 NHCSXH Việt Nam đã ban hành công văn số 2287/NHCS-TDSV về việc hướng dẫn thực hiện một số điểm theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân theo thông báo số 231/TB-VPCP theo đó sẽ ngừng cho vay đối với những sinh viên chưa xác nhận được điều kiện khó khăn về tài chính theo quy định, và bắt đầu thỏa thuận định kỳ trả nợ, nếu sinh viên không thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo thì phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về khó khăn tài chính thuộc hộ gia đình do bị tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; và chỉ được vay trong thời hạn dưới 12 tháng, sau 12 tháng nếu còn khó khăn về tài chính thì xác nhận của chính quyền địa phương một lần nữa và cũng được vay với thời hạn dưới 12 tháng. Đó chính là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay HSSV giảm cao như vậy. Ngoài ra do công tác tín dụng còn nhiều hạn chế vì thiếu kinh nghiệm, việc cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong năm phát sinh nhiều vấn đề: thứ nhất là việc xác định thời hạn cho vay còn nhiều thiếu sót, trong khi sinh viên theo học tại cao đẳng và trung cấp chỉ học tối đa 2,5 năm nhưng ngân hàng lại cho vay dài hạn với thời hạn dài, dẫn đến nguồn thu chậm, hiệu quả thấp; thứ hai là do công tác thẩm định hồ sơ còn lõng lẻo nên một số đối tượng không thuộc diện chính sách nhưng vẫn được cho vay. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nguồn vốn tín dụng này. Vì vậy, việc khắc phục những nhược điểm để nâng cao hiệu quả, tăng doanh số cho vay tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao là rất cần thiết. Trang 34 Đến năm 2012 tín dụng HSSV có bước tăng trưởng trở lại đạt 3.839 triệu đồng, tăng 2.030 triệu đồng (tăng 112,22%). Vào năm 2012, hộ vay đã tiếp cận được với thông tin của công văn số 2287, vì vậy mà doanh số cho vay tăng mạnh trở lại chiếm 15,01% trong tổng doanh số cho vay trong năm. Vì vậy, ngân hàng tiếp tục dành nguồn vốn lớn đầu tư vào chương trình này, số hồ sơ được xét duyệt cho vay tăng đã làm doanh số cho vay năm 2012 tăng trở lại. 2000.0 1740.0 1800.0 Triệu đồng 1600.0 1400.0 1200.0 1245.0 1167.0 1000.0 800.0 600.0 400.0 200.0 .0 6th/2011 6th/2012 6th/2013 Năm (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.3 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Bước sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 (6th/2013) doanh số cho vay đã đạt mức 1.740 triệu đồng tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (6th/2012) là 495 triệu đồng (tăng 39,76%). Để hiểu rõ hơn về sự tăng giảm của doanh số cho vay do những nguyên nhân gì, tiến hành xét doanh số cho vay theo các tiêu chí sau. 4.2.1.1. Doanh số cho vay phân theo trình độ đào tạo Doanh số cho vay theo trình độ đào tạo thể hiện việc phân mức cho vay theo các đối tượng có trình độ đào tạo khác nhau, từ đó thấy được ở trình độ nào doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân tại sao trình độ đào tạo đó lại cho vay cao và các trình độ khác lại thấp hơn. Ngoài nguyên nhân chính do tác động của công văn số 2287, còn chịu tác động từ việc củng cố chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên trong năm 2011 về thời hạn cho vay và công tác thẩm định hồ sơ. Ngoài ra, trong năm 2011, do tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng tăng cao, để giảm bớt tình Trang 35 trạng đó NHCSXH huyện Cái Nước đã tập trung cho vay chương trình hộ nghèo. Từ đó, tác động làm cho doanh số cho vay đối với các đối tượng trong chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đều giảm mạnh. Bảng 4.2: Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Đại học 3.786 909 1.505 -2.877 -75,99 596 65,57 Cao đẳng 1.710 490 1.174 -1.220 -71,35 684 139,59 Trung cấp 1.850 410 1.160 -1.440 -77,84 750 182,93 Tổng 7.346 1.809 3.839 -5.537 -75,37 2.030 112,22 (Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ) * Trình độ đại học: Đối với các hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế, việc cho con em vào học tại các trường đại học là nằm ngoài khả năng do chi phí rất cao. Vì vậy, để tránh tình trạng sinh viên phải bỏ học, NHCSXH huyện Cái Nước luôn quan tâm nhiều hơn đối với đối tượng sinh viên học đại học. Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay theo trình độ đại học qua bảng 4.2 đã thể hiện biến động với xu hướng không rõ rệt qua các năm. Năm 2010 đạt 3.786 triệu đồng, năm 2011 đạt 909 triệu đồng giảm 2.877 triệu đồng (giảm 75,99%) so với năm 2010, đến năm 2012 đã đạt 1.505 triệu đồng tăng 596 triệu đồng (tăng 64,57%) so với năm 2011. Tuy có doanh số cho vay biến động nhưng tỷ trọng doanh số cho vay đối với sinh viên học đại học luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 50% trong tổng doanh số cho vay tín dụng học sinh, sinh viên vào năm 2010 và 2011 và giảm còn 39,2% vào năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ trọng doanh số cho vay trình độ đại học cao là do nhu cầu lớn. Hầu hết các sinh viên theo học bậc đại học đều sống xa nhà, chi phí sinh hoạt và học tập cao. Do đó, ngân hàng luôn cho vay tối đa 1,1 triệu đồng/tháng cho mỗi sinh viên. Ngoài ra, do thời hạn theo học dài, thông thường là 4, 5 năm nên ngoài những món vay cũ những món vay mới liên tục tăng. Chính những lý do trên đã tác động làm doanh số cho vay theo bậc đại học chiếm tỷ trọng cao. Trang 36 * Trình độ cao đẳng – trung cấp: Trong giai đoạn 2010-2012, số lượng học sinh theo học tại các trường cao đẳng, trung cấp trong huyện ngày càng tăng dẫn đến doanh số cho vay tăng cao trong giai đoạn này. Nguyên nhân chủ yếu là do ở tỉnh Cà Mau số lượng các trường cao đẳng, trung cấp ngày cành nhiều như trường cao đẳng cộng đồng Cà Mau, cao đẳng y tế và mới đây là cao đẳng Tôn Đức Thắng và cùng với nhiều trường trung cấp khác đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc học hơn đối với học sinh ở tỉnh Cà Mau nói chung và riêng cho huyện Cái Nước. Ngoài ra, ý thức việc học là con đường duy nhất giúp thoát nghèo đã được nâng cao trong người dân nông thôn. Vì vậy, số lượng học sinh, sinh viên học lên cao ngày càng tăng. Vì lý do trên đã làm cho doanh số cho vay đối với hai trình độ đào tạo này tăng trong năm 2012. Doanh số cho vay theo trình độ cao đẳng tăng giảm không đều trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 đạt 1.710 triệu đồng, năm 2011 đạt 490 triệu đồng giảm 1.220 triệu đồng (giảm 71,35%) so với năm 2010, đến năm 2012 đã đạt 1.174 triệu đồng tăng 684 triệu đồng (tăng 139,59%) so với năm 2011. Đối với trình độ trung cấp doanh số cho vay cũng biến động tương tự là tăng giảm không đều trong giai đoạn 2010-2012 cụ thể năm 2010 đạt 1.850 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 410 triệu đồng giảm 1.440 triệu đồng (giảm 77,84%) so với năm 2010, đến năm 2012 đã đạt 1.160 triệu đồng tăng 750 triệu đồng (tăng 182,93%) so với năm 2011. Khác với giai đoạn 2010-2012, 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn tăng trưởng liên tục về doanh số cho vay, nhờ những sự điều chỉnh từ năm 2011 mà tình hình cho vay đã tăng mạnh trở lại, khi đã tìm ra nguyên nhân và đã được khắc phục thì ngân hàng sẽ phối hợp sát sau với các ngành địa phương, rà soát không để học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn về tài chính không được vay vốn. 6th/2011 đạt 1.167 triệu đồng, 6th/2012 đạt 1.245 triệu đồng tăng 78 triệu đồng (tăng 6,68%) so với 6th/2011, đến 6th/2013 đạt 1.740 triệu đồng tăng 495 triệu đồng (tăng 39,76%). Doanh số cho vay bậc đại học tăng giảm không đều nhau. 6th/2012 giảm 4,55% so với 6th/2011 tương đương mức giảm nhẹ là 25 triệu đồng đạt 525 triệu đồng, 6th/2013 tăng 35,05% tương đương với mức tăng 184 triệu đồng đạt 709 triệu đồng. Trang 37 Cả 2 bậc học còn lại đều có xu hướng tăng liên tục: Bậc cao đẳng 6th/2011 đạt 267 triệu đồng, 6th/2012 đạt 345 triệu đồng tăng 78 triệu đồng tương đương mức tăng 29,21% so với 6th/2011, 6th/2013 đạt 525 triệu đồng tăng 180 triệu đồng tương đương mức tăng là 52,17% so với 6th/2012. Bậc trung cấp cũng tương tự với lần lượt các mức tăng là 7,14% và 53,33%. Bảng 4.3: Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6th/ 6th/ 6th/ 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % Đại học 550 525 709 -25 -4,55 184 35,05 Cao đẳng 267 345 525 78 29,21 180 52,17 Trung cấp 350 375 575 25 7,14 200 53,33 1.167 1.245 1.740 78 6,68 495 39,76 Tổng (Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ) 6 tháng đầu năm 2013 có bước tăng ở cả 3 bậc đào tạo 1 phần nguyên nhân là do tình hình thu nợ khả quan, 6th/2012 thu nợ đạt 2.239 triệu đồng tăng đến 1.529 triệu đồng. Thu nợ cao đồng nghĩa với việc đồng vốn sẽ xoay vòng nhanh chóng nên ngân hàng có nguồn vốn mới để cho vay ra ngoài nguồn vốn từ Trung ương. 4.2.1.2. Doanh số cho vay phân theo thời hạn Chương trình cho vay học sinh sinh viên tại NHCSXH huyện Cái Nước thực hiện cho vay theo 2 thời hạn là trung hạn và dài hạn. Theo quan niệm của các ngân hàng thương mại cho vay trung và dài hạn thì rủi ro cao hơn trong ngắn hạn vì sự ảnh hưởng của lãi suất có thể thay đổi, nhưng cho vay trung và dài hạn có lãi suất cao hơn ngắn hạn nên ngân hàng có thể mang lại được lợi nhuận nhiều hơn và các ngân hàng thương mại thường cho vay ngắn hạn để đồng vốn xoay vòng nhiều hơn. Còn riêng đối với NHCSXH làm việc theo mục tiêu không vì lợi nhuận, làm sao để hỗ trợ tối đa những hộ khó khăn về tài chính nói chung và các HSSV nói riêng. Trang 38 Thời hạn cho vay là một điều kiện quan trọng trong công tác cho vay vốn đối với các đối tượng chính sách, làm sao để họ có đủ thời gian để hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, sử dụng hiệu quả đồng vốn được vay và vòng quay vốn ngắn nhằm mang lại lợi ích cao nhất là câu hỏi đặt ra đối với những người cấp tín dụng. Do đó, được sự giúp đỡ, phối hợp của nhiều ngành, cơ quan, nhà nước đã có những quy định cụ thể về thời hạn cho vay ứng với từng mục đích sử dụng vốn vay của người nghèo. Bảng 4.4: Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn vay giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Trung hạn 2.750 954 2.465 -1.796 -65,31 1.511 158,39 Dài hạn 4.596 855 1.374 -3.741 -81,40 519 60,70 Tổng 7.346 1.809 3.839 -5.537 -75,37 2.030 112,22 Tỷ trọng (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 047% 036% 063% Dài hạn 053% 064% Trung hạn 037% 2010 2011 2012 Năm (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn giai đoạn 2010-2012 Trang 39 Trong giai đoạn 2010-2012 có sự chuyển giao về cơ cấu doanh số cho vay giữa 2 thời hạn vay trung và dài hạn, năm 2010 doanh số cho vay trung hạn chiếm 37,44% và doanh số cho vay dài hạn chiếm 62,56%, năm 2011 lần lượt là 52,74% và 47,26%, năm 2012 thì doanh số cho vay đã nghiêng hẳn về trung hạn lần lượt là 64,21% và 35,79%. Qua nhiều năm cho vay dài hạn đem lại rủi ro cho ngân hàng lớn cộng với đó là vòng quay vốn rất chậm, ngân hàng phải xem xét lại vấn đề này cần giải quyết làm sao để giảm áp lực nguồn vốn cho Trung ương. Giải pháp mà ngân hàng đã đưa ra là tăng cho vay ngắn hạn, xem xét các hồ sơ vay mới dài hạn cố gắng xem xét xem sinh viên đó có cần vay dài hạn hay không do hiện nay học 3,5-4 năm cho sinh viên đại học và cao đẳng trung cấp thường là 2 năm nên xem xét chỉ có những sinh viên đại học y hay những ngành trên 5 năm thì cho vay dài hạn. * Trung hạn: Cho vay trung hạn trong giai đoạn 2010-2012 biến động không có xu hướng rõ rệt năm 2010 đạt 2.750 triệu đồng, năm 2011 đạt 954 triệu đồng giảm 1.796 triệu đồng (giảm 65,31%) so với năm 2010, năm 2012 có bước tăng trở lại đạt 2.465 triệu đồng tăng 1.511 triệu đồng (tăng 158,39%) so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đều là do công văn số 2287 dừng cho vay HSSV có khó khăn về tài chính, cũng đồng thời trong năm có sự thay đổi về mẫu đơn xác nhận sinh viên của ngân hàng trên toàn quốc, vì vậy mà khi sinh viên đã xin được giấy xác nhận cũ do nhà trường đó chưa cập nhật thông tin thì sinh viên đó sẽ không được xét cho vay, chính vì lý do quan trọng đó mà vào năm 2011 doanh số cho vay lại giảm cao như vậy. * Dài hạn: Doanh số cho vay dài hạn cũng có chiều hướng tương tự biến động không có xu hướng rõ rệt qua các năm. Năm 2010 đạt 4.596 triệu đồng chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay do năm 2010 là năm trước khi điều chỉnh chuyển giao về mức cho vay trung hạn, năm 2011 đạt 855 triệu đồng giảm đến 81,4% tương đương mức giảm là 3.741 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 60,7% đạt 1.374 triệu đồng tương đương mức tăng là 519 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do những nguyên nhân đã nêu ở phần trung hạn là nhà trường chưa cập nhật thông tin giấy xác nhận sinh viên mới và sự điều chỉnh của ngân hàng, và theo công văn số 2287. Khác với giai đoạn trên, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 là sự tăng liên tục về doanh số cho vay theo thời hạn cụ thể là 6th/2011 doanh số cho vay là 1.167 triệu đồng, 6th/2012 là 1.245 triệu đồng tăng 78 triệu đồng (tăng 6,68%) so Trang 40 với 6th/2011, 6th/2013 là 1.740 triệu đồng tăng 495 triệu đồng tương đương mức tăng là 39,76% so với cùng kỳ năm trước. Bảng 4.5: Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn vay 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6th/ 6th/ 6th/ 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % Trung hạn 767 770 1.155 3 0,39 385 50,00 Dài hạn 400 475 585 75 18,75 110 23,16 1.167 1.245 1.740 78 6,68 495 39,76 Tổng (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) * Trung hạn: Doanh số cho vay trung hạn trong giai đoạn này tăng liên tục từ 767 triệu đồng 6th/2011 lên 770 triệu đồng 6th/2012 tăng 3 triệu đồng tương đương mức tăng 0,39%, mức tăng này không đáng kể. 6th/2013 có mức tăng 385 triệu đồng đạt doanh số cho vay là 1.155 triệu đồng tương đương mức tăng là 50%. Nguyên nhân của sự tăng liên tục này là do doanh số cho vay trung hạn đã ổn định từ năm 2012, bắt đầu cho vay lại đối với HSSV khó khăn đột xuất về tài chính nhưng phải có giấy xác nhận là gặp khó khăn về tài chính. * Dài hạn: Tình hình cho vay dài hạn cũng là tăng liên tục nhưng mức tăng không đáng kể và chỉ chiếm trong khoảng từ 30-40%, chiếm tỷ trọng thấp hơn so với trung hạn như đã phân tích ở trên ngân hàng cơ cấu lại giảm tỷ trọng cho vay dài hạn và tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Trong giai đoạn này doanh số cho vay dài hạn 6th/2011 là 400 triệu đồng, 6th/2012 là 475 triệu đồng lần lượt có mức tăng tương đối và tuyệt đối là 18,75% và 75 triệu đồng so với 6th/2011, 6th/2013 tỷ lệ tăng cao hơn đạt 23,16% so với cùng kỳ năm trước. 4.2.1.3.Doanh số cho vay phân theo đơn vị nhận ủy thác Đối tượng vay vốn NHCSXH là những đối tượng chính sách, trình độ học vấn còn hạn chế, quá trình tiếp thu và nhận thức về quy trình vay, các thông báo quy định của ngân hàng, khả năng tiếp thu những thông tin về chương trình vay còn rất yếu kém vì vậy mà cần có tổ chức đứng ra nhận ủy thác là cầu nối giữa ngân hàng với các đối tượng chính sách này. Vì vậy mà ngân hàng đã phối hợp Trang 41 với các ban ngành có liên quan đề xuất việc ủy thác cho vay qua 4 tổ chức hội là: Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh (CCB), Hội Phụ nữ, và Đoàn thanh niên. Phương thức cho vay ủy thác từng phần giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể đã tập hợp được sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần xã hội hóa công tác cho vay, dân chủ, công khai trong việc bình xét đối đối tượng thụ hưởng cũng như quản lý, sử dụng vốn vay. Qua hoạt động ủy thác này tổ chức hội còn củng cố hoạt động của Hội mình. Đối với NHCSXH huyện Cái Nước việc vay sẽ được thực hiện thông qua Hội, Đoàn thể. Khi vay Hội, Đoàn thể sẽ tiếp nhận hồ sơ vay vốn có sự tham gia bình xét của gửi UBND các xã, thị trấn phê duyệt. Bảng 4.6: Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể tại giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hội nông dân 2.855 493 1.400 -2.362 -82,73 907 183,98 Hội phụ nữ 2.087 702 1.265 -1.385 -66,36 563 80,20 Hội CCB 1.568 385 775 -1.183 -75,45 390 101,30 836 229 399 -607 -72,61 170 74,24 7.346 1.809 3.839 -5.537 2.030 112,22 Đoàn thanh niên Tổng -75,37 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo đơn vị ủy thác) * Hội nông dân: Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là “không để một HSSV nào phải bỏ học vì thiếu tiền đi học”. Hội nông dân huyện Cái Nước đã chỉ đạo các hội cơ sở ngay từ đầu mỗi năm học phải phối hợp tốt với chính quyền địa phương rà soát, thống kê số hộ gia đình có con em đang theo học tại các trường hoặc các em mới trúng tuyển đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để có kế hoạch kết nạp vào tổ TK&VV và hướng dẫn thủ tục hồ sơ vay vốn kịp thời, giúp các hộ gia đình và các em HSSV có tiền để đóng học phí và trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập. Trang 42 Vì vậy tỷ trọng doanh số cho vay thông qua Hội nông dân luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay HSSV cụ thể là luôn chiếm trên 27% trong giai đoạn 2010-2012 và một nguyên nhân nữa là huyện Cái Nước là một huyện chủ yếu là làm nông nên số hộ nông dân chiếm cao trên tổng dân số do vậy mà doanh số cho vay lớn cũng là điều dễ hiểu. Năm 2010 doanh số cho vay thông qua Hội nông dân là 2.855 triệu đồng, năm 2011 là 493 triệu đồng giảm 2.362 triệu đồng (giảm 82,73%) so với năm 2010 cũng do nguyên nhân là ngân hàng cơ cấu lại mức cho vay theo công văn 2287 và doanh số cho vay qua Hội nông dân cũng không nằm ngoài yếu tố đó. Tỷ lệ giảm vào năm 2011 là cao nhất trong 4 Hội, Đoàn thể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay đạt 1.400 triệu đồng tăng 907 triệu đồng tương đương mức tăng là 183,98% so với năm 2011 đó cũng là mức tăng cao nhất trong 4 Hội, đoàn thể và cũng đạt doanh số cao nhất. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tăng cao của hội viên, có nhiều hộ có trên 2 con đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp. Nguyên nhân thứ hai là công tác thu nợ của Hội luôn đạt cao, do đó được sự tin tưởng của ngân hàng tăng nguồn vốn cho hội trong năm tiếp theo. * Hội phụ nữ: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã nhận thấy được tín dụng HSSV là một trương trình hỗ trợ mang ý nghĩa nhân văn, góp phần đóng góp tích cực, thúc đẩy phong trào học tập ở các địa phương nghèo, giúp cho một bộ phận nhân dân có thu nhập thấp được thụ hưởng sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo, có công ăn việc làm từng bước thoát nghèo; đồng thời góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và tăng số lượng lớn nhân lực có trình độ để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi mà Chính phủ ban hành các văn bản chính sách và chỉ đạo triển khai, các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn đồng hành với NHCSXH trên con đường chấp cánh ước mơ của hàng triệu HSSV. Riêng đối với Hội phụ nữ huyện Cái Nước nhận được sự chỉ đạo của Hội phụ nữ tỉnh Cà Mau là phải tuyên truyền quyết định tới hội viên phụ nữ, tới thành viên Tổ TK&VV, đồng thời phối hợp với NHCSXH huyện Cái Nước và các cấp chính quyền thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Được sự quan tâm sát sau như vậy, nên doanh số cho vay tín dụng HSSV của Hội phụ nữ luôn đạt cao và năm 2011 là đạt cao nhất trong 4 Hội, đoàn thể. Năm 2010 doanh số cho vay tín dụng HSSV của Hội phụ nữ là 2.087 triệu đồng, năm 2011 là 702 triệu đồng giảm 1.385 triệu đồng tương đương mức giảm Trang 43 là 66,36% so với năm 2010, năm 2012 doanh số cho vay đạt 1.265 triệu đồng tăng đến 80,2% tương đương mức tăng 563 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tăng cao trong năm 2012 là do Hội phụ nữ hoạt động tích cực, tuyên truyền vận động hội viên một cách chính xác các chương trình cho vay của NHCSXH, rà soát không để em học sinh nào phải bỏ học vì khó khăn tài chính, đó cũng là một sự đáng mừng cho các hộ được vay. * Hội CCB: Giống như các Hội trên, Hội CCB huyện Cái Nước hưởng ứng phong trào vận động, tuyên truyền cho từng hội viên của mình biết về chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi cho HSSV, kịp thời đáp ứng nguốn vốn vay cho hội viên. Qua 5 năm thực hiện quyết định, Hội CCB huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương và NHCSXH huyện Cái Nước thực hiện nhiêm vụ ủy thác trên địa bàn và đạt được những kết quả khả quan. Năm 2010 doanh số cho vay tín dụng HSSV của hội CCB là 1.568 triệu đồng, doanh số đạt khá cao đó cũng nhờ sự nổ lực của lãnh đạo Hội và các thành viên trong tổ TK&VV. Năm 2011 đạt 385 triệu đồng giảm 1.183 triệu đồng tương đương mức giảm là 75,45% nguyên nhân giảm cũng không nằm ngoài xu thế chung của tổng doanh số cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay đạt 775 triệu đồng tăng 390 triệu đồng tương đương mức giảm 101,3%, mức tăng trở lại là do cán bộ Hội đã tuyên truyền kịp thời công văn số 2287, các sinh viên khó khăn về tài chính vẫn được vay nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan chức năng, do vậy kịp thời thông tin như vậy các Hội viên sẽ được tiếp tục tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. * Đoàn thanh niên: Tuy là tổ chức tập hợp những người trẻ, nhưng với lòng nhiệt huyết Ban thường vụ huyện đoàn Cái Nước vẫn luôn tích cực trong công tác chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh về công tác nhận ủy thác cho vay tín dụng HSSV. Ban thường vụ huyện Cái Nước tích cực phối với UBND cấp xã, NHCSXH huyện và Đài phát thanh huyện, xã tuyên truyền phổ biến đầy đủ nội dung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ để nhân dân nắm bắt, đồng thời khảo sát thống kê danh sách HSSV của các hộ gia đình thuộc đối tượng thụ hưởng của chương trình có nhu cầu vay vốn. Cùng với đó là sự tích cực trong việc bình xét cho vay của Tổ TK&VV, giúp các đoàn viên tiếp cận chính xác nguồn vốn vay. Tuy doanh số cho vay là thấp nhất so với 3 Hội còn lại, nhưng đó không nói lên được Đoàn thành niên hoạt động không hiệu quả. Cụ thể năm 2010 doanh số Trang 44 cho vay tín dụng của Đoàn thanh niên là 836 triệu đồng, năm 2011 là 229 triệu đồng giảm 607 triệu đồng tương đương mức giảm 72,61% so với năm 2010, năm 2012 là 399 triệu đồng tăng 170 triệu đồng (giảm 74,24%) so với năm 2011. Nguyên nhân cũng chính do công văn 2287 đã làm cho doanh số cho vay năm 2011 giảm mạnh như vậy, khi đã cập nhật được chỉ đạo Ban thường vụ đã trực tiếp chỉ đạo về các Đoàn cơ sở tuyên truyền cho các Đoàn viên biết hiểu rõ năm 2011 sẽ dừng cho vay HSSV có khó khăn về tài chính, muốn được vay tiếp phải được xác nhận khó khăn theo quy định của NHCSXH theo công văn 2547 của NHCSXH Việt Nam. Còn đối với giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 không có nhiều biến động. Doanh số cho vay của các Hội, Đoàn thể đều tăng trong giai đoạn này, riêng 6th/ 2012 Hội phụ nữ có bước giảm nhưng cũng chỉ giảm nhẹ. Bảng 4.7: Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6th/ 6th/ 6th/ 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % Hội nông dân 418 515 615 97 23,21 100 19,42 Hội phụ nữ 437 325 575 -112 -25,63 250 76,92 Hội CCB 205 275 305 70 34,15 30 10,91 107 130 245 23 21,50 115 88,46 1.167 1.245 1.740 78 6,68 495 39,76 Hội thanh niên Tổng (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo đơn vị ủy thác) Hội nông dân, CCB và Đoàn thanh niên có doanh số cho vay biến động với xu hướng tăng. Nguyên nhân do từ năm 2012 các hộ vay đã nắm được cơ bản thông tin về công văn số 2287 và làm theo quy định phải xác nhận là hộ khó khăn mới được đi vay đã làm cho cán bộ tín dụng dễ dàng hơn trong việc giải ngân nguồn vốn vay. 6th/2011 doanh số cho vay tín dụng HSSV của Hội nông dân, CCB và Đoàn thanh niên lần lượt là 418 triệu đồng, 205 triệu đồng, 107 triệu Trang 45 đồng. 6th/2011 doanh số cho vay Hội nông dân là 515 triệu đồng tăng 23,21%, Hội CCB tăng 34,15% với mức là 70 triệu đồng đạt 275 triệu đồng, Đoàn thanh niên tăng 21,5% với mức là 23 triệu đồng đạt 130 triệu đồng so với 6th/2011. 6th/2013 có tốc độ tăng chậm hơn riêng Đoàn thanh niên có mức tăng trưởng khá; lần lượt Hội nông dân, CCB và Đoàn thanh niên là 19,42%, 10,91%, 88,46%. Hội phụ nữ có bước giảm 6th/2012 so với 6th/2011, giảm 25,63% tương đương mức giảm là 112 triệu đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của hội viên thấp, một số tổ chưa tuyên truyền công văn 2287 vào nhận thức, khi đi vay không có giấy xác nhận khó khăn đột xuất về tài chính, vi vậy cán bộ tín dụng không thể giải ngân cho những trường hợp đó được. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng nguồn vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của HSSV, để không em học sinh nào trong huyện phải bỏ học vì khó khăn về tài chính. Đó cũng là mục tiêu mà mỗi ngân hàng chính sách nào cũng phải có, ngoài ra nâng cao năng lực của các tổ chức hội để nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng HSSV trong tương lai. 4.2.2. Tình hình thu nợ Thu nợ là tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của món vay tại ngân hàng, đối với NHCSXH nó còn phản ánh sự hiệu quả của món vay về mặt xã hội, nếu hộ vay có thể hoàn vốn trong thời hạn thì có thể nói món vay đạt được hiệu quả. Vì vậy thu nợ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tại NHCSXH huyện Cái Nước, giải pháp để hộ vay có thể trả nợ dễ dàng đó là khuyến khích hộ vay gởi tiết kiệm hàng tháng, khi đến thời hạn trả nợ có thể chuyển số tiền gởi tiết kiệm đó để trả nợ. Khi hộ vay gởi tiết kiệm mỗi tháng 100.000 đồng thì khi đến hạn 5 năm có thể gởi được tổng số tiền là 6 triệu đồng, nếu hộ vay đó vay 20 triệu đồng thì số tiền tiết kiệm đó giúp trả một phần nợ đáng kể, đó là một cách làm hay và rất hiệu quả, giúp ngân hàng có thể thu hồi nợ đồng thời giúp hộ vay có thể giảm bớt gánh nặng. Ngoài ra, dựa vào doanh số thu nợ có thể phản ánh được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Khác với sự biến động của doanh số cho vay, doanh số thu nợ giai đoạn 2010-2012 có xu hướng tăng. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 505 triệu đồng, năm 2011 đạt 1.125 triệu đồng, tăng 620 triệu đồng (tăng 122,77%) so với năm 2010, Trang 46 năm 2012 doanh số thu nợ đạt 3.535 triệu đồng tăng đến 2.410 triệu đồng (tăng 214,22%). 3.535 Triệu đông 4000.0 3000.0 2000.0 1000.0 1.125 505 .0 2010 2011 2012 Năm (Nguồn: Bản cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.5 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 có nhiều biến động, tăng giảm không đều. 6th/2012 đạt doanh số thu nợ cao nhất là 2.239 triệu đồng tăng 1.529 triệu đồng (tăng 215,35%) so với 6th/2010 chỉ đạt 710 triệu đồng. 6th/2013 có dấu hiệu giảm, doanh số thu nợ giảm 504 triệu đồng (giảm 22,51%) so với cùng kỳ năm trước đạt 1.735 triệu đồng. 2.239 2500.0 1.735 Triệu đồng 2000.0 1500.0 1000.0 710 500.0 .0 6th/2011 6th/2012 6th/2013 Năm (Nguồn: Bản cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.6 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Trang 47 Nguyên nhân của sự tăng trưởng liên tục của giai đoạn 2010-2012, và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 không ổn định là do một số nguyên nhân sau: thứ nhất, năm 2011- 2012 số món vay đến hạn nhiều, đặc biệt là vào năm 2012 vì chương trình tín dụng HSSV bắt đầu vào cuối năm 2007, 5 năm sẽ đến hạn đối với sinh viên vay ở trình độ đại học vì vậy thu nợ năm 2012 khá cao. Thứ hai là do vào cuối năm 2010 NHCSXH Việt Nam ban hành công văn 2287 trong đó có đề cập đến việc trả nợ trước hạn sẽ được giảm lãi nên các hộ vay đều tích cực đến ngân hàng để trả nợ, vì vậy 6th/2012 thu nợ cao kéo theo cả năm 2012 thực hiện thu nợ đạt hiệu quả cao, 6th/2013 có mức giảm do hộ vay tập trung trả nợ nhiều vào năm 2012. Thứ ba, công tác thu nợ của Tổ TK&VV đạt hiệu quả cao, tổ trưởng thường xuyên đôn đốc việc trả nợ và tuyên truyền công văn 2287 về việc trả nợ sớm được giảm lãi. 4.2.2.1. Doanh số thu nợ phân theo trình độ đào tạo Thu nợ theo trình độ đào tạo phản ánh hiệu quả của từng trình độ đó mang lại, trình độ đào tạo nào có khả năng trả nợ cho ngân hàng cao nhất, món vay đã đem lại hiệu quả cho người vay. Bảng 4.8: Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Đại học 250 505 2.100 255 102,00 1.595 315,84 Cao đẳng 125 340 750 215 172,00 410 120,59 Trung cấp 130 280 685 150 115,38 405 144,64 Tổng 505 1.125 3.535 620 122,77 2.410 214,22 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo trình độ đào tạo) * Trình độ đại học: Bảng 4.8 cho thấy doanh số thu nợ trình độ đại học luôn chiếm cao nhất trong cả 3 trình độ là do doanh số cho vay trình độ đại học luôn chiếm cao hơn trình độ cao đẳng và trung cấp, năm 2010 doanh số đạt 250 triệu đồng, năm 2011 đạt 505 triệu đồng tăng 255 triệu đồng tương đương mức tăng 102%, năm 2012 doanh số đạt 2.100 triệu đồng tăng hơn gấp 3 lần so với năm Trang 48 2012 đạt 1.595 triệu đồng tương đương mức tăng là 315,84%. Nguyên nhân thu nợ từ trình độ đại học liên tục tăng trưởng là do sinh viên được đào tạo trình độ đại học khi tốt nghiệp có khả năng tìm được việc cao. Thêm vào đó, thu nhập của sinh viên tốt nghiệp đại học cũng cao hơn so với trình độ cao đẳng và trung cấp. Vì vậy, khả năng trả nợ cao. Ngoài ra, doanh số thu nợ tăng cũng là do ý thức ngày càng cao của sinh viên trong việc trả nợ ngân hàng. Chính vì lý do trên, ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước tập trung nguồn vốn tín dụng cao cho bậc học này. * Trình độ cao đẳng - trung cấp: Doanh số thu nợ trình độ cao đẳng tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012 nhưng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu nợ. Năm 2010 đạt 125 triệu đồng, năm 2011 đạt 340 triệu đồng tăng 215 triệu đồng (tăng 172%) so với năm 2011, năm 2012 đạt 750 triệu đồng tăng 410 triệu đồng (tăng 120,59%). Không khác so với hai trình độ trên, doanh số thu nợ tín dụng của trình độ cao đẳng cũng tăng liên tục và không đều. Năm 2010 đạt 130 triệu đồng, năm 2011 đạt 280 triệu đồng tăng 150 triệu đồng (tăng 115,38%) so với năm 2011, năm 2012 đạt 685 triệu đồng tăng 405 triệu đồng (tăng 144,64%). Nguyên nhân doanh số thu nợ của hai trình độ đào tạo này liên tục tăng là do số món vay đến hạn trong giai đoạn này nhiều. So với tốc độ tăng trưởng của trình độ đại học thì ở hai trình độ này có tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do trong tình hình kinh tế khó khăn, sự cắt giảm biên chế của các doanh nghiệp, cơ quan dẫn đến tình trạng sinh viên thất nghiệp ngày càng nhiều. Vì vậy, sinh viên ở các bậc đào tạo này khó tìm được việc làm. Tuy nhiên, việc thu nợ từ hai ngành đào tạo này tăng trưởng đã thể hiện việc đầu tư ngày càng cao của ngân hàng vào hai ngành này là đúng đắn. Đối với 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013: * Trình độ đại học: Bảng 4.9 đã chỉ rõ doanh số thu nợ trình độ đại học biến động với xu hướng không rõ rệt. 6th/2011 doanh số thu nợ tín dụng HSSV đạt 335 triệu đồng, 6th/2012 đạt 1.235 triệu đồng tăng 900 triệu đồng (tăng 268,66%) so với 6th/2011, 6th/2013 đạt 550 triệu đồng giảm 685 triệu đồng (giảm 55,47%) so với 6th/2012. Trang 49 Đối với giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 doanh số thu nợ tín dụng HSSV cũng tăng liên tục trừ giai đoạn 6th/2013 có mức giảm đáng kể được trình bày cụ thể ở bản sau: Bảng 4.9: Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6th/ 6th/ 6th/ 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % Đại học 335 1.235 550 900 268,66 -685 -55,47 Cao đẳng 200 450 605 250 125,00 155 34,44 Trung cấp 175 554 580 379 216,57 26 4,69 Tổng 710 2.239 1.735 1.529 215,35 -504 -22,51 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo trình độ đào tạo) Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm mạnh trong 6th/2013 là do hầu hết các món cho vay trình độ đại học là cho các hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn đột xuất với thời hạn tối đa là 12 tháng, các hộ gia đình nghèo và cận nghèo có sinh viên học đại học rất ít. Vì vậy, việc vào năm 2011 và 2012 chương trình tín dụng này không cho vay tràn lan như trước làm doanh số cho vay giảm đã ảnh hưởng làm thu nợ từ trình độ này giảm. * Trình độ cao đẳng - trung cấp: Doanh số thu nợ tín dụng HSSV của trình độ cao đẳng liên tục tăng trong giai đoạn này. 6th/2011 đạt 200 triệu đồng, 6th/2012 đạt 450 triệu đồng tăng 250 triệu đồng (tăng 125%) so với 6th/2011, 6th/2013 đạt 605 triệu đồng tăng 155 triệu đồng (tăng 34,44%) so với 6th/2012. Doanh số thu nợ tín dụng HSSV của trình độ trung cấp cũng liên tục tăng và tăng không đều trong giai đoạn này. 6th/2011 đạt 175 triệu đồng, 6th/2012 đạt 554 triệu đồng tăng 379 triệu đồng (tăng 316,57%) so với 6th/2011, 6th/2013 đạt 580 triệu đồng tăng 26 triệu đồng (tăng 4,69%) so với 6th/2012. Vào 6th/2013 doanh số thu nợ của trình độ cao đẳng và trung cấp tuy có tốc độ tăng thấp hơn giai đoạn trước đó nhưng so với trình độ đại học thì hai trình độ Trang 50 này có tình hình thu nợ phát triển tốt. Nguyên nhân tình hình thu nợ đạt kết quả cao là do vào 6th/2013 tình hình kinh tế có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước ngành thủy sản và chăn nuôi ở huyện Cái Nước điều đạt những khởi đầu tốt. Vì vậy, ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì nguồn thu nhập đã ổn định trở lại nên nguồn thu của ngân hàng trong năm này tăng. 4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn Việc phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn sẽ đánh giá được theo từng thời hạn thì thu nợ theo thời hạn nào đạt kết quả kinh doanh của ngân hàng và hiệu quả mang lại cho xã hội cao hơn. Cùng với việc phân tích doanh số cho vay, phân tích thu nợ sẽ thể hiện ngân hàng có sử dụng nguồn vốn hợp lý không. Bảng 4.10: Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Trung hạn 365 799 2.035 434 118,9 1.236 154,69 Dài hạn 140 326 1.500 186 132,86 1.174 360,12 Tổng 505 1.125 3.535 620 122,77 2.410 214,22 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo thời hạn) * Doanh số thu nợ trung hạn Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn chủ yếu thu được nợ khi sinh viên kết thúc quá trình học của mình. Ngoài ra, còn có một phần đáng kể món nợ được trả trước hạn khi sinh viên vẫn còn đang trong quá trình học. Nguyên nhân là do một số gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, tăng thu nhập, có thể tự lo việc học của con em họ và trả nợ cho ngân hàng, việc trả nợ trước thời hạn ngân hàng sẽ có những chính sách ưu đãi như giảm tiền lãi cho vay, nhằm khuyến khích người vay trả nợ sớm. Do doanh số cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay tín dụng HSSV của ngân hàng nên doanh số thu nợ trung hạn cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010 và 2011, tỷ trọng thu nợ trung hạn luôn chiếm trên 70%. Trang 51 Tuy nhiên đến năm 2012 tỷ trọng thu nợ trung hạn giảm xuống còn 57,57% . Tuy tỷ trọng thu nợ trung hạn giảm nhưng doanh số thu nợ trung hạn liên tục tăng. Năm 2010, doanh số thu nợ chỉ đạt 375 triệu đồng, đến năm 2011 thu nợ tăng mạnh 118,9 %, tăng 434 triệu đồng, đạt 799 triệu đồng. Bước sang năm 2012, thu nợ tiếp tục tăng mạnh đạt 2.025 triệu đồng, tăng 154,69%, tương đương tăng 1.236 triệu đồng. Nguyên nhân thu nợ trung hạn tăng mạnh là do: chương trình cho vay học sinh, sinh viên bắt đầu được giải ngân vào cuối năm 2007 và cho đến năm 2010 đã hơn 3 năm. Vì vậy, giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn các món nợ học sinh, sinh viên đến hạn nhiều đã tác động làm tình hình thu nợ tăng. Bên cạnh đó, việc ngân hàng điều chỉnh cơ cấu thời hạn cho vay của chương trình HSSV từ chủ yếu cho vay dài hạn chuyển dần sang trung hạn nhằm tăng vòng quay vốn, thu hồi nguồn vốn nhanh. Tránh tình trạng cho vay quá lâu dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và làm giảm ý thức trả nợ ngân hàng đối với người vay. Chính những lý do trên đã làm thu nợ trung hạn tăng mạnh. * Doanh số thu nợ dài hạn Cho vay dài hạn là khoản vay mang nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước trong chương trình tín dụng học sinh, sinh viên vẫn cho vay dài hạn nhằm hỗ trợ đối với những sinh viên có điều kiện tài chính đặc biệt khó khăn như gia đình quá nghèo, mồ côi; nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong thời hạn trả nợ ngân hàng, dự phòng những rủi ro như thu nhập thấp hoặc thất nghiệp. Ngoài ra, cho vay dài hạn còn bao gồm những sinh viên có điều kiện học đặc biệt dài như ngành y dược. Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số thu nợ dài hạn có xu hướng tăng. Năm 2010, thu nợ đạt 140 triệu đồng, đến năm 2011 thu nợ tăng mạnh 132,86 %, tăng 186 triệu đồng, đạt 326 triệu đồng. Bước sang năm 2012, thu nợ tiếp tục tăng mạnh đạt 1.500 triệu đồng, tăng 360,12%. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng thu nợ dài hạn mạnh hơn trung hạn là do: Vào năm 2010, tuy vẫn chưa đến hạn trả nợ nhưng vẫn có thu nợ là do nhiều món vay trả trước hạn để hưởng chính sách giảm lãi của ngân hàng. Đến năm 2012, thu nợ dài hạn đặc biệt tăng mạnh là do nhiều món vay đến hạn trả nợ. Thêm vào đó, doanh số cho vay dài hạn giai đoạn trước ở mức cao vì vậy nguồn thu nợ dài hạn trong giai đoạn này tăng cao. Những nguyên nhân trên đã làm doanh số thu nợ dài hạn tăng cao. Đến 6th/2013, Thu nợ trung và dài hạn đều tăng mạnh so với cùng kỳ các năm 2011 và 2012. Thu nợ tăng mạnh đã thể hiện sự tích cực của nhân viên tín Trang 52 dụng trong công tác thu hồi nợ tín dụng học sinh, sinh viên và ý thức ngày càng cao của sinh viên trong việc trả nợ ngân hàng. * Thu nợ trung hạn: Cũng giống như các gian đoạn trước, thu nợ trung hạn vào 6th/2013 chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 65% tổng thu nợ của ngân hàng. 6th/2011 thu nợ trung hạn của ngân hàng đạt 455 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2011 thu nợ tăng mạnh đạt 1.769 triệu đồng, tăng 288,79% so với cùng kỳ năm 2011. Vào 6th/2012, chương trình tín dụng học sinh, sinh viên còn là chương trình có doanh số thu nợ cao nhất so với các chương trình khác. Đến 6th/2013, Thu nợ trung hạn đạt 1.140 triệu đồng, giảm 35,56%, tức giảm 629 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thu nợ trong 6th/2013 giảm so với năm 2012 là do các món vay đến hạn hầu hết tập trung trong năm 2012. Ngoài ra, do tình hình nuôi trồng thủy sản ở huyện Cái Nước vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 đạt lợi nhuận lớn do đạt mùa và giá đầu ra tăng đã tác động tăng nguồn thu cho các hộ gia đình có con em được vay vốn. Vì vậy, các hộ gia đình trả nợ trước hạn tăng, dẫn đến nguồn thu từ năm 2012 rất cao. Bảng 4.11: Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng 6th/2011 6th/2012 6th/2013 Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Trung hạn 455 1.769 1.140 1314 288,79 -629 -35,56 Dài hạn 255 470 595 215 84,31 125 26,6 Tổng 710 2.239 1.735 1529 215,35 -504 -22,51 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo thời hạn) * Thu nợ dài hạn: Khác với nguồn thu nợ trung hạn, trong 6th/2013 doanh số thu nợ dài hạn tăng so với cùng kỳ các năm trước. 6th/2011 thu nợ dài hạn chỉ đạt 255 triệu đồng, trong khi 6th/2012 thu nợ đạt 470 triệu đồng, tăng 84,31% so với 6th/2011. Sang 6th/2013, thu nợ dài hạn tiếp tục tăng 26,6% đạt 595 triệu đồng. Nguyên nhân thu nợ dài hạn tăng là do doanh số cho vay dài hạn trong các giai đoạn trước chiếm tỷ lệ cao, vì vậy nguồn thu nợ dài hạn trong giai đoạn này liên tục tăng cao là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thời hạn cho vay của ngân hàng sang trung hạn sẽ tác động làm nguồn thu nợ trong thời gian tới sẽ Trang 53 ngày càng giảm. Việc thu nợ tăng cao trong 6th/2013 đã thể hiện công tác kịp thời của ngân hàng trong việc xử lý các khoản vay dài hạn với độ rủi ro cao nhằm thu hồi nguồn vốn để tiếp tục cho vay, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay. 4.2.2.3. Theo đơn vị nhận ủy thác Thu nợ thông qua công tác Hội, Đoàn thể là hết sức quan trọng. Vì những tổ chức này là những tổ chức có mối quan hệ gần nhất với các hộ vay, việc thu nợ đạt kết quả cao hay không sẽ nhờ chính công tác hoạt động của những tổ chức này. Do đó cán bộ tín dụng phải mở thêm nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền thêm nhiều kiến thức để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của từng Hội, Đoàn thể và phải sát sau theo dõi, đôn đốc những tổ chức này làm việc tích cực, không sao nhãn nhiệm vụ được giao. Doanh số thu nợ phản ánh tổ chức nào hoạt động về mặt tín dụng hiệu quả hơn, cũng đánh giá năng lực của từng Hội, Đoàn thể. Trong giai đoạn 2010-2012 thì tất cả cả Hội, Đoàn thể đều có doanh số thu nợ tăng liên tục và không đều, đó là tín hiệu lạc quan. Bảng 4.12: Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Hội nông dân 217 498 1.421 281 129,49 923 185,34 Hội phụ nữ 125 332 1.125 207 165,60 793 238,86 Hội CCB 98 205 725 107 109,18 520 253,66 65 90 264 25 38,46 174 193,33 505 1.125 3.535 620 122,77 2.410 214,22 Đoàn thanh niên Tổng (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo đơn vị ủy thác) Trang 54 * Hội nông dân: Qua hình 4.7 đã cho thấy doanh số thu nợ của hội nông dân giai đoạn 20102012 luôn chiếm ở mức cao nhất trong có cấu doanh số thu nợ qua Hội, Đoàn thể. Năm 2010 42,97%, năm 2011 tăng lên 44,27%, năm 2012 có hướng giảm 40,2% nhưng giảm không đáng kể. Do năm 2012 tổng doanh số thu nợ tăng đến 2.410 triệu đồng nên việc làm tỷ trọng không đáng kể này thì doanh số thu nợ của Hội nông dân vẫn tăng mạnh. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 013% 019% 025% 008% 007% 018% 021% 030% 032% Hội thanh niên Hội CCB Hội phụ nữ 043% 2010 044% 2011 040% Hội nông dân 2012 Năm (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo đơn vị ủy thác) Hình 4.7 Cơ cấu thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua đơn vị ủy thác giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.12 đã làm rõ được xu thế tăng trưởng của Hội nông dân. Năm 2010 doanh số thu nợ của Hội nông dân đạt 217 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 498 triệu đồng tăng 281 triệu đồng (tăng 129,49%) so với năm 2010, năm 2012 đạt 1.421 triệu đồng tăng 923 triệu đồng (tăng 185,34%) so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng cao này là công văn 2287 của NHCSXH Việt Nam đã ngừng các khoản cho vay cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, bắt đầu thỏa thuận việc thu nợ từ năm 2010 do vậy mà các khoản thu nợ dần tăng lên. Ngoài ra việc giảm lãi khi trả nợ trước hạn cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ của ngân hàng qua Hội nông dân. Trang 55 * Hội phụ nữ: Hội phụ nữ huyện Cái Nước cũng là một trong những Hội làm việc tích cực và có hiệu quả về chiều sâu nhất. Do là phụ nữ nên việc tuyên truyền, đôn đốc có phần dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội này. Bảng 4.12 tóm tắt được tốc độ tăng trưởng thu nợ tín dụng HSSV của Hội phụ nữ khá cao, doanh số có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 125 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,75%, năm 2011 đạt 332 triệu đồng tăng 207 triệu đồng (tăng 165,6%) so với năm 2010 chiếm tỷ trọng 29,51%, năm 2012 đạt 1.125 triệu đồng tăng 793 triệu đồng (tăng 238,86%) so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 31,82%. Tỷ trọng trong tổng doanh số thu nợ luôn tăng trong giai đoạn này đã cho thấy được tầm quan trọng ngày càng lơn của Hội phụ nữ, từng bước khẳng định năng lực làm việc và sự chịu khó của các bậc lãnh đạo Hội đã làm niềm tin thúc đẩy các Tổ trưởng làm việc hăng say, hết mình. Cũng chính vì lẽ đó mà doanh số thu nợ của Hội tăng liên tục và đạt cao, ngoài ra còn sự chỉ đạo của ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hộ vay trả nợ. Và nhờ vào công văn 2287, chỉ cho vay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của chính quyền địa phương là thời hạn dưới 12 tháng, trong khi đó những HSSV này lại chiếm khá đông trong Hội vì vậy việc thu nợ sẽ tăng lên. * Hội CCB: Mặc dù là Hội tập hợp những hội viên đa phần đều mang trên mình vết thương chiến tranh nhưng từng hội viên đều ý thức được “thương binh tàn nhưng không phế”, vẫn lao động miệt mài hăng say, tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Chính vì vậy mà 3 năm qua việc thu hồi nợ những món vay HSSV qua Hội CCB luôn đạt cao, và ngoài được vay HSSV để cho con em theo học thì hội viên còn được vay chương trình xóa đói giảm nghèo. Có vốn sản xuất, nhờ tính chịu thương chịu khó mà vươn lên thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, còn trả được nợ cả 2 món vay cho ngân hàng, đó là một tinh thần đáng biểu dương. Năm 2010 doanh số thu nợ của Hội CCB đạt 98 triệu đồng, năm 2011 đạt 205 triệu đồng tăng 107 triệu đồng tương đương mức tăng là 109,18% so với năm 2010, năm 2012 đạt 725 triệu đồng tăng 520 triệu đồng tương đương mức tăng 253,66% so với năm 2011 đây là mức tăng đột phá do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng không nằm ngoài nguyên nhân từ chỉ thị của công văn 2287 về việc dừng cho vay đối với HSSV có khó khăn đột xuất về tài chính, ngoài ra như đã đề Trang 56 cập ở trên việc cần cù sản xuất của các hội viên thoát khỏi khó khăn cũng góp phần tăng thu nợ của ngân hàng thông qua Hội CCB. * Đoàn thanh niên Khi sinh viên muốn vay trực tiếp thì được kết nạp vào Tổ do Đoàn thanh niên quản lý, do vậy mà số hội viên sẽ ít hơn vì thường sinh viên sẽ do cha, mẹ đứng ra vay và được kết nạp vào các tổ do các Hội khác quản lý. Chính vì vậy mà doanh số tín dụng HSSVcho vay lúc nào cũng thấp nhất kéo theo tỷ trọng thu nợ sẽ rất thấp. Trong tổng doanh số thu nợ tín dụng HSSV thì doanh số thu nợ của Đoàn thanh niên chiếm tỷ trọng lần lượt trong năm 2010, 2011, 2012 là 12,87%, 8%, 7,49%. Tuy doanh số thu nợ liên tục tăng nhưng tỷ trọng tong cơ cấu lại giảm chứng tỏ hoạt động chưa hiệu quả bằng những tổ chức khác, cần tiếp tục học tập năng cao năng lực quản lý, đôn đốc đoàn viên. Đối với 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013: Bảng 4.13: Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6th/ 6th/ 6th/ 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % Hội nông dân 196 725 512 529 269,90 -213 -29,38 Hội phụ nữ 330 915 782 585 177,27 -133 -14,54 Hội CCB 105 369 327 264 251,43 -42 -11,38 79 230 114 151 191,14 -116 -50,43 710 2.239 1.735 1.529 215,35 -504 -22,51 Đoàn thanh niên Tổng (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo đơn vị ủy thác ) Doanh số thu nợ tín dụng HSSV cũng giống như những tổ chức khác liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 65 triệu đồng, năm 2011 đạt 90 triệu đồng tăng 25 triệu đồng tương đương mức tăng 38,46% so với năm 2010 là tốc độ tăng duy nhất không vượt qua mốc 100% do vậy mà tỷ Trang 57 trọng cũng giảm theo. Tương tự với năm 2012 doanh số đạt 264 triệu đồng tăng 174 triệu đồng tương đương mức tăng là 193,33%, tuy có mức tăng trưởng cao nhưng không cao bằng hội phụ nữ và CCB nên tỷ trọng trong cơ cấu tiếp tục giảm. Khác với giai đoạn 2010-2012 doanh số thu nợ của Hội, Đoàn thể tăng liên tục thì giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 có xu hướng tăng ở 6th/2012 so với 6th/2011 và xu hướng giảm vào 6th/2013. Bảng 4.13 cho thấy giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2012 là giai đoạn mà doanh số thu nợ tín dụng HSSV của các Hội, Đoàn thể đề tăng mạnh và không đồng đều. 6th/2012 doanh số thu nợ Hội nông dân tăng 269,9% đạt mức 725 triệu đồng tăng 512 triệu đồng so với 6th/2011, Hội phụ nữ tăng 177,27% đạt mức 915 triệu đồng tăng 585 triệu đồng, Hội CCB tăng 251,43% đạt mức 369 triệu đồng vào 6th/2012 tăng 264 triệu đồng so với 6th/2011. Xu thế chung là do doanh số thu nợ năm 2012 cao nên 6th/2012 cũng đạt khá cao. 6 tháng đầu năm 2013 có mức giảm xuống ở tất cả các Hội, Đoàn thể. Hội nông dân giảm 29,38% đạt mức 512 triệu đồng so với 6th/2012, tương tự Hội phụ nữ giảm 14,54% đạt mức 782 triệu đồng. Nguyên nhân mức giảm do hội viên các tổ chức đã tập trung trả nợ vào năm 2012, và năm 2013 đã ít thu nợ của HSSV có hoàn cảnh khó khăn đột xuất hơn, dự kiến sẽ tăng cao vào năm 2014 do các khoản nợ 2012 đến hạn (năm 2012 có doanh số cho vay khá cao). 4.2.3. Tình hình dư nợ Dư nợ cho biết tổng số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng. Doanh số cho vay và thu nợ được tính trong một khoảng thời gian thường là 1 năm hoặc 6 tháng, còn dư nợ là toàn bộ số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng từ trước đến nay. Dư nợ của năm nay thì bằng dư nợ của năm trước cộng doanh số cho vay năm nay trừ đi thu nợ năm nay. Trong năm năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV dư nợ đạt 24.396 triệu đồng vào năm 2010, đến năm 2011 đạt 25.080 triệu đồng tăng 684 triệu đồng nguyên nhân là do doanh số cho vay cao hơn thu nợ, năm 2012 đạt 25.384 triệu đồng tăng 304 triệu đồng nguyên nhân chủ yếu cũng do doanh số cho vay năm 2012 đạt cao hơn thu nợ là 304 triệu đồng. Trong năm mức tăng, giảm của dư nợ chính là mức chênh lệch doanh số cho vay và thu nợ trong năm đó, doanh số cho vay cao hơn thì dư nợ sẽ tăng còn ngược lại thu nợ cao hơn thì dư nợ sẽ giảm. Trang 58 Đối với 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tín dụng có mức tăng 5 triệu đồng so với năm 2012 do doanh số cho vay kỳ này là 1.740 triệu đồng và thu nợ là 1.735 triệu đồng, chênh lệch 5 triệu đồng tương đương mức tăng của dư nợ. 30000.0 24396.0 25389.0 25384.0 25080.0 Triệu đồng 25000.0 20000.0 DSCV 15000.0 Thu nợ 10000.0 5000.0 7346.0 505.0 1809.01125.0 3535.0 3839.0 Dư nợ 1735.0 1740.0 .0 2010 2011 2012 6th/2013 Năm (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.8 Tình hình hoạt động tín dụng HSSV giai đoạn 2010-2012 4.2.3.1. Dư nợ phân theo trình độ đào tạo Dư nợ theo trình độ đào tạo phản ánh chương trình đã thực hiện có hiệu quả như thế nào, nhìn vào sự tăng giảm của dư nợ có thể hình dung trong năm tình hình cho vay và thu nợ như thế nào. Bảng 4.13 có thể thấy rằng dư nợ tín dụng HSSV năm 2010 ở tất cả các trình độ đều tăng, năm 2011 thì tăng gần như là tất cả trừ trình độ đại học, năm 2012 trình độ trung cấp giảm 1% còn những trình độ còn lại tăng không đáng kể. * Trình độ đại học: Dư nợ tín dụng HSSV ở trình độ đại học tăng giảm không đều trong giai đoạn 2010-6th/2013, cụ thể như sau: năm 2010 đạt 11.786 triệu đồng, năm 2011 đạt 12.190 triệu đồng tăng 404 triệu đồng (tăng 3,43%) so với năm 2010, năm 2012 đạt 11.595 triệu đồng giảm 595 triệu đồng (giảm 4,88%) so với năm 2011, 6th/2013 đạt 11.646 triệu đồng tăng 51 triệu đồng (tăng 0,44%) so với năm 2012. Năm 2011 có bước tăng 404 triệu đồng là do: tuy năm 2011 doanh số cho vay giảm đáng kể so với năm 2010 nhưng vẫn cao hơn mức thu nợ. Năm 2012 lại Trang 59 giảm đáng kể đến 595 triệu đồng do thu nợ tăng rất cao đạt 2.100 triệu đồng nhưng doanh số cho vay thi tăng chậm hơn chỉ đạt 1.505 triệu đồng. Do cuối năm 2010 có công văn số 2287 nên việc cho vay sẽ giảm, xem xét không thoáng như lúc trước, đặc biệt là trình độ đại học. 6 tháng đầu năm 2013 có bước tăng nhẹ 51 triệu đồng so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay đạt 709 triệu đồng và thu nợ đạt 658 triệu đồng. Bảng 4.14: Dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch(%) 2012 6th/ 2011/ 2012/ 2013/ 2013 2010 2011 2012 Đại học 11.786 12.190 11.595 11.646 3,43 -4,88 0,44 Cao đẳng 6.327 6.477 6.901 6.924 2,37 6,55 0,33 Trung cấp 6.283 6.413 6.888 6.819 2,07 7,41 -1,00 Tổng 24.396 25.080 25.384 25.389 2,80 1,21 0,02 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo trình độ đại học) * Trình độ cao đẳng: Khác với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng HSSV ở trình độ đại học, trình độ cao đẳng có dư nợ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-6th/2013. Năm 2010 dư nợ tín dụng HSSV đạt 6.327 triệu đồng, năm 2011 là 6.477 triệu đồng tăng 150 triệu đồng (tăng 2,37%) so với năm 2010 nguyên nhân là do ngân hàng chính sách đã ngừng việc cho vay đối với những sinh viên có khó khăn tài chính đột xuất và thỏa thuận việc trả nợ vì vậy doanh số cho vay của trình độ cao đẳng chỉ đạt 490 triệu đồng, thu nợ có bước tăng trưởng đến 172% nhưng cũng chỉ đạt 340 triệu đồng do quá trình trả nợ phải có thời gian kéo dài cho hộ vay thì họ mới có điều kiên trả nợ được. Năm 2012 dư nợ đạt 6.901 triệu đồng tăng 424 triệu đồng (tăng 6,55%), do khi đã hiểu rõ công văn số 2287 thì hộ vay khi đi vay sẽ xác nhận có điều kiện khó khăn nên việc giải ngân sẽ dễ dàng hơn cho cán bộ tín dụng vì vậy mà doanh số cho vay tăng đáng kể đạt 1.174 triệu đồng, trong khi đó thu nợ vẫn đạt mức Trang 60 tăng 120,59% nhưng do thu nợ 2011 thấp nên 2012 chỉ đạt 750 triệu đồng vẫn thấp hơn doanh số cho vay. 6th/2013 cũng có bước tăng nhẹ như trình độ đại học là 23 triệu đồng so với năm 2012, từ năm 2011 thì việc cho vay và thu nợ đã bắt đầu ổn định việc thu nợ luôn đạt cao do sự tích cực của tổ trưởng tổ vay vốn, đôn đốc việc trả nợ ngân hàng, ngoài ra nhu cầu vay vốn khá cao đạt 575 triệu đồng. * Trình độ trung cấp: Ở trình độ này dư nợ xấp xỉ với dư nợ trình độ trung cấp. Cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2012 nhưng bước sang 6th/2013 có dấu hiệu giảm nhưng giảm không đáng kể, mức giảm là 69 triệu đồng tương đương 1%. Năm 2010 dư nợ tín dụng HSSV đạt 6.283 triệu đồng. Năm 2012 đạt 6.413 triệu đồng tăng 130 triệu đồng tương đương 2,07% so với năm 2010 nguyên nhân cũng tương tự như trình độ cao đẳng doanh số cho vay tuy giảm mạnh chỉ đạt 410 triệu đồng, thu nợ tăng đến 115,38% tuy nhiên chỉ đạt 280 triệu đồng do năm 2010 là 130 triệu đồng. Năm 2012 tăng 475 triệu đồng đạt 6.888 triệu đồng, mức tăng khá cao. Bảng 4.15: Số HSSV dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 6th/2013 2012 Đại học 678 702 652 675 Cao đẳng 615 650 707 710 Trung cấp 630 670 695 721 1.923 2.122 2.154 2.206 Tổng (Nguồn: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV) Tuy dư nợ tín dụng HSSV ở trình độ đại học cao hơn rất nhiều so với trình độ cao đẳng và trung cấp nhưng số HSSV dư nợ thì lại xấp xỉ với nhau. Nguyên nhân là do ở Cà Mau chỉ có duy nhất 1 trường đại học đó là trường đại học Bình Dương-Cà Mau, vì vậy sinh viên đại học thường phải đi xa nhà tận Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh mọi sinh hoạt đều tốn chi phí, học phí cũng cao hơn vì vậy mà sinh viên đại học thường vay những món vay lớn hơn sinh viên học trung cấp, cao đẳng thường tập trung ở tại Cà Mau. Trang 61 4.2.3.2. Dư nợ phân theo theo thời hạn Việc xác định thời hạn cho vay đối với từng đối tượng sẽ đảm bảo nguồn vay được sử dụng mang lại hiệu quả cho người vay. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tránh được việc cho vay quá dài, làm vòng quay vốn chậm gây lãng phí. Ngoài ra, việc cho vay quá dài sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cũng như khó khăn trong quá trình quản lý. Vì vậy, việc xác định đúng thời hạn cho vay là rất quan trọng. Muốn xác định đúng đối tượng và thời hạn cho vay, ngân hàng cần có sự hợp tác của các cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân, công an nhân dân về việc xác định hoàn cảnh của từng đối tượng và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về việc xác định phẩm chất, hành vi của sinh viên. Từ đó, ngân hàng mới có những tư liệu để tiến hành cho vay với thời hạn phù hợp. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ theo thời hạn vay của ngân hàng có đảm bảo vòng quay vốn ngắn nhưng vẫn sử dụng hiệu quả không, tiến hành xét hình sau: Bảng 4.16: Dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo thời hạn giai đoạn 2010-6th/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch(%) 2012 6th/ 2011/ 2012/ 2013/ 2013 2010 2011 2012 Trung hạn 9.835 9.990 10.420 11.646 1,58 4,30 0,14 Dài hạn 14.561 15.090 14.964 6.924 3,63 -0,83 -0,07 Tổng 24.396 25.080 25.384 25.389 2,80 1,21 0,02 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo thời hạn) * Dư nợ trung hạn: Trong giai đoạn 2010-2012, ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước chủ yếu cho vay trung hạn, vì vậy dư nợ trung hạn ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng học sinh, sinh viên của ngân hàng. Dư nợ trung hạn năm 2010 chỉ có 9.835 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 9.990 triệu đồng, tăng 1,58% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ trung hạn tăng mạnh 4,3% đạt 10.420 triệu đồng. Tuy dư nợ trong giai đoạn này có tăng nhưng với tốc độ tăng rất thấp, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng thấp là do doanh số cho vay chương trình tín dụng này thấp vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Doanh số cho vay tín dụng HSSV bị ảnh hưởng do thực hiện công văn số 2287 của ngân hàng chính sách xã hội vào cuối năm 2010 khi ngân hàng không cho vay tất cả các sinh viên đang theo học mà hạn chế lại chỉ Trang 62 cho vay đối tượng hộ nghèo và cận nghèo và ràng buộc bằng một số thủ tục khi vay đối với các hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, doanh số cho vay giảm đã tác động làm dư nợ thấp. Bên cạnh đó, tình hình thu nợ tăng cao (cả hai năm 2011 và 2012 thu nợ đều tăng trên 100% so với năm trước) nguyên nhân là do nhiều món vay đến hạn và việc ngân hàng đẩy mạnh thu nợ trong chương trình này cũng góp phần tốc độ tăng của dư nợ thấp. Dư nợ trung hạn tăng cao sẽ góp phần giải quyết nhu cầu ngày càng cao đối với việc học của HSSV khi gặp khó khăn về tài chính. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, chịu ảnh hưởng mạnh của lạm phát thì đây là nguồn tín dụng hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà; giúp đỡ các gia đình khó khăn giảm bớt gánh nặng, tạo điều kiên cải thiện kinh tế trong tương lai. Bên cạnh đó, việc dư nợ trung hạn ngày càng tăng đã thể hiện sự chú trọng của ngân hàng trong việc đảm bảo nguồn vốn cho vay có vòng quay ngắn, từ đó kịp thời thu hồi để tiếp tục cho vay, giảm bớt gạnh nặng đối với NSNN. * Dư nợ dài hạn: Trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ dài hạn tín dụng HSSV không ổn định, tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, dư nợ dài hạn đạt 14.561 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 15.090 triệu đồng, tăng 3,63% so với năm 2010. So với dư nợ trung hạn thì dư nợ dài hạn trong giai đoạn này tăng cao hơn, nguyên nhân là do tuy doanh số cho vay giảm so với năm 2010 nhưng thu nợ vẫn ở mức rất thấp (chỉ có 326 triệu đồng). Vì vậy, đã ảnh hưởng làm dư nợ trong năm này tăng cao do. Đến năm 2012, dư nợ dài hạn giảm còn 14.964 triệu đồng, giảm 0,83% so với năm 2011. Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ giảm là việc ngân hàng cơ cấu lại thời hạn cho vay từ đa số dài hạn chuyển sang cho vay trung hạn đã làm doanh số cho vay dài hạn giảm xuống mạnh. Ngoài ra, năm 2012 là năm các món vay đến hạn nhiều đã ảnh hưởng làm thu nợ tăng cao (tăng 360,12% so với giai đoạn trước). Chính những nguyên nhân trên đã làm dư nợ cho vay dài hạn giảm trong năm 2012. 4.2.3.3. Dư nợ phân theo đơn vị nhận ủy thác Các cấp lãnh đạo ngân hàng, cùng lãnh đạo các Hội, Đoàn thể vừa muốn doanh số cho vay đạt cao vừa muốn doanh số thu nợ đạt cao. Khi doanh số cho vay cao là nhu cầu vốn của hội viên lớn, và ngân hàng cũng đã đáp ứng kịp thời giúp hội viên giải quyết khó khăn vươn lên thoát nghèo. Khi thu nợ đạt cao nghĩa là món cho vay đi đã giúp hộ vay vượt qua khó khăn, vươn lên trong sản xuất. Vì vậy các Hội, Đoàn thể làm sao đạt được cả 2 mục tiêu đó, giúp đỡ hộ vay một cách tích cực nhất. Trong những năm qua việc ngân hàng thành lập các tổ TK&VV, việc gắn kết tín dụng ngân hàng với hộ chính sách đã được hình thành, Trang 63 tạo hiệu quả cao đó là bước sáng tạo của NHCSXH. Hiện nay, 100% nguồn vốn cho vay của NHCSXH huyện điều được ủy thác qua các tổ chức hội và đã thành lập được 359 tổ TK&VV nhằm tập hợp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cùng liên đới trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, tạo thói quen dành tiền tiết kiệm, tạo điều kiện cho việc vay vốn và trả nợ ngân hàng dễ dàng hơn. Do đó, hoạt động cho vay qua hội đoàn thể đạt kết quả ngày càng cao, đem lại sự tin tưởng và tín nhiệm của ngân hàng. Vì vậy, dư nợ qua hội đoàn thể ngày càng tăng, ta phân tích bảng sau để hiểu rõ về hoạt động dư nợ của từng hội. Bảng 4.17: Dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-6th/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Chênh lệch(%) 2011 2012 6th/ 2011/ 2012/ 2013/ 2013 2010 2011 2012 Hội nông dân 7.645 7.640 7.619 7.722 -0,07 -0,27 1,35 Hội phụ nữ 10.137 10.507 10.647 10.440 3,65 1,33 -1,94 Hội CCB 4.311 4.491 4.541 4.519 4,18 1,11 -0,48 Thanh niên 2.303 2.442 2.577 2.708 6,04 5,53 5,08 Tổng 24.396 25.080 25.384 25.389 2,80 1,21 0,02 Đoàn (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo đơn vị nhận ủy thác) * Hội nông dân: Trong giai đoạn 2010-2012 dư nợ của hội nông dân có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 đạt 7.645 triệu đồng, năm 2011 đạt 7.640 giảm 5 triệu đồng (giảm 0,07%), năm 2012 giảm tiếp 21 triệu đồng đạt 7.619 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự hoạt đông hiệu quả tích cực của lãnh đạo hội và các tổ trưởng, mức thu nợ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nợ qua Hội, Đoàn thể. Và dù doanh số cho vay cũng đạt khá cao nhưng hoạt động thu nợ có chiều hướng tăng mạnh mẽ đã làm cho dư nợ giảm dần trong giai đoạn này. Tính đến cuối tháng 6 năm 2013 thì tổng số món ngân hàng cho vay là 1.015 với tổng dư nợ là 7.722 triệu đồng tăng 103 triệu đồng so với năm 2012. Trang 64 * Hội phụ nữ: Trong 5 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV, với việc xác định đây là chương trình mang ý nghĩa lớn và sâu sắc. Nhiều tổ trưởng có cách làm hay, sáng tạo để nguồn vốn thật sự phát huy tác dụng như: tổ chức các buổi tư vấn để gia đình và các em trong đối tượng của chương trình hiểu được chính sách ưu việt của Nhà nước, nâng cao ý thức vay vốn và hoàn trả, cùng có trách nhiệm để vay vốn của nhà nước phát huy đúng mục đích và ý nghĩa cao đẹp của nó. Tính đến 6th/2013 dư nợ tín dụng HSSV của hội đạt 10.440 triệu đồng giảm 207 triệu đồng (giảm 1,94%) so với cuối năm 2012, tổng số món đạt 1.293 cao hơn rất nhiều so với hội nông dân, tuy tỷ trọng thu nợ và doanh số cho vay không bằng Hội nông dân nhưng hoạt động của Hội phụ nữ từ trước đến nay là rất tốt. Trong giai đoạn 2010-2012 dư nợ tăng liên tục. Năm 2010 đạt 10.137 triệu đồng. Năm 2011 đạt 10.507 triệu đồng tăng 370 triệu đồng (tăng 3,65%) so với năm 2010, nhu cầu vay vốn của hội viên tăng và việc thu nợ cũng có tăng nhưng tăng chưa nhiều. Năm 2012 đạt 10.647 triệu đồng tăng 140 triệu đồng (tăng 1,33%) so với năm 2011, nguyên nhân là do doanh số cho vay tỷ lệ tăng chỉ là 80,2% nhưng đạt 1.265 triệu đồng còn thu nợ có bước tăng trưởng mạnh mẽ đến 238,86% nhưng đạt ít hơn doanh số cho vay, doanh số thu nợ đạt 1.125 triệu đồng. * Hội CCB: Với sự quan tâm của NHCSXH huyện Cái Nước, cũng như các cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp hướng dẫn cơ chế chính sách, giải đáp những tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời của PGD huyện Cái Nước cùng với sự nổ lực quyết tâm của Hội đã đạt những thành tựu nhất định. Mặc dù là những CCB nhưng lại có lòng quyết tâm, vượt khó không để cho con em mình phải bỏ học giữa chừng. Luôn tích cực, chịu khó trong nuôi trồng, sản xuất. Vì vậy là tổ mà NHCSXH luôn đặt niềm tin cao. Tính đến hết tháng 6 năm 2013 thu nợ tín dụng HSSV của Hội đạt 4.519 triệu đồng giảm 22 triệu đồng mức giảm nhẹ tương đương 0,48%. Giai đoạn 2010-2012 thì dư nợ tín dụng HSSV có xu hướng tăng do việc cho vay của Hội đáp ứng cho khá nhiều hội viên nên doanh số cho vay luôn đạt cao hơn doanh số thu nợ. Năm 2010 đạt 4.311 triệu đồng, năm 2011 tăng 180 triệu đồng so với năm 2010 đạt 4.491 triệu đồng, năm 2012 tăng tiếp 50 triệu đồng tương đương mức tăng 1,11% so với năm 2011 đạt 4.541 triệu đồng. Trang 65 * Đoàn thanh niên: Biến động dư nợ tín dụng HSSV theo một chiếu hướng đó là tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012 và cả 6th/2013. Cụ thế năm 2010 đạt 2.303 triệu đồng. Năm 2011 đạt 2.442 tăng 139 triệu đồng (tăng 6,04%) so với năm 2010. Năm 2012 đạt 2.577 triệu đồng tăng 135 triệu đồng (tăng 5,53%) so với năm 2011. 6th/2013 đạt 2.708 triệu đồng tăng 131 triệu đồng (tăng 5,08%) so với năm 2012. Đoàn thanh thiên luôn có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất trong 4 tổ chức hội, do hội viên của đoàn thanh niên liên tục tăng kéo theo đó là nhu cầu vốn ngày càng cao vì vậy mà doanh số cho vay của hội có xu hướng tăng từ năm 2011, và trước thời điểm 2010 cho vay có phần ít nên thu nợ trong giai đoạn 2010-2012 không cao. Do vậy mà dư nợ có tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy. 4.2.4. Nợ xấu Hiện nay tình hình nợ xấu là mối quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng, nhìn vào tình hình nợ xấu thấy được mức tổn thất của doanh nghiệp, nếu nợ xấu quá cao sẽ mang lại những hiệu quả tiêu cực ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. 4.2.4.1.Nợ xấu phân theo trình độ đào tạo Do tín dụng HSSV mới chỉ áp dụng từ năm 2007 nên nợ xấu sẽ chỉ tập trung những năm gần đây. Năm 2010, 2011 nợ xấu rất thấp đạt 58 và 62 triệu đồng. Năm 2012 là 999 triệu đồng tăng cao so với năm 2011 lên tới 937 triệu đồng (tăng 1.511,29%). 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng thêm 117 triệu đồng đạt 1.116 triệu đồng. Nguyên nhân của tình trạng nợ xấu tăng cao là do năm 2012 các khoản vay của sinh viên đại học đến hạn rất nhiều nhưng không thể thu hồi nợ hết được, một phần là do ngân hàng chưa có chính sách để giải quyết cùng lúc nhiều món nợ như vậy, đó cũng là điều khó khăn của ngân hàng vì số cán bộ khá mỏng không thể đáp ứng số công việc quá lớn cùng lúc. Bảng 4.18 cho thể thấy được nguyên nhân của sự tăng lên rất nhiều của nợ xấu là do ở trình độ đại học ngân hàng bắt đầu thu nợ các khoản nợ đến hạn. Năm 2012 nợ xấu là 819 triệu đồng, 6th/2013 là 877 triệu đồng tăng 7,08%. Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp nợ xấu tăng liên tục. Trình độ cao đẳng năm 2010 nợ xấu là 19 triệu đồng, năm 2011 là 22 triệu đồng tăng 3 triệu đồng so với 2010, năm 2012 là 55 triệu đồng tăng 33 triệu đồng (tăng 150%) so với năm 2011 , 6th/2013 là 75 triệu tăng 36,36% so với năm 2012. Trình độ trung cấp năm 2010 nợ xấu là 39 triệu đồng, năm 2011 là 40 triệu đồng tăng 1 triệu đồng so với Trang 66 2010, năm 2012 là 125 triệu đồng tăng 85 triệu đồng (tăng 212,5%) so với năm 2011, 6th/2013 là 164 triệu đồng tăng 39 triệu đồng tương đương mức tăng 36,36% so với năm 2012. Nguyên nhân của tình hình nợ xấu tăng liên tục của 2 trình độ này là do tình trạng khi ra trường không có việc làm, cha mẹ thì không có khả năng trả nợ cho con mình. Không có việc làm là do hiện nay nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao, đòi hỏi năng lực phải cao tương đương trình độ đại học trở lên vì vậy mà những sinh viên cao đẳng, trung cấp sẽ khó xin việc làm gây ra tình trạng nợ xấu tăng cao cho ngân hàng. Bảng 4.18: Nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Đại học 2011 Chênh lệch(%) 2012 6th/ 2011/ 2012/ 2013/ 2013 2010 2011 2012 - - 819 877 - - 7,08 Cao đẳng 19 22 55 75 15,79 150,00 36,36 Trung cấp 39 40 125 164 2,56 212,50 31,20 Tổng 58 62 999 1.116 6,90 1.511,29 11,71 (Nguồn: Bảng tình hình cho vay thu nợ theo trình độ đào tạo) 4.2.4.2. Nợ xấu phân theo thời hạn Như đã nói chương trình tín dụng HSSV bắt đầu từ cuối năm 2007 nên đến giai đoạn 2010-2011 chưa có những khoản nợ tín dụng HSSV dài hạn đến hạn nên chưa có nợ xấu. Đến năm 2012 và 6th/2013 mới có những khoản nợ xấu xuất hiện nhưng cũng không lớn, năm 2012 là 54 triệu đồng, 6th/2013 là 77 triệu đồng tăng 23 triệu đồng so với năm 2012. Nợ xấu tín dụng HSSV trung hạn co xu hướng tăng liên tục. Năm 2010 nợ xấu là 58 triệu đồng, năm 2011 tăng 4 triệu đồng so với 2010 đạt 62 triệu đồng , năm 2012 đạt 945 triệu đồng tăng 883 triệu đồng (tăng 1.424,19%) so với 2011, đến 6th/2013 tăng 9,95% đạt 1.039 so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng nhanh vào năm 2012 là do công văn số 2287 yêu cầu dừng các khoản vay cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính, bắt đầu quá trình trả nợ, nhưng những sinh viên này chưa ra trường nên không có điều kiện trả nợ đẩy nợ Trang 67 xấu tăng cao. Ngoài ra việc các khoản nợ từ năm 2007 đến hạn nhưng chưa thể thu hồi hết cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tăng cao vào năm 2012 và 6th/2013. Bảng 4.19: Nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Trung hạn 58 62 - - 58 62 Dài hạn Tổng 2011 Chênh lệch(%) 2012 6th/ 2011/ 2012/ 2013/ 2013 2010 2011 2012 945 1.039 6,90 1.424,19 9,95 77 - - 42,59 999 1.116 6,90 1.511,29 11,71 54 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) 4.2.4.3.Nợ xấu phân theo đơn vị nhận ủy thác Nợ xấu qua Hội, Đoàn thể đánh giá năng lực làm việc của Hội, Đoàn thể đó. Trong giai đoạn 2010-6th/2013 thì nợ xấu có xu hướng tăng liên tục ở tất cả các Hội, Đoàn thể. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do tình trạng ỷ lại vào ngân hàn chính sách của một bộ phận người dân tăng lên, công tác xử lý nợ quá hạn của lãnh đạo các Hội, Đoàn thể còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi hộ vay chây ì không chịu trả nợ. Tình hình cụ thể được thể hiên qua bảng 4.20. * Hội nông dân: Qua bảng 4.20 thấy được rằng tuy vào năm 2012 nợ xấu tăng lên đến 10.766,67% nhưng chỉ tăng 323 triệu đồng vì năm 2010 và năm 2011 nợ xấu là 3 triệu đồng. 6th/2013 tăng nhẹ 18 triệu đồng (tăng 5,52%) đạt 344 triệu đồng. Nguyên nhân tăng lên khá nhiều vào năm 2012 cũng không ngoài nguyên nhân là do sự ỷ lại vào ngân hàng chính sách của một bộ phận hộ vay, số sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm tăng cao vào năm 2012 và ngân hàng cũng không thể giải quyết số nợ đến hạn quá lớn này. * Hội phụ nữ: Hội phụ nữ luôn có nợ xấu chiếm cao nhất trong 4 tổ chức Hội. Nguyên nhân lớn nhất là do trong những giai đoạn trước doanh số cho vay đạt cao, khi Trang 68 đến hạn sinh viên không có tiền để trả nợ do tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, việc làm không phù hợp với ngành đào tạo. Điều này đã đặt ra vấn đề yêu cầu cần làm tốt khâu kết nối giữa việc giới thiệu cho vay vốn với việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho con em các hộ gia đình trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề. Nợ xấu tín dụng HSSV thông qua hội phụ nữ cụ thể như sau: năm 2010 là 34 triệu đồng, năm 2011 là 26 triệu đồng giảm 8 triệu đồng (giảm 23,53%) so với năm 2011, năm 2012 là 403 triệu đồng tăng 377 triệu đồng (tăng 1.450%) so với năm 2011, 6th/2013 là 415 triệu đồng tăng 12 triệu đồng (tăng 2,98%). Bảng 4.20: Nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-6th/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch(%) 2012 6th/ 2011/ 2012/ 2013/ 2013 2010 2011 2012 Hội nông dân 3 3 326 344 0,00 10.766,67 5,52 Hội phụ nữ 34 26 403 415 -23,53 1.450,00 2,98 Hội CCB 13 25 135 215 92,31 440,00 59,26 Đoàn thanh niên 8 8 135 142 0,00 1.587,50 5,19 Tổng 58 62 999 1.116 6,90 1.511,29 11,71 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) * Hội CCB: Tương tự nợ xấu qua Hội phụ nữ, nợ xấu qua Hội CCB cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010 nợ xấu là 13 triệu đồng, năm 2011 là 25 triệu đồng tăng 12 triệu đồng (tăng 92,31%), năm 2012 tăng 110 triệu đồng (tăng 440%) so với năm 2011 đạt 135 triệu đồng, 6th/2013 là 142 triệu đồng tăng 7 triệu đồng (tăng 5,19%) so với năm 2012. * Đoàn thanh niên: Tuy doanh số cho vay ủy thác qua đoàn thanh niên thấp nhất trong 4 tổ chức Hội nhưng nợ xấu lại chiếm khá cao. Năm 2012 ngang bằng với Hội CCB là 135 Trang 69 triệu đồng. Còn vào năm 2010 và 2011 nợ xấu duy trì ở mức 8 triệu đồng không có sự tăng giảm. 6th/2013 nợ xấu ủy thác qua hội ở mức 142 triệu đồng tăng 7 triệu đồng (tăng 5,19%) so với năm 2012. Nợ xấu ủy thác qua đoàn thanh niên có dấu hiệu tăng mạnh cho thấy công tác thu hồi nợ cũng chưa thật sự tốt, cần phải đôn đốc hơn nữa trách nhiệm trả nợ ngân hàng cho hộ vay, mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho tổ trưởng các Tổ TK&VV nâng cao trình độ. 4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 4.3.1. Đánh giá thông qua các chỉ số 4.3.1.1. Dư nợ trên tổng nguồn vốn Đây là chỉ tiêu có thể đánh giá mức độ tập trung vốn vào tín dụng của ngân hàng. Do nguồn vốn của ngân hàng chính sách chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, ngoài ra còn từ nguồn ủy thác của địa phương cho vay nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ thấp nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội của địa phuơng, cũng như thể hiện tính nhân đạo của chính phủ đối với người gặp hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là rất quan trọng, xem xét chỉ tiêu này có thể cho thấy ngân hàng đã tập trung bao nhiêu nguồn vốn vào hoạt động tín dụng HSSV nhằm tránh chi tiêu lãng phí của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước chiếm tỷ lệ khá và liên tục giảm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, tỷ lệ này là 21,84% đến năm 2011 giảm nhẹ xuống còn 19,68%, năm 2012 tỷ lệ này là 18,27%. Từ tỷ lệ trên ta thấy ngân hàng chính sách xã hội huyện luôn tập trung trên 18%. Nguồn vốn vào hoạt động tín dụng HSSV, còn phần lớn còn lại sẽ dùng vào các hoạt động tín dụng khác và một phần nhỏ chi trả chiết khấu cho Hội nhận ủy thác, hoa hồng cho tổ TK&VV và các hoạt động văn phòng, chi lương cho nhân viên ngân hàng. Tỷ lệ ngày càng giảm nguyên nhân là do ngân hàng những năm gần đây tập trung nhiều cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo, nền kinh tế khó khăn cần vốn để sản xuất nhiều hơn. 4.3.1.2. Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Nó cho biết tỷ lệ giữa số tiền mà ngân hàng thu hồi được trong một thời kỳ nhất định so với đồng vốn mà ngân hàng đã cho vay trong cùng thời điểm đó. Đối với các ngân hàng nói chung và riêng cho ngân hàng chính sách, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng. Hệ số thu nợ tăng lên chứng tỏ hoạt Trang 70 động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao và đối với ngân hàng chính sách xã hội là sự đóng góp rất lớn vào xã hội. Vì chỉ khi người nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng tốt đồng vốn, sinh lời, mang lại hiệu quả cho bản thân thì mới có tiền để trả nợ ngân hàng nói chung và HSSV nói riêng có thể tìm việc làm trả nợ ngân hàng đóng góp cho đất những nhân tài. Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước Chỉ tiêu Đơn vị Tổng nguồn vốn 2010 2011 2012 6th/2013 Triệu đồng 111.696 127.441 138.916 83.956 Doanh số cho vay tín dụng HSSV Triệu đồng 7.346 1.809 3.839 1.740 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV Triệu đồng 505 1.125 3.535 1.735 Dư nợ tín dụng HSSV Triệu đồng 24.396 25.080 25.384 25.389 Nợ xấu tín dụng HSSV Triệu đồng 58 62 999 1.116 Dư nợ bình quân Triệu đồng 20.975,50 24.738 Dư nợ/ tổng nguồn vốn % 21,84 19,68 18,27 30,2 Hệ số thu nợ % 6,87 62,19 92,08 99,71 Vòng quay vốn TD Vòng 0,02 0,05 0,14 0,07 Nợ xấu/ Dư nợ % 0,24 0,25 3,94 4,40 25.232 25.386,50 Hệ số thu nợ tín dụng HSSV của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước trong giai đoạn 2010-2012 và 6th/2013 liên tục tăng, cụ thể năm 2010, hệ số thu nợ là 6,87%, nghĩa là cứ bình quân 100 đồng doanh số cho vay thì ngân hàng thu về được 6,87 đồng, trong năm 2010, hệ số thu nợ của ngân hàng rất thấp. Nguyên nhân chính là do hoạt động của nhân viên tín dụng trong công tác bình Trang 71 xét vay vốn còn chưa đúng đối tượng và thời gian sử dụng vốn; các Tổ trưởng thiếu kinh nghiệm và trách nhiệm trong việc đôn đốc người vay trả nợ; sự hợp tác giữa ngân hàng, các hội và các ban nghành chưa sâu sát dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả ngày càng nhiều. Từ đó làm tình hình thu nợ trong năm thấp. Tuy nhiên, vào năm 2011, được sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo, đã tìm ra những khuyết điểm và từng bước khắc phục nó, hệ số thu nợ của năm 2011 đạt 62,19% và tiếp tục tăng 92,08% vào năm 2012 và 6th/2013 là 99,71%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước. Trong thời gian tới, toàn bộ cán bộ ngân hàng sẽ phấn đấu sao cho dần dần mức hệ số thu nợ tín dụng HSSV đạt tối đa. Điều đó, không chỉ góp phần cũng cố chất lượng tín dụng HSSV của ngân hàng mà còn góp phần vào việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu lớn của chương trình tín dụng HSSV. 4.3.1.3. Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng nhanh thì hoạt động đưa vốn vào kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn đồng thời làm cho đồng vốn huy động của ngân hàng khỏi bị ứ đọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do tín dụng HSSV của NHCSXH huyện Cái Nước chủ yếu cho vay trung hạn và dài hạn. Vì vậy, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thấp, tuy nhiên trong giai đoạn 2010-2012 vòng quay vốn có xu hướng tăng, nhưng tăng không đều giữa các năm. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 0,02 vòng và tăng lên đến 0,05 vòng trong năm 2011. Nguyên nhân vòng quay vốn quay nhanh hơn trong năm 2011 là do tình hình thu nợ của ngân hàng đạt kết quả cao do nhiều khoản vay đến hạn và công văn 2287 dừng việc cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn sau đó sẽ thương lượng việc trả nợ. Đến năm 2012, vòng quay vốn tiếp tục tăng nhẹ lên 0,14 vòng. Việc vòng quay vốn có chiều hướng tăng đã chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đạt kết quả tốt, cũng như doanh số cho vay ngắn hạn có phần tăng trở lại. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng rất thấp, việc thu hồi nợ chậm gây khó khăn đối với công tác quản lý cũng như độ rủi ro tăng cao. Nhưng, do đặc thù của ngân hàng là kinh doanh với đối tượng đặc biệt. Vì vậy, việc vòng quay vốn ngắn là đều không tránh khỏi. Trang 72 4.2.1.4. Nợ xấu trên dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy trong 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ xấu không thu hồi được, tỷ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng đạt hiệu quả cao và ngược lại tỷ số này cao thì chất lượng tín dụng thấp, hoạt động cho vay của ngân hàng có nhiều rủi ro và khả năng không thu hồi được nợ là rất lớn. Mỗi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này đều mong muốn giảm thiểu tối đa nợ xấu, vì nó là nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận và danh tiếng của ngân hàng. Tuy nhiên, mục tiêu giảm thiểu nợ xấu của ngân hàng chính sách không phải vì lợi nhuận hay danh tiếng mà là lợi ích xã hội do nguồn tín dụng mà ngân hàng cấp mang lại cho xã hội. Khi người vay vốn trả được nợ ngân hàng, đa số họ đều đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, có thu nhập và sinh lời trên nguồn vốn đó. Đối với HSSV được hỗ trợ cũng như thế. Khi nguồn vốn của ngân hàng chính sách có thể giúp cho HSSV để học tập sau này ra trường đóng góp cho kinh tế -xã hội thì nguồn vốn đó đã hoàn thành sứ mệnh của mình, cũng như ngân hàng chính sách xã hội đã thay mặt Nhà nước thực hiện công bằng xã hội, hỗ trợ cho HSSV nới chung và các đối tượng chính sách khác nới riêng, góp phần phát triển bền vững đất nước. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của nhiều ngân hàng đã vượt hai con số, đó là tình trạng đáng báo động. Tuy nhiên NHCSXH vẫn duy trì được ở mức một con số mà cụ thể NHCSXH huyện Cái Nước đã đạt được là 3,35% trong đó nợ xấu tín dụng HSSV là 4,4%, tuy vẫn trên mức quy định của Nhà nước là 3% nhưng đó cũng là một thành công. Hình 4.9 đã thể hiện trong giai đoạn 2010-2012 nợ xấu tín dụng HSSV tăng liên tục nhưng không nhiều. Năm 2010 là 0,24%, năm 2011 là 0,25%, năm 2012 là 3,94%. Để đạt được thành công đó NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ cùng những tổ chức chính trị, xã hội tập huấn, trợ giúp kỹ thuật, hướng dẫn hộ vay cách làm ăn, sử dụng vốn làm sao hiệu quả, ngoài ra còn định hướng nghề nghiệp một cách phù hợp, xác định được ngành nghề đúng khả năng và đáp ứng được thị trường lao động. Vì vậy nhiều hộ vay trả được nợ cho ngân hàng, đầy đủ, đúng hạn góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng. Trang 73 5 4.4 4 3.94 % 3 2 1 0.24 0.25 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th/2013 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Hình 4.9 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước trong giai đoạn 2010-2012 và 6th/2013 4.3.2. Đánh giá qua một số tiêu chí khác Ngoài những chỉ số về tài chính để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng HSSV của NHCSXH thì hiệu quả về mặt xã hội là điều quan trọng hơn hết. 4.3.2.1 Tỷ lệ số hồ sơ vay vốn được duyệt/ tổng nhu cầu Bảng 4.22: Kết quả cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Số hồ sơ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số hồ sơ Số hồ sơ % % Số hồ sơ vay vốn ban đầu 945 452 492 -493 -52,17 40 8,85 Số hồ sơ vay vốn được duyệt 919 226 480 -693 -24,59 254 112,39 (Nguồn: tổng hợp từ phòng tín dụng) Số hồ sơ vay vốn từng năm tăng chứng tỏ nhu cầu vay vốn của sinh viên tăng, từ đó ngân hàng có thể chủ động về nguồn vốn, kịp thời báo cáo với ngân Trang 74 hàng tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của HSSV theo mục tiêu là không để một HSSV gặp khó khăn nào không nhận được vốn vay. Năm 2010 số hồ sơ vay vốn ban đầu là 945 hồ sơ và số hồ sơ được duyệt cũng khá cao là 919 hồ sơ đạt 97,25%, trong năm này chỉ cần có giấy xác nhận sinh viên thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho những HSSV có nhu cầu vay. Đến năm 2011 số hồ sơ vay ban đầu đã giảm đến 493 hồ sơ tương đương giảm 52,17% nguyên nhân là do cuối năm 2010 NHCSXH đã ban hàng công văn số 2287 về điều kiện cho vay là phải được cơ quan chức năng ký duyệt là có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính theo quy định mới, vì vậy năm 2011 số hồ sơ vay đã giảm đáng kể và số hồ sơ được duyệt cũng chỉ là 226 hồ sơ chiếm 50% tổng số hồ sơ ban đầu. Nguyên nhân là do một bộ phận chưa nắm bắt được thông tin kịp thời, không đáp ứng đủ các điều kiện nên ngân hàng không thể cho vay. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho vay chương trình tín dụng HSSV trong năm 2011 thấp do được sự chỉ đạo của cấp trên ngân hàng tập trung vốn cho vay hộ nghèo. Sau một thời gian triển khai văn bản 2287, nắm bắt được thông tin từ việc tuyên truyền của tổ TK&VV nên các hộ vay cũng đã làm đúng theo quy định, vì vậy việc giải ngân được dễ dàng hơn nên số hồ sơ vay ban đầu năm 2012 là 492 hồ sơ đã được duyệt đến 480 hồ sơ đạt đến 97,56%. 4.3.2.2. Số hồ sơ vay phân theo đối tượng thụ hưởng Bảng 4.23 Số hồ sơ vay phân theo đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng HSSV tại NHCHXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Số hồ sơ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Số hồ sơ % Chênh lệch 2012/2011 Số hồ sơ % Hộ nghèo, cận nghèo 135 132 145 -3 -2,22 13 9,85 Khó khăn đột xuất về tài chính 784 94 335 -690 -88,01 241 256,38 (Nguồn: tổng hợp từ phòng tín dụng) Trong giai đoạn 2010-2012, số hồ sơ vay vốn thuộc đối tượng hộ nghèo hoặc cận nghèo không có xu hướng rõ rệt. Năm 2010, số sinh viên thuộc đối Trang 75 tượng hộ nghèo và cận nghèo là 135 hồ sơ đến năm 2011 là 132 hồ sơ giảm 2,22% do nhu cầu vay của sinh viên giảm. Đến năm 2012 số hồ sơ tăng lên 9,85% là 145 hồ sơ. Thông qua phân tích trên có thể thấy, nhu cầu vay vốn của sinh viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo ít biến động. Nguyên nhân là do hoàn cảnh kinh tế của các gia đình này gặp nhiều khó khăn, con em thường bỏ học sớm, việc học lên đại học, cao đẳng là một việc rất khó khăn. Tuy nhiên, vào năm 2012 số lượng hồ sơ vay vốn có xu hướng tăng so với các năm trước đó thể hiện ngân hàng đã chứng tỏ được vai trò là điểm tựa tài chính để sinh viên có thể tiếp tục con đường học tập của mình. Đối với đối tượng khó khăn đột xuất về tài chính cũng không có xu hướng rõ rệt trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 là 784 hồ sơ chiếm đến 85,31% tổng số hồ hơ được vay, đến năm 2011 là 94 hồ sơ chiếm 41,59% giảm 88,01% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng khá mạnh đạt mức 335 hồ sơ tăng 256,38% so với năm 2011. Nguyên nhân năm 2010 chiếm cao là do trong năm này và trước đó chưa có quy định cụ thể về đối tượng cho vay, những sinh viên nào muốn vay thì chỉ cần có giấy xác nhận sinh viên là được vay, nên việc cho vay không đúng đối tượng gặp khó khăn về tài chính là rất nhiều. Đến năm 2011 số hồ sơ giảm mạnh là do vào cuối năm 2010 NHCSXH đã ban hành công văn số 2287 để xác định đúng đối tượng cho vay kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho những đối tượng này, số hồ sơ khó khăn đột xuất về tài chính không đúng quy định không được duyệt vì vậy mà tăng lên rất nhiều. Năm 2012 số hồ sơ khó khăn đột xuất về tài chính tăng trở lại là do số hồ sơ đã được cơ quan chức năng duyệt theo đúng quy định. 100% 042% 80% 60% 40% 20% 070% 085% Khó khăn đột xuất về tài chính Hộ nghèo, cận nghèo 058% 030% 015% 0% 2010 2011 2012 Hình 4.10 Tỷ trọng số hồ sơ theo đối tượng thụ hưởng tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 Trang 76 4.3.3. Bài học kinh nghiệm sau 6 năm thực hiên chương trình Kết quả đạt được sau 6 năm thực hiện chương trình cho thấy, Chương trình tín dụng đối với HSSV là Chương trình thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Do vậy tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Là chương trình tín dụng chính sách có tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Để chương trình triển khai thực hiện tốt, nhanh đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cần có sự chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên của Đảng ủy, UBND huyện và sự triển khai tích cực của chính quyền địa phương cấp xã, sự phối hợp của các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, các cơ quan thông tin đại chúng và tập thể cán bộ NHCSXH. Phương thức cho vay đối với hộ gia đình HSSV thông qua việc ủy thác một số nhiệm vụ cho các tổ chức Hội đoàn thể là phương thức cho vay hiệu quả, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng. Đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, sự tham gia của Tổ TK&VV, huy động được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức Hội, Đoàn thể cùng triển khai thực hiện chương trình từ bình xét, xác nhận đối tượng, làm thủ tục để vay vốn đến việc sử dụng vốn vay và trả nợ tiền vay khi đến hạn. Thời hạn cho vay dài, vốn quay vòng chậm, bình quân 5-6 năm mới quay vòng được vốn vay. Do đó, đòi hỏi người vay và ngân hàng phải thực hiện tốt việc trả nợ, trả lãi theo phân kỳ để tránh dồn nợ đến thời hạn cuối cùng, trong khi hộ nghèo, hộ khó khăn nguồn thu thập thường rất hạn chế, hộ vay sẽ rất khó khăn trong chi trả. Việc NHCSXH thực hiện chính sách ưu đãi đối với các trường hợp hộ vay trả nợ trước hạn đã động viên khuyến khích được trách nhiệm trả nợ của người vay. Do vậy, nhiều trường hợp người vay đã chủ động và tự nguyện trả tiền gốc, lãi hàng tháng cho ngân hàng trước hạn để được hưởng chính sách giảm lãi suất tiền vay giảm gánh nặng cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, trong khi NHCSXH có thêm nguồn vốn để tiếp tục thực hiện chương trình. Trang 77 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Thời hạn vay vốn của Chương trình chủ yếu là trung và dài hạn (một HSSV vay vốn học chương trình đại học có thể được vay với thời gian lên tới 10 năm). Thời điểm giải ngân thường tập trung vào đầu năm học và đầu học kỳ. Thời gian giải ngân ngắn, vì vậy, đã có nhiều thời điểm, khó khăn về vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của HSSV. Việc xác định tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhất là hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính nhiều địa phương còn rất lung túng khi thực hiện xác nhận, thường ở nông thôn nếu có nhu cầu vay vốn cho con đi học, gia đình gặp khó khăn về tài chính nhưng không phải do: Tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Ủy ban nhân dân xã vẫn xác nhận và đưa vào danh sách hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính làm cho số lượng HSSV vay vốn tăng nhanh gây áp lực về nguồn vốn để giải ngân; số hộ thuộc diện này theo khảo sát năm 2011 chiếm đến 98,5% so với tổng số hộ vay vốn chương trình, trong khi đó hộ nghèo chỉ chiếm 1,02%, hộ cận nghèo chỉ chiếm 0,51%. Công tác kiểm tra, giám sát tuy đã được các cơ quan, ban ngành, các hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp quan tâm nhưng chưa thường xuyên, sự kết hợp để xử lý sai xót, tồn tại chưa kịp thời, một số địa phương còn nể nang thiếu kiên quyết trong việc xử lý đối tượng vay vốn sai mục đích, sai đối tượng, chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn. Giấy xác nhận của một số trường còn để trống nhiều nội dung (không xác nhận theo mẫu đã thống nhất) điều này làm chậm quá trình giải ngân tại cơ sở. Việc cấp mã trường, mã HSSV của khối dạy nghề chưa kịp thời nên việc đăng ký và cập nhật thông tin báo cáo chưa được chính xác. Do việc triển khai chương trình được diễn ra trên phạm vi rộng, khối lượng tín dụng lớn và số HSSV vay vốn nhiều nhưng cán bộ ngân hàng lại ít nên gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để triển khai, khâu hướng dẫn quy trình nghiệp vụ đối với người vay. Trang 78 Người vay chưa phải trả lãi trong suốt thời gian học tương đối dài, việc quản lý và theo dõi dư nợ phải ủy thác từng phần qua các hội, đoàn thể, tổ TK&VV, chi phí cho công tác giải ngân lớn nhưng không thu lãi để bù đắp một phần chi phí cũng gây khó khăn trong việc triển khai chương trình này. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc thống kê số lượng HSSV trong huyện đã thi đậu và theo học tại các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp…trong thời gian qua chưa kịp thời chính vì vậy PGD NHCSXH huyện thường xuyên bị động trong việc chuẩn bị nguồn vốn và xây dựng kế hoạch tín dụng hằng năm. Mốt số hộ vay chây ỳ trong việc trả nợ do họ nghĩ đây là nguồn vốn chính sách, muốn trả lúc nào cũng được và trông chờ vào chính sách giảm lãi, xóa nợ… 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.2.1. Xác định đối tượng thụ hưởng của chương trình - Căn cứ vào danh sách hộ nghèo, hô cận nghèo được điều tra theo tiêu chí mới công bố tại địa phương để xác định và đưa vào danh sách xét duyệt cho vay. - Đối với những hộ gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xác nhận vào 5 nguyên nhân cụ thể mà hộ gia đình đó khó khăn do: Tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh để xác nhận đề nghị cho vay. 5.2.2. Về việc quản lý công tác cho vay và sử dụng vốn vay - Các trường, cơ sở đào tạo, các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV cùng có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, quản lý sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng. - Chú trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. NHCSXH đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức Hội, Đoàn thể tổ chức kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau. - Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với hội đoàn thể các cấp triển khai thực hiện tốt chương trình ủy thác cho vay thông qua việc tổ chức giao ban với các cấp Hội từ cơ sở theo quy định hàng tháng, quý để kịp thời đánh giá kết quả đạt được, chỉnh sửa các tồn tại, đề ra các biện pháp giải quyết cụ thể cho từng thời kỳ nhằm đạt được các kế hoạch chương trình đã đề ra. Trang 79 - Cần hỗ trợ người nghèo theo hướng đồng bộ, tạo ra cơ chế để hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo, tăng cường hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo ra các mô hình liên kết sản xuất kinh doanh để các hộ nghèo, hộ vay vốn của NHCSXH sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất, rút ngắn thời gian thoát nghèo và vươn lên làm giàu. - Ngoài ra đối với chương trình cho vay này, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ký kết với ngân hàng Agribank (ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và Vietinbank (ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt nam) về việc phát hành thẻ để thực hiện giải ngân cho vay chương trình tín dụng HSSV. Do đây là một hướng giải ngân mới không qua hình thức tiền mặt do đó chi nhánh cần thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch về tín dụng, kế toán tin học,... theo hướng mới cho phù hợp, đồng thời thực hiện tốt việc phổ biến hướng dẫn cán bộ về quy trình , thủ tục cho vay qua hình thức phát hành thẻ. 5.2.3. Về biện pháp thu hồi nợ - Xác định danh sách hộ vay có nợ đến hạn hàng tháng để niêm yết tại điểm giao dịch các xã, thị trấn; các tổ chức hội, tổ chức nhận ủy thác, tổ TK&VV thông báo, đôn đốc hộ vay để trả nợ. - Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước tổ chức giao dịch cố định hàng tháng tại xã để thu hồi nợ, xử lý nợ đến hạn theo quy định, phối hợp chặt chẽ với hội đoàn thể, chính quyền địa phương để xử lý nghiêm túc đối với những hộ vay đến hạn, quá hạn có khả năng và có điều kiện nhưng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ. - Thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ đến hạn, hộ vay vốn đã có ý thức, trách nhiệm trong việc trả nợ ngân hàng. Đặc biệt kể từ khi NHCSXH chuyển phương thức cho vay trực tiếp HSSV thông qua cho vay thông qua hộ gia đình HSSV. Tổ chức các điểm giao dịch để cho vay, thu nợ, thu lãi cùng với chính sách hộ vay trả nợ trước hạn được giảm lãi. Hộ gia đình là người trực tiếp nhận nợ và cũng là người chịu trách nhiệm trả nợ có địa chỉ rõ rang đồng thời là thành viên của Tổ TK&VV. Tổ trưởng tổ TK&VV, các Tổ chức hội ủy thác phát huy vai trò trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung ủy thác, ủy nhiệm đã ký kết với ngân hàng. Động viên hộ vay vốn huy động nguồn trả nợ tiền vay từ thu nhập tổng hợp từ gia đình. Do đó, công tác thu hồi nợ đến hạn tạo nguồn vốn cho vay quay vòng đạt kết quả tương đối tốt. Trang 80 5.2.4. Một số giải pháp khác - Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành, cấp trên thường xuyên tổ chức kiểm tra cấp dưới, đặc biệt là sau mỗi đợt giải ngân tại các xã, thị trấn trên địa bàn quản lý, thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở trong chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV, tạo kênh dẫn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với chương trình tín dụng này. - Để việc cho vay tới học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được kịp thời và đầy đủ, chi nhánh cần có sự điều tra để nắm bắt nhu cầu vốn vay đối với đối tượng học sinh sinh viên trên địa bàn. Từ đó kiến nghị Chính phủ có kế hoạch cân đối nguồn vốn để NHCSXH giải ngân. - Mở rộng cho vay đi đôi với không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng nhằm kiểm soát và khống chế rủi ro. Tiến hành phân tích làm rõ các nguyên nhân quá hạn từ đó có giải pháp cụ thể để xử lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn kiên quyết chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn đối cới những khoản cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích. - Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở từ đó có những giải pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, đúng chính sách các chương trình được giao. - Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề có sự tham gia của liên ngành, của uỷ viên Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị địa phương nhằm đánh giá những kết quả đạt được cúng như những tồn tại, hạn chế một cách khách quan, trung thực từ đó có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh. Đồng thời qua thực tế kiểm tra , rà soát các chủ trương, chính sách, quy trình , thủ tục nếu xét thấy không còn phù hợp thì trình Chính phủ, Bộ ngành trung ương xem xét chỉnh sửa, bổ sung để triển khai thiực hiện đảm bảo phát huy hiệu quả, đúng chính sách, chế độ quy định. Trang 81 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN “Chỉ có học mới thoát được nghèo” thấu hiểu được điều đó Nhà nước đã có nhiều chính sách, biện pháp để giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn về tài chính tiếp tục được đến trường thắp sáng ước mơ thoát nghèo, cải thiện đời sống gia đình. Bên cạnh các chương trình như các học bổng cho sinh viên nghèo, các quỹ khuyến học thì kênh tín dụng thông qua ngân hàng chính sách xã hội là một chính sách lớn của Nhà nước trong việc giúp đỡ những học sinh, sinh viên này. Chương trình này đã giúp đỡ trực tiếp đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần tạo động lực, niềm tin để học sinh, sinh viên có thể an tâm trong việc học của mình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Nhà nước. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước sau hơn 10 năm hoạt động đã thực hiện ngày càng tốt nhiệm vụ của mình là cung cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm đảm bảo an sinh xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Dư nợ tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của địa phương. Trong đó, chương trình tín dụng dành cho đối tượng học sinh, sinh viên là một chương trình lớn mang ý nghĩa sâu sắc và thực tế có mức dư nợ khá cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển giáo dục của huyện Cái Nước; chương trình còn là động lực hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế của hộ gia đình nghèo, cận nghèo và gia đình gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên so với nhu cầu hiện nay, nguồn tín dụng cho chương trình này vẫn còn thấp do chương trình chỉ hỗ trợ cho sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; còn đối với các đối tượng học sinh khác vẫn chưa có trong khi nhu cầu thực tế của các học sinh đang theo học tại các trường phổ thông là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới việc tăng nguồn vốn bổ sung vào chương trình này là rất cần thiết. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với ngân hàng chính sách xã hội - Ngân hàng chính sách xã hội cần cải tiến để cải tiến phương thức hoàn trả, hình thức tiết kiệm để các hộ có thể hoàn trả dần và tăng số dư tiết kiệm trong các Trang 82 hộ vay vốn cũng như trong cộng đồng, tăng tính chủ động về nguồn vốn cho ngân hàng trong khi nguồn ngân sách gặp khó khăn. - Đối tượng vay vốn chương trình tín dụng HSSV cần mở rộng đối tượng thêm cho vay với hộ gia đình thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng. - Kéo dài thời gian gia hạn nợ cho hộ vay sau khi sinh viên ra trường vì hầu hết sinh viên mới ra trường dù đã tìm được việc làm cũng chưa có tích lũy để trả nợ ngân hàng được ngay. 6.2.2. Đối với các cấp chính quyền, trường đào tạo - Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục chỉ đạo các trường dạy nghề thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền hướng nghiệp và nắm bắt các đối tượng học nghề có đầy đủ thông tin về chương trình, tránh để các HSSV vì thiếu thông tin mà không vay được vốn. - Thực tế hiện nay một bộ phận lớn HSSV ra trường chưa có việc làm điều này là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của NHCSXH huyện. Để hạn chế tình trạng trên, Ủy ban nhân dân huyện, xã cần có những chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút những HSSV quay trở lại địa phương làm việc sau ra trường. - Hiện nay không ít sinh viên coi nhẹ việc định hướng nghề nghiệp, họ không biết sau khi tốt nghiệp thì sẽ làm gì? Làm thế nào để có một công việc phù hợp? Kiến thức được học có thật sự cần thiết hay không? Để tạo điều kiện cho các HSSV này ra trường tìm được việc làm, đề nghị các trường đào tạo phải hướng nghiệp cho HSSV trong quá trình học tập tại trường. - Đề nghị phòng giáo dục và đào tạo, các cơ quan có liên quan thống kê số lượng HSSV trong huyện đã thi đậu và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… hàng năm để PGD NHCSXH huyện có cơ sở xây dựng kế hoạch tín dụng cũng như chuẩn bị nguồn vốn để giải ngân kịp thời. 6.2.3. Đối với hội đoàn thể nhận ủy thác - Các Hội đoàn thể cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn về ý nghĩa của QĐ 157 giúp cho các hội viên, đoàn viên hiểu và thực hiện tốt hơn chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước. - Các đại diện trong hội đoàn thể nhận ủy thác có kế hoạch và thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tín dụng đối với việc cho vay HSSV tại các xã, thị trấn. Trang 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ, 2002. Nghị định số 78 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 2. Kiều Châu, 2012. Nghành giáo dục và đào tạo Cái Nước: Vượt khó đi lên, [Ngày truy cập: 8 Tháng 9 Năm 2013]. 3. Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Cà Mau, 2012. Quy định số 660 về chức năng, nhiệm vụ của các Tổ chuyên môn nghiệp vụ tại Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện. 4. Ngân hàng chính sách xã hội, 2007. Văn bản số 2162A về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay học sinh sinh viên. 5. Ngân hàng chính sách xã hội, 2010. Công văn số 2287 về hướng dẫn thực hiện một số điểm theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại thông báo số 231/TB-VPCP. 6. Nguyễn Minh Kiều, 2009.Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê. 7. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ. 8. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ. 9. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 157 về tín dụng học sinh sinh viên. 10. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 853 về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh sinh viên. 11. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 1196 về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh sinh viên. 12. Trần Gia Long, 2013. Kết quả điều ra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 ở Việt Nam, < http://vukehoach,mard,gov,vn/Default,aspx?id=1283> [Ngày truy cập: 9 Tháng 8 Năm 2013]. Trang 84 [...]... Phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau được chọn để làm chuyên đề tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV tại ngân hàng 1.2.2... huyện Cái Nước sẽ viết tiếp những trang sử vẻ vang 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC 3.2.1.Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước được thành lập từ năm 2003 đến nay là 1 cơ quan đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ quy chế về hoạt động và tổ chức của NHCSXH Lúc có quyết định thành lập, ngân hàng. .. 2013 2 Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này 3 Khi chính sách học phí thay đổi của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính. .. Nội dung của chính sách tín dụng đối với HSSV Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ban hành năm 2007 đã nêu rõ một số vấn đề sau: a Phạm vi áp dụng Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi... chức ngân hàng chính sách xã hội huyện Cái Nước 22 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Cái Nước giai đoạn 2010-2012 31 Hình 4.2 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 33 Hình 4.3 Doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 34 Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái. .. chức hội, cán bộ Tổ TK&VV Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả 2.1.2 Nội dung chính sách tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên 2.1.2.1 Sự cần thiết của tín dụng đối với học sinh, sinh viên Cung cấp tài chính. .. trong hoạt động cho vay đối với HSSV song phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động đã nảy sinh nhiều bất cập đòi hỏi cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên Đứng trước yêu cầu đó, nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng đối với HSSV tại PGD Cái Nước, đề tài: Phân tích. .. xấu tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-6th/2013 69 Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 71 Bảng 4.22 Kết quả cho vay tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 74 Bảng 4.23 Số hồ sơ vay phân theo đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái. .. thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 2010-2012 54 Bảng 4.13 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua Hội, Đoàn thể giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 57 Bảng 4.14 Dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-6th/2013 60 Bảng 4.15 Số HSSV dư nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước... 4.5 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn 2010-2012 47 Hình 4.6 Doanh số thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 47 Hình 4.7 Cơ cấu thu nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước qua đơn vị ủy thác giai đoạn 2010-2012 55 Hình 4.8 Tình hình hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH huyện Cái Nước giai đoạn

Ngày đăng: 12/10/2015, 13:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan