Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày

122 1.1K 6
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ KIM VÂN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ KIM VÂN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Bá Lãm HÀ NỘI – 2013 ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Bá Lãm, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn; các giáo sư, tiến sỹ đã đóng góp ý kiến, phản biện giúp luận văn được hoàn chỉnh. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục Đào tạo các huyện/TP, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học trong tỉnh, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ, cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn, song luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Tác giả Đặng Thị Kim Vân iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Từ viết tắt CBQL Cán bộ quản lý CB,GV,NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên CĐSP Cao đẳng sư phạm CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất ĐH Đại học ĐNGV Đội ngũ giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục Mầm non GDTH Giáo dục tiểu học GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVTH Giáo viên tiểu học HS Học sinh HSG Học sinh giỏi KT-XH Kinh tế - xã hội TTSP Tập thể sư phạm TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa iv MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Mục lục .............................................................................................................. v Danh mục các sơ đồ ......................................................................................... ix Danh mục các bảng ........................................................................................ viii Danh mục các biểu đồ ..................................................................................... xii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY. ................................................................................................... 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 6 1.2.1. Khái niệm quản lý.......................................................................................... 6 1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................................ 8 1.2.3. Quản lý nhà trường ...................................................................................... 10 1.2.4. Đội ngũ giáo viên ......................................................................................... 11 1.2.5. Khái niệm phát triển .................................................................................... 13 1.2.6. Phát triển con người ..................................................................................... 14 1.3. Vị trí và vai trò của giáo viên tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân ..... 14 1.3.1. Một số đặc điểm của trường tiểu học ......................................................... 14 1.3.2. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học ..................................... 16 1.4. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và yêu cầu về giáo viên ........................... 17 1.4.1. Sự cần thiết của việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày .................................. 17 1.4.2. Những yêu cầu đối với giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ ngày.................. 18 1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên .................................................................... 19 1.5.1. Phát triển nguồn nhân lực........................................................................... 19 1.5.2. Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên............................................... 22 v 1.5.3. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên..................................................... 23 1.5.4. Các thành tố cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ....................... 25 1.6. Những yếu tố tác động đến việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ........................................................................... 31 1.6.1. Chủ trương đổi mới chương trình sau năm 2015..................................... 31 1.6.2. Sự thay đổi dân số ........................................................................................ 33 1.6.3.Điều kiện cơ sở vật chất ............................................................................... 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN ............................................ 35 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và phát triển giáo dục ở tỉnh Hưng Yên ....................................................................................... 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 36 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................ 37 2.1.3. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục....................................................... 38 2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các trường tiểu học tỉnh Hưng Yên ........................................................................................................ 41 2.2.1. Mạng lưới trường tiểu học .......................................................................... 41 2.2.2. Chất lượng giáo dục tiểu học ...................................................................... 42 2.2.3. Về đội ngũ giáo viên tiểu học ..................................................................... 45 2.2.4. Về cơ sở vật chất .......................................................................................... 46 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên của các trường tiểu học tỉnh Hưng Yên .... 49 2.3.1. Về số lượng .................................................................................................. 49 2.3.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên ..................................................................... 52 2.3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên .............................................................. 56 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên ............ 59 2.4.1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên ......................................... 60 2.4.2. Về tuyển chọn giáo viên ............................................................................ 61 2.4.3. Về sử dụng giáo viên ................................................................................. 62 2.4.4. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên .............................................................. 63 vi 2.4.5. Về đánh giá giáo viên ................................................................................ 64 2.4.6. Về chính sách đối với giáo viên ................................................................. 64 2.4.7. Về các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên ..... 67 2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học tỉnh Hưng Yên theo yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày ................................... 68 2.5.1. Những điểm mạnh, nguyên nhân ............................................................... 68 2.5.2. Những điểm yếu, nguyên nhân................................................................... 69 2.5.3. Thời cơ .......................................................................................................... 70 2.5.4. Thách thức .................................................................................................... 70 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY .................................................................................................. 72 3.1. Các nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp ................... 72 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống ................................................................................ 72 3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện ............................................................................... 72 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................................ 72 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả................................................................................. 73 3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ ................................................................................. 73 3.1.6. Đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương 74 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày ......................................................................................................... 75 3.2.1. Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ............................... 75 3.2.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên ..................................................... 77 3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ .......................................................................... 81 3.2.4. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH đáp ứng với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày ................................................................................................................. 83 vii 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ .............................................................................................................. 85 3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên........................................................................................................... 87 3.2.7. Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường ................................................................. 90 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .................................................. 94 3.4. Thăm dò về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất .......... 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 PHỤ LỤC………………………………………………………………….106 viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý .......................................................................... 8 Sơ đồ 1.2. Các yếu tố trong quản lý nhà trường ............................................. 11 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................. 944 ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng số 2.1. Mạng lưới trường TH Hưng Yên, năm học 2012-2013 ............. 41 Bảng số 2.2. Thống kê số trường, lớp, học sinh trong 3 năm học .................. 42 Bảng số 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học ............................................................................................... 43 Bảng số 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Tiếng Việt.............................................................. 44 Bảng số 2.5. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Toán ....................................................................... 44 Bảng số 2.6. Đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên ................................ 45 Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 ......................................................................................... 46 Bảng số 2.7a. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng học) ................................. 47 Bảng số 2.7b. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng chức năng) ...................... 48 Bảng số 2.8. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2010-2011 ......................................................................................................................... 49 Bảng số 2.9. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2011-2012 ......................................................................................................................... 50 Bảng số 2.10. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 ......................................................................................................................... 50 Biểu đồ 2.2. Số lượng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên trong 3 năm gần đây ........................................................................................ 51 Bảng số 2.11. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo độ tuổi ...................................................................................................... 53 Bảng số 2.12. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo thâm niên giảng dạy ................................................................................ 54 Bảng số 2.13. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2010-2011........................................................................................................ 56 x Bảng số 2.14. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2011-2012........................................................................................................ 57 Bảng số 2.15. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013........................................................................................................ 57 Bảng số 2.16. Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp .............. 58 Bảng số 2.17. Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học……………………...…59 Bảng số 2.18. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tỉnh Hưng Yên .......... 60 Bảng 3.1: Kết quả thống kê nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp ... 95 Bảng 3.2: Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi của các biện pháp ...... 96 xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 ......................................................................................... 46 Biểu đồ 2.2. Số lượng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên trong 3 năm gần đây ........................................................................................ 51 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nam/nữ trung bình của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên từ năm 2010-2013.......................................................................... 55 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhận thức về tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp…..96 xii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thế giới đang ở những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI và đang chứng kiến, thậm chí đang bị cuốn vào dòng thác của sự biến đổi vô cùng lớn lao của xã hội loài người với đặc trưng là: toàn cầu hoá, công nghệ thông tin, xã hội học tập. Có thể nói, toàn cầu hoá, sự đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu học tập suốt đời đã và đang thôi thúc và giúp chúng ta tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội, đưa loài người đến với nền kinh tế tri thức, bước vào nền văn minh trí tuệ. Nhận thức rõ bối cảnh và xu thế phát triển của thời đại hiện nay, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp…” Giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước. Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế, văn hóa phù 1 hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc học có ý nghĩa quan trọng đối với sự vận động phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục, là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng. Chính vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học cần chú trọng những phẩm chất cần có, những kỹ năng nghề nghiệp dạy học đặc thù ở tiểu học. Hiện nay, toàn xã hội, toàn ngành Giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, hi vọng vào các thầy, cô giáo tiểu học trong việc dạy dỗ con em mình; đào tạo những bước quan trọng đầu tiên cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Có thể nói không quá rằng: Đầu tư bao nhiêu vào sự chăm sóc, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học cũng chưa xứng với vị trí, vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp giáo dục và phát triển Quốc gia. Mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: “ Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo; tiếp tục đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; đến năm 2020, 90% trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”. [ TL 29] Bậc tiểu học tỉnh Hưng Yên trong những năm qua đã có những cơ chế chính sách quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng chuẩn. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,9% trong đó tỷ lệ trên chuẩn là 79,4%. Tuy nhiên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thực sự đáp ứng 2 được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì tỷ lệ giáo viên/lớp tối thiểu là 1,5. Hiện nay, tỷ lệ này của toàn tỉnh là 1,4 và không đồng bộ về cơ cấu. Bên cạnh đó, một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày” nhằm giải bài toán về nguồn nhân lực chính giúp bậc tiểu học tỉnh Hưng Yên góp phần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên tiểu học 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất biện pháp có tính khả thi để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. 5. Giả thuyết khoa học Việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 3 2011-2020. Nếu đề xuất biện pháp phù hợp, có tính khả thi thì chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Hưng Yên sẽ được nâng cao, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Hưng Yên. - Khảo sát và sử dụng các số liệu của 3 năm học 2010-2011, 20112012, 2012-2013. - Thời gian áp dụng các biện pháp: đến năm 2020. - Cấp quản lý: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. Phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận từ các tài liệu khoa học, các văn bản nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo Hưng Yên, các trường tiểu học công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp quan sát, đàm thoại, điều tra, phỏng vấn, thống kê, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thử nghiệm. - Dùng các phần mềm thống kê để xử lý số liệu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã rất quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, ngành Giáo dục – Đào tạo đã rất coi trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học. Những năm gần đây, có nhiều bài viết của nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ nhà giáo, vai trò của đội ngũ nhà giáo cũng như những yêu cầu về chất lượng của đội ngũ trong công tác đào tạo thế hệ trẻ và đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Ở nước ngoài có các tác giả như: M.I. Kônđacốp (Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáo dục, 1984); Harlđ- Koontz (Những vấn đề cốt yếu về quản lý, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1992). Ở nước ta có các tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Nguyễn Ngọc Quang (Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD-ĐT Trung ương I, Hà Nội, 1989) ; Đinh Quang Báo (2007, Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên); Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên); Cùng với các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Xuân Hải, Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức và một số tác giả khác về công tác quản lý giáo dục đã thật sự góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà. 5 Bên cạnh đó còn có những tác giả của các luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục như: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá” (Nguyễn Văn Tuấn – 2009). “ Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học TP Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp” ( Dương Thị Minh Hiền – 2010). “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa” ( Lê Thị Hiền – 2010). “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá” ( Lê Xuân Vịnh – 2010). “ Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Dương, Hải Phòng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” ( Trần Thị Ngọc Bảo – 2011). Qua tìm hiểu, phân tích đánh giá những đề tài của các tác giả trên đã nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên; những công trình nghiên cứu trên là cơ sở, định hướng cho việc nghiên cứu luận văn “ Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày”. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử loài người. Quản lý là một dạng lao động xã hội đặc biệt phát sinh từ tính chất xã hội hoá lao động, điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời nó cũng là sản phẩm mang tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội. Sự cần thiết của quản lý được Mác viết: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và 6 thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm cần tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Có thể xem xét quản lý dưới các góc độ khác nhau : Ở góc độ chung nhất thì quản lý vạch ra mục tiêu cho bộ máy, lựa chọn phương tiện, điều kiện tác động đến bộ máy để đạt mục tiêu đã đề ra; Ở góc độ kinh tế, quản lý là sự tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực; Ở góc độ chính trị xã hội, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động; Ở góc độ hành động thì quản lý là quá trình điều khiển. Sự đa dạng về cách tiếp cận dẫn đến sự phong phú về các quan niệm về quản lý. - Đại bách khoa toàn thư của Liên Xô (1977) định nghĩa: “Quản lý - đó là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh vật, xã hội, kĩ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động”. [ 10, tr 5] - Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến. [ 27, tr 17] - Theo Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển nhất về quản lý là: Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. [ 8, tr 9] Phân tích các định nghĩa trên ta thấy những dấu hiệu chung của quản lý đó là: tính mục đích, sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng; liên quan tới môi trường xác định. Điều đó khẳng định, bất cứ một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý, có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình. Khoa học quản lý ngày càng phát triển dẫn đến các định nghĩa về quản lý ngày càng phong phú, đa dạng. Những định nghĩa này tuy có khác nhau về 7 cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, nhưng đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý. Từ đó có thể khái quát : Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, KT-XH bằng một hệ thống các luật, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý 1.2.2. Quản lý giáo dục Hiểu theo nghĩa rộng thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu về giáo dục đã đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục như sau: - P.V. Khuđominxky: “ Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ” - Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo 8 thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh giáo dục phát triển thường xuyên, quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành thống nhất giáo dục quốc dân” [ 3, tr 16 ]. - Theo tác giả Trần Kiểm: “ Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích bảo đảm sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em”[ 20, tr 13]. - Theo tác giả Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân: “Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch và định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường, các cơ sở giáo dục...) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội, cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thế lực, tâm lý trẻ em, thiếu niên và thanh niên”. [ 21,tr 23 ]. - Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay”. [ 16 ] “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến” . Từ những định nghĩa trên cho ta thấy: Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Các thành tố là: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương 9 pháp giáo dục, lực lượng giáo dục (thầy giáo), đối tượng giáo dục (học sinh, học viên), phương tiện giáo dục (cơ sở vật chất ). Đối với ngành giáo dục đào tạo nói chung và đối với nhà trường nói riêng, quản lý đội ngũ giáo viên là một trong những nội dung chủ yếu nhất trong quá trình quản lý nguồn nhân lực. Quá trình quản lý đội ngũ giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ những nội dung chủ yếu của quá trình quản lý nguồn nhân lực như: quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bố trí sử dụng, huấn luyện phát triển, bồi dưỡng, thẩm định kết quả hoạt động, đề bạt, chuyển đổi. Điểm đặc biệt trong quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý một tập thể những cán bộ tri thức, có trình độ học vấn và nhân cách phát triển ở mức độ cao, khả năng nhận thức vấn đề nhanh, có đầy đủ khả năng phân tích và tổng hợp. Chính từ đặc điểm này mà việc quản lý đội ngũ giáo viên của người quản lý cần phải chú ý một số yêu cầu sau: Quản lý đội ngũ giáo viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo một cách tốt nhất, khai thác ở mức độ cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ để họ có thể đóng góp, cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Quản lý đội ngũ giáo viên phải nhằm hướng giáo viên vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, của cộng đồng xã hội, đồng thời phải đảm bảo những lợi ích về tinh thần và vật chất với mức độ thoả đáng cho mỗi cá nhân giáo viên. Quản lý đội ngũ giáo viên trong mọi thời điểm phải đảm bảo cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển trong tương lai của tổ chức (gồm cả tương lai gần và tương lai xa). Quản lý đội ngũ giáo viên cần phải được thực hiện theo quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở pháp luật Nhà nước, theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, ngành chủ quản. 1.2.3. Quản lý nhà trường 10 Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là hệ thống con của quản lý vĩ mô, là một chuỗi tác động (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến đã đề ra. Quản lý nhà trường bao gồm nhiều mặt : - Quản lý chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; - Quản lý đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên, học sinh; - Quản lý cơ sơ vật chất - thiết bị giáo dục của nhà trường; - Quản lý tài chính, hành chính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà trường là từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sơ đồ 1.2. Các yếu tố trong quản lý nhà trường 1.2.4. Đội ngũ giáo viên 11 1.2.4.1. Khái niệm nhà giáo (giáo viên) Tại điều 70 Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về Nhà giáo và những tiêu chuẩn của một Nhà giáo : - Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. - Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng. - Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên. Đối với trường Tiểu học, Điều lệ trường đã nêu rõ: Giáo viên Tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường Tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học. Giáo viên tiểu học là bộ phận được thành lập sớm nhất trong đội ngũ giáo viên nước ta. Đây là bộ phận giáo viên xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ khai của nền giáo dục nước nhà, ở giai đoạn nào, giáo viên tiểu học cũng là bộ phận đông đảo nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân. Trong tâm trí mọi lứa tuổi trong cộng đồng dân cư, hình ảnh người thầy để lại dấu ấn sâu đậm thường là hình ảnh người khai trí con đường học vấn của họ: đó chính là người giáo viên tiểu học. 1.2.4.2. Khái niệm về đội ngũ Đội ngũ có thể hiểu là tập thể người được sắp xếp theo đội hình nhất định hoặc được tổ chức chặt chẽ hoặc nhóm người được tập hợp và có quy củ, số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp. Người ta thường dùng khái niệm đội ngũ để chỉ các tổ chức xã hội một cách rộng rãi như: Đội ngũ công nhân 12 viên ngành xây dựng, đội ngũ trí thức trẻ… đó là một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng cùng một nghề nghiệp. Đội ngũ được định nghĩa như sau: đội ngũ là một khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để cùng thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không nhưng cùng chung một mục đích và cùng hướng tới mục đích đó. 1.2.5. Khái niệm phát triển Thuật ngữ phát triển theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Lý luận của phép biện chứng duy vật khẳng định: mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi. Nguyên nhân của sự phát triển là ở sự liên hệ tác động qua lại của các mặt đối lập vốn có bên trong các sự vật hiện tượng. Hình thái cách thức của sự phát triển đi từ những biến đổi về lượng đến những biến đổi chuyển hóa về chất và ngược lại. Con đường, xu hướng của sự phát triển không theo đường thẳng, cũng không theo đường tròn khép kín mà theo đường xoáy ốc, tạo thành xu thế phát triển, tiến lên từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ phát triển được sử dụng khá rộng rãi với cách hiểu đơn giản là phát triển kinh tế. Sau đó, khái niệm này được bổ sung thêm về nội hàm và được hiểu một cách toàn diện hơn. Ngày nay, khái niệm phát triển được sử dụng để chỉ cả 3 mục tiêu cơ bản của nhân loại: phát triển con người toàn diện; bảo vệ môi trường; tạo hòa bình và ổn định chính trị. Phát triển là một quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao, trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Phát triển là quá trình tạo ra 13 sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội. Phát triển có thể là một quá trình hiện thực nhưng cũng có thể là một tiềm năng của sự vật hiện tượng. 1.2.6. Phát triển con người Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Quan điểm phát triển con người nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội từ những năm 1990: “ Phát triển con người không chỉ là sự tăng lên của thu nhập quốc dân mà còn là tạo ra một môi trường trong đó mọi người có thể phát triển mọi khả năng của mình và làm chủ một cuộc sống sáng tạo hữu ích phù hợp với lợi ích và nhu cầu của họ”. Nửa sau thế kỉ XX, quan niệm về phát triển con người ngày càng toàn diện hơn với các khái niệm: sức người, sức lao động, vốn người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực. Ngày nay, khái niệm phát triển con người đề cập đến những vấn đề phát triển năng lực thể chất và năng lực xã hội của con người, môi trường phát triển con người, nhấn mạnh đến việc đồng thời nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng cơ hội lựa chọn nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người theo 3 tiêu chí cơ bản: một cuộc sống có học vấn cao, một cuộc sống vật chất đầy đủ, một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ. Phát triển con người không chỉ chú ý đến nhân tố Nhu cầu của con người, mà phải chú ý nâng cao Năng lực lựa chọn của con người và mở rộng Cơ hội lựa chọn cho con người. 1.3. Vị trí và vai trò của giáo viên tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1. Một số đặc điểm của trường tiểu học - Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; 14 Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Trường tiểu học do Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là cấp huyện) quản lí. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với mọi loại hình trường, lớp tiểu học và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trên địa bàn. - Trường tiể u ho ̣c là nơi qu ản lý và chỉ đạo trực tiếp giáo viên và học sinh theo đúng quy định tại Điều lệ trường Tiể u ho ̣c. Cụ thể: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng; nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường; xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục; thực hiện quy chế kiểm tra, thi cử theo thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác của trường Tiể u ho ̣c theo quy định của pháp luật. 15 1.3.2. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học Giáo dục tiểu học là một bậc học khởi đầu của giáo dục phổ thông. Theo Luật Giáo dục, trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đều bắt buộc vào bậc tiểu học. Tuổi học sinh bắt đầu học lớp 1 là 6 tuổi, lúc này trẻ bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn học tập. Giáo dục tiểu học nhằm đạt đến mục tiêu: “ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở” . Có thể nói bậc tiểu học như nền nhà của ngôi nhà kiến thức mỗi con người. Cái nền ấy vững chắc hay không vững chắc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, sự tồn tại của ngôi nhà. Chính vì vậy, giáo dục tiểu học đòi hỏi sự công phu, cẩn thận, tỷ mỉ hơn lúc nào hết. Do vậy lao động sư phạm của giáo viên tiểu học cũng mang những đặc thù riêng biệt. Điều 17, chương II, Điều lệ trường tiểu học quy định: “ Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học”. Thực tế, hầu hết giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn học ở cùng một khối lớp hoặc dạy ở nhiều khối khác nhau. Do đó đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải năng động, có kiến thức mới thích ứng được yêu cầu của cấp học. Hiện nay, giáo viên tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc tiểu học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, trang bị những cơ sở ban đầu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai. Điều 15, Luật Phổ cập Giáo dục tiểu học quy định: “ Giáo viên tiểu học phải được tuyển chọn, đào tạo theo tiêu chuẩn đạo đức, tác phong, chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định”. Giáo viên tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng như vậy đòi hỏi người giáo viên phải làm tốt các nhiệm vụ sau đây: - Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản 16 lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. - Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. - Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. - Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục. - Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục. 1.4. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và yêu cầu về giáo viên 1.4.1. Sự cần thiết của việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày Trường tiểu học học 2 buổi/ ngày là trường tiểu học tổ chức cho HS được giáo dục ở nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều. Trong trường có thể có một bộ phận/ toàn bộ HS bán trú. Hiện nay, mô hình gia đình 2 thế hệ đang phát triển mạnh nên nhu cầu trông giữ trẻ là rất lớn. Nhiều gia đình thiếu thời gian, sự quan tâm chăm sóc tới con em mình. Trẻ em ngoài thời gian học trên lớp , về nhà nhu cầu được giao tiếp, giải trí là rất lớn. Thực tế, khi về nhà, trẻ em “ được ” cha mẹ quan tâm, lo lắng, không cho ra đường và cách duy nhất là trẻ em làm bạn với đồ điện tử và ở trong 4 bức tường. Như vậy, trẻ em yếu trong cách giao tiếp với bạn bè, các kỹ năng, trò chơi đơn giản không được thực hiện. Phân tích kinh nghiệm giáo dục tiểu học ở nước ngoài cho thấy: - Về thời lựợng và kế hoạch giáo dục: Ở nhiều nước trên thế giới HS 17 tiểu học được học cả ngày ở trường. Đa số các nước thực hiện hoặc hướng tới thực hiện tuần 5 ngày học. So với các nước, thời lượng học của HS tiểu học Việt Nam thuộc loại thấp. Ở Anh, các trường thường theo 3 mô hình sau: Mô hình 1: buổi sáng Toán, Tiếng Anh; Buổi chiều: các môn khác; Mô hình 2: Toán + Tiếng Anh + môn khác để đa dạng hóa việc sử dụng buổi sáng; Chiều: các môn khác; Mô hình 3: Toán + Tiếng Anh dạy vào các thời điểm khác nhau những lúc HS cảm thấy khỏe khoắn. Công tác bán trú, nhiều nước cung cấp bữa ăn miễn phí cho HS. - Hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học: bên cạnh chương trình chung có những nội dung dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS. - Công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục: Sự tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường tăng lên, trách nhiệm quản lý nhà trường thuộc Hội đồng nhà trường. - Đội ngũ CBQL, GV: GV dạy hầu hết các môn. Ngoài ra có các GV chuyên biệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ,…. Sự phối hợp gia đình, cộng đồng, nhà trường: Chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của trường tiểu học. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công lao học tập của các cháu”. Như vậy, để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, việc cần thiết phải tổ chức cho các trường tiểu học dạy và học 2 buổi/ngày. 1.4.2. Những yêu cầu đối với giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ ngày 18 Đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế toàn cầu hóa đang là một thách thức với nước ta, đòi hỏi nhà nước và ngành giáo dục phải có một chiến lược phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đặc biệt, đối với việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày thì người giáo viên, ngoài những kỹ năng tối thiểu cần có những năng lực nghề nghiệp mới như: - Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều. - Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời , phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục. - Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức , kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh. Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng. - Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh. - Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng. - Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường. 1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên 1.5.1. Phát triển nguồn nhân lực 19 Nguồn nhân lực hay là “vốn con người” chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức, một tập hợp cụ thể. Phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu suất của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ, cũng như chất lượng sống của nhân lực. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: để hiểu rõ về nguồn lực con người nguồn nhân lực (Human Resource) cần bắt đầu từ việc thao tác các khái niệm nền tảng: Sức người, sức lao động (Manpower), vốn người (Human capital). Khái niệm về sức người (Manpower) hoặc lực lượng lao động ( Labour force) là khái niệm về nhân lực. Kinh tế học truyền thống đề cập đến sức người thường chú ý đến phạm trù số lượng, đến tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động nhiều hơn. Nói đến “Sức người” , người ta coi nước nào, cộng đồng nào có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trên 65% trong tổng dân số thì cộng đồng đó có cơ cấu dân số lao động tốt. Khái niệm "Vốn người" ra đời cuối những năm 1960 và được bàn luận sôi nổi rộng rãi vào đầu những năm 1970. Theodor Schoultz, nhà kinh tế Mỹ (giải thưởng Nôben kinh tế 1979) đã mô tả “Vốn người” (Tư bản người) theo nghĩa hẹp và rộng: - Nghĩa hẹp: Schoultz coi mỗi con người nhờ có giáo dục mà có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Những kết quả này Schoultz gọi là “Vốn trí tuệ”. Nhờ “Vốn trí tuệ ” mà mỗi người có thu nhập tiền lương và địa vị xã hội. - Nghĩa rộng: Schoultz coi nền kinh tế của mỗi nước tồn tại và phát triển nhờ vốn vật chất (Tư bản vật chất) như tài nguyên, đất đai, song chủ yếu nhờ vốn con người (Tư bản con người). Ở đây tư bản con người được mở rộng tới giới hạn là kết quả tổng hợp của giáo dục tạo ra trình độ lành nghề của đội ngũ lao động. Khái niệm “Nguồn lực con người” ra đời vào thập niên 80, muộn hơn một chút so với khái niệm “Vốn con người”. Nó là sự bổ sung cho khái niệm 20 “Vốn con người” để nhà quản lý điều hành quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của một đất nước đi tới trạng thái bền vững. Nguồn lực con người (Nguồn nhân lực) được quan niệm là tổng thể tiềm năng lao động của một đất nước, một cộng đồng, bao gồm dân số cả trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động. Từ góc độ đối với cá nhân con người, nguồn nhân lực cần được quản lý, chăm sóc và phát triển từ thai nhi, tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi lao động và cả thời kỳ sau tuổi lao động. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Tác giả Đặng Quốc Bảo khi nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và các chỉ số phát triển con người (Bài giảng cao học quản lý giáo dục) đã khẳng định: Khái niệm “vốn người” được thể hiện ở nhân cách - sức lao động trong mỗi con người, nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi ích từ nhân tố con người. Việc quản lý nhân tố này phải nhìn vào tương quan với vốn vật chất, định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực (vốn sinh lời). Khái niệm “nguồn nhân lực” nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng các nhu cầu toàn diện của con người, nuôi dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá trình phát triển. Quản lý phát triển nguồn lực con người không chỉ nhấn mạnh đến phát triển thể lực (theo quan điểm về sức người), phát triển trí lực (theo quan điểm vốn người) mà phải nhấn mạnh phát triển toàn diện con người: Thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ sống, thái độ lao động, thái độ công dân, hiệu quả lao động. Quản lý phát triển nguồn nhân lực được xem xét tổng hợp dưới các góc độ: kinh tế, giáo dục, chính trị - xã hội. Việc biến động nguồn nhân lực là điều thường xuyên diễn ra trong bất cứ xã hội nào, bất cứ tổ chức nào. Một tổ chức tùy từng giai đoạn hoạt động khác nhau, có thể cần nhiều hoặc ít thành viên. Như vậy, quá trình quản lý nguồn nhân lực diễn tiến không ngừng. Và một vấn đề quan trọng luôn đặt ra cho chức năng quản lý nguồn nhân lực, ấy 21 là phải giữ sao cho tổ chức có “đúng người, đúng chỗ, đúng lúc”. Quản lý nhân lực trong giáo dục là hoạt động của chủ thể quản lý gồm tuyển chọn, sử dụng, duy trì, động viên, phát triển và tạo các điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên làm việc có hiệu quả, nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức giáo dục - đào tạo (trường, ngành), đồng thời cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày một tốt hơn. Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích nghi của họ với các công việc trong tương lai. Có thể thấy, việc làm rõ bản chất và vai trò bổ sung tương hỗ giữa các khái niệm nguồn nhân lực và vốn người là cơ sở cho các nhà quản lý có nhận thức và đưa ra các biện pháp đúng đắn để việc quản lý nhân tố con người nhằm đạt sự hài hòa giữa hai khía cạnh: con người vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của sự phát triển, đồng thời quản lý nhằm đạt được sự đồng thuận xã hội, kỷ cương xã hội. Nếu khái niệm “ Vốn con người” nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi ích từ nhân tố con người, việc quản lý nhân tố này phải nhìn vào tương quan với vốn vật chất, định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực, không để tình trạng lãng phí thì khái niệm “ Nguồn lực con người” nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng nhu cầu toàn diện của con người, nuôi dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá trình phát triển. 1.5.2. Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng và phát triển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền 22 văn hoá tiến bộ của nhân loại. Phát triển đội ngũ giáo viên nhằm mục đích tăng cường hơn nữa sự phát triển toàn diện của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp. Phát triển đội ngũ giáo viên phải mang tính đón đầu chứ không phải phản ứng nhất thời. Những thiếu sót trong khâu đào tạo nghiệp vụ, các nhu cầu cập nhật các kỹ năng cần thiết không phải là nguyên nhân căn bản dẫn đến phát triển đội ngũ giáo viên cũng như việc bồi dưỡng mang tính chất chữa cháy, lại càng không thể đóng vai trò chủ chốt trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học. Sự phát triển của từng cá nhân giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của toàn đội ngũ. Ngược lại, đội ngũ giáo viên tiểu học phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân phát triển tốt hơn. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học vừa là phát triển tập thể giáo viên vừa là phát triển phẩm chất và năng lực của từng cá nhân để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học. 1.5.3. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên Việc phát triển đội ngũ giáo viên đồng nghĩa với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên cho mỗi đơn vị, mỗi nhà trường đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng; tâm huyết và gắn bó với nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. 1.5.3.1. Đảm bảo về số lượng Số lượng đội ngũ giáo viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của mỗi trường học. Số lượng đội ngũ giáo viên tiểu học được xác định trên cơ sở số lớp học và định mức biên chế theo quy định của nhà nước. Định mức này bao hàm cả giáo viên dạy các môn văn hóa và các môn học năng khiếu, tự chọn. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, các trường dễ dàng xác định được số lượng giáo viên cần có cho 23 nhà trường. Từ số liệu này, căn cứ vào những biến động về giáo viên hưu, chuyển đổi công tác sang trường mới, thuyên chuyển đến, ...) sẽ xác định được số giáo viên cần bổ sung. Khi tính toán số lượng giáo viên tiểu học cũng cần chú ý một số vấn đề nảy sinh trong đổi mới giáo dục hiện nay. Các vấn đề này bao gồm: Sự thay đổi trong quy mô lớp học (sĩ số học sinh/1ớp học). Sự thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng giáo viên; Sự thay đổi trong định mức giờ dạy, định mức trong chuẩn bị giờ lên lớp (soạn giáo án), giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm...; Số lượng giáo viên phụ thuộc chính vào số dân của mỗi phường ( xã), phụ thuộc vào số lớp học, số học sinh của từng trường, phụ thuộc vào thời lượng tổ chức dạy học của mỗi nhà trường. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như chỉ tiêu biên chế của từng trường, sự quan tâm về chế độ chính sách đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì trách nhiệm của người quản lý phải quan tâm đến việc giữ vững cân bằng động về số lượng giáo viên, đảm bảo số giáo viên đó phải đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn mới. 1.5.3.2. Đồng bộ về cơ cấu (độ tuổi, giới tính, chuyên môn, trình độ đào tạo) Theo Đại từ điển Tiếng Việt “ cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể”. Có thể hiểu cơ cấu đội ngũ giáo viên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, bao gồm: - Về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tình trạng “ lão hóa” trong đội ngũ giáo viên, tránh sự hụt hẫng về đội ngũ giáo viên trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giáo viên. - Về giới tính: Đặc thù của đội ngũ giáo viên tiểu học là sự chênh lệch về giới tính, đa số là nữ. Vì vậy cần đảm bảo tương đối số giáo viên nam ở mỗi đơn vị nhà trường. 24 - Về chuyên môn, trình độ đào tạo: Đảm bảo tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ phân công như dạy các môn văn hóa khác với các môn năng khiếu ( Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục). Như vậy, cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về cơ cấu chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, chuyên môn nghiệp vụ ... hay nói cách khác tạo ra ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất có khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau về mọi mặt. 1.5.3.3 . Nâng cao về chất lượng Chất lượng: thể hiện bằng phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Theo GS. Nguyễn Đức Chính: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, đều có điều kiện và mục tiêu phát triển riêng và khi đạt được mục tiêu đề ra tức là đã đảm bảo được chất lượng. 1.5.4. Các thành tố cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 1.5.4.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực là nội dung chủ yếu của hoạch định tài nguyên nhân sự. Có nhiều định nghĩa khác nhau về xây dựng quy hoạch tài nguyên nhân sự. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung là hoạch định nguồn nhân lực liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực hiện có và xác định những bổ sung thay thế để duy trì đội ngũ cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là một tiến trình đề ra và thực hiện các công việc về nguồn nhân lực sao cho: đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng, cân đối về cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của các nhà trường. Việc quy hoạch đội ngũ giáo viên phải đảm bảo: - Phù hợp với quy mô phát triển của nhà trường. - Phù hợp với quy hoạch của ngành, của địa phương. - Tính khoa học, thực tiễn. - Đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. 25 Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cần xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Quy trình quy hoạch đội ngũ giáo viên có bốn yêu cầu cơ bản sau: - Lập kế hoạch cho những nhu cầu tương lai (về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên). - Lập kế hoạch cho sự cân đối tương lai bằng cách so sánh số lượng thành viên cần thiết với số lượng thành viên hiện có mà nhà trường muốn lưu lại. - Lập kế hoạch để tuyển mộ hoặc sa thải giáo viên. - Lập kế hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên. 1.5.4.2. Tuyển chọn giáo viên Tuyển chọn đội ngũ giáo viên là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm đưa ra quyết định lựa chọn, xem trong số những người dự tuyển, ai là người đủ tiêu chuẩn làm việc trong nhà trường nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường, của địa phương. - Phù hợp với chuẩn cấp học. - Căn cứ vào định biên số giáo viên theo quy định. - Dựa vào kết quả đánh giá những người dự tuyển. 1.5.4.3. Sử dụng giáo viên Đó là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các công việc, vị trí cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của họ và hoàn thành mục tiêu của nhà trường. Phân công, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Nếu phân công, bố trí đúng với năng lực, sở trường từng người thì sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên. Giáo viên có trình độ, có năng lực sẽ phát huy tốt khả năng của mình, giáo viên yếu kém buộc phải tự phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình, thúc đẩy họ lao động sư phạm có hiệu quả. Ngược lại phân công, bố trí không hợp lý 26 sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Khi phân công, bố trí, hiệu trưởng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu sau: - Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người. - Đảm bảo tính cộng đồng, hợp tác trong dạy học và giáo dục. - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong phát triển. Công tác phát triển sử dụng ĐNGV thường gắn bó hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động phát triển giáo viên như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường phát triển (chính sách, chế độ đãi ngộ...). 1.5.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Đào tạo đội ngũ giáo viên được hiểu là hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, hướng vào việc hình thành các kỹ năng cho các công việc trong tương lai, trách nhiệm cao hơn, nặng nề và phức tạp hơn. Bồi dưỡng là việc hướng đội ngũ giáo viên vào việc duy trì và hoàn thiện kết quả thực hiện công việc hiện có, đang diễn ra. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bao gồm: - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. - Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. - Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đã nêu trên có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu. Công tác bồi dưỡng giáo viên cũng không thể có hiệu quả nếu giáo viên không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không có tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp, không tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, vì vậy cần giáo dục cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích sống của bản thân. 1.5.4.5. Đánh giá giáo viên Đánh giá giáo viên là quá trình hình thành nhận định, những phán đoán 27 về phẩm chất, nhân cách giáo viên, về kết quả công việc dựa trên sự phân tích các thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những thay đổi, điều chỉnh giáo viên tạo ra chất lượng, hiệu quả cao. Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: “ Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều,... Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện” [9, tr.35]. Tổ chức đánh giá GV theo chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn. Cụ thể là xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo cho GV xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện tự bồi dưỡng; khuyến nghị các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV. Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp GV tiến hành xếp loại GV, làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục; cung cấp những thông tin để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với GV. Đánh giá GV theo Chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm học theo các bước cụ thể sau: - Giáo viên tự đánh giá xếp loại. - Tổ trưởng chuyên môn đánh giá, xếp loại. - Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại. Đánh giá GV theo Chuẩn không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếp loại GV, bởi nếu thế sẽ chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ GV yếu kém hoặc xuất sắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Do đó cần coi trọng việc đối chiếu từng tiêu chí, kiểm tra nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi 28 GV, chỉ ra phương hướng phấn đấu của GV đó mới đạt được mục đích của việc quản lý chất lượng. 1.5.4.6. Chính sách đối với giáo viên Đây là nội dung khá quan trọng trong hoạt động phát triển giáo viên. Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng. Là một bộ phận vô cùng quan trọng trong phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với công việc mà nếu không có các yếu tố đó thì nhà trường không thể đạt hiệu quả hoạt động dù cho đã lựa chọn đúng và phát triển được một đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ và năng lực cao. Luật Giáo dục (2005) chỉ rõ: “ Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”, “ Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ [26, tr.114, 115]. Luật cũng qui định rõ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã dành hẳn một chương về chính sách đối với giáo viên. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy, mỗi nhà trường cần xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân mỗi giáo viên và tăng cường hợp tác với bên ngoài. 1.5.4.7. Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên 29 Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cần đảm bảo các điều kiện sau: a. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên - Nhu cầu cơ bản: nơi ăn, ở và các điều kiện sinh hoạt cho giáo viên. - Nhu cầu được an toàn. - Nhu cầu được thừa nhận. - Nhu cầu được tôn trọng. - Nhu cầu tự thể hiện. b. Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Thực tế đã chứng minh rằng đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường. c. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng, tạo ra bầu không khí thuận lợi cho tập thể, môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi giáo viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường. Các nhà khoa học cho rằng, bầu không khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên. 30 Tóm lại, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học cũng gồm 5 khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức, mỗi khâu là một mắt xích của quá trình, có quan hệ mật thiết với nhau, sự vận hành của quá trình được bảo đảm bới các điều kiện vật lực và tài lực. 1.6. Những yếu tố tác động đến việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày 1.6.1. Chủ trương đổi mới chương trình sau năm 2015 Với quan điểm thiết kế chương trình sau năm 2015 của Bộ GD&ĐT đã tiếp cận với xu hướng chủ đạo của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Do định hướng tổng thể, chương trình giáo dục chung sẽ kết thúc vào cuối lớp 9 nên nội dung tất cả các môn học đều phải nhắm tới mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực căn bản. Dự kiến thiết kế môn học của Bộ GD&ĐT, nội dung môn học, kế hoạch dạy học với định hướng chuyển từ quá trình chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong một môn học và phân hoá mạnh ở cuối bậc phổ thông. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, kết quả rà soát chương trình, môn học hiện hành cho thấy có nhiều kiến thức giữa các môn học trùng lặp, không cần thiết, quá khó, thậm chí có tình trạng cùng một môn học thì kiến thức lớp dưới khó hơn lớp trên... Đây là cơ sở thực tế để ban soạn thảo điều chỉnh theo hướng tích hợp “nhiều môn trong một môn”, chuyển một số môn học sang hoạt động giáo dục, tự chọn nhằm giảm tải, tập trung phát triển năng lực, kỹ năng cần thiết cho người học. Theo thiết kế nội dung môn học của ban soạn thảo chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 do Bộ GD&ĐT chủ trì, bậc tiểu học và THCS có những môn học mới được xây dựng trên nền tảng tích hợp nhiều môn học cũ. Tiểu học có những môn học được chuyển sang hình thức “hoạt động giáo dục” thay cho kiểu truyền thụ bài học lý thuyết như trước. 31 Nội dung các môn tìm hiểu tự nhiên và xã hội (lớp 1, 2, 3) và các môn tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội (lớp 4, 5) sẽ tăng cường thiết kế dưới dạng câu chuyện lịch sử; câu chuyện về các hiện tượng tự nhiên và xã hội nhằm giúp học sinh có được hiểu biết sơ giản, gần gũi về hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh. Lên tới bậc THCS, môn khoa học tự nhiên sẽ được tích hợp chủ yếu từ các môn Lý, Hóa, Sinh, Khoa học về trái đất. Môn khoa học xã hội được tích hợp chủ yếu từ các môn Lịch sử, Địa lý, một số kiến thức kinh tế, xã hội. Nội dung các môn học trên được sắp xếp các chủ đề gần nhau nhằm soi sáng, liên hệ lẫn nhau, đồng thời có thêm các chủ đề vận dụng kiến thức tổng hợp. Với việc tích hợp nội dung của nhiều môn học trước đây trong một môn mới, chương trình tiểu học và THCS đang xây dựng sẽ không còn một số môn học riêng rẽ như Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Kỹ thuật, Thủ công (Tiểu học), Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý (THCS). Ở lớp 1, 2 sẽ chỉ có ba môn học bắt buộc là tiếng Việt, Toán, Tìm hiểu tự nhiên và xã hội và bốn hoạt động giáo dục. Lớp 3 có các môn bắt buộc là Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, Tìm hiểu tự nhiên và xã hội cùng các hoạt động giáo dục tự chọn. Lớp 4, 5 có các môn bắt buộc là tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, tìm hiểu tự nhiên và tìm hiểu xã hội cùng các hoạt động giáo dục tự chọn. Ở bậc THCS chỉ còn bảy môn học bắt buộc (giảm sáu môn so với hiện nay), gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục công dân, công nghệ (bao gồm tin học). Các môn thể dục, hướng nghiệp, nghệ thuật (mỹ thuật và âm nhạc) chuyển thành hoạt động giáo dục là chủ yếu. Như vậy, chương trình tiểu học sau năm 2015 sẽ giảm số môn học và tăng thời gian học. Theo đề xuất của một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, sau năm 2015, cấp tiểu học sẽ học 37 tuần/năm học thay vì 35 tuần như hiện nay. Đặc biệt, số môn học sẽ được rút gọn để lớp ít nhất chỉ học ba môn. 32 Hiện nay, chương trình lớp 1 gồm 8 môn học (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên & Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục) và hai hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Sau năm 2015, học sinh lớp 1 sẽ chỉ phải học ba môn: Tiếng Việt, Toán, Cuộc sống quanh ta. Ngoài ra, các em sẽ được tham gia bốn hoạt động giáo dục: nghệ thuật, thể chất, hoạt động tập thể, tự chọn (bốn hoạt động này sẽ được duy trì trong suốt cấp học). Lên lớp 2, các em được học thêm môn đạo đức, còn môn Cuộc sống quanh ta sẽ được thay bằng môn Tự nhiên & Xã hội. Lên lớp 3, các em được học thêm ngoại ngữ. Lớp 4 và lớp 5 cũng tương tự như lớp 3, nhưng môn Tự nhiên & Xã hội được tách ra thành hai môn Tìm hiểu Xã hội và Khoa học- Công nghệ. Như vậy, theo dự thảo kế hoạch giáo dục Việt Nam sau năm 2015, chương trình mới cấp tiểu học sẽ giảm xuống còn 8 môn học và 4 hoạt động giáo dục ( hiện nay là 11 môn học và 3 hoạt động giáo dục). 1.6.2. Sự thay đổi dân số Số lượng dân và cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của dân số giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như xã hội của một quốc gia nói chung và của một vùng nói riêng. Lý do rất dễ thấy là dân số và cơ cấu dân số tác động lên các mặt của đời sống xã hội rất mạnh. Cơ cấu dân số thiên sang trẻ, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối về y tế, giáo dục, việc làm và đặc biệt là định hướng các hành vi xã hội. Cơ cấu dân số thiên sang già, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối trong khâu chăm sóc người già, khám chữa bệnh và đặc biệt là thiếu nhân lực cho nền kinh tế. Hiện nay, dân số Hưng Yên đang tăng nhẹ, đặc biệt việc tăng dân số cơ học ở các khu công nghiệp, khu đô thị. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy học của các nhà trường. 1.6.3.Điều kiện cơ sở vật chất Theo Điều lệ trường tiểu học, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục bao gồm: diện tích xây trường, khuôn viên nhà trường, trong trường 33 có đủ khối công trình bao gồm phòng học và các phòng chức năng và hệ thống thiết bị trong các phòng đó. Theo quy hoạch, địa điểm đặt trường cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của tỉnh và phù hợp với từng địa phương. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm từng đơn vị. Đối với trường học 2 buổi/ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện. Cơ cấu khối phòng học phải đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng, khối phòng chức năng và trang thiết bị giáo dục phải đáp ứng hoạt động giáo dục theo yêu cầu mới. Bên cạnh đó, tiến tới quy hoạch khu đất làm sân chơi, sân tập, khu nhà ăn, nhà nghỉ, khu vệ sinh đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học sinh bán trú. Kết luận chƣơng 1 Xu thế đổi mới giáo dục của thế kỉ XXI đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực và làm thay đổi vai trò, chức năng của người giáo viên. Vì vậy mà trong sự nghiệp đổi mới giáo dục này thì vị trí và vai trò của giáo viên phải nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt là giáo viên Tiểu học. Bằng trải nghiệm bản thân, mỗi chúng ta đều biết rõ rằng rất nhiều những hiểu biết, kĩ năng và thói quen tốt đẹp đã được hình thành từ bậc học này đã theo ta suốt cuộc đời. Các thầy cô giáo mẫu mực và tâm huyết đã để lại dấu ấn trong học sinh của mình từ nét chữ, cách xưng hô, ứng xử giao tiếp đến cách giữ gìn sách vở, cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, ... Chương 1 đề cập đến một số khái niệm cơ bản như quản lý, quản lý nhà trường, quản lý đội ngũ giáo viên, giáo viên, đội ngũ giáo viên, phát triển, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực. Chương 1 cũng đề cập đến một số yêu cầu mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày mà mục tiêu chiến lược giáo dục 2011-2020 đặt ra. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH có một ý nghĩa rất quan trọng. Toàn xã hội, ngành GD&ĐT, các bậc cha mẹ 34 học sinh đặt niềm tin vào các thầy cô giáo Tiểu học trong việc dạy dỗ thế hệ trẻ. Để tổ chức tốt việc dạy học 2 buổi/ngày, nhất thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Phát triển đội ngũ giáo viên TH của tỉnh Hưng Yên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày và yêu cầu dạy học, sự thay đổi nội dung chương trình sau năm 2015, điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư; sự tác động từ các yếu tố quản lý của các cơ quan liên quan; sự nỗ lực chủ quan của đội ngũ giáo viên. Những nội dung nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lí luận quan trọng làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các giải pháp sau này. 35 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và phát triển giáo dục ở tỉnh Hƣng Yên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Hơn nữa, Hưng Yên còn là cầu nối giữa các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ (Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) với các tỉnh Bắc Trung Bộ (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An). Những lợi thế này tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa. Hưng Yên có diện tích tự nhiên hơn 926 km2 đồng bằng thuần nhất, không có đồi, không có núi và không có biển. Diện tích đất nông nghiệp là 61.037 ha, trong đó diện tích trồng cây hàng năm là 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp. Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh (huyện Văn Lâm) đến Quán Gỏi (tỉnh Hải Dương) có những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận Bắc Bộ. Tóm lại, điều kiện tự nhiên của Hưng Yên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp, nông nghiệp trong liên kết với các đô thị lớn. 36 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hưng Yên có 10 huyện, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Với vị trí địa lí thuận lợi, trong những năm qua Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 tăng 12,11%. Hưng Yên có hệ thống đường giao thông khá thuận lợi. Địa bàn tỉnh nằm gần các sân bay Nội Bài, Cát Bi, gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, nằm trên tuyến đường quan trọng 5A và tuyến đường cao tốc 5B Hà Nội - Hải Phòng với hệ thống cầu Thanh Trì, Yên Lệnh, Triều Dương đã tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi nối Hưng Yên với nhiều tỉnh khác và ra nước ngoài. Hệ thống giao thông nội tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu về giao thông của nhân dân và nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Tỉnh đã đầu tư xây dựng một số cảng và bến tàu khách, bến bốc xếp hàng hóa trên tuyến sông Hồng và sông Luộc, củng cố hệ thống giao thông đường thủy nội tỉnh, nạo vét khơi thông luồng lạch cho phương tiện có tải trọng trên 50 tấn hoạt động an toàn. Về mặt kinh tế, tuy khi mới tái lập các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều khá thấp (như: tổng thu ngân sách toàn tỉnh đạt trên 80 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người trên 200 USD...), song, nhờ nỗ lực của nhân dân trong tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm qua khá cao. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,74%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh là: Nông nghiệp 25%; Công nghiệp, xây dựng 44%; Dịch vụ 31%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng (1.110 USD). Công nghiệp – xây dựng cũng có tốc độ phát triển nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 14,65%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp 37 dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ… Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm… Sản xuất nông nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, có nhiều tiến bộ, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản năm 2010 tăng 5,78%. Các lĩnh vực xã hội khác như y tế, văn hóa, thể thao … luôn được các cấp chính quyền quan tâm thỏa đáng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đảm bảo sức khỏe và đời sống tinh thần cho nhân dân. Sự nghiệp GD&ĐT tiếp tục phát triển ổn định. Các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm thường xuyên. Tăng cường cải tiến và đổi mới công tác chỉ đạo quản lý trong giáo dục. Tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục như: hỗ trợ xây dựng CSVC trường học; trợ cấp cho GV mầm non; xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng … Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả khá. Tỉ lệ HS đến trường các cấp, HS chuyển cấp, thi đỗ tốt nghiệp và thi đỗ đại học, cao đẳng luôn ở mức cao so với các tỉnh trong cả nước. 2.1.3. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục Hưng Yên là mảnh đất mang nhiều dấu ấn lịch sử, nơi có nền văn hiến lâu đời còn lưu danh sử sách. “ Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”, Hưng Yên đất học – nơi có Văn Miếu ghi danh các vị đỗ đạt cao. Người dân Hưng Yên hiếu học, cần cù chịu khó, có ý thức vươn lên vì sự phát triển của quê hương, đất nước. Từ những truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử, Tống Trân Cúc Hoa, tướng quân Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám tới 138 vị đỗ đạt cao như trạng nguyên Tống Trân ( Phù Cừ), trạng nguyên Nguyễn Kì ( Khoái Châu), trạng nguyên Dương Phúc Tư ( Văn Lâm),... còn lưu tại Văn Miếu Xích Đằng ( TP Hưng Yên). Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, 38 nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi, được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng. Về văn học: Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Về Y học: Hải Thượng Lãn Ông: Lê Hữu Trác Về khoa học: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu Nhà hoạt động chính trị: Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Phó Đức Chính,... Mặc dù Hưng Yên là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, song được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành trong tỉnh, công tác GD&ĐT của tỉnh đã có những bước phát triển mới và gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Năm học 19992000 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Bộ GD&ĐT tặng cờ tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 20012002, Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, Bộ GD&ĐT tặng cờ tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm học 2004-2005, Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong toàn ngành giáo dục. Năm học 2006-2007, Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm học 2011-2012, Chính phủ, Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc. Năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Hệ thống giáo dục Hưng Yên phát triển đồng đều và rộng khắp trên các địa bàn hành chính của tỉnh. Mỗi xã, phường đều có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Mỗi huyện, thành phố có từ 2 đến 3 trường THPT. Hầu hết các trường đều đặt tại các trung tâm xã, phường, thị trấn tạo điều kiện tốt cho việc học tập, đi lại của học sinh. Tỉnh Hưng Yên có trường CĐSP đào tạo đa hệ, trong đó có nhiệm vụ đào tạo – bồi dưỡng giáo viên bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. 39 Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, đến nay sự nghiệp GD&ĐT của Hưng Yên đã đạt được kết quả đáng mừng. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp ngày một cao hơn ở tất cả các ngành học, cấp học. Chất lượng mũi nhọn ngày càng phát triển. Số lượng học sinh giỏi quốc gia tăng dần sau mỗi năm: năm 1997 chỉ đạt 13 giải song đến năm học 2012-2013, số giải đã gấp lên gần 4 lần ( 50 giải) trong đó có 2 giải Nhất, 6 giải Nhì. Qua các năm đều có học sinh tham gia dự thi tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc tế các môn Toán học, Hóa học và Vật lý. Đặc biệt, năm học 2008-2009 có em đoạt Huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Hóa học. Tỷ lệ đỗ đại học khá cao so với các tỉnh trong cả nước. Năm năm qua, Hưng Yên luôn nằm trong tốp 5 tỉnh. Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 7 học sinh đạt điểm thủ khoa vào các trường đại học. Chất lượng phổ cập GDTH đúng độ tuổi và THCS được củng cố và phát triển. Hưng Yên là một trong 10 tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi ( năm 2000) và chuẩn phổ cập giáo dục THCS (năm 2002). Năm học 2013-2014, Hưng Yên đang hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi và phấn đấu hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2. Việc đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ngày càng được chú trọng hơn, công tác xã hội hóa giáo dục có những bước tiến mới. Cơ sở vật chất được tăng cường, trường lớp khang trang, sạch đẹp hơn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của các bậc học đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Đến nay, toàn ngành có 227 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 44 trường Mầm non ( đạt tỷ lệ 25%), 110 trường Tiểu học ( đạt tỷ lệ 65%), 63 trường THCS ( đạt tỷ lệ 37%) và 10 trường THPT ( đạt tỷ lệ 27%). Hiện nay, ngành GD&ĐT Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ năm học. Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ được 40 ngành quan tâm thực hiện. Đến nay, tỷ lệ giáo viên ở các cấp học đạt chuẩn khá cao ( 99,9%), trong đó trên chuẩn ở Mầm non là 45,2%, Tiểu học là 79,4%, THCS là 45,2% và THPT là 12,3%. Đội ngũ cán bộ quản lý trường học được trẻ hóa, chất lượng và hiêu quả giáo dục từng bước được nâng lên. 2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các trƣờng tiểu học tỉnh Hƣng Yên 2.2.1. Mạng lưới trường tiểu học Tính đến năm học 2012-2013, tỉnh Hưng Yên có 169 trường tiểu học với 2760 lớp, 80348 học sinh. Các trường tiểu học ở tỉnh Hưng Yên đều là loại hình trường công lập và không có lớp ghép do đặc thù Hưng Yên là tỉnh đồng bằng, rất thuận tiện cho việc đi lại của học sinh. Bảng số 2.1. Mạng lưới trường TH Hưng Yên, năm học 2012-2013 Số xã, Số trường phường tiểu học TP Hưng Yên 12 2 Tiên Lữ 3 TT Đơn vị 1 Số lớp Số học sinh 12 221 6511 18 18 293 6969 Ân Thi 21 21 294 7923 4 Kim Động 19 19 291 8118 5 Phù Cừ 14 15 183 5225 6 Yên Mỹ 17 20 334 10003 7 Mỹ Hào 13 13 234 7202 8 Văn Lâm 11 13 253 7983 9 Văn Giang 11 11 257 7952 10 Khoái Châu 25 27 400 12462 161 169 2760 80348 Cộng ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên) Số trường tiểu học được phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn đều có ít nhất 1 trường tiểu học. Đây là điều kiện thuận lợi cho mọi học sinh trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ học sinh 41 trung bình 29 em/lớp trong khung quy định Điều lệ trường tiểu học ( không quá 35 HS/lớp). Bảng số 2.2. Thống kê số trường, lớp, học sinh trong 3 năm học Năm học Số trường Số lớp Số học sinh 2010-2011 169 2691 77308 2011-2012 169 2709 78031 2012-2013 169 2760 80348 ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên) Nhìn vào số liệu ở bảng số 2, chúng ta thấy số lượng học sinh tiểu học tăng dần theo từng năm. Trong 3 năm học, số học sinh toàn tỉnh tăng lên gần 3000. Theo thống kê đầu năm học 2013-2014, số học sinh tăng lên hơn 5000 nữa. Để đảm bảo chất lượng dạy và học trong các nhà trường, các cấp các ngành cần quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất cho cấp tiểu học. 2.2.2. Chất lượng giáo dục tiểu học 2.2.2.1.Công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi Tháng 12/1992, tỉnh Hưng Yên được Bộ GD&ĐT công nhận là đơn vị hoàn thành phổ cập GDTH – chống mù chữ. Tháng 1/2000, Hưng Yên được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi ( là một trong những tỉnh đứng đầu toàn quốc hoàn thành chương trình này). Từ đó đến nay, chất lượng phổ cập GDTH luôn được duy trì và phát triển vững chắc. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập GDTH, đặc biệt là phổ cập GDTH đúng độ tuổi đã được các cấp chính quyền địa phương hết sức coi trọng. Việc điều tra, tổng hợp thống kê kết quả, kiểm tra công tác phổ cập được các cấp, các ngành đầu tư kinh phí. Ngành GD&ĐT duy trì nề nếp kỉ cương, đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt – học tốt”, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ phổ cập GDTH. Chất lượng phổ cập phổ cập GDTH bền vững, năm sau cao hơn năm trước. Thời điểm tháng 9/2013, Hưng Yên đạt được kết quả như sau: 42 - Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100%. - Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 đạt 95,9%. - Học sinh học 2 buổi/ngày đạt 60,3%. - Số giáo viên đạt chuẩn 99,9 %, trên chuẩn 79,4%. - Tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 100% ( không có học sinh bỏ học). 2.2.2.2.Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiểu học, Sở GD&ĐT đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên. Việc triển khai bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa các lớp thay sách được tổ chức kịp thời, hiệu quả. Hàng năm đều tổ chức bồi dưỡng cập nhật việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tay nghề cho giáo viên trong toàn tỉnh. Việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trở thành mục tiêu phấn đấu của các đơn vị trường học, của các phòng GD&ĐT, của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chất lượng hai mặt giáo dục ngày càng đi lên. Tỷ lệ học sinh chăm ngoan, xếp loại học lực khá, giỏi ngày càng tăng lên. Số học sinh có học lực yếu giảm dần. Bảng số 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học Năm học Tổng số HS Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ SL % SL % 2010-2011 77308 77094 99.7 214 0.28 2011-2012 78031 77882 99.8 149 0.2 2012-2013 80348 80201 99.82 147 0.18 ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên) 43 Bảng số 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Tiếng Việt Năm học Tổng số HS Khá Giỏi SL SL % TB % SL Yếu % SL % 2010-2011 77308 28131 36.4 31203 40.4 16740 21.7 1234 1.6 2011-2012 78031 31692 40.6 29903 38.3 15504 19.9 932 1.2 2012-2013 80348 35946 44.7 29816 37.1 13837 17.2 749 0.9 ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên) Bảng số 2.5. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Toán Năm học Tổng số HS Khá Giỏi SL SL % TB % SL Yếu % SL % 2010-2011 77308 35020 45.3 25316 32.7 15279 19.8 1693 2.2 2011-2012 78031 36654 47 25045 32.1 15079 19.3 1253 1.6 2012-2013 80348 41810 52 23767 29.6 13701 17.1 1070 1.3 ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên) Qua bảng 2.4, 2.5 cho thấy, tỷ lệ học sinh giỏi môn Toán cao hơn môn Tiếng Việt nhưng tỷ lệ học sinh yếu môn Toán lại cao hơn môn Tiếng Việt. Qua đó cho thấy mặc dù chất lượng học sinh có sự tiến bộ song chất lượng giữa các môn còn có sự chênh lệch, tăng tỷ lệ học sinh giỏi song chưa giảm được tỷ lệ học sinh yếu. Chất lượng giáo dục giữa các huyện chưa đồng đều, có những huyện tỷ lệ học sinh yếu còn nhiều, học sinh giỏi chưa cao. Các trường chủ yếu quan tâm đến việc dạy văn hóa, công tác giáo dục đạo đức, 44 nhân cách chưa được quan tâm đúng mức. Học sinh thiếu nhiều năng lực, kỹ năng, đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện. 2.2.3. Về đội ngũ giáo viên tiểu học Giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Trong tình hình nền KT – XH của đất nước có sự phát triển nhanh chóng, đứng trước yêu cầu của người học về lĩnh hội tri thức, yêu cầu của các ngành kinh tế về chất lượng nguồn lao động, yêu cầu của xã hội về nhân cách, đạo đức HS đòi hỏi người GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc, là tấm gương sáng cho HS noi theo. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV đã luôn được lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và CBQL các nhà trường quan tâm. Bảng số 2.6. Đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên Năm học Tổng số Biên chế Hợp Đạt chuẩn Trên chuẩn đồng (%) (%) 2010-2011 3843 3469 374 99.7 62.6 2011-2012 3890 3634 256 99.8 72.5 2012-2013 3991 3703 288 99.9 79.4 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) Qua nhiều năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học, bằng nhiều hình thức khác nhau, đến nay bậc tiểu học trong tỉnh đã cơ bản đủ giáo viên giảng dạy văn hóa và dạy các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật ( kể cả hợp đồng và thỉnh giảng). Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,4 song tỷ lệ trên chưa đều ở các huyện. Có huyện đạt tỷ lệ 1,6 GV/lớp. có huyện chỉ đạt 1,25 và chưa đủ giáo viên chuyên dạy thể dục. 45 Trên chuẩn, 79.40% Đạt chuẩn Trên chuẩn Dưới chuẩn Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 Trong thời gian quan, ngành GD&ĐT Hưng Yên có sự quan tâm, đầu tư đến chất lượng giáo viên. Cụ thể đã động viên, có cơ chế đối với giáo viên đi học nâng cao trình độ, tuyển dụng giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng chính quy chuyên ngành tiểu học. Đến nay, trình độ giáo viên trên chuẩn đạt khá cao 79,4%. Nhìn chung đội ngũ giáo viên các trường tiểu học Hưng Yên cơ bản có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy nhiệt tình với nghề và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao vững chắc. 2.2.4. Về cơ sở vật chất Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và là một trong năm tiêu chí đánh giá thi đua của các phòng GD&ĐT. Việc tăng cường đầu tư xây dựng trường, lớp, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ở Hưng Yên luôn được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ. Hiện nay, cơ sở vật chất các trường tiểu học đã được xây dựng, nâng cấp nhiều so với trước đây. Toàn tỉnh có 110/169 ( đạt 46 65%) trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Có huyện đạt 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như huyện Văn Lâm, huyện Mỹ Hào. Đây là một trong những sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường, sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng chính quyền. Tuy nhiên tỷ lệ số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Hưng Yên so với 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng còn là một khoảng cách khá xa. Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 2518 phòng học trong đó có 2221 phòng kiên cố cao tầng. So với nhu cầu thực tế còn thiếu 273 phòng học, chưa kể phòng chức năng. Điều đó cho thấy cơ sở vật chất của các trường TH Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các phòng học được xây từ chương trình kiên cố hóa trường, lớp có diện tích nhỏ, khi triển khai theo mô hình trường học kiểu mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh không đảm bảo. Bảng số 2.7a. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng học) Số lớp Số Lớp Đ.Tr TSố Trên C4 ghép Cấp 4 Xây TS mới TS Xây Dưới mới C4 Thiếu Quận/Huyện Phòng học Ân Thi 9 295 0 242 24 46 1 0 15 Khoái Châu 2 400 0 352 20 28 0 0 28 Kim Động 16 291 0 238 12 39 0 0 15 Mỹ Hào 10 234 0 185 20 17 0 0 32 Phù Cừ 9 183 0 152 0 10 0 0 23 Tiên Lữ 20 290 0 206 14 52 0 0 33 Hưng Yên 5 221 0 227 28 5 0 0 0 Văn Giang 0 256 0 166 14 47 0 0 43 Văn Lâm 9 253 0 202 0 9 3 0 42 Yên Mỹ 8 334 0 251 20 44 1 0 42 88 2757 0 2221 152 297 5 0 273 Cộng (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 47 Bảng số 2.7b. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng chức năng) Thư TB- Nhà GDNT Đội Y tế 21 12 21 21 21 5 42 2 10 28 30 25 25 25 29 15 58 3 19 31 20 25 16 19 19 19 0 51 0 13 Mỹ Hào 25 14 17 20 13 13 13 3 34 2 10 Phù Cừ 23 15 15 9 14 15 15 0 33 0 5 Tiên Lữ 27 18 18 13 18 17 18 6 47 2 7 Hưng Yên 24 13 12 10 11 11 12 6 37 1 10 Văn Giang 23 11 11 10 10 11 12 2 44 0 11 Văn Lâm 22 14 14 11 12 12 13 7 43 0 16 Yên Mỹ 34 20 21 8 20 20 20 13 57 0 10 BGH VP Ân Thi 33 21 Khoái Châu 47 Kim Động viện ĐDDH Phòng Hỗ trợ KT Quận/Huyện TT-Bảo vệ Số phòng chức năng VS (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) Khi triển khai dạy học 2 buổi/ngày, ngoài việc đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên thì rào cản lớn nhất là cơ sở vật chất của các nhà trường. Yêu cầu tối thiểu của việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày là tỷ lệ phòng học/lớp phải đạt 1,0. Hiện nay, số lượng phòng học toàn tỉnh còn thiếu 273 phòng chưa kể phòng chức năng. Có những đơn vị phải sử dụng cả phòng chức năng làm phòng học. Có trường khó khăn đến mức thiếu cả khu hiệu bộ dành cho Ban giám hiệu nhà trường ( đơn vị huyện Khoái Châu, TP Hưng Yên). Để triển khai dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học đồng nghĩa với việc trẻ em cả ngày ở trường. Như vậy, trẻ em phải có chỗ học, chỗ vui chơi giải trí, chỗ nghỉ ngơi đảm bảo. Điều đó có nghĩa sẽ ảnh hưởng đến diện tích của các nhà trường, liên quan đến quy hoạch tổng thể của nhà trường, của địa phương. Bên cạnh đó, chất lượng phòng học nhiều nơi xuống cấp, diện tích phòng học nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của mô hình mới. 2.2.1.2. Định hướng phát triển 48 Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là yêu cầu của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tiểu học, là nhu cầu tất yếu của các gia đình trong xu thế chung hiện nay. Thực tế, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như đội ngũ, cơ sở vật chất. Theo lộ trình đến năm 2018 có 90% số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Như vậy để đáp ứng mục tiêu đề ra, ngành giáo dục phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu trong lộ trình đặt ra. 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên của các trƣờng tiểu học tỉnh Hƣng Yên 2.3.1. Về số lượng Theo Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường TH đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia: Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,5 giáo viên/lớp. Định mức trên bao gồm giáo viên dạy văn hóa và giáo viên dạy năng khiếu, chưa kể giáo viên dạy các môn tự chọn. Số lượng giáo viên của tỉnh Hưng Yên trong 3 năm qua ở các đơn vị như sau: Bảng số 2.8. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2010-2011 TT Quận/Huyện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 END Ân Thi Khoái Châu Kim Động Mỹ Hào Phù Cừ Tiên Lữ Văn Lâm Văn Giang Yên Mỹ Hưng Yên Cộng TSố 432 501 389 359 257 438 312 322 492 341 3843 Số giáo viên Biên Nữ GV/L chế 408 390 1.40 447 479 1.30 343 361 1.30 310 339 1.50 241 237 1.41 389 399 1.53 289 297 1.32 297 306 1.30 438 422 1.46 307 323 1.58 3469 3553 1.42 Loại hình đào tạo TH AN 387 415 339 320 221 384 284 274 402 307 3333 23 32 23 15 15 20 18 17 28 18 209 MT 25 30 26 18 15 25 18 20 28 17 222 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 49 TD Tin NN 2 3 0 1 0 2 1 7 2 4 22 0 14 0 1 0 1 0 0 0 2 18 0 30 0 2 0 6 0 0 1 0 39 Bảng số 2.9. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2011-2012 Số giáo viên TT Quận/Huyện TSố Biên chế Loại hình đào tạo Nữ GV/L TH AN MT TD Tin NN 1 Ân Thi 444 434 396 1.40 394 23 25 2 0 0 2 Khoái Châu 532 470 480 1.30 422 32 31 3 14 30 3 Kim Động 395 385 364 1.30 344 23 28 0 0 0 4 Mỹ Hào 359 308 342 1.50 321 16 18 1 1 2 5 Phù Cừ 259 254 239 1.41 229 15 15 0 0 0 6 Tiên Lữ 438 403 398 1.53 384 21 24 2 1 6 7 Văn Lâm 323 311 297 1.32 285 19 18 1 0 0 8 Văn Giang 324 311 305 1.30 277 19 21 7 0 0 9 Yên Mỹ 473 438 426 1.46 411 28 31 2 0 1 10 Hưng Yên 343 320 324 1.58 303 17 17 4 2 0 3890 3634 3571 1.40 3370 213 228 22 18 39 EN D Cộng (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) Bảng số 2.10. Số lượng giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 Số giáo viên TT Quận/Huyện TSố Biên chế Nữ Loại hình đào tạo GV/L TH AN MT TD Tin NN 1 Ân Thi 459 446 402 1.56 409 23 25 2 0 0 2 Khoái Châu 527 461 450 1.25 412 32 33 9 12 29 3 Kim Động 408 387 371 1.40 352 25 27 4 0 0 4 Mỹ Hào 385 306 359 1.65 333 17 19 9 2 5 5 Phù Cừ 260 260 226 1.42 226 15 15 4 0 0 6 Tiên Lữ 448 411 383 1.54 381 20 27 3 1 16 7 Hưng Yên 344 331 328 1.56 302 17 16 5 2 2 8 Văn Giang 342 315 321 1.32 292 18 21 6 2 3 9 Văn Lâm 346 328 308 1.37 301 19 20 5 0 1 10 Yên Mỹ 472 458 431 1.41 412 29 26 5 0 0 3991 3703 3579 1.44 3420 215 229 52 19 56 END Cộng (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 50 Nhìn vào các bảng 2.8, 2.9, 2.10 ta thấy hiện nay tỷ lệ giáo viên/lớp của toàn tỉnh là 1.44 song tỷ lệ đó chưa đồng đều ở các huyện. Một số huyện tỷ lệ GV/lớp cao như huyện Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, TP Hưng Yên song có những huyện tỷ lệ GV/lớp quá thấp như huyện Khoái Châu, Văn Lâm, Văn Giang. Một số đơn vị, trong 3 năm liền tỷ lệ giáo viên/lớp tăng không đáng kể như huyện Văn Lâm, Văn Giang. Đặc biệt, có những huyện do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan song tỷ lệ giáo viên/lớp lại giảm đi như huyện Khoái Châu, Yên Mỹ. 4000 3950 3900 Tổng số GV 3850 3800 3750 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Biểu đồ 2.2. Số lượng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên trong 3 năm gần đây Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng giáo viên TH Tỉnh Hưng Yên trong 3 năm qua tăng ở mức độ không cao. Năm học 2010-2011, số GV toàn tỉnh là 51 3843GV; năm học 2011-2012 số GV toàn tỉnh là 3890 ( tăng 47 GV); năm học 2012-2013, số GV tăng thêm 101 GV nâng tổng số GV toàn tỉnh là 3991. Tiến tới việc dạy 2 buổi/ngày, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tiểu học thì chủ trương của ngành tiến tới dạy cả môn Ngoại ngữ và Tin học. Hiện nay, toàn tỉnh đang thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 20082020 song số lượng giáo viên còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Một số huyện do thiếu giáo viên ngoại ngữ phải hợp đồng với những giáo viên mới ra trường, có huyện thiếu phải hợp đồng với cả giáo viên cấp THCS chưa có biên chế hoặc 2 trường hợp đồng chung 1 giáo viên dẫn đến khó khăn trong việc phân công chuyên môn. Bên cạnh đó số giáo viên chuyên Thể dục thiếu nhiều so với quy định. Có huyện như Phù Cừ, trong 3 năm không tăng được số giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật nên đa số các nhà trường dạy học 2 buổi/ngày đều phải tăng số tiết đối với giáo viên. Theo quy định, giáo viên tiểu học nếu làm công tác chủ nhiệm thì dạy không quá 23 tiết/tuần song thực tế nhiều đơn vị phải bố trí giáo viên dạy tới 30, 31 tiết/tuần. Khó khăn nhất là phân công giáo viên đi tập huấn hoặc tham gia công tác thanh tra ở các cấp. Nhiều giáo viên phải dạy nhiều giờ trong ngày, trong tuần đã phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời không có điều kiện để giáo viên nghiên cứu chuyên sâu phục vụ việc giảng dạy, giáo dục. 2.3.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên 2.3.2.1. Về cơ cấu độ tuổi Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ của Sở GD&ĐT, đội ngũ giáo viên các trường TH tỉnh Hưng Yên đã có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng trẻ hóa. 52 Bảng số 2.11. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo độ tuổi Năm học Tổng số giáo viên Tuổi < 30 30 < Tuổi < 50 Tuổi > 50 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 2010-2011 3843 760 19.8 2545 66.2 538 14 2011-2012 3890 781 20.1 2584 66.4 525 13.5 2012-2013 3991 830 20.8 2635 66 526 13.2 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) Ở độ tuổi trên 50, số giáo viên chiếm tỷ lệ trên 13% ( từ 13,2% đến 14%). Đây là số giáo viên có thâm niên nghề nghiệp cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tuy nhiên số giáo viên này do tâm lý lứa tuổi nên việc tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm, ngại thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, một bộ phận chưa chuẩn về trình độ đào tạo nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung. Số giáo viên có độ tuổi từ trên 30 đến dưới 50 chiếm tỷ lệ cao (trên 66%). Đây là lực lượng nòng cốt, phần lớn giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Ở độ tuổi này đã chín muồi về kỹ năng nghệ nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm cần phân loại đội ngũ giáo viên này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, tin học…để có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày trong giai đoạn hiện nay . Số giáo viên dưới 30 tuổi trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ 20%. Số giáo viên ở độ tuổi này tuy không nhiều nhưng lại là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của các nhà trường. Với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, cơ bản có trình độ ngoại ngữ, tin học, đội ngũ giáo viên này sẽ là nguồn bổ sung thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ giáo viên trên 50 tuổi. Tuy nhiên, 53 hạn chế lớn nhất của số giáo viên dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đây là một trong những yêu cầu đối với các nhà quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng kèm cặp, giúp đỡ để đội ngũ giáo viên này được nâng cao tay nghề. 2.3.2.2. Về thâm niên giảng dạy Bảng số 2.12. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo thâm niên giảng dạy Tổng số < 5 năm Từ 5-10 năm giáo viên SL SL % SL % SL % 2010-2011 3843 634 16.5 861 22.4 1718 44.7 630 16.4 2011-2012 3890 692 17.8 906 23.3 1673 43 619 15.9 2012-2013 3991 742 18.6 954 23.9 1692 42.4 603 15.1 Năm học % Từ 11-30 năm > 30 năm (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) Kết quả thống kê trên cho thấy: Số giáo viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ trên 16% ( từ 16,5% đến 18,6% ). Số giáo viên này mới được tuyển dụng hoặc hợp đồng trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, còn hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chưa thật ổn định. Vì vậy các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để đội ngũ giáo viên trẻ phát huy được thế mạnh của mình. Số giáo viên có thâm niên từ 5 -10 năm công tác chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số giáo viên. Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, thuận lợi cho công tác quy hoạch phát triển cán bộ nguồn. Số giáo viên có thâm niên từ 11-30 năm công tác chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là số giáo viên đều đã ổn định gia đình và tâm huyết với công việc giảng 54 dạy, học tập. Số giáo viên có thâm niên công tác trên 30 năm không nhiều song đây là những giáo viên đều trên 50 tuổi. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy và ảnh hưởng đến chất lượng chung của các trường. 2.3.2.3. Về cơ cấu giới tính Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một bộ máy tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù của từng ngành nghề, từng công việc cụ thể để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức, cá nhân đó như thế nào. 8.6% Nam Nữ 91.4% Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nam/nữ trung bình của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên từ năm 2010-2013 Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ giáo viên nữ so với nam chênh lệch quá nhiều. Số giáo viên nam chỉ chiếm 8,6%, số giáo viên nữ chiếm 91,4%. Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới và phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dạy con. Cho nên việc đầu tư công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của nhà trường là một sự cố gắng lớn của phụ nữ. Bên cạnh đó, nữ 55 giới ở trong độ tuổi xây dựng gia đình, nghỉ thai sản, ốm đau sẽ dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên cục bộ. Vì vậy trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của các nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện, khả năng của giới để động viên khuyến khích giáo viên nữ khắc phục những khó khăn về giới, vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. 2.3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên 2.3.3.1. Trình độ đào tạo Bảng số 2.13. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2010-2011 Số giáo viên TT Quận/Huyện TSố Biên chế Trình độ đào tạo Nữ GV/L Trên ĐH ĐH CĐ THSP THSP Dưới 12+2 THSP 9+3 1 Ân Thi 432 408 390 1.40 0 79 172 179 0 2 2 Khoái Châu 501 447 479 1.30 1 165 198 131 0 6 3 Kim Động 389 343 361 1.30 0 58 167 162 1 1 4 Mỹ Hào 359 310 339 1.50 0 112 103 144 0 0 5 Phù Cừ 257 241 237 1.41 0 60 92 105 0 0 6 Tiên Lữ 438 389 399 1.53 0 103 189 146 0 0 7 Văn Lâm 312 289 297 1.32 0 102 125 85 0 0 8 Văn Giang 322 297 306 1.30 1 91 151 79 0 0 9 Yên Mỹ 492 438 422 1.46 0 231 112 149 0 0 10 Hưng Yên 341 307 323 1.58 0 87 138 116 0 0 3843 3469 3553 1.42 2 1088 1447 1296 1 9 END Cộng (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 56 Bảng số 2.14. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2011-2012 Số giáo viên Quận/Huyện TT TSố Biên chế Trình độ đào tạo Nữ GV/L Trên ĐH ĐH CĐ THSP THSP Dưới 12+2 THSP 9+3 1 Ân Thi 444 434 396 1.40 0 87 192 163 0 2 2 Khoái Châu 532 470 480 1.30 1 196 212 117 0 6 3 Kim Động 395 385 364 1.30 0 62 178 153 1 1 4 Mỹ Hào 359 308 342 1.50 0 128 111 120 0 0 5 Phù Cừ 259 254 239 1.41 0 67 104 88 0 0 6 Tiên Lữ 438 403 398 1.53 0 117 199 122 0 0 7 Văn Lâm 323 311 297 1.32 0 113 139 71 0 0 8 Văn Giang 324 311 305 1.30 1 101 162 60 0 0 9 Yên Mỹ 473 438 426 1.46 0 245 118 110 0 0 10 Hưng Yên 343 320 324 1.58 0 106 144 93 0 0 3890 3634 3571 1.41 2 1222 1559 1097 1 9 END Cộng (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) Bảng số 2.15. Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013 Số giáo viên TT Quận/Huyện TSố Biên chế Trình độ đào tạo Nữ GV/L Trên ĐH ĐH CĐ THSP THSP Dưới 12+2 THSP 9+3 1 Ân Thi 459 446 402 1.56 0 123 202 133 0 1 2 Khoái Châu 527 461 450 1.25 0 206 222 92 4 3 3 Kim Động 408 387 371 1.40 0 80 177 149 1 1 4 Mỹ Hào 385 306 359 1.65 0 168 125 92 0 0 5 Phù Cừ 260 260 226 1.42 0 130 86 44 0 0 6 Tiên Lữ 448 411 383 1.54 0 172 196 80 0 0 7 Hưng Yên 344 331 328 1.56 0 136 139 69 0 0 8 Văn Giang 342 315 321 1.32 1 121 179 41 0 0 9 Văn Lâm 346 328 308 1.37 0 143 160 43 0 0 10 Yên Mỹ 472 458 431 1.41 0 292 111 69 0 0 3991 3703 3579 1.44 1 1571 1597 812 5 5 END Cộng (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 57 Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu, chất lượng giáo viên không đồng bộ, vẫn còn tỷ lệ giáo viên yếu chưa đạt chuẩn, không đảm nhiệm được chương trình. Việc áp dụng phương pháp dạy học mới chưa thực sự ngấm đến từng giáo viên, khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ lệ giáo viên nữ chiếm trên 90%. Nếu xét về khía cạnh như điều kiện được đào tạo để nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên; thời gian học tập cá nhân; thời gian nghỉ dạy do nghỉ chế độ thai sản, sinh đẻ, con ốm. . . là những yếu tố có tác động đến chất lượng của đội ngũ, mà những yếu tố này lại phụ thuộc vào giới tính cá nhân. Do vậy, có những đơn vị mặc dù đạt tỷ lệ GV/lớp là 1,5 song nhiều lúc thiếu giáo viên dạy do ảnh hưởng của cơ cấu giới tính. 2.3.3.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Đa số giáo viên của các nhà trường có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu, rộng, có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính chủ động, sáng tạo của học sinh và niềm say mê yêu thích môn học. Tuy nhiên, việc đánh giá chuyên môn mới chỉ dừng lại ở các chỉ số có hay không chứ việc đưa ra minh chứng cho tiêu chí đó chưa cụ thể. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 2.16. Bảng số 2.16. Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp Năm học Tổng Khá Xuất sắc TB Yếu số SL % SL % SL % SL % 2010-2011 3843 1110 29.2 1906 50.2 780 20.5 5 0.1 2011-2012 3890 1223 31 2044 51.81 675 17.11 3 0.08 2012-2013 3991 1441 36.11 1915 47.98 632 15.84 3 0.07 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 2.3.3.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học Số liệu bảng 2.17 dưới đây cho thấy đa số giáo viên tiểu học chưa có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Thực tế, có một số giáo viên có khả năng sử 58 dụng tin học do tự học song những giáo viên đó chưa chú ý đến việc rèn cho học sinh kỹ năng và khả năng thích ứng với xã hội. Phần lớn giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và chưa thông thạo các kỹ năng tin học, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại, tiên tiến, công nghệ cao. Bảng số 2.17. Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học Năm học Tin học Tổng Ngoại ngữ số GV Có khả năng ứng Có chứng Biết ngoại Có chứng dụng CNTT chỉ ngữ chỉ 2010-2011 3843 50.2% 1.4% 5% 2% 2011-2012 3890 61.4% 2.1% 7.1% 3.1% 2012-2013 3991 69.9% 3.5% 9.3% 7.6% (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên) 2.3.3.4. Phẩm chất đạo đức, lối sống Nhìn chung, đội ngũ giáo viên TH có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng. Có ý thức kỷ luật tốt, luôn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường TH. Đa số giáo viên yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ; không có giáo viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ hay vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ giáo viên nhiều tuổi ngại thay đổi, số ít giáo viên trẻ đôi lúc chưa thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của giáo viên, chưa thực sự nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của nhà trường. 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hƣng Yên Để đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên TH tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát lãnh đạo, chuyên viên 59 của 10 phòng GD&ĐT và 169 hiệu trưởng các nhà trường. Tổng số có 189 ý kiến mỗi lượt, kết quả cụ thể như sau: Bảng số 2.18. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên TH tỉnh Hưng Yên TT 1 Xây dựng quy hoạch phát Tương đối tốt Tốt Nội dung Chưa tốt SL % SL % SL % 85 44.9 56 29.7 48 25.4 triển giáo viên 2 Tuyển chọn giáo viên 48 25.4 95 50.3 46 24.3 3 Sử dụng giáo viên 90 47.6 52 27.5 47 24.9 4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 76 40.2 86 45.5 27 14.3 5 Đánh giáo giáo viên 86 45.5 56 29.7 47 24.8 6 Chính sách đối với giáo viên 65 34.4 76 40.2 48 25.4 7 Các điều kiện đảm bảo cho 95 50.3 48 25.4 46 24.3 công tác phát triển giáo viên 2.4.1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên có 44.9% ý kiến đánh giá tốt, 29.7% ý kiến là tương đối tốt, 25.4% ý kiến là chưa tốt. Thực tế, những năm qua các nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch phát triển giáo viên, trước hết căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có để lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên còn một số tồn tại, đó là: quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu dựa vào kế hoạch năm học, 60 chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn 5- 10 năm và theo tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia; chưa làm tốt công tác dự báo, khi quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chưa thực sự quan tâm đến cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên, chưa có những tính toán cụ thể và khoa học. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của các nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển nhà trường hằng năm. 2.4.2. Về tuyển chọn giáo viên Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác tuyển chọn giáo viên có 25.4% ý kiến đánh giá tốt, 50.3% ý kiến là tương đối tốt, 24.3 % ý kiến là chưa tốt. Như vậy, đa số các ý kiến cho rằng công tác tuyển chọn giáo viên mới chỉ là tương đối tốt. Thực tế, trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên cho các trường TH được thực hiện theo các hướng sau: Hằng năm, dựa trên kế hoạch của các trường, Phòng GD&ĐT cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả các trường sau đó cùng với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBNĐ huyện phê duyệt, thành lập Hội đồng tuyển viên chức theo hình thức xét tuyển dựa trên bảng điểm, bằng tốt nghiệp và những ưu tiên, khuyến khích của từng thí sinh. Ngoài việc xét tuyển mới giáo viên, Phòng Giáo dục - Đào tạo và Phòng Nội vụ còn tiếp nhận những giáo viên thuyên chuyển từ huyện khác về. Tuy nhiên, trong công tác tuyển chọn cũng như thuyên chuyển giáo viên hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập: Một là: Trường TH nơi sử dụng trực tiếp giáo viên nhưng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn đội ngũ cũng như việc thuyên chuyển giáo viên. Từ đó dẫn đến những bất cập trong ĐNGV, vẫn có những khủng hoảng thừa, thiếu GV, tính đến thời điểm này về cơ bản, các trường đã đủ giáo viên so với định mức do Bộ quy định, nhưng cơ cấu không đồng bộ. 61 Hai là: Vẫn phải tuyển dụng cả giáo viên học liên kết có chứng chỉ sư phạm do huyện đó thiếu quá nhiều giáo viên. Ví dụ như huyện Khoái Châu, Văn Lâm, Văn Giang. 2.4.3. Về sử dụng giáo viên Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác sử dụng giáo viên có 75.1% ý kiến đánh giá là tốt và tương đối tốt, 24.9% ý kiến là chưa tốt. Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của các nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm "đúng người, đúng việc", đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra. Tuy nhiên, có những đơn vị do thiếu giáo viên dạy các môn chuyên, năng khiếu hoặc nhiều giáo viên nữ nghỉ sinh con, nghỉ chế độ hoặc tham gia học tập, bồi dưỡng nên việc phân công gặp khó khăn nhất định. Hằng năm, vào cuối năm học, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên. Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp với sự sắp xếp, bố trí công việc/vị trí công tác cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi... ) các nhà trường đã có nhiều tiến bộ và đổi mới trong việc phân công chuyên môn phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí luân phiên giáo viên ở các khối lớp, bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp. Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống, hoàn cảnh và nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của các nhà trường những năm qua còn một số tồn tại, khó khăn, đó là: Tỷ lệ về giới tính chênh lệch rất lớn, tỷ lệ giáo viên nữ cao hơn nhiều so với giáo viên nam (năm học 2012 – 2013, giáo viên nữ chiếm tỷ lệ 89,9%); số giáo viên trẻ 62 ngày càng tăng (năm học 2012 – 2013, giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 20,8%; giáo viên trên 50 tuổi chiếm 13,2%). Qua đó cho thấy tính kế thừa và đội ngũ kế cận những giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong những năm tới sẽ bị thiếu hụt và gặp nhiều khó khăn. Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, chưa gắn được với chức danh tiêu chuẩn về chế độ tiền lương. Số tiết trên lớp theo định mức của giáo viên TH còn nhiều: 23 tiết/ tuần chưa kể soạn giáo án, chấm bài . . . Với thời lượng lên lớp quá nhiều, giáo viên sẽ thiếu thời gian để soạn bài giảng, tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới tới chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.4.4. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ở bảng 2.18 cho thấy, có 85,7 % ý kiến đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là tương đối tốt và tốt. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được các nhà trường chú trọng và quan tâm. Hằng năm, xét theo đơn và nguyện vọng của giáo viên, phòng GD&ĐT chọn một số giáo viên theo kế hoạch để cử đi thi và đào tạo sau nâng chuẩn và trên chuẩn, những giáo viên thi đỗ được Chủ tịch UBND huyện/TP ký quyết định cử đi học và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. Về nội dung đào tạo - bồi dưỡng: Nội dung đào tạo - bồi dưỡng giáo viên trường TH chủ yếu là do cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo cùng người học xác định. Thực tế cơ sở đào tạo phải phối hợp với nhà trường để cung cấp những kiến thưc, năng lực mà giáo viên cần. Hình thức tổ chức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên ở tỉnh Hưng Yên là khá phong phú và đa dạng. Nhưng ĐNGV TH rất ít được đi học tập bồi dưỡng, thăm quan học hỏi ở những tỉnh bạn và gần như không có cơ hội để 63 tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài, để họ có thể hiểu biết thực tế của nước bạn cũng như giúp cho giáo viên cách tiếp cận khác nhau đối với chương trình giảng dạy của họ. Đây cũng là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm. Đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của các nhà trường vẫn còn những biểu hiện bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa cụ thể, các hình thức chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện,.... đây là nguyên nhân chính của những hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên TH của tỉnh. 2.4.5. Về đánh giá giáo viên Bảng 2.18 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác đánh giá ĐNGV có 45.5% ý kiến đánh giá tốt, 29.7% ý kiến là tương đối tốt, 24.8% ý kiến là chưa tốt. Trên thực tế, trong những năm qua việc đánh giá đội ngũ giáo viên của các nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Theo quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá đội ngũ giáo viên phải đảm bảo yêu cầu "đúng lúc, đúng chỗ" và "công bằng, khách quan" để tuyên dương, khen thưởng kịp thời, mặt khác để đề xuất các phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ. Công tác đánh giá xếp loại giáo viên được các nhà trường, phòng GD&ĐT chú trọng, đã và đang tạo được động lực tốt để động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên phấn đấu, toàn tâm vì công việc, trở thành những tấm gương điển hình cho phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của ngành GD&ĐT tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, công tác đánh giá đội ngũ giáo viên vẫn còn một vài hạn chế, đó là đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, đôi lúc chưa kịp thời nên có những mặt công tác của giáo viên được đánh giá chủ quan, nặng cảm tính. 2.4.6. Về chính sách đối với giáo viên 64 Qua bảng 2.18 trên cho thấy, đa số ý kiến đánh giá về chính sách đối với ĐNGV là tốt và tương đối tốt, có 25.4 % ý kiến là chưa tốt. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của các nhà trường là viên chức, công chức nhà nước và chủ yếu trong biên chế nên được hưởng lương từ nguồn Ngân sách Nhà nước, và theo quy định chung cứ 3 năm lại tăng lương 1 lần đối với những giáo viên có bằng cao đẳng, đại học; đối với những giáo viên có bằng THSP 12+2 sau 2 năm được tăng lương. Đồng thời, họ cũng được hưởng mọi chế độ như: thăng chức, nâng lương, chế độ nghỉ an dưỡng, ốm đau, chế độ nghỉ hưu khi đủ điều kiện theo quy định. Có thể nói, trong nhiều năm qua hệ thống chính sách đối với giáo viên tiếp tục được xây dựng, hoàn chỉnh theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách chủ yếu được thể hiện trong chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên, cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện cải cách hành chính trong giáo dục. Đối với tỉnh Hưng Yên, ngoài việc thực hiện chính sách chung của nhà nước, còn có các chính sách riêng của Tỉnh, như: chính sách thu hút người có trình độ cao, có phẩm chất, đạo đức tốt; thu hút những sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi hệ chính quy một số ngành của một số trường công lập trong nước; sinh viên có bằng Đại học sư phạm tiểu học chính quy, Thạc sĩ có phẩm chất đạo đức tốt về Tỉnh công tác, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học, ... Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt nhiệm vụ, được phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình, đảm bào được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giúp họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội, các nhà trường đã thực hiện đầy đủ các chính sách theo qui định hiện hành. 65 - Bố trí, phân công, giao nhiệm vụ và đảm bảo các điều kiện cần thiết để giáo viên thi hành nhiệm vụ, thực hiện chế độ chính sách. - Cung cấp đầy đủ, cập nhật thông tin chính trị, giáo dục, giảng dạy, tài liệu, sách báo tham khảo; hỗ trợ tổ chức các lớp chuyên đề, ngoại khóa, câu lạc bộ,...tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu. - Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo từng chu kỳ cho đội ngũ giáo viên. - Đảm bảo chế độ lương, phụ cấp; chế độ đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng nguyên lương; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình; hỗ trợ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, hỷ- hiếu, thăm hỏi ốm đau, chia tay cán bộ, giáo viên nghỉ chế độ hưu; trợ cấp khó khăn đột xuất cho giáo viên,... - Căn cứ vào nguồn quỹ thực có, nhà trường chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp cho nhà trường. Các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua và được các cấp khen thưởng, chi theo chế độ qui định hiện hành. Ngoài ra, nhà trường khen thưởng GVCN có lớp xếp loại tốt; thưởng cho con CB, GV, NV đạt HSG toàn diện, HSG các cấp, thi đỗ ĐH (Chính quy); khen thưởng GV đạt giải hoặc giáo viên có học sinh đạt giải trong các kỳ thi, hội thi các cấp. - Cuối mỗi năm học, nhà trường hỗ trợ kinh phí và giao cho Công đoàn tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm và du lịch. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách về giáo dục nói chung, có thể nói, hệ thống lương của giáo viên ở Việt Nam hiện nay tuy có đổi mới và nâng lên, nhưng vẫn còn thấp và bất cập, chưa thực sự kích thích hết động lực làm việc của ĐNGV. 66 Mặt khác, các chính sách về tạo động lực, cải thiện đời sống giáo viên đã thể hiện được sự quan tâm đối với ĐNGV nhưng chưa đầy đủ, có những điểm chưa hợp lý, việc thực hiện đã có cố gắng nhưng, hiệu quả chưathực sự cao; cơ chế nâng lương theo niên hạn (3 năm/bậc) và những giáo viên phấn đấu học tập tiếp để có bằng thạc sỹ cũng không được chuyển xếp ngạch, bậc lương cao hơn nên chưa thực sự khuyến khích được giáo viên cố gắng làm việc và học tập nâng cao trình độ; tiền lương và phụ cấp cũng như chế độ hiện hành chưa thực sự đảm bảo cho người giáo viên để họ toàn tâm vì sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan và nảy sinh những tiêu cực trong giáo dục, dẫn tới các hạn chế về phát triển đội ngũ giáo viên, về chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách đối với giáo viên của các nhà trường vẫn chưa tạo được khâu đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay đó là: mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển qui mô và nâng cao chất lượng với một bên là điều kiện còn hạn hẹp của nguồn lực và những yếu kém của đội ngũ giáo viên như: thiếu đồng bộ, chưa có những đột phá cần thiết về lương, về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,... nhằm tạo động lực và các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giáo viên. 2.4.7. Về các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên Bảng 2.18 cho thấy 75.7% ý kiến cho rằng các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển ĐNGV là tương đối tốt và tốt. Thực tế, trong những năm qua các nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định về công tác này, đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu tiên dành cho đội ngũ giáo viên. Lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo địa phương, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để bổ sung các chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng học sinh giỏi và tham mưu xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện, 67 thiết bị và kinh phí hoạt động. Tổ chức nhiều đợt sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chủ điểm cho tập thể gắn bó với nhau, xây dựng và phát huy truyền thông của nhà trường, tạo bầu không khí thuận lợi cho tập thể, tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ. Tuy nhiên, những chính sách này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu chính đáng về nơi ở và những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi giáo viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết hơn với nhà trường; chưa đủ mạnh để động viên khích lệ đội ngũ giáo viên toàn tâm với sự nghiệp giáo dục. Vì vậy, cần tiếp tục xây dựng tốt hơn các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các nhà trường. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng tiểu học tỉnh Hƣng Yên theo yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày Qua điều tra, phân tích số liệu từ việc thu thập các nguồn thông tin dữ liệu của các huyện/TP và thăm dò ý kiến từ ĐNGV, cán bộ quản lý nhà trường và các chuyên gia, có thể nhận định về thực trạng công tác phát triển ĐNGV của các nhà trường như sau: 2.5.1. Những điểm mạnh, nguyên nhân Trong những năm qua công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các nhà trường đã thực hiện khá tốt và hiệu quả, từ khâu quy hoạch, đến khâu đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV, từng bước hoàn thiện đội ngũ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Trình độ chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý đạt 99,9% chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn dần tăng lên, cơ cấu và số lượng giáo viên tương đối đồng bộ và cao. Chất lượng giảng dạy của giáo viên (qua kết quả tự đánh giá hiện tại của các trường và qua thanh tra giáo viên) là tốt và tương đối tốt. Trong công tác luân chuyển cán bộ: đã mạnh dạn thực hiện luân chuyển, đề bạt cán bộ. Tiêu biểu như huyện Khoái Châu, Văn Lâm. Biện pháp luân chuyển này đã được nhiều trường áp dụng đối với việc phân công giáo viên chủ nhiệm và đứng lớp. Đây cũng là biện pháp kích thích và tôi luyện ĐNGV trước nhiều tình huống khác nhau và cách xử lý khác nhau, góp phần quyết định vào việc thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, chất lượng 68 giáo dục được nâng cao, vị thế các nhà trường được khẳng định, tạo được niềm tin trong nhân dân. 2.5.2. Những điểm yếu, nguyên nhân Công tác quy hoạch chưa mang tầm chiến lược, mà theo kiểu "chắp vá" tạo nên tính bất hợp lý trong cơ cấu, chất lượng đội ngũ; chưa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trường TH cho phù hợp với điều kiện phát triển của giáo dục mới, việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lượng và chất lượng đội ngũ chung cho cả giáo dục phổ thông (biên chế, đạt chuẩn và trên chuẩn - chuẩn hoá giáo viên) mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có. Các nhà trường không được trực tiếp tuyển chọn giáo viên, do đó nhiều năm qua vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, cơ cấu chưa phù hợp, đặc biệt là giới tính và độ tuổi; vẫn còn những giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu công tác tại trường; công tác sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hiệu quả; công tác đánh giá đội ngũ giáo viên đôi lúc chưa kịp thời. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của một số giáo viên và tình trạng yếu về ngoại ngữ, tin học của cả đội ngũ. Khả năng tự học, tự bồi dưỡng, tự bổ sung kiến thức, khả năng nghiên cứu khoa học của giáo viên còn thấp, sáng kiến kinh nghiệm ít, hiệu quả thấp. Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT còn hạn chế. Việc huy động vốn ngoài ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách của tỉnh đầu tư cho giáo dục chưa thực sự có hiệu quả để trở thành một trong những động lực thúc đẩy GD&ĐT phát triển mạnh mẽ hơn. Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường vào ngành giáo dục. Một bộ phận cán bộ giáo viên kém ý chí phấn đấu, chưa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc trau dồi rèn luyện chuyên môn. Nguồn lực đầu tư đảm bảo cho GD&ĐT từ nhà nước, từ xã hội và bản thân ngành GD&ĐT còn thấp, công tác xã hội hoá giáo dục chưa đạt hiệu qua cao. Vấn đề nghiên cứu đánh giá về tình hình đội ngũ giáo viên để có hướng chiến lược hay quyết sách lớn, sáng tạo nhằm thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển cả về chiều rộng lẫn 69 chiều sâu chưa được sâu sát. Kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn nên ít có điều kiện cho sự phát triển giáo dục- đào tạo nói chung. 2.5.3. Thời cơ Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ , khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Trong xu thế đổi mới giáo dục đó, hệ thống các trường TH đã xây dựng chiến lược phát triển với những mục tiêu, yêu cầu và những giải pháp mới, tạo điều kiện cho ngành giáo dục nói chung và mỗi cơ sở giáo dục nói riêng tiến hành đổi mới giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và tin học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Toàn xã hội ngày càng quan tâm hơn tới giáo dục, cơ hội huy động các nguồn lực xã hội ngày càng lớn. 2.5.4. Thách thức Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm của giáo dục, trong đó yếu tố người thầy đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm này. Những thách thức này đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi nhà trường phải không ngừng phát triển để xây dựng được thương hiệu riêng cho mình; mỗi nhà trường phải tăng cường công tác phát triển đội ngũ giáo viên và mỗi người thầy phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo ĐNGV với điều kiện đào tạo giáo viên của hệ thống các trường sư phạm còn nhiều hạn chế. Có thể nói mâu thuẫn này là mâu thuẫn về đào tạo giáo viên. Mâu thuẫn giữa tiềm năng lao động tiềm tàng của ĐNGV và hiệu quả sử dụng ĐNGV còn yếu. Mâu thuẫn này bao hàm cả việc đãi ngộ giáo viên chưa hợp lý, chưa tạo ra sức mạnh thu hút mạnh mẽ của nghề sư phạm. Có thể nói đây là mâu thuẫn về sử dụng ĐNGV. Mâu thuẫn giữa nhu cầu thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của ĐNGV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng 70 giáo viên chưa cao. Có thể nói đây là mâu thuẫn về bồi dưỡng giáo viên. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, xã hội hoá giáo dục làm chưa được tốt, công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra- đánh giá giáo viên chưa thật chặt chẽ và chưa được coi trọng. Nếu giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu này sẽ khắc phục được những vấn đề gay cấn về phát triển ĐNGV hiện nay, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình củng cố và phát triển ĐNGV nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 cũng như thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng về giáo dục- đào tạo đề ra trong đại hội IX của Đảng và chỉ thị 40 của Ban bí thư về xây dựng, phát triển và hoàn thiện đội ngũ nhà giáo. Những điểm mạnh, những điểm yếu đồng thời cũng là những thuận lợi, khó khăn đặt ra cho ngành GD&ĐT tỉnh Hưng Yên nhiều thời cơ và thách thức. Từ những thực trạng đó thì cần phải có những biện pháp cấp thiết để phát triển GD&ĐT một cách bền vững mà trong đó khâu then chốt là phát triển đội ngũ giáo viên- đó là những vấn đề cần phải được ngành GD&ĐT đặc biệt chú trọng. Kết luận chƣơng 2 Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường TH trong toàn tỉnh. Đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ giáo viên còn những biểu hiện bất cập như việc bố trí giáo viên còn nhiều bất cập về tuổi đời, tuổi nghề, về trình độ tay nghề trong từng trường và giữa các trường trong huyện. Chính vì thế công tác phát triển đội ngũ giáo viên của của các trường TH được coi là cấp thiết. Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên TH đã trình bày tại chương 1, từ thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên trường TH đã trình bày tại chương 2, luận văn đề cập đến những biện pháp cơ bản cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở của các trường TH tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày ở chương 3. 71 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY 3.1. Các nguyên tắc định hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân thủ theo trong suốt quá trình thực hiện. Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày đã trình bày tại chương 1, căn cứ vào thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của các trường tiểu học tỉnh Hưng Yên đã trình bày tại chương 2 và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và các văn bản pháp quy, các quy định của Nhà nước. Tác giả luận văn đề xuất các biện các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu sau: 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống yêu cầu các giải pháp phải có tính hệ thống, thống nhất hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ, gắn chặt chất lượng đội ngũ với sự nghiệp đổi mới giáo dục. 3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện yêu cầu các giải pháp đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên và phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng như điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm của giáo viên. 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển Tính kế thừa, thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng vốn có của nhà trường, của xã hội, phát huy được ý thức tự giác, năng lực của đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự phát triển bền vững đội ngũ giáo viên. 72 Công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học phải thực sự dựa vào những nội dung và phương pháp của các biện pháp trước đây và hiện nay đang thực hiện có hiệu quả. Biện pháp mới của luận văn không phủ định toàn bộ cái đã có mà chỉ phủ định tính lỗi thời, sự lạc hậu không phù hợp của các biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng. Các biện pháp mới sẽ tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc những tinh hoa mà các biện pháp trước đây đã đề xuất. Đồng thời, các biện pháp mới sẽ hoàn thiện hơn, phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Các biện pháp mới sẽ góp phần đem lại nhiều hiệu quả hơn trong bối cảnh môi trường triển khai của các biện pháp. Trong thực tế quá trình phát triển đội ngũ giáo viên đã được các trường quan tâm từ những ngày đầu thành lập. Trong tiến trình phát triển nhà trường và do yêu cầu đổi mới giáo dục cần điều chỉnh về tổ chức nhà trường, phân cấp quản lý nhà trường, xây dựng những quy chế, quy định tạo cho đội ngũ giáo viên hiện nay có cơ hội phát triển toàn diện về số lượng cũng như chất lượng và nhu cầu của Ngành cũng như của xã hội đòi hỏi. 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả Việc thực hiện xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý. Đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các biện pháp đưa ra phải thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương thì mới mang lại tính hiệu quả. Các biện pháp đó vừa mang tính thời sự, vừa phải đáp ứng được những yêu cầu trong thời gian tới và thực sự có hiệu quả cho nhà trường, địa phương cũng như toàn Ngành. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát triển toàn diện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng cho việc tiếp thu những kiến thức mới vào giảng dạy. 3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ 73 Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quản lý trường học. Bản chất của quản lý trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến. Do đó, việc đảm bảo tính đồng bộ là nguyên tắc đầu tiên của hiệu trưởng với hoạt động giảng dạy và sinh hoạt của giáo viên trong nhà trường. Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý phát triển đội ngũ như: Lập quy hoạch đội ngũ, tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ và xây dựng điều kiện để thực hiện công việc cũng như công tác tham mưu tạo điều kiện thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên . Việc đề xuất phát triển đội ngũ giáo viên cần xử lý, tích hợp các khía cạnh như quy hoạch, xác định các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng… để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường hợp lý và hiệu quả. Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý phải chú ý phối hợp chặt chẽ giữa việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng với các thành viên tham gia vào việc phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì mới nâng cao chất lượng giáo viên và khi đó chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện mới đạt hiệu quả thực thụ. Lúc đó mới thể hiện được sự thống nhất ý chí và hành động của tập thể các nhà giáo. 3.1.6. Đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 74 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên, đồng thời vận dụng lý luận liên quan đến những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Mỗi biện pháp, được trình bày theo trình tự: ý nghĩa của biện pháp, nội dung của biện pháp và việc tổ chức thực hiện. 3.2.1. Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục 3.2.1.1. Ý nghĩa Nhằm làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kì mới. 3.2.1.2. Nội dung Tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui định của Ngành, địa phương và nhà trường, về nhiệm vụ, quyền của giáo viên,... Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên nhà trường về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, trong việc giữ gìn uy tín để phát triển bền vững nhà trường. Xây dựng những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ giáo viên. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kì mới. 75 3.2.1.3. Tổ chức thực hiện Việc bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên chính là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm để mỗi thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công phụ trách. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên nhà trường thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua như: phong trào thi đua “Hai tốt” phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; các cuộc vận động lớn như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” và đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt … Qua việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua, đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm trước học sinh và nhân dân trong công tác giáo dục và đào tạo. Hàng năm, các phòng GD&ĐT đều chỉ đạo các trường triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chỉ thị số 22/2003/CT-BGDĐT ngày 5/6/2003 và chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với nội dung này, nhà trường yêu cầu toàn thể đội ngũ giáo viên phải tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng chính trị hè và qua đợt bồi dưỡng toàn thể đội ngũ giáo viên đều viết thu hoạch theo kế hoạch của Sở GD&ĐT cũng như yêu cầu của Chi bộ và nhà trường. Nội dung viết thu hoạch chủ yếu dựa vào những vấn đề đã được bồi dưỡng cũng như việc nhận thức của mỗi cá nhân về việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua. Từ đó, mỗi cá nhân tự xây dựng chương trình hành động cho chính mình. Ngoài việc bồi dưỡng chính trị hàng năm vào dịp hè cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường còn tổ chức phát động các giai đoạn thi đua và các đợt sinh hoạt chính trị nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Chính những đợt sinh hoạt chính trị này, đội ngũ giáo viên càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí người thầy trong giai đoạn phát triển và hội nhập. Đồng thời, 76 qua việc bồi dưỡng chính trị cũng nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong cho đội ngũ giáo viên. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, cần phải: - Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của chi ủy, chi bộ nhà trường để đảm bảo cho công tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch cụ thể; hằng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đôi với việc sơ, tổng kết về công tác tuyên truyền. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quyết định 09/2005/QĐTTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 20052010"; Thông báo kết luận số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. - Các nhà trường làm tốt vai trò chính trong việc tham mưu với các cấp ủy đảng và chính quyền trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, làm cho toàn xã hội nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, một nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. 3.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên TH đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày 3.2.2.1. Ý nghĩa Xây dựng quy hoạch tổng thể hay chính là lập kế hoạch thực hiện từng năm, hoặc giai đoạn 5 năm, 10 năm dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ giáo 77 viên là nhiệm vụ của các cấp quản lý giáo dục nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên để đảm bảo theo định mức, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục tiểu học Đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục. Làm cơ sở để các cấp quản lý bố trí nguồn lực vật chất, các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng ... Bảo đảm sự cân đối về đội ngũ giáo viên giữa các vùng, các trường, các môn học. Sử dụng tiết kiệm đội ngũ, khắc phục sự chênh lệch chất lượng giữa các vùng, các trường, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay đối với việc dạy học 2 buổi/ ngày, dạy các môn thể dục, tin học, ngoại ngữ làm cho đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển phù hợp với yêu cầu giáo dục của mỗi giai đoạn. Hoàn thiện cơ cấu chính trị của đội ngũ, làm cho đội ngũ giáo viên phát triển một cách toàn diện; Bố trí bảo đảm hợp lý, cân đối trong cơ cấu giới tính; Cơ cấu đội ngũ theo hướng hợp lý hoá cư trú, góp phần tạo nên sự ổn định lâu dài của đội ngũ, giúp giáo viên yên tâm công tác. 3.2.2.2. Nội dung - Thu thập thông tin quy mô phát triển giáo dục tiểu học, về đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển giáo dục mầm non, tiểu học tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong những năm qua và dự báo về phát triển quy mô cấp tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các huyện, thành phố tham mưu với UBND Tỉnh xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, điều tra thực trạng giáo viên giữa các huyện, thành phố, cụ thể đến các trường vùng khó khăn, vùng thuận lợi để điều chỉnh, bố trí số lượng, chất lượng cho hợp lý; làm cơ sở cho thực hiện chế độ chính sách. - Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên: Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng theo thời gian hàng năm. 78 - Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường lớp và số giáo viên hiện có của từng huyện, từng trường, tính toán số giáo viên văn hoá cùng số giáo viên dạy các môn đặc thù để tiến hành điều chuyển; luân chuyển trên tinh thần đảm bảo sự cân đối về tỷ lệ giáo viên/ lớp, tỷ lệ này cần được xem xét trong các mối quan hệ với sĩ số học sinh/ lớp, các nội dung lao động tăng thêm khi áp dụng chương trình mới, bổ sung thêm môn dạy mới và hoạt động mới. Nếu số học sinh quá cao trên 1 lớp học thì việc áp dụng định mức giáo viên/ lớp chưa thể coi là đủ. Nếu tính đầu học sinh để chia lớp theo điều lệ nhà trường thì tỷ lệ giáo viên được giao biên chế không đảm bảo cho giáo dục tiểu học của một huyện. Khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa áp dụng các công nghệ hiện đại vào dạy học thì các khâu soạn giảng, chuẩn bị trước giờ giảng tăng lên. Việc tổ chức dạy học tăng thời lượng, bổ sung thêm môn dạy mới cũng cần bổ sung giáo viên, hiện cần có đủ giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học cho các nhà trường. Hiện tại giáo viên thể dục, giáo viên tin học chưa có biên chế trong trường tiểu học, điều đó cũng cần phải có sự xem xét. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh hiện đang có tình trạng mất cân đối, giáo viên dạy các môn văn hoá ở các huyện, thành phố có tỷ lệ thừa khi dạy một buổi/ngày nhưng thiếu khi dạy 2buổi/ngày, các giáo viên dạy môn đặc thù có nơi thừa, nơi thiếu đặc biệt là thiếu giáo viên dạy các bộ môn: Thể dục, tin học, ngoại ngữ, đặc biệt theo lộ trình kế hoạch dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tiểu học tiếp tục phải được bổ sung để dạy được đủ 4 tiết/tuần. Trong những năm tới theo dự báo của công tác dân số thì số học sinh tiểu học tiếp tục ổn định, có chiều hướng tăng nhẹ vì vậy đội ngũ giáo viên tiếp tục phải được bổ sung để đáp ứng với tình hình giáo dục hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, toàn tỉnh đang tiếp tục củng cố kết quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Một bộ phận đội ngũ giáo viên 79 hiện tại vừa đảm đương các nhiệm vụ giảng dạy chính khoá vừa tham gia các hoạt động phổ cập tiểu học và chống tái mù, vì vậy việc sắp xếp bố trí phải hết sức hợp lý để hoàn thành các nhiệm vụ này. Từ thực tiễn tại địa phương cần đề xuất với bộ, ban ngành hoặc trình Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất hợp lý liên quan về tỷ lệ định mức giáo viên cho các nhà trường. Tỉnh tiếp tục có kế hoạch chỉ đạo các huyện tuyển dụng, hợp đồng hàng năm để tăng cường giáo viên cho các trường vùng khó. Đồng thời phải chú ý để từng trường, từng cụm trường đều đảm bảo có tỷ lệ giáo viên có trình độ cao, giáo viên giỏi làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng tại chỗ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học. 3.2.2.3. Tổ chức thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu thành lập ban chỉ đạo, tổ soạn thảo xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học giai đoạn 2015-2018 và định hướng đến 2020 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo làm phó trưởng ban thường trực và một số thành viên là các Sở, ban ngành liên quan. Sau khi đã tổ chức thực hiện Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Chính phủ cần tiếp tục tính toán để xác định nhu cầu, số lượng giáo viên nghỉ hưu hàng năm, luồng giáo viên đi và đến để có kế hoạch tiếp nhận giáo viên để đảm bảo số lượng đã quy hoạch. Trong quá trình tiếp nhận (tuyển dụng, hợp đồng) cần đặc biệt ưu tiên những giáo sinh tốt nghiệp Đại học sư phạm tiểu học và đảm bảo tăng tỷ lệ giáo viên nam trong cơ cấu giới tính giáo viên. Tổ chức tuyên truyền, học tập, nghiên cứu kế hoạch trong cấp uỷ, chính quyền các cấp từ xã, huyện, tỉnh đặc biệt là tuyên truyền trong nhân dân và cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học để mọi người đều hiểu và tạo sự đồng thuận cao trong các tổ chức và nhân dân. 80 Phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban ngành của tỉnh thực hiện từng nội dung phù hợp chức năng nhiệm vụ, giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp thực hiện. Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ chỉ đạo các Phòng Giáo dục và đào tạo hướng dẫn các trường tiểu học căn cứ kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, bố trí sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên hiện có, luân chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu. Các huyện, thành phố trong tỉnh lập kế hoạch nhu cầu giáo viên cần tuyển dụng từ 2015 đến 2018 do chuẩn bị thành lập trường mới, triển khai chương trình học mới hoặc do mất cân đối cơ cấu bộ môn, do bù lại giáo viên nghỉ hưu, giáo viên nghỉ theo chế độ chính sách…báo cáo Sở GD&ĐT và Sở nội vụ. Trên cơ sở nhu cầu của các huyện thành phố, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo giáo viên. Đề nghị tỉnh giao cho trường CĐSP mở thêm chỉ tiêu đào tạo giáo viên trình độ CĐSP ở các môn: Tin học, Thể dục, Ngoại ngữ để cung cấp đủ giáo viên cho các huyện, thành phố. Hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, so sánh việc thực hiện với quy hoạch để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những thiếu sót hoặc không phù hợp. 3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ 3.2.3.1. Ý nghĩa Đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên theo hướng giao quyền tự chủ cho nhà trường. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học, đảm bảo về cơ cấu, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng. Đồng thời đổi mới công tác bố trí, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý, phát huy tối đa năng lực, sở truờng của từng người mang lại sự phát triển toàn diện và bền vững đội ngũ giáo viên của mỗi nhà trường. 3.2.3.2. Nội dung a. Về công tác tuyển chọn 81 Tuyển chọn giáo viên nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường. - Căn cứ vào định biên số giáo viên theo quy định. - Dựa vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện. Dựa vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để lập kế hoạch tuyển chọn, trong kế hoạch làm rõ các nội dung sau: đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, hồ sơ, phương thức, chỉ tiêu (số lượng, cơ cấu), quy trình, lịch tuyển và các chính sách tuyển chọn. b. Về công tác sử dụng Phân công, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Đó là việc phân công giáo viên dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên, ngược lại phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Về quan điểm sử dựng đội ngũ gián viên của nhà trường là: phân công “đúng người, đúng việc” , “giao việc, gắn trách nhiệm” và đạt hiệu quả sử dụng là “giỏi một việc, biết nhiều việc”. Duy trì và giữ vững sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên, tạo cho họ có được một động lực làm việc tốt, làm việc hết mình, phát huy tối đa niềm say mê, sự sáng tạo trong công việc, đồng thời cần tạo ra một môi trường và không khí làm việc cởi mở, thân thiện và cộng đồng trách nhiệm; lưu ý phòng tránh các nguy cơ xung đột, giải tỏa xung đột thấu tình đạt lý và những căng thẳng không đáng có trong đội ngũ giáo viên. 3.2.3.3. Tổ chức thực hiện a..Về công tác tuyển dụng Các nhà trường TH đề nghị với Phòng GD&ĐT, các cấp chính quyền của huyện/TP giao quyền tự chủ cho nhà trường trong công tác tuyển chọn giáo viên. b. Về công tác sử dụng 82 Căn cứ nhu cầu, kết quả tuyển chọn, UBND huyện phê duyệt và giao cho Phòng GD&ĐT ra quyết định tuyển dụng, phân công công tác cho người mới được tuyển chọn; Thực hiện điều chuyển giáo viên giữa các trường trong huyện tạo sự cân đối cơ cấu, chất lượng giáo viên, công bằng trong thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo ở các trường vùng ít thuận lợi. Đối với các trường, căn cứ kết quả công tác, đánh giá xếp loại giáo viên, năng lực, sở trường, tâm tư, nguyện vọng cá nhân và chủ yếu là nhiệm vụ, mục tiêu nhà trường, Hiệu trưởng bố trí, phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên một cách hợp lý. Hiệu trưởng quản lý lao động của giáo viên theo quy định của Luật Lao động, các quy định của ngành và nhiệm vụ mà giáo viên được phân công. 3.2.4. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH đáp ứng với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày 3.2.4.1. Ý nghĩa Việc đánh giá, xếp loại giáo viên TH theo Chuẩn của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Việc xếp loại thi đua đội ngũ giáo viên đảm bảo chính xác và công bằng, làm cơ sở cho công tác khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Mặt khác, là căn cứ để lập kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ một cách hiệu quả. 3.2.4.2. Nội dung Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2007 /QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3.2.4.3. Tổ chức thực hiện 83 Thực hiện phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên như sau: Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng: - Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn: Điểm tối đa là 10; Mức độ: Tốt (9-10); Khá (7-8); Trung bình (5-6); Kém (dưới 5). - Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn: Điểm tối đa là 40; Mức độ: Tốt (36-40); Khá (28-35); Trung bình (20-27); Kém (dưới 20). - Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn: Điểm tối đa là 200; Mức độ: Tốt (180-200); Khá (140- 179); Trung bình (100-139); Kém (dưới 100). Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau: a. Đạt chuẩn : - Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; - Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; - Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; b. Chưa đạt chuẩn - loại kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác; - Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; - Xuyên tạc nội dung giáo dục; - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; - Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác; - Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ; 84 - Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu. Thực hiện Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước: Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu); Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu); Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ GV 3.2.5.1. Ý nghĩa Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên TH được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tạo sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng giáo dục nhà trường giai đoạn mới. 3.2.5.2. Nội dung Nội dung đào tạo, bồi dưỡng là những vấn đề thiết thực, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thực tiễn công tác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường. - Xác định đúng đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng. - Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phải gắn với các nội dung của chuẩn quy định tại Quyết định số 14/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007. - Đổi mới hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên dựa trên nhu cầu và năng lực người học. - Xác định rõ nguồn lực thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. 85 Bản kế hoạch cần có các nội dung sau: - Xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo bồi dưỡng: giáo viên tham gia đào tạo hoặc bồi dưỡng để nâng cao về trình độ đào tạo hay bồi dưỡng về một lĩnh vực hay toàn bộ các lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp; bồi dưỡng về một nội dung chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT hay ngoại ngữ; ... - Trình độ đạt được sau khi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh, huyện. - Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo tập trung, chuyên tu, tại chức tại tỉnh, huyện hay các cơ sở đào tạo trong nước. Bồi dưỡng tập trung theo chuyên môn, chuyên đề do phòng hay sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Bồi dưỡng tại chỗ do nhà trường thực hiện bằng sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, báo cáo chuyên đề, mời chuyên gia trao đổi, hướng dẫn hoặc tự bồi dưỡng bằng cách tự học, tự nghiên cứu, ...phương thức này phù hợp với phương châm tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tự giáo dục tiết kiệm chống lãng phí, phù hợp với hoàn cảnh công việc của giáo viên đặc biệt là giáo viên có điều kiện khó khăn. - Dự kiến nguồn lực thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng: Phân bổ chỉ tiêu số lượng giáo viên tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng để cơ sở bố trí người dạy thay, đơn vị tổ chức mời giảng viên bồi dưỡng, chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đảm bảo, ... - Dự kiến kế hoạch thời gian các khoá đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học (2013-2015) - Phân công trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kế hoạch. - Chỉ đạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chung. - Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 86 - Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá giáo viên sau đào tạo, bồi dưỡng. 3.2.5.3. Tổ chức thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường rà soát năng lực, trình độ, nhu cầu nguyện vọng đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên, chủ trì xây dựng kế hoạch đổi mới về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học trong đó có đội ngũ giáo viên tiểu học, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. - Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo với UBND tỉnh, các Vụ, Cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn tỉnh. - Liên hệ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan liên quan để đăng ký, hợp đồng hoặc phối hợp để triển khai thực hiện kế hoạch với các hình thức phù hợp; mời giảng viên có uy tín để bồi dưỡng các chuyên đề mới cho giáo viên. - Giao trách nhiệm cho phòng chuyên môn sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp số liệu giáo viên có nhu cầu đi đào tạo, bồi dưỡng, phân loại đối tượng giáo viên qua kiểm tra đánh giá nhận thức còn hạn chế ở lĩnh vực nào, tham mưu lãnh đạo Sở phê duyệt quyết định cử giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với người đi học. - Phân công cán bộ, chuyên viên tổ chức, triển khai, theo dõi việc thực hiện kế hoạch; - Quá trình thực hiện phải kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế. - Tham mưu với UBND tỉnh tạo nguồn lực kinh phí kịp thời để chi cho đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thời gian, kế hoạch của từng đợt, khoá bồi dưỡng giáo viên. - Ngoài các nội dung đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho huyện uỷ mở lớp trung cấp lý luận 87 chính trị cho đối tượng là cán bộ công chức của huyện, trong đó dành chỉ tiêu phù hợp cho đối tượng là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong diện quy hoạch nguồn cán bộ quản lý. - Tổ chức các đợt học tập chính trị với nội dung liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh cho cán bộ quản lý, chuyên viên và giáo viên cốt cán các Phòng GD&ĐT (báo cáo viên của tỉnh), sau đợt học tập có kiểm tra, đánh giá bằng bài viết. - Tổ chức học tập, biểu dương CBQL, GV gương mẫu vượt khó, tận tuỵ với nghề nhất là giáo viên được học sinh, đồng nghiệp yêu mến, được cộng đồng đánh giá cao. - Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo các hình thức phù hợp, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan, chất lượng của giáo viên phải được chuyển biến so với trước khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng. 3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên 3.2.6.1. Ý nghĩa Hoàn thiện việc xây dựng các chế độ, chính sách đãi ngộ và đổi mới hình thức khen thưởng cho đội ngũ giáo viên nhằm động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên. Xây dựng chính sách ưu tiên cấp kinh phí, chính sách đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị tạo nên môi trường làm việc cho giáo viên và môi trường giáo dục học sinh thuận lợi. Tạo được môi trường làm việc tốt cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ tạo động lực cho đội ngũ giáo viên thực hiện các nhiệm vụ một cách toàn tâm toàn ý và khơi dậy khả năng phát huy trí tuệ, tạo được chất lượng tốt trong công việc. 3.2.6.2. Nội dung Hoàn thiện các chế độ, chính sách ưu tiên đối với giáo viên nhằm thu hút những giáo viên có trình độ cao về công tác tại trường và tạo động lực 88 mạnh cho giáo viên hiện đang công tác tại nhà trường. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tạo nên sự động viên khuyến khích thường xuyên và có giá trị lâu dài đến đội ngũ giáo viên, họ liên tục có cảm giác được thừa nhận, được tôn trọng. Có chính sách "đầu tư đặc biệt" các điều kiện cơ sở vật chất, và kinh phí đảm bảo cho quá trình dạy học. Cụ thể: - Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần cho giáo viên phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội địa phương. - Đảm bảo an toàn trong lao động, quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ giáo viên, có chế độ hỗ trợ nhà giáo vào các dịp lễ tết. - Thực hiện sử dụng đội ngũ giáo viên có hiệu quả, đúng với yêu cầu, nhiệm vụ, năng lực và cống hiến của mỗi người. - Có chính sách thu hút cán bộ giáo viên có trình độ có tâm huyết nhằm phát triển giáo dục của tỉnh, tạo được bước chuyển biến mới đối với các cơ sở giáo dục đặc biệt ở các vùng ít thuận lợi. 3.2.6.3. Tổ chức thực hiện Lãnh đạo các nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác huy động các tổ chức, tập thể, cá nhân cùng tham gia xây dựng nhà trường. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên trong trường theo các văn bản Nhà nước đã ban hành: chế độ lương, phụ cấp; chế độ được đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng lương, phụ cấp; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được quyền khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình, kỷ luật, được tạo điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, được tạo cơ hội để phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình. Có những chế độ khuyến khích giáo viên giỏi công tác trong ngành giáo dục. Đặc biệt, khi đã có chuẩn giáo viên TH thì phải có chế độ ưu tiên hơn đối với giáo viên trên chuẩn để tạo sự công bằng, khuyến khích sự phấn đấu của đội ngũ giáo viên. Như vậy, hiệu trưởng vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. 89 Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, do vậy cần tăng cường đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, như: phòng học bộ môn, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên, như: nơi ăn ở và các điều kiện sinh hoạt, nhu cầu được an toàn, được thừa nhận được tôn trọng và tự thể hiện. 3.2.7. Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của mỗi nhà trường 3.2.7.1.Ý nghĩa Đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển của tập thể. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời nó chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng. 3.2.7.2. Nội dung a. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường Xây dựng nhà trường gồm các thành viên chính trực, vị tha cùng phấn đấu để tạo nên một thế hệ học sinh tự tin, độc lập, giàu lòng nhân ái, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể Mọi thành viên trong nhà trường biết đề phòng nguy cơ, có ý chí khắc phục khó khăn; biết tận dụng thời cơ, tranh thủ được thuận lợi để phát triển nhà trường; có ý thức vươn lên theo kịp và vượt các đơn vị tiên tiến; làm việc phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả, trên tinh thần "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm - Sáng tạo"; biết tự phê bình và phê bình, biết quý trọng và tiến cử người tài. 3.2.7.3. Tổ chức thực hiện 90 a. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Muốn có một TTSP đoàn kết, thống nhất, hiệu trưởng cần thực hiện những biện pháp sau: Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo: Sự đoàn kết thống nhất trong Chi ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong TTSP nhà trường. Muốn có sự đoàn kết đó cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, phù hợp, mọi người thống nhất hướng về mục tiêu, có sự phối hợp, hỗ trợ và thiện cảm với nhau trong công tác cũng như đời sống thường ngày. Mỗi người đều cần phải chủ động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc được giao và không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực quản lý. Mọi người hiểu nhau, tôn trọng tài năng và tính cách cá nhân của nhau, thúc đẩy nhau tiến bộ, giữa họ cần có sự dung hợp, hài hòa về mặt tâm lý. Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí đó. Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể. Trong tập thể, mỗi thành viên sống trong hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, mỗi cá nhân cần có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của mọi người, của tập thể. Sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng là bản chất của tập thể chân chính trong xã hội ta ngày nay. Trong tập thể sư phạm thường có hai loại quan hệ phụ thuộc cơ bản. Đó là quan hệ giữa các cán bộ lãnh đạo với các thành viên và quan hệ giữa các thành viên với nhau. Muốn có mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo thì cán bộ lãnh đạo cần tin tưởng, tôn trọng, chân thành, khách quan, dân chủ, có trách nhiệm giúp đỡ và tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ là chỗ dựa vững chắc cho cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cuộc sống riêng, đồng thời cấp dưới cần tự giác chấp 91 hành sự phân công của cấp trên, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng góp ý với cán bộ lãnh đạo trên tinh thần thiện chí và xây dựng. Giữa các giáo viên trong tập thể cần có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp. Với giáo viên trẻ, đó là sự dìu dắt thị phạm, khích lệ, chỉ ra viễn cảnh song vẫn có các yêu cầu chặt chẽ để họ có một nền tảng về nghiệp vụ sư phạm dần dần đi tới sự tinh thông; với giáo viên đã có thâm niên sư phạm thì sự quản lý là tiếp sức cho họ đi tới các sự canh tân, sáng tạo tinh tế. Mọi giáo viên cùng nhau hợp tác, tương thân, tương ái, khoan dung, độ lượng với nhau sẽ tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, thắm đượm tình cảm đồng nghiệp, anh em, bạn bè, . . .Tổ chức Công đoàn nhà trường có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng tập thể sư phạm thành tổ ấm gia đình thứ hai, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công hoặc thất bại với nhau . Làm tốt quy trình phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, tôn vinh các giáo viên có nhiều đóng góp cho sự hoạt động của nhà trường và ngành GĐ&ĐT. Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm: Trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau, TTSP khó tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn. Khi trong TTSP có biểu hiện của sự mâu thuẫn, hiệu trưởng cần chủ động xử lý kịp thời, khi xử lý giải quyết mâu thuẫn hiệu trưởng cần tìm hiểu và phân loại mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn đó. Thường là mỗi mâu thuẫn đều có nguyên nhân riêng của nó nhưng có thể do mấy nguyên nhân cơ bản sau: - Phong cách quản lý quan liêu, mệnh lệnh, tham quyền cố vị, ích kỷ, đánh giá giáo viên không công bằng, kỷ luật và khen thưởng thiếu khách quan, thậm chí tham ô, lãng phí tài sản của tập thể. - Sự liên kết rời rạc trong tập thể dẫn đến tinh thần tập thể yếu, mục tiêu của cá nhân và tập thể không thống nhất, các cá nhân không chấp nhận nhau, không tôn trọng và phục tùng nhau. - Tính đa dạng, phức tạp của các thành viên về nhu cầu, lợi ích, tính cách, năng lực, hoàn cảnh gia đình, giới tính. 92 - Một số giáo viên thiếu tình thương và trách nhiệm, thậm chí vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Sau khi tìm đúng nguyên nhân, hiệu trưởng tích cực chủ động giải quyết kịp thời, triệt để, tránh tình trạng "cái sảy nảy cái ung". Tùy mức độ và phạm vi mâu thuẫn, hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân và tổ chức để giải quyết. Mục đích của giải quyết mâu thuẫn là giúp cho đương sự hiểu rõ, nhận ra cái đúng, cái sai và có định hướng sửa chữa. b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể Trong TTSP trường TH, ngoài việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, địa phương, hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng và phát huy: - Truyền thống tôn sư trọng đạo. - Truyền thống dạy tốt, học tốt. Để xây dựng và phát huy các truyền thống đó, nhà trường cần: - Tổ chức các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua trong trường, hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành phát động như: “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"; "Giỏi việc trường, đảm việc nhà"; "Gia đình nhà giáo văn hóa",. . . - Tổ chức long trọng các ngày lễ lớn: Lễ khai giảng, Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lễ kỷ niệm ngày thành lập trường,… - Xây dựng nhà truyền thống phản ánh sinh động quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của nhà trường, sử dụng nó như là một phương tiện giáo dục, nâng cao lòng tự hào với nhà trường cho giáo viên. Các biện pháp trên sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi cho tập thể. Các nhà khoa học cho rằng, bầu không khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên. Bầu không khí tâm lý tập thể phụ thuộc rất nhiều vào phong cách quản lý của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải là người có tư tưởng chính trị vững vàng, có lòng nhân ái sư phạm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với mục tiêu phát triển của nhà trường, quan tâm giúp đỡ và tạo cơ hội cho mọi thành viên phát triển tối đa năng lực bản thân, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, biết chia sẻ vui 93 buồn, động viên khuyến khích các thành viên. Tất cả những điều đó tạo nên quyền lực phi chính thức, tạo nên uy tín thực sự cho người hiệu trưởng. Mỗi thành viên trong nhà trường đều tâm đắc một điều là: trong sự trưởng thành của bản thân, có sự dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ của đồng nghiệp, có hơi ấm sẻ chia của tổ ấm công đoàn. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất Trên đây là những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Mỗi biện pháp đều có một ý nghĩa, một vai trò nhất định. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, người quản lý không được xem nhẹ hay coi trọng một biện pháp nào, mà phải biết lựa chọn, kết hợp, triển khai một cách đồng bộ, phù hợp các biện pháp với điều kiện và hoàn cảnh thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 94 Để chuẩn bị cho việc triển khai các biện pháp trên vào nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát thăm dò tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp này. 3.4. Thăm dò về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Để nghiên cứu sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi đến cán bộ quản lý là lãnh đạo, chuyên viên Sở GĐ&ĐT Hưng Yên, lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT các huyện/TP; CBQL các trường TH tỉnh Hưng Yên. Qua tổng hợp và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1; 3.2 và biểu đồ 3.1. Bảng 3.1: Kết quả thống kê nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp Mức độ cấp thiết Tên biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % Biện pháp 1 181 90.5 19 9.5 0 0 Biện pháp 2 185 92.5 15 7.5 0 0 Biện pháp 3 190 95 10 5 0 0 Biện pháp 4 179 89.5 21 10.5 0 0 Biện pháp 5 182 91 18 9 0 0 Biện pháp 6 200 100 0 0 0 0 Biện pháp 7 181 90.5 19 9.5 0 0 95 Bảng 3.2: Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi của các biện pháp Mức độ khả thi Tên biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % Biện pháp 1 179 89.5 21 10.5 0 0 Biện pháp 2 149 74.5 49 24.5 2 1 Biện pháp 3 125 62.5 60 30 15 7.5 Biện pháp 4 136 68 51 25.5 13 6.5 Biện pháp 5 163 81.5 33 16.5 4 2 Biện pháp 6 140 70 50 25 10 5 Biện pháp 7 180 90 18 9 2 1 100% 98% 96% Tæng tû lÖ nhËn thøc vÒ tÝnh cÊp thiÕt vµ rÊt cÊp thiÕt Tæng tû lÖ nhËn thøc vÒ tÝnh kh¶ thi vµ rÊt kh¶ thi 94% 92% 90% 88% BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhận thức về tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp 96 Qua bảng 3.1; 3.2 và biểu đồ 3.3, tôi nhận thấy: đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp đều cấp thiết và khả thi. Điều này cho phép khẳng định tính cấp thiết của việc phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Như vậy là các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở đề triển khai thực hiện việc dạy học 2 buổi/ngày góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của cấp tiểu học nói riêng cũng như sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hưng Yên nói chung. Kết luận chƣơng 3 Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên TH, thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên, căn cứ định hướng phát triển kinh tếxã hội, phát triển GD&ĐT,.... Tác giả đã đưa ra 7 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên, nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Từ những kết quả trình bày ở các chương trên, luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau: 1. Kết luận Trong bối cảnh thế giới đang đổi mới giáo dục quy mô toàn cầu, xã hội nào muốn phát triển cũng phải xuất phát từ nguồn nhân lực, mà nhân lực giỏi chỉ xuất phát từ người thầy giỏi và một nền giáo dục tốt. Nên các nước đều rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và chính là đầu tư cho con người để phát triển bền vững. Khi con người được phát triển, những sức mạnh thể chất và tinh thần của họ sẽ được hiện thực hóa vào các quá trình, các hoạt động xã hội, tạo ra sự phát triển của xã hội và ngược lại. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, giáo dục phổ thông là khâu rất quan trọng để tạo cho xã hội nguồn nhân lực có nhân cách tốt, làm nền tảng phát huy năng lực của mỗi cá nhân sau này. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có sự tác động của nhiều yếu tố. Song yếu tố căn bản nhất, chiếm vị trí quan trọng nhất đó là đội ngũ nhà giáo, những người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, vì vậy công tác phát triển đội ngũ giáo viên là quan trọng và cần thiết. Đứng trước những yêu cầu phát triển của giáo dục trong xu thế hội nhập và đổi mới của đất nước, đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên còn nhiều bất cập. Biểu hiện cụ thể là số lượng giáo viên của các nhà trường cơ cấu chưa đồng bộ; bộ phận giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, đa số giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và tin học, chưa thạo kỹ năng sử dụng thiết bị; nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng và khả năng thích ứng với xã hội cho học sinh. Thông qua việc nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên TH kết hợp với kết quả 98 khảo sát thực tế để đề xuất 7 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên TH tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày: Một là: Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hai là: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên TH đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Ba là: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ. Bốn là: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH đáp ứng với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Năm là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ GV. Sáu là: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Bảy là: Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của mỗi nhà trường. Chúng tôi mong muốn rằng, những biện pháp nêu trên được áp dụng tốt tại tỉnh Hưng Yên sẽ đem lại sự phát triển mạnh mẽ của các nhà trường đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 2. Khuyến nghị Qua nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên TH tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày, đề xuất một số khuyến nghị sau: 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thống nhất với các Bộ có liên quan đề xuất với Chính phủ điều chỉnh lại định mức biên chế giáo viên tiểu học: tăng định mức giáo viên/ lớp (do 99 dạy theo chương trình mới, dạy 2 buổi/ ngày), định mức biên chế riêng cho: giáo viên dạy thể dục, giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ. - Thống nhất với các Bộ có liên quan thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý nhà nước về giáo dục, tạo điều kiện cho các Phòng giáo dục và đào tạo phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhất là trong các vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm giáo viên, cán bộ quản lý trường học. - Khẩn trương cải cách chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới phương pháp đào tạo, có biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên. Tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng giáo viên. 2.2. Đối với UBND Tỉnh - Chỉ đạo Sở giáo dục và Sở Nội vụ có sự phối hợp quy định thống nhất trong toàn tỉnh về quản lý đội ngũ khi phân cấp quản lý giáo dục theo địa bàn huyện, xây dựng nhu cầu biên chế và tổ chức thi tuyển, xét tuyển, tuyển dụng giáo viên kịp thời cho từng năm học. - Bổ sung các cơ chế chính sách với đội ngũ giáo viên sao cho hợp lý, phù hợp với biến động của thị trường. - Quan tâm đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra hiệu quả của việc đào tạo, bồi dưỡng để điều chỉnh phù hợp. - Cấp đủ kinh phí hoạt động cho các trường đảm bảo tỷ lệ quy định ít nhất 20% chi cho hoạt động chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng. - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp nhất là nhà công vụ giáo viên, có chính sách hỗ trợ, luân chuyển giáo viên. 2.3. Đối với UBND Huyện - Chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, kịp thời thiết thực các công tác : Hợp đồng giảng dạy, hợp đồng công việc, điều chuyển giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý, để đảm bảo cho đội ngũ giáo viên cân đối, đồng bộ về cơ cấu trong từng trường và giữa các trường. 100 - Có các chính sách riêng để động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý, giỏi và giáo viên giỏi; quan tâm tới các điều kiện cho hoạt động tinh thần trong các trường học. - Tiếp tục chỉ đạo các xã quan tâm, chăm lo xây dựng CSVC, thiết bị, củng cố nơi ăn, ở , làm việc cho giáo viên ở những nơi xa trung tâm. 2.4. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo - Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục của giáo viên thường xuyên, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thu nhận thông tin liên quan đến giáo viên thông qua các biện pháp nghiệp vụ làm cơ sở cho việc xếp loại cuối năm, đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiên quyết chống biểu hiện nể nang, né tránh. - Tăng cường vai trò quản lý đối với đội ngũ giáo viên. 2.5. Đối với các trường tiểu học - Thực hiện kiểm tra hoạt động giáo dục của giáo viên thường xuyên, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thu nhận thông tin liên quan đến giáo viên thông qua các biện pháp nghiệp vụ, hỏi ý kiến học sinh, giáo viên, dư luận cộng đồng... làm cơ sở cho việc xếp loại cuối năm. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, các hoạt động hội nghị, hội thảo theo chuyên đề, xây dựng quy định về bồi dưỡng tự bồi dưỡng. - Đánh giá xếp loại giáo viên đúng quy định, công bằng, khách quan. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, các hoạt động hội nghị, hội thảo theo chuyên đề, xây dựng quy định về bồi dưỡng tự bồi dưỡng. - Đánh giá xếp loại giáo viên đúng quy định, công bằng, khách quan. 2.6. Đối với đội ngũ giáo viên - Tích cực tham gia và học tập đạt kết quả các khoá đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức; phải có ý thức và nhận thức đầy đủ về việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của giáo viên; không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. - Thường xuyên đóng góp, đề xuất đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, đáp ứng được nguyện vọng cá nhân và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ. 101 - Nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên và công tác xây dựng đội ngũ giáo viên. - Thực hiện tốt và đồng bộ hơn các biện pháp tại chỗ để xây dựng đội ngũ giáo viên trong đó đặc biệt là các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng. Chỉ thị 40 CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001 – 2010. 2. Đinh Quang Báo. Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. NXB HN 2007. 3. Đặng Quốc Bảo. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội 2010. 4. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2010. 5. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa. Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007. 6. Trần Thị Ngọc Bảo. Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Dương, Hải Phòng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục( 2011). 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường tiểu học ( Ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. 9. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Đại học giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 10. Đại bách khoa toàn thƣ của Liên Xô (1977). 11. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 2005. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001. 103 13. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2011. 15. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 2010. 16. Nguyễn Minh Đƣờng. Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX07-14, 1996. 17. Đặng Xuân Hải. Quản lý hệ thống GDQD, Trường ĐHGD, Hà Nội năm 2009. 18. Dƣơng Thị Minh Hiền. Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học TP Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục( 2010). 19. Lê Thị Hiền. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục( 2010). 20. Trần Kiểm. Quản lý giáo dục và quản lý trường học. Viện KHGD, Hà Nội 1997. 21. Nguyễn Kỳ – Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục.Trường Cán bộ quản lý Giáo dục. Hà Nội, 1984. 22. Harlđ- Koontz. Những vấn đề cốt yếu về quản lý, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1992. 23. M.I. Kônđacốp. Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáo dục, 1984. 24. Đặng Bá Lãm (chủ biên). Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 25. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức. Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH- HĐH. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 2002. 104 26. Luật Giáo dục và những quy định mới nhất về Giáo dục đào tạo. Nhà xuất bản Lao động, năm 2010. 27. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội, 1989. 28. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Hữu Hoan. Xu thế phát triển Giáo dục. Nhà xuất bản ĐHSP, 2013. 29. Thủ tƣớng chính phủ. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 20112020. 30. Tỉnh ủy Hƣng Yên. Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Hưng Yên 2005. 31. Tỉnh ủy Hƣng Yên. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hưng Yên 2010. 32. Tỉnh ủy Hƣng Yên. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015, Hưng Yên 2011. 33. Nguyễn Văn Tuấn . Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục( 2009). 34. Lê Xuân Vịnh . Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá. Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục( 2010). 105 PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT; hiệu trưởng các nhà trường ) Kính gửi: …………………………………………………………… Để có cơ sở dữ liệu tham khảo nhằm phân tích thực trạng công tác phát triển ĐNGV tiểu học tỉnh Hưng Yên trong 3 năm học qua ( Từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2012-2013). Xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau: - Họ và tên: …………………………………………………………… - Chức vụ: ……………………………………….……………………. - Đơn vị công tác: ……………………………………………………. Xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình về nội dung và mức độ công tác phát triển Đội ngũ giáo viên TH tỉnh Hưng Yên. (Đồng chí đánh dấu X vào ô mà đồng chí cho là hợp lý). TT Nội dung SL 1 Tương đối tốt Tốt % Xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên 2 Tuyển chọn giáo viên 3 Sử dụng giáo viên 4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 5 Đánh giáo giáo viên 6 Chính sách đối với giáo viên 7 Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển giáo viên Xin trân trọng cảm ơn đồng chí ! 106 SL % Chưa tốt SL % Phụ lục 2. PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT; CBQL các nhà trường ) VỀ MỨC ĐỘ CẤP THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY Kính gửi: …………………………………………………………… Để có cơ sở tham khảo nhằm hoàn thiện các biện pháp phát triển ĐNGV tiểu học tỉnh Hưng Yên. Xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau: - Họ và tên: …………………………………………………………… - Chức vụ: ……………………………………….……………………. - Đơn vị công tác: ……………………………………………………. Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày được đề xuất dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào các ô thích hợp. Ngoài các giải pháp nêu trong bảng, xin đ/c bổ sung các giải pháp khác mà đ/c cho là quan trọng. TT 1 2 3 4 5 6 Rất cấp thiết Tên biện pháp Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên TH đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH đáp ứng với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. 107 Cấp thiết Không cấp thiết 7 Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường Các giải pháp khác (theo đồng chí cần bổ sung) ........................................... … ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin trân trọng cảm ơn đồng chí ! 108 Phụ lục 3. PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT; CBQL các nhà trường ) VỀ MỨC ĐỘ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH HƢNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY Kính gửi: …………………………………………………………… Để có cơ sở tham khảo nhằm hoàn thiện các biện pháp phát triển ĐNGV tiểu học tỉnh Hưng Yên. Xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau: - Họ và tên: …………………………………………………………… - Chức vụ: ……………………………………….……………………. - Đơn vị công tác: ……………………………………………………. Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày được đề xuất dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào các ô thích hợp. TT 1 2 3 4 5 6 7 Rất khả thi Tên biện pháp Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên TH đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH đáp ứng với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường 109 Khả thi Không khả thi Các giải pháp khác (theo đồng chí cần bổ sung) ........................................... … ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin trân trọng cảm ơn đồng chí ! 110 [...]... sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY 1.1 Tổng... xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày 3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên tiểu học 3 .2 Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng. .. học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên - Đề xuất biện pháp có tính khả thi để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày 5 Giả thuyết khoa học Việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai... viên có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của toàn đội ngũ Ngược lại, đội ngũ giáo viên tiểu học phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân phát triển tốt hơn Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học vừa là phát triển tập thể giáo viên vừa là phát triển phẩm chất và năng lực của từng cá nhân để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học 1.5.3 Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên. .. biện pháp 95 Bảng 3 .2: Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi của các biện pháp 96 xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2. 1 Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 20 12- 2013 46 Biểu đồ 2. 2 Số lượng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên trong 3 năm gần đây 51 Biểu đồ 2. 3 Tỷ lệ nam/nữ trung bình của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh. ..Bảng số 2. 14 Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 20 11 -20 12 57 Bảng số 2. 15 Trình độ đào tạo giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 20 12- 2013 57 Bảng số 2. 16 Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 58 Bảng số 2. 17 Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học ………………… …59 Bảng số 2. 18 Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tỉnh Hưng Yên 60 Bảng... nguyên nhân căn bản dẫn đến phát triển đội ngũ giáo viên cũng như việc bồi dưỡng mang tính chất chữa cháy, lại càng không thể đóng vai trò chủ chốt trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học Sự phát triển của từng cá nhân giáo. .. phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày” nhằm giải bài toán về nguồn nhân lực chính giúp bậc tiểu học tỉnh Hưng Yên góp phần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay 2 Mục... giá nhà giáo; tiếp tục đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo để đến năm 20 20, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; đến năm 20 20, 90% trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày” [ TL 29 ] Bậc tiểu học tỉnh Hưng Yên trong... 3 20 11 -20 20 Nếu đề xuất biện pháp phù hợp, có tính khả thi thì chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Hưng Yên sẽ được nâng cao, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học nước ta trong giai đoạn hiện nay 6 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Hưng Yên - Khảo sát và sử dụng các số liệu của 3 năm học 20 10 -20 11, 20 1 120 12, ... việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học buổi/ngày Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ. .. có tính khả thi để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học buổi/ngày Giả thuyết khoa học Việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu dạy học buổi/ngày nhằm... giáo viên tiểu học vừa phát triển tập thể giáo viên vừa phát triển phẩm chất lực cá nhân để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học 1.5.3 Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên Việc phát triển

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY

  • 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

  • 1.2. Một số khái niệm cơ bản

  • 1.3. Vị trí và vai trò của giáo viên tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

  • 1.4. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và yêu cầu về giáo viên

  • 1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên

  • Kết luận chương 1

  • 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên của các trường tiểu học tỉnh Hưng Yên

  • 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên

  • Kết luận chương 2

  • 3.1. Các nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp

  • 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan