1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp điện cần thơ

95 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- ĐOÀN NHẬT TRƢỜNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: D340301 Cần Thơ 2013 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- ĐOÀN NHẬT TRƢỜNG MSSV: 4104189 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: D340301 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN TS NGUYỄN HỮU ĐẶNG Cần Thơ 2013 2 LỜI CẢM TẠ  Đƣợc sự giới thiệu của Trƣờng Đại Học Cần Thơ cùng sự chấp nhận của Công ty Cổ Phần Xây lắp Điện Cần Thơ. Sau hơn 2 tháng thực tập tại Công ty, cùng với những kiến thức đã học tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ”. Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trƣờng và cơ quan thực tập. Và nhất là sự hƣớng dẫn tận tâm, nhiệt tình của Thầy Nguyễn Hữu Đặng trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cùng toàn thể quý Thầy Cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong bốn năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Đặng, ngƣời đã hƣớng dẫn, và đóng góp nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô (Chú), Anh (Chị) ở phòng kế toán của Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ đã nhiệt tình hƣớng dẫn, cung cấp số liệu trong quá trình tôi thực tập tại Công ty. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và ngày càng thành công trong công tác giảng dạy. Kính chúc Công ty Cổ Phần Xây lắp Điện Cần Thơ phát triển hơn nữa trong tƣơng lai. Chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Đoàn Nhật Trƣờng i LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Đoàn Nhật Trƣờng ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…..tháng …..năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC  CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 1.3.1 Không gian ........................................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ........................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 2 CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................. 3 2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong xây lắp .......................................................................................................................... 3 2.1.2 Tổ chức kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp .......................................................................................................................... 7 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện áp dụng kế toán máy .................................................................................................................... 22 2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 23 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 24 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu : ..................................................................... 24 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu: .................................................................... 24 CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 26 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ ........................................................................................................ 26 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ .......................................................................................................................... 26 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 26 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ............................ 28 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ............................................................. 28 3.2.2 Các phòng ban và chức năng ....................................................................... 29 iv 3.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành trực tiếp của công ty ............. 30 3.2.4 Tổ chức công tác kế toán trong Công ty ..................................................... 30 3.3 NGHỀ NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH .............................................. 33 3.3.1 Ngành nghề kinh doanh ................................................................................ 33 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.......................................................... 34 3.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ ......................................... 35 3.4.1 Về cơ sở vật chất .......................................................................................... 35 3.4.2 Về công tác quản lý ..................................................................................... 35 3.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm gần nhất ................................... 36 3. 5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ............. 39 3.5.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 39 3.5.2 Khó khăn ......................................................................................................... 40 3.5.3 Định hƣớng phát triển ................................................................................... 40 CHƢƠNG 4 ..................................................................................................... 41 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ......... 41 4.1 CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ ............................................................. 41 4.1.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất ............................................................ 41 4.1.2 Đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất ................................. 41 4.2 CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ ................................................................................. 57 4.2.1 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm .............................................................. 57 4.2.2 Kỳ tính giá thành ............................................................................................ 58 4.2.3 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty ...................... 58 4.3 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH ............................................................................. 59 CHƢƠNG 5 ..................................................................................................... 62 GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH ................................................................... 62 5.1 ĐÁNH GIÁ CÁC TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ................................... 62 5.1.1 Về công tác kế toán........................................................................................ 62 5.1.2 Về giá thành .................................................................................................... 63 5.2 GIẢI PHÁP ........................................................................................................ 65 5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán ........................................................ 65 5.2.2 Giải pháp giảm giá thành .............................................................................. 66 v CHƢƠNG 6 ..................................................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 70 6.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 70 6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 37 Bảng 3.2: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công Ty Cổ phần Xây lắp Điện Cần Thơ ...................................................................................................................... 39 Bảng 4.1: Tổng hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp ............................... 45 Bảng 4.2: Tổng hợp chi phí Nhân công trực tiếp ........................................ 47 Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí Máy thi công thuê ngoài ................................. 49 Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công...................................... 50 Bảng 4.5: Thanh toán tiền lƣơng bộ phận quản lý....................................... 54 Bảng 4.6: bảng kê công cụ dụng cụ xuất dùng ............................................ 55 Bảng 4.7: Bảng kê chi phí khác bằng tiền ................................................... 55 Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí sản xuất chung ................................................ 55 Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí sản xuất ........................................................... 57 Bảng 4.10: Kết quả so sánh của các khoản mục chi phí .............................. 60 vii DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....................... 10 Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí Nhân công trực tiếp............................... 12 Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công ............................ 13 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ...................................... 16 Hình 2.5: Tập hợp chi phí sản xuất .............................................................. 19 Hình 2.6: Sơ đồ tổng hợp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...................................................................................................... 22 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ..................................................... 28 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành trực tiếp công ty ...................... 30 Hình 3.3: Sơ đồ ghi sổ kế toán ..................................................................... 31 Hình 3.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ................................................ 32 Hình 4.1 Sơ đồ quá trình hạch toán chi phí nhân viên phân xƣởng ............ 51 Hình 4.2: Sơ đồ quá trình hạch toán chi phí công cụ dụng cụ ..................... 52 Hình 4.3: Sơ đồ quá trình hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định ........ 52 Hình 4.4: Sơ đồ quá trình hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài ................. 53 Hình 4.5: Sơ đồ quá trình hạch toán chi phí bằng tiền khác ........................ 54 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  WTO : Word Trade organization ( Tổ chức thƣơng mại thế giới) CPSX : Chi phí sản xuất GTSP : Giá thành sản phẩm NVL : Nguyên vật liệu SXC : Sản xuất chung BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp GTGT : Giá trị gia tăng TSCĐ : Tài sản cố định XDCB : Xây dựng cơ bản TK : Tài khoản LVTN : Luận văn tốt nghiệp KQKD : Kết quả kinh doanh HĐQT : Hội đồng quản trị SXKD : Sản xuất kinh doanh ix DANH MỤC PHỤ LỤC  Trang Phụ lục 1: Phiếu chi ..................................................................................... xi Phụ lục 2: Hóa đơn GTGT ........................................................................... xii Phụ lục 3: Phiếu nhập xuất thẳng ................................................................ xiii Phụ lục 4: Sổ cái TK 621 ............................................................................. xiv Phụ lục 5: Biên bản nghiệm thu ................................................................... xv Phụ lục 6: Sổ cái TK 622 ............................................................................. xvi Phụ lục 7: Nhật trình xe máy ....................................................................... xvii Phụ lục 8: Sổ cái TK 623 ............................................................................. xviii Phụ lục 9: Sổ cái TK 627 ............................................................................. xix Phụ lục 10: Sổ cái TK 154 ........................................................................... xx x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nền kinh tế nƣớc ta trong những năm gần đây phát triển theo hƣớng mở, đặc biệt là sự gia nhập WTO và tự do hoá thƣơng mại làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế, thêm vào đó, sự bùng nổ các loại hình trong các lĩnh vực hoạt động thƣơng mại trong nƣớc khiến cho tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng rõ rệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và vƣơn lên khẳng định vị trí của mình cần phải năng động trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cần làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm giảm thiểu chi phí, từ đó hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo yêu cầu chất lƣợng. Ngành xây dựng cơ bản trong điều kiện phát triển nhƣ hiện nay ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất cho đất nƣớc và là ngành có số vốn bỏ ra lớn. Do đó công tác hạch toán chi phí lại càng quan trọng nhằm chống thất thoát. Muốn thực hiện đƣợc các nhà quản lý cần phải nhờ đến công cụ kế toán. Kế toán luôn đƣợc xác định là khâu trọng tâm trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận quan trọng hàng đầu với mục đích hạ thấp chi phí thông qua việc sử dụng tiết kiệm đầu vào, tận dụng tốt nguồn lực sản xuất hiện có, kết hợp các yếu tố sản xuất một cách tối ƣu ... giúp quản lý chi phí, giá thành theo từng công trình, từng giai đoạn, từ đó đối chiếu, so sánh với số liệu định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tƣ, chi phí dự toán để tìm ra nguyên nhân chênh lệch, kịp thời ra các quyết định đúng, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra. Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ đƣợc sự giúp đỡ của các bác, các cô trong Phòng Kế toán, em đã đi sâu nghiên cứu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của Công ty và chọn đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp là: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là đánh giá công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ.  Phân tích công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ.  Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian  Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ.  Địa chỉ trụ sở : 95A Lê Hồng Phong, P. Trà Nóc, Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ  Điện thoại:(710) 2242212 - 2242232  Fax:(710) 3823867 1.3.2 Thời gian - Số liệu đƣợc thu thập trong 3 năm là 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu của năm 2013.  Thời gian thực tập là từ ngày 12/8/2013 đến 18/11/2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Với đề tài này, em sẽ nghiên cứu về cách kế toán tập hợp CPSX nhƣ: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC và phƣơng pháp tính GTSP xây lắp trong công ty. Em sẽ nghiên cứu thông qua một hoặc một vài công trình đã thi công để xem xét thực tế công ty hạch toán nhƣ thê nào, theo hoá đơn chứng từ cho đến cách lên sổ sách. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong xây lắp 2.1.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp và sản phẩm xây lắp Xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc lập, quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Công tác xây dựng cơ bản thƣờng do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Cũng nhƣ mọi ngành sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản thực chất là biến đổi đối tƣợng lao động thành sản phẩm. Song sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm ngành xây dựng có những đặc thù riêng chi phối nhiều đến công tác hạch toán kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong hạch toán CPSX và tính GTSP. Cụ thể đó là: Sản phẩm của xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng thƣờng dài nên việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công. Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định gắn liền với địa điểm xây dựng, tuy nhiên địa điểm xây dựng lại luôn thay đổi theo địa điểm đặt sản phẩm. Nhƣ vậy các điều kiện sản xuất nhƣ con ngƣời, máy móc thiết bị, công cụ lao động phải di chuyển theo địa điểm. Chính do đặc điểm này nên các doanh nghiệp xây lắp thƣờng phát sinh nhiều chi phí để di chuyển lực lƣợng thi công, chi phí xây dựng công trình tạm phục vụ thi công. Sản phẩm xây lắp đƣợc thực hiện theo đơn đặt hàng do đó thƣờng đƣợc tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá cả thoả thuận với chủ đầu tƣ từ trƣớc, vì vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Quá trình từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đi vào sử dụng thƣờng dài, phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công đƣợc chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau mà việc thực hiện chủ yếu tiến hành ngoài trời do vậy chịu ảnh hƣởng của các điều kiện thiên nhiên, khách quan, từ đó ảnh hƣởng đến việc quản lý tài sản: vật tƣ, máy móc dễ bị hƣ hỏng và ảnh hƣởng đến tiến độ thi công. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên chi phối đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp dẫn đến những khác biệt nhất định. Vì vậy hiện nay các doanh nghiệp xây lắp ở nƣớc ta thƣờng tổ chức sản xuất theo phƣơng thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình, khối lƣợng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh 3 nghiệp. Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lƣơng mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán. 2.1.1.2 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp a. Khái niệm Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác để thực hiện sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất đó rất đa dạng gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng và mục đích khác nhau trong mỗi giai đoạn của quá trình thi công xây lắp. b. Phân loại chi phí sản xuất trong xây lắp Ở tầm quản lý chung, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến việc doanh nghiệp chi ra trong kỳ những loại chi phí nào, với lƣợng là bao nhiêu. Và để thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán thì cần phải phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất đƣợc tiến hành dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại đều có công dụng nhất định đối với công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí. Sau đây em xin đƣa ra một số cách phân loại chi phí sản xuất đƣợc sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp:  Phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất đƣợc chia thành các yếu tố nhƣ sau: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng, phế liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh và thiết bị xây dựng cơ bản, chi phí nhiên liệu, động lực; - Tiền lƣơng và phụ cấp thƣờng xuyên của công nhân viên; - Các khoản trích theo lƣơng: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; - Khấu hao tài sản cố định: máy móc thiết bị, nhà văn phòng, nhà kho… - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nƣớc, điện thoại…; - Các chi phí bằng tiền khác: giải phóng mặt bằng, đền bù, bàn giao công trình… Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp cho việc xây dựng và lập dự toán chi phí sản xuất cũng nhƣ lập kế hoạch cung ứng vật tƣ, kế hoạch quỹ tiền lƣơng, tính toán nhu cầu vốn lƣu động định mức. Đồng thời, giúp doanh nghiệp đánh giá đƣợc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và tài chính. Ngoài ra, phân loại chi phí theo yếu tố còn cho phép cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hao phí vật chất và thu nhập quốc dân. 4  Phân loại chi phí theo khoản mục trong giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất đƣợc chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu và các thiết bị đi kèm với vật kiến trúc nhƣ thiết bị vệ sinh, thông gió… - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp kể cả công nhân của doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài. - Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công trực tiếp cho việc thực hiện sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, tiền lƣơng của công nhân điều khiển máy thi công; chi phí nhiên liệu, động lực, dầu mỡ dùng cho máy thi công; chi phí sửa chữa máy thi công… - Chi phí sản xuất chung: là các chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên phát sinh ở tổ đội, công trƣờng xây dựng bao gồm: lƣơng nhân viên quản lý đội; các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xây dựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội xây dựng; khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng. Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tƣợng gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành …  Các cách phân loại chi phí khác Ngoài hai cách phân loại trên chi phí sản xuất xây lắp có thể đƣợc phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tƣợng chịu chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất xây lắp đƣợc chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Hoặc ngƣời ta phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lƣợng sản phẩm sản xuất. Theo mối quan hệ này chi phí sản xuất đƣợc chia thành: Chi phí bất biến, chi phí khả biến và chi phí hỗn hợp. 2.1.1.3 Giá thành sản phẩm xây lắp a. Khái niệm Trong xây dựng cơ bản, giá trị của sản phẩm xây dựng đƣợc xác định bằng giá trị dự toán thông qua hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công, định mức mà đơn giá do nhà nƣớc quy định cho từng khi vực thi công và phần tích luỹ theo định mức. Giá trị dự toán là giá thanh toán cho khối lƣợng công tác xây lắp hoàn thành thep dự toán. 5 Giá thành công tác xây lắp là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lƣợng công tác xây lắp hoàn thành. b. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Trong quá trình quản lý, giá thành công tác xây lắp đƣợc phân biệt thành các loại giá thành sau:  Giá thành dự toán công tác xây lắp Là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lƣợng công tác xây lắp theo dự toán. Nhƣ vậy giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt, và đƣợc xác định từ gia trị dự toán không có phần lợi nhuận định mức. Giá thành dự toán = giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức (2.1) Hoặc: Giá thành dự toán = khối lƣợng theo thiết kế x đơn giá dự toán (2.2) Trong đó khối lƣợng xây lắp theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nƣớc ban hành, đơn giá xây lắp cũng do nhà nƣớc ban hành theo từng khu vực thi công. Giá thành dự toán đƣợc xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó đƣợc xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động, vật tƣ…cho từng công trình hoặc công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tƣơng đối và mang tính chất xã hội.  Giá thành kế hoạch Là một loại giá thành công tác xây lắp đƣợc xác định từ điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp xây lắp (điều kiện thi công, định mức đơn giá của từng doanh nghiệp). Giá thành kế hoạch xây lắp là một chỉ tiêu để các doanh nghiệp xây lắp tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch. Giá thành kế = hoạch Giá thành dự toán Lãi do hạ giá thành + Chênh lệch so với dự toán (2.3)  Giá thành định mức Là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lƣợng xây lắp cụ thể đƣợc tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phƣơng pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt đƣợc ở tại doanh nghiệp, công trƣờng tại thời điểm bắt đầu thi công.  Giá thành thực tế Là loại giá thành công tác xây lắp đƣợc tính toán theo các chi phí thực tế của đơn vị xây lắp đã bỏ ra để thực hiện khối lƣợng công tác xây lắp và đƣợc 6 xác định theo số liệu của kế toán. Về nguyên tắc giá thành thực tế công tác xây lắp không lớn hơn giá thành kế hoạch xây lắp. 2.1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Tuy nhiên, nói đến chi phí sản xuất là nói đến toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ, không kể chi phí đó chi cho bộ phận nào và cho sản xuất sản phẩm gì. Ngƣợc lại, nói đến giá thành sản phẩm ngƣời ta chỉ quan tâm đến các chi phí đã đƣợc chi liên quan đến việc sản xuất hoàn thành một khối lƣợng sản phẩm, hoặc thực hiện một công việc mà không quan tâm đến chi phí đó chi ra vào kỳ nào. Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành của sản phẩm trong doanh nghiệp. Công thức tính tổng giá thành sản phẩm: Tổng giá thành = sản phẩm CPSX kỳ trƣớc + chuyến sang CPSX phát sinh trong kỳ CPSX chuyển sang kỳ sau - Các khoản làm (2.4) giảm giá thành Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tổng giá thành đƣợc thể hiện bằng sơ đồ sau: CPSX dở dang đầu kỳ Giá thành SP sản xuất trong kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ 2.1.2 Tổ chức kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 2.1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất a. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và với sản phẩm đƣợc sản xuất (công trình, hạng mục công trình) nên để tập hợp đƣợc chi phí sản xuất kế toán cần xác định đúng đắn đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất để từ đó thực hiện kiểm soát chi phí, tính giá thành sản phẩm, tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đƣợc xác định là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên, đặc biệt quan trọng đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để xác định đúng đắn đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp cần dựa theo một số tiêu thức sau: 7 - Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn hay phức tạp, đơn chiếc hay hàng loạt...; - Đặc điểm tổ chức sản xuất: trong các doanh nghiệp xây dựng thƣờng là phƣơng thức khoán. - Yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý chi phí, khả năng và trình độ tổ chức hạch toán của doanh nghiệp… Các doanh nghiệp xây lắp do có tính đặc thù riêng về tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, sản xuất thi công theo đơn đặt hàng… Nên đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất thƣờng đƣợc xác định là từng công trình, hạng mục công trình theo từng đơn đặt hàng và từng đơn vị thi công. b. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất Các doanh nghiệp xây lắp hiện nay sử dụng một số phƣơng pháp khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất cho đối tƣợng đã xác định. Trong đó phổ biến là các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp tập hợp trực tiếp chi phí sản xuất: đƣợc sử dụng đối với các khoản chi phí trực tiếp - là những chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. - Phƣơng pháp gián tiếp phân bổ chi phí sản xuất: áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng đƣợc. Trƣờng hợp này ngƣời ta phải chọn ra một tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tƣợng liên quan theo công thức: ∑C Ci = X Ti (2.5) Trong đó : C : là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tƣợng thứ i. C: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ. : là tổng đại lƣợng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ. Ti : là đại lƣợng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tƣợng i. Đại lƣợng tiêu chuẩn dùng để phân bổ đƣợc lựa chọn tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể. Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ đƣợc lựa chọn. 8 Kết hợp đồng thời với phƣơng pháp tập hợp chi phí trên và để phù hợp với đặc điểm hạch toán của ngành, trong doanh nghiệp xây lắp còn sử dụng một số phƣơng pháp tập hợp chi phí sau: - Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm (theo công trình, hạng mục công trình): chi phí sản xuất phát sinh đƣợc tập hợp theo từng công trình hạng mục công trình riêng biệt, nếu chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì sẽ đƣợc phân bổ theo tiêu thức thích hợp. - Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh đƣợc tập hợp theo từng đơn đặt hàng riêng biệt và nhƣ vậy tổng sổ chi phí sản xuất tập hợp đƣợc từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. - Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: chi phí sản xuất phát sinh tại đơn vị thi công nào đƣợc tập hợp riêng cho đơn vị đó. Tại mỗi đơn vị thi công, chi phí sản xuất lại đƣợc tập hợp theo từng đối tƣợng chịu chi phí: hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình… Cuối kỳ, tổng số chi phí tập hợp đƣợc phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành sản phẩm riêng - Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: chi phí sản xuất phát sinh tại đơn vị thi công nào đƣợc tập hợp riêng cho đơn vị đó. Tại mỗi đơn vị thi công, chi phí sản xuất lại đƣợc tập hợp theo từng đối tƣợng chịu chi phí: hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình… Cuối kỳ, tổng số chi phí tập hợp đƣợc phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành sản phẩm riêng. 2.1.2.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn các cách hạch toán hàng tồn kho và phƣơng pháp tính thuế giá trị gia tăng nhƣ sau: - Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kế khai thƣờng xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ. - Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kế khai thƣờng xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực tiếp. - Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ. - Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực tiếp. Trong giới hạn phạm vi bài khoá luận này em xin trình bày việc hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ. 9 a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp nhƣ: - Vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi, sắt, thép…; - Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây…; - Nhiên liệu: than củi, dầu nhờn…; - Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn… - Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc: thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng, sƣởi ấm…( kể cả xi mạ, bảo quản thiết bị). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào tổ chức tập hợp theo phƣơng pháp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo giá trị thực tế. Đối với các vật liệu liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí (nhiều công trình, hạng mục công trình) phải phân bổ cho từng đối tƣợng theo tiêu chuẩn hợp lý nhƣ số lần sử dụng, định mức chi phí, khối lƣợng xây lắp hoàn thành… Tài khoản sử dụng: TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Nội dung: TK621 phản ánh các chi phí NVL đƣợc sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất. Kết cấu: Bên nợ TK 621: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ. Bên có TK 621: - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập kho - Kết chuyển phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ cho các đối tƣợng chịu chi phí. TK 111, 112, 331, 141 TK 621 (1) TK 152 (4) TK 154 TK 133 (5) (2) TK 152 TK 632 (3) (6) Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10 (1): Mua nguyên vật liệu thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, không nhập kho mà sử dụng ngay cho công trình, hạng mục công trình. (2): Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (3): Xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho các công trình, hạng mục công trình. 4): Vật liệu xuất ra không sử dụng hết cho hoạt động xây lắp, cuối kì nhập lại kho. (5): Cuối kì hạch toán, phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo đối tƣợng tập hợp chi phí. (6): Chi phí nguyên vật liệu vƣợt trên mức bình thƣờng. b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lƣơng, phụ cấp cho công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, cụ thể bao gồm: - Tiền lƣơng chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ. Công nhân chính nhƣ: công nhân mộc, nề, xây, uốn sắt, lắp ráp, trộn bê tông…; công nhân phụ nhƣ: công nhân khuân vác, lau chùi thiết bị… - Các khoản phụ cấp theo lƣơng nhƣ phụ cấp làm đêm, thêm giờ, trách nhiệm, chức vụ, công trƣờng, khu vực, độc hại… - Tiền lƣơng phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Ngoài các khoản trên, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lƣơng của nhân công khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trƣờng, lƣơng nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trƣớc khi đến kho công trƣờng, lƣơng công nhân tát nƣớc vét bùn khi thi công gặp trời mƣa hay gặp mạch nƣớc ngầm và tiền lƣơng của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý…). Mặt khác, khoản mục chi phí này cũng không bao gồm tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lƣơng phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp xây lắp có các hoạt động khác mang tính chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn đƣợc tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp các khoản trích theo lƣơng và tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp. Tài khoản sử dụng: TK622 “ chi phí nhân công trực tiếp” Nội dung: TK622 phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết cấu: Bên Nợ TK 622: chi phi nhân công trực tiếp tham gia thi công trong kỳ. 11 Bên Có TK 622: - Kết chuyển CPNCTT - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng vào TK 632. TK 154 TK 622 TK 334 (3) (1) TK 632 TK 141 (1413) (4) (2) Hình 2.2 sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (1): Tính lƣơng phải trả công nhân xây lắp (2): Quyết toán tạm ứng lƣơng đối với giá trị khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao đã đƣợc phê duyệt đối với phần khoán xây lắp nội bộ. Tạm ứng để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ. Khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lƣợng xây lắp đã hoàn thành bàn giao đƣợc duyệt. (3): Cuối kì kế toán tính phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT cho từng công trình, hạng mục công trình theo phƣơng pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp. (4): Kết chuyển chi phí NCTT vƣợt trên mức bình thƣờng vào giá vốn. c. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Đối với trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phƣơng thức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy móc, trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công nhƣ: - Tiền lƣơng của công nhân điều khiển máy móc thi công kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lƣơng, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công. - Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy móc thi công. - Chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho máy móc thi công. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nƣớc cho máy thi công, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ. 12 - Các khoản chi khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công kể cả khoản chi cho lao động nữ. Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lƣơng của công nhân điều khiển máy thi công. Khoản này đƣợc tính vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồm các khoản sau: Lƣơng công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy; vật liệu là đối tƣợng chế biến của máy, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy thi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý, phục vụ chung. Trƣờng hợp doanh nghiệp thi công hoàn toàn bằng thủ công hoặc thi công hoàn toàn bằng máy móc, các chi phí phát sinh không đƣa vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà đƣợc xem là chi phí sản xuất chung. Tài khoản sử dụng: TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công ” Nội dung: TK 623 dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình trong trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phƣơng thức thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy. Kết cấu: Bên Nợ TK 623: Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công ( Chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa máy thi công… ). Chi phí vật liệu, chi phí phục vụ khác cho máy thi công. Bên Có TK 623: - Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vƣợt trên mức bình thƣờng. TK 334,111 TK 154 TK 623 (1) (5) TK 152,153,111,112,331 (2) TK 632 TK 133 (3) (6) TK 214 (4) Hình 2.3 Sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công 13 (1): Tiền công, tiền lƣơng và các khoản phụ cấp cho công nhân điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công. (2): Chi phí nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công (3): Thuế GTGT đƣợc khấu trừ đối với trƣờng hợp mua nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ không qua nhập kho xuất dùng ngay, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho xe, máy thi công. (4): Chi phí khấu hao xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. (5): Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. (6): Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vƣợt trên mức bình thƣờng vào giá vốn. d. Kế toán chi phí sản xuất chung và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công nhƣ tổ, đội, công trƣờng thi công. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí nhƣ sau: - Chi phí nhân viên phân xƣởng: gồm tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, phụ cấp lƣơng, phụ cấp lƣu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đƣợc tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lƣơng phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp. Ngoài khoản chi phí của nhân viên quản lý công trƣờng, kế toán, thống kê, kho, vệ sinh… của công trƣờng, chi phí nhân viên phân xƣởng còn bao gồm tiền công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, công tát nƣớc vét bùn khi trời mƣa hoặc gặp mạch nƣớc ngầm… - Chi phí vật liệu: gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng nhƣ vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dƣỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời. - Trƣờng hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanh nghiệp đƣợc khấu trừ thuế thì chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào. - Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công nhƣ cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn, và các loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý đội xây 14 dựng. Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp không gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xƣởng, tổ, đội xây lắp nhƣ: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nƣớc, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. - Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền khác ngoài các khoản chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xƣởng, tổ, đội xây lắp. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công vừa bằng máy , khoản chi phí khấu hao máy móc thi công đƣợc tính vào chi phí sử dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình cụ thể căn cứ vào các tiêu thức khác nhau nhƣ: Giá trị công trình, hạng mục công trình; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản sử dụng: TK627 “ Chi phí sản xuất chung”. Nội dung: TK 627 phản ánh những chi phí phục vụ cho sản xuất xây lắp trong quá trình tiến hành xây dựng cơ bản tại các công trƣờng, các đội và các xí nghiệp trong doanh nghiệp XDCB. Kết cấu: Bên Nợ TK 627: Tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có TK 627: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung; - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thƣờng; - Kết chuyển chi phí sản xuất chung. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng công trình, từng đội thi công, từng bộ phận và cũng đƣợc mở đồng thời các TK cấp 2 để theo dõi Chi phí SXC theo yếu tố chi phí sản xuất.Trong đó: TK6271 : Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp, đội sản xuất. TK6272: Chi phí vật liệu. TK6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6278: Chi phí dịch vụ mua ngoài khác 15 TK 334, 638 TK 111, 112, 152 TK 627 (1) (7) TK 152, 153 TK 154 (2) (8) TK 214 TK 632 (3) (9) TK 142, 242, 335 (4) TK 111, 112, 141, 331 (5) TK 133 Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (1): Chi phí nhân viên phân xƣởng (2): Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (3): Chi phí khấu hao TSCĐ (4): Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trƣớc (5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (6): Các khoản giảm chi phí sản xuất chung 16 (7): Cuối kỳ tình, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung theo đối tƣợng tập hợp chi phí. (8): Chi phí sản xuất chung cố định không đƣợc tính vào giá thành sản phẩm mà tính vào giá vốn hàng bán do mức sản xuất thực tế nhỏ hơn công suất bình thƣờng. e. Kế toán kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Việc xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ đuợc thực hiện bằng phƣơng pháp kiểm kê cuối tháng và phụ thuộc vào phƣơng thức thanh toán sản phẩm xây lắp giữa đơn vị nhận thầu và giao thầu. Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thƣờng đƣợc đánh giá theo chi phí thực tế: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Tổng chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thƣờng đƣợc đánh giá theo sản lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng hoặc đánh giá theo chi phí định mức. Nếu xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo sản lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đƣợc tính nhƣ sau: Chi phí sản Chi xuất dở phí dang đầu kỳ sản xuất = Giá thành dở dự toán của dang khối lƣợng cuối công việc kỳ hoàn thành + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + Giá thành dự toán của khối lƣợng công việc dỡ dang cuối kỳ X Giá thành dự toán của khối lƣợng công (2.6) việc dỡ dang cuối kỳ Nếu đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đƣợc tính nhƣ sau: Chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ = Khối lƣợng công việc thi công xây lắp dỡ dang cuối kỳ 17 Định mức chi phí sản xuất ( nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công + trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) (2.7) f. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đƣợc tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung cho các đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định. Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đƣợc thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí đã quy định. Tài khoản sử dụng: TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Nội dung: TK 154 phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp. Kết cấu: Bên Nợ TK 154: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan tới giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. Bên Có TK 154: - Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (Cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ. - Chi phí của hợp đồng không thể thu hồi. - Nhập kho nguyên vật liệu thừa, phế liệu thu hồi nhập kho hoặc các khoản thu từ việc bán vật liệu thừa và phế liệu. - Thu từ thanh lý máy móc, thiết bị thi công. 18 TK 154 TK 621 TK 152, 153, 155, 131 (5) (1) TK 622 TK 632 (2) (6) TK 623 (3) TK 627 (4) Hình 2.5 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất (1): Cuối kì phân bổ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (2): Cuối kì phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. (3): Cuối kì phân bổ , kết chuyển chi phí sản xuất chung. (4): Giá trị nguyên vật liệu, phế liệu nhập kho, thu từ thanh lý TSCĐ, máy móc thi công… (5): Giá thành khối lƣợng xây lắp bàn giao hoàn thành. 2.1.2.3 Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp a. Đối tƣợng tính giá thành và kỳ tính giá thành  Đối tƣợng tính giá thành Xác định đối tƣợng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để kế toán mở các bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tƣợng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Trong sản xuất xây dựng cơ bản, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tƣợng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tƣợng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình 19 hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ƣớc, tuỳ thuộc vào phƣơng thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tƣ.  Kỳ tính giá thành Đối với các doanh nghiệp xây lắp kỳ tính giá thành đƣợc xác định nhƣ sau: Nếu đối tƣợng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu đối tƣợng tính giá thành là các hạng mục công trình đƣợc quy định thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành. Nếu đối tƣợng tính giá thành là những hạng mục công trình đƣợc quy định thanh toán định kỳ theo khối lƣợng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thì kỳ tính giá thành là theo cuối tháng hoặc cuối quý. b. Phƣơng pháp tính giá thành Trong các doanh nghiệp xây dựng thƣờng áp dụng phƣơng pháp tính giá thành sau:  Phƣơng pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn): Đây là phƣơng pháp tính giá thành phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp. Vì hiện nay sản xuất xây lắp mang tính đơn chiếc cho nên đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất thƣờng phù hợp với đối tƣợng tính giá thành. Hơn nữa áp dụng phƣơng pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành cho mỗi kỳ báo cáo, cách tính toán thực hiện đơn giản dễ dàng. Theo phƣơng pháp này thì tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính thức là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Trong trƣờng hợp công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn bộ mà có khối lƣợng hoàn thành xây lắp bàn giao thì: Giá thành thực tế của khối lƣợng, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao = Chi phí thi công xây lắp dở + dang đầu kỳ Chi phí thi công xây lắp phát sinh trong kỳ Chi phí thi công xây - lắp dở dang cuối kỳ - Khoản điều chỉnh giảm giá thành Trong trƣờng hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhƣng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kĩ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho từng hạng mục công trình.  Phƣơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 20 (2.8) Phƣơng pháp này áp dụng thích hợp trong trƣờng hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành là từng loại đơn đặt hàng. Theo phƣơng pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh đƣợc tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất thực tế tập hợp đƣợc cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.  Phƣơng pháp tính giá thành theo định mức Phƣơng pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các điều kiện sau: - Phải tính đƣợc giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành; - Vạch ra đƣợc một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình; - Xác định đƣợc các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. Theo phƣơng pháp này giá thành thực tế sản phẩm xây lắp đƣợc xác định: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Giá thành Chênh lệch do định mức của + thay đổi định sản phẩm xây mức _ lắp Chênh lệch + do thoát ly _ định mức (2.9)  Phƣơng pháp tổng cộng chi phí Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng thích hợp với công việc xây dựng các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra cho các đội sản xuất khác nhau. Khi đó đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất, còn đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất trừ đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng đội và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ. Công thức tính nhƣ sau: Z = D đk + C1 + C2 +…+ Cn – Dck (2.10) Trong đó: Z: giá thành thực tế của toàn bộ công trình. D đk: chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ. C1,C2,…Cn: là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình của một công trình. 21 Dck: chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.1.2.4 Tổng hợp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 621 2.6 Sơ đồ Tổng hợp kếTK toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành TKHình 111,112,152,331,141 621 TK 632 TK 154 sản phẩm (1) nguyên vật liệu trực tiếp. (1) Tập hợp chi phí (5a) (6) (2) Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK 334, 141 (3) Tập hợp chi phí sử dụng TKmáy 622 thi công. (4a) Tập hợp chi(2)phí sản xuất chung: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, (5b) chi phí trích trƣớc sửa chữa lớn tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định. (4b) Tập hợp chi phí sản xuất chung: Tiền công, tiền lƣơng và các khoản TK 334,111,152,153,331,214 trích theo lƣơng. TK 623 (4c) Tập hợp chi phí sản xuất chung: dịch vụ mua ngoài, tạm ứng, chi phí (3) bằng tiền khác… (5a) Kết chuyển chi TK 152,153,214,142,242,335 (5c) phí nguyên vật liệu trực tiếp. (5b) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. TK 627 (5c) Kết chuyển chi (4a) phí sử dụng máy thi công. (5d) Phân TK 334,338 bổ chi phí sản xuất chung cho công trình cụ thể. (6) Hoàn thành bàn giao khối lƣợng xây lắp. (4b) (5d) thành trong điều kiện áp 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá dụng kế toán máy TK 111,112,141,331 2.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức kế toán trong điều kiện kế toán máy (4c) Ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Hình 2.6 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng. - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của đơn vị. - Đảm bảo phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán của đơn vị. - Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hoá cao, trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật trong công tác kế toán. - Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất, song phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. 22 2.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính GTSP trong điều kiện áp dụng kế toán trên máy Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp cần thực hiện tốt nhiệm vụ sau: - Xác định đối tƣợng kế toán tập hợp CPSX và đối tƣợng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tƣợng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng tránh bị nhầm lẫn giữa các đối tƣợng đƣợc quản lý. - Tổ chức hệ thống tài khoản phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Danh mục các tài khoản đƣợc sử dụng cơ sở để mã hoá, cài đặt chƣơng trình phần mềm kế toán. - Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định. - Tổ chức hệ thống sổ, báo cáo kế toán tài chính, hệ thống sổ báo cáo kế toán quản trị và đăng nhập hệ thống này trên phần mềm kế toán. - Xây dựng phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ hợp lý và chính xác. 2.1.3.3 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính GTSP trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán - Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải đƣợc mã hóa ngay từ đầu tƣơng ứng với các đối tƣợng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hƣớng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của ngƣời sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết . 2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Phạm Lệ Thủy (2011) nghiên cứu “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện Hải Phòng”, LVTN đại học, Đại học Dân Lập Hải Phòng. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty; Tác giả đã dùng các phƣơng pháp tập hợp chi phí khác nhau để cho thấy đƣợc sự thay đổi của chi phí khi tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng 23 phƣơng pháp so sánh liên hoàn để phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác tổ chức kế toán của công ty còn nhiều hạn chế nhƣ không mở sổ chi tiết theo dõi cho từng mặt hàng, công tác kế toán quản trị chƣa đƣợc chú ý, môt số chứng từ không hợp lệ; từ đó tác giả đã đề ra những giải pháp giúp công ty cải thiện công tác kế toán nhƣ kế toán cần mở sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng giúp cho công tác quản lý, đánh giá hiệu quả kinh doanh từ đó hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định kinh doanh. Phan Dƣơng Tiến (2007) nghiên cứu “Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm taị công ty cổ phần CAVICOVN KTM & XD “. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty; bên cạnh đó tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu bằng cách sử dụng quan hệ đối chiếu chứng từ kế toán và phƣơng pháp ghi nhận để phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số tồn tại chƣa phù hợp với chế độ chung, chƣa thật sự khoa học, cần phải phân tích làm sang tỏ những hạn chế cho công tác kế toán ở công ty nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn. Qua lƣợc khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trƣớc đây đều sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán; bên cạnh đó còn tiến hành phỏng vấn nhân viên kế toán và quan sát quy trình hạch toán luân chuyển chứng từ tại đơn vị. Từ đó, các tác giả thực hiện hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, tiến hành ghi sổ. Do vậy, nghiên cứu này kế thừa phƣơng pháp nghiên cứu của Phạm Lệ Thủy ( 2011) và Phan Dƣơng Tiến ( 2007) để thực hiện phân tích quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ của quá trình kế toán xác định KQKD; đồng thời kết hợp đánh giá KQKD thông qua phƣơng pháp tỷ số. 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Bằng việc sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu, tìm hiểu các sổ sách, báo cáo kế toán từ phòng tài vụ và phòng tổ chức hành chính của công ty để thu thập những số liệu cần thiết cho luận văn. 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập đƣợc, thông qua sàng lọc, xử lý số liệu để từ đó là cơ sở cho việc phân tích thực tế hoạt động của đơn vị.  Dùng thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ.  Dùng phƣơng pháp so sánh để đánh giá các khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm.  Dùng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra giải pháp giúp Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ kiểm soát tốt các khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động cũng nhƣ hiệu quả trong sản xuất nhằm đạt lợi nhuận tối ƣu, và đƣa công ty đi đến thành công. 24  Thông qua việc tổng hợp những số liệu, chứng từ để làm cơ sở tiến hành việc nghiên cứu.  Dùng phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp loại trừ để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến các khoản mục chủ yếu. 25 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1.1 Thông tin chung  Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ  Tên giao dịch: Can Tho Sonstock Electric Construction Company, viết tắt là CATECCO  Địa chỉ: 95A Lê Hồng Phong, P. Trà An, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ  Điện thoại: 0710.2242212-2242232. Fax: 0710.3823867  Email: catecco@vnn.vn  Mã số thuế: 1800 155 565  Ngƣời đại diện: Thái Thanh Tài. Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc.  Tài khoản tiền gửi: 741.10.00.0000.17.1 tại NH Đầu Tƣ và Phát Triển TP Cần Thơ  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5703000193 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP. Cần Thơ cấp ngày 10/4/2006, đăng ký thay đổi và cấp lại lần 4 ngày 29/02/2008  Vốn điều lệ là: 12.000.000.000 đồng # 1.200.000 cổ phần.  Cơ cấu sở hữu vốn: + Cổ đông trong công ty chiếm 94,56% vốn điều lệ. + Cổ đông bên ngoài chiếm 5,44% vốn điều lệ. 3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển  Tiền thân của Công ty cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ là Xí nghiệp thi công điện hạ thế thuộc ty Công Nghiệp Hậu Giang, đƣợc thành lập theo quyết định số 1741/UB-77 ngày 25/11/1977 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Nhiệm vụ chủ yếu là đúc các loại cột điện hạ thế và tổ chức thi công kéo dây điện hạ thế theo kế hoạch của tỉnh. 26  Ngày 14/9/1978, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định số 80/QĐ-UBT78 thành lập Công ty điện hạ thế thuộc Ty Công nghiệp Hậu Giang. Công ty trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh, đƣợc mở tài khoản riêng và sử dụng con dấu riêng.  Ngày 14/9/1981, UBND tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 06/QĐ.UBT.81 đổi tên và thành lập Công ty Xây lắp điện thuộc Ty Công nghiệp Hậu Giang và bổ sung ngành nghề kinh Xây lắp đƣờng dây trung và trạm điện từ 15kV trở xuống. Trong giai đoạn này Công ty có tham gia thi công Đƣờng dây 500KV Bắc Nam và đã đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc tặng thƣởng 02 Huân chƣơng lao động hạng nhì và hạng ba.  Ngày 09/01/1993 UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 80/UBT.93 thành lập doanh nghiệp nhà nƣớc Công ty Xây lắp Điện Cần Thơ với ngành nghề kinh doanh Xây lắp đƣờng dây và trạm điện đến 35kV và mở rộng địa bàn hoạt động rộng khắp khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đến ngày 14/09/1998, Công ty đƣợc Bộ Xây dựng cấp Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 207 BXD/CSXD đƣợc phép Xây dựng đƣờng dây và trạm biến áp điện đến 110kV.  Trong giai đoạn này, Công ty đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động Hạng Nhất, đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ công nhận là doanh nghiệp nhà nƣớc xếp hạng I/IV và.  Sau khi chia tách địa giới hành chính theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003, UBND TP Cần Thơ ra quyết định số 155/2004/QĐ-UB ngày 12/01/2004 đổi tên thành Công ty Xây lắp điện thành phố Cần Thơ và đƣợc phép thi công xây dựng đƣờng dây và trạm biến áp lên đến 220kV.  Thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty cổ phần, ngày 30/12/2005 UBND TP Cần Thơ ra Quyết định số 4473/QĐ-UBND chuyển Công ty thành công ty cổ phần và đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/04/2006.  Thực hiện đúng chỉ tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Đảm bảo trích và phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm bổ sung vốn, mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. 27 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Đại hội đồng cổ đông Hoäi ñoàng quaûn trò Giaùm Ñoác Phoù Giaùm Ñoác Phoøng hoaïch thuaät keá kyõ Phoøng toå chöùc haønh chính Ñoäi thi coâng ñöôøng daây Phoøng quaûn lyù thi coâng Ñoäi vaän taûi Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 28 Phoøng toaùn keá Xí nghieäp cô khí 3.2.2 Các phòng ban và chức năng Công ty Cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ đã xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp để quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo diễn ra thƣờng xuyên liên tục bao gồm các phòng ban sau:  Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty. Đại hội cổ đông là cấp có thẩm quyền cao nhất, có quyền quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến công ty. Đại hội cổ đông đƣợc tổ chức mỗi năm một lần.  Hội đồng quản trị: là bộ phận quản lý, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành viên do Đại hội cổ đông bầu để quản trị công ty giữa hai nhiệm kỳ, nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Trong năm có 01 thành viên HĐQT thôi việc nên thành viên HĐQT đƣơng nhiệm là 05 ngƣời  Ban Giám đốc: gồm có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc, do Hội đồng quản trị bầu chọn. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty trên cơ sở Nghị quyết Đại hội cổ đông và kế hoạch, chiến lƣợc sản xuất kinh doanh do Hội đồng quản trị đề ra.  Phòng tổ chức hành chính: Lƣu trữ, quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giải quyết các thủ tục cho công nhân viên về: BHYT, BHXH, KHCĐ...  Phòng quản lý thi công: Chịu trách nhiệm về tiến trình thi công của công trình. Đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ tiến độ thi công. Chỉ huy quản lý các Đội thi công đƣờng dây sao cho đảm bảo đúng kỹ thuật.  Phòng kế toán: Thu tập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán.  Đội thi công đường dây: Xây lắp đƣờng dây, trạm biến áp, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, dân dụng, chiếu sáng công cộng. Xây lắp công trình cấp thoát nƣớc, cầu đƣờng,...  Đội vận tải: Vận chuyển, chuyên chở, cung ứng vật tƣ đầy đủ, kịp thời cho các công trình. Chịu trách nhiệm về số lƣợng, chất lƣợng vật tƣ khi nhập cũng nhƣ xuất kkho.  Xí nghiệp cơ khí: Chuyên sản xuất các loại sản phẩm về cơ khí, bê tông đúc sẵn. Thực hiện công tác gia công, lắp đặt đƣờng dây tải điện,... 29 3.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành trực tiếp của công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng QLTC Tổ Xà lan 04 đội thi công đƣờng Đội xe dây Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành trực tiếp công ty  Công tác đào tạo: Công ty thƣờng xuyên chú trọng công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lƣợng quản lý, nhất là cán bộ giám sát kỹ thuật và chỉ huy trƣởng công trƣờng, đảm bảo 100% cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trƣởng công trƣờng đều có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Ngoài ra, công ty còn phối hợp với các trung tâm đào tạo, trƣờng dạy nghề trong khu vực tổ chức lớp đào tạo công nhân xây lắp điện cho các lao động phổ thông để nâng cao tay nghề cho các lao động, đặc biệt là lao động chính quy. 3.2.4 Tổ chức công tác kế toán trong Công ty 3.2.4.1 Hình thức sổ kế toán áp dụng Để đáp ứng nhu cầu ghi chép nhanh, chính xác Công ty lựa chọn kế toán trên máy vi tính kết hợp với công việc ghi sổ sách theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 30 Chöùng töø keá toaùn Soå quyõ Baûng toång hôïp chöùng töø keá toaùn cuøng loaïi Soå ñaêng kyù chöùng töø ghi soå Soå, theû keá toaùn chi tieát Chöùng töø ghi soå Baûng toång hôïp chi tieát Soå caùi Baûng caân ñoái soá phaùt sinh BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH Hình 3.3 Sơ đồ ghi sổ kế toán Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 3.2.4.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty Xây lắp điện Cần Thơ áp dụng bộ máy kế toán theo phƣơng pháp tập trung để thuận tiện cho việc ghi chép và công tác kiểm tra. Mô hình bộ máy kế toán nhƣ sau: 31 Keá toaùn tröôûng Keá toaùn ngaân haøng Kế toán thanh toán Kế toán công Nợ Kế toán tổng hợp Thủ quỷ Hình 3.4 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 3.2.4.3 Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận kế toán Phòng kế toán công ty gồm 4 thành viên, nhiệm vụ các thành viên nhƣ sau:  Kế toán trưởng: Là kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý, giám sát và điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán. Trực tiếp ký tên lên các chứng từ trƣớc khi lƣu trữ hay trình lên Giám đốc.  Kế toán công nợ: Dựa vào chứng từ và hợp đồng đã ký kết để theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả trong Công ty. Nhanh chóng thu các khoản nợ tránh tình trạng nợ quá lâu làm ảnh hƣởng đến quá trình luân chuyển vốn của Công ty. Bên cạnh đó Công ty phải trả nợ cho chủ hàng đúng thời hạn nhƣ trên hợp đồng đã ký.  Kế toán thanh toán: Trực tiếp lập phiếu thu, chi, kiểm tra tình hình tạm ứng và các chứng từ thanh toán phải thu, phải chi khác để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, từ đó ghi chép vào sổ sách kế toán. Thƣờng xuyên báo cáo tình hình thanh toán trong Công ty với kế toán trƣởng.  Kế toán ngân hàng: Thƣờng xuyên giao dịch với ngân hàng. Chịu trách nhiệm về các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Lập Ủy nhiệm thu, chi và ghi sổ kế toán. Cuối tháng bào cáo trực tiếp với kế toán trƣởng về các khoản vay và số dƣ TK 112.  Thủ quỹ: Căn cứ vào phiếu thu, chi để ghi chép, mở sổ theo dõi tình hình thu, chi của Công ty. 3.2.4.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty a. Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính b. Tổ chức sử dụng chế độ chứng từ kế toán Chế độ chứng từ kế toán Công ty thực hiện theo nội dung, phƣơng pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ. Công ty lập: Phiếu thu, chi, Giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng, Phiếu nộp tiền, Phiếu nhập – xuất kho, Ủy nhiệm thu, chi, Hóa đơn GTGT liên 1. 32 Công ty nhận: Hóa đơn liên 2, Giấy báo nợ, báo có. c. Tổ chức sử dụng chế độ sổ sách kế toán Hệ thống Chứng từ ghi sổ mà Công ty áp dụng gồm các sổ sau:  Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái.  Sổ chi tiết: Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết vật tƣ, Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ, Bảng tổng hợp chi tiết vật tƣ, Sổ chi tiết thanh toán với ngƣời mua (bán), Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Sổ chi tiết các tài khoản. d. Tổ chức sử dụng hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm:  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh  Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ  Thuyết minh báo cáo tài chính e. Các phƣơng pháp kế toán cơ bản tại Công ty  Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho Công ty áp dụng phƣơng pháp hàng tồn kho theo giá gốc, phƣơng pháp hạch toán là nhập trƣớc xuất trƣớc, thực tế đích danh.  Phƣơng pháp tính giá xuất kho Công ty áp dụng phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc.  Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ Phƣơng pháp khấu hao mà Công ty áp dụng là phƣơng pháp đƣờng thẳng.  Phƣơng pháp tính thuế GTGT Công ty tính thuế GTGT theeo phƣơng pháp khấu trừ.  Tổ chức trang thiết bị các phƣơng tiện Công nghệ phục vụ công tác kế toán: Nói chung Công ty đƣợc trang bị khá đầy đủ. Các phƣơng tiện của Công ty trang bị cho phòng kế toán gồm: máy vi tính để ghi chép sổ sách kế toán với phần hành đƣợc sử dụng là chƣơng trình Excel và Access. Ngoài ra Công ty còn có các phƣơng tiện khác nhƣ điện thoại, máy Fax, máy photocoppy, máy in, máy đánh chữ,... 3.3 NGHỀ NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH 3.3.1 Ngành nghề kinh doanh  Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000193 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Cần Thơ cấp ngày 10/4/2006, đăng ký thay đổi và cấp lại lần 4 ngày 29/02/2008, Công ty có ngành nghề kinh doanh sau:  Xây lắp đƣờng dây và trạm biến áp đến 220KV; Lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, dân dụng và chiếu sáng công cộng; 33  Xây lắp các công trình cấp thoát nƣớc công nghiệp và dân dụng, cầu, đƣờng;  Chế tạo các sản phẩm cơ khí và bêtông đúc sẵn.  San lấp mặt bằng và nạo vét các công trình thủy lợi;  Kinh doanh vật tƣ và thiết bị điện;  Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng bộ và đƣờng sông.  Thi công lắp đặt hệ thống cáp quang. Xây lắp công trình bƣu điện, viễn thông.  Kinh doanh, cho thuê động sản và bất động sản. 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3.3.2.1 Chức năng Công ty Cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ là đơn vị hạch toán độc lập và có đầy đủ tƣ cách pháp nhân. Vì vậy, Công ty phải thực hiện tốt các chức năng nhƣ sau:  Chức năng tổ chức kinh doanh: Tổ chức nghiên cứu, xác định nhu cầu xây dựng các công trình, chủ đầu tƣ trong khu vực thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Tổ chức vận chuyển tốt. Thực hiện các biện pháp sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lƣợng của các công trình xây dựng.  Chức năng quản lý: Đi cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, kinh tế cao, Công ty cũng phải có những biện pháp quản lý phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh nguồn vốn trƣớc khi đƣa vào sử dụng phải đƣợc tính toán hợp lý, từ đó đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.  Quản lý tài chính: Công ty phải có kế hoạch điều động nguồn vốn để đầu tƣ cho việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn trƣớc khi đƣa vào sử dụng phải đƣợc tính toán hợp lý, từ đó đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.  Quản lý lao động: Công ty phải có sự phân công lao động thích hợp với công việc, đảm bảo đúng ngƣời đúng việc. Tuyển dụng lao động mới theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.  Quản lý cơ sở vật chất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh cơ sở vật chất kỹ thuật luôn là mặt yếu tố không thể thiếu đƣợc. Vì thế Công ty phải có kế hoạch tổ chức sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao. Phải thƣờng xuyên kiểm tra, sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 3.3.2.2 Nhiệm vụ  Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Tăng cƣờng mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. 34  Mở rộng quan hệ phát triển kinh tế theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản trích nộp, bảo vệ môi trƣờng. 3.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ 3.4.1 Về cơ sở vật chất Công ty đã xây dựng đƣợc nhà văn phòng làm việc khang trang, hệ thống nhà xƣởng, kho tàng đủ đáp ứng cho công tác dự trữ nguyên vật liệu và đầy đủ phƣơng tiện phục vụ thi công, vận chuyển đƣờng bộ và đƣờng thủy. Cụ thể:  Tổng diện tích đất sử dụng là: 16.429,9m2.  Diện tích văn phòng làm việc là: 486,8m2.  Diện tích nhà xƣởng, kho tàng: khoảng 5.000m2.  Diện tích sử dụng của mặt bằng và văn phòng cho thuê là: 3.500 m2.  Phƣơng tiện vận tải: + Xe tải 11 tấn - gắn cẩu 02 chiếc + Xe tải 5 tấn - gắn cẩu 02 chiếc + Xe ô tô 8 chỗ ngồi 02 chiếc + Xà lan 90 tấn - gắn cẩu - tự hành 01 chiếc + Xà lan từ 10,5 tấn đến 20 tấn 12 chiếc Phƣơng tiện vận tải của công ty không chỉ đủ sức đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty mà còn hợp tác vận chuyển cho các đối tác hoặc khách hàng bên ngoài có nhu cầu.  Máy móc dùng cho Xƣởng cơ khí: 04 Máy dập từ 10 đến 40 tấn, 02 máy cắt đột, 01 máy cắt tole 8 ly, cùng một số máy hàn, máy ren và công cụ dụng cụ khác.  Máy văn phòng: tổng số máy vi tính của công ty là trên 30 máy đƣợc trang bị hệ thống mạng Lan nội bộ, Internet; 10 máy in; 01 máy photocopy; 01 máy fax; 01 máy scan và một số các trang thiết bị khác phục vụ văn phòng.  Công cụ dụng cụ thi công gồm: tời, tó, cần bích, máy kéo cáp và các công cụ dụng cụ chuyên ngành khác đủ sức phục vụ thi công đƣờng dây và trạm biến áp đến 220kVA. 3.4.2 Về công tác quản lý  Tổng số lao động: 89 ngƣời có hợp đồng lao động, riêng lao động phổ thông thuê theo công trình, bình quân năm 2012 khoảng trên 150 ngƣời (chƣa bao gồm nhà thầu phụ). Ngoài ra, công ty còn có hợp tác với một số đơn vị thầu phụ bên ngoài bằng hình thức giao chi phí thi công nhƣng không thống kê đƣợc số lƣợng lao động và lao động bình quân.  Trong đó: + Bộ phận quản lý: 26 ngƣời + Công nhân trực tiếp SXKD: 63 ngƣời  Trình độ đào tạo của nhân viên: 35 + Đại học: 21 ngƣời + Cao đẳng, trung cấp: 05 ngƣời + Công nhân kỹ thuật điện: 38 ngƣời + Lao động phổ thông: 25 ngƣời - Tuổi đời: cao nhất là 57 tuổi, thấp nhất là 21 tuổi - Thời gian: cao nhất là 35 năm, thấp nhất là 2 năm. - Thu nhập bình quân năm 2012 là: 5,3 triệu đồng/ngƣời/tháng. - Về công tác đào tạo: Công ty thƣờng xuyên chú trọng công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lƣợng quản lý, nhất là cán bộ giám sát kỹ thuật và chỉ huy trƣởng công trƣờng, đảm bảo 100% cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trƣởng công trƣờng đều có chứng chỉ hành nghề. Hằng năm công ty đều tổ chức học an toàn cho toàn thể cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động toàn công ty và đƣợc cấp giấy chứng nhận học an toàn theo quy định - Về công tác tuyển dụng và thu hút lao động: + Đối với bộ máy quản lý và lực lƣợng lao động chính quy: ngoài việc tạo việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho ngƣời lao động xuyên suốt 12 tháng trong năm, công ty còn quan tâm đến việc đào tạo tay nghề, môi trƣờng sống của lao động tại công trình và quan tâm đến gia đình của ngƣời lao động khi có hữu sự. Trong những năm qua, mặc dù thu nhập tại công ty không cao nhƣng lao động trong công ty khá ổn định và không có biến động nhiều. Điểm yếu của Công ty hiện nay là nguồn thu đầu vào phụ thuộc quá lớn vào chính sách đầu tƣ công trình của Nhà nƣớc và hình thức đấu thầu hiện nay chỉ là đấu giá nên Công ty phải duy trì chính sách trả lƣơng thấp mới có khả năng thắng thầu. Vì vậy công tác thu hút nhân tài có trình độ cao là không thể thực hiện đƣợc. + Đối với lao động phổ thông: Công ty giao cho đội thi công thực hiện tiếp nhận và ủy quyền ký hợp đồng thuê lao động công nhật tại công trình thi công. Với cách làm này công ty sẽ thu hút đƣợc lao động nhà rỗi tại địa phƣơng và tạo tính cơ động cho đội thi công trong việc quản lý chi phí của đơn vị mình, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và nâng cao thu nhập cho lực lƣợng chính quy 3.4.3 Sơ lƣợc kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm gần nhất Để phân tích và đƣa ra nhận xét về tình hình kinh doanh của công ty ở hiện tại, thì việc đánh giá kết quả kinh doanh trong quá khứ của công ty là vô cùng cần thiết. Qua sự tổng hợp từ các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010, 2011, 2012) ta nhận thấy các chỉ tiêu quan trọng nhƣ doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính đều có sự biến động đáng kể. Từ việc phân tích, so sánh số liệu giữa các năm ta sẽ thấy đƣợc sự biến động và sự ảnh hƣởng của các nhân tố về tình hình kinh doanh của công ty và qua đó sẽ giúp cho các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc phát triển, đẩy mạnh sản xuất trong tƣơng lai nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Để hiểu rõ hơn ta tiến hành phân tích nhƣ sau: 36 Bảng 3.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Trong 3 Năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng 2010 2011 2012 Cả năm Cả năm Cả năm 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch % % 74.940,66 90.105,67 96.734,92 15.165,02 20,24 6.629,25 7,36 23,22 76,89 27,65 53,67 231,19 -49,24 -178,08 Doanh thu khác 132,41 302,15 1.480,29 169,74 128,19 1178,14 389,92 Tổng doanh thu 75.096,28 90.484,71 98.242,86 15.388,43 20,46 7758,15 8,57 Gía vốn hàng bán 61.643,59 72.819,11 80.259,73 11.175,52 18,13 7.440,61 10,22 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 CP quản lý DN 5.643,26 7.076,22 7.711,80 1.432,96 25,39 635,58 8,98 CP tài chính 1.998,30 5.513,38 4.958,39 3.515,08 175,90 -554,98 -10,07 211,89 33,10 207,05 -178,79 -84,38 173,95 525,54 69.497,04 85.441,81 93.136,97 15.944,77 22,94 7.695,16 9,01 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5.678,72 4.773,85 3.832,65 -904,87 -15,93 -941,20 -19,72 Lợi nhuận trƣớc thuế 5.599,24 5.042,90 5.105,90 -556,34 -9,94 63,00 1,25 699,91 882,51 893,53 182,60 26,09 11,02 1,25 4.899,34 4.160,39 4.212,36 -738,95 -15,08 51,97 1,25 Và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính CP bán hàng CP khác Tổng chi phí Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ 37 Nhận xét: Qua bảng tổng hợp tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2010, 2011 và 2012) của Công ty ta có thể thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đạt đƣợc những kết quả rất khả quan. Doanh thu của doanh nghiệp đều tăng qua 3 năm cụ thể là năm 2010 doanh thu đạt 74.940,66 (triệu đồng) qua đến năm 2011 doanh thu đạt 90.484,71 (triệu đồng) tăng khoảng 20,46% tƣơng ứng 15.388,43 (triệu đồng) so với năm 2010 do công ty đã tạo đƣợc nền tảng vững chắc về thƣơng hiệu, năng lực tài chính và có những bƣớc đi đúng hƣớng, giữ chân đƣợc khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng tìm kiếm khách hàng nên việc trúng thầu và cung cấp sản phẩm ngày một nâng cao. Qua đến năm 2012 tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể đạt 98.242,86 (triệu đồng) tăng lên 7.758,15 (triệu đồng) tƣơng ứng 8,57% so với năm 2011. Tuy doanh thu có tăng nhƣng đã có xu hƣớng giảm so với những năm trƣớc chỉ tăng 8,57% một phần do bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế cũng nhƣ các chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ nhƣ: chính sách cắt giảm đầu tƣ công, chính sách tiền tệ, chính sách siết chặt cho vay đối với dự án bất động sản, .... đã gây nhiều bất lợi đến công ty làm cho tốc độ tăng doanh thu không cao nhƣng nhìn chung tốc độ tăng doang thu rất khả quan. Bên cạnh việc doanh thu có xu hƣớng tăng đều qua các năm thì các khoản chi phí của Công ty cũng có chiều hƣớng tăng tƣơng ứng. Tổng chi phí hoạt động của Công ty năm 2010 chỉ 69.497,04 (triệu đồng) nhƣng đến năm 2011 là 85.441,81 (triệu đồng) tăng 15.944,77 (triệu đồng) tƣơng ứng 22,94%. Bƣớc qua năm 2012 tổng chi phí đã tăng 9,01% tƣơng ứng 7.695 (triệu đồng) so với năm 2011 đạt 93.136,97 (triệu đồng). Cho thấy các khoản chi phí doanh nghiệp chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của rất lớn do tình hình lạm phát cao làm cho giá cả đầu vào tăng lên một phần do đặc thù ngành nên các khoản chi cho quản lý doanh nghiệp cũng rất lớn dẫn đến chi phí tăng cao. Tuy nhiên, mặc dù doanh thu tăng nhƣng chi phí hoạt động của công ty cũng tăng theo dẫn đến việc lợi nhuận có chiều hƣớng giảm nhƣng nhìn chung lợi nhuận công ty đều dƣơng qua các năm cho thấy đây là tín hiệu rất tốt chứng tỏ hiệu quả hoạt động cũng nhƣ hƣớng đi của công ty là đúng. Năm 2010 lợi nhuận công ty là 4.899,34 (triệu đồng) nhƣng bƣớc sang năm 2011 lợi nhuận chỉ đạt 4.160,39 (triệu đồng) giảm hơn 738 (triệu đồng) khoảng 15,08% so với năm 2010 bởi do sự ảnh hƣởng từ chính sách vĩ mô điều tiết của nhà nƣớc cũng nhƣ sự tăng cao của lãi suất vay. Qua đến năm 2012 lợi nhuận công ty đạt 4.212,36 (triệu đồng) tăng khoảng 1,25% so với năm 2011, tuy chỉ tăng khiêm tốn nhƣng đó là một tín hiệu đáng mừng chứng minh công tu đã có hƣớng đi đúng đắn đã vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn. 38 Bảng 3.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công Ty Cổ phần Xây lắp Điện Cần Thơ Đvt: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.938,65 72.551,19 33.612.54 86,32 Doanh thu hoạt động tài chính 19,04 20,74 1,7 8,93 Doanh thu khác 987,42 1.110,22 -122,8 -12,44 Tổng doanh thu 39.945,11 73.682.15 33.737,04 84,46 Gía vốn hàng bán 31.704,92 60.194,80 28.489,88 89,86 CP quản lý DN 3.295,57 5.783,85 2.488,28 75,50 CP tài chính 3.006,19 3.718,79 712,60 23,70 24.83 155,29 130,46 525,41 38.031,51 69.852,73 31.821,22 83,67 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 951,02 2.874,49 1.923,47 202,25 Lợi nhuận trƣớc thuế 1.938,44 3.829,43 1.890,99 97,55 339,23 670,15 330,92 97,55 1.599,21 3.159,27 1.560,06 97,55 Năm Chỉ tiêu CP khác Tổng chi phí Thuế TNDN Lợi nhuận thuế sau 6 tháng đầu năm 2013/2012 Chênh lệch % Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ Hoạt động qua 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp rất khả quan. Doanh thu đạt 72.551,19 (triệu đồng) trong khi chi phí chỉ là 69.852,73 (triệu đồng) làm cho lợi nhuận Doanh nghiệp đạt 3.159,27 (triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu tăng 84,46%, chi phí cũng tăng 83,67% nhƣng lợi nhuận tăng hơn 95% đây là một tính hiệu rất tốt cho thấy doanh nghiệp đã qua thời kỳ khó khăn và từng bƣớc phát triển ổn định, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất hiệu quả đây là tiền đề cho sự phát triển hơn nữa trong 6 tháng cuối năm 2013. 3. 5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi Công ty đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo thƣờng xuyên của ban lãnh đạo công ty, các ngành chức năng có liên quan đã tạo diều kiện cho công ty vƣợt qua khó khăn và thử thách. Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ là 1 công ty có uy tín trên thị trƣờng. 39 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác sản xuất ngày càn đƣợc hoàn thiện, trang thiết bị hiện đại để tăng nâng suất lao động. Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm , lành nghề, nhiệt tình trong lao động, có tinh thần kỹ luật tốt, có tinh thần đoàn kết, lực lƣợng lãnh đạo có năng lực và kinh nghiệm. 3.5.2 Khó khăn Sau khi nƣớc ta gia nhập WTO, chính sách mở cửa đƣợc thực hiện trên tất cả các ngành nghề, trong đó co ngành xây lắp điện cũng bị cạnh tranh gây gất. Nhiều mặt hàng xây lắp của nƣớc bạn có chất lƣợng cao hơn nƣớc ta và tâm lý ƣa chuộng hàng ngoại của ngƣời dân đã có ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ vật liệu trong thị trƣờng nội địa của công ty ngày càng khó khăn. Về giá của của các mặt hàng xây lắp: do ảnh hƣởng của nền kinh té thị trƣờng làm cho giá cả đầu vào và đầu ra của mặt hàng xây lắp luôn biến động gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ của công ty. Bên cạnh đó giá nhiên liệu (giá xăng dầu, than đá, điện) đơn giá nhân công phục vụ cho việc sản xuất trong những năm gần đây cũng khôn ngừng biến động, điều này ảnh hƣởng kế hoạch đề ra của công ty. Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có những biến động (lạm phát, khủng hoảng kinh tế) đã gây ra không ít khó khăn cho công ty. 3.5.3 Định hƣớng phát triển  Phấn đáu trở thành đơn vị hoạt động có hiệu quả.  Phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà công ty đã đề ra.  Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.  Tiết kiệm tối đa các khoản mục chi phí trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.  Đầu tƣ thêm trang thiết bị cho dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất, nâng cao chất lƣợng trong xây lắp làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây lắp trên thị trƣờng.  Đảm bảo nguồn nhân lực, thực hiện cải cách hành chính, thi đua khen thƣởng, tăng cƣờng công tác quản lí đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra. 40 CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4.1 CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ 4.1.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất Mỗi công trình, hạng mục công trình đều đƣợc mã hoá theo nguyên tắc: MA01, MA02 ,…, MA100, MB01, MB02 ,…, MB100 để máy tự động tính chi phí, giá thành từng công trình. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khoán gọn các công trình, hạng mục công trình cho các xí nghiệp, các đội nên tất cả các chi phí phát sinh đến một công trình, hạng mục công trình đều thông qua tài khoản 141. Khi phát sinh chi phí liên quan đến các công trình, hạng mục công trình do từng xí nghiệp chịu trách nhiệm thi công, kế toán Công ty hạch toán vào bên Nợ của tài khoản 141 (tạm ứng để thực hiện công trình). Cuối kỳ, nghiệm thu bàn giao công trình, quyết toán công trình, kế toán hạch toán vào bên Có của tài khoản 141 (thanh toán tạm ứng). Khi đội trƣởng gửi các hóa đơn, chứng từ gốc kèm bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT hoặc bảng tổng hợp thanh toán thực chất là bảng tổng hợp tất cả các hóa đơn GTGT, các chứng từ phát sinh liên quan đến quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành của một công trình hay hạng mục công trình. Sau khi đƣợc kế toán trƣởng, giám đốc phê duyệt thì kế toán thanh toán nhập chứng từ đầu vào và tiến hành nhập vào máy. 4.1.2 Đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất 4.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí Cũng nhƣ hầu hết các Công ty xây lắp khác trong ngành, Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ luôn coi trọng đúng mức việc xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm ngành xây lắp, từ đặc thù của sản phẩm xây dựng và để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán... Công ty đã xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình nhận thầu, từng đơn đặt hàng riêng biệt. Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều đƣợc mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản mục chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung. 41 Trong đó chi phí sản xuất chung lại đƣợc theo dõi chi tiết theo từng yếu tố nhƣ: - Chi phí nhân viên quản lý sản xuất. - Chi phí dụng cụ sản xuất. -Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc chi phí sản xuất của tất cả các công trình hạng mục công trình trong tháng kế toán nhập dữ liệu theo từng mã sản phẩm để theo dõi chi phí sản xuất riêng từng công trình. Do phạm vi hoạt động của Công ty rộng, thi công nhiều công trình, hạng mục công trình nên trong khuôn khổ đề tài này Ngƣời viết xin lấy số liệu của một số công trình cụ thể. Công trình cấp điện phục vụ thi công khu dân cư Hưng Phú. 4.1.2.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất a. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp  Đặc điểm Cũng nhƣ các doanh nghiệp xây lắp khác, nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất của Công ty gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm: - Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm chi phí về: cáp điện các loại, cột điện, xà, sứ… Các chi phí nguyên vật liệu chính thƣờng đƣợc xây dựng định mức chi phí và cũng tiến hành quản lý theo định mức. - Chi phí vật liệu phụ bao gồm chi phí về: cốp pha, bulông, sơn… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thƣờng chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng, nó ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu đƣợc rõ tầm quan trọng đó, Công ty luôn chú trọng tới việc hạch toán, quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở công trƣờng. Công ty phải mua ngoài hầu hết các loại vật liệu đó theo giá thị trƣờng. Đây là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán vật liệu vì công trình xây dựng thƣờng có thời gian thi công dài nên chịu ảnh hƣởng lớn từ sự biến động cung cầu trên thị trƣờng. Hiện nay, Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, giá trị vật tƣ nhập xuất tồn kho đƣợc đánh giá theo giá thực tế. Chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho đối tƣợng nào thì đƣợc hạch toán trực tiếp cho đối tƣợng đó theo giá thực tế đích danh. 42 Do đặc điểm xây lắp ở những địa điểm khác nhau nên nguyên vật liệu thƣờng không dự trữ trong kho mà đƣợc mua sử dụng cho từng công trình ngay tại nơi thi công. Do đó nguyên vật liệu trong kho của Công ty rất ít chủng loại và chiếm tỷ trọng nhỏ. Khi các đơn vị thi công công trình có nhu cầu mua vật tƣ sử dụng cho thi công thì phải gửi hợp đồng mua vật tƣ, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tƣ của quý hoặc tháng về ban lãnh đạo Công ty. Giám đốc Công ty sẽ xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các tài liệu đó rồi thông qua quyết định mua vật tƣ. Nếu đƣợc sự phê duyệt, Thủ quỹ xuất quỹ tạm ứng cho các đội đi mua vật tƣ. Tuy nhiên giá mua vật tƣ đều phải qua Công ty duyệt. Vật tƣ mua ngoài chủ yếu đƣợc chuyển thẳng tới công trƣờng thi công và thuộc trách nhiệm quản lý của đội trƣởng và chủ nhiệm công trình thi công. Căn cứ vào các hoá đơn mua vật tƣ: Hoá đơn GTGT 0123456 và Hoá đơn GTGT 00012456 đƣợc nộp về phòng kế toán, đội trƣởng lập bảng kê thanh toán vật tƣ đƣợc đính kèm với hoá đơn mua vật tƣ. Căn cứ vào bảng kê thanh toán vật tƣ kế toán tiến hành nhập liệu trên máy: Từ menu trên màn hình giao diện, bao gồm: Hệ thống, Cập nhật, Thuế, Tìm kiếm, Báo cáo, Kiểm tra, Từ điển, Liên kết; ta vào ô “Cập nhật” vào phần “Nhập chứng từ” ở màn hình giao diện chính, xuất hiện giao diện nhập chứng từ kế toán tổng hợp, tiến hành nhập theo nội dung. Sau khi nhập xong nhấn vào ô “Ghi”, sau đó để tiếp tục nhập dữ liệu kích chuột vào ô “Thêm” trên màn hình nhập liệu. Máy sẽ tự động cập nhập vào sổ cái tài khoản 621 (Biểu 2) và các sổ có liên quan khác.  Sổ sách  Sổ chi tiết TK 621.  Sổ cái TK 621.  Sổ cái, sổ chi tiết Tk 621.  Tài khoản sử dụng Để theo dõi sát chi phí từng loại nguyên vật liệu và thuận tiện cho việc quản lý, kế toán mở các TK chi tiết của TK 621 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ) nhƣ sau: - TK 6211: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + TK 62111: chi phí nguyên vật liệu xuất qua kho. + TK 62112: chi phí nguyên vật liệu nhập xuất thẳng ra công trình không qua kho. + TK 62113: chi phí nguyên vật liệu nhập xuất thẳng khác. - TK 6212: chi phí nguyên vật liệu khác. - TK 6213: chi phí nguyên vật liệu bảo hành. 43  Số liệu minh họa (Xem phụ lục 1) Căn cứ vào kế hoạch mua vật tƣ, phiếu báo giá vật tƣ và giấy đề nghị tạm ứng do đội gửi lên, ban lãnh đạo công ty ký duyệt tạm ứng cho đội. trên cơ sở giấy đề nghị tạm ứng, kế toán lập phiếu chi. Khi phiếu chi có ghi đầy đủ chữ ký của giám đốc, kế toán trƣởng, thủ quỹ sẽ xuất tiền theo đúng số tiền ghi trong phiếu. Họ và tên ngƣời nhận tiền: Nguyễn Văn Chung Địa chỉ: đội xây lắp điện V Lý do chi: thanh toán tiền mua cột cho công trình khu dân cƣ Hƣng Phú Số tiền: 100.000.000 đ. (viết bằng chữ): Một trăm triệu đồng chẵn. Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ): Một trăm triệu đồng chẵn. Ngày 01 tháng 10 năm 2012 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Ngƣời lập phiếu Thủ quỹ Ngƣời nhận tiền (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên đóng dấu) Phiếu chi đƣợc viết thành 3 liên: liên 1 lƣu tại quyển, liên 2 ngƣời xin ứng tiền giữ, liên 3 chuyển cho thủ quỹ ký xác nhận và ghi vào sổ quỹ. Kế toán mở sổ tạm ứng cho từng đội xây lắp, Công ty cho các đội xây lắp tạm ứng tiền theo nguyên tắc số tiền tạm ứng cho từng công trình của từng đội không bao giờ vƣợt quá giá thành dự toán công trình đó và căn cứ vào tiến độ thi công công trình. Công ty quy định tổng số tiền tạm ứng của đội không đƣợc vƣợt qúa 600.000.000 đ (sáu trăm triệu đồng). Hóa đơn giá trị gia tăng (xem phụ lục 2) Vật tƣ mua về sẽ đƣợc xuất thẳng đến công trình, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, kế toán lập “Phiếu nhập xuất thẳng” (xem phụ lục 3). Phiếu này phải có đủ chữ ký của đội trƣởng, kế toán đội, ngƣời giao hàng, ngƣời nhận hàng. Phiếu này đƣợc lập thành 2 liên, liên 1 đem lƣu, liên 2 sẽ đƣợc tập hợp lại, định kỳ gửi về phòng kế toán tài vụ công ty làm căn cứ ghi sổ và hạch toán chi phí. Từ phiếu nhập xuất thẳng, hoá đơn giá trị gia tăng,.. kế toán ghi vào Sổ chi tiết tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” chi tiết cho từng công trình. Căn cứ vào số liệu từ các sổ chi tiết tài khoản 621 cho từng công trình. Cuối quý kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho tất cả các công trình. 44 Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng STT Hạng mục công việc Đơn vị tính 1 2 3 Móng cột đơn MT Móng cột đúp MĐ Cột bê tông ly tâm LT14B Xà đỡ lệch XĐL-3L Xà néo lệch XNL-3L Gông cột đúp Tiếp địa RC2 Dây nhôm lõi thép trần AC70/11 Sứ đứng VHD-24 Chuỗi cách điện néo Lắp dao cách ly - 24kV Lắp chống sét van - 24kV Móng cột TBA Tiếp địa trạm BA … Tổng cộng móng móng cái bộ bộ bộ bộ móng 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 … Số lƣợng quả ch cái cái vị trí ht … Đơn giá Thành tiền 1,00 4,00 12.928.618 17.112.999 12.928.618 68.451.996 9,00 6.599.194 59.392.746 1,00 4,00 4,00 5,00 4.688.542 4.592.419 1.394.026 1.828.917 4.688.542 18.369.676 5.576.104 9.144.585 593,00 21.168 12.552.624 6,00 24,00 2,00 2,00 4,00 2,00 … 199.546 383.662 16.344.327 4.267.903 15.439.212 16.665.978 … 1.197.276 9.207.888 32.688.654 8.535.806 61.756.848 33.331.956 … 510.573.720 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ Từ phiếu nhập xuất thẳng vật tƣ, các chứng từ khác kế toán ghi vào sổ Cái tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” sổ này dùng để ghi cho tất cả các công trình. (xem phụ lục 4) b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp  Đặc điểm Chi phí nhân công tại công ty bao gôm các khoản sau: - Tiền lƣơng chính. - Tiên lƣơng phụ, tiền thƣởng và các khoản phụ cấp. Trong giá thành xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tƣơng đối lớn. Do vậy, việc hạch toán chi phí nhân công trực tiêp chính xác, hợp lý, đầy đủ sẽ góp phần hạ thấp giá thành xây lắp.  Phương thức chấm công Công ty đang áp dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian. Đối với công nhân làm việc tại công trƣờng tiền lƣơng tính theo ngày. 45 Đối với bộ phận quản lý nhân viên làm việc tại văn phòng và nhân viên làm công tác quản lý hành chánh công trƣờng, tiên lƣơng trả cho đối tƣợng này tính theo tháng. Hàng ngày, cấp quản lý công trƣờng hoặc xƣởng trƣởng phải chấm công công nhân, buổi sáng phải xong trƣớc 10 giờ, buổi chiêu phải xong trƣớc 14giờ. Trƣởng công trình phải chấm công đúng và đầy đủ cho các công nhân thuộc bộ phận do mình trực tiếp quản lý trên Phiếu nghiệm Thu Công nhân phải kiểm tra trƣớc khi ký tên vào Phiếu Nghiệm Thu. Trên cơ sở Biên bản nghiệm thu, bảng chấm công, hệ số chia lƣơng của từng công nhân do tổ tự bình chọn, kế toán sẽ tiến hành chia lƣơng cho công nhân trực tiếp sản xuất nhƣ sau. Tổng tiền lƣơng khóan = đơn giá khoán x Khối lƣợng thi công thực tế. (4.1) Dựa vào hệ số, số công thực tế tính ra số công quy đổi của từng ngƣời. Số công quy đổi của công nhâni Số công thực tê của công nhâni = Giá trị một ngày công quy đổi Tiền lƣơng của công nhân i = = Hệ số của công nhâni x Tổng tiền lƣơng khoán theo biên bản nghiệm thu Tổng số công quy đổi của tất cả công nhân Số công quy đổi của công nhân i X (4.2) (4.3) Giá trị một ngày công (4.4) quy đổi Đối với lực lƣợng lao động tại chân công trình, tổ trƣởng căn cứ vào khối lƣợng công việc, sẽ quyết định là có thuê công nhân tại chân công trình hay không. Khi khối lƣợng công việc hoàn thành, tổ trƣởng công trƣờng đứng ra nghiệm thu và thanh toán theo khối lƣợng và đơn giá mà hai bên đã thảo thuận. Khi công trình hoàn thành bàn giao, Kế toán căn cứ vào “Biên bản nghiệm thu”, cùng với bảng chấm công của tổ trực tiếp thi công, trên cơ sở đó lập “Bảng thanh toán lƣơng”. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết 622 cho từng công trình. (Xem phụ lục 5) Căn cứ vào số liệu từ các sổ chi tiết tài khoản 622 cho từng công trình, Cuối quý kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho tất cả các công trình. 46 Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng Họ và tên Trần Thế Nhân Nguyễn Văn Chung Nguyễn Xuân Hoàng Nguyễn Văn Sang Mã Văn Hòa Lê Văn Lọng Nguyễn Văn Cần Nguyễn Văn Ngờ Nguyễn Văn Linh … Tổng cộng 5.145.000 4.378.500 250.000 195.000 31,0 31,0 7.750.000 6.045.000 500.000 1.680.000 9.430.000 0 6.545.000 BHXH, YT, thất nghiệp 519.000 416.000 2.688.000 195.000 31,0 6.045.000 600.000 1.034.000 7.679.000 3.160.500 3.160.500 2.688.000 2.688.000 2.289.000 3.160.500 … 165.000 147.000 170.000 157.000 145.000 145.000 … 27,0 26,5 26,5 29,5 24,0 28,0 … 4.455.000 3.896.000 4.505.000 4.632.000 3.480.000 4.060.000 … 1.094.000 0 0 930.000 528.000 0 … Lƣơng CB hệ số công số công thực tế Lƣơng SX Phụ cấp 400.000 300.000 400.000 400.000 350.000 400.000 … Lƣơng phép Tổng cộng 5.949.000 4.196.000 4.905.000 5.962.000 4.358.000 4.460.000 … Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ 47 CTXH Thực lĩnh 10.000 5.000 8.901.000 6.124.000 255.000 5.000 7.419.000 300.000 300.000 255.000 255.000 217.000 300.000 … 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 … 5.644.000 3.891.000 4.645.000 5.702.000 4.136.000 4.155.000 … 61.721.000 48 Đồng thời với việc vào sổ chi tiết tài khoản 622 chi tiết cho từng công trình, căn cứ vào các chứng từ về nhân công, kế toán phản ánh vào Sổ cái tài khoản 622. (xem phụ lục 6) c) Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Hiện nay Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ có khá đầy đủ các thiết bị xây dựng và máy thi công hiện đại, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu kỹ thuật của các công trình mà Công ty thi công xây lắp nhƣ các loại: máy ủi, máy xúc, máy lu, ô tô tự đổ, xe vận tải chuyên dùng, máy đóng cọc Diezel, máy khoan cọc nhồi, cẩu bánh lốp, cẩu bánh xích, ... Các xí nghiệp, đội đều có máy thi công riêng, Công ty chỉ quản lý một số loại máy có giá trị lớn và điều động đến các công trình khi cần. Tuy nhiên do phần lớn các công trình mà Công ty thi công lại phân bố rải rác nhiều nơi ở khắp mọi miền Tổ Quốc nên việc vận chuyển máy thi công nhiều khi không thực hiện đƣợc, khi đó đội phải đi thuê ngoài máy thi công cho các công trình khi đội trƣởng đề xuất để phục vụ kịp thời sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công. Các chứng từ để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công trình trong trƣờng hợp thuê máy là: “Hợp đồng thuê máy”, “Bảng tổng hợp chi phí thuê máy”, “Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy”. Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Công ty sử dụng tài khoản 623. Nội dung của khoản mục chi phí này bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công nhƣ xăng dầu, phụ tùng thay thế. + Chi phí thuê máy thi công hay mua dụng cụ máy. + Chi phí trả tiền thuê và vận chuyển vật tƣ. Các khoản khác liên quan nhƣ : + Chi phí tiền lƣơng, tiền công và các khoản trích theo lƣơng của công nhân sử dụng máy đƣợc hạch toán vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. + Trƣờng hợp máy thi công do Công ty đƣa đến phải tiến hành trích khấu hao máy và khoản chi phí này đƣợc hạch toán vào TK 627 (6274) “Chi phí khấu hao TCSĐ”.Cuối mỗi kỳ kế toán, Công ty tiến hành trích khấu hao theo QĐ166 phƣơng pháp tính khấu hao là phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng: Mức khấu = hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng 1 x x 12 Số tháng sử dụng (4.5) + Chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng máy thi công; chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công nhƣ điện, nƣớc, chi bằng tiền khác… đƣợc hạch toán vào TK 627 (6277) “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. 48 (xem phụ lục 7) + Trong trƣờng hợp máy đi thuê ngoài Công ty không phải trả lƣơng cho công nhân điều khiển máy và nhiên liệu cho máy hoạt động. Đối với công trình Tham gia dựng trụ trung hạ thế thôn 3 xã Đăk Sin, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông chịu trách nhiệm thi công, đội đã thuê ngoài toàn bộ xe, máy móc cần thiết phục vụ cho quá trình thi công. Để thuê xe ủi, máy móc,… đội trƣởng Võ Trọng Hóa phải tiến hành ký hợp đồng thuê máy với bên cho thuê. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ về máy thi công thuê ngoài, kế toán đội tập hợp chi phí về máy thi công gửi về phòng kế toán Công ty Tại phòng kế toán Công ty, kế toán sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ 64 bảng kê hoá đơn thuê máy, kế toán lên chứng từ bằng cách nhập liệu vào phần “Nhập chứng từ” vào màn hình nhập liệu nhập theo định khoản: Mỗi màn hình nhập liệu tƣơng ứng với một định khoản đơn. Máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ cái tài khoản 623 (Biểu 4) và các sổ có liên quan khác. Sau khi tổng hợp đƣợc các chứng từ về máy thi công thuê ngoài, kế toán đội tính ra chi phí thuê máy cho thi công công trình và lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công . Bảng 4.3 Tổng hợp chi phí máy thi công thuê ngoài Tháng 12/2012 Công trình: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng STT Tên máy 1 Xe cẩu KC – 82K – 1273 – 20 tấn 2 Số ca hoạt động Máy hàn Đơn giá Thành tiền 2 1.730.000 5.190.000 3 1.215.238 607.619 …………. Cộng 6.405 238 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ 49 Bảng 4.4 Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công Công trình: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt:đồng STT Các loại chi phí Số tiền I Máy thi công của đội 1 Chi phí nhiên liệu chạy máy 74.851.200 2 Chi phí nhân công lái máy 38.260.500 3 Khấu hao máy thi công 114.882.652 1.250.720 Trích trƣớc sửa chữa lớn máy thi 4 520.232 công 1 Cộng 121.287.890 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ d) Kế toán chi phí sản xuất chung và phân bổ chi phí sản xuất chung Tại Công ty cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ có các khoản chi phí sau đƣợc tính là chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên đội sản xuất: gồm chi phí về tiền lƣơng, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lƣơng của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, kế toán đội, ... + Chi phí nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý + Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho công tác quản lý + Chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng TSCĐ, máy thi công và chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho công tác quản lý, khấu hao máy thi công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý sản xuất, máy thi công nhƣ: điện thoại, fax, điện, nƣớc, ... + Chi phí khác bằng tiền nhƣ: tiền giao dịch, tiếp khách,... Để tập hợp chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627. Tài khoản 627 đƣợc chia thành 5 tài khoản cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xƣởng. - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. - TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ. - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.  Kế toán chi phí nhân viên phân xƣởng 50 Chi phí nhân viên phân xƣởng công ty bao gồm: tiền lƣơng nhân viên phân xƣởng, các khoản trích theo lƣơng nhƣ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cô định, công cụ dụng cụ dùng cho phân xƣởng… theo quy định của nhà nƣớc. Kế toán trích bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ 24% trên mức lƣơng cơ bản đối với Cán Bộ Công Nhân Viên Công Ty: 7% trừ vào thu nhập Cán Bộ Công Nhân Viên, 17% còn lại tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Trích BHYT 3%, BHXH 17%, KPCĐ 2%, BHTN 1%, mỗi khoản đƣợc trích theo tỷ lệ cũng tính trên mức lƣơng căn bản và đƣợc tính vào giá thành. Kế toán sử dụng TK 6271 để tập hợp chi phí nhân viên phân xƣởng Chứng từ và sổ sách sử dụng:  Bảng chấm công  Bảng lƣơng  Phiếu kế toán tổng hợp  Sổ chi tiết 6271…  Sổ cái 627 Quá trình hạch toán diễn ra nhƣ sau: Bảng chấm công Bảng tổng hợp lƣơng Phiếu kế toán tổng hợp Sổ chi tiết 6271 Sổ 627 cái Hình 4.1 Sơ đồ Quá trình hạch toán chi phí nhân viên phân xƣởng  Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ Công cụ dụng cụ trong Công ty bao gồm: Cuốc, xẻng, máy đầm, máy kéo dây, ba lăng…Chi phí công cụ, dụng cụ đƣợc hạch toán vào TK 6273 mua dùng 1 lần. Cuối tháng kế toán đội tập các hoá đơn mua hàng, lập bảng tổng hợp thanh toán HĐ GTGT gửi lên phòng kế toán Công ty: Kế toán sử dụng TK 6273 để tập hợp chi phí công cụ dụng cụ. Các chứng từ và sổ sách sử dụng: - Phiếu xuất kho - Bảng trích khấu hao công cụ dụng cụ - Phiếu kế toán tổng hợp - Sổ chi tiết 6273 - Sổ cái 627… Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ CATECCO diễn ra nhƣ sau: 51 Phiếu xuất kho Sổ chi 6273 Sổ 627 tiết Bảng phân bổ CCDC cái Phiếu kế toán tổng hợp Hình 4.2 Sơ đồ Quá trình hạch toán chi phí CCDC  Chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty thực hiện chế độ khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của nhà nƣớc về chế độ khấu hao. Chi phí khấu hao tài sản cố định đƣợc tập hợp vào tài khoản 6274. Hiện nay tài sản cố định dùng vào sản xuất của Công ty bao gồm máy trộn bê tông, máy cắt, máy đầm, ô tô cẩu… Tất cả tài sản của công ty đều đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng: Mức khấu hao bình quân tháng = Nguyên =giá TSCĐ Tỷ lệ x khấu hao TSCĐ 12 Kế toán sử dụng TK 6274 để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ. Các chứng từ và sổ sách sử dụng:  Bảng tính khấu hao tài sản cô định  Bảng trích khấu hao tài sản cô định  Phiếu kế toán tổng hợp  Sổ chi tiết 6274  Sổ cái 627… Quá trình hạch toán khấu hao TSCĐ Bảng trích khấu hao TSCĐ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Phiếu kế tổng hợp Sổ chi tiết 6274 Hình 4.3 Sơ đồ Quá trình hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ 52 toán Sổ cái 627  Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại các tổ đội xây lắp bao gồm tiền điện nƣớc thuê bao điện thoại, cƣớc điện thoại hàng tháng, tiền photo, mua tài liệu… Căn cứ vào các hoá đơn thanh toán tiền, kế toán hạch toán thẳng vào chi phí này theo nguyên tắc: chi phí phát sinh cho công trình nào thì hạch toán thẳng vào chi phí của công trình đó… Kế toán sử dụng TK 6277 để tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài. Các chứng từ và sổ sách sử dụng: - Hoá đơn - Phiếu chi tiền mặt - Phiếu kế toán tổng hợp - Sổ chi tiết 6277, sổ cái 627… Quá trình hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Hóa đơn Sổ chi 6277 tiết Sổ cái Phiếu chi Phiếu kế toán tổng hợp Ủy nhiệm chi Hình 4.4 Sơ đồ Quá trình hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài  Chi phí bằng tiền khác Trong quá trình hoạt động luôn phát sinh những chi phí ngoài chi phí nêu trên trong chi phí sản xuất chung mà bằng tiền đƣợc hạch toán vào chi phí bằng tiền khác theo nguyên tắc: chi phí phát sinh cho công tình nào thì hạch toán thẳng vào chi phí của công trình đó… Chi phí bằng tiền khác đƣợc tập hợp vào TK 6278, bao gồm các khoản chi tiếp khách đến công trƣờng, chi công tác phí các đội xây dựng, chi bãi thầu… Kế toán sử dụng TK 6278 để tập hợp chi phí bằng tiền khác. Các chứng từ và sổ sách sử dụng: - Hoá đơn - Phiếu chi tiền mặt 53 - Ủy nhiệm chi - Sổ chi tiết 6278 - Sổ cái 627… Quá trình hạch toán chi phí bẳng tiền khác: Hóa đơn Sổ chi tiết 6278 Sổ cái 627 Phiếu chi Phiếu kế toán tổng hợp ủy nhiệm chi Hình 4.5 Sơ đồ Quá trình hạch toán chi phí bằng tiền khác Số liệu minh họa : Bảng 4.5 Thanh toán tiền lƣơng bộ phận quản lý Công trình: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú. Đvt: đồng Họ và tên Chức vụ Tổng số công Lƣơng cấp bậc Lƣơng cơ bản Thƣởng Tổng cộng 1 Nguyễn Văn Phong ĐT 783.300 26 2.207.482 3.774.000 5.981482 2 Nguyễn Văn Đành KTV 575.400 26 1.621.582 2.541.000 4.162.582 3 Nguyễn Hoàng Hải NV 575.400 26 1.621.582 1.771.000 3.392.582 4 Nguyễn Thành Ngân NV 678.300 26 1.911.573 2.088.000 3.999.573 Lê5Phƣớc An NV 590.100 26 1.663.009 1.241.000 3.084.009 …… ….. 6 …….. …. ..... …. ….. . Tổng cộng 310 10.611.300 23.562.300 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất ở công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ bao gồm: quần áo bảo hộ, cuốc xẻng, .. và đƣợc phân bổ 1 lần vào sản xuất. Cuối quý kế toán đội tiến hành kiểm kê để xác định số công cụ dụng cụ đã xuất dùng, lập bảng kê công cụ dụng cụ. 54 Bảng 4.6 Bảng kê công cụ dụng cụ xuất dùng CT: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng Tên công cụ dụng cụ Stt Đơn vị tính 1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 2 Xẻng Cái Số lƣợng .... Thành tiền 30 550.000 50 350.000 Tổng 5.608.000 Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, kế toán căn cứ vào Hoá đơn thanh toán tiền điện, Hoá đơn thanh toán tiền nƣớc, Hoá đơn mua hàng, Hoá đơn tiền điện thoại,... kế toán đội lập bảng kê chi phí khác bằng tiền. Bảng 4.7 Bảng kê chi phí khác bằng tiền CT: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng Diển giải Stt Số tiền 1 Trả tiền điện thoại 760.000 2 Chi tiền tiếp khách 2.300.000 3 Chi tiền điện nƣớc 1.500.000 .... Tổng cộng 10.500.000 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ Cuối quý,Kế toán đội lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Bảng 4.8 Tổng hợp chi phí sản xuất chung CT: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng Tên loại chi phí Stt Số tiền 1 Tiền lƣơng nhân viên quản lý 2 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 4.956.588 3 Công cụ dụng cụ 1.352.630 4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 5.608.000 5 Chi phí bằng tiền khác 10.500.000 Tổng cộng 45.979.518 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ 55 23.562.300 Các chứng từ này đƣợc kế toán đội gửi về phòng kế toán tài vụ của công ty để hạch toán chi phí. Từ các chứng từ đó kế toán phản ánh vào sổ cái TK 627. (Xem phụ lục 8) d, Kế toán kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Đối với Công ty cổ phần Xây lắp điện cần Thơ việc hạch toán sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, kỳ tính giá thành xây dựng hoàn thành là cuối quý nên để xác định đƣợc thực tế khối lƣợng xây lắp hoàn thành trong quý phải tính đƣợc chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối quý. Khối lƣợng xây lắp dở dang cuối quý là khối lƣợng xây lắp chƣa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và đƣợc xác định bằng phƣơng pháp kiểm kê. Cuối quý, Ban kinh tế – kế hoạch cùng với kỹ thuật viên công trình tiến hành kiểm kê xác định khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình. Bộ phận kế toán khi nhận đƣợc “Bảng kiểm kê khối lƣợng xây lắp dở dang” (chính là Bảng Chi tiết tài khoản 154: Biểu 7) cuối kỳ từ Phòng kế hoạch gửi sang sẽ tiến hành xác định khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức Giá trị dự toán của khối lƣợng dở dang cuối kỳ = Khối lƣợng dở dang X Đơn giá dự toán (4.8) Từ đó kế toán xác định chi phí thực tế khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Chi phí thực Chi phí thực tế tế khối lƣợng khối lƣợng + dở dang đầu phát sinh kỳ trong kỳ Chi phí thực tế khối lƣợng xây lắp dở = dang cuối kỳ Giá trị dự công trình toán của khối + lƣợng xây lắp hoàn thành Giá trị dự toán của ( x khối lƣợng 4.9) Giá trị dự toán xây lắp dở của khối dang cuối kỳ lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ Đối với công trình Cấp điện phục vụ thi công khu dân cư Hưng Phú, kế toán hạch toán tập hợp các chứng từ, phiếu thu, phiếu chi trên phần mềm kế toán sau hết một quý kế toán tập hợp các chi phí vật liệu nhân công, máy thi công, chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí khác… sau đó tập hợp phân bổ các chi phí vào giá thành công trình qua bảng chi tiết TK 154 ( Biểu 7). 56 e. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi quý, Công ty thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong quý cho từng công trình, rồi trên cơ sở đó tính toán ra tổng chi phí sản xuất phát sinh của cả Công ty. Mỗi công trình, hạng mục công trình đều đƣợc mở sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính toán giá thành sản phẩm sau này. Vì hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên nên Công ty sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Để tập hợp chi phí phát sinh trong quý kế toán thực hiện các thao tác kết chuyển trên máy vi tính các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621), chi phí nhân công trực tiếp (TK622), chi phí sản xuất chung đã đƣợc hạch toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (TK627) sang bên Nợ TK 154. Trong quý III năm 2012, vào ngày 31 tháng 11 kế toán tổng hợp lựa chọn mục “Kết chuyển” trên giao diện khai báo các thông tin cần thiết để máy cộng số liệu trên cột bên Nợ của các sổ cái tài khoản 621, 622, 627 (6277, 6278, 6273…..) vào sổ cái TK 154 (Biểu 6), sổ chi tiết TK 154 (Biểu 7). Đối với công trình Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú, chi phí tập hợp trong quý 4/2012: Bảng 4.9 Tổng hợp chi phí sản xuất Công trình: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng Tài khoản Diễn giãi 621 Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 622 Chi phí nhân công trực tiếp 623 Chi phí sử dụng máy thi công 627 Chi phí sản xuất chung ... Số tiền 510.573.720 61.721.000 121.287.890 45.979.518 ... Tổng cộng 739.562.128 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ Từ các sổ chi tiết chi phí cuối quý kế toán sẽ tiến hành kết chuyển sang sổ chi tiết TK 154 theo từng công trình, sau đó ghi vào Sổ cái TK 154. (Xem phụ lục 9) 4.2 CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CẦN THƠ 4.2.1 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp và tình hình thực tế của Công ty mà đối tƣợng tính giá thành sản phẩm cũng là 57 đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm sẽ đƣợc tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. 4.2.2 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành mà Công ty thực hiện là theo từng quý. Song tùy thuộc vào thời điểm bàn giao công trình, hạng mục công trình đã đƣợc quy định trong hợp đồng mà Công ty có thể thực hiện kỳ tính giá thành sản phẩm khác nhau. 4.2.3 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Phƣơng pháp tính giá thành áp dụng tại Công ty cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ là phƣơng pháp tính giá thành trực tiếp. Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp đƣợc và chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang đầu kỳ và chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ trên các biên bản xác nhận khối lƣợng sản phảm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế cho từng công trình theo công thức: Giá thành thực tế KLXL = hoàn thành bàn giao Chi phí thực tế KLXL DD đầu kỳ + Chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế KLDD cuối kỳ (4.10) Đối với công trình Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú. Để phản ánh giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành kế toán sử dụng TK 632 Giá vốn hàng bán. TK này đƣợc mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí khác,….. Kế toán lên chứng từ hạch toán chi phí, sau đó phân bố các chi phí vào giá thành công trình (TK 154). Cuối mỗi quý kế toán thực hiện kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 theo định khoản: Nợ TK 632 : 739.562.128 Có TK 154: 739.562.128 Máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ cái TK 154 (Biểu 6) và các tài khoản liên quan. Chi phí sản xuất kinh doanh trong công ty xây lắp bao gồm những chi phí có liên quan đến công việc sản xuất xây lắp đã đƣợc tập hợp vào bên Nợ TK 621, 622, 623, 627. Để tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã tập hợp trực tiếp theo từng đối tƣợng. + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154 510.573.720 Có TK 621 510.573.720 58 + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154 61.721.000 Có TK 622 61.721.000 + Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 154 121.287.890 Có TK 623 121.287.890 + Kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi: Nợ TK 154 45.979.518 Có TK 627 45.979.518 Sản phẩm xây lắp không làm thủ tục nhập kho mà làm thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình để đƣa vào sử dụng. Nếu sản phẩm hoàn thành mà chƣa bàn giao thì cũng đƣợc coi là sản phẩm đƣợc nhập kho thành phẩm( TK 155). 4.3 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ là một công ty cổ phần. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đã đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong kỳ theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên nhằm cung cấp thông tin về tình hình SXKD của doanh nghiệp. Hiệu quả của công tác xây lắp của công ty đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu giá thành thực tế so với dự toán ta phát hiện những khoản mục chi phí tăng hay giảm so với dự toán, để từ đó tìm ra nguyên nhân nhằm tăng cƣờng hay hạn chế chúng. Vì vậy, trong phần này em sẽ tiến hành phân tích giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ. Tại công ty không lập giá thành kế hoạch, do vậy trong quá trình phân tích ngƣời viết lấy giá thành thực tế so với dự toán. Phƣơng pháp phân tích giá thành thích hợp nhất với công ty là phân tích giá thành theo khoản mục chi phí. Các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm đƣợc lập dự toán đó là:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí sử dụng máy thi công.  Chi phí sản xuất chung. 59 Bảng 4.10: Kết quả so sánh của các khoản mục chi phí Công trình: Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng Khoản mục Dự toán Thực tế % % Chênh lệch % 1-Chi phí NVL trực tiếp 520.500.000 67,31 510.573.720 69,04 9.926.280 29,5 2- Chi phí nhân công trực tiếp 69.210.000 8,95 61.721.000 8,35 7.489.000 22,24 3- chi phí sử dụng máy thi công 127.544.200 16,5 121.287.890 16,39 6.256.310 18,55 4- Chi phí sản xuất chung 55.986.154 7,24 45.979.518 6,22 10.006.636 29,71 Tổng 773.240.354 100,00 33.678.226 100,0 100,00 739.562.128 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Cần Thơ Qua bảng số liệu trên ta thấy giá thành có sự chênh lệch: Về số tuyệt đối: (33.678.226) (đồng) Về tƣơng đối = 739.562.128 773.240.354 x 100 = 95,64% Nhƣ vậy công ty đã tiết kiệm đƣợc một khoản Chi phí là: 33.678.226 (đồng) tƣơng đƣơng giảm 4,36% Đi vào phân tích từng khoản mục chi phí để thấy mức độ ảnh hƣởng của từng khoản chi phí đến giá thành công trình cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú.  Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp: Theo thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 510.573.720 đồng chiếm 69,04% giá thành thực tế. Nhƣng dự toán chi phí vật liệu hết: 520.500.000 đồng chiếm 67,31% giá thành dự toán. Nhƣ vậy về khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty đã giảm đƣợc một khoản chi phí là: 9.926.280 đồng chiếm 29,5% trong tỉ lệ giảm chi phí toàn bộ công trình. Đây là công trình có quy mô vừa, việc tiết kiệm một khoản CPNVL là đáng kể. Nguyên nhân: Chi phí NVL giảm do nhiều nguyên nhân, nhƣng trƣớc hết phải kể đến công tác quản lý vật tƣ của công ty không làm thất thoát, lãng phí, cũng có thể do thu mua giảm. Đây là thành tích của công ty cần đƣợc phát huy.  Chi phí nhân công trực tiếp Tổng chi phí nhân công thực tế so với dự toán giảm 7.489.000 đồng, tỷ lệ hạ 22,24% trong tỷ lệ giảm chi phí toàn bộ công trình. 60 Chi phí nhân công giảm là do đơn vị sử dụng hợp lý lao động, làm việc có hiệu quả dẫn đén công trình hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch cho nên đã làm giảm bớt chi phí nhân công. Đây là thành tích của công ty cũng nhƣ của đội thi công, các đơn vị trong công ty cần phải học tập.  Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản sử dụng máy thi công thực tế so với kế hoạch giảm 6.256.310(đồng) tỷ lệ hạ là 18,55% trong tỷ trọng giảm chi phí toàn bộ công trình. Chi phí sử dụng máy thi công giảm là do đơn vị hạn chế tối đa trong việc thuê ngoài máy thi công.  Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất chung thực tế so với kế hoạch giảm 10.006.636 đồng tỷ lệ hạ là 29,71% trong tỷ trọng giảm chi phí toàn bộ công trình. Chi phí sản xuất chung giảm là do đơn vị sử dụng tiết kiệm các chi phí, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. 61 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH 5.1 ĐÁNH GIÁ CÁC TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1 Về công tác kế toán 5.1.1.1 Những ưu điểm Cùng với quá trình chuyển đổi, trƣởng thành của mình, công tác kế toán tại Công ty không ngừng đƣợc hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhất, hiệu quả nhất yêu cầu quản lý, hạch toán kinh tế. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở những ƣu điểm sau: Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của Công ty. Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình, đƣợc bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc đƣợc giao, đáp ứng yêu cầu căn bản về công tác hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng. Hệ thống chứng từ ban đầu đƣợc tổ chức tƣơng đối tốt, có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Phƣơng pháp hạch toán kế toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp các thông tin thƣờng xuyên, kịp thời của công tác quản lý tại Công ty. Công ty áp dụng hình thức Sổ nhật ký chung phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng máy vi tính, phần mềm kế toán vào phục vụ công tác kế toán đã tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đƣa ra các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 5.1.1.2 Những nhược điểm Nhìn chung công tác kế toán của Công ty thực hiện khá tốt, số liệu chính xác, tuy nhiên vẫn còn một số những nhƣợc điểm cần lƣu ý khắc phục để phục vụ tốt hơn cho việc cung cấp các thông tin kế toán nhƣ: Công tác luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trực thuộc với phòng Tài chính - kế toán công ty vẫn còn sự chậm trễ. Thông thƣờng, các chứng từ phát sinh sẽ đƣợc kế toán đơn vị tập hợp và chỉ đến cuối tháng hoặc cuối quý mới đƣợc chuyển về phòng tài chính Công ty để vào sổ nhƣng có nhiều chứng từ phát sinh trong tháng này, kỳ này thì phải đến tháng sau, kỳ sau mới đƣợc gửi lên. Máy móc thiết bị phục vụ cho công tác kế toán đã cũ, không đảm bảo để có thể thực hiện nhanh khối lƣợng công việc theo yêu cầu. 62 Khi hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình sau đó mới tiến hành nhập liệu nên rất mất thời gian. 5.1.2 Về giá thành 5.1.2.1 Những ưu điểm Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đƣợc xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Công ty đã xác định rõ đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng. Theo đó Công ty có thể đối chiếu kịp thời thực tế sản xuất thi công với dự toán để từ đó tìm ra nguyên nhân chênh lệch, rút ra bài học quản lý một cách nhanh nhất. Giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty đƣợc xác định theo từng khoản mục, yếu tố chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán của chế độ kế toán hiện hành. Nhìn chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty đã đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý đặt ra về thời gian và tính chính xác, cụ thể. Mặt khác chi phí sản xuất chủ yếu đƣợc tập hợp trực tiếp, giảm bớt việc phân bổ chi phí cuối kỳ làm tăng mức độ chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm. Công ty tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc có những quyền chủ động nhất định trong quá trình hoạt động nhƣ: thuê lao động, thuê máy móc, tìm công trình, ...nhƣng vẫn gắn liền với hiệu quả kinh tế, yêu cầu kỹ thuật, chất lƣợng công việc. Điều này đã có những tác động tích cực đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. 5.1.2.2 Những nhược điểm a. Công tác luân chuyển chứng từ Công tác luân chuyển chứng từ chậm trễ đã làm tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp giữa các tháng, các kỳ biến động lớn, phản ánh không đúng, không chính xác chi phí phát sinh trong từng tháng và làm cho các công việc kế toán không hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn và đồng bộ vì khối lƣợng công việc quá lớn thƣờng bị dồn vào cuối kỳ kế toán. b. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chƣa quản lý chặt chẽ đƣợc nguyên vật liệu tại các công trƣờng thi công dẫn đến thất thoát lớn, làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ đó làm tăng giá thành của công trình, đồng nghĩa với việc chất lƣợng công trình bị giảm. c. Chi phí nhân công trực tiếp Tất cả các khoản tiền lƣơng, phụ cấp phải trả công nhân thuộc xí nghiệp, đội ; tiền công trả cho lao động thuê ngoài đều đƣợc hạch toán vào bên có tài khoản 334 mà không đƣợc chi tiết theo chế độ kế toán hiện hành quy định. Điều này làm tăng các khoản trích theo lƣơng, đồng thời việc theo dõi, đánh giá thu nhập của ngƣời lao động khó chính xác. 63 Các khoản tiền lƣơng, phụ cấp của công nhân điều khiển máy thi công lại đƣợc hạch toán vào tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vào tài khoản “Chi phí sử dụng máy thi công” TK 623 (6231). Việc phân loại hạch toán sai làm cho khoản mục chi phí không phản ánh đúng thực tế phát sinh, tăng chi phí nhân công trực tiếp, giảm chi phí sử dụng máy thi công. Công ty vẫn hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, công nhân điều khiển máy vào TK 622 nhƣ các doanh nghiệp sản xuất khác mà không hạch toán vào TK627 nhƣ chế độ quy định. Làm tăng chi phí nhân công trực tiếp, giảm chi phí sản xuất chung, ảnh hƣởng đến sự phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình không chính xác. Các bút toán hạch toán nhƣ trên không phù hợp với chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp, làm giảm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thực tế, tăng chi phí nhân công trực tiếp, làm thay đổi tỷ trọng chi phí và do vậy có thể dẫn đến chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với dự toán công trình, có thể dẫn đến những quyết định không chính xác, khó khăn trong việc tìm phƣơng hƣớng giảm chi phí, hạ giá thành. Hơn nữa, theo chế độ quy định là kinh phí công đoàn phải trích trên lƣơng thực tế trả cho công nhân viên trong tháng nhƣng Công ty lại trích theo lƣơng cơ bản của công nhân viên, do đó làm cho khoản trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất cho các đối tƣợng, tập hợp chi phí thiếu chính xác, ảnh hƣởng đến tính đúng, tính đủ giá thành công trình, hạng mục công trình. Làm giảm giá thành công trình xây lắp. Ngoài việc hạch toán không đúng khoản trích trên tại Công ty còn tồn tại thực tế là nhiều đơn vị trực tiếp thi công của Công ty không thực hiện trích, nộp các khoản trích trên lƣơng theo quy định về Công ty đúng kỳ hoặc có trƣờng hợp lại trích theo quý. Nhƣ vậy việc hạch toán tại Công ty đã vi phạm nguyên tắc trích BHXH, BHYT, KPCĐ, không phản ánh kịp thời chi phí phát sinh và có thể gây đột biến về chi phí nhân công giữa các kỳ hạch toán. d. Chi phí sản xuất chung Công ty thực hiện chƣa đúng chế độ hạch toán chi phí: một số công cụ dụng cụ, luân chuyển dùng cho nhiều kỳ, Công ty không thực hiện phân bổ mà tính một lần, hoàn toàn vào lần sử dụng đầu tiên. Nhƣ vậy đã ảnh hƣởng đến tính hợp lý của các khoản chi phí, có thể dẫn đến sự biến động bất thƣờng về chi phí sản xuất chung giữa các kỳ kế toán với nhau. Công ty không thực hiện trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định mà trong thời gian thi công nếu tài sản cố định, máy thi công của Công ty cần đƣợc sửa chữa, bảo dƣỡng thƣờng xuyên hay sửa chữa lớn thì mọi chi phí đó đều đƣợc hạch toán vào TK627- chi tiết theo đối tƣợng sử dụng. Đây là điều bất hợp lý vì nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh mà chỉ tập hợp một lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ thì sẽ đội chi phí sản xuất chung nên lớn hơn nhiều so với các kỳ khác và có thể gây ra chênh lệch lớn hơn so với dự toán. 64 Mặt khác, việc trích khấu hao tài sản cố định vẫn tiến hành theo QĐ 166 mà không trích theo QĐ 203 hiện hành. 5.2 GIẢI PHÁP 5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán 5.2.1.1 Hoàn thiện về luân chuyển chứng từ Do đặc điểm thị trƣờng rộng lớn, sản phẩm của công ty là các công trình, hạng mục công trình nằm rải rác khắp cả nƣớc cho nên việc luân chuyển chứng từ của công ty về phòng kế toán công ty thƣờng không kịp thời .Để đảm bảo cho việc nhập dữ liệu vào sổ sách kế toán theo đúng tính chất kịp thời của hình thức sổ cái, phòng kế toán cần quy định về thời gian nộp chứng từ chuyển về phòng kế toán để có số liệu phản ánh kịp thời trong sổ kế toán, tránh trƣờng hợp chi phí phát sinh kỳ này, kỳ sau mới phản ánh. Điều này sẽ ảnh hƣởng tới việc lập chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty. Vì vậy phòng kế toán cần phải xây dựng lịch trình gửi xuống các đội.xƣởng sản xuất, nếu sai phạm sẽ tiến hành sử phạt, bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ của ban giám đốc công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm,đôn đốc các đội, phân xƣởng trong việc tự giác. Đối với công trình ở xa công ty cần cử nhân viên kế toán tới tận công trình hỗ trợ cho việc ghi chép cập nhật số liệu chi tiết để đảm bảo cho công việc đƣợc tiến hành nhanh gọn và chính xác. Ngoài ra sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử cũng góp phần không nhỏ trong vịêc kết nối, luân chuyển các thông tin, công ty nên ứng dụng vào hệ thông quản lý cho công ty bằng cách nối mạng từ công ty với các công trình. 5.2.1.2 Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công Hiện nay công ty đang quản lý hai loại hình công nhân là công nhân thuê ngoài và công nhân trong danh sách công ty Đối với công nhân thuê ngoài ,khi thanh toán tiền lƣơng cho công nhân, kế toán hạch toán : NợTK622 / Có TK111,112 Việc trả lƣơng cho công nhân trong biên chế hay ngoài biên chế thì đều có cùng tính chất là thanh toán lƣơng. Vì vậy để thuận tiện cho công tác quản lý kế toán lên cho mục chi phí nhân công thuê ngoài vào theo dõi chung trên TK 334 khi đó 334 sẽ đƣợc chi tiết theo hai tài khoản sau: TK3341-Phải trả công nhân viên TK3348-Phải trả công nhân viên khác (thuê ngoài) Khi đó phòng kế toán tập hợp chứng từ sẽ vào sổ kế toán nhƣ sau : Nợ TK662-Chi phí nhân công trực tiếp Có TK3348-Phải trả công nhân viên khác Ngoài ra công nhân thuê ngoài không phải đóng góp các khoản bảo hiểm nào và cũng không trích lập quỹ. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho ngƣời lao 65 động. Công ty nên có quy định trích một phần nhỏ có thể 1% phải trả cho công nhân thuê ngoài, trong quá trình lao động có thể rủi ro xảy ra thì công ty có một khoản tiền hỗ trợ ngƣời bị nạn, nếu không thì khen thƣởng cho những đội, cá nhân hoàn thành xuất sắc trong công việc, vừa khuyến khích ngƣời lao động, lại vừa xây dựng uy tín cho công ty và phù hợp với chế độ bảo hiểm lao động. Trƣớc khi thực hiện việc này cần phải có hợp đồng giữa công ty và ngƣời lao động. 5.2.2 Giải pháp giảm giá thành 5.2.2.1 Quản lý, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu luôn là một trong những yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng để cấu thành nên sản phẩm. Đặc biệt, đối với sản phẩm xây lắp thì khoản mục chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành xây lắp vì thế việc tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần lớn vào việc hạ giá thành xây lắp. Mục đích của biện pháp này nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình tiến hành thi công công trình.  Trong khâu thiết kế: Trong khâu thiết kế cần phải xác định đúng đắn định mức nguyên vật liệu sao cho phù hợp với thực tế dựa trên bản vẽ kỹ thuật và khảo sát tình hình giá cả nguyên vật liệu trên thị trƣờng. Trong quá trình thiết kế kỹ thuật thì phải có phƣơng án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, lựa chọn đƣợc những vật liệu có giá thành hạ nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lƣợng công trình. Phải xác định khâu nào thi công cần mua bán thành phẩm từ bên ngoài, khâu nào tự chế tại công trình để đảm bảo tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu phải dựa trên cơ sở đơn giá định mức mà nhà nƣớc ban hành và phù hợp với thực tiễn. Phải xây dựng đƣợc hệ thống định mức tiên tiến, tỉ lệ tiết kiệm và hạ giá thành nguyên vật liệu trong thi công.  Trong khâu mua sắm nguyên vật liệu  Lựa chọn nhà cung ứng hợp lý: Công ty cần mua những nguyên vật liệu chủ yếu với khối lƣợng lớn để giảm giá thành. Điều đó sẽ giúp Công ty tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí thông qua hƣởng chiết khấu, chủ động về nguyên vật liệu, tránh tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Công ty cần phải xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho mình, phải lựa chọn đƣợc nhà cung ứng có uy tín, đảm bảo cung cấp đƣợc các loại nguyên vật liệu có chất lƣợng tốt, đảm bảo về các thông số kỹ thuật, giá cả phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn trong thiết kế kỹ thuật và cung ứng kịp thời tới công trình để đảm bảo tiến độ thi công. Trong trƣờng hợp trên thị trƣờng có nhiều nhà cung ứng có thể đáp ứng các yêu cầu của Công ty thì Công ty cần cân nhắc kỹ lƣỡng giữa việc mua hàng của một nhà cung ứng hay của nhiều nhà cung ứng. Mỗi sự lựa chọn đều 66 có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Nếu nhƣ mua hàng của một nhà cung ứng thì sẽ tạo thuận lợi cho Công ty trong quá trình làm ăn lâu dài, đƣợc hƣởng những ƣu tiên trong giá cả hay cƣớc phí vận chuyển đến tận nơi thi công… thì mua hàng của nhiều nhà cung ứng lại tránh cho Công ty những rủi ro khi thị trƣờng khan hiếm nguyên vật liệu hay trong trƣờng hợp gặp trục trặc với một nhà cung ứng. Do đó tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể mà Công ty có chính sách lựa chọn nhà cung ứng hợp lý để có thể thi công với giá thành thấp nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng công trình. Do đặc trƣng của ngành xây dựng là thi công trên địa bàn rộng và luôn thay đổi, đồng thời thị trƣờng nguyên vật liệu dùng trong xây dựng những năm gần đây phát triển nhanh và phân bố rộng khắp. Do vậy, nếu tận dụng đƣợc nguồn cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ sẽ là một nhân tố quan trọng tăng khả năng hạ giá thành xây lắp. - Xác định đúng thời điểm và khối lƣợng nguyên vật liệu cần mua: Xác định đúng lƣợng nguyên vật liệu cần mua là một trong những cách hiệu quả làm giảm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công. Khối lƣợng nguyên vật liệu cần mua phải đảm bảo phục vụ quá trình thi công liên tục và đủ để đối phó với tình hình biến động trên thị trƣờng. Khối lƣợng mua quá ít hay quá nhiều đều làm phát sinh thêm chi phí. Nếu lƣợng mua quá ít so với lƣợng nguyên vật liệu cần có, Công ty sẽ không đủ lƣợng nguyên vật liệu để sử dụng làm lãng phí năng lực lao động và máy móc thiết bị, tăng chi phí sản xuất. Nếu lƣợng mua quá nhiều so với nhu cầu sử dụng thì sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời tăng chi phí bảo quản lƣu kho. Xác định đúng thời điểm mua nguyên vật liệu cũng là nhân tố quan trọng góp phần hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Bởi nếu thời điểm mua nguyên vật liệu quá sớm thì sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản. Ngƣợc lại nếu thời điểm mua nguyên vật liệu quá muộn thì sẽ làm gián đoạn thi công, chậm tiến độ.  Trong khâu sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu  Cấp phát nguyên vật liệu đúng chủng loại và khối lƣợng Trong khâu cấp phát nguyên vật liệu cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ tránh cấp thừa, cấp thiếu, cấp sai chủng loại. Với những trƣờng hợp gây lãng phí nguyên vật liệu thì cần có các biện pháp hành chính nhƣ quy trách nhiệm bồi thƣờng toàn bộ số nguyên vật liệu bị lãng phí do cá nhân gây ra và có chế độ khen thƣởng những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tiết kiệm nguyên vật liệu. Do cùng một thời điểm Công ty có thể thi công xây dựng các công trình khác nhau, ở các địa bàn khác nhau, do đó mà công ty không thể xây dựng một kho nguyên vật liệu chung tại một nơi mà giao cho các đội thi công tại từng công trình. Do vậy việc theo dõi vật tƣ xuất đúng tại công trƣờng là rất khó khăn phức tạp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tƣ cho sản xuất đƣợc nhanh chóng, đồng thời góp phần kiểm tra tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh thì công ty nên sử dụng “phiếu xuất vật tƣ theo định mức” để 67 theo dõi lƣợng vật tƣ xuất kho để điều chỉnh cho hợp lý.  Áp dụng đúng đắn các biện pháp bảo quản của từng loại nguyên vật liệu, đồng thời đề ra những quy định trong việc sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm tránh lãng phí. Trong các công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng, khó khăn lớn nhất là khâu bảo quản và sử dụng. Khối lƣợng nguyên vật liệu rất lớn mà có một số vật liệu cần phải bảo quản tốt nhƣ xi măng, thép …nhƣng chỉ một số nhỏ vật liệu là đƣợc bảo quản trong kho, số còn lại để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự nhiên và tình trạng mất mát xảy ra. Hiện tƣợng này phổ biến vì trong xây dựng mặt bằng thi công chật hẹp, vừa là nơi xây dựng, vừa là nơi bảo quản, bố trí máy móc thiết bị thi công. Do đó không có điều kiện để xây chỗ bảo quản hết đƣợc tất cả các vật liệu. Ở đây biện pháp khắc phục là bố trí đảm bảo cho việc bảo quản trong lều lán, nhà kho đối với các vật liệu có giá trị cao, dễ giảm chất lƣợng thậm chí hƣ hỏng do tác động của thời tiết: xi măng, thiết bị nội thất…chỉ để ngoài những vật liệu gạch, cát… nhƣng vẫn phải bảo quản tốt tránh để bừa bãi, mất mát, gọn không làm giảm không gian thi công do vật liệu mang lại.  Tận dụng các loại máy móc hiện có để tạo ra nhiều loại vật liệu Để tận dụng đƣợc các loại máy móc hiện đại mà công ty có nhƣ trạm trộn bê tông nhựa thì công ty có thể tự tiến hành nghiền đá thay vì mua nguyên vật liệu đã qua chế biến. Nhƣ trong công trình Cấp điện phục vụ thi công khu dân cƣ Hƣng Phú, việc tự nghiền đá đã giúp công ty tiết kiệm một khoản chi phí nguyên vật liệu không nhỏ. Trong các công trình tiếp theo thì công ty nên áp dụng biện pháp này bởi vì chi phí thấp, chủ động trong sản xuất và có thể tận dụng đƣợc những sản phẩm bị loại. 5.2.2.2 Tổ chức hợp lý các biện pháp thi công Trên thực tế, trong quá trình thi công có những lúc phải phá đi làm lại. Đó là do trong khâu thiết kế không đúng yêu cầu kỹ thuật. Một nguyên nhân nữa là trong quá trình thi công, công nhân làm ẩu không đúng kỹ thuật và yêu cầu chất lƣợng làm giảm tiến độ thi công. Để hạn chế điều này thì Công ty phải lựa chọn đƣợc biện pháp thi công hợp lý nhất, đó là phƣơng pháp thi công có chi phí thấp nhất và thời gian hoàn thành ngắn nhất. * Nguyên nhân gián đoạn thi công: - Do điều kiện tự nhiên: mƣa, gió, bão lụt… - Thiếu nguyên vật liệu, năng lƣợng - Thiếu vốn đầu tƣ - Ngừng thi công do sửa chữa làm lại Mỗi thời gian gián đoạn đều làm cho chi phí của công trình tăng lên và đó là sự lãng phí. Nếu công trình bị gián đoạn, Công ty phải tìm ra nguyên nhân gây ra sự gián đoạn đó một cách nhanh nhất có thể. Nếu nguyên nhân 68 thuộc về phía Công ty nhƣ thiếu vốn phục vụ cho thi công, thiếu các vật tƣ và thiết bị cần thiết thì Công ty phải giải quyết ngay tránh làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và tiến độ thi công. Nếu nguyên nhân gây ra gián đoạn là do điều kiện khách quan nhƣ thời tiết xấu hoặc do điều kiện địa phƣơng nơi thi công công trình thì Công ty phải có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do việc gián đoạn đó gây ra. * Phƣơng pháp tổ chức thi công trên công trƣờng hợp lý phải dựa trên các nguyên tắc sau: - Cơ giới hoá đồng bộ giữa các công tác xây lắp và khối lƣợng công việc hoàn thành. - Khi thi công phải liên tục, không có thời gian gián đoạn hoặc thời gian gián đoạn ít nhất có thể. - Khối lƣợng công tác đã thi công không ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng ít nhất đến khối lƣợng công tác còn lại. - Trình tự công việc phải đƣợc sắp xếp hợp lý nhất: phần thô, phần quan trọng đƣợc tiến hành trƣớc, các phần phụ đƣợc làm sau, nhƣng mang tính chất logic, khoa học. Với những công việc mang tính chất tuần tự thì công việc sau phải đƣợc thực hiện ngay khi công việc trƣớc hoàn thành, không để thời gian gián đoạn lâu. Đối với công việc có tính chất song song phải bố trí công việc sau thực hiện ngay khi công việc trƣớc đang thực hiện sao cho thời gian hoàn thành của cả giai đoạn trƣớc là ít nhất. 69 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Đối với doanh nghiệp xây lắp, việc phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng công trình, tăng lợi nhuận là những vấn đề rất thời sự và bức thiết. Để thực hiện những mục tiêu trên việc tổ chức sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, các chi phí khác và việc tổ chức quản lý đƣợc đặt lên hàng đầu. Song công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm phải đƣợc tổ chức tốt, hoàn thiện thƣờng xuyên thì mới nâng cao đƣợc hiệu quả. Khoá luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ” đã phần nào đƣa ra đƣợc những ý kiến đề xuất hoàn thiện mang tính thời sự cho Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ nói riêng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói chung. Khoá luận đã đề cập: Về lý luận Khoá luận đã nêu và hệ thống đƣợc những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Về thực tiễn Khoá luận phản ánh trung thực, khách quan công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ với tình hình số liệu năm 2012 minh chứng cho các lập luận đã đƣa ra. Sau khi đánh giá công tác tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế toán, đi sâu đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty Khoá luận cũng đã đƣa ra những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ trên các mặt: Tổ chức công tác kế toán, thu thập và hạch toán các chi phí, ghi chép và tính toán giá thành, luân chuyển chứng từ, áp dụng chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Các ý kiến đề xuất đều xuất phát từ thực tế tại cơ sở nên mang tính khả thi và là những tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp xây lắp, mặc dù nhiều ý kiến còn mang đậm màu sắc lý luận. Một lần nữa ngƣời viết rất mong nhận đƣợc sự góp ý của Ban giám đốc, các cô chú trong phòng kế toán Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ, các thầy cô giáo và những ngƣời quan tâm để những vấn đề ngƣời viết đƣa ra đƣợc hoàn thiện và có hiệu quả trên thực tế. 6.2 KIẾN NGHỊ  Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là công tác có vị trí đặc biệt quan trọng mọi doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty Cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ nói riêng. Thực hiện kế toán tập hợp chi phí và 70 tính giá thành sản phẩm không những phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, chỉ đạo mà còn phục vụ cho việc bảo quản, khai thác tối ƣu nguồn thông tin quý giá đƣợc hình thành trong quá khứ. Do đó, xuất phát từ tình hình thực tế trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ thì việc nâng cao hiệu quả và chất lƣợng cho công tác này là hết sức cần thiết. Nhƣng để thực hiện và thực hiện tốt các giải pháp trên thì đòi hỏi phải có sự trợ giúp thƣờng xuyên tích cực từ nhiều phía.  Đối với UBND TP Cần Thơ: Sự giúp đỡ của các ban ngành và Nhà nƣớc đến việc chăm lo đào tạo nghiệp vụ cho từng ngƣời làm công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là động lực thúc đẩy sự cố gắng phấn đấu của CBCNV trong quá trình tiến hành công việc. Cụ thể Nhà nƣớc cần có các văn bản, hƣớng dẫn về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tuyên truyền các chính sách điều lệ mới cho việc thực hiện công tác này một cách rộng rãi.  Đối với cục Thuế Cần Thơ: Mặt khác Cục thuế Nhà nƣớc thƣờng xuyên cử ngƣời xuống hƣớng dẫn việc thực hiện công việc bảo vệ bí mật, tổ chức quản lý khoa học an toàn văn bản giấy tờ, bồi dƣỡng đào tạo công chức về quản lý hành chính nhà nƣớc về nghiệp vụ công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong cả nƣớc. Việc làm này sẽ có tác dụng rất lớn tới việc tự nâng cao trình độ và xây dựng hệ thống chế độ làm việc khoa học trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010, 2011 và 2012 của công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ. Chế độ kế toán Việt Nam, Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, Bộ Tài chính. Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính, Bộ Tài Chính. Đoàn Ngọc Quế, Phạm Văn Đƣợc, Bùi Văn Trƣờng, (2006), kế toán chi phí, Nhà xuất bản thống kê. Nguyễn Phƣơng Liên, Hướng dẫn thực hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp, ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006. Phan Đức Dũng,(2006), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê. Phạm Văn Đƣợc, TS. Huỳnh Đức Lộng, Th.S Lê Thị Minh Tuyết, (2006), Phân tích hoạt động Kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê. Trần Quốc Dũng, Bài giảng tổ chức thực hiện công tác kế toán. Võ Văn Nhị,(2004), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Các trang web: www.webketoan.com.vn www.tapchiketoan.info.vn www.tapchiketoan.com.vn www.vaa.vn http://ketoan.org.vn http://congdongketoan.net.vn 72 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU CHI Đơn vị: Công ty Cổ PHIẾU CHI Phần Xây Lắp Điện Ngày 01 tháng 10 năm 2012 Cần Thơ Địa chỉ: 95A, Lê Hồng Phong, P.Trà An, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Quyển Mẫu số 02-TT (QĐ số: số số 1141392 TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính) Nợ:…….. Có:…….. GIẤY ĐỀ NGHI TẠM ỨNG Ngày 01 tháng 10 năm 2012 Kính gửi: Ban giám đốc công ty Tôi tên là: Nguyễn Văn Chung Địa chỉ: Đội xây lắp điện V Đề nghị tạm ứng : 100.000.000đ Bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn Lý do tạm ứng: Mua cột bê tông cho công trình khu dân cƣ Hƣng Phú Thời hạn thanh toán: Giám đốc 25/10/2012 Kế toán trƣởng Đội trƣởng xi Ngƣời đề nghi tạm ứng PHỤ LỤC 2 HÓA ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTKT – 3LL HÓA ĐƠN (GTGT) EH/01 – B Liên 2: (giao cho khách hàng) N0: 038637 Ngày 02 tháng 10 năm 2012 Đơn vị bán hàng: Công ty Bê tông thép Cần Thơ Số tài khoản: Địa chỉ: 366B CMT8, P An Thới, Q Bình Thủy, TP Cần Thơ MS: 27001348911 Điện thoại: 0710. 3885722 Họ tên ngƣời mua hàng: Nguyễn Văn Thêm Số tài khoản: Đơn vị: Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ MS 1800 155 565 Địa chỉ: 95A Lê Hồng Phong, P. Trà Nóc, Q. Bình Thủy,Tp. Cần Thơ Hình thức thanh toán: Tiền mặt Đvt: đồng stt Tên hàng hóa dịch vụ Đơn tính 1 B vị Số lƣợng C Đơn giá 1 Thành tiền 2 3=1x2 1 Cột điện H 7,5 Cột 114 554.000 63.156.000 2 Cột điện H 8,5 Cột 12 620.000 7.440.000 3 Cột ly tâm 12 B Cột 04 1.780.000 7.120.000 Công tiền hàng: Thuế suất GTGT: 77.716.000 Tiền thuế GTGT: Tổng tiền thanh toán: 7.771.600 85.487.600 Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi lăm triệu bốn trăm tám mươi bảy ngàn đồng Ngƣời mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, ghi rõ họ tên) xii Thủ trƣởng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 3 PHIẾU XUẤT NHẬP THẲNG PHIẾU NHẬP XUẤT THẲNG Mẫu số: 01 – VT Ngày 02 tháng 10 năm 2012 QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Số:.01/HD Ngày 1-11-1995 của BTC Nợ: 621.13.... Cã: 111.... Ngƣời giao hàng: Nguyễn Văn Chung Theo Hoá đơn GTGT số 038637 ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Công ty Bê tông Thép Cần Thơ Xuất thẳng vào: công trình cấp điện cho khu dân cƣ Hƣng Phú Đvt: đồng STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tƣ (sản phẩm, Mã số hàng hoá) A B C Số lượng đơn vị tính D Theo chứng từ Thực nhập đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 1 Cột điện H 7,5 Cột 114 554.000 63.156.000 2 Cột điện H 8,5 Cột 12 620.000 7.440.000 3 Cột ly tâm 12B Cột 04 1.780.000 7.120.000 CỘNG TIỀN HÀNG 77.716.000 THUẾ SUẤT GTGT: 10% TIỀNTHUẾGTGT........ 7.771.600 TỔNG CỘNG TIỀN THANH TOÁN: 85.487.600 Số tiền bằng chữ: Tám mươi lăm triệu bốn trăm tám mươi bảy ngàn sáu trăm đồng. Ngày 02 tháng 10 năm 2012 Phụ trách Ngƣời giao hàng Thủ kho xiii Kế toán Ngƣời nhận PHỤ LỤC 4 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Đơn vị: Cty Cổ Phần xây Lắp Điện Cần Thơ Địa chỉ: 95A, Lê Hồng Phong, P.Trà an, Q. Bình Thủy, TP.Cần Thơ Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm: Từ ngày 1/10/12 đến ngày 31/12/12 Tên tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu Tài khoản: 621 Ngày tháng Số hiệu ghi sổ Đvt: đồng Diễn giãi Phát sinh Nợ 3/10/2012 111 Tiền mặt 167.232.920 15/10/2012 141 Tạm ứng 100.000.000 4/11/2012 331 Phải trả ngƣời bán 243.340.800 26/12/2012 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang Tổng cộng 510.573.720 510.573.720 xiv Phát sinh Có 510.573.720 PHỤ LỤC 5 BIÊN BẢN NGHIỆM THU Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------***----------- ----------------*---------------- Số:.....Catecco/XLĐiện V Cần Thơ, ngày 22 tháng 12 năm 2012 BIÊN BẢN NGHIỆM THU QUÝ IV NĂM 2012 Công trình: Trạm và đƣờng dây hạ thế - khu dân cƣ Hƣng Phú Đơn vị thi công : đội xây lắp điện V Căn cứ vào chỉ thị công tác của xí nghiệp giao cho đơn vị. Căn cứ vào khối lƣợng công việc hoàn thành theo biên bản nghiệm thu A-B Hội đồng nghiệm thu gồm: 1- ông: Thái Thanh Tài PGĐ xây lắp điện – Chủ tịch hội đồng 2- ông: Đỗ Văn Hoa TP Kinh tế kế hoạch - Uỷ viên 3- ông: Nguyễn Thanh Hữu Kế toán trƣởng – Uỷ viên 4-ông: Nguyễn Bá Đông TP tổ chức hành chính – Uỷ viên 5-ông:Nguyễn Văn Phong Đội trƣởng thi công. Sau khi xem xét khối lƣợng công việc hoàn thành và đã đƣợc nghiệm thu A-B. Hội đồng thống nhất nghiệm thu thanh toán cho đơn vị nhƣ sau: Đvt: đồng stt S Hạng mục Đơn vị Số lƣợng Đơn giá Thành tiền I. Vật liệu II. Nhân công trực tiêp 1 Xây lắp đƣờng dây 35Kv Km 1 4.000.000 4.000.000 2 Xây lắp đƣờng dây 0,4Kv Km 4,6 6.500.000 29.900.000 3 Xây lắp trạm biến áp 100kva Trạm 1 3.000.000 3.000.000 4 Lắp hòm công tơ Hòm m 66 35.000 2.310.000 Giá trị đƣợc hƣởng: 39.210.000 39.210.000 đồng Bằng chữ: Ba mƣơi chín triệu hai trăm mƣời ngàn đồng chẳn. Đơn vị thi công Phòng tổchức Phòng kinh tế Phòng kếtoán Chủ tịch hội hành chính kế hoạch tài vụ đồng xv PHỤ LỤC 6 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Đơn vị: công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ Địa chỉ: 95a, lê Hồng Phong, P.Trà An, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Năm: Từ ngày 1/10/12 đến ngày 31/12/12 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp. Số hiệu: 622 Ngày tháng ghi Số sổ hiệu Đơn vị: đồng Tên tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ 30/1030/12/2012 334 Phải trả công nhân viên 30/12/2012 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang Phát sinh Có 61.721.000 61.721.000 61.721.000 Cộng số phát sinh xvi 61.721.000 PHỤ LỤC 7 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 623 Đơn vị: công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ Địa chỉ: 95a, lê Hồng Phong, P.Trà An, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 623 Năm: Từ ngày 1/10/12 đến ngày 31/12/12 Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công. Số hiệu: 623 Ngày tháng ghi Số sổ hiệu Đơn vị: đồng Tên tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ 30/1030/12/2012 623 Chi phí sử dụng máy thi công 30/12/2012 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang 121.287.890 121.287.890 121.287.890 Cộng số phát sinh xvii Phát sinh Có 121.287.890 PHỤ LỤC 8 NHẬT TRÌNH XE MÁY Tháng 12 năm 2012 Kéo 2 mạch đường dây 110kV Trảng Bàng - Tây Ninh Hành trình(thời gian) làm việc Nội dung công việc TT Ngày S tháng 1 1/12 Cẩu dọn thiết bị về bãi 2 4/12 Cẩu thiết bị chạy lụt 3 6/12 4 5 Từ Đến đâu(giờ) đâu(giờ) Tổng số km(giờ) 6h 11h 5h 13h30 17h30 4h Cẩu thép dựng cột nhà điều hành 7h30 11h 4h 6/12 Cẩu thép dựng cột nhà điều hành 13h30 15h30 2h 7/12 Cẩu thép dựng cột nhà điều hành 7h 10h 3h xviii PHỤ LỤC 9 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Đơn vị: Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ Địa chỉ: 95A, Lê Hồng Phong, P.Trà An, Q.Bình Thủy, Tp.Cần Thơ SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Năm: Từ ngày 01/10/12 đến ngày 31/12/12 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Ngày ghi sổ tháng Số hiệu Đơn vị: đồng Tên tài khoản đối ứng 30/12/2012 334 Phải trả nhân viên 30/12/2012 336 Phải trả nội bộ 30/12/2012 111 Tiền mặt 30/11/2012 331 Phải trả ngƣời bán 30/12/2012 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang Phát sinh Nợ Phát sinh Có 13.080.750 9.670.819 14.603.191 8.624.758 Tổng cộng 45.979.518 45.979.518 xix 45.979.518 PHỤ LỤC 10 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 Đơn vị: Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Địa chỉ: 95A, Lê Hồng Phong, P.Trà An, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 Năm: Từ ngày 01/10/12 đến ngày 31/12/12 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Số hiệu: 154 Đvt: đồng Số dƣ đầu năm (Nợ): Số dƣ đầu kỳ (Nợ): 252.189.173 Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Diễn giãi Phát sinh Nợ 30/12/2012 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30/12/2012 622 Chi phí nhân công trực tiếp 30/12/2012 623 Chi phí sử dụng máy thi công 30/12/2012 627 Chi phí sản xuất chung 30/12/2012 632 Giá vốn hàng bán Phát sinh Có 510.573.720 61.721.000 121.287.890 45.979.518 773.240.354 Cộng số phát sinh 739.562.128 Số dƣ cuối kỳ: (Nợ) xx 773.240.354 236.970.718 [...]... xây lắp nói riêng, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ đƣợc sự giúp đỡ của các bác, các cô trong Phòng Kế toán, em đã đi sâu nghiên cứu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của Công ty và chọn đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp là: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ. .. tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ  Phân tích công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ  Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian  Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ  Địa chỉ trụ sở... hợp chi phí sản xuất Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đƣợc tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung cho các đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. .. cổ phần xây lắp điện Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là đánh giá công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản. .. 2.1.2 Tổ chức kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 2.1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất a Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và với sản phẩm đƣợc sản xuất (công trình, hạng mục công trình) nên để tập hợp đƣợc chi phí sản xuất kế toán cần xác định đúng đắn đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất để từ đó thực... hoàn thành thep dự toán 5 Giá thành công tác xây lắp là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lƣợng công tác xây lắp hoàn thành b Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Trong quá trình quản lý, giá thành công tác xây lắp đƣợc phân biệt thành các loại giá thành sau:  Giá thành dự toán công tác xây lắp Là toàn bộ các chi phí để hoàn. .. soát chi phí, tính giá thành sản phẩm, tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đƣợc xác định là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên, đặc biệt quan trọng đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để xác định đúng đắn đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp cần. .. khối lƣợng công tác xây lắp và đƣợc 6 xác định theo số liệu của kế toán Về nguyên tắc giá thành thực tế công tác xây lắp không lớn hơn giá thành kế hoạch xây lắp 2.1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá Tuy nhiên, nói đến chi phí sản xuất là nói đến toàn bộ các chi phí về lao... từng hạng mục công trình của một công trình 21 Dck: chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.1.2.4 Tổng hợp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 621 2.6 Sơ đồ Tổng hợp kếTK toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành TKHình 111,112,152,331,141 621 TK 632 TK 154 sản phẩm (1) nguyên vật liệu trực tiếp (1) Tập hợp chi phí (5a) (6) (2) Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp... “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện Hải Phòng”, LVTN đại học, Đại học Dân Lập Hải Phòng Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty; Tác giả đã dùng các phƣơng pháp tập hợp chi phí khác nhau để cho thấy đƣợc sự thay đổi của chi phí khi tính giá thành sản phẩm Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành hạch toán ... chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm kế tốn chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm Cơng ty chọn đề tài cho Khố luận tốt nghiệp là: “Hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành. .. thiện cơng tác kế tốn tập hợp CPSX tính GTSP cơng ty cổ phần xây lắp điện Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá thực trạng kế tốn tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm cơng ty cổ. .. tắc giá thành thực tế cơng tác xây lắp khơng lớn giá thành kế hoạch xây lắp 2.1.1.4 Mối quan hệ chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp Cả chi phí sản xuất giá thành sản phẩm hao phí lao

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w