Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

119 602 0
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN QUỐC HIỆU BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN QUỐC HIỆU BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Đặng Bá Lãm HÀ NỘI - 2013 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên trong luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, đội ngũ Cán bộ quản lý, các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đặng Bá Lãm, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, các phòng chức năng của Sở, Ban Giám hiệu các trường THPT trong tỉnh đã cung cấp các số liệu quí báu, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình viết luận văn. Xin cám ơn các đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hưng Yên, tháng 12 năm 2013 TÁC GIẢ TRẦN QUỐC HIỆU 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt BCH BGH CBQL CB, GV, NV CĐ, ĐH CNH, HĐH CNTT CSTĐ CSVN ĐHQG ĐNGV GD&ĐT GDCD GDQP GDTX GS GV HS KHTN KHXH&NV LĐTT NCKH QLGD TB TD-GDQP THCS THPT TS TTSP TW UBND Viết đầy đủ Ban chấp hành Ban giám hiệu Cán bộ quản lý Cán bộ, giáo viên, nhân viên Cao đẳng, đại học Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghệ thông tin Chiến sĩ thi đua Cộng sản Việt Nam Đại học Quốc gia Đội ngũ giáo viên Giáo dục và đào tạo Giáo dục công dân Giáo dục quốc phòng Giáo dục thường xuyên Giáo sư Giáo viên Học sinh Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội và nhân văn Lao động tiên tiến Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục Trung bình Thể dục - Giáo dục quốc phòng Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng số Tập thể sư phạm Trung ương Ủy ban nhân dân 4 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ...................................................................................................... i Danh mục viết tắt ............................................................................................ ii Mục lục............................................................................................................ iii Danh mục các bảng ......................................................................................... vi Danh mục các biểu đồ, sơ đồ .......................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN ................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7 1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................... 8 1.2.1. Quản lý ................................................................................................. 8 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................... 13 1.2.3. Quản lý nhà trường ............................................................................... 16 1.2.4. Đội ngũ giáo viên ................................................................................. 18 1.2.5. Phát triển đội ngũ giáo viên .................................................................. 19 1.2.6. Phát triển con người .............................................................................. 19 1.2.7. Phát triển nguồn nhân lực .................................................................... 19 1.3. Vị trí và vai trò của giáo viên trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân .......................................................................................... 22 1.3.1. Một số đặc điểm của trường trung học phổ thông ............................... 22 1.3.2. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông ............ 25 1.4. Quan niệm và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT .................... 26 1.4.1. Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên .......................................... 26 1.4.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên ............................................... 26 1.4.3. Các thành tố cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông ....................................................................................... 27 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN ................................................................................................... 35 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và phát triển giáo dục ở tỉnh Hưng Yên ............................................................................... 35 5 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ..................................................................... 35 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục ............................................................... 36 2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các trường THPT tỉnh Hưng Yên ................................................................................................. 39 2.2.1. Trường THPT Mỹ Hào ......................................................................... 40 2.2.2. Trường THPT Trần Quang Khải .......................................................... 46 2.3. Định hướng phát triển các trường THPT tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013- 2015 tầm nhìn đến năm 2020 ............................................................... 51 2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên từ năm 2008 đến 2013 ................................................................... 53 2.4.1. Về số lượng .......................................................................................... 53 2.4.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên ................................................................. 55 2.4.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên ........................................................... 58 2.5. Thực trạng về các điều kiện phục vụ cho đội ngũ giáo viên .................. 64 2.6. Đánh giá chung về thực trạng trường và đội ngũ giáo viên các trường THPT trong tỉnh .................................................................................. 64 2.6.1. Thành tựu đạt được .............................................................................. 64 2.6.2. Những thuận lợi ................................................................................... 65 2.6.3. Khó khăn tồn tại ................................................................................... 65 2.7. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Hưng Yên............... 65 2.7.1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên ................................................................................................. 66 2.7.2. Về tuyển chọn giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên ................. 67 2.7.3. Về sử dụng giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên ...................... 68 2.7.4. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp .......................................................................... 69 2.7.5. Về đánh giá giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp.......................................................................................... 74 2.7.6. Về chính sách đối với giáo viên ............................................................ 75 2.7.7. Về các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên ............77 2.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT tỉnh Hưng Yên ......................................................................... 78 2.8.1. Những điểm mạnh, nguyên nhân ......................................................... 78 2.8.2. Những điểm yếu, nguyên nhân ............................................................ 79 2.8.3. Thời cơ ................................................................................................. 80 6 2.8.4. Thách thức ............................................................................................ 80 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 81 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC............................................ 82 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ....................................................... 82 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên ............................................................................... 83 3.2.1. Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong quá trình tiến hành giáo dục ........................................... 83 3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay ................................. 85 3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ ........................................................... 87 3.2.4. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ................................................................ 89 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .................................................................................................... 90 3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên ...................................................................................... 95 3.2.7. Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường ................................................... 96 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .................................................100 3.4. Thăm dò về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất .........101 Kết luận chương 3 ...........................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................103 1. Kết luận ......................................................................................................103 2. Khuyến nghị ...............................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................106 PHỤ LỤC .......................................................................................................108 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 ...................................................................... 37 Bảng 2.2: Số lượng ĐNGV trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (năm học 2012-2013) ...................................................................................... 38 Bảng 2.3: Trình độ đào tạo của ĐNGV các cấp học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Năm học 2012-2013 ...................................................................... 39 Bảng 2.4: Tổng số lớp, HS, CB, GV, NV theo năm học từ 2008-2013 ................42 Bảng 2.5: Tổng số lớp, học sinh và CB, GV, NV theo năm học từ 2008-2009 đến năm học 2012-2013 ............................................................... 47 Bảng 2.6: Tương quan giữa số lượng GV thực tế của nhà trường với định mức của Bộ (Từ năm học 2008- 2009 đến 2012- 2013)........................ 54 Bảng 2.7: Giáo viên nghỉ chế độ hưu trí và thuyên chuyển công tác ............ 55 Bảng 2.8: Số lượng và tỷ lệ GV theo độ tuổi của 2 nhà trường ..................... 55 Bảng 2.9: Tỷ lệ nam, nữ của Đội ngũ GV trường THPT .............................. 57 Bảng 2.10: Số lượng Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng, đào tạo ................. 58 Bảng 2.11: Thống kê trình độ của Đội ngũ giáo viên .................................... 59 Bảng 2.12: Trình độ được đào tạo theo từng bộ môn của đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên........................................................... 59 Bảng 2.13: Thống kê chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ Đội ngũ giáo viên của 2 nhà trường ...................................................................................... 61 Bảng 2.14: Trình độ ngoại ngữ và tin học của Đội ngũ giáo viên ................. 62 Bảng 2.15: Xếp loại đạo đức, lối sống của Đội ngũ giáo viên 2 nhà trường (Từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2012- 201 .............................. 62 Bảng 2.16: Trình độ chính trị và số lượng đảng viên của các nhà trường (Năm học 2012 - 2013) ....................................................................... 63 Bảng 2.17: Thống kê công tác nghiên cứu khoa học của Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THPT trong tỉnh ................................... 63 Bảng 2.18: Bảng tổng hợp khảo sát về thực trạng phát triển ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên .......................................................................... 66 Bảng 3.1: Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp ...................................................................................................101 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Số lượng GV thực tế của nhà trường với định mức của Bộ ..............54 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ trung bình 5 năm theo độ tuổi của ĐNGV các trường THPT trong tỉnh ...........................................................................................................56 Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ nam, nữ trung bình của ĐNGV của các trường THPT tỉnh Hưng Yên ............................................................................................................57 Biểu đồ 2.4: Trình độ đào tạo của ĐNGV năm học 2012- 2013 ....................60 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhận thúc về tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp ................ 102 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý.............................................................................10 Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý .....................................................13 Sơ đồ 1.3: Các yếu tố trong quản lý nhân lực ở nhà trường ..........................21 Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình phát triển đội ngũ giáo viên ..........................................................................................................33 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Trường THPT Mỹ Hào.......................................41 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy Trường THPT Trần Quang Khải ........................47 Sơ đồ 3.1.Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV .............................................95 Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................100 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, nền kinh tế trên thế giới đang có xu thế chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó không phải tài nguyên, tiền vốn mà là trí tuệ con người, chất lượng nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quyết định sự phát triển. Do đó phát triển nguồn nhân lực cần được coi trọng và phải xem đó là nhiệm vụ trọng yếu của từng đơn vị, từng ngành, từng quốc gia. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình GD&ĐT của đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi hơn lúc nào hết, phát triển đội ngũ giáo viên vững mạnh, toàn diện, vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên được Đại hội chỉ rõ là phải "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD&ĐT. Ngành giáo dục và đào tạo giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương phải xây dựng được những định hướng, giải pháp có tính khả thi để thực hiện được mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra trong đường lối đổi mới phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đội 10 ngũ giáo viên có một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì vậy việc quan tâm, xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo là việc làm cần thiết trước mắt cũng như lâu dài. Chỉ thị 40 CT/TW, ngày 15/6/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đội ngũ nhà giáo đã được khẳng định một cách chắc chắn có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục. Để đáp ứng trách nhiệm nặng nề trước yêu cầu cấp thiết của thời đại, đội ngũ nhà giáo phải đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có phẩm chất tốt, đạt chất lượng, hiệu quả cao trong công việc giảng dạy, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết TW VI khoá IX đã chỉ ra: “Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu GD&ĐT đó cần coi việc xây dựng đội ngũ nhà giáo là một nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng. Yêu cầu của Đất nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi người giáo viên vừa phải biết thiết kế vừa phải biết thi công, nhằm làm cho người học biết cách tự học kiến thức, tự học nghề, tự học phương pháp, tự học thái độ. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, công tác xây dựng, đào tạo đội 11 ngũ giáo viên được coi là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta đánh giá giáo dục và đào tạo về quy mô và chất lượng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu. Phương thức đào tạo trong các nhà trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng. Bên cạnh sự nỗ lực của tuyệt đại bộ phận, một số nhà giáo còn có biểu hiện vi phạm đạo đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thầy trong xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên các trường THPT trong tỉnh đã làm tốt công tác tổ chức cán bộ, song bên cạnh đó công tác phát triển nhân lực của nhà trường, đặc biệt là vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên vẫn còn một số tồn tại, đó là: chưa phát huy được sự say mê sáng tạo, lòng nhiệt huyết của toàn thể đội ngũ giáo viên; vẫn còn một số giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế, một số giáo viên được đào tạo qua các thời kỳ khác nhau, nhất là những thầy cô giáo tuổi cao, chưa đảm bảo chuẩn trình độ gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp thu, cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy; đội ngũ giáo viên “trẻ” nhiều, còn ít kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Hiện nay toàn ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2015, Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011- 2020; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh cuộc 12 vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn kết với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Năm học 2012- 2013 với mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” Ngành GDĐT Hưng Yên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương; công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục. Hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh tiếp tục kiện toàn và phát triển; Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của giáo dục đào tạo là Giáo viên; Tìm ra các biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trong tỉnh Hưng Yên cả về số lượng và chất lượng là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, được sự đồng ý của phòng Đào tạoTrường Đại học Giáo dục –ĐHQG Hà Nội và dưới sự hướng dẫn của PGSTS Đặng Bá Lãm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất những biện pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh cả về số và chất lượng tạo điều kiện để giáo dục THPT của tỉnh phát triển vững chắc 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên. 13 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất biện pháp có tính khả thi để phát triển và nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thôngđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 5. Giả thuyết khoa học Việc phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông là việc làm cần thiết, quan trọng và thường xuyên của các nhà quản lý; Nếu đề xuất được những biện pháp phù hợp có tính khả thi thì chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông sẽ được nâng cao và sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở tỉnh Hưng Yên. 6. Giới hạn, Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông công lập (Vì biên chế của các trường dân lập thường không ổn định; có cả giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng và Sở không quản lý nhà nước đội ngũ này) tỉnh Hưng Yên từ năm 2008-2013 và đề ra biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên từ năm 2013 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Cấp quản lý trực tiếp đối với đội ngũ giáo viên trên là Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý đội ngũ giáo viên tỉnh Hưng Yên nâng cao lên thành lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung 14 học phổ thông của tỉnh Hưng Yên nói riêng và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói chung. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho khâu quản lý cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên và cho các tỉnh khác trong cả nước. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. Phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận từ các tài liệu khoa học, các văn bản nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp quan sát, đàm thoại, điều tra, phỏng vấn, thống kê, tổng hợp, so sánh, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thử nghiệm. - Dùng các phần mềm thống kê để xử lý số liệu. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên. 15 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên. Ở nước ngoài có các tác giả như: M.I. Kônđacốp - Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục - Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáo dục, 1984; H- Koontz - Những vấn đề cốt yếu về quản lý - nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1992. Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh tri thức mà nòng cốt là cách mạng công nghệ thông tin. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ. Năng lực của đội ngũ ngành giáo dục quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục; chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ quyết định năng lực đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bác Hồ đã nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Khoa học quản lý giáo dục ở nước ta còn là một ngành khoa học mới nhưng được quan tâm đặc biệt nên phát triển nhanh cả về lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Đặng Quốc Bảo, Đặng Xuân Hải, Trần Khánh Đức và một số tác giả khác về công tác quản lý giáo dục đã thật sự góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà. Ở nước ta có các tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Nguyễn Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục - Trường Cán bộ quản lý GD-ĐT Trung ương I, Hà Nội, 1989; [25] ; Đặng Quốc Bảo - Một số khái 16 niệm về quản lý giáo dục - Trường Cán bộ quản lý GD- ĐT Trung ương I, Hà Nội, 1997. [3] Những năm qua, nhiều học viên đã chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ giáo viên trong lĩnh vực giáo dục làm luận văn tốt nghiệp: - “Phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Lệ Chung” (2008). [8] - “Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện vùng cao Tràng Định tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay của Hoàng Văn Chương” (2010). [9] Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về phát triển ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên. Tình trạng này dẫn đến công tác phát triển ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên chưa có những biện pháp dựa trên các cơ sở lý luận và có giá trị về thực tiễn. Do đó, chúng tôi thấy cần có một nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này và tìm ra một số biện pháp quản lý khả thi để phát triển ĐNGV các trường mầm non công lập đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Khi sự phân công lao động trong xã hội xuất hiện và phát triển sâu rộng thì sự liên kết giữa những con người cá thể với nhau ngày càng cao, con người cá thể một mặt vừa có khả năng tự chủ, mặt khác mối liên hệ cá thể thành hệ thống xã hội ngày càng lớn mà không thể đứng ngoài hệ thống xã hội đó, đặc biệt khi xã hội có và còn giai cấp. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công và hợp tác lao động. Lao động muốn đạt hiệu quả, năng xuất cao hơn thì đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh ... Hoạt động quản lý là hoạt động của người lãnh đạo phối hợp và phát huy hết sức mạnh của các thành viên trong nhóm, trong tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. 17 Ngay từ thời cổ xưa, Khổng Tử đã đề cao và xác định rõ vai trò cá nhân của người quản lý, ông quan niệm: Người quản lý mà chính trực thì không cần phải tốn nhiều công sức mà vẫn điều khiển được người ta làm theo. K.Marx (1818 - 1883) đã nêu ý tưởng: “Một nghệ sỹ vỹ cầm thì tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Theo W.Taylor (1856-1915) thì “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái cần làm và làm cái đó thế nào, bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [10, tr. 1] Theo Henry Fayol (1841-1925) thì “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: Kế hoạch hóa, tổ chức ,chỉ đạo (Lãnh đạo) và kiểm tra” Ông còn khẳng định “Khi con người lao động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt lên mục tiêu của tổ chức” [10, tr. 46] Theo Mary Parker Pollett thì quản lý là “Nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác” là “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên của tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức Trong khoa học quản lý, khái niệm quản lý được nêu: Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hữu hiệu. Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển nhất về quản lý là: các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [6, tr.9]. Hoạt động quản lý bao gồm hai quá trình luôn đan xen và hoà quyện nhau. “Quản” là quá trình bao hàm sự coi sóc, gìn giữ nhằm duy trì hệ thống ở trạng thái “Ổn định”. 18 “Lý” là quá trình bao hàm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới nhằm đưa hệ thống vào thế “Phát triển”. Nếu trong hoạt động quản lý, nhà quản lý chỉ chú trọng đến “Quản” thì tổ chức dễ dẫn đến trì trệ, bảo thủ. Ngược lại nếu chỉ chú trọng đến “Lý” thì tổ chức lại dễ rơi vào thế mất cân bằng, bất ổn định. Chính vì thế người quản lý phải luôn xác định và biết điều phối tốt sao cho trong “Quản” phải có “Lý” và trong “Lý” phải có “Quản”, làm cho trạng thái của hệ thống luôn ở vị trí cân bằng động. Như vậy: Quản lý chính là quá trình giữ gìn sự ổn định để phát triển và sự phát triển luôn tạo ra được thế ổn định của hệ. Đến nay, một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi khác là “quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức” [2, tr.11]. Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, ọc sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục. Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô hình hoá qua sơ đồ sau: Công cụ Chủ thể quản lý Mục tiêu quản lý Nội dung, phƣơng pháp Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý 19 Khách thể quản lý Trong đó: Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức; Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các quan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác nhau; Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ…. Phương pháp quản lý được xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Các chức năng cơ bản của quản lý - Chức năng kế hoạch hoá; Chức năng quản lý là các hoạt động xác định được chuyên môn hoá, nhờ đó chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý. Hay nói một cách khác, chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Có thể nói là quản lý có bốn chức năng chính như sau: Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá: (a) Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức: (b) Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này: (c) Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. - Chức năng tổ chức Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng tương đối trừu tượng đó thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hoá như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực 20 hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả. - Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo) Sau khi kế hoạch đó được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đó hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia. - Chức năng kiểm tra Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải 19 tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, nó diễn ra có tính chu kỳ như sau: - Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động. - Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đề ra. - Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch. - Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần. Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý. 21 Mối liên hệ này thể hiện qua sơ đồ sau: Kế hoạch Kiểm tra, đánh giá Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý Như vậy, những quan niệm trên về quản lý có phần không giống nhau nhưng đều có điểm thống nhất về bản chất của hành động quản lý đó là cách tổ chức quản lý của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý. Đồng thời, quản lý không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật, vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn chủ động, khéo léo, linh hoạt, tổ chức điều khiển, hướng dẫn mọi thành viên trong tổ chức của mình cùng hướng tới mục tiêu xác định nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục l à hệ thống tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau từ tất cả các khâu các bộ phận của hệ thố ng nhằ m đảm bảo cho các cơ quan trong hê ̣ thố ng giáo du ̣c vâ ̣n hành tố i ưu, đảm bảo cho sự phát triển mở rộng cả về số lượng cũng chất lượng để đạt tới mu ̣c tiêu giáo du ̣c. Mục tiêu của quản lý giáo dục chính là trạng thái mong muốn trong tương lai đố i với hê ̣ thố ng giáo du ̣c , đố i với trường ho ̣c hoă ̣c đố i với những thông số chủ yế u của hê ̣ thố ng giáo du ̣c trong mỗi nhà trường . Những thông số này đươ ̣c xác đinh ̣ trên cơ sở đáp ứng những mu ̣c tiêu tổ ng thể của sự phát triể n kinh tế xã hô ̣i trong từng giai đoa ̣n của phát triể n của k inh tế đấ t nước . 22 Mục tiêu này gồm : Đảm bảo quyề n ho ̣c sinh vào các ngành ho ̣c các cấ p ho ̣c các lớp học đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn . Đảm bảo chỉ tiêu và chấ t lươ ̣ng đa ̣t hiê ̣u quả đào ta ̣o phát triể n tâ ̣p thể sư pha ̣m đồ ng bô ̣ nâng cao triǹ h đô ̣ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ và đời số ng vâ ̣t chấ t , xây dựng và hoàn thiê ̣n các tổ chức chính quyề n , Đảng, Đoàn thể , quầ n chúng để thực hiê ̣n tố t nhiê ̣m vu ̣ giáo dục đào tạo. Đối tươ ̣ng của quản lý giáo du ̣c là hoạt động của cán bộ , giáo viên , học sinh và tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch và chương trình GD -ĐT nhằ m đa ̣t đươ ̣c những mu ̣c tiêu giáo du ̣c đã quy đinh ̣ với chấ t lươ ̣ng cao. Hiểu theo nghĩa rộng thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong một xã hội. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục. Một số định nghĩa điển hình về quản lý giáo dục. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay” [19]. “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến” [19]. T.Bush đã chỉ ra 7 phương diện, trong đó quản lý giáo dục khác rõ rệt với quản lý các tổ chức khác. Ở Phương diện thứ 4 có nêu vai trò của người quản lý là: “Những người quản lý giáo dục có chung một cơ sở nghề nghiệp với giảng viên, giáo viên có phạm vi rộng trong hoạt động nghề nghiệp, tham gia ở một mức độ đáng kể vào các quyết định quản lý vì sự cam kết của họ 23 đối với việc thực hiện các quyết định là một bảo đảm cho sự thành công của các hoạt động giáo dục” [21, tr.31]. Từ những định nghĩa trên cho ta thấy: Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Các thành tố là: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, lực lượng giáo dục (thầy giáo), đối tượng giáo dục (học sinh, học viên), phương tiện giáo dục (cơ sở vật chất ). Quản lý giáo dục là quản lý con người nên đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc giáo dục. Những nguyên tắc giáo dục là những yêu cầu, những tiêu chuẩn, những luận điểm cơ bản chỉ đạo việc tổ chức của chủ thể quản lý giáo dục. Các cơ quan quản lý trong ngành giáo dục, dù ở cấp nào, dù đảm nhận chức năng nào đều phải tổ chức và phải hoạt động theo đúng các nguyên tắc giáo dục. Đó là tính khoa học và thực tiễn, tập trung và dân chủ, kết hợp nhà nước và nhân dân . Chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục phụ thuộc một phần rất quan trọng vào việc xác định đúng đắn và cụ thể mục tiêu quản lý. Trong công tác giáo dục, mỗi loại mục tiêu (lớn - nhỏ, ngắn - dài, chung riêng) đều có vị trí nhất định và tầm quan trọng tất yếu của nó. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ biện chứng giữa mục đích và phương tiện. Như vậy, về cơ bản hoạt động quản lý giáo dục cũng giống như mọi hoạt động quản lý kinh tế - xã hội nói chung, song quản lý giáo dục mang những đặc điểm đặc thù. Sở dĩ có sự sai khác là do "mục tiêu của giáo dục rất khó xác định rõ ràng, tường minh; sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, nên rất khó đo lường, đánh giá được; trong giáo dục mối quan hệ giữa nhà giáo với học sinh là những mối quan hệ rất đặc biệt,... . Những điểm sai khác này là cơ sở để xây dựng các thiết chế, các chính sách phù hợp cho công tác quản lý giáo dục" [5]. Đối với ngành giáo dục đào tạo nói chung và đối với nhà trường nói riêng, quản lý đội ngũ giáo viên là một trong 24 những nội dung chủ yếu nhất trong quá trình quản lý nguồn nhân lực. Quá trình phát triển đội ngũ giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ những nội dung chủ yếu của quá trình phát triển nguồn nhân lực như: quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bố trí sử dụng, huấn luyện phát triển, bồi dưỡng, thẩm định kết quả hoạt động, đề bạt, chuyển đổi. Điểm đặc biệt trong quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý một tập thể những cán bộ tri thức, có trình độ học vấn và nhân cách phát triển ở mức độ cao, khả năng nhận thức vấn đề nhanh, có đầy đủ khả năng phân tích và tổng hợp. Chính từ đặc điểm này mà việc quản lý đội ngũ giáo viên của người quản lý cần phải chú ý một số yêu cầu sau: Quản lý đội ngũ giáo viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo một cách tốt nhất, khai thác ở mức độ cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ để họ có thể đóng góp, cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Quản lý đội ngũ giáo viên phải nhằm hướng giáo viên vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, của cộng đồng xã hội, đồng thời phải đảm bảo những lợi ích về tinh thần và vật chất với mức độ thoả đáng cho mỗi cá nhân giáo viên. Quản lý đội ngũ giáo viên trong mọi thời điểm phải đảm bảo cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển trong tương lai của tổ chức (gồm cả tương lai gần và tương lai xa). Quản lý đội ngũ giáo viên cần phải được thực hiện theo quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở pháp luật Nhà nước, theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, ngành chủ quản. 1.2.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục, nhà trường (Cơ sở giáo du ̣c ) chính là nơi tiến hành giáo dục -đào ta ̣o có nhiê ̣m vu ̣ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định. 25 Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội năng kiế n ta ̣o các kinh nghiê ̣m xã hô ̣i cho nhóm , thực hiê ̣n các chức dân cư nhấ t đinh ̣ . Nhà trường là nơi tổ chức cho viê ̣c kiế n ta ̣o xã hô ̣i nói trên đa ̣t đươ ̣c các mu ̣c tiêu xã hội đặt ra cho nhóm dân cư được quy định vào sự kiến tạo này một cách tố i ưu theo quản lý xã hô ̣i . Từ đó ta thấ y qu ản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông chính là xây dựng mối quan hệ quản lý dưới các hình thức công tác tâ ̣p thể , cách đối xử giữa học sinh và giáo viên . Do con đường giáo dục lâu dài đặc biệt hàm súc về t rí tuệ và cảm xúc , do các tình huố ng trong đời số ng nô ̣i ta ̣i tâm hồ n nên tâ ̣p thể của toàn trường có sự biế n đổ i liên tục. Tấ t cả những điề u đó đă ̣t ra yêu cầ u cao đố i với viê ̣c quản lý nhà trường , viê ̣c tổ chức hơ ̣p lý quá trình dạy học-giáo dục, viê ̣c xây dựng các điề u kiê ̣n vâ ̣t chấ t , kỹ thuật, tổ chức sư pha ̣m và viê ̣c ta ̣o ra những điề u kiê ̣n khác của lao đô ̣ng của giáo viên và ho ̣c sinh. Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đặc thù của xã hội, được hình thành từ nhu cầu mang tính tất yếu khách quan của xã hội nhằm thực hiện chức năng truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội để đạt mục tiêu tồn tại và phát triển của cá nhân, phát triển của cộng đồng. Theo tác giả Bùi Trọng Tuân: Quản lý nhà trường bao gồm quản lý bên trong nhà trường (nghĩa là quản lý các thành tố mục đích, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đội ngũ giáo viên, cán bộ, tập thể học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các thành tố này quan hệ qua lại với nhau, tất cả đều thực hiện chức năng giáo dục) và quản lý mối quan hệ giữa nhà trường với môi trường xã hội bên ngoài nhà trường. [21] Tác giả Đặng Quốc Bảo khi nghiên cứu về quản lý nhà trường quan niệm: "Quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế vừa có tính sư phạm, vừa có tính kinh tế trong đó nhà trường trung học phải xác định sứ mệnh là đào tạo học sinh trở thành người lớn có trách nhiệm tự lập với ba giấy thông hành đi vào đời là: giấy thông hành học vấn, giấy thông hành kỹ thuật nghề nghiệp và giấy thông hành kinh doanh". [2] 26 Hê ghen đã khẳng định nhà trường được coi là cái cầu nối đưa đứa trẻ từ thế giới gia đình vào thế giới xã hội bớt đi những hụt hẫng không đáng có. Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến quản lý giáo dục nhằm mục đích tăng cường phân cấp quản lý nhà trường cho các chủ thể quản lý bên trong nhà trường với những quyền hạn và trách nhiệm rộng rãi hơn để thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề tại chỗ Cũng như các hoạt động quản lý khác, quản lý nhà trường được thực hiện thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Ngoài ra, người quản lý trường học cần lưu ý các kỹ năng gắn kết là: công tác ra quyết định, điều chỉnh và xử lý phản hồi thông tin. 1.2.4. Đội ngũ giáo viên 1.2.4.1. Nhà giáo (giáo viên) Theo điều 70, Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 [24, tr.109, 110]: 1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; “Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục Đại học gọi là giảng viên”. 2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; d) Lý lịch bản thân rõ ràng. 1.2.4.2. Đội ngũ Người ta thường dùng khái niệm đội ngũ để chỉ các tổ chức xã hội một cách rộng rãi như: Đội ngũ công nhân viên ngành xây dựng, đội ngũ trí thức trẻ… đó là một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng cùng một nghề nghiệp… Đội ngũ được định nghĩa như sau “Đội ngũ là tập hợp gồm một số 27 đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định”. 1.2.5. Phát triển đội ngũ giáo viên Trong Triết học, theo phép biện chứng duy vật phát triển là khái niệm dùng để "Khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn" . 1.2.6. Phát triển con người Phát triển con người là sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự mở rộng cơ hội cho người dân nhằm hướng tới một cuộc sống đầy đủ vật chất, phong phú về tri thức. 1.2.7. Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực hay còn gọi là “vốn con người” chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức, một tập hợp cụ thể. Phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu suất của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ, cũng như chất lượng sống của nhân lực. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Để hiểu rõ về nguồn nhân lực (nguồn lực con người - Human resource) cần bắt đầu từ việc thao tác các khái niệm nền tảng: Nhân cách và các khái niệm sức người (manpower), vốn người (hu man capital). [2] Khái niệm về nhân lực (thuật ngữ tiếng Anh tương đương là manpower) thường được hiểu là sức người. Sức người thường được phân tích theo hai khía cạnh: số lượng người đang làm việc (hoặc sẵn có để làm việc) và sức mạnh có được do nỗ lực về cơ thể con người. Khái niệm "Vốn người" ra đời vào những năm 1960 và được bàn luận sôi nổi rộng rãi vào đầu những năm 1970. Theodor Schoultz, nhà kinh tế Mỹ (giải thưởng Nôben kinh tế 1979) đã mô tả "Vốn người" (Tư bản người): 28 Nghĩa hẹp: Schoultz coi mỗi con người nhờ có giáo dục mà có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Những kết quả này Schoultz gọi là "Vốn trí tuệ". Nhờ "Vốn trí tuệ mà mỗi người có thu nhập tiền lương và địa vị xã hội. Nghĩa rộng. Schoultz coi nền kinh tế của mỗi nước tồn tại và phát triển nhờ vốn vật chất (tư bản vật chất) như tài nguyên, đất đai, song chủ yếu nhờ vốn con người (tư bản con người). ở đây tư bản con người được mở rộng tới giới hạn là kết quả tổng hợp của giáo dục tạo ra trình độ lành nghề của đội ngũ lao động Khái niệm "Nguồn lực con người" ra đời vào thập niên 80, muộn hơn một chút so với khái niệm "Vốn con người". Nó là sự bổ sung cho khái niệm "Vốn con người" để nhà quản lý điều hành quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của một đất nước đi tới trạng thái bền vững. Nguồn lực con người (Nguồn nhân lực) được quan niệm là tổng thể tiềm năng lao động của một đất nước, một cộng đồng, bao gồm dân số cả "trong" độ tuổi lao động và "ngoài" độ tuổi lao động. Từ góc độ đối với cá nhân con người, nguồn nhân lực cần được quản lý, chăm sóc và phát triển từ thai nhi, tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi lao động và cả thời kỳ sau tuổi lao động. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Tác giả Đặng Quốc Bảo khi nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và các chỉ số phát triển con người (Bài giảng cao học quản lý giáo dục. Khoa sư phạm - ĐHQG Hà Nội) đã khẳng định: Khái niệm "vốn người" được thể hiện ở "nhân cách - sức lao Nhân trong mỗi con người, nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi ích từ nhân tố con người, việc .quản lý nhân tố này phải nhìn vào tương quan với vốn vật chất, định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực (vốn sinh lời). Khái niệm nguồn nhân lực" nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng các nhu cầu toàn diện của con người, nuôi dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá trình phát triển. 29 Quản lý phát triển nguồn lực con người không chỉ nhấn mạnh đến phát triển thể lực (theo quan điểm về sức người), phát triển về trí lực (theo quan điểm về vốn người) mà phải nhấn mạnh phát triển toàn diện con người: thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ sống, thái độ lao động, hiệu quả lao động. Quản lý phát triển nguồn nhân lực được xem xét tổng hợp dưới các góc độ: kinh tế, giáo dục, chính trị - xã hội. Việc biến động nguồn nhân lực là điều thường xuyên diễn ra trong bất cứ xã hội nào, bất cứ tổ chức nào. Một tổ chức tùy từng giai đoạn hoạt động khác nhau, có thể cần nhiều hoặc ít thành viên. Như vậy, quá trình quản lý nguồn nhân lực diễn tiến không ngừng. Và một vấn đề quan trọng luôn đặt ra cho chức năng quản lý nguồn nhân lực, ấy là phải giữ sao cho tổ chức có “đúng người, đúng chỗ, đúng lúc” [6, tr.163]. Quản lý nhân lực trong giáo dục là hoạt động của chủ thể quản lý gồm tuyển chọn, sử dụng, duy trì, động viên, phát triển và tạo các điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên làm việc có hiệu quả, nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức giáo dục - đào tạo (trường, ngành), đồng thời cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày một tốt hơn. Cán bộ Quản lý Môi trường Giáo viên Mục tiêu, Sản phẩm Nhân viên Cán bộ, Đoàn thể, Xã hội Sơ đồ 1.3: Các yếu tố trong quản lý nhân lực ở nhà trường 30 Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dựng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích nghi của họ với các công việc trong tương lai. Có thể thấy, việc làm rõ bản chất và vai trò bổ sung tương hỗ giữa các khái niệm nguồn nhân lực và vốn người là cơ sở cho các nhà quản lý có nhận thức và đưa ra các biện pháp đúng đắn để việc quản lý nhân tố con người nhằm đạt sự hài hòa giữa hai khía cạnh: con người vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của sự phát triển, đồng thời quản lý nhằm đạt được sự đồng thuận và kỷ cương xã hội. 1.3. Vị trí và vai trò của giáo viên trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1. Một số đặc điểm của trường trung học phổ thông Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trường THPT là cấp học cuối cùng của ngành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức cơ bản toàn diện cho học sinh Học sinh THPT là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18, hầu hết học sinh trong lứa tuổi này thể hiện ước mơ hoài bão của mình. Họ có nhiều nỗ lực cá nhân nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội 31 Đặc điểm về cấp học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hoá nguyện vọng của học sinh THPT theo hai hướng chính. Một là: Đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn để vào các trường Cao Đẳng, Đại học. Hai là: Tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện học lên Vì vậy, trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, áp dụng các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoạch được giao, nhiệm vụ năm học và xa hơn nữa là thực hiện mục tiêu giáo dục lâu dài của nhà trường Trường THPT có nhiệm vụ: a) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông; b) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia vào quá trình tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên; c) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo Dục và đào tạo; d) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; đ) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá; e) Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; g) Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; h) Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Theo chúng tôi, từ góc độ quản lý có thể xếp các nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT đã nêu trên thành năm nhóm chủ yếu sau: - Nhóm 1: Thực thi pháp luật và chính sách của nhà nước, quy chế của ngành nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung và dạy học 32 nói riêng trong đó lấy việc thực thi các quy chế giáo dục đối với hoạt động dạy học làm nhiệm vụ trọng tâm. - Nhóm 2: Quản lý và nâng cao năng lực của ĐNGV, nhân viên và điều hành bộ máy tổ chức của nhà trường nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học trong đó lấy việc nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học làm nhiệm vụ cốt yếu. - Nhóm 3: Huy động đầy đủ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục để phục vụ cho mọi hoạt động giáo dục của trường trong đó coi việc huy động và sử dụng thiết bị dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu. - Nhóm 4: Xây dựng và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục nói chung và môi trường sư phạm trong trường nói riêng trong đó lấy việc phối hợp giáo dục giữa gia đình cộng đồng và xã hội làm trụ cột. - Nhóm 5: Thu nhận, xử lý có chất lượng các thông tin về giáo dục và thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học và quản lý dạy học . - Xét trên phương diện tổng thể, trong nhà trường thì ĐNGV là đối tượng quản lý. Để quản lý có hiệu quả trước hết là làm cho giáo viên thực hiện vai trò làm chủ quá trình giáo dục, làm chủ nhà trường. Có thể nói ĐNGV vừa là đối tượng vừa là chủ thể quản lý giáo dục. - ĐNGV trường THPT bao gồm những chuyên gia giảng dạy riêng rẽ từng bộ môn khoa học. Đây là đặc điểm nổi bật cho thấy tiềm năng nhân lực dồi dào, phong phú và đa dạng của đội ngũ trong việc giáo dục học sinh cũng như trong việc phát huy cao hiệu quả dạy và học của nhà trường và cộng đồng. - Các em học sinh là đối tượng của giáo dục và cũng là đối tượng của quản lý trường học. Nhưng trong quá trình giáo dục, kết quả của giáo dục lại tùy thuộc vào chỗ người giáo viên có phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học không?. Để quản lý tốt nhà trường cần phải tạo ra 33 điều kiện và bầu không khí học tập cho học sinh mà ở đó các em thực sự là chủ thể của quá trình giáo dục. Trong nhà trường các quá trình giáo dục thường trải qua trong một thời gian dài nhất định. Những phẩm chất nhân cách của học sinh được tạo ra ngày hôm nay là để cho ngày mai khi họ bước vào cuộc sống. Chính đặc điểm này, càng đòi hỏi Nhà quản lý giáo dục phải có tầm nhìn xa, nhưng lại phải cập nhật những vấn đề thực tiễn và nhạy bén với các vấn đề có tính triển vọng trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Cũng chính từ yêu cầu này càng đòi hỏi cấp thiết đối với học sinh khi chuẩn bị bước vào đời là hoặc phải có kiến thức tốt để học lên cao hơn (trường đại học, cao đẳng) hoặc là đi học nghề hoặc tham gia ngay vào lao động sản xuất. Đây là đặc điểm mà cần phải lưu ý trong công tác quản lý. 1.3.2. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông - Nghề dạy học là một nghề lao động đặc biệt: Đối tượng lao động là con người; công cụ lao động chủ yếu là nhân cách nhà giáo; môi trường giáo dục mang tính văn hoá, đạo đức cao. Sản phẩm của loại lao động đặc biệt này cũng rất đặc biệt: Đó là con người có nhân cách (phẩm chất và năng lực) đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy, nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường vừa có vị thế hết sức quan trọng trong nhà trường và được xã hội tôn vinh. Nhiệm vụ của nhà giáo Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây: 1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; 2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; 3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; 34 4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; 5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.4. Quan niệm và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT 1.4.1. Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng và phát triển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mô, chất lượng và cơ cấu 1.4.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên Phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên cho mỗi nhà trường THPT đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp CNH- HDH đất nước. - Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về cơ cấu chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, chuyên môn nghiệp vụ ... hay nói cách khác tạo ra ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất ta có khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau về mọi mặt. - Chất lượng: thể hiện bằng phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Theo Nguyễn Đức Chính: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, đều có điều kiện và mục tiêu phát triển riêng và khi đạt được mục tiêu đề ra tức là đã đảm bảo được chất lượng.[7] 35 1.4.3. Các thành tố cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông 1.4.3.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực là nội dung chủ yếu của hoạch định tài nguyên nhân sự. Có nhiều định nghĩa khác nhau về xây dựng quy hoạch tài nguyên nhân sự. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung là hoạch định nguồn nhân lực liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định những bổ sung thay thế để duy trì đội ngũ cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và vấn đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn tài nguyên nhân sự đó. Qui hoạch (lập kế hoạch nói chung) phát triển đội ngũ giáo viên là một tiến trình đề ra và thực hiện các công việc về nhân lực để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đội .ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của nhà trường và đảm bảo việc bố trí sử dụng đội ngũ có hiệu quả. Quy trình quy hoạch đội ngũ giáo viên có bốn mặt cơ bản sau: - Lập kế hoạch cho những nhu cầu tương lai (về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên). - Lập kế hoạch cho sự cân đối tương lai bằng cách so sánh số lượng thành viên cần thiết với số lượng thành viên hiện có mà nhà trường muốn lưu lại - Lập kế hoạch để tuyển mộ hoặc sa thải giáo viên. - Lập kế hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên. 1.4.3.2. Tuyển chọn giáo viên Tuyển chọn đội ngũ giáo viên là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm chọn lựa, quyết định xem trong số những người dự tuyển, ai là người đủ tiêu chuẩn làm việc trong nhà trường nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường. - Căn cứ vào định biên số giáo viên theo quy định. 36 - Dựa vào kết quả đánh giá thận trọng và toàn diện những người dự tuyển. 1.4.3.3. Sử dụng giáo viên Đó là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các công việc, vị trí cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của họ và hoàn thành mục tiêu của nhà trường. Phân công, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Nếu phân công, bố trí đúng với năng lực, sở trường từng người thì sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên. Giáo viên có trình độ, có năng lực sẽ phát huy tốt khả năng của mình, giáo viên yếu kém buộc phải tự phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình, thúc đẩy họ lao động sư phạm có hiệu quả. Ngược lại phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Sự đề bạt là biện pháp có ý nghĩa nhất để ghi nhận thành tựu cá nhân. Do đó đề bạt phải không bị hoen ố bởi sự thiên vị. Khi phân công, bố trí, hiệu trưởng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu sau: - Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người. - Đảm bảo tính cộng đồng, hợp tác trong dạy học và giáo dục. - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong phát triển. Khi phân công, bố trí giáo viên dạy bộ môn cần tiến hành theo các bước sau: - Cá nhân đề đạt nguyện vọng. - Tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc dự định phân công dựa trên đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước. - Hiệu trưởng dựa trên dự kiến phân công của tổ để ra quyết định Khi phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp, ngoài việc căn cứ phân công chuyên môn, hiệu trưởng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đồng thời chăm lo nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh. Công tác phát triển sử dụng ĐNGV thường gắn bó hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động phát triển giáo viên như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường phát triển (chính sách, chế độ đãi ngộ...). 37 1.4.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Đào tạo đội ngũ giáo viên được hiểu là hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, hướng vào việc hình thành các kỹ năng cho các công việc trong tương lai, trách nhiệm cao hơn, nặng nề và phức tạp hơn. Bồi dưỡng là việc hướng đội ngũ giáo viên vào việc duy trì và hoàn thiện kết quả thực hiện công việc hiện có, đang diễn ra. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bao gồm: - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. - Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo ngành. - Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên. Người quản lý có thể sử dụng bốn quy trình để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với các thành viên trong nhà trường: (1) Thẩm định kết quả làm việc; (2) Phân tích yêu cầu của công việc; (3) Phân tích tổ chức; (4) Nghiên cứu nguồn nhân lực. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. - Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch. - Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đã nêu trên có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu Công tác bồi dưỡng giáo viên cũng không thể có hiệu quả nếu giáo viên không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không có tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp, không tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, vì vậy cần giáo dục cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích sống của bản thân. 38 1.4.3.5. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Nói đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên THPT là nói đến mục tiêu đặt ra được hoàn thành tốt xấu thế nào và ở mức độ nào. Hệ thống giáo dục trung học hoạt động có hiệu quả khi hệ thống đáp ứng được các yêu cầu sau: đánh giá đúng đối tượng học sinh, đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn xã hội; kiến thức truyền đạt phải có tính thời sự; nội dung bài giảng đảm bảo chuẩn kiến thức, cách truyền đạt ngắn gọn, vừa đủ. Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: "Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều,... Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện" [7, tr.35]. Đánh giá đội ngũ giáo viên được hiểu là việc so sánh kết quả hoàn thành công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Nếu kết quả thấp thì cần phải có kế hoạch bồi dưỡng/ chuyển trường, còn nếu đạt kết quả cao thì được khen thưởng, đề bạt. Đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên là một hệ thống chính thức, sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác định của cá nhân hay tổ chức có tính định. Đánh giá thực hiện liên quan đến việc kiểm tra: Đánh giá thực hiện của cá nhân trong tương quan với các mục tiêu và tiêu chuẩn của tổ chức. Kích thích động viên cán bộ giáo viên thông qua các điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ. Đặc trưng của bước này liên quan đến khen thưởng, thuyên chuyển giáo viên, cải tiến cơ cấu tổ chức, cung cấp phản hồi, giữ liên lạc giữa nhà quản lý với nhân viên và bộ phận hỗ trợ. 39 1.4.3.6. Chính sách đối với giáo viên Đây là nội dung khá quan trọng trong hoạt động phát triển giáo viên. Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng. Là một bộ phận vô cùng quan trọng trong phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với công việc mà nếu không có các yếu tố đó thì nhà trường không thể đạt hiệu quả hoạt động dù cho đã lựa chọn đúng và phát triển được một đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ và năng lực cao. Luật Giáo dục (2005) chỉ rõ: "Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ', "Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ [24, tr.114, 115]. Luật cũng qui định rõ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã dành hẳn một chương về chính sách đối với giáo viên. Chỉ thị 40, trong phần Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng đã chỉ rõ: "Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định' chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ở bậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học" [1] . 40 "Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác" [4]. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy, mỗi nhà trường cần xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân mỗi giáo viên và tăng cường hợp tác với bên ngoài. 1.4.3.7. Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cần đảm bảo các điều kiện sau: a. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên - Nhu cầu cơ bản: nơi ăn. ở và các điều kiện sinh hoạt cho giáo viên. - Nhu cầu được an toàn. - Nhu cầu được thừa nhận. - Nhu cầu được tôn trọng. - Nhu cầu tự thể hiện. b. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Thực tế đã chứng minh rằng đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường. c. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa 41 phương, của nghề nghiệp, đồng thời chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng, tạo ra bầu không khí thuận lợi cho tập thể, môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi giáo viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường. Các nhà khoa học cho rằng, bầu không khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên. Tóm lại, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông gồm 5 khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức, mỗi khâu là một mắt xích của quá trình, có quan hệ mật thiết với nhau, sự vận hành của quá trình được bảo đảm bới các điều kiện vật lực và tài lực. Có thể sơ đồ hóa như sau. Các điều kiện để đảm bảo Quy hoạch Tuyển chọn Đánh giá Đào tạo Bồi dƣỡng Sử dụng Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình phát triển đội ngũ giáo viên Kết luận chƣơng 1 Để làm rõ cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT, chúng tôi đã phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đến đề tài. Đồng thời, đã tập trung nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ vi mô, là điều kiện cho việc nghiên cứu lý luận phát triển đội ngũ giáo viên các 42 trường THPT tỉnh Hưng Yên nói riêng. Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT sẽ được đề cập ở các chương tiếp theo. 43 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và phát triển giáo dục ở tỉnh Hƣng Yên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác kinh tế Hà Hội-Hải phòng-Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội. Toàn tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố; 161 xã phường, thị trấn; diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 923,45 km2. Vị trí địa lý phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp thủ đô Hà Nội và có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Dân số 1.127.903 người, mật độ dân số 1.226 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,05%, trong giai đoạn 2006-2011 mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh bình quân trong năm là 2,91%. Hiện nay tỉnh có hơn 679.930 lao động, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60,28% tổng số dân của tỉnh (số liệu niên giám thống kê 2009). Cơ cấu lao động của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội - Trong giai đoạn 2010-2013, kinh tế tỉnh ta vẫn duy trì tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trường bình quân 3 năm đạt 8,74%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp- Công nghiệp, Xây dựng Dịch vụ đạt 25%-44%-31%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng (1.180 USD). 44 - Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và các làng nghề được đặc biệt quan tâm và chú trọng đầu tư. Đến nay Hưng Yên đã có 14 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 5 khu đi vào hoạt động. Thu hút 813 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 3.590 triệu USD, trong đó có 475 dự án đi vào hoạt động, đạt giá trị sản xuất gần 20 nghìn tỷ đồng/năm. Những kết quả nêu trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần chủ yếu vào tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh mà còn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội đưa Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2015 như mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục 2.1.3.1. Quy mô trường, lớp, học sinh Trong những năm qua Ngành Giáo dục và Đào tạo luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, ủng hộ của các Sở, Ban, Ngành tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển nên quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng. Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển đồng bộ và rộng khắp, bao gồm nhiều loại hình trường, lớp ở tất cả các cấp học, bậc học. Các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi huyện, thành phố đều có từ 3-5 trường Trung học phổ thông và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. So với năm 2005 số trường, lớp thuộc các cấp học đều tăng, được qui hoạch xây dựng hợp lý, phù hợp với đặc điểm địa lý của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho nhân dân. Năm học 2009-2010 quy mô, mạng lưới giáo dục và đào tạo như sau: *Giáo dục mầm non: Hiện có 175 trường mầm non thu hút 16.787 cháu ra nhà trẻ, đạt tỷ lệ 47,2% số cháu trong độ tuổi; 42.947 cháu ra lớp mẫu giáo, đạt tỷ lệ 97,3 % số cháu trong độ tuổi. Số cháu 5 tuổi đi học mẫu giáo là 15.719 cháu, đạt tỷ lệ 100%. *Giáo dục phổ thông: 45 - CấpTiểu học: 169 trường, thu nhận 76.980 học sinh, trong đó có 39.799 học sinh được học 2 buổi/ngày chiếm 51,7% trên tổng số học sinh. Số học sinh đi học đúng độ tuổi đạt tỷ lệ 99,4%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. - Cấp Trung học cơ sở : 170 trường (tăng thêm 2 trường THCS so với năm học 2005-2006); thu nhận 66.841 học sinh, học sinh hoàn thành chương trình vào học lớp 6 đạt tỷ lệ 100%. - Cấp Trung học phổ thông: 37 trường (tăng 8 trường so với năm học 2005-2006, trong đó thành lập mới 4 trường, nâng cấp 4 phân hiệu thành trường); thu nhận 41.355 học sinh. Tỷ lệ học sinh học hết lớp 9 được vào học lớp 10 đạt 75,66%, trong đó công lập 61,30%; ngoài công lập 14,36%. * Giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp: Hiện có 11 trung tâm giáo dục thường xuyên, 5 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 161 trung tâm học tập cộng đồng ở tất cả các xã, phường; thu hút 4064 học sinh hệ Bổ túc văn hoá trung học phổ thông, 885 học sinh theo học các lớp ngoại ngữ, 1028 học sinh theo học các khóa đào tạo tin học, dạy nghề 11,4 nghìn người theo học và khoảng 5.000 lượt người theo học các lớp chuyên đề. * Giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề : Hiện có 18 trường chuyên nghiệp, trong đó có 02 trường đại học, 08 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 02 trường dạy nghề với 74.868 học viên, trong đó 22.524 học viên người Hưng Yên. Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 STT CÁC CHỈ SỐ 1 Số trường 2 Số lớp 3 Số học sinh 4 Số hs/lớp TỔNG MN TH THCS THPT GDTX 550 175 169 170 26 11 8244 2569 2760 1792 731 96 239449 75084 80348 62750 37975 2838 29 29,2 29,1 35 51,9 29,5 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 46 2.1.3.2. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”đã được các trường học triển khai tích cực có hiệu quả. Quán triệt sâu sắc tinh thần cuộc vận động “Hai không” và phong tào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT huyện, các trường THPT đã tập trung chỉ đạo nâng cao kỷ cương nền nếp ở các trường học các cấp học. Giáo dục thái độ, hành vi nhân cách cho học sinh tạo điều kiện để học sinh tự tin trong rèn luyện và học tập. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học củng cố và nâng cao chất lượng dạy học. Môn học tự chọn (Tiếng anh và Tin học)được các địa phương coi trọng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu đã được triển khai ở tất cả các nhà trường. 2.1.3.3. Đội ngũ giáo viên Năm học 2012 – 2013: tỷ lệ GV bình quân trên lớp ở Mầm non là 1,37 GV/lớp; Tiểu học là 1,39 GV/lớp; THCS là 2,23 GV/lớp; THPT là 2,22 GV/lớp; GDTX là 2,25 GV/lớp. Ngoài các trường THPT công lập, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn có 11 trường THPT dân lập; đội ngũ giáo viên của trường THPT dân lập chủ yếu là các giáo viên của 26 trường công lập trên địa bàn huyện được mời đến dạy thêm. Tuy nhiên, do sự mất cân đối về cơ cấu dẫn đến thiếu giáo viên ở các bộ môn, như: Toán, Lý, Hóa ở THPT; Địa, GDCD, Sử, Tiếng Anh, Công nghệ, Sinh học ở THCS. Ở Tiểu học thiếu GV Ngoại Ngữ và GV để dạy 2 buổi/ngày. . Số liệu cụ thể trình bày ở bảng sau: Bảng 2.2: Số lượng ĐNGV trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (năm học 2012-2013) STT CÁC CHỈ SỐ TỔNG MN TH THCS THPT GDTX 1 Số giáo viên 13821 3859 3991 4122 1619 216 2 Số lớp 8244 2799 2854 1792 729 96 3 Tỷ lệ gv/lớp 1,67 1,37 1,39 2,23 2,22 2,25 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 47 Toàn ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên hiện nay có 3859 giáo viên Mầm non, 3991 giáo viên Tiểu học, 4122 giáo viên THCS, 226 giáo viên GDTX và trên địa bàn huyện có 1686 giáo viên THPT. Ngành cũng đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho CBQL và giáo viên, tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn, giảm dần và tiến tới không còn giáo viên dưới chuẩn; Số liệu cụ thể trình bày ở bảng sau: Bảng 2.3: Trình độ đào tạo của ĐNGV các cấp học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Năm học 2012-2013 STT Cấp học Tổng số GV Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn SL % SL % SL % 1 Mầm non 3859 1775 46 2446 63,4 362 0,6 2 Tiểu học 3991 2434 61 1516 38,9 40 0,1 3 THCS 4122 1996 48,4 2126 51,6 0 0 4 THPT 1619 189 11,2 1497 88,8 0 0 5 GDTX 216 16 7,07 92,93 0 0 210 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên) Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên trình độ tay nghề chưa đồng đều về chất lượng giảng dạy, nhất là phương pháp giảng dạy của một số giáo viên trẻ chưa nhuần nhuyễn, nên chất lượng giờ dạy trên lớp nhìn chung hiệu quả chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là việc đổi mới thi cử, đánh giá chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học. Có một số giáo viên hoặc không đủ điều kiện sức khoẻ, hoặc chưa đạt về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đòi hỏi phải được bồi dưỡng thường xuyên. 2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các trƣờng THPT tỉnh Hƣng Yên Tỉnh Hưng Yên hiện có 37 trường THPT trong đó có 26 trường THPT công lập. Lịch sử hình thành các trường THPT công lập được xác định chia làm ba giai đoạn như sau: 48 - Giai đoạn 1: Từ năm 1959 đến năm 1963 có các trường: THPT Hưng Yên; THPT Mỹ Hào; THPT Phù Cừ, THPT Kim Động; THPT Ân Thi; THPT Yên Mỹ…..; - Giai đoạn 2: Từ năm 1965 đến năm 1982 có các trường như: THPT Tiên Lữ; THPT Nguyễn Trung Ngạn; THPT Đức Hợp; THPT Nam Phù Cừ; THPT Triệu Quang Phục; THPT Nguyễn Thiện Thuật; THPT Văn Lâm; THPT Văn Giang; THPT Khoái Châu; THPT Nam Khoái Châu………; - Giai đoạn 3: Từ năm 1997 trở lại đây có các trường như: THPT Trần Quang Khải; THPT Dương Quảng Hàm; THPT Trưng Vương; THPT Nguyễn Siêu; THPT Nghĩa Dân; THPT Hoàng Hoa Thám; THPT Trần Hưng Đạo; THPT Minh Châu; THPT Chuyên Hưng Yên…… Vì điều kiện không gian và thời gian nên ta đi sâu tìm hiểu 02 trường trong đó: - 01 trường THPT thuộc vùng thành phố và có lịch sử phát triển lâu đời là trường : THPT Mỹ Hào; - 01 trường THPT thuộc vùng nông thôn và mới thành lập gần đây là trường THPT Trần Quang Khải. 2.2.1. Trường THPT Mỹ Hào 2.2.1.1. Lịch sử hình thành Trường THPT Mỹ Hào được thành lập năm 1961, là trường được thành lập thứ 2 của tỉnh Hưng Yên. Trường năm ở vị trí trung tâm của huyện Mỹ Hào và là ngôi trường trung tâm của khu vực Bắc Hưng Yên. Khi mới thành lập trường có 4 lớp với 167 học sinh, 8 thầy cô giáo. Trong những năm đầu mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, trường phải trải qua nhiều lần sơ tán do chiến tranh, nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm của thầy và trò, nhà trường đã xây dựng kỉ cương, nề nếp và phong trào học tập đạt chất lượng cao. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển trên 50 năm, nhà trường đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong hai 49 cuộc kháng chiến, hàng nghìn học sinh và nhiều giáo viên của trường đã tham gia tòng quân, đóng góp xương máu vì nền hòa bình dân tộc. Trong công cuộc xây dựng CNXH, nhiều thế hệ học sinh nhà trường đã trưởng thành và trở thành những tiến sĩ, giáo sư, kĩ sư sư, nhà lãnh đạo cấp cao của địa phương, các đơn vị….. Trong những năm gần đây nhà trường duy trì quy mô 36 lớp với trên dưới 90 cán bộ, giáo viên, nhân viên và trên 1500 học sinh. Chất lượng giáo dục nhà trường luôn được duy trì trong tốp đầu của tỉnh Hưng Yên. 2.2.1.2. Cơ cấu, tổ chức Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành khác do Bộ GD&ĐT ban hành, được mô tả ở sơ đồ 2.1 dưới đây. Đảng bộ trƣờng Ban giám hiệu Hội đồng trƣờng Tổ chuyên môn Các đoàn thể Công đoàn Văn phòng nhà trƣờng Đoàn Thanh niên Hội đồng KT-KL Các ban trongtrƣờng Hội CMHS Các khối lớp Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Trường THPT Mỹ Hào 50 2.2.1.3. Quy mô phát triển Nhà trường thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch của Sở GD&ĐT Hưng Yên giao với quy mô 36 lớp. Tỉ lệ tuyển sinh hằng năm đạt gần 60% học sinh trong vùng tuyển. Số liệu cụ thể trong 3 năm được thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây: Bảng 2.4: Tổng số lớp, HS, CB, GV, NV theo năm học từ 2008-2013 Năm học Tổng Số Số CB, Nữ số lớp HS CBQL GV NV GV Đảng viên 2008/2009 37 1630 92 76 4 80 7 43 2009/2010 37 1628 90 75 4 79 7 45 2010/2011 37 1624 90 76 4 79 7 45 2011/2012 36 1577 91 75 4 80 7 52 2012/2013 36 1532 93 78 4 82 7 54 (Nguồn: Trường THPT Mỹ Hào) 2.2.1.4. Cơ sở vật chất, tài chính Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Hưng Yên, của các bậc phụ huynh học sinh và các thế hệ học sinh thành đạt cơ sở vật chất của trường ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Nhà trường có khuôn viên riêng biệt với tổng diện tích đất sử dụng là 19.145m2 (bình quân 13m2/1 học sinh); có tường bao, hào ngăn cách tạo thành một khu riêng biệt, có tường xây ngăn cách khu trường học và khu ở của giáo viên, nhân viên; có cổng trường, biển trường. Khuôn viên nhà trường bố trí khoa học, hợp lý, có hệ thống cây xanh tạo bóng mát và vườn cây ăn quả; có 36 phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có 10 phòng học bộ môn, trong đó có 3 phòng máy tính kết nối internet phục vụ dạy Tin học, 2 phòng lab phục vụ dạy học ngoại ngữ, 1 phòng đa phương tiện, 4 phòng học bộ môn Lí, Hóa, Sinh, Công nghệ. Có phòng truyền thống, thư viện, phòng thiết bị, thí nghiệm, kho lưu trữ, phòng y tế học đường. Các phòng chức năng được trang bị đạt tiêu chuẩn quốc gia. Có 1 phòng máy tính phục 51 vụ công tác quản trị điểm, quản lí dữ liệu về nhân sự, tài chính, thiết bị, thư viên. Có đầy đủ các phòng làm việc riêng biệt cho cán bộ quản lý, các tổ chuyên môn, khối hành chính. Các phòng làm việc của BGH, văn phòng, tổ chuyên môn đều có máy tính kết nối internet. Khu luyện tập thể dục thể thao với diện tích 6800 m2 mặt bằng sân tốt, đáp ứng được nhu cầu dạy, học, rèn luyện của học sinh và giáo viên. Có hệ thống khu sân chơi trên 6000 m 2 có hệ thống ghế ngồi, cây xanh bóng mát. Có khu để xe, khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn, hệ thống nước sạch. Môi trường nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn. Từ nguồn ngân sách nhà nước và sự đóng góp, hỗ trợ của nhân dân qua công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường đã đầu tư cho việc nâng cấp, sửa chữa các phòng học, hội trường, các phòng chức năng, khu để xe, khu về sinh của giáo viên và học sinh, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học,… Các nguồn tài chính của Trường đều hợp pháp, sử dụng đúng mục đích, tập trung phục vụ cho các hoạt động của Trường đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả; mọi thành viên của Trường đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản của nhà trường. 2.2.1.5. Chất lượng giáo dục Đảm bảo chất lượng giáo dục luôn được xác định là nhiệm vụ trong tâm của nhà trường. Trong nhiều năm qua, chất lượng giáo dục của Trường luôn ổn định và giữ vững trong top cao của tỉnh. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học. Tính trung bình 5 năm gần đây, chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh không ngừng được tăng lên: về hạnh kiểm: 94.7% học sinh xếp loại khá trở lên, học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu dưới 1%; về học lực: học sinh giỏi toàn diện 10%, học sinh tiên tiến 45%, thi tốt nghiệp đạt 100%, thi đỗ CĐ, ĐH đạt 60%. Học sinh giỏi cấp tỉnh xếp từ thứ 3 đến thứ 7 toàn tỉnh. Có nhiều học sinh đạt giải cao các cuộc thi quốc gia: 3 học sinh đạt giải Ba thi khoa học kĩ thuật quốc gia, 2 học sinh đạt giải quốc gia cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay, 5 học sinh đạt huy chương cuộc thi giải Toán và 52 Tiếng Anh trên Internet quốc gia, 3 huy chương cuộc thi văn nghệ Giai điệu tuổi Hồng toàn quốc. Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay tham gia các tệ nạn xã hội. Nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục NGLL, hướng nghiệp, nghề phổ thông. Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Công tác Đảng, đoàn thể luôn được các cấp lãnh đạo đánh giá cao. 2.2.1.6. Thành tích nổi bật Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là Sở GD&ĐT Hưng Yên, Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Mỹ Hào cùng với sự quyết tâm của các thế hệ lãnh đạo, sự nỗ lực của các thầy cô giáo và sự vươn lên của các thế hệ học sinh, trường THPT Mỹ Hào đã có bước phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều năm liên tục trường được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh, nhiều lần được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Nhà trường được UBND tỉnh tặng Cờ Đơn vị dẫn đầu khối THPT năm 2010; được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc các năm 2008, 2011; được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2009. Trường được UBND tỉnh công nhận là trường THPT đạt Chuẩn Quốc gia năm 2010. Nhiều tập thể, cá nhân giáo viên được nhận Bằng khen, giấy khen và các phần thưởng khác. Đảng bộ nhà trường luôn đạt danh niệu Đảng bộ TSVM có thành tích tiêu biểu, được Huyện ủy tặng Giấy khen, Tỉnh ủy tặng Bằng khen (năm 2007, 2012), tặng Cờ (năm 2009). 2.2.1.7. Định hướng phát triển nhà trường giai đoạn 2013- 2015 Phát huy bề dày truyền thống trên 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Mỹ Hào tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục. Sứ mênh của nhà trường là xây dựng trường THPT Mỹ Hào đạt chuẩn quốc gia, có đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập, có chất lượng giáo dục tiên tiến xứng tầm với vị trí là trường trung tâm của khu vực Bắc Hưng Yên. 53 Trường đặt ra 6 nhiệm vụ cơ bản, đó là: 1.Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí; 2. Đẩy mạnh chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục toàn diện học sinh; 3. Làm tốt công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; 4. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học; 5. Giữ vững và phát triển mạng lưới quy mô trường, lớp; 6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học. Các nhóm giải pháp cơ bản bao gồm: 1. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động và đưa các cuộc vận động đi vào đời sống: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự chủ của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; tăng cường dạy học theo dự án, theo các chủ đề tích hợp; đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; tăng cường hội thảo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ. 3. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lương giáo dục. 4. Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả; làm tốt công tác tham mưu nhằm tăng cường cơ sở vật chất để có đủ phòng học lí thuyết, phòng học bộ môn, phòng chức năng, công trình vệ sinh đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trường đạt chuẩn quốc gia. Mục tiêu cụ thể: - Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; 54 - Phấn đấu đến năm 2015 100% cán bộ quản lí, 15% giáo viên có trình độ thạc sỹ, 60% giáo viên đạt giáo viên dạy gỏi cấp trường, 30% đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Hằng năm có 15% cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở. - 100% học sinh có ý thức phấn đấu, tu dưỡng trở thành công dân tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các cuộc vận động và phong trào. - Trên 90% học sinh được xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt, dưới 1% xếp loại hạnh kiểm Yếu; 10% học sinh xếp loại học lực Giỏi, 50% xếp loại học lực Khá, dưới 2 % xếp loại học lực Yếu. - Đỗ Tốt nghiệp THPT trên 98%, trên 60% đỗ vào các trường Đại họcCao đẳng. - Học sinh giỏi tỉnh hằng năm xếp thứ trong tốp 10, có trên 50% số học sinh đi thi đạt giải. 2.2.2. Trường THPT Trần Quang Khải 2.2.2.1. Lịch sử hình thành Trường THPT Trần Quang Khải là trường khu vực của huyện Khoái Châu, được thành lập tháng 8 năm 2001. Lúc đó, trường có trên 450 học sinh với 9 lớp và 16 thầy cô giáo. Trải qua hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, qua nhiều thế hệ các thầy cô giáo và các em học sinh, với sự đóng góp của nhân dân, sự chăm lo của Huyện ủy, UBND huyện Khoái Châu nhà trường đã không ngừng phát triển về qui mô trường lớp, về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. Đến năm học 2012-2013, Trường đã phát triển đến 26 lớp với 1.085 HS và 60 CB, GV, NV. 2.2.2.2. Cơ cấu, tổ chức 55 CHI BỘ Ban Giám Hiệu Các đoản thể tổ chức Hội đồng trƣờng Tổ chuyên môn Công đoàn Văn phòng nhà trƣờng Đoàn thanh niên Hội đồng KT-KL Hội CM HS Các ban trong trƣờng Các khối lớp Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy Trường THPT Trần Quang Khải 2.2.2.3. Quy mô phát triển Nhà trường thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu kế hoạch của Sở GD&ĐT Hưng Yên giao, cụ thể như sau: Bảng 2.5: Tổng số lớp, học sinh và CB, GV, NV theo năm học từ 2008-2009 đến năm học 2012-2013 Tổng Số Số CB, số lớp HS GV 2008/2009 27 1128 2009/2010 27 2010/2011 Năm học Đảng Nữ CBQL GV NV 49 38 3 45 4 18 1132 51 39 3 47 4 18 27 1133 51 38 3 47 4 18 2011/2012 26 1091 53 39 3 49 4 19 2012/2013 26 1094 57 40 3 53 4 19 (Nguồn: Trường THPT Trần Quang Khải) 2.2.2.4. Cơ sở vật chất, tài chính 56 viên Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Hưng Yên, của các bậc cha mẹ học sinh và các thế hệ học sinh thành đạt cơ sở vật chất của trường ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Nhà trường có khuôn viên riêng biệt với tổng diện tích đất sử dụng là 14.043m2 (bình quân 12,83m2/1 học sinh); có tường bao, hào ngăn cách tạo thành một khu riêng biệt, có tường xây ngăn cách khu trường học và khu ruộng của nhà dân bên ngoài; có 30 phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có 7 phòng học bộ môn (trong đó có 2 phòng máy tính kết nối internet phục vụ dạy học, 3 phòng bộ môn và 2 phòng nghe nhìn nâng cao); hệ thống công nghệ thông tin được kết nối internet đáp ứng được yêu cầu quản lý và dạy học. Có nhà truyền thống; khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính; các thiết bị đồ dùng dạy học, kho chứa 58 thiết bị giáo dục và sử dụng hiệu quả; có thư viện với diện tích 34m2, phòng đọc với diện tích 54m2 có đủ bàn ghế đọc, đầy đủ tủ, giá sách; có phòng đọc, kho sách; có nhân viên thư viện đạt trình độ quy định; có đủ các loại hồ sơ sổ sách theo yêu cầu; có máy tính kết nối internet. Thư viện có trên 8000 đầu sách, tài liệu tham khảo các loại. Các phòng làm việc của BGH, văn phòng, tổ chuyên môn đều có máy tính kết nối internet; Có phòng Y tế học đường 15m2 đủ trang thiết bị, cơ số thuốc tối thiểu cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của cán bộ, giáo viên và học sinh. 2.2.2.5. Chất lượng giáo dục Nhà trường rất coi trọng về chất lượng giáo dục, coi đó là một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của Trường. Trong nhiều năm qua, chất lượng giáo dục của Trường luôn ổn định và phát triển. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học. Tính trung bình 5 năm gần đây, chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh không ngừng được tăng lên: 93,1% xếp loại khá trở lên, học sinh giỏi toàn diện 6,7%, học sinh tiên tiến 54,5%, thi tốt nghiệp đạt 100,00%, thi đỗ CĐ, ĐH đạt 53,00% (đặc biệt, năm học 201057 2011, thi tốt nghiệp đạt 100%, thi đỗ CĐ, ĐH đạt 70%); có 18 giải học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh; không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nghề phổ thông, tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện; công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. 2.2.2.6. Thành tích nổi bật Qua việc tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy, UBND các xã có học sinh học tại trường, đặc biệt là được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, sự nỗ lực, quyết tâm của nhà trường, của học sinh và cha mẹ học sinh, trường THPT Trần Quang Khải đã có bước phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực: Trường đã làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 (Học sinh của trường được tuyển sinh từ các trường: THCS Bình Minh, THCS Đông Tảo, THCS Dạ Trạch, THCS Tân Dân, THCS Hàm Tử, THCS Ông Đình). Trong các năm gần đây nhà trường chỉ tuyển được 60-64 % số lượng học sinh trong vùng tuyển sinh. Công tác tuyển sinh đảm bảo công bằng, khách quan, được xã hội đánh giá cao. Chi bộ Đảng của nhà trường luôn phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, tập trung chỉ đạo các hoạt động của nhà trường cũng như của các đoàn thể trong trường có hiệu quả, coi trọng công tác bồi dưỡng kết nạp đảng viên. Hàng năm luôn đạt trong sạch vững mạnh, trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng. Các hoạt động dạy và học đạt được kết quả cao. Hằng năm, chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh được nâng lên; số học sinh thi đỗ vào Đại học-Cao đẳng ngày một cao; học sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao hơn mặt bằng chung toàn tỉnh. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được chú trọng, hoạt động ngoại khóa thường xuyên được tổ chức có chất lượng. Cơ sở vật chất đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, sửa chữa củng cố, hoàn thiện. Từ chỗ còn thiếu, đến nay các phòng học bộ môn đã đủ; từ chỗ cũ nát đến nay bàn ghế được bổ sung chắc chắn hơn đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập. Làm tốt công tác tuyên truyền, đi đầu trong các hoạt động khuyến học, 58 khuyến tài; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và tạo niềm tin với Đảng và nhân dân. Nhà trường đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành Giáo dục. Với những kết quả đạt được trong các hoạt động giáo dục, chuyên môn, nhiều năm liền Trường THPT Trần Quang Khải đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, được UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Hưng Yên tặng nhiều giấy khen, Bằng khen, cờ thi đua. Trường có nhiều cán bộ giáo viên được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục. Trường được công nhận là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010 - 2015. 2.2.2.7. Định hướng phát triển nhà trường giai đoạn 2013- 2015 Mục tiêu chủ yếu: - Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Hằng năm có giáo viên đi học nâng cao trình độ, phấn đấu đến năm 2020 có trên 15% cán bộ, giáo viên trên chuẩn, 50% tổ trưởng chuyên môn có trình độ thạc sỹ; hàng năm có giáo viên đạt giáo viên dạy gỏi cấp tỉnh; 100% học sinh có ý thức phấn đấu, tu dưỡng trở thành công dân tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các cuộc vận động và phong trào; - Trên 90% học sinh được xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt, dưới 1% xếp loại hạnh kiểm Yếu; - Trên 7% học sinh xếp loại học lực Giỏi, trên 50% xếp loại học lực Khá, dưới 1,5 % xếp loại học lực Yếu; - 100% học sinh khối 12 đủ điều kiện dự thi Tốt nghiệp THPT, đỗ Tốt nghiệp THPT trên 98%, trên 60% đỗ vào các trường Đại học- Cao đẳng; - Hằng năm có trên 25 giải học sinh giỏi tỉnh các loại; - Chi bộ Đảng đạt Trong sạch vững mạnh và Trong sạch vững mạnh tiêu biểu; Phát huy bề dày truyền thống 12 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Trần Quang Khải tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục. 59 - Từng bước hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu và quyền lợi học tập của các tầng lớp dân cư. - Duy trì kết quả và nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học thích ứng với sự phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục. - Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp giảng dạy; ứng dụng có hiệu quả CNTT và các thành tựu khác của khoa học và công nghệ vào dạy học. Tăng cường các điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học tích hợp, dạy học phân hoá. - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường: phấn đấu đến năm 2015 có 12% cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn; đến năm 2020 có trên 15% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Đề nghị được xây mới : 04 phòng học bộ môn ; 05 phòng Tin học và ngoại ngữ ; 01 phòng thư viện để có thư viện đạt chuẩn quốc gia ; 01 phòng truyền thống ; 06 phòng của các tổ bộ môn ; 04 phòng học . - Kế hoạch tài chính: Trên cơ sở phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011-2015 và các định mức, chế độ chính sách hiện hành, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, Sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc chủ động xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho phù hợp. 2.3. Định hƣớng phát triển các trƣờng THPT tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2013- 2015 tầm nhìn đến năm 2020 Phát huy bề dày truyền thống trên 50 năm xây dựng và trưởng thành, các trường THPT tỉnh Hưng Yên tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục. Sứ mệnh quan trọng của các trường THPT tỉnh Hưng Yên là xây dựng được một khối các trường THPT vững mạnh có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, có đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập, có chất lượng giáo dục tiên tiến xứng tầm với vị trí của tỉnh Hưng Yên trong khu vực. 60 Những nhiệm vụ chính, cơ bản là: 1.Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí; 2. Đẩy mạnh chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục toàn diện học sinh; 3. Làm tốt công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; 4. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học; 5. Giữ vững và phát triển mạng lưới quy mô trường, lớp; 6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học. Các nhóm giải pháp cơ bản bao gồm: 1. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động và đưa các cuộc vận động đi vào đời sống: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” xây dựng được một ĐNGV và CBQLGD có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn vững vàng. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự chủ của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; tăng cường dạy học theo dự án, theo các chủ đề tích hợp; đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; tăng cường hội thảo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ. 3. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lương giáo dục: quan tâm giáo dục mũi nhọn; tổ chức các hoạt động giáo dục, các hội thi hội diễn nhằm phát huy tối đa khả năng cá nhân, tăng cường hiểu biết; khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn; Trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, học sáng tạo, cách thức làm việc theo nhóm và phương pháp học tập suốt đời. 61 4. Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả; làm tốt công tác tham mưu nhằm tăng cường cơ sở vật chất để có đủ phòng học lí thuyết, phòng học bộ môn, phòng chức năng, công trình vệ sinh đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trường đạt chuẩn quốc gia. Mục tiêu cụ thể: - Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Phấn đấu đến năm 2015: 100% cán bộ quản lí, 15% giáo viên có trình độ thạc sỹ, 60% giáo viên đạt giáo viên dạy gỏi cấp trường, 30% đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Hằng năm có 15% cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở. - 100% học sinh có ý thức phấn đấu, tu dưỡng trở thành công dân tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các cuộc vận động và phong trào. - Trên 90% học sinh được xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt, dưới 1% xếp loại hạnh kiểm Yếu; 10% học sinh xếp loại học lực Giỏi, 50% xếp loại học lực Khá, dưới 2 % xếp loại học lực Yếu. - Đỗ Tốt nghiệp THPT trên 98%, trên 60% đỗ vào các trường Đại họcCao đẳng. - Học sinh giỏi tỉnh hằng năm xếp thứ trong tốp 10, có trên 50% số học sinh đi thi đạt giải. 2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Hƣng Yên từ năm 2008 đến 2013 2.4.1. Về số lượng Theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tỷ lệ giáo viên/1ớp ở bậc THPT là 2,25. Tuy nhiên, với tình hình cụ thể của Tỉnh Hưng Yên từ năm học 2008- 2009 đến 2012- 2013 tỷ lệ giáo viên/1ớp ở bậc THPT là 2,10. 62 Vì vậy, số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy của nhà trường trong những năm qua như sau: Bảng 2.6: Tương quan giữa số lượng GV thực tế của nhà trường với định mức của Bộ (Từ năm học 2008- 2009 đến 2012- 2013) TT Năm học Tổng số Tổng Số Số (Thừa, lớp số lƣợng lƣợng thiếu CB,GV GV thực GV theo ,NV tế theo định Đ.mức mức của của Bộ) Bộ 1 2008-2009 752 1912 1506 1692 186 2 2009-2010 750 1908 1556 1688 132 3 2010-2011 735 1874 1586 1654 68 4 2011-2012 729 1860 1601 1640 29 5 2012-2013 726 1854 1619 1634 15 (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 1700 1650 1600 Số lượng GV thực tế 1550 1500 Số lượng GV theo định mức của Bộ 1450 1400 20082009 20092010 20102011 20112012 20122013 Biểu đồ 2.1: Số lượng GV thực tế của nhà trường với định mức của Bộ (Từ năm học 2008- 2009 đến 2012- 2013) Bảng 2.6 và biểu đồ 2.1 ở trên cho thấy số lượng giáo viên trong các trường THPT trong các năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 thiếu 63 rất nhiều (năm học 2008- 2009 thiếu 186 giáo viên; năm học 2009- 2010 thiếu 132 giáo viên). Trong những năm tiếp theo số lượng giáo viên tăng nhanh và đến năm học 2012 - 2013 so với định mức của Bộ thiếu 15 giáo viên ( khoảng 0,1%). 2.4.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên Từ năm học 2007 - 2008 có sự chuyển giao lớn về thế hệ giáo viên, nên hiện nay số lượng giáo viên trẻ của nhà trường chiếm tỷ lệ cao. Bảng 2.7: Giáo viên nghỉ chế độ hưu trí và thuyên chuyển công tác (Từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011). Năm học Nghỉ chế độ Hưu Chuyển đi Chuyển đến 2008-2009 36 15 10 2009-2010 32 18 15 2010-2011 26 14 6 2011-2012 16 15 5 2012-2013 22 11 8 2.4.2.1. Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi của các nhà trường Được thống kê ở 3 mức . Số liệu cụ thể ở bảng sau: Bảng 2.8: Số lượng và tỷ lệ GV theo độ tuổi của 2 nhà trường (Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013) TT Năm học Tổng số GV Tuổi nhỏ hơn 30 Số Tỉ lệ lượng % 33 Tuổi từ 30 đến 50 Số Tỉ lệ lượng % 61 Tuổi trên 50 Số Tỉ lệ lượng % 6 1 2008-2009 1506 2 2009-2010 1556 31 63 6 3 2010-2011 1586 34 60 6 4 2011-2012 1601 32,8 60 7,2 5 2012-2013 1619 33,2 61 6,8 33 61 6 Cộng 7868 (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 64 33% Dưới 30 Trên 50 Từ 30-50 61% 6% Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ trung bình 5 năm theo độ tuổi của ĐNGV các trường THPT trong tỉnh (Từ năm học 2008 -2009 đến năn học 2012 - 2013) Tuổi < 30 30≤Tuổi≤ 50 Tuổi > 50 trên Bảng 2.8 và biểu đồ 2.2 cho thấy: ĐNGV của 2 nhà trường có đặc điểm là “khá trẻ” và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Cụ thể là: Giáo viên ở độ tuổi dưới 30 hiện nay chiếm tỷ lệ 50%, ở độ tuổi từ 30 đến 50 có tỷ lệ 47,5% và ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ rất thấp 2,5%. Tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi dưới 30 ngày càng tăng từ 28,4% (năm học 2006 - 2007) lên tới 50% (năm học 2010 - 2011), ngược lại tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi trên 50 ngày càng giảm 16,5% (năm học 2006 - 2007) xuống còn 2,5% (năm học 2010 - 2011). Trong thực tế, những giáo viên trẻ đã phát huy được thế mạnh là tính năng động, sự cập nhật kiến thức và nhiệt tình trong công tác. Song, họ cũng gặp những khó khăn như chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa hiểu nhiều về nhà trường nên không thể đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng ngay mà phải qua quá trình bồi dưỡng và tích lũy. Vì vậy, trong những năm qua, mặc dù 2 nhà trường đã được bổ sung nhiều giáo viên nhưng giáo viên "cốt cán" vẫn thiếu. Do đó, cần phải có kế hoạch kịp thời và tổng thể để đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trẻ trong thời gian tới. 65 2.4.2.2. Cơ cấu nam, nữ của các trường THPT trong tỉnh Được trình bày ở bảng 2.9 và biểu đồ 2.3 dưới đây: Bảng 2.9: Tỷ lệ nam, nữ của Đội ngũ GV trường THPT (Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013) Năm học Trong đó Tổng số giáo viên Nữ Tỉ lệ % 2008-2009 1506 1026 68,12 2009-2010 1556 1008 64,78 2010-2011 1586 1018 64,18 2011-2012 1601 1022 63,83 2012-2013 1619 1034 63,86 Cộng 7868 5108 64,92 (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) TỈ LỆ NAM, NỮ TRUNG BÌNH CỦA ĐNGV HAI NHÀ TRƢỜNG TỪ NĂM HỌC 2008 – 2009 ĐẾN NĂM HỌC 2012 - 2013 35.08% Nam Nữ 64.92% Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ nam, nữ trung bình của ĐNGV của các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013) Tỉ lệ giáo viên nữ ở từng năm học (Bảng 2.9) và tỷ lệ giáo viên nữ trung bình trong 5 năm học đều cao hơn so với tỉ lệ giáo viên nam là: 64,92% /35,08%). Cơ cấu nam nữ trên chưa thực sự phù hợp với tính chất, đặc thù công việc của nhà trường. Giáo viên nữ trẻ và đông, phần lớn đang trong độ tuổi sinh đẻ (năm học 2012 - 2013 có 48 giáo viên nghỉ chế độ thai sản và 36 giáo 66 viên có con nhỏ dưới một tuổi) nhiều năm qua đã gây nhiều khó khăn cho công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác của nhà trường (thời khóa biểu phải thay đổi thường xuyên; phải thay đổi giáo viên chủ nhiệm lớp;…), hạn chế khả năng hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. Do vậy phải có quy hoạch tổng thể, tăng cường tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nam. 2.4.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên 2.4.3.1. Về trình độ đào tạo Trong những năm qua, nhất là từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2012 – 2013, các nhà trường đã quan tâm nhiều đến công tác đào tạo bồi dưỡng để giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng giáo viên có trình độ quản lý nhà nước và bồi dưỡng trình độ Trung cấp và Cao cấp lý luận chính trị là rất hạn chế. Số liệu cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.10: Số lượng Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng, đào tạo (Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013) Bồi dưỡng chuyên môn Cao Quản lý Lý luận chính trị Đại học Thường nhà nước Cao cấp, học xuyên Trung Cử nhân cấp 2008-2009 12 2 688 0 2 8 2009-2010 16 1 667 0 2 12 2010-2011 28 4 712 2 4 14 2011-2012 26 4 626 2 4 9 2012-2013 24 6 629 4 4 13 (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 67 Bảng 2.11: Thống kê trình độ của Đội ngũ giáo viên (Từ năm học 2006- 2007 đến năm học 2010- 2011) Tổng số Chuyên môn Thạc sĩ Cử nhân Lý luận chính trị Cao Đẳng Trung cấp Cao cấp, Cử nhân Trung cấp 2008-2009 1506 92 1498 0 0 2 8 2009-2010 1556 108 1442 0 0 2 12 2010-2011 1586 136 1450 0 0 4 14 2011-2012 1601 162 1439 0 0 4 9 2012-2013 1619 186 1433 0 0 4 13 (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) Để biết rõ trình độ của giáo viên 2 nhà trường, chúng tôi đã thống kê trình độ giáo viên được đào tạo theo từng bộ môn. Số liệu cụ thể ở bảng 2.12 dưới đây: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Bảng 2.12: Trình độ được đào tạo theo từng bộ môn của đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Năm học 2012 – 2013). Môn học Trình độ đào tạo Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Ngữ văn 237 36 211 0 Toán 258 24 234 0 Vật lý 160 28 142 0 Hóa học 138 30 126 0 Sinh học 97 22 82 0 Lịch sử 88 6 82 0 Địa lý 80 22 78 0 Tiếng Anh 193 14 189 0 Tin học 83 0 83 0 Công nghệ 70 2 68 0 GD công dân 64 2 62 0 Thể dục 104 0 104 0 Quốc phòng 47 0 47 0 Tổng 1619 186 1508 0 Tỉ lệ 100% 11,5% 88,5% 0% (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 68 Trình độ đào tạo của GV THPT tỉnh Hƣng Yên năm học 2012-2013 Trên chuẩn 12% Trên chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn 88% Biểu đồ 2.4: Trình độ đào tạo của ĐNGV năm học 2012- 2013 % Bảng 2.12 và biểu đồ 2.4 cho thấy: - ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên hiện nay có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn là 100%, trong đó số giáo viên trên chuẩn (thạc sỹ) đạt tỷ lệ 12%. Tuy vậy, tỷ lệ trên chuẩn của ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên chưa cao, mới chỉ tập trung ở môn Văn, Toán, Lý, hóa, Sinh, Địa còn các môn khác gần như không có.Mặt khác, qua nghiên cứu thực tế và xét trên góc độ quản lí giáo dục chúng tôi thấy rằng: Năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn vẫn chưa thật sự vững vàng. Công tác quy hoạch, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của các trường THPT tỉnh Hưng Yên cần phải được hoàn thiện hơn. 2.4.3.2. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Đa số giáo viên của các trường THPT đều có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu, rộng, có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính chủ động, sáng tạo của học sinh và niềm say mê yêu thích môn học. Tuy nhiên, các năm học 2008- 2009 một số môn còn thiếu nhiều giáo viên do đó việc dạy vượt giờ quy định còn nhiều ảnh hưởng đến việc nghiên cứu chuyên môn sâu, một số giáo viên tuổi cao, sức khoẻ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chất 69 lượng dạy và học. Bên cạnh đó, giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, điều này đã gây nhiều khó khăn đến việc bồi dưỡng HSG, bồi dưỡng học sinh thi đại học (số học sinh của trường đạt giải quốc gia và học sinh thi đỗ đạt học chưa xứng tầm với bề dày truyền thống của tỉnh nhà). Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 2.13. Bảng 2.13: Thống kê chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ Đội ngũ giáo viên của 2 nhà trường (Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013) Năm học Tổng số Chuyên môn nghiệp vụ Tốt Khá TB Yếu 2008-2009 1506 601 802 103 0 2009-2010 1556 620 781 105 0 2010-2011 1586 690 715 131 0 2011-2012 1601 710 791 100 0 2012-2013 1619 722 780 117 0 (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 2.4.3.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học Số liệu bảng 2.14 dưới đây cho thấy số giáo viên các trường đã có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học còn ít. Trên thực tế tìm hiểu cho thấy do sử dụng chưa nhiều, nhiều giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và chưa thông thạo các kỹ năng tin học, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại, tiên tiến, công nghệ cao. Chỉ có một số giáo viên ở các môn: Toán, Tin, Anh có khả năng đọc dịch tài liệu trên mạng; nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc rèn cho học sinh kỹ năng và khả năng thích ứng với xã hội. 70 Bảng 2.14: Trình độ ngoại ngữ và tin học của Đội ngũ giáo viên (Năm học 2012- 2013) TT 1 2 Nội dung Tổng Ngoại ngữ Tin học số A B C A B C Giáo viên THPT 1619 161 113 68 240 142 6 Tỉ lệ % 100% 9,9% 6,9% 4,2% 14,8% 8,7% 0,3% (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 2.4.3.4. Phẩm chất đạo đức, lối sống Nhìn chung, ĐNGV các trường THPT trong tỉnh có phẩm chất, đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng. Có ý thức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường THPT, Quy chế và nội quy cơ quan. Đa số giáo viên yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ; không có giáo viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ hay vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ, nhất là giáo viên trẻ đôi lúc chưa thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của giáo viên, chưa thực sự nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của nhà trường. Số lượng đảng viên còn thấp; Số liệu cụ thể ở bảng 2.15 và bảng 2.16 : Bảng 2.15: Xếp loại đạo đức, lối sống của Đội ngũ giáo viên 2 nhà trường (Từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2012- 2013) Năm học Tổng số Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống Tốt Khá TB Yếu 2008-2009 1506 601 802 103 0 2009-2010 1556 620 781 105 0 2010-2011 1586 690 715 131 0 2011-2012 1601 710 791 100 0 2012-2013 1619 722 780 117 0 (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 71 Bảng 2.16: Trình độ chính trị và số lượng đảng viên của các nhà trường (Năm học 2012 - 2013) TT Trường Số lượng THPT giáo viên Trình độ chính trị Sơ cấp Trung Đảng Cao cấp viên cấp Các trường THPT 1619 66 342 24 449 Tổng cộng 1619 66 342 24 449 Tỉ lệ% 100 % 4% 21,12% 1,5% 27,7% (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên) 2.4.3.5. Về năng lực nghiên cứu khoa học. Những năm qua, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và xác định đây là một nội dung yêu cầu bắt buộc trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Hằng năm giáo viên nhà trường đều được tham gia viết báo cáo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, sáng kiến kinh nghiệm và bài đăng trên báo, tạp chí trung ương, địa phương,... Tuy nhiên, các hoạt động này chưa thực sự có nền nếp và hiệu quả, mới dừng lại ở mức viết báo cáo chuyên đề và sáng kiến kinh nghiệm, đề tài cấp ngành trở lên còn ít. Bảng 2.17: Thống kê công tác nghiên cứu khoa học của Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THPT trong tỉnh (Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013) Năm học Tổng số Số đề tài sáng CB, GV, kiến kinh NV nghiệm Tỉ lệ % Hội đồng khoa học công nhận Cấp trường Cấp ngành 2008-2009 1912 522 20,86% 399 123 2009-2010 1908 498 26,10% 396 102 2010-2011 1874 586 31,27% 444 142 2011-2012 1860 620 33,33% 501 119 2012-2013 1854 626 33,76% 390 136 72 2.5. Thực trạng về các điều kiện phục vụ cho đội ngũ giáo viên Nhận thấy rõ vị trí, vai trò quan trọng của ĐNGV trong hoạt động giảng dạy, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên đã rất quan tâm đến việc tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên. Được sự quan tâm của UBND tỉnh trong những năm vừa qua Sở Giáo dục và Đào tạo đã được tu bổ, xây thêm phòng học, sửa chữa lại khang trang, đẹp đẽ hơn, các thiết bị dùng cho hoạt động giảng dạy được cung cấp đầy đủ hơn; bên cạnh đó, thái độ và cách đánh giá của xã hội đối với đội ngũ nhà giáo cũng đã được nâng lên. Đây là nguồn động viên lớn nhất đối với ĐNGV để họ hăng say, nhiệt tình và tâm huyết với nghề hơn. Tuy vậy, thực tế cho thấy để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của người học, nhà trường còn gặp khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn thiết bị phục vụ dạy và học. Nguyên nhân là do chưa được đầu tư tổng thể, đặc biệt là xu hướng nơi nào đội ngũ cán bộ quản lý trường (nhất là hiệu trưởng) làm tốt công tác tham mưu với chính quyền cũng như tạo được mối quan hệ tốt với cha mẹ học sinh và các tổ chức cộng đồng thì nhà trường đó sẽ nhận được sự giúp đỡ và đóng góp nhiều hơn. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng trƣờng và đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT trong tỉnh 2.6.1. Thành tựu đạt được Quy mô giáo dục tăng nhanh và rộng khắp trên địa bàn huyện, quy mô trường lớp được giữ vững, ổn định và đa dạng hoá tạo điều kiện thuận lợi và nhiều cơ hội học tập cho học sinh. Trong những năm qua giáo dục và đào tạo Hưng Yên đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đội ngũ giáo viên của các trường THPT trong tỉnh có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; lối sống lành mạnh, không vi phạm các quy định tại Điều 35 của Điều lệ trường trung học và thực hiện theo Quy định về đạo đức nhà giáo; phần lớn có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, học sinh THPT được học đầy đủ các môn học do Bộ GD&ĐT quy định. Chất lượng học sinh 73 giỏi, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học luôn tăng lên. 2.6.2. Những thuận lợi Việc ban hành Luật giáo dục, điều lệ trường THPT và các chính sách khác về GD&ĐT là hành lang pháp lý và những thời cơ mới cho GD&ĐT phát triển. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá các quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước thành các chủ trương, chính sách, cơ chế về giáo dục một cách kịp thời, tạo động lực mạnh cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển. Điều kiện kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực trong thời kỳ đổi mới, cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, cùng với truyền thống hiếu học vốn có từ ngàn đời của địa phương là những điều kiện tốt để GD&ĐT tỉnh nhà phát triển mạnh và bền vững. 2.6.3. Khó khăn tồn tại Vẫn còn một bộ phận giáo viên có trình độ chuyên môn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GD&ĐT; bộ phận giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, đa số giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và chưa thật sự thành thạo các kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng thiết bị. Nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự cố gắng, tiến bộ trong đổi mới phương pháp dạy- học, vẫn sử dụng phương pháp lạc hậu, ít chú ý đến rèn luyện kỹ năng cho học sinh, rèn luyện phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo chủ động và đặc biệt là tự học ở học sinh và khả năng thích ứng với xã hội; tỷ lệ giáo viên trên chuẩn thấp. 2.7. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Hƣng Yên Để đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu thực tế 2 nhà trường THPT Mỹ Hào và THPT Trần Quang Khải. Đồng thời, thực hiện một cuộc khảo sát 150 cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THPT công lập trong tỉnh, 74 chuyên viên một số phòng ban Sở GD&ĐT Hưng Yên bằng phiếu hỏi, chúng tôi nhận được 142 ý kiến phản hồi, kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.18: Bảng tổng hợp khảo sát về thực trạng phát triển ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013) Nội dung Tương đối tốt Tốt Số Tỉ lệ % lượng Xây dựng quy hoạch phát triển Chưa tốt Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % 59 41,5 42 29,6 41 21,8 Tuyển chọn giáo viên 41 28,9 61 43,2 40 27,9 Sử dụng giáo viên 81 57,2 31 21,6 30 21,2 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 74 52,1 47 33,1 21 14,8 Đánh giá giáo viên 76 53,6 34 23,9 32 22,5 Chính sách đối với giáo viên 73 51,4 45 31,7 24 16,9 Điều kiện đảm bảo cho công 75 52,8 46 32,4 21 14,8 giáo viên tác phát triển giáo viên 2.7.1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên có 41,5% ý kiến đánh giá tốt, 29,6% ý kiến là tương đối tốt, 21,8% ý kiến là chưa tốt. Thực tế, những năm qua các nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch phát triển giáo viên, trước hết căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có để lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên còn một số tồn tại, đó là: quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 75 chủ yếudựa vào kế hoạch năm học, chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn 5- 10 năm và theo tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia; chưa làm tốt công tác dự báo, khi quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chưa thực sự quan tâm đến cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên, chưa có những tính toán cụ thể và khoa học. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển nhà trường hằng năm. 2.7.2. Về tuyển chọn giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác tuyển chọn giáo viên có 28,9% ý kiến đánh giá tốt, 43,2% ý kiến là tương đối tốt, 27,9 % ý kiến là chưa tốt. Như vậy, đa số các ý kiến cho rằng công tác tuyển chọn giáo viên mới chỉ là tương đối tốt. Thực tế, trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên cho các trường THPT được thực hiện theo các hướng sau: Hằng năm, dựa trên kế hoạch của các trường, Sở Giáo dục- Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả các trường chi tiết tới từng bộ môn, sau đó cùng với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, thành lập Hội đồng tuyển viên chức theo hình thức xét tuyển dựa trên bảng điểm, bằng tốt nghiệp và những ưu tiên, khuyến khích của từng thí sinh, những sinh viên trúng tuyển được phân công về các trường trước khai giảng. Ngoài việc xét tuyển mới giáo viên, Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Nội vụ còn tiếp nhận những giáo viên thuyên chuyển từ tỉnh khác về, nhưng số giáo viên này hàng năm không nhiều (chiếm 2 - 3 % so với tổng chỉ tiêu tuyển mới). Tuy nhiên, trong công tác tuyển chọn cũng như thuyên chuyển giáo viên hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập: Một là: Trường THPT nơi sử dụng trực tiếp giáo viên nhưng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn đội ngũ cũng như việc thuyên chuyển giáo viên. Từ đó dẫn đến những bất cập trong ĐNGV, vẫn có những khủng hoảng thừa, thiếu GV, tính đến thời điểm này về cơ bản, các trường đã 76 đủ và thừa giáo viên so với định mức do Bộ quy định, nhưng cơ cấu không đồng bộ. Hai là: Vẫn còn sử dụng giáo viên không đúng chuyên ngành đào tạo (đối với một số môn). ĐNGV THPT trên địa bàn tỉnh phần lớn là được tuyển dụng và hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước nên cũng có mặt hạn chế là họ thường yên phận, chưa cố gắng hết mình để phấn đấu, thi đua và học tập trau dồi kiến thức trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, xu huớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 2.7.3. Về sử dụng giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác sử dụng giáo viên có 57,2% ý kiến đánh giá tốt, 21,6% ý kiến là tương đối tốt, 21,2% ý kiến là chưa tốt. Như vậy, ta thấy đa số các ý kiến cho rằng công tác sử dụng ĐNGV của 2 nhà trường là tốt. Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm "đúng người, đúng việc", đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra. Hằng năm, vào cuối năm học, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên. Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp với sự sắp xếp, bố trí công việc/vị trí công tác cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi... ) các nhà trường đã có nhiều tiến bộ và đổi mới, trong việc phân công chuyên môn và bổ nhiệm phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí so le luân phiên giáo viên ở các khối lớp, tổ bộ môn, bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp, giáo viên giỏi không chỉ dạy ở những lớp chất lượng cao mà còn dậy ở những lớp thường. Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống, hoàn cảnh và nhiều đối tượng học sinh khác 77 nhau. Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của 2 nhà trường những năm qua còn một số tồn tại, khó khăn, đó là: phương án sử dụng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của đội ngũ giáo viên (số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy nâng cao và bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít và chủ yếu là giáo viên lớn tuổi). Tỷ lệ về giới tính chênh lệch rất lớn, tỷ lệ giáo viên nữ cao hơn nhiều so với giáo viên nam (năm học 2010 – 2011, giáo viên nữ chiếm tỷ lệ 64,4%); số giáo viên trẻ ngày càng tăng (năm học 2010 – 2011, giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 50%; giáo viên trên 50 tuổi chiếm 2,5%). Qua đó cho thấy tính kế thừa và đội ngũ kế cận những giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong những năm tới sẽ bị thiếu hụt và gặp nhiều khó khăn. Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, chưa gắn được với chức danh tiêu chuẩn về chế độ tiền lương. Số tiết trên lớp theo định mức của giáo viên THPT còn nhiều: 17 tiết/ tuần chưa kể soạn giáo án, chấm bài . . . Với thời lượng lên lớp quá nhiều, giáo viên sẽ thiếu thời gian để soạn bài giảng, tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới tới chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.7.4. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp phải đạt được các tiêu chuẩn sau: 2.7.4.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. - Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. 78 - Ứng xử với học sinh, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt ; Ứng xử với đồng nghiệp ; Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp ; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục; Lối sống, tác phong; Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. 2.7.4.2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục - Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục; - Tìm hiểu môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 2.7.4.3. Năng lực dạy học - Xây dựng kế hoạch dạy học: Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh; Đảm bảo kiến thức môn học ; Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. - Đảm bảo chương trình môn học ; Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầ u về thái độ được quy định trong chư ơng trình môn học; - Vận dụng các phương pháp dạy học: Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh; Sử dụng các phương tiện 79 dạy học; Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học; Xây dựng môi trường học tập; Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. - Quản lý hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định; Kiể m tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 2.7.4.4 Năng lực giáo dục - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Giáo dục qua môn học : Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng; Giáo dục qua các hoạt động giáo dục ; Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. - Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh. 80 2.7.4.5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội - Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng - Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. - Tham gia hoạt động chính trị, xã hội - Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. 2.7.4.6. Năng lực phát triển nghề nghiệp - Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện - Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. - Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục - Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo du ̣c. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ở bảng 2.18 cho thấy, có 85,2% ý kiến đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là tương đối tốt và tốt. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được 2 nhà trường chú trọng và quan tâm. Hằng năm, xét theo đơn và nguyện vọng của giáo viên, sở GD&ĐT chọn một số giáo viên theo kế hoạch từng môn học để cử đi thi và đào tạo sau đại học, những giáo viên thi đỗ được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định cử đi học và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. Thống kê ở thời điểm năm học 2012- 2013, các nhà trường đã có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 186 giáo viên có trình độ thạc sỹ. Bên cạnh đó, bồi dưỡng giáo viên là việc làm thường xuyên, giúp người giáo viên cập nhật được kiến thức mới để đáp ứng được yêu cầu mới về nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục. Đây cũng là nội dung quan 81 trọng mà thời gian vừa qua các cấp quản lý giáo dục cũng như các trường THPT trong tỉnh đã nhận thức được và rất quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của người giáo viên. Về nội dung đào tạo - bồi dưỡng: Nội dung đào tạo - bồi dưỡng giáo viên trường THPT chủ yếu là do cơ quan quản lý cấp trên quyết định, còn nhà trường phối hợp cùng các cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo cùng người học xác định. Thực tế có thể thấy trường THPT vẫn lệ thuộc mạnh và dưới quyền của cấp trên quản lý không chỉ về nhân sự mà cả về chuyên môn đào tạo bồi dưỡng. Hình thức tổ chức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên ở tỉnh Hưng Yên là khá phong phú và đa dạng. Nhưng ĐNGV THPT rất ít được đi học tập bồi dưỡng, thăm quan học hỏi ở những tỉnh bạn và gần như không có cơ hội để tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài, để họ có thể hiểu biết thực tế của nước bạn cũng như giúp cho giáo viên cách tiếp cận khác nhau đối với chương trình giảng dạy của họ- Đây cũng là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm. Về phương án sử dụng giáo viên sau khi đào tạo – bồi dưỡng trở về. Hầu hết giáo viên của 2 trường sau khi đào tạo - bồi dưỡng trở về chủ yếu để nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy, chỉ có một số ít giáo viên được bố trí công việc mới và được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn. Vì vậy chúng ta nên có các chính sách đối với giáo viên có thành tích học tập và giảng dạy hơn nữa, nhằm kích thích và phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và để cho họ có động lực học tập, công tác và yêu nghề hơn. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của 2 nhà trường vẫn còn những biểu hiện bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa cụ thể, các hình thức chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện,.... đây là nguyên nhân chính của những hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên của 2 nhà trường. 82 2.7.5. Về đánh giá giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp 2.7.5.1 Yêu cầu: Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải đạt được những yêu cầu sau: Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí . 2.7.5.2 Phương pháp Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên: Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 2.7.5.3 Quy trình Quy trình đánh giá, xếp loại phải theo các bươc sau: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại; Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại; Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên; kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác đánh giá ĐNGV có 53,6% ý kiến đánh giá tốt, 23,9% ý kiến là tương đối tốt, 22,5% ý kiến là chưa tốt. Trên thực tế, trong những năm qua việc đánh giá đội ngũ giáo viên của 2 nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Theo quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá đội ngũ giáo viên phải đảm bảo yêu cầu "đúng lúc, đúng chỗ" và "công bằng, khách quan" để tuyên dương, khen thưởng kịp 83 thời, mặt khác để đề xuất các phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ. Công tác đánh giá xếp loại giáo viên được 2 nhà trường chú trọng, đã và đang tạo được động lực tốt để động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên phấn đấu, toàn tâm vì công việc, trở thành những tấm gương điển hình cho phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của ngành GD&ĐT tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, công tác đánh giá đội ngũ giáo viên vẫn còn một vài hạn chế, đó là đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, đôi lúc chưa kịp thời; chưa xây dựng hoàn chỉnh "bộ tiêu chí" đánh giá, nên có những mặt công tác của giáo viên được đánh giá chủ quan, nặng cảm tính. 2.7.6. Về chính sách đối với giáo viên Qua bảng 2.18 trên cho thấy, đa số ý kiến đánh giá về chính sách đối với ĐNGV là tốt và tương đối tốt, chỉ có 16,9 % ý kiến là chưa tốt. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của 2 nhà trường là viên chức, công chức nhà nước và chủ yếu trong biên chế nên được hưởng lương từ nguồn Ngân sách Nhà nước, và theo quy định chung cứ 3 năm lại tăng lương 1 lần. Đồng thời, họ cũng được hưởng mọi chế độ như: thăng chức, nâng lương, chế độ nghỉ an dưỡng, ốm đau, chế độ nghỉ hưu khi đủ điều kiện theo quy định. Có thể nói, trong nhiều năm qua hệ thống chính sách đối với giáo viên tiếp tục được xây dựng, hoàn chỉnh theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách chủ yếu được thể hiện trong chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên, cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện cải cách hành chính trong giáo dục. Đối với tỉnh Hưng Yên, ngoài việc thực hiện chính sách chung của nhà nước, còn có các chính sách riêng của Tỉnh, như: chính sách thu hút người có trình độ cao, có phẩm chất, đạo đức tốt; thu hút những sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi hệ chính quy một số ngành của một số 84 trường công lập trong nước; sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi ở nước ngoài; sinh viên có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ các trường đại học trong nước và nước ngoài có phẩm chất đạo đức tốt về Tỉnh công tác, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học, ... - Bố trí, phân công, giao nhiệm vụ và đảm bảo các điều kiện cần thiết để giáo viên thi hành nhiệm vụ, thực hiện chế độ chính sách. - Cung cấp đầy đủ, cập nhật thông tin chính trị, giáo dục, giảng dạy, tài liệu, sách báo tham khảo; hỗ trợ tổ chức các lớp chuyên đề, ngoại khóa, câu lạc bộ,...tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu. - Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo từng chu kỳ cho đội ngũ giáo viên. - Đảm bảo chế độ lương, phụ cấp; chế độ đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng nguyên lương; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình; hỗ trợ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, hỷ- hiếu, thăm hỏi ốm đau, chia tay cán bộ, giáo viên nghỉ chế độ hưu; trợ cấp khó khăn đột xuất cho giáo viên,... - Căn cứ vào nguồn quỹ thực có, nhà trường chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp cho nhà trường. - Cuối mỗi năm học, nhà trường hỗ trợ kinh phí và giao cho Công đoàn tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm và du lịch. - Việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo được thực hiện căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường; theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí lãnh đạo; theo thẩm quyền, trình tự thủ tục qui định về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Tuy nhiên, xét xét trên tổng thể, hệ thống chính sách về giáo dục nói chung, có thể nói, hệ thống lương của giáo viên ở Việt Nam hiện nay tuy 85 có đổi mới và nâng lên, nhưng vẫn còn thấp và bất cập, chưa thực sự kích thích hết động lực làm việc của ĐNGV; vì phải làm việc cả ngày thứ bảy do cải cách chương trình cho nên việc bố trí sinh hoạt, hội họp của tổ bộ môn, của Hội đồng trường gặp khó khăn. Đây cũng là vấn đề nổi cộm cần lưu ý khi phân phối chương trình và định mức lao động đối với giáo viên và học sinh THPT hiện nay. Mặt khác, các chính sách về tạo động lực, cải thiện đời sống giáo viên đã thể hiện được sự quan tâm đối với ĐNGV nhưng chưa đầy đủ, có những điểm chưa hợp lý, việc thực hiện đã có cố gắng nhưng, hiệu quả chưathực sự cao; cơ chế nâng lương theo niên hạn (3 năm/bậc) và những giáo viên phấn đấu học tập tiếp để có bằng thạc sỹ, tiến sỹ hoặc chứng chỉ sau đại học cũng không được chuyển xếp ngạch, bậc lương cao hơn nên chưa thực sự khuyến khích được giáo viên cố gắng làm việc và học tập nâng cao trình độ; tiền lương và phụ cấp cũng như chế độ hiện hành chưa thực sự đảm bảo cho người giáo viên để họ toàn tâm vì sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan và nảy sinh những tiêu cực trong giáo dục, dẫn tới các hạn chế về phát triển đội ngũ giáo viên, về chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách đối với giáo viên của các trường THPT trong tỉnh vẫn chưa tạo được khâu đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay đó là: mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển qui mô và nâng cao chất lượng với một bên là điều kiện còn hạn hẹp của nguồn lực và những yếu kém của đội ngũ giáo viên như: thiếu đồng bộ, chưa có những đột phá cần thiết về lương, về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,... nhằm tạo động lực và các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giáo viên. 2.7.7. Về các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên Bảng 2.18 cho thấy, 85,2% ý kiến cho rằng các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển ĐNGV là tương đối tốt và tốt. Thực tế, trong những năm qua các trường THPT đã đạt được một số kết quả nhất định về công tác này, đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu tiên dành cho đội ngũ giáo viên; 86 Lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo địa phương để bổ sung các chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng học sinh giỏi và tham mưu xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và kinh phí hoạt động. Nhà trường có khu nhà tập thể cho giáo viên nhà xa ở lại để thuận lợi cho công tác giảng dạy. Tổ chức nhiều đợt sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chủ điểm cho tập thể gắn bó với nhau, xây dựng và phát huy truyền thông của nhà trường, tạo bầu 86 không khí thuận lợi cho tập thể, tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ. Tuy nhiên, những chính sách này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu chính đáng về nơi ở và những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi giáo viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết hơn với nhà trường; chưa đủ mạnh để động viên khích lệ đội ngũ giáo viên toàn tâm với sự nghiệp giáo dục. 2.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của các trƣờng THPT tỉnh Hƣng Yên Qua điều tra, phân tích số liệu từ việc thu thập các nguồn thông tin dữ liệu của các nhà trường và thăm dò ý kiến từ ĐNGV, cán bộ quản lý nhà trường và các chuyên gia, có thể nhận định về thực trạng công tác phát triển ĐNGV trong tỉnh Hưng Yên như sau: 2.8.1. Những điểm mạnh, nguyên nhân Trong những năm qua công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT trong tỉnh đã thực hiện khá tốt và hiệu quả, từ khâu quy hoạch, đến khâu đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV, từng bước hoàn thiện đội ngũ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Trình độ chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý 100% đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn dần tăng lên, cơ cấu và số lượng giáo viên tương đối đồng bộ và cao hơn các tỉnh bạn. Trong công tác luân chuyển cán bộ: đã mạnh dạn thực hiện luân chuyển, đề bạt cán bộ. Một số giáo viên giỏi của nhà trường đã được tăng cường cho trường chuyên Hưng Yên. Giáo viên và cán bộ quản lý trẻ có năng lực được đề bạt làm lãnh đạo 87 của nhà trường hoặc chuyển về Sở Giáo dục làm chuyên viên của Sở.... Biện pháp luân chuyển này đã được nhiều trường áp dụng đối với việc phân công giáo viên chủ nhiệm và đứng lớp. Đây cũng là biện pháp kích thích và tôi luyện ĐNGV trước nhiều tình huống khác nhau và cách xử lý khác nhau, góp phần quyết định vào việc thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, chất lượng giáo dục được nâng cao, vị thế nhà trường được khẳng định, tạo được niềm tin trong nhân dân. 2.8.2. Những điểm yếu, nguyên nhân Công tác quy hoạch chưa mang tầm chiến lược, mà theo kiểu "chắp vá" tạo nên tính bất hợp lý trong cơ cấu, chất lượng đội ngũ; chưa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trường THPT cho phù hợp với điều kiện phát triển của giáo dục mới, việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lượng và chất lượng đội ngũ chung cho cả giáo dục phổ thông (biên chế, đạt chuẩn và trên chuẩn - chuẩn hoá giáo viên) mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có. Các nhà trường không được trực tiếp tuyển chọn giáo viên, do đó nhiều năm qua vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, cơ cấu chưa phù hợp, đặc biệt là giới tính và độ tuổi; vẫn còn những giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu công tác tại trường; công tác sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hiệu quả; công tác đánh giá đội ngũ giáo viên đôi lúc chưa kịp thời. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của một số giáo viên và tình trạng yếu về ngoại ngữ, tin học của cả đội ngũ. Ngân sách đầu tư cho GD-ĐT còn hạn chế. Việc huy động vốn ngoài ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách của tỉnh đầu tư cho giáo dục chưa thực sự có hiệu quả để trở thành một trong những động lực thúc đẩy GD-ĐT phát triển mạnh mẽ hơn. Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường vào ngành giáo dục. Một bộ phận cán bộ giáo viên kém ý chí phấn đấu, chưa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc trau dồi rèn luyện chuyên môn. 88 Nguồn lực đầu tư đảm bảo cho GD&ĐT từ nhà nước, từ xã hội và bản thân ngành GD&ĐT còn thấp, công tác xã hội hoá giáo dục chưa đạt hiệu qua cao. Vấn đề nghiên cứu đánh giá về tình hình đội ngũ giáo viên để có hướng chiến lược hay quyết sách lớn, sáng tạo nhằm thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu chưa được sâu sát. Kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn nên ít có điều kiện cho sự phát triển giáo dục- đào tạo nói chung. 2.8.3. Thời cơ Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt cho giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Trong xu thế đổi mới giáo dục, hệ thống các trường THPT đã xây dựng chiến lược phát triển với những mục tiêu, yêu cầu và những giải pháp mới, tạo điều kiện cho ngành giáo dục nói chung và mỗi cơ sở giáo dục nói riêng tiến hành đổi mới giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và tin học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Toàn xã hội ngày càng quan tâm hơn tới giáo dục, cơ hội huy động các nguồn lực xã hội ngày càng lớn. 2.8.4. Thách thức Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm của giáo dục, trong đó yếu tố người thầy đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm này. Những thách thức này đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi nhà trường phải không ngừng phát triển để xây dựng được thương hiệu riêng cho mình; mỗi nhà trường phải tăng cường công tác phát triển đội ngũ giáo viên và mỗi người thầy phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo ĐNGV với điều kiện đào tạo giáo viên của hệ thống các trường sư phạm còn nhiều hạn chế. Có thể nói mâu thuẫn này là mâu thuẫn về đào tạo giáo viên. Mâu thuẫn giữa tiềm năng lao động tiềm tàng của ĐNGV và hiệu quả sử dụng ĐNGV còn yếu. Mâu thuẫn này 89 bao hàm cả việc đãi ngộ giáo viên chưa hợp lý, chưa tạo ra sức mạnh thu hút mạnh mẽ của nghề sư phạm. Có thể nói đây là mâu thuẫn về sử dụng ĐNGV. Mâu thuẫn giữa nhu cầu thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của ĐNGV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên chưa cao. Có thể nói đây là mâu thuẫn về bồi dưỡng giáo viên. Những điểm mạnh, những điểm yếu đồng thời cũng là những thuận lợi, khó khăn đặt ra cho ngành GD&ĐT tỉnh Hưng Yên nhiều thời cơ và thách thức. Từ những thực trạng đó thì cần phải có những biện pháp cấp thiết để phát triển GD&ĐT một cách bền vững mà trong đó khâu then chốt là phát triển đội ngũ giáo viênđó là những vấn đề cần phải được ngành GD&ĐT đặc biệt chú trọng. Kết luận chƣơng 2 Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên. Đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ giáo viên còn những biểu hiện bất cập như việc bố trí giáo viên còn nhiều bất cập về tuổi đời, tuổi nghề, về trình độ tay nghề trong từng trường và giữa các trường trong huyện. Chính vì thế công tác phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường được coi là cấp thiết. Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT đã trình bày tại chương 1, từ thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT đã trình bày tại chương 2, luận văn đề cập đến những biện pháp cơ bản cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong các Trường THPT tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay ở chương 3 sau đây. 90 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đã trình bày tại chương 1, từ thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên đã trình bày tại chương 2; trong chương này, luận văn trình bày các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên. 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển Nguyên tắc tính kế thừa, thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng vốn có của nhà trường, của xã hội, phát huy được ý thức tự giác, năng lực của đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự phát triển bền vững đội ngũ giáo viên. 3.1.2. Nguyên tắc tính phù hợp Các biện pháp phải có tính phù hợp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán của địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý về văn hóa. Tính phù hợp ở đây có nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương và xu thế phát triển của xã hội. 3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả Các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả. Có nghĩa là, đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra là phải đạt được kết quả như thế nào. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai đạt được kết quả như dự kiến, trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều nhất” . Biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không nảy sinh vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn. 91 3.1.4. Nguyên tắc tính khả thi Như phân tích ở trên, muốn một biện pháp đi vào cuộc sống thì phải có tính phù hợp, chính sự phù hợp đã đảm bảo tính khả thi. Tính khả thi ở đây là biện pháp không bị các yếu tố chi phối nó ràng buộc ở mức độ cao. 3.1.5. Nguyên tắc tính đồng bộ của các biện pháp Tính đồng bộ có thể hiểu là: Để giải quyết được một vấn đề gì đó chúng ta cũng đồng thời phải áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc, nhằm mục đích biện pháp này hỗ trợ biện pháp kia, tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau để cùng đạt mục đích chung đã đề ra. 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Hƣng Yên Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên của Trường THPT Mỹ Hào và trường THPT Trần Quang Khải nói riêng và đội ngũ giáo viên của 26 trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên, đồng thời vận dụng lý luận liên quan đến những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ giáo viên của các Trường THPT tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mỗi biện pháp, được trình bày theo trình tự: nêu ý nghĩa của biện pháp, nội dung của biện pháp và việc tổ chức thực hiện. 3.2.1. Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong quá trình tiến hành giáo dục 3.2.1.1. Ý nghĩa Nhằm làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. 3.2.1.2. Nội dung Tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui định của Ngành, địa phương và nhà trường, về nhiệm 92 vụ, quyền của giáo viên,... Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên nhà trường về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, trong việc giữ gìn uy tín để phát triển bền vững nhà trường. Xây dựng những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ giáo viên. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. 3.2.1.3. Tổ chức thực hiện Công tác tuyên truyền góp phần truyền bá tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và xây dựng niềm tin; tác động vào tình cảm để cổ vũ, thúc đẩy hành động của đối tượng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, cần phải: - Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của chi ủy, chi bộ nhà trường để đảm bảo cho công tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch cụ thể; hằng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đôi với việc sơ, tổng kết về công tác tuyên truyền. - Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 34-CT/TW, ngày 30/5/ 1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học; Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quyết định 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà 93 giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010"; Thông báo kết luận số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. - Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2015, Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011- 2020; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn kết với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Năm học 2012- 2013 với mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. - Các nhà trường làm tốt vai trò chính trong việc tham mưu với các cấp ủy đảng và chính quyền trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, làm cho toàn xã hội nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, một nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. 3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay 3.2.2.1. ý nghĩa Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT là bản luận chứng khoa học trong đó thể hiện sự bố trí sắp xếp toàn bộ ĐNGV trong trường THPT. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và 94 phát triển đội ngũ, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên nhà trường đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 3.2.2.2. Nội dung Kế hoạch hóa nhu cầu giáo viên dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn từ nay đến năm 2015. Dự báo xây dựng qui hoạch giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020. Phải lập dự báo về quy mô học sinh THPT, tỷ lệ phát triển của học sinh THPT trong dân số độ tuổi từ 5 năm đến 10 năm tới, theo phương pháp định hướng phát triển giáo dục THPT của tỉnh làm căn cứ để dự báo nhu cầu giáo viên. Xác định nguồn bổ sung đội ngũ giáo viên cho các trường THPT. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, tổng kết và đề xuất các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng việc hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Đưa ra khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT. 3.2.2.3. Tổ chức thực hiện Trên cơ sở quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mà việc chính là xác định nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu về đội ngũ giáo viên nhằm đủ về số lượng để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường thông qua Đề án Vị trí việc làm của từng trường THPT trên cơ sở đó xây dựng Đề án Vị trí việc làm cho toàn tỉnh. Khi lập quy hoạch, hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ GĐ&ĐT định biên cho trường THPT, căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng về số lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Bản quy hoạch được xây dựng trước khi bước vào năm học mới để Sở GD&ĐT xét duyệt. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo 3 bước: Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch phát triển của nhà trường từ nay đến 2015, tầm nhìn 2020 để lập kế hoạch xác định nhu cầu giáo viên cho giai đoạn. 95 Bước 2: Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường, trong đó có dự báo số giáo viên nghỉ hưu, chuyển công tác, được bổ nhiệm, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ. Bước 3: So sánh giữa nhu cầu và thực trạng để lập kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo cho từng năm học cũng như cho cả giai đoạn. Theo quy trình trên, sẽ xác định được nhu cầu giáo viên của nhà trường trong thời gian từ nay đến 2020, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu và đảm bảo chất lượng. Định kỳ, hằng năm và kết thúc mỗi giai đoạn (2013- 2015, 2015- 2020), nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đề xuất các biện pháp và đưa ra các khuyến nghị với các cấp lãnh đạo nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường. 3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ 3.2.3.1. Ý nghĩa Đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên theo hướng giao quyền tự chủ cho nhà trường. Đồng thời đổi mới công tác sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy khả năng sẵn có của đội ngũ, mang lại sự phát triển toàn diện và bền vững đội ngũ giáo viên nhà trường. 3.2.3.2. Nội dung a. Về công tác tuyển chọn Tuyển chọn giáo viên nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các nhà trường. - Căn cứ vào định biên số giáo viên theo quy định. - Dựa vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện. Dựa vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để lập kế hoạch tuyển chọn, trong kế hoạch làm rõ các nội dung sau: đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, hồ sơ, 96 phương thức, chỉ tiêu (số lượng, cơ cấu), quy trình, lịch tuyển và các chính sách tuyển chọn. - Thực hiện tuyển dụng giáo viên theo đúng quy định tại LuËt viªn chøc sè 58/2010/QH12 ®· ®-îc Quèc héi th«ng qua ngµy 15 th¸ng 11 n¨m 2010 và NghÞ ®Þnh sè 29/2012/N§-CP ngµy 12/4/2012 cña ChÝnh phñ vÒ viÖc tuyÓn dông, sö dông vµ qu¶n lý viªn chøc; Thông tư 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc Ban hành Quy chế Thi tuyển, xét tuyển viên chức. b. Về công tác sử dụng Phân công, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Đó là việc phân công giáo viên dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên, ngược lại phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Về quan điểm sử dựng đội ngũ gián viên của nhà trường là: phân công “đúng người, đúng việc” , “giao việc, gắn trách nhiệm” và đạt hiệu quả sử dụng là “giỏi một việc, biết nhiều việc”. Duy trì và giữ vững sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên, tạo cho họ có được một động lực làm việc tốt, làm việc hết mình, phát huy tối đa niềm say mê, sự sáng tạo trong công việc, đồng thời cần tạo ra một môi trường và không khí làm việc cởi mở, thân thiện và cộng đồng trách nhiệm; lưu ý phòng tránh các nguy cơ xung đột, giải tỏa xung đột thấu tình đạt lý và những căng thẳng không đáng có trong đội ngũ giáo viên. 3.2.3.3. Tổ chức thực hiện a. Về công tác tuyển dụng Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên kiến nghị UBND tỉnh Hưng Yên giao quyền tự chủ cho nhà trường trong công tác tuyển chọn giáo viên, phát huy vai trò tự chủ của các nhà trường THPT tinh Hưng Yên. b. Về công tác sử dụng 97 Các nhà trường THPT tỉnh Hưng Yên nên giao cho các tổ, nhóm chuyên môn dự kiến phân công giáo viên nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của tổ, nhóm chuyên môn. Sau khi có dự kiến của tổ, nhóm chuyên môn, nhà trường sẽ tổ chức các Hội nghị chuyên đề với thành phần là lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng bộ môn và đại diện các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất phương án sử dụng đội ngũ giáo viên. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên phải theo Nghị quyết của chi ủy, chi bộ đảng và trách nhiệm của đảng viên; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn theo phương châm: căn cứ vào công việc để tìm người đủ điều kiện bố trí, phải kết hợp giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực, nhiệt tình với giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo thành một tập thể vững mạnh. 3.2.4. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 3.2.4.1. Ý nghĩa Việc đánh giá, xếp loại giáo viên THPT theo Chuẩn của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Việc xếp loại thi đua đội ngũ giáo viên đảm bảo chính xác và công bằng, làm cơ sở cho công tác khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Mặt khác, là căn cứ để lập kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ một cách hiệu quả. 3.2.4.2. Nội dung Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 98 3.2.4.3. Tổ chức thực hiện Thực hiện phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên như sau: - Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100. - Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau: a) Đạt chuẩn : - Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100. - Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89. - Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn. b) Chưa đạt chuẩn - Loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm. Thực hiện Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước: Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu); Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu); Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.5.1. Ý nghĩa 99 Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên THPT được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tạo sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng giáo dục nhà trường giai đoạn mới. 3.2.5.2. Nội dung Kế hoạch hóa công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo năm học và theo giai đoạn phát triển (gắn kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên). Xác định chuyên ngành đào tạo và nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Các hình thức tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cần được đa dạng hóa, phù hợp về thời gian và điều kiện công tác của giáo viên. 3.2.5.3. Tổ chức thực hiện Lãnh đạo các nhà trường phối hợp với tổ trưởng tổ chuyên môn căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách hiệu quả. Hằng năm lập kế hoạch cho GV đi học đạt chuẩn và trên chuẩn dưới nhiều hình thức (tập trung, không tập trung, tại chức, từ xa,...). Việc chọn cử giáo viên đi học phải đảm bảo sự cân đối và đồng bộ giữa các bộ môn, giữa đi học và giảng dạy, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ. Trong kế hoạch cần làm rõ nội dung, mục đích, hình thức, đối tượng và thời gian bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho ĐNGV giáo viên: Hiệu trưởng đưa ra mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chung cho toàn trường. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ. Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, coi đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là một chỉ tiêu thi đua của các cá nhân. Biến việc tự học, tự bồi dưỡng trở thành ý thức tự giác, thành nhu cầu phải có của bản thân mỗi giáo viên. Nội dung bồi dưỡng gồm: 100 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị: Việc nhận thức đúng đắn về đường lối sẽ thúc đẩy rất lớn tới ý thức nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, tạo ra sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ được vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục học sinh THPT. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên: Lòng nhân ái, tình thương yêu con người là cái gốc của đạo lý làm người, nhất là với người giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao hơn với sứ mạng cao cả của mình. Đối với người giáo viên, lòng yêu nghề, sự say mê nghề, sự nhiệt tình, tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó khăn trong việc học tập, rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục là biểu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất trên không chỉ hình thành trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm mà là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời. Bồi dưỡng kiến thứckhác như Tin học, Ngoại Ngữ, Tâm lý, Sư phạm: Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học trong chương trình THPT để dạy được tất cả các khối lớp của THPT đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh. Bồi dưỡng các kiến thức nghiệp vụ sư phạm như tâm lý học sư phạm, tâm lý lứa tuổi THPT, phương pháp dạy học ở THPT; bồi dưỡng kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, y tế học đường, đặc biệt, là ngoại ngữ, tin học. Bồi dưỡng về ngoại ngữ (tiếng Anh): Cần xác định hiểu biết và sử dụng đựợc ngoại ngữ là một trong những yêu cầu đối với người giáo viên, 101 nhằm trang bị vốn ngoại ngữ cho ĐNGV để sử dụng trong giảng dạy, học tập và giao lưu. Đây là một yêu cầu cấp bách nhưng rất khó khăn, cần có sự hỗ trợ của nhà trường và sự nỗ lực của từng giáo viên. Tổ ngoại ngữ xây dựng kế hoạch, chương trình, chuẩn bị tài liệu và tổ chức bồi dưỡng. Nhà trường hỗ trợ về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, kinh phí chi cho giáo viên bồi dưỡng. Bồi dưỡng về tin học: nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục cũng như giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc nâng cao trình độ tin học để ĐNGV có thể thông thạo tin học trong thời gian tới là hết sức cần thiết và quan trọng. Nhà trường cần chỉ đạo tổ Toán- Tin, lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học cho ĐNGV. Trước tiên cần phổ cập tin học văn phòng cho đội ngũ, để soạn bài, soạn đề kiểm tra, soạn thảo văn bản, tính điểm, khai thác thông tin trên mạng Internet để phục vụ giảng dạy, giáo dục. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên: là nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng. Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục, giảng dạy. Đặc biệt, giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học theo đặc trưng bộ môn; kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng đánh giá học sinh,...Để có được kỹ năng đó giáo viên cần có những tri thức khoa học về tâm lý, giáo dục, vừa phải tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo các chương trình giáo dục của Bộ, vừa phải tích cực chủ động, sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. Ngoài ra, giáo viên cần nâng cao năng lực hoạt động xã hội, đặc biệt là biết phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và rèn luyện nhân cách của 103 học sinh. Ban giám hiệu các trường THPT phân công, giao nhiệm vụ cho các giáo viên giỏi lâu năm. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn bồi dưỡng kèm cặp, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho các giáo 102 viên mới của trường. Liên kết với các trường, các học viện để mở các lớp học tập bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng: Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi, tổ chức cho tập thể và cá nhân thực hiện kế hoạch. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt chuẩn hoặc trên chuẩn. Động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Bộ GĐ&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên. Sau khi được tập huấn cho các GV nòng cốt do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức, nhà trường tổ chức các lớp tập huấn tại trường cho đội ngũ GV còn lại. Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, học tập theo chuyên đề; tổ chức cho giáo viên đi tham quan các trường điển hình; đầu tư xây dựng tủ sách, mua sắm thiết bị dạy học, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, . . . Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học: viết sáng kiến kinh nghiệm và ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân trong và ngoài trường, tổ chức Hội thảo khoa học trong nhà trường. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên, gồm: đại diện Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán trong tổng bộ môn. 104 Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, phân công, phân nhiệm cho các tổ trưởng tổ chuyên môn phụ trách việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ và yêu cầu mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho riêng mình, tạo điều kiện về các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng và quy định trách nhiệm của những người tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng. Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chuyên môn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch 103 bồi dưỡng của bản thân. Có những điều chỉnh động viên hoặc phê bình kịp thời đối với những tổ và cá nhân không thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng. Cuối năm 2 nhà trường có tổng kết đánh giá khen thưởng và có kế hoạch ứng dụng các kết quả của cá nhân và tập thể. Nội dung đào tạo Bồi dƣỡng Phẩm chất đạo đức chính trị Trình độ chuyên môn Tin học Ngoại Ngữ Kiến thức khác nghiệp vụ Sơ đồ 3.1.Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên 3.2.6.1. Ý nghĩa Hoàn thiện việc xây dựng các chế độ, chính sách đãi ngộ và đổi mới hình thức khen thưởng cho đội ngũ giáo viên nhằm động viên, khích lệ, tạo Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Trình độ chính trị , Kiến thức tin học, Kiến thức ngoại ngữ và các kiến thức hỗ trợ khác động lực phát triển đội ngũ giáo viên. Xây dựng chính sách ưu tiên cấp kinh phí, chính sách đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị tạo nên môi trường làm việc cho giáo viên và môi trường giáo dục học sinh thuận lợi. 3.2.6.2. Nội dung Hoàn thiện các chế độ, chính sách ưu tiên đối với giáo viên nhằm thu hút những giáo viên giỏi có trình độ cao về công tác tại trường và tạo động lực mạnh cho giáo viên hiện đang công tác tại nhà trường. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tạo nên sự động viên khuyến khích thường xuyên và có giá trị lâu dài đến đội ngũ giáo viên, họ liên tục có cảm giác được thừa nhận, 104 được tôn trọng. Có chính sách "đầu tư đặc biệt" các điều kiện cơ sở vật chất, và kinh phí đảm bảo cho quá trình dạy học. 3.2.6.3. Tổ chức thực hiện Lãnh đạo Sở cần tăng cường hơn nữa công tác huy động các tổ chức, tập thể, cá nhân cùng tham gia xây dựng nhà trường. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên trong trường theo các văn bản Nhà nước đã ban hành: chế độ lương, phụ cấp; chế độ được đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng lương, phụ cấp; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được quyền khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình, kỷ luật, được tạo điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, được tạo cơ hội để phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình. Có những chế độ khuyến khích giáo viên giỏi công tác trong ngành giáo dục. Đặc biệt, khi đã có chuẩn giáo viên THPT thì phải có chế độ ưu tiên hơn đối với giáo viên trên chuẩn để tạo sự công bằng, khuyến khích sự phấn đấu của đội ngũ giáo viên. Như vậy, hiệu trưởng vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, do vậy cần tăng cường đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, như: phòng học bộ môn, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên, như: nơi ăn ở và các điều kiện sinh hoạt, nhu cầu được an toàn, được thừa nhận được tôn trọng và tự thể hiện. 3.2.7. Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường 3.2.7.1.Ý nghĩa Đẩy mạnh phong trào Trường học thân thiện, Học sinh tích cực trong toàn tỉnh . Xây dựng phong trào Đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả giáo dục của 105 nhà trường. Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển của tập thể. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời nó chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng. 3.2.7.2. Nội dung a. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP trong các nhà trường trong tỉnh. Xây dựng nhà trường gồm các thành viên chính trực, vị tha cùng phấn đấu để tạo nên một thế hệ học sinh tự tin, độc lập, giàu lòng nhân ái, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể mọi thành viên trong nhà trường biết đề phòng nguy cơ, có ý chí khắc phục khó khăn; biết tận dụng thời cơ, tranh thủ được thuận lợi để phát triển nhà trường; có ý thức vươn lên theo kịp và vượt các đơn vị tiên tiến; làm việc phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả, trên tinh thần "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm - Sáng tạo"; biết tự phê bình và phê bình, biết quý trọng và tiến cử người tài. 3.2.7.3. Tổ chức thực hiện a. Lấy nhà trường THPT làm đơn vị; Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Muốn có một TTSP đoàn kết, thống nhất, hiệu trưởng cần thực hiện những biện pháp sau: Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo: Sự đoàn kết thống nhất trong Chi ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong TTSP nhà trường. Mọi người hiểu nhau, tôn trọng tài năng và tính cách cá nhân của 106 nhau, thúc đẩy nhau tiến bộ, giữa họ cần có sự dung hợp, hài hòa về mặt tâm lý. Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí đó. Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể. Trong tập thể, mỗi thành viên sống trong hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, mỗi cá nhân cần có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của mọi người, của tập thể. Sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng là bản chất của tập thể chân chính trong xã hội ta ngày nay. Trong tập thể sư phạm thường có hai loại quan hệ phụ thuộc cơ bản. Đó là quan hệ giữa các cán bộ lãnh đạo với các thành viên và quan hệ giữa các thành viên với nhau. Muốn có mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo thì cán bộ lãnh đạo cần tin tưởng, tôn trọng, chân thành, khách quan, dân chủ, có trách nhiệm giúp đỡ và tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ là chỗ dựa vững chắc cho cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cuộc sống riêng, đồng thời cấp dưới cần tự giác chấp hành sự phân công của cấp trên, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng góp ý với cán bộ lãnh đạo trên tinh thần thiện chí và xây dựng. Giữa các giáo viên trong tập thể cần có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp. Làm tốt quy trình phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, tôn vinh các giáo viên có nhiều đóng góp cho sự hoạt động của nhà trường và Ngành GĐ&ĐT. Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm: Trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau, TTSP khó tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn. Khi trong TTSP có biểu hiện của sự mâu thuẫn, hiệu trưởng cần chủ động xử lý kịp thời, khi xử lý giải quyết mâu thuẫn hiệu trưởng cần tìm hiểu và phân loại mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn đó. Thường là mỗi mâu thuẫn đều có nguyên nhân riêng của nó nhưng có thể do mấy nguyên nhân cơ bản sau: - Phong cách quản lý quan liêu, mệnh lệnh, tham quyền cố vị, ích kỷ, đánh giá giáo viên không công bằng, kỷ luật và khen thưởng thiếu khách quan, thậm chí tham ô, lãng phí tài sản của tập thể. 107 - Sự liên kết rời rạc trong tập thể dẫn đến tinh thần tập thể yếu, mục tiêu của cá nhân và tập thể không thống nhất, các cá nhân không chấp nhận nhau, không tôn trọng và phục tùng nhau. - Tính đa dạng, phức tạp của các thành viên về nhu cầu, lợi ích, tính cách, năng lực, hoàn cảnh gia đình, giới tính. - Một số giáo viên thiếu tình thương và trách nhiệm, thậm chí vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Sau khi tìm đúng nguyên nhân, hiệu trưởng tích cực chủ động giải quyết kịp thời, triệt để, tránh tình trạng "cái sảy nảy cái ung". Tùy mức độ và phạm vi mâu thuẫn, hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân và tổ chức để giải quyết. Mục đích của giải quyết mâu thuẫn là giúp cho đương sự hiểu rõ, nhận ra cái đúng, cái sai và có định hướng sửa chữa. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn là các bên đương sự có thể bắt tay thiện chí và bình thường hóa quan hệ. b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể Trong TTSP trường THPT, ngoài việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, địa phương, hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng và phát huy: - Truyền thống tôn sư trọng đạo. - Truyền thống dạy tốt, học tốt. Để xây dựng và phát huy các truyền thống đó, nhà trường cần: - Tổ chức các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua trong trường, hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành phát động như: “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"; "Giỏi việc trường, đảm việc nhà"; "Gia đình nhà giáo văn hóa",. . . Các biện pháp trên sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi cho tập thể. Các nhà khoa học cho rằng, bầu không khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên. Bầu không khí tâm lý tập thể phụ thuộc rất nhiều vào phong cách quản lý của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải là người có tư tưởng chính trị vững vàng, có lòng nhân ái sư phạm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm 108 huyết với mục tiêu phát triển của nhà trường, quan tâm giúp đỡ và tạo cơ hội cho mọi thành viên phát triển tối đa năng lực bản thân, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, biết chia sẻ vui buồn, động viên khuyến khích các thành viên. Tất cả những điều đó tạo nên quyền lực phi chính thức, tạo nên uy tín thực sự cho người hiệu trưởng. Mỗi thành viên trong nhà trường đều tâm đắc một điều là: trong sự trưởng thành của bản thân, có sự dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ của đồng nghiệp, có hơi ấm sẻ chia của tổ ấm công đoàn. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất Trên đây là những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường THPT tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mỗi biện pháp đều có một ý nghĩa, một vai trò nhất định. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ cho nhau (sơ đồ 3.2). Vì vậy, người quản lý không được xem nhẹ hay coi trọng một biện pháp nào, mà phải biết lựa chọn, kết hợp, triển khai một cách đồng bộ, phù hợp các biện pháp với điều kiện và hoàn cảnh thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Biện pháp 2 Biện pháp 7 Biện pháp 3 Biện pháp 4 BIỆN PHÁP 1 Biện pháp 6 Biện pháp 5 Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp Để chuẩn bị cho việc triển khai các biện pháp trên vào nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát thăm dò tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp này. 109 3.4. Thăm dò về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Để nghiên cứu sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi đến 92 cán bộ quản lý là lãnh đạo, chuyên viên Sở GĐ&ĐT Hưng Yên; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hưng Yên. Qua tổng hợp và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và Biểu đồ 3.3 Bảng 3.1: Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp Mức độ cần thiết Tên biện pháp Rất Cần Không Rất Khả Không cần thiết cần khả thi thi khả thi thiết Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Mức độ khả thi thiết SL 56 4 0 54 6 0 % 93,4 6,6 0 90,0 10,0 0 SL 57 3 0 50 7 3 % 95,0 5,0 0 83,3 11,7 5,0 SL 52 8 0 41 15 4 % 86,7 13,3 0 68,3 25,0 6,7 SL 57 3 0 53 7 0 % 95,0 5,0 0 88,3 11,6 0 SL 58 2 0 54 5 1 % 96,7 3,3 0 90,0 8,3 1,7 SL 55 5 0 48 8 4 % 91,7 8,3 0 80,0 13,3 6,7 SL 55 5 0 51 7 2 % 91,7 8,3 0 85,0 11,7 3,3 110 100 98 Tổng tỉ lệ nhận thức về sự cần thiết và cấp thiết 96 94 Tổng tỉ lệ nhân thức về tính khả thi và rất khả thi 92 90 88 Biện Biện Biện Biện Biện Biện Biện pháp 1 pháp 2 pháp 3 pháp 4 pháp 5 pháp 6 pháp 7 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhận thúc về tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.3, chúng tôi nhận thấy: đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp đều cần thiết và khả thi. Điều này cho phép khẳng định tính cấp thiết của việc phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường trong giaiđoạn hiện nay. Như vậy là các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở đề triển khai thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của 2 nhà trường THPT nói riêng cũng như các trường THPT tỉnh Hưng Yên nói chung. Kết luận chƣơng 3 Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT, thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên nói chung và đi sâu vào 2 trường THPT Mỹ Hào và THPT Trần Quang Khải . Căn cứ định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên , Sự phát triển của giáo dục và Đào tạo Hưng Yên.... Tác giả đã đưa ra 7 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. 111 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Từ những kết quả trình bày ở các chương trên, luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau: 1. Kết luận Trong bối cảnh thế giới đang đổi mới giáo dục quy mô toàn cầu, xã hội nào muốn phát triển cũng phải xuất phát từ nguồn nhân lực, mà nhân lực giỏi chỉ xuất phát từ người thầy giỏi và một nền giáo dục tốt. Nên các nước đều rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và chính là đầu tư cho con người để phát triển bền vững. Khi con người được phát triển, những sức mạnh thể chất và tinh thần của họ sẽ được hiện thực hóa vào các quá trình, các hoạt động xã hội, tạo ra sự phát triển của xã hội và ngược lại. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, giáo dục phổ thông là khâu rất quan trọng để tạo cho xã hội nguồn nhân lực có nhân cách tốt, làm nền tảng phát huy năng lực của mỗi cá nhân sau này. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có sự tác động của nhiều yếu tố. Song yếu tố căn bản nhất, chiếm vị trí quan trọng nhất đó là đội ngũ nhà giáo, những người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, vì vậy công tác phát triển đội ngũ giáo viên là quan trọng và cần thiết. Đứng trước những yêu cầu phát triển của giáo dục trong xu thế hội nhập và đổi mới của đất nước, đội ngũ giáo viên của tỉnh Hưng Yên còn nhiều bất cập. Biểu hiện cụ thể là số lượng giáo viên của nhà trường cơ cấu không đồng bộ; bộ phận giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, đa số giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và tin học, chưa thạo kỹ năng sử dụng thiết bị; nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng và khả năng thích ứng với xã hội cho học sinh; tỷ lệ giáo viên trên chuẩn chưa cao. 112 Thông qua việc nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông kết hợp với kết quả khảo sát thực tế để đề xuất 7 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Hưng Yên: Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hai là: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Ba là: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ. Bốn là: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Năm là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ. Sáu là: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Bảy là: Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường. Chúng tôi mong muốn rằng, những biện pháp nêu trên được áp dụng tốt tại các trường THPT tỉnh Hưng Yên để đem lại sự phát triển mạnh mẽ của các nhà trường THPT tỉnh Hưng Yên nói riêng và các trường THPT trong các tỉnh bạn khu vực đồng bằng Bắc Bộ. 2. Khuyến nghị Qua nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên 2 Trường Trung học phổ thông công lập tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một số khuyến nghị sau: 113 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Tạo điều kiện để giáo viên đủ sống được bằng lương, đây là một điều kiện quan trọng, được mong mỏi nhiều nhất, cũng như có tác dụng tích cực nhất đối với chủ trương xây dựng đội ngũ nhà giáo. Có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi vào học tại các trường sư phạm. Có chính sách về nhà ở và các đãi ngộ khác để giáo viên an tâm, đem hết tâm lực, trí lực, tài lực vào việc truyền thụ tri thức cho thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng đào tạo thực sự của hệ thống các trường sư phạm, tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng, tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến. 2.2. Đối với UBND tỉnh Hưng Yên Tiếp tục có những chính sách ưu tiên đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia và theo hướng chuẩn hóa các trường trung học chất lượng cao trong nước và quốc tế. Tiếp tục tăng cường đội ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục để có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày ở phổ thông; đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp, học sinh/giáo viên. 2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh để hoàn thiện các chế độ, chính sách ưu tiên đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Triển khai đồng bộ, hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý theo Chuẩn hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tiếp tục cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ và bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng. Chỉ thị 40 CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001 – 2010. 2. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010. 3. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục - Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội, 1997. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định sổ: 07/2007/QĐ-BGDDT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2007. 5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội, 2006. 6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 7. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 8. Nguyễn Thị Lệ Chung. Phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay . Luận văn Thạc sĩ 2008 9. Hoàng Văn Chƣơng. Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện vùng cao Tràng Định tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay . Luận văn Thạc sĩ 2010 10. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 2005. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1997. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW khoá VII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1997. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001. 115 14. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2006. 119 15. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2011. 16. Đề án của Chính phủ. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001 – 2010. Hà Nội, 2005. 17. Nguyễn Trọng Điều. Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007. 18. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 2010. 19. Nguyễn Minh Đƣờng. Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX07-14, 1996 20. Đặng Xuân Hải. Quản lý hệ thống GDQD, Trường ĐHGD (tài liệu cho các lớp cao học), Hà Nội, 2009. 21. Nguyễn Kỷ- Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục. Hà Nội, 1984. 22. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức. Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH- HĐH. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 2002. 23. Đặng Bá Lãm (chủ biên). Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 24. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Tư pháp. Hà Nội, 2005. 25. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội, 1989. 116 PHỤ LỤC Phụ lục 1:PHIẾU HỎI Ý KIẾN (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban Sở GD&ĐT Hưng Yên; lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ môn, đội ngũ giáo viên, nhân viên của 2 trường THPT là THPT Mỹ Hào và THPT Trần Quang Khải ) Kính gửi:……………………………………………………… Để có cơ sở tham khảo nhằm hoàn thiện các biện pháp phát triển ĐNGV Trường THPT Trần Quang Khải và trường THPT Mỹ Hào. Xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau: - Họ và tên:………………………………………………………. - Chức vụ: ……………………………………….…………………… - Đơn vị công tác: ………………………………………………… Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết, tính khả thi của biện pháp phát triển ĐNGV THPT Mỹ Hào và THPT Trần Quang Khải (Đồng chí đánh dấu X vào ô mà đồng chí cho là hợp lý). Nội dung Tốt Tƣơng đối tốt Xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên Tuyển chọn giáo viên Sử dụng giáo viên Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Đánh giá giáo viên Chính sách đối với giáo viên Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển giáo viên Xin trân trọng cảm ơn đồng chí! 117 Chƣa tốt Phụ lục 2: PHIẾU HỎI Ý KIẾN (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban Sở GD&ĐT Hưng Yên; lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn, trưởng các bộ môn trường THPT Mỹ Hào và THPT Trần Quang Khải). Kính gửi: …………………………………………………………… Để có cơ sở dữ liệu tham khảo nhằm phân tích thực trạng công tác phát triển Đội ngũ giáo viên trường THPT Mỹ Hào và THPT Trần Quang Khải trong 5 năm qua (kể từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013). Xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau: - Họ và tên: ………………………………………………………… - Chức vụ:………………………………….……………………… - Đơn vị công tác:…………………………………………………. Xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình về từng khâu và các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển Đội ngũ giáo viên (Đồng chí đánh dấu X vào ô mà đồng chí cho là hợp lý). TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần Cần Không thiết thiết cần thiết 1 Biện pháp 1 2 Biện pháp 2 3 Biện pháp 3 4 Biện pháp 4 5 Biện pháp 5 6 Biện pháp 6 7 Biện pháp 7 Ghi chú: 118 Mức độ khả thi Rất khả Khả thi thi Không khả thi - Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. - Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ. - Biện pháp 4: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. - Biện pháp 5: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ. - Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. - Biện pháp 7: Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường. Xin chân thành cám ơn sự cộng tác nhiệt tình của đồng chí! 119 [...]... việc phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên Chương 3: Biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên 15 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƢNG YÊN... trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên - Đề xuất biện pháp có tính khả thi để phát triển và nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên các. .. giáo dục ” 2 Mục đích nghiên cứu Đề xuất những biện pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh cả về số và chất lượng tạo điều kiện để giáo dục THPT của tỉnh phát triển vững chắc 3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên 13 3.2 Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường. .. cao chấtlượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông áp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 5 Giả thuyết khoa học Việc phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông là việc làm cần thiết, quan trọng và thường xuyên của các nhà quản lý; Nếu đề xuất được những biện pháp phù hợp có tính khả thi thì chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông sẽ được nâng cao và sẽ đóng góp... sự nghiệp đổi mới giáo dục ở tỉnh Hưng Yên 6 Giới hạn, Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông công lập (Vì biên chế của các trường dân lập thường không ổn định; có cả giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng và Sở không quản lý nhà nước đội ngũ này) tỉnh Hưng Yên từ năm 2008-2013 và đề ra biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên từ năm... học phổ thông trong tỉnh Hưng Yên cả về số lượng và chất lượng là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay Xuất phát từ những lý do nêu trên, được sự đồng ý của phòng Đào tạoTrường Đại học Giáo dục –ĐHQG Hà Nội và dưới sự hướng dẫn của PGSTS Đặng Bá Lãm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo. .. đến năm 2020 Cấp quản lý trực tiếp đối với đội ngũ giáo viên trên là Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý đội ngũ giáo viên tỉnh Hưng Yên nâng cao lên thành lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung 14 học phổ thông của tỉnh Hưng Yên nói riêng và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói chung - Ý nghĩa... của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương; công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục Hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh tiếp tục kiện toàn và phát triển; Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của giáo dục đào tạo là Giáo viên; Tìm ra các biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học. .. cứu về phát triển ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên Tình trạng này dẫn đến công tác phát triển ĐNGV các trường THPT tỉnh Hưng Yên chưa có những biện pháp dựa trên các cơ sở lý luận và có giá trị về thực tiễn Do đó, chúng tôi thấy cần có một nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này và tìm ra một số biện pháp quản lý khả thi để phát triển ĐNGV các trường mầm non công lập đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong... nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; 5 Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật 1.4 Quan niệm và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT 1.4.1 Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng và phát triển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng ... “ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi giáo dục ” Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ giáo viên trường. .. phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên Chương 3: Biện pháp phát. .. thi để phát triển nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông áp ứng yêu cầu đổi giáo dục Giả thuyết khoa học Việc phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việc

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Giả thuyết khoa học

  • 6. Giới hạn, Phạm vi nghiên cứu

  • 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

  • 8. Phương pháp nghiên cứu

  • 9. Cấu trúc luận văn

  • 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

  • 1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài

  • 1.4. Quan niệm và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT

  • Kết luận chương 1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan