Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
1,21 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ NGỌC QUỲNH
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ NGỌC QUỲNH
MSSV: LT11241
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THÚY AN
Cần Thơ - 2013
LỜI CẢM TẠ
Gần ba tháng, khoảng thời gian để em chắt lọc lại kiến thức đã học và áp
dụng vào thực tế nhằm chứng minh năng lực của mình với thầy cô, cũng như làm
một bài kiểm tra lớn dành cho bản thân. Sau khoảng thời gian thực tập tại công ty
Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 Chi Nhánh Cần Thơ, luận văn
tốt nghiệp của em cũng đã hoàn thành. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn
hạn chế nên trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót nhưng đó là cả quá
trình cố gắng và nổ lực của bản thân em. Em rất mong được sự tận tình chỉ bảo
và ý kiến của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện luận văn tốt nghiệp và kiến
thức của bản thân.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, nếu không có sự dạy bảo tận
tình và tâm huyết của các giảng viên trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là cô
Nguyễn Thúy An - giáo viên hướng dẫn thì em đã không thể hoàn thành được
luận văn tốt nghiệp như ngày hôm nay. Ngoài ra, sự giúp đỡ nhiệt tình, truyền
dạy kinh nghiệm tận tâm và hướng dẫn tỉ mĩ của các anh chị Phòng kế toán nói
riêng, toàn công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 Chi Nhánh
Cần Thơ nói chung cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp em hoàn thành tốt
luận văn của mình. Vì thế, em xin chân thành cảm ơn thầy cô của trường và các
anh chị trong công ty nơi em thực tập. Đồng thời, cũng cám ơn các bạn của em,
những người đã luôn đồng hành cùng em trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô và toàn thể các anh chị của công ty
Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 Chi Nhánh Cần Thơ luôn dồi
dào sức khoẻ và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Ngọc Quỳnh
i
TRANG CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, Ngày... tháng... năm 2013
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Ngọc Quỳnh
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần Thơ, ngày….tháng…. năm….
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần Thơ, ngày….tháng…. năm….
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần Thơ, ngày….tháng…. năm….
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi không gian ....................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................. 4
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về công tác kế toán trong công ty xây dựng .............. 4
2.1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây dựng9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu....................................................................... 21
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 21
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ ....................................... 22
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH ........................ 22
3.2 CƠ CẤU QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ................................. 23
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ............................................................... 23
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ..................................................... 23
3.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty .......................................... 26
3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY......................................... 29
3.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY ......................................................................................................................... 29
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................... 32
3.5.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 32
vi
3.5.2 Khó khăn ...................................................................................................... 32
3.5.3 Phương hướng phát triển ............................................................................. 33
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ ....................................... 34
4.1 KHÁI QUÁT CÔNG TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ AN L20 ....................... 34
4.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH .................................. 35
4.3 HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP ....................... 35
4.3.1 Nội dung hạch toán ...................................................................................... 35
4.3.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng .......................................................... 36
4.3.3 Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................. 37
4.4 HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP ................................... 43
4.4.1 Nội dung hạch toán ...................................................................................... 43
4.4.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng .......................................................... 43
4.4.3 Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp........................................... 44
4.5 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG ................................ 46
4.5.1 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng .......................................................... 46
4.5.2 Công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công ....................................... 46
4.6 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ............................................. 51
4.6.1 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng .......................................................... 51
4.6.2 Công tác hạch toán chi phí sản xuất chung.................................................. 51
4.7 TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TRÌNH
KHU DÂN CƯ PHÚ AN L20 .............................................................................. 54
4.7.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ............................................................ 54
4.7.2 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ................................................ 54
4.8 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ........................ 57
4.8.1 Phân tích sự biến động các khoản mục chi phí trong giá thành .................. 57
4.8.2 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................. 59
4.8.3 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ......................................... 63
4.8.4 Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công ...................................... 67
vii
4.8.5 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung ................................................ 69
CHƯƠNG 5 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY .............................. 70
5.1 NHẬN XÉT CHUNG ..................................................................................... 70
5.1.1 Những ưu điểm ............................................................................................ 70
5.1.2 Những tồn tại ............................................................................................... 71
5.2 GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 71
5.2.1 Về việc luân chuyển chứng từ .................................................................... 72
5.2.2 Về đánh giá sản phẩm dở dang .................................................................... 72
5.2.3 Về công tác quản lý các khoản mục chi phí ................................................ 73
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 77
6.1 KẾT LUẬN..................................................................................................... 77
6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 82
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2010 đến
2012 ...................................................................................................................... 30
Bảng 4.1 Trích bảng kê vật tư xây dựng công trình khu dân cư Phú An L20 ...... 38
Bảng 4.2 Trích bảng kê vật tư mua ngoài xây dựng công trình khu dân cư Phú
An L20 .................................................................................................................. 40
Bảng 4.3 Bảng kê chi phí nguyên vật liệu chạy máy ........................................... 46
Bảng 4.4 Trích bảng kê lương công nhân chạy máy thi công .............................. 47
Bảng 4.5 Bảng kê chi phí sữa chữa máy và khấu hao .......................................... 47
Bảng 4.6 Bảng kê chi phí thuê máy ...................................................................... 48
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công........................................ 48
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung .................................................. 51
Bảng 4.9 Bảng phân tích chi phí công trình khu dân cư Phú An L20 .................. 58
Bảng 4.10 Bảng tổng hợp vật tư sử dụng cho công trình khu dân cư Phú An L2060
Bảng 4.11 Bảng phân tích biến động chi phí vật tư.............................................. 61
Bảng 4.12 Bảng số liệu chi phí nhân công trực tiếp ............................................. 64
Bảng 4.13 Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ........................ 65
Bảng 4.14 Bảng phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công .................... 67
Bảng 4.15 Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung ............................... 69
ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..................................... 11
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................. 12
Hình 2.3 Sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công .......................................... 14
Hình 2.4 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung .................................................... 15
Hình 2.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí xây dựng .............................................. 16
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ......................................................... 23
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán ............................................................................ 26
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán kế ttoanstheo hình thức chứng từ ghi sổ ..................... 28
Hình 4.1 Biểu đồ chênh lệch chi phí sản xuất giữa dự toán và thực tế công trình
khu dân cư Phú An L20 ........................................................................................ 58
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN
:
Chi nhánh
CP
:
Cổ phần
TK
:
Tài khoản
NVL
:
Nguyên vật liệu
SXC
:
Sản xuất chung
CPNVLTT :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
:
CPSDMTC :
Chi phí sử dụng máy thi công
CPSXC
:
Chi phí sản xuất chung
BHXH
:
Bảo hiểm xã hôi
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
TSCĐ
:
Tài sản cố định
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hệ thống chỉ tiêu kế toán doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành
là hai chỉ tiêu cơ bản, có mối quan hệ khắng khít với nhau và có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc xác định kết quả sản xuất và kinh doanh mà cụ thể là lợi
nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh đó. Trong cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp chỉ tồn tại khi hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận phải bù
đắp được chi phí bỏ ra.
Xuất phát từ tầm quan trọng trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm đề ra những giải pháp có hiệu quả, có tính thực thi nhất định và phù hợp
với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời với những biện pháp cụ thể
phải tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của các
loại sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế
độ quy định và đúng theo phương pháp.
Do đặc thù của ngành xây dựng khác với các ngành khác như: chi phí sản
xuất cho mỗi sản phẩm không giống nhau, chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài từ
chu kỳ này sang chu kỳ sau nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm hết sức phức tạp. Để làm được điều này, công ty đã không ngừng phấn
đấu, hoạch định ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ phát triển
của nước nhà. Nhưng điều này thật không dễ dàng. Bởi làm sao để vừa tiết kiệm
được chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đạt hiệu quả, chất lượng sản phẩm
và công trình sử dụng. Điều này tưởng chừng như rất cũ nhưng mang lại tính lâu
bền và hữu hiệu. Do đó công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp, nó tập hợp và
cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời từ đó là cơ sở cho biết sự dịch chuyển
của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, cùng với doanh thu cho phép dự
tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn
đề tài: “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ” làm luận văn tốt nghiệp
để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này của công ty.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C«ng ty
cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ vào quý II năm
2013 đối với công trình khu dân cư Phú An L20. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí và giá thành làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện kế toán tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh giá thành sản phẩm với việc
tăng cường quản lý chi phí tại C«ng ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu chung, những mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
- Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình khu dân cư
Phú An L20 tại công ty.
- Đánh giá quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để
đề ra một số giải pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất.
- Phân tích biến động chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí nhằm
tăng cường hiệu quả quản lý chi phí tại công ty giữa thực tế so với kế hoạch.
- Đánh giá quá trình sử dụng chi phí tại công ty thông qua chỉ tiêu giá thành
sản phẩm xây dựng hoàn thành .
- Nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tËp hîp
chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý chi phí
tại công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại phòng kế toán của công ty cổ phần xây dựng công
trình giao thông 586 chi nhánh cần thơ.
Trụ Sở: khu vực Thạnh Thuận, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TPCT
1.3.2 Phạm vi thời gian
Phần tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì số liệu được
tập hợp trong quý II năm 2013. Phần phân tích biến động chi phí thì số liệu được
thu thập từ năm 2010 đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các chứng từ, sổ sách kế toán, phương pháp ghi
chép có liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty.
2
Để mô tả quá trình phát sinh các loại chi phí cách thức theo dõi, tập hợp các
loại chi phí và tính giá thành sản phẩm tôi chọn đối tượng là công trình khu dân
cư Phú An L20.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ” của bạn
Nguyễn Thanh Tùng, sinh viên Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ.
Nội dung: Đề tài thực hiện hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây lắp nhà tái định cư được khởi công từ thág 6/2005 đến tháng 12/2007 thì
hoàn thành.
Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh An Thái” của bạn Trương Ngọc Diễm
Thúy, sinh viên Trường Đại Học An Giang. Nội dung: Đi sâu trình bày và đánh
giá công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Đề xuất một số biện
pháp về kế toán và những thông tin tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm tại
công ty cổ phần da Tây Đô” của bạn Nguyễn Văn Kha, sinh viên Trường Đại
Học Cần Thơ. Nội dung: Đề tài hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm “da dây nịt” và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành làm cơ sở
cho việc đề ra một số biện pháp giảm giá thành sản phẩm da dây nịt tại công ty.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về công tác kế toán trong công ty xây dựng
2.1.1.1Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng
• Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ:
Mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa
điểm xây dựng khác nhau. Mỗi sản phẩm trong công ty xây dựng đều có yêu cầu
về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm
của từng công trình cụ thể. Vì vậy, chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn
toàn khác nhau giữa các công trình và việc tập hợp chi phí tính giá thành, xác
định kết quả thi công xây dựng cũng được tính vào từng sản phẩm xây dựng
riêng biệt.
• Sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng công trình, thời gian thi
công tương đối dài:
Các công trình có thời gian thi công rất dài, thậm chí có những công trình
kéo dài hàng chục năm. Do thời gian thi công dài nên kỳ tính giá thành thường
không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định
theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn
giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tùy thuộc vào đặc điểm kết cấu kỹ thuật
và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp.
• Việc sữa chữa thường rất khó
Thời gian sử dụng sản phẩm tương đối dài mọi sai lầm trong quá trình thi
công thường khó sữa chữa phải phá đi làm lại. Do đó, trong quá trình thi công
cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình.
• Địa điểm xây lắp luôn thay đổi theo địa bàn thi công:
Một công trình XDCB hoàn thành, điều đó có nghĩa là công nhân xây dựng
không còn việc gì phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến điểm thi công khác. Do
đó, sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí
về xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy thi công.
Cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao
động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di
dời.
4
• Sản phẩm SXCB chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường:
Do việc thực hiện thi công thường diễn ra ngoài trời, trong quá trình thi
công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng
tiến độ khi điều kiện môi trường thuận lợi. Doanh nghiệp cần có kế hoạch điều
độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
2.1.1.2 Chi phí sản xuất sản phẩm xây dựng
a. Khái niệm chi phí sản xuất
Để sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có đầy đủ ba
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: lao động của con người, đối tượng lao
động và tư liệu lao động.
Ba yếu tố này kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người. Lượng tiêu hao được biểu hiện
bằng tiền của các yếu tố trên để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ được gọi là
chi phí.
Trong các công ty xây dựng, chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí về lao động
sống của con người và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu
thành nên giá thành sản phẩm xây dựng. Mọi chi phí đều được biểu hiện bằng
tiền, trong đó chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ là biểu
hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, còn chi phí khấu hao TSCĐ, nguyên
liệu, vật liệu... là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa.
Trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp kinh doanh
xây dựng nói riêng, có rất nhiều các khoản chi phí khác nhau, do đó việc quản lý
chi phí sản xuất không thể chỉ căn cứ vào số liệu tổng hợp mà phải theo dõi, tập
hợp riêng số liệu của từng loại chi phí, từng nhóm chi phí. Vì vậy, việc tiến hành
phân loại chi phí là rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp.
b. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp những chi phí sản xuất vào từng
loại, từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Việc hạch toán chi phí
theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn
đấu hạ cho phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kế toán trong
các công ty xây dựng.
Thông thường khi phân loại chi phí người ta thường dựa vào hai tiêu thức
quan trọng nhất đó là nội dung kinh tế ban đầu của chi phí và chức năng của chi
phí đối với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chi phí
sản xuất của công ty xây dựng được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố.
5
- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và quá trình sản
xuất.
- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành.
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm và phương pháp lập dự
toán trong kinh doanh sản phẩm xây dựng là lập cho từng đối tượng theo khoản
mục giá thành nên phương pháp tập hợp chi phí này được sử dụng phổ biến trong
các công ty kinh doanh xây dựng.
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia thành các khoản
mục sau:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ vật liệu chính, vật liệu phụ,
cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình xây dựng. Nó
không bao gồm giá trị nguyên vật liệu phục vụ cho máy thi công, vật liệu quản lý
đội, công trình, chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chung.
• Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí tiền lương cơ bản, phụ
cấp... của các công nhân trực tiếp sản xuất để hình thành sản phẩm.
• Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong
quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng xây dựng bằng máy bao
gồm chi phí khấu hao máy móc, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển
máy, chi phí về nhiên liệu dùng cho máy thi công...
• Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí phục vụ cho sản xuất của
đội, công trình xây dựng nhưng không được tính trực tiếp bao gồm tiền lương
cho nhân viên quản lý đội, các khoản lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất, nhân viên điều khiển máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và một số chi
phí khác.
Tóm lại, mỗi cách tập hợp chi phí sản xuất đều có ý nghĩa riêng phục vụ
cho từng đối tượng quản lý, từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng giữa
các cách phân loại này luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả toàn bộ
chi phí phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ nhất định.
2.1.1.3 Giá thành sản phẩm xây dựng
a. Khái niệm giá thành
Để thi công một công trình hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất
định cần phải đầu tư vào quá trình sản xuất, thi công một khối lượng chi phí nhất
định.
Những chi phí này cấu thành nên giá thành công trình hay hạng mục công
trình hoàn thành. Như vậy, giá thành sản phẩm xây dựng bao gồm toàn bộ chi phí
sản xuất (gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) tính cho từng công trình hay
6
hạng mục công trình, khối lượng công tác xây dựng hoàn thành đến một giai
đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Giá thành sản phẩm xây dựng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa để hoàn thành một khối lượng công trình xây
dựng theo quy định.
Về bản chất, giá thành là kết quả của việc chuyển dịch giá trị của các yếu tố
chi phí vào sản phẩm xây dựng.
b. Phân loại giá thành
Hiện nay, có hai cách phân loại giá thành đó là: phân loại theo thời điểm và
nguồn số liệu để tính giá thành và phân loại theo phạm vi tính giá thành.
Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành
Chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành dự toán và
giá thành thực tế.
Giá thành dự toán (Zdt): là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành
khối lượng sản phẩm xây dựng. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các
định mức theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá áp dụng vào
từng lãnh thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành.
Zdt = Giá trị dự toán – lãi định mức
Giá trị dự toán là chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các cấu kiện, lắp
đặt các máy móc thiết bị... bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí chung và lãi
định mức.
Đây là cơ sở để xây dựng lập kế hoạch khối lượng các công tác xây dựng và
thanh toán công tác hoàn thành, là căn cứ để tính kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp và để kiểm tra chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch (Zkh): là giá thành được xây dựng từ những điều kiện
kinh tế cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành sản phẩm so với
dự toán bằng các biện pháp tăng cường quản lý kỹ thuật, thi công, vật tư, các
định mức đơn giá áp dụng trong các công ty xây dựng.
Zkh = Giá thành dự toán – mức hạ giá thành dự toán
Với doanh nghiệp không có giá thành dự toán thì giá thành kế hoạch được
xác định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các
định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.
Giá thành thực tế (Ztt): là giá thành phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để
hoàn thành bàn giao công trình, dự án mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành
này bao gồm các chi phí theo định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất,
7
các khoản bội chi, lãng phí vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất và
quản lý của doanh nghiệp được phép tính vào giá thành.
Nhờ việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá
trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác.
Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến
bộ hay non yếu của doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trình
độ tổ chức quản lý của bản thân doanh nghiệp đó.
2.1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm xây dựng
Đối với công tác quản trị doanh nghiệp, việc tính đúng, tính đủ chi phí sản
xuất có vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ
với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Đây là hai mặt thống nhất của
một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất. Tuy nhiên, do bộ phận chi phí
sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất khác nhau
về lượng.
Tổng giá thành
sản phẩm
CPSX dở dang
=
đầu kỳ
CPXS phát sinh
+
trong kỳ
CPSX dở dang
-
cuối kỳ
Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong
một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra
bất kỳ ở kỳ nào nhưng gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng
công việc nhất định được nghiệm thu, bàn giao và thanh toán.
Về mặt kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai
bước liên tiếp gắn bó hữu cơ với nhau, tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính
giá thành sản phẩm. Do đó, sự chính xác của công tác hạch toán chi phí sản xuất
quyết định tính chính xác của công tác tính giá thành.
2.1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty
xây dựng
2.1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là một giới hạn nhất định về địa điểm,
thời gian phát sinh mà các chi phí được tập hợp theo đó.
8
Sản xuất xây dựng có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn
chiếc, thường phân chia thành nhiều khu vực, bộ phận thi công, mỗi hạng mục
đều có thiết kế riêng, cấu tạo vật chất của chúng rất khác nhau. Mỗi hạng mục lại
có dự toán riêng. Đơn vị tính giá thành có thể là hạng mục công trình. Vì vậy, tùy
theo công việc cụ thể, trình độ quản lý của mỗi công ty xây dựng mà đối tượng
hạch toán chi phí cũng khác nhau, có thể là công trình, hạng mục công trình, đơn
đặt hàng, đội thi công...
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và quan
trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Xác định đúng đối tượng hạch
toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc
điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp
mới giúp cho việc tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu
ghi chép số liệu ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản kế toán, sổ chi tiết
đều phải theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí là một phương pháp hay một hệ thống
phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo đối
tượng hạch toán chi phí. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, phương
thức sản xuất... mà phương pháp tập hợp chi phí có sự khác nhau.
Trong các doanh nghiệp xây dựng có những phương pháp tập hợp chi phí
sau:
+ Phương pháp hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình:
hàng tháng, chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công
trình nào sẽ được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.
+ Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất
phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng, khi đơn đặt hàng
hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành
chính là chi phí của đơn đặt hàng đó.
+ Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị thi công: theo phương pháp
này, các đơn vị thi công thực hiện công tác kế toán nội bộ, các chi phí phát sinh
được thực hiện theo từng đơn vị thi công và trong từng đơn vị đó chi phí lại được
tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí như công trình, hạng mục công trình.
Cuối cùng, toàn bộ chi phí phát sinh thực tế ở từng đơn vị thi công được so sánh
với dự toán để xác định kết quả hạch toán kế toán nội bộ. Khi việc xây dựng
hoàn thành thì phải tính riêng giá thành cho từng công trình hay hạng mục công
trình bằng phương pháp thích hợp.
9
b. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá thực tế của toàn bộ vật liệu
chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, bộ phận (trừ vật liệu dùng cho máy thi công)
dùng cho việc xây dựng lắp đặt các công trình. Vật liệu sử dụng cho công trình
nào, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình đó. Trường hợp
không tính riêng được thì phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình
theo định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện...
Ta có công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ
cho từng đối tượng
Tổng chi phí vật liệu
cần phân bổ
=
Hệ số
phân bổ
X
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Hệ số phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối
tượng
Tùy theo đặc điểm hạch toán của từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong
các phương pháp: LIFO, FIFO, bình quân gia quyền, phương pháp giá thực tế
đích danh... để xác định chi phí nguyên vật liệu xuất kho.
Tài khoản sử dụng:
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tài khoản này dùng để phản ánh
chi phí nguyên liệu, vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay
lắp đặt các công trình.
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, lắp đặt
(công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có
dự toán riêng).
Trình tự hạch toán CP NVLTT được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 152,111,112,141...
TK 621
TK 154
Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
Giá trị vật liệu dùng
trực tiếp xây lắp công
trình
TK133
TK 152
Thuế GTGT của
NVL mua vào
Vật liệu dùng
không hết nhập lại
kho
Hình 2.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
10
c. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm công ty xây dựng là
những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm, trực tiếp tham gia xây dựng công trình. Nó bao gồm cả lương chính, lương
phụ và các khoản phụ cấp nhưng nó không bao gồm tiền lương và các khoản phụ
cấp của công nhân vận hành máy thi công.
Để tính toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp phải đi từ hạch toán tiền
lương lao động, hạch toán công việc giao khoán. Trên cơ sở đó tính toán và phân
bổ tiền lương vào các đối tượng tập hợp chi phí. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí
nhân công trực tiếp có thể là chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, khối
lượng sản phẩm sản xuất... Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ căn
cứ vào tỷ lệ trích.
Hạch toán thời gian lao động: được tiến hành theo từng loại công nhân viên,
theo từng công việc được giao và cho từng đối tượng hạch toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm. Theo dõi thời gian lao động được tiến hành trên bảng chấm
công. Chứng từ này sau khi được kiểm tra xác nhận ở đội sản xuất và các phòng
ban có liên quan thì được chuyển về phòng kế toán. Kế toán tiền lương lấy đây
làm căn cứ để tính lương và theo dõi trên tài khoản chi phí có liên quan.
Hạch toán khối lượng công việc giao khoán: chứng từ ban đầu được sử
dụng để hạch toán là Hợp đồng giao khoán. Hợp đồng giao khoán được ký theo
từng phần công việc, giai đoạn công việc, theo hạng mục công trình hoàn thành
và được xác nhận kết quả rồi chuyển về phòng kế toán làm căn cứ để tính lương.
Tính lương, trả lương và tổng hợp, phân bổ tiền lương: Hàng tháng, căn cứ
vào bảng chấm công, hợp đồng giao khoán và các chứng từ có liên quan khác để
lập chứng từ thanh toán lương và kiểm tra việc thanh toán lương cho cán bộ công
nhân viên. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng đội sản
xuất, bộ phận thi công và phòng ban. Việc tổng hợp, phân bổ tiền lương vào các
tài khoản chi phí cho các đối tượng sử dụng được thực hiện trên bảng phân bổ
tiền lương.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính cho từng đối tượng chịu chi
phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối
tượng mà không hạch toán riêng được thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu
thức phân bổ thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
Tiêu thức phân bổ có thể là tiền công định mức, giờ công sản xuất, hệ số...
Tổng chi phí NCTT trong kỳ
Chi phí NCTT phân bổ
Tổng tiêu thức phân
=
x
cho từng đối tượng
bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ
của các đối tượng
11
Tài khoản sử dụng
TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để tập hợp chi
phí và kết chuyển chi phí về tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài
khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 334
TK 622
Tiền lương và các
khoản phụ cấp
TK 154
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
TK 141
Tạm ứng lương
:
Hình 2.2 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
d. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là những máy móc thiết bị chạy bằng động cơ được sử dụng
trực tiếp cho công tác thi công công trình, đó là những máy hoạt động đòi hỏi
phải có người điều khiển, phải cung cấp năng lượng… như máy trộn bê tông,
máy xúc…
Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí trực tiếp có liên quan đến
việc sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa
máy móc thiết bị thi công, tiền lương công nhân điều khiển máy và các chi phí
bằng tiền khác. Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong XDCB mà chi phí
sử dụng máy thi công được chia làm hai loại:
- Chi phí thường xuyên
- Chi phí tạm thời
Muốn xác định chi phí sử dụng máy thi công được chính xác, kịp thời cho
các đối tượng trước hết phải tổ chức tốt khâu hạch toán công việc hàng ngày của
máy trên phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công. Định kỳ, mỗi xe, máy được
phát một nhật trình do công nhân điều khiển ghi rõ trên máy: đối tượng phục vụ,
khối lượng hoàn thành, số ca lao động thực tế, số ca ngừng nghỉ và có chữ ký của
cán bộ kỹ thuật. Cuối tháng, chuyển về phòng kế toán làm căn cứ để kiểm tra,
phân tích chi phí sử dụng máy.
12
Tài khoản sử dụng
TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này được dùng để tập
hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động
xây lắp công trình.
Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công
đối với những công ty xây dựng thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức
thi công hỗn hợp giữa thủ công và máy.
Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng
máy thi công tại mỗi doanh nghiệp, cụ thể là:
Doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và đội máy thi công có
tổ chức hạch toán kế toán riêng
Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức
đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức hạch toán kế toán riêng cho đội
máy thi công
Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, máy thi công
được sử dụng cho từng đội xây dựng công trình để thực hịện các khối lượng thi
công bằng máy.
Ta có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo sơ
đồ sau (trường hợp doanh nghiệp thi công hỗn hợp không tổ chức đội máy thi
công riêng biệt):
TK152,153,111
TK 623
TK 154
Tập hợp chi phí NVL
Kết chuyển CPSDMTC
TK 334,338
Tập hợp chi phí nhân công
TK 111,214…
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khấu hao
Hình 2.3: Sơ đồ kế toán sử dụng máy thi công
e. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản
xuất của đội xây lắp, công trình xây dựng nhưng không được tính trực tiếp cho
từng đối tượng cụ thể. Nó bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, khoản trích về
13
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực
tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao
tài sản cố định dùng chung cho cả đội và một số chi phí khác.
Cuối kỳ hạch toán, do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều công
trình, hạng mục công trình nên cần thiết phải phân bổ khoản mục chi phí này
theo tiêu thức phù hợp. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
Mức CPSX chung
phân bổ cho từng
đối tượng
Tổng CPSX chung cần
phân bổ
=
Tổng tiêu thức phân bổ
của tất cả các đối tượng
X
Tổng tiêu thức
phân bổ của từng
đối tượng
Để phân bổ chi phí sản xuất chung người ta thường sử dụng một số tiêu
thức chủ yếu như: phân bổ theo định mức, theo tiền lương của công nhân sản
xuất...
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được khái quát theo sơ đồ sau:
TK 152,153,214,111…
TK 627
Tập hợp chi phí
sản xuất chung
TK 154
Phân bổ, kết chuyển
chi phí sản xuất chung
TK 111,138,152
Các khoản ghi giảm
chi phí sản xuất chung
Hình 2.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
f. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng, kế toán
sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
14
TK 621
TK632
TK 154
K/c CPNVLTT
Giá thành KLXL hoàn
thành, bàn giao
TK 622
K/c CPNCTT
TK 152, 153
Giá trị VL nhập lại kho
TK 623
K/c CPSD máy thi công
TK 627
K/c CPSXC
Hình 2.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí xây dựng
2.1.2.2 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang trong xây dựng có thể là công trình, hạng mục công trình
dở dang chưa hoàn thành, khối lượng xây lắp thi công dở dang bất kỳ chưa được
bên chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất cho
khối lượng làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Để đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết cần kiểm kê
khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ đồng thời xác định đúng đắn mức độ
hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng sản
phẩm dở dang, phát hiện những tổn thất trong quá trình thi công.
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là kết cấu phức tạp, việc xác định chính
xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm
làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với các bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức
lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở dang một
cách chính xác nhất. Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp
được kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong xây lắp phụ thuộc vào
phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và
bên giao thầu.
15
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành
tương đương.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá dự toán.
Ngoài ra, đối với một số công việc như nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hoặc
xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng
được bên chủ đầu tư thanh toán toàn bộ sau khi hoàn thành thì giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê,
đánh giá.
2.1.2.3 Tính giá thành sản phẩm
a. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính
giá thành của kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh
doanh sản phẩm hàng hoá, căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm cung cấp,
sử dụng của từng loại sản phẩm để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp.
Trong ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm có những đặc thù riêng nên đối
tượng tính giá thành thường là các công trình hay các khối lượng công việc có
thiết kế và dự toán riêng đã hoàn thành. Trường hợp trong doanh nghiệp xây lắp
có tổ chức phân xưởng sản xuất phụ thì đối tượng tính giá thành là một đơn vị
hoàn thành hay lao vụ hoàn thành.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính
giá thành sản phẩm phục vụ cho quá trình kiểm tra tình hình thực hiện giá thành
sản phẩm, tính toán hiệu quả, xác định chính xác thu nhập.
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu từ phần tập hợp
chi phí sản xuất của kế toán để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản
phẩm hay lao vụ hoàn thành theo các khoản mục giá thành đã quy định.
Chi phí sản xuất của đơn vị được tập hợp hàng tháng trong các sổ chi tiết và
tổng hợp. Căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp cho từng đối tượng, kế toán giá
thành phải vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính tổng giá thành
theo kỳ quy định. Trong doanh nghiệp xây dựng thường có các phương pháp tính
giá thành như sau:
- Phương pháp tính giá thành trực tiếp
- Phương pháp tổng cộng chi phí
- Phương pháp tỷ lệ
16
- Phương pháp kết hợp
Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Đây là phương pháp tính giá thành giản đơn, được áp dụng chủ yếu trong
các doanh nghiệp xây dựng.Vì sản phẩm xây dựng đơn chiếc nên đối tượng tập
hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành.
Nếu sản phẩm dở dang không đáng kể thì chi phí sản xuất đã tập hợp được
trong kỳ cho mỗi đối tượng tính giá thành là giá thành sản phẩm hoàn thành
trong kỳ.
Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng với việc xây dựng các công trình lớn, phức
tạp, quá trình xây dựng có thể thông qua các đội xây dựng khác nhau mới hoàn
thành công trình. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là các
đội xây dựng còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối kỳ.
Phương pháp tỷ lệ
Được áp dụng khi giới hạn tập hợp chi phí là nhóm hạng mục công trình
nhưng đối tượng tính giá là hạng mục công trình. Khi đó, phải căn cứ vào tổng số
chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng số giá trị dự toán của tất cả các
hạng mục công trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ. Trong đó, chi phí kế
hoạch được tính riêng cho từng công trình, hạng mục công trình.
Phương pháp kết hợp
Là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong việc tính giá thành đơn vị
sản phẩm xây dựng, thường kết hợp phương pháp tính trực tiếp với phương pháp
tổng cộng chi phí khi đối tượng hạch toán chi phí là các giai đoạn công việc,
hoặc kết hợp phương pháp tính trực tiếp với các phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ khi
đối tượng hạch toán chi phí là nhóm nhà cửa, vật kiến trúc, hạng mục công trình
xây lắp...
2.1.2.4 Một số chỉ tiêu phân tích chi phí sản xuất nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý chi phí.
Ý nghĩa của việc phân tích chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh
nghiệp phải khai thác và phát huy mọi năng lực sản xuất, ứng dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí với mục đích chính là hạ giá thành sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đối với ngành xây dựng, vì chi phí được dự toán nên việc tập hợp chi phí
sản xuất sản phẩm xây dựng được tập hợp theo khoản mục nên để đi sâu vào
phân tích chi phí thì ta phải đi sâu phân tích theo từng khoản mục chi phí.
17
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức
năng thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra
quyết định đúng đắn, kịp thời. Phân tích giá thành sản phẩm cũng là một trong số
những cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm chi phí biến động so với
mức dự kiến ban đầu. Từ đó, cấp quản lý có những quyết định tối ưu hơn trong
hạt động kinh doanh.
Một số chỉ tiêu phân tích chi phí sản xuất
Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu
Biến động chi phí nguyên vật liệu là sự thay đổi về giá, lượng nguyên vật
liệu trực tiếp so với dự toán ban đầu. Nếu sự biến động về chi phí NVL là một
chênh lệch âm thì chi phí NVL biến động theo chiều hướng tốt, tiết kiệm được
chi phí và ngược lại.
Chi phí nguyên vật liệu = ΣMức tiêu hao vật liệu x Đơn giá vật liệu
Biến động khoản mục chi phí này do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Nhân tố 1: Mức tiêu hao vật liệu hay còn gọi là biến động lượng.
Nhân tố này phản ánh tình hình sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí.
Nhân tố 2: Đơn giá vật liệu hay còn gọi là biến động giá.
Nhân tố này phụ thuộc vào hai yếu tố giá mua và chi phí thu mua.
Biến động giá
Biến động lượng
Tổng biến động
Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Biến động chi phí nhân công là do sự thay đổi bắt nguồn chủ yếu từ giá
nhân công lao động, năng suất lao động của thực tế so với dự toán. Nguyên nhân
biến động chi phí nhân công có thể là do:
+
+
+
+
+
+
+
Chế độ lương và các chính sách.
Các khoản thưởng, làm việc ngoài giờ, tăng ca...
Giá cả lao động biến đổi bất thường.
Tuyển dụng nhân công không phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Công nhân thiếu kinh nghiệm.
Thay đổi bậc lao động
Thay đổi điều kiện lao động.
18
+ Vật tư không đạt chất lượng.
+ Máy móc thiết bị cũ.
Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công
Biến động chi phí sử dụng máy thi công là các khoản chi phí phát sinh cho
việc sử dụng máy thi công như nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp điều khiển
máy thi công, chi phí khấu hao máy...
Khi phân tích nên phân ra thành biến phí và định phí. Biến phí gồm những
khoản biến động theo số giờ chạy máy như nhiên liệu... Định phí gồm chi phí
nhân công điều khiển máy, khấu hao... Tương tự như các khoản chi phí khác, nếu
biến động âm thì tốt, thể hiện tiết kiệm được chi phí sử dụng. Tuy nhiên, mức độ
hoạt động nhỏ hơn hoặc bằng năng lực sản xuất thì phân tích biến động mới phù
hợp.
Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung cũng bao gồm biến phí và định phí.
Biến phí: là chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất nhưng biến
thiên theo mức độ hoạt động. Biến động theo mức độ hoạt động dương là do mức
độ hoạt động lớn hơn mức dự kiến ban đầu. Có loại biến phí tỷ lệ thuận trực tiếp
với biến động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp...
nhưng cũng có loại biến phí chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ
ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị... Biến
phí rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất kinh doanh, từng phạm vi,
mức độ hoạt động, quy trình sản xuất... của từng công ty mà có các loại biến phí
khác nhau.
Định phí bao gồm các khoản chi phí thường không thay đổi trong phạm vi
giới hạn của mô hình hoạt động như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý cơ
sở hạ tầng, chi phí bảo vệ, chi phí điện thoại, kết nối internet, chi phí tiếp khách...
Tùy vào tình hình hoạt động sản xuất, mỗi năm công ty đều có kế hhoachjcho
loại chi phí này.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu bao gồm các công việc sau:
- Tổng hợp các phiếu xuất vật tư, phân loại theo từng vật liệu đã xuất dùng
trong công trình.
- Tổng hợp các bảng thanh toán lương, phân bổ theo lương.
- Tổng hợp và phân loại các phiếu xuất nhiên liệu.
19
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Tập hợp chi phí theo từng khoản mục.
- Dùng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
- Dùng phương pháp so sánh theo số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá
tình hình hoàn thành giá thành so với dự toán theo từng khoản mục chi phí.
20
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH
Ngày 04 tháng 08 năm 2004 theo Quyết định của Tổng Công ty Xây Dựng
Công Trình Giao Thông 5 về việc tách chuyển nguyên trạng Chi nhánh Công ty
Xây Dựng Công Trình Giao Thông 507 tại Cần Thơ tổ chức thành Chi nhánh Chi
nhánh Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 tại Cần Thơ (là đơn vị
trực thuộc Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 thuộc Tổng Công ty
Xây Dựng Công Trình Giao Thông 5).
Năm 2007 Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 tiến hành cổ
phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông
586. Ngày 17 tháng 07 năm 2007, Chi nhánh Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công
Trình Giao Thông 586 tại Cần Thơ được thành lập trên cơ sở chuyển thể từ
doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số: 23/QĐ-HCNS ngày 17 tháng 07 năm
2007 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông
586.
- Trụ sở giao dịch: Khu vực Thạnh Thuận, Phường Phú Thứ, Quận Cái
Răng, Thành phố Cần Thơ.
- ĐT: 07103.916360
FAX: 07103.916334
- Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 5713000326 do Phòng
Đăng ký kinh doanh – Sớ Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ cấp ngày 07 tháng 08
năm 2007.
21
3.2 CƠ CẤU QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
tổ
chứchành
chính
Phòng
tài
chínhkế toán
Đội
XD số
1
Phó giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
hoạchtổng
hợp
Đội
XD số
2
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
trắc địa
Đội
XD số
3
Phòng
vật tưthiết bị
Đội
XD số
4
Đội
thiết
bị- xe
máy
Ban
BTTH
GPMB
Đội
XD số
5->17
HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban lãnh đạo Chi nhánh Công ty gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 01
Kế toán trưởng.
Giám đốc Chi nhánh Công ty là người được Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện cho quyền và nghĩa
vụ của Chi nhánh trước pháp luật Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
22
Phó giám đốc là người được Giám đốc Chi nhánh Công ty phân công và ủy
quyền trực tiếp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ đã được giao.
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Phòng Tài
Chính – Kế Toán trước Giám đốc Chi nhánh Công ty và các cơ quan hữu quan có
liên quan khác (Cơ quan thuế, các Ngân hàng, …)
Phòng Tổ chức – Hành chính:
Có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức, quản
lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực tổ
chức sản xuất, lao động tiền lương, hành chính quản trị thể hiện trên các mặt
công tác chủ yếu sau:
+ Công tác tổ chức cán bộ, tổ chức tiền lương.
+ Hành chính quản trị, thanh tra bảo vệ.
+ An toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động.
Phòng Tài chính – Kế toán:
Giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức, quản lý vốn, tài sản, lập kế hoạch tài
chính, quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo dõi
tình hình thu, chi của đơn vị. Bên cạnh đó, còn có nhiệm vụ đại diện đơn vị giải
quyết những mối quan hệ tài chính trong quá trình kinh doanh như:
+ Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
+ Các mối quan hệ tài chính trong nội bộ.
+ Phân phối vốn hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
+ Phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh của đơn vị được diễn ra liên tục.
Phòng Kinh doanh:
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc đơn vị tổ chức, quản lý, chỉ đạo,
điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh,
đảm bảo hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước trên
lĩnh vực công tác chủ yếu như sau:
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh.
+ Đưa ra các mục tiêu phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng.
+ Đảm bản hoàn thành các hợp đồng ký kết với khách hàng.
+ Xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của đơn vị.
Phòng Kế hoạch – Tổng hợp:
Chịu trách nhiệm xây dựng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài
hạn của đơn vị, thực hiện các hợp đồng giao khoán thi công.
23
Tổ chức xây dựng các hồ sơ và đại diện đơn vị tham gia dự thầu các dự án
bên ngoài.
Phòng Kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi giám sát thi công các công trình xây
dựng của đơn vị gồm các công việc như:
+ Thực hiện bóc, tách các số liệu kỹ thuật trong thực hiện thi công công
trình. Đảm bảo các công trình được thi công đúng theo thiết kế kỹ thuật và bàn
giao đưa vào sử dụng đúng kế hoạch đã định.
+ Giám sát, nghiệm thu chất lượng kỹ thuật công trình đúng quy định.
+ Công tác kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
Phòng Vật tư – Thiết bị:
Chịu trách nhiệm tham mưu với Giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị
phục vụ sản xuất, mua các tài sản cố định.
+ Quản lý và sửa chữa thiết bị xe máy thi công.
+ Theo dõi công tác cấp phát vật tư, nhiên liệu… cho các đội thi công.
+ Bảo quản vật tư, thiết bị, đảm bảo số lượng, chất lượng và đảm bảo vật
tư, thiết bị được sử dụng đúng mục đích phục vụ công tác sản xuất thi công của
đơn vị.
Ban Bồi thường Thiệt hại – Giải phóng Mặt bằng:
Chịu trách nhiệm theo dõi diện tích đất thu hồi và tiến hành công tác san lấp
giao mặt bằng thi công.
Theo dõ và lên bảng tính bồi hoàn thiệt hại cho các hộ dân có diện tích đất
nằm trong dự án.
Đại diện đơn vị giải quyết các tranh chấp về đất đai với các hộ dân, với
chính quyền địa phương.
Các Đội xây dựng công trình:
Là các đơn vị trực tiếp thi công các hạng mục công trình của dự án. Chịu sự
giám sát trực tiếp của phòng Kỹ thuật và phòng Kế hoạch – Tổng hợp của Chi
nhánh Công ty.
Biên chế đội gồm: 01 Đội trưởng, 01 Đội phó, 01 kỹ thuật công trình và 01
kế toán thống kê.
24
3.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
3.2.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
KẾ TOÁN
NGÂN
HÀNG
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ TOÁN
THUẾ,
CÔNG NỢ
ĐỘI
THỦ QUỸ
HÌNH 3.2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung, điều hành công việc
của phòng kế toán, đồng thời trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện
công tác tài chính kế toán của công ty theo đúng nguyên tắc, chế độ quy định của
Nhà Nước.
- Phó Phòng Kế toán: Giúp đỡ kế toán trưởng tổng hợp báo cáo các số
liệu, thực hiện báo cáo tài chính, quết toán theo định kỳ.
- Kế toán ngân hàng: Kiểm tra theo dõi và thực hiện việc thu, chi qua tiền
gởi ngân hàng, tiền vay ngân hàng đồng thời mở số kế toán chi tiết và phản ánh
kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Kế toán công nợ: Mở sổ theo dõi chi tiết các khách hàng còn phải thu.
Kiểm tra, kiểm soát hóa đơn chứng từ liên quan đến các khoản phải trả cho người
bán, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, hợp pháp và hợp lệ của các hóa đơn,
chứng từ trước khi chi thanh toán trực tiếp hoặc chấp nhận thanh toán.
- Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hóa đơn
chứng từ thanh toán của cán bộ công nhân viên Chi nhánh Công ty và lập phiếu
thu, chi.
25
- Kế toán thuế, công nợ đội: Tập hợp hóa đơn GTGT kê khai và nộp báo
cáo theo qui định, mở sổ kế toán chi tiết theo dõi công nợ các đội thi công. Trích
khấu hao tài sản cố định và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến tăng,
giảm tài sản cố định.
- Thủ quỹ: Quản lý và thực hiện thu, chi tiền mặt theo các phiếu thu, phiếu
chi đã được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt, báo cáo hàng ngày để giúp kế
toán trưởng quản lý điều hành chi phí sản xuất của công ty về mặt tài chính.
3.2.3.3 Các tài khoản ứng dụng cơ bản:
- Chi nhánh Công ty Cổ Phần Xây dựng Công Trình Giao thông 586 tại
Cần Thơ áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/QĐ – BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
3.2.3.4 Hình thức kế toán:
Chi nhánh Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
- Căn cứ để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế
toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính
kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ cái;
- Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
26
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ thẻ kế
toán chi
tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng
hợp chi
tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HÌNH 3.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng và quý
27
3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
- Xây dựng các công trình giao thông công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy
điện.
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư
và đô thị.
- Khai thác, chế biến sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện bê tông
đúc sẵn, gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí.
- Sửa chữa phương tiện xe máy, thiết bị thi công và phương tiện thiết bị
giao thông vận tải.
- Cho thuê văn phòng làm việc, kinh doanh mua bán điện.
3.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
28
BẢNG 3.1: KHÁI QUÁT DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Doanh thu hoạt động tài
chính
Năm 2011
Năm 2012
139.370.366.761 108.946.288.078 478.126.806.849
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
-30.424.078.683
369.180.518.771
452.826.814
228.917.715
183.805.697
-223.909.099
-45.112.018
1.189.447.515
5.899.935.079
118.491.956
4.710.487.564
-5.781.443.123
606.903.127
5.199.322.285
40.459.063
4.592.419.158
-5.158.863.222
126.152.541.648
66.055.409.123
360.203.958.253
-60.097.132.525
294.148.549.130
6. Chi phí hoạt động tài
chính
4.752.885.342
27.149.997.160
67.625.969.877
22.397.111.818
40.475.972.717
7. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
6.267.017.056
8.716.944.808
44.611.862.553
2.449.927.752
35.894.917.745
8. Lợi nhuận trước thuế
3.233.293.917
7.347.566.041
5.946.854.756
4.114.272.124
-1.400.711.285
3. Thu nhập khác
4. Chi phí khác
5. Giá vốn hàng bán
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty CPXDCTGT 586 CN Cần Thơ)
29
Trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp
trong một thời gian nhất định đều được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu. Các
doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện
tốt mục tiêu kế hoạch đề ra để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận tối ưu
với rủi ro thấp nhất. Đây cũng là mục tiêu của Công ty cổ phần xây dựng công
trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động. Sau đây
là tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây:
Qua bảng khái quát doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty từ năm
2010 đến 2012 ta thấy các chỉ tiêu trên đều có sự biến động. Cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 139.370.366.761
đồng đến năm 2011 giảm xuống còn 108.946.288.078 đồng (giảm 21,8% so với
2010). Đáng kể nhất là năm 2012, doanh thu tăng vượt trội và lên đến
478.126.806.849 đồng (tăng hơn 3 lần so với 2010). Nguyên nhân là do trong
năm 2010 và 2011 công ty ký nhiều hợp đồng bán nhà ở nhưng do phải thu đủ
hết số tiền trong điều khoản hợp đồng thì công ty mới tiến hành bàn giao nhà. Do
đó, sang năm 2012 khi công ty thu đủ số tiền bán nhà và bàn giao quyền sử dụng
nhà ở thì mới chính thức được tiêu thụ.
Doanh thu hoạt động tài chính: chủ yếu là lãi tiền gửi thanh toán của
công ty. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu hoạt động tài chính giảm dần qua ba
năm. Đến năm 2012 thì chỉ còn 183.805.697 đồng. Nguyên nhân do tình hình
thanh toán tiền của khách hàng không ổn định. Bên cạnh đó công ty cũng có
dùng tiền gửi để đầu tư vào một số dự án khác.
Thu nhập khác gồm thu nhập từ các hoạt động như cho thuê kho bãi,cho
thuê máy móc hay biết bị và một số hoạt động khác.Ta thấy các khoản thu nhập
khác có sự biến động mạnh, cụ thể năm 2011 so với 2010 tăng 4.710.487.564
đồng do trong năm có thanh lý một số máy móc cũ. Năm 2012 so với 2011 giảm
đột biến từ 5.899.935.079 đồng xuống còn 118.491.956 đồng. Điều này cho thấy
công ty không còn chú trọng nhiều đối với khoản thu nhập này, chủ yếu là hoạt
động cho thuê kho bãi với giá trị hợp đồng không đáng kể.
Nhìn chung, mặc dù có sự biến động về doanh thu tuy nhiên tổng doanh thu
của công ty đang có chiều hướng tăng trưởng tốt.
Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu thì chỉ tiêu chi phí cũng biến động đáng kể.
Chi phí giá vốn hàng bán năm 2011 giảm mạnh, giảm gần 50% so với
2010 và cụ thể là giảm 60.097.132.525 đồng. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì lại
tăng đến 294.148.549.130 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do sự biến động
không ngừng về giá của các loại vật tư trên thị trường đặc biệt là giá thép và số
lượng công trình nhận thầu cũng không ổn định.
30
Chi phí khác cũng biến động tương tự doanh thu khác. Tăng đột ngột vào
năm 2011 và giảm mạnh từ 5.199.322.285 đồng xuống chỉ còn 40.459.063 đồng
vào năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã có sự quản lý chặt chẽ và hợp lý
hơn đối với khoản chi phí này.
Chi phí hoạt động tài chính tăng dần qua các năm và mức tăng tương đối
cao. Điều này cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua các năm nhưng không đều,
đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012 so với 2011 tăng 35.894.917.754 đồng làm
giảm đáng kể lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân công ty phải tăng một số
khoản chi phí như: chi phí tiếp khách, chi phí sữa chữa máy vi tính văn phòng và
chi phí mua các dụng cụ văn phòng phẩm khác nhằm mở rộng đầu tư.
Nhưng mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của các khoản chi phí
nên lợi nhuận công ty vẫn tăng khá ổn định điều này cho thấy công ty đang hoạt
động kinh doanh có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, trong năm 2012 do chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng quá cao nên làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.5.1 Thuận lợi
- Là một doanh nghiệp cổ phần, nhưng ngoài việc tham gia sản xuất kinh
doanh, công ty còn tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội như: xây dựng các
công trình giao thông công cộng, trường học, bệnh viện, nhà tái định cư, ... nên
được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và nhân dân.
- Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng
cao, khi đó công ty luôn hướng tới các kiểu nhà cao cấp tạo điều kiện thuận lợi
cho chi nhánh công ty tiến xa hơn nữa.
- Vị trí địa lý thuận lợi, chi nhánh công ty có quy mô rộng lớn đã tạo thêm
những nét cảnh quang cho phía Nam TPCT từ một khu nông nghiệp còn khó
khăn đã trở thành khu đô thị lớn của Thành Phố.
- Chi nhánh có sự phân công lao động hợp lý nên tiết kiệm rất nhiều thời
gian trong công tác sản xuất, xây dựng và kinh doanh.
- Cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm và năng lực, nhiệt tình luôn
phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Chi nhánh có nhiều thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác quản
lý và hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.
3.5.2 Khó khăn
- Một trong những khó khăn lớn nhất mà công ty gặp phải hiện nay chính là
sự biến động liên tục về giá của nhà đất, vật tư xây dựng đặc biệt là sắt thép.
31
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Ảnh hưởng chung do tình hình khó khăn của thị trường bất động sản. Bên
cạnh đó, việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty làm cho công tác về tiêu thụ
các công trình, dự án trở nên khó khăn, đôi khi còn chậm trễ so với kế hoạch.
- Đồng thời, nguồn vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh nên
công ty phải thường xuyên sử dụng vốn tín dụng để hoạt động, qua đó chi phí lãi
vay tăng cao làm ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty.
- Ngoài ra, do thời thiết khí hậu thất thường làm cho các công trình xây
dựng gặp nhiều khó khăn.
3.5.3 Phương hướng phát triển
- Phấn đấu hạ chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất trong thời gian tới. Đồng thời tiếp tục thành lập các dự
án, tìm kiếm thêm các nhà đầu tư, đẩy mạnh xây dựng các công trình như: khu
nhà cao tầng, khu vui chơi giải trí, công viên, siêu thị....
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ công
nhân viên, phân công bố trí lao động một cách hợp lý ở các khâu.
- Quan tâm hơn nữa đến đời sống công nhân, viên chức trong công ty giúp
họ tăng thu nhập gắn bó với công ty hơn.
- Trang bị và áp dụng kịp thời khoa học công nghệ mới vào sản xuất và
cung cấp dịch vụ.
- Nâng cao khả năng tài chính và năng lực quản lý của công ty.
32
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ
Do đặc thù của ngành xây dựng đã nêu ở trên nên các đối tượng kế toán chi
phí sản xuất được xác định ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông
586 chi nhánh Cần Thơ là từng công trình, hạng mục công trình.
Do giới hạn về thời gian và điều kiện cho phép nên trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài việc kế toán được trình bày sau đây thuộc công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm tại công ty là công trình khu dân
cư Phú An L20. Số liệu được trình bày là quý II năm 2013. Tuy số liệu tổng quát
nhưng vẫn phản ánh đúng tình hình kế toán của công ty.
4.1 KHÁI QUÁT CÔNG TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ AN L20
Căn cứ quyết định số 1699/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công
ty xây dựng công trình giao thông 586 về việc phê duyệt dự án khả thi: Khu dân
cư Phú An (lô số 20), khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 3247/HĐKT được ký kết ngày 20 tháng 12
năm 2010 giữa các bên:
Bên giao thầu (Bên A): Ban quản lý dự án khu dân cư Phú An
Bên nhận thầu (Bên B): Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông
586 chi nhánh Cần Thơ.
Khối lượng công trình: thực hiện thi công 39 (ba mươi chín) căn nhà tái
định cư thuộc lô B2 thuộc Dự án khu dân cư Phú An khu đô thị mới Nam sông
Cần Thơ. Mỗi căn gồm 1 trệt, 1 lửng và 1 lầu với diện tích đất là 5m x 20m và
diện tích xây dựng là 5m x 15m. Nền gạch mem 40 x 40, tường 20cm, matric sơn
nước, laphong thạch cao, mái tole kẽm, bậc cầu thang: đá Granite; Tay cầu thang:
gỗ tự nhiên; Cửa phòng ngủ: gỗ xử lý; Cửa lớn & cửa gỗ: khung sắt gắn kiếng;
thiết bị vệ sinh cao cấp.
Ngày khởi công: 01/01/2010
Ngày hoàn thành: hạng mục này dự kiến hoàn thành vào quý II năm 2013
Thanh toán hợp đồng: Trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành nghiệm
thu.
Ngoài ra hợp đồng còn quy định chi tiết về chất lượng, điều kiện nghiệm
thu, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.
33
Với dự án khu dân cư Phú An L20, công ty tiến hành hạch toán chi phí sản
xuất theo quý, công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất,
kỳ tính giá thành là khi hạng mục công trình đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý
(thường là cuối quý). Đến tháng 6 năm 2013 công ty xây dựng xong hạng mục
công trình.
4.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Sau khi có thông báo bằng văn bản của chủ đầu tư về kết quả trúng thầu,
nhà thầu tiến hành các bước sau:
Kiểm tra và điều chỉnh lại hồ sơ dự thầu cho phù hợp với kết quả trúng
thầu, đồng thời bổ sung những thủ tục cần thiết theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Tiến hành đàm phán đi đến thống nhất các điều khoản và ký kết hợp
đồng.
Tiến hành ký kết giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng với ngân hàng nơi
nhà thầu mở tài khoản.
Khi nhận được lệnh khởi công của chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện ngay
đúng quy định của hồ sơ dự thầu và cam kết của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu.
Phương án tổ chức, quản lý thi công công trình khu dân cư Phú An L20.
- Trước khi khởi công công trình nhà thầu cụ thể hóa thiết kế tổ chức xây
dựng và biện pháp thi công.
- Trước khi thi công một hạng mục công trình hay một bộ phận công trình
có tính chất phức tạp, nhà thầu phải lập thiết kế biện pháp thi công chi tiết để
trình tư vấn giám sát.
4.3 HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
4.3.1 Nội dung hạch toán
Nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong công trình bao gồm:
- Vật tư chính: gồm xi măng, sắt thép, cát... trị giá của các vật liệu chính
đóng vai trò quan trọng, nó là yếu tố chính để tạo ra sản phẩm vì vậy thường
chiếm tỷ trọng cao trong chi phí vật tư.
- Vật tư phụ: là các vật tư phụ trợ trong thi công như: kẽm buộc, đinh, dây
chì, tôn lán trại, phụ gia... các vật tư phụ chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó hỗ
trợ cho việc thi công rất nhiều.
Nguyên vật liệu sử dụng cho các công trình được chia thành hai nhóm:
NVL được xuất tại kho của công ty và NVL được chuyển thẳng tới công trình
(không qua kho).
- Phương pháp xuất thẳng (không qua kho): với phương pháp này thì hạn
chế tối đa chi phí lưu kho vật liệu, giúp công ty không bị kẹt vốn hàng tồn kho.
Đối với các loại vật liệu này sẽ do cán bộ đội thi công đảm nhận. Hàng tháng, đội
thi công công trình dựa vào khối lượng dự toán NVL do phòng kế hoạch vật tư
34
đưa ra để lập kế hoạch mua NVL gửi về phòng kế toán. Qua kế hoạch mua NVL,
Phòng kế toán Công ty dựa vào đó để cung cấp kinh phí cho đội thi công công
trình. Trong trường hợp này, các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho được kế toán
đội lập và được theo dõi, trị giá NVL được tính theo giá thực tế. Hàng tháng, kế
toán của đội sẽ đưa bảng kê nhập NVL trong tháng lên cho ban lãnh đạo Công ty
xét duyệt. Để thanh toán cho nhà cung cấp số vật tư, nhiên liệu mà đội đã mua.
- Đối với vật tư xuất tại kho Công ty thì giá thực tế xuất kho được tính theo
phương pháp nhập trước – xuất trước. Từ nhu cầu sử dụng NVL, các Đội thi
công lập phiếu yêu cầu NVL. Sau khi đã được duyệt, Phòng quản lý vật tư sẽ lập
phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành cho xuất vật liệu theo yêu cầu trên phiếu xuất
kho.
4.3.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Các chứng từ và sổ sách kế toán phát sinh:
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Biên bảng kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
- Phiếu xin lĩnh vật tư.
- Bảng tổng hợp nhập, xuất vật tư.
- Bảng kê vật tư sử dụng cho công trình.
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ cái tài khoản 621
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
- Các chứng từ khác có liên quan.
Trình tự luân chuyển:
Khi có nhu cầu, Ban Quản lý công trường đề nghị cấp vật tư và lập thủ
công Phiếu yêu cầu cấp vật tư. Phiếu yêu cầu vật tư được chuyển qua Phòng Vật
tư Ban Giám Đốc để xét duyệt thủ công.
Nếu không duyệt, Phòng Vật tư sẽ trả lời Ban quản lý Công trường. Nếu
duyệt, Phòng sẽ lập Phiếu xuất kho và chuyển sang bộ phận kho vật tư.
Bộ phận kho vật tư kiểm tra và xuất kho NVL chuyển sang Ban Quản lý
Công Trường đồng thời lập thủ công Thẻ kho.
Ban quản lý công trường sau khi nhận NVL sẽ tổ chức thi công và kiểm
tra, sau đó lập Bảng Tổng hợp khối lượng NVL. Bảng Tổng hợp khối lượng
NVL được chuyển sang Phòng Vật tư Ban Giám đốc để xét duyệt.
Nếu không duyệt, Phòng sẽ trả lời Ban quản lý Công trường. Nếu duyệt,
Phòng sẽ lập Bảng quyết toán vật tư và chuyển sang Phòng kế toán.
35
Phòng kế toán phản ánh nghiệp vụ xuất kho NVL tại bộ phận kho vật tư
và nhập dữ liệu vào máy tính, sau đó lập bảng kê phiếu xuất kho. Đồng thời
Phòng kế toán nhận bảng tổng hợp khối lượng NVL, tiến hành kiểm tra, đối
chiếu và nhập liệu vào máy tính, từ đó lập báo cáo và sổ sách có liên quan, kiểm
tra và đối chiếu với các phần hành khác và lưu trên giấy theo ngày.
4.3.3 Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào phiếu xuất nguyên vật liệu do Phòng vật tư chuyển qua, kế toán
có thể lập ngay hoặc vài ngày sau đó chứng từ ghi sổ và đính kèm theo các chứng
từ có liên quan. Sau đó, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy, đồng thời cũng
ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Thông thường, cuối tháng hoặc cuối quý, kế
toán lập bảng kê và lập chứng từ ghi sổ. Do công ty sử dụng phần mềm kế toán
nên số liệu sẽ tự kết chuyển vào Sổ cái của các tài khoản có liên quan.
Để hạch toán chi tiết chi phí NVLTT cho công trình, kế toán mở sổ chi tiết
TK 621.
Để hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT, kế toán công ty lập chứng từ ghi sổ
và sổ cái TK 621.
Chứng từ ghi sổ được lập vào cuối quý, theo đó số liệu từ bảng kê và bảng
tổng hợp chứng từ gốc sẽ được phản ánh vào các chứng từ ghi sổ có liên quan.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu để lập chứng từ ghi sổ, số liệu về khối
lượng và đơn giá vật tư đã được tổng hợp. Kế toán theo dõi vật tư qua bảng kê
xuất vật tư:
36
BẢNG 4.1: TRÍCH BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT VẬT TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ
AN L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Số
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ngày, tháng
219/VT-TB
05/4/2013
Đá 1 x 2
M3
103,09
350.000
36.365.000
219/VT-TB
05/4/2013
Đá 4 x 6
M3
80,80
320.000
25.856.000
219/VT-TB
05/4/2013
Gạch ống 8 x 8 x 18
Viên
5.000
880
4.400.000
219/VT-TB
05/4/2013
Gạch ống 4 x 8 x 18
Viên
7.000
1.000
7.000.000
220/VT-TB
10/4/2013
Xi măng Tây Đô PC 30
Bao
300
85.000
25.500.000
220/VT-TB
10/4/2013
Xi măng Tây Đô PC 40
Bao
550
90.000
49.500.000
220/VT-TB
10/4/2013
Cát đổ bê tông
M3
300
120.000
36.000.000
220/VT-TB
10/4/2013
Cát nền san lắp
M3
700
25.000
17.500.000
221/VT-TB
15/4/3013
Đá 0 x 4
M3
484,7
168.182
81.517.816
222/VT-TB
20/4/2013
Gạch men 40 x 40
Thùng
3.000
85.527
256.581.000
....
....
....
....
....
....
....
Cộng
37
612.538.545
Căn cứ vào số liệu trên bảng kê chứng từ xuất vật tư sử dụng cho công trình
khu dân cư Phú An L20, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ.
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S12-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 210
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Số hiệu tài
khoản
Trích yếu
Nợ
Xuất vật tư dùng cho công
trình
621
15
(đồng)
hi
chú
612.538.5
45
612.538.5
45
Cộng
-
Có
2
G
Số tiền
Kèm theo:
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Đối với vật tư mua ngoài, sau khi có giấy đề nghị của Đội trưởng đội thi
công, lãnh đạo sẽ xem xét và quyết định vật tư cần mua rồi ký duyệt. Hóa đơn
mua hàng sẽ được chuyển về phòng kế toán để thanh toán và hạch toán.
Cuối tháng hoặc cuối quý, căn cứ vào hóa đơn mua hàng, kế toán tập hợp
vật tư mua ngoài.
38
BẢNG 4.2: TRÍCH BẢNG KÊ VẬT TƯ MUA NGOÀI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ
AN L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Số
Tên vật tư
ĐVT
Ngày, tháng
201/XNT
05/5/2013
Cừ tràm
Cây
201/XNT
05/5/2013
Thép hình
201/XNT
05/5/2013
201/XNT
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
700
18.000
12.600.000
Kg
3126,5
17.000
53.150.500
Thép tấm
Kg
3258,3
17.000
55.391.100
05/5/2013
Gỗ xây dựng
M3
505,8
11.500
5.816.700
202/XNT
25/5/2013
Cát nền
M3
172.9
82.200
14.212.380
202/XNT
25/5/2013
Cát to (1.2-1.5)
M3
108.3
172.400
18.670.920
202/XNT
25/5/2013
Cát to sạn (1.5-1.8)
M3
105,9
203.500
21.550.650
202/XNT
25/5/2013
Cát to sạn (1.8-2)
M3
125,7
297.000
37.332.900
....
....
....
....
Cộng
39
....
....
....
516.909.586
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S12-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 215
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Số hiệu tài
khoản
Trích yếu
Nợ
Mua vật tư chuyển thẳng vào công trình
621
Cộng
-
Có
131
Số tiền
(đồng)
G
hi chú
516.909.586
516.909.586
Kèm theo:
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
40
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02c1-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
TRÍCH SỔ CÁI
Quý II năm 2013
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu tài khoản: 621
Chứng từ ghi sổ
Ngày,
Tháng
Số
hiệu
ghi sổ
Ngày,
tháng
Số tiền
TK
Diễn giải
đối ứng
30/6/13
215
30/6/13
Xuất VT dùng cho
CT
30/6/13
220
30/6/13
Mua VT đưa vào CT
30/6/13
210
30/6/13
Nợ
Có
152
612.538.545
131
516.909.586
154
1.129.448.131
K/c sang TK 154
Cộng số phát sinh
1.129.448.131
Số dư cuối kỳ
1.129.448.131
0
Ngày ....tháng ....năm ....
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên, đóng dấu)
41
Ghi chú
4.4 HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
4.4.1 Nội dung hạch toán
Chi phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chiếm tỷ trọng không nhỏ
trong tổng giá thành công trình. Lao động tại công ty gồm hai nguồn: lao động
trong sổ sách của Công ty (lao động dài hạn) và lao động thuê ngoài (lao động
ngắn hạn hay lao động thời vụ). Thông thường đối với các đối tượng lao động
thuê ngoài thì Công ty giao cho Đội công trình thi công đi thuê.
Công nhân trực tiếp sản xuất được chia ra thành nhiều bậc khác nhau
dựa trên trình độ tay nghề, kinh nghiệm... Do đó, đơn giá tiền công cho mỗi
đối tượng lao động cũng không giống nhau.
Hình thức trả lương của công ty là trả lương theo thời gian và trả
lương theo khoán sản phẩm.
4.4.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Các chứng từ và sổ sách kế toán phát sinh:
- Hợp đồng lao động
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương và phụ cấp
- Bảng phân bổ lương và các khoảng trích theo lương
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bản kê chứng từ chi phí nhân công trực tiếp
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết tài khoản 622
- Sổ cái tài khoản 622
- Một số chứng từ khác có liên quan.
Trình tự luân chuyển
Phòng tổ chức bắt đầu đề nghị thanh toán lương ,công việc này được thực
hiện thủ công bằng tay.
Dựa vào bảng thanh toán lương và các chứng từ khác từ phòng tổ chức để
thủ trưởng, kế toán trưởng duyệt chi, công việc này được thực hiện bằng thủ
công.
Khi bảng thanh toán lương và các chứng từ khác ở phòng tổ chức được
thủ trưởng, kế toán trưởng duyệt chi xong thì thủ trưởng, kế toán trưởng chuyển
bảng thanh toán lương và các chứng từ khác sang cho kế toán thanh toán.
Kế toán thanh toán nhận bảng thanh toán lương và các chứng từ khác
được duyệt chi từ thủ trưởng, kế toán trưởng chuyển sang và tiến hành lập phiếu
chi, công việc này được thực hiền bằng thủ công.
42
Phiếu chi từ kế toán thanh toán được chuyển sang cho thủ quỹ.
Dựa vào phiếu chi từ kế toán thanh toán chuyển sang thi thủ quỹ tiến hành
thanh toán lương, công việc này được thực hiện bằng thủ công.
4.4.3 Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ vào hợp đồng giao khoán công nhân của đội công trình, căn cứ vào
bảng chấm công, bảng thanh toán khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng lương
và bảng thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp thi công công trình kế toán
lập chứng từ ghi sổ để nhập số liệu vào máy. Định kỳ mỗi quý kết chuyển vào Sổ
Cái TK 622.
Cuối tháng, khi có bảng lương kèm theo bảng thanh toán tiền lương, kế
toán lập các chứng từ ghi sổ như sau:
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S12-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(B Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 120
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Số hiệu tài
khoản
Trích yếu
Nợ
Số tiền
Có
Lương CNTTSX CT KDC Phú
622
An L20 tháng 4/2013
334
173.142.200
Các khoản trích theo lương
338
51.717.800
622
Cộng
-
Ghi
chú
224.860.000
Kèm theo:
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
43
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S02c1-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
TRÍCH SỔ CÁI
Quý II năm 2013
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu tài khoản: 622
Chứng từ ghi sổ
Ngày,
ghi sổ
Tháng
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
Ngày,
tháng
29/04/13
110
29/04/13
Chi phí lương CNTT tháng 4/2013
334
196.320.000
31/05/13
115
31/05/13
Chi phí lương CNTT tháng 5/2013
334
215.130.000
30/06/13
120
30/06/13
Chi phí lương CNTT tháng 6/2013
334
224.860.000
30/06/13
125
30/06/13
K/c sang TK 154
154
Cộng phát sinh
Có
636.310.000
636.310.000
Số dư cuối kỳ
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
Nợ
Ghi
chú
636.310.000
0
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
44
Ngày....tháng....năm....
Giám đốc
(ký, họ tên, đóng dấu)
4.5 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Do máy thi công của Công ty nên tổ máy thi công phải có nhiệm vụ điều
hành, theo dõi tất cả các hoạt động của máy thi công bao gồm: chi phí chạy máy,
nhân công chạy máy, phụ máy, bảo dưỡng, sữa chữa...
4.5.1 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
- Hợp đồng thuê máy thi công
- Bảng theo dõi các ca chạy máy thi công
- Bảng thanh toán lương công nhân chạy máy
- Sổ theo dõi trích khấu hao máy thi công
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết tài khoản 623
- Sổ cái tài khoản 623
- Một số chứng từ khác có liên quan.
4.5.2 Công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Từ bảng quyết toán chi phí chạy máy thi công, kế toán Đội sẽ lập bảng kê
chi phí chạy mấy thi công như sau:
BẢNG 4.3: BẢNG KÊ CHI PHÍ NVL CHẠY MÁY
Công trình: Khu dân cư Phú An L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
Chứng từ
STT
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nội dung
Số
ĐVT Lượng
1
445
5/6
Xăng A92
Lít
2.250
23.330
52.492.500
2
446
10/6
Xăng A95
Lít
2.315
23.830
55.166.450
3
447
15/6
Diezel 0,05S
Lít
3.862
21.250
82.067.500
4
448
20/6
Diezel 0,25S
Lít
3.115
21.200
66.038.000
5
449
20/6
Nhớt 68
Lít
924
18.500
17.094.000
6
450
25/6
Nhớt 40
Lít
715
16.420
11.740.300
7
451
27/6
Mỡ bò chỉ
Kg
12.000
22.000
264.000.000
Tổng cộng
Đơn giá
Thành tiền
548.598.750
45
Đồng thời lập bảng kê tiền lương nhân công chạy máy thi công. Vì hình
thức trả lương cho nhân công chạy máy theo hợp đồng nên không có các khoản
trích theo lương.
BẢNG 4.4: TRÍCH BẢNG KÊ LƯƠNG NHÂN CÔNG CHẠY MÁY THI
CÔNG
Công trình: Khu dân cư Phú An L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
STT
Họ và Tên
Bộ phận
Mức lương
Số giờ
Phụ cấp
Thực lĩnh
1
Lê Văn Tâm
Máy ủi
25.000
196
600.000
5.500.000
2
Võ Tấn Lực
Máy xúc
28.000
175
600.000
5.500.000
3
Lê Ngọc Tân
Máy đầm
19.000
196
600.000
4.324.000
4
Đỗ Hoài Nam Xe san
20.000
224
600.000
5.080.000
....... ................
.................
....
.....................
................
..................
Cộng
102.866.000
Trong quá trình thi công máy móc hỏng kỹ thuật Đội sẽ tập hợp lại chi phí
sữa chữa máy, kế toán Đội sẽ lập bảng kê chi phí sữa chữa máy.
BẢNG 4.5: BẢNG KÊ CHI PHÍ SỮA CHỮA MÁY VÀ KHẤU HAO
Công trình: Khu dân cư Phú An L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
STT
Tên xe máy
Mức khấu hao
Tổng tiền sữa
chữa
Tổng cộng
1 Máy đầm
5.500.000
7.120.000
12.620.000
2 Máy xúc
6.750.000
9.468.000
16.218.000
3 Máy ép cọc
7.960.000
5.832.000
13.792.000
Tổng cộng
20.210.000
22.420.000
42.630.000
Đối với máy thi công thuê ngoài: Trong quá trình thi công nếu số lượng cần
đến máy thi công quá nhiều hoặc do một công việc nào đó mà công ty không có
loại máy để đảm nhiệm công việc thì Đội trưởng giám sát thi công công trình có
thể đi thuê máy thi công. Thuê máy phải có hợp đồng thuê vì đây là chứng từ kế
46
toán cần thiết để hạch toán. Hiện nay công ty thường thuê máy theo hình thức
khoán. Tất cả các chi phí liên quan đến máy thi công đều do bên B chịu trách
nhiệm. Còn trong hợp đồng thuê máy thi công, phải xác định rõ khối lượng thi
công là bao nhiêu, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm, số tiền thanh toán.
Sau khi ký kết hợp đồng thuê máy thi công thì bên A tiến hành thi công
nhưng bên B phải cử đại diện kỹ thuật giám sát thi công. Khi xong phải lập biên
bản kiểm nghiệm khối lượng công việc và dựa vào biên bản này kế toán Đội lập
bảng kê chi phí thuê và chi phí sử dụng máy thi công.
BẢNG 4.6: BẢNG KÊ CHI PHÍ THUÊ MÁY
Công trình: Khu dân cư Phú An L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Số ca
hoạt
động
Loại
máy
Đơn giá
Thành tiền
TT
Số hiệu
Ngày
tháng
1
452
05/6/2013
Máy xúc
7
2.500.000 17.500.000
2
453
05/6/2013
Máy
đầm
9
2.000.000 18.000.000
Tổng cộng
35.500.000
BẢNG 4.7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Công trình: Khu dân cư Phú An L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
TT
Khoản mục chi phí
Số tiền
1
Chi phí NVL chạy máy thi công
548.598.750
2
Chi phí lương nhân công chạy máy
102.866.000
3
Chi phí sữa chữa và khấu hao máy thi 42.630.000
công
4
Chi phí thuê máy thi công
35.500.000
Tổng cộng
729.594.750
47
Ghi chú
Từ các chứng từ liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công, kế toán lập
chứng từ ghi sổ
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S12-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 320
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Số hiệu tài
khoản
Trích yếu
Ghi
chú
Số tiền
Nợ
Có
CP NVL chạy máy thi công
623
152
548.598.750
Chi phí lương nhân công chạy máy
623
334
102.866.000
CP sữa chữa và khấu hao máy thi công
623
214
42.630.000
Chi phí thuê máy thi công
623
331
35.500.000
Cộng
-
729.594.750
Kèm theo:
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Sau khi đã lập chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành lập sổ cái tài khoản chi phí
sử dụng máy thi công.
48
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S02c1-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
TRÍCH SỔ CÁI
Quý II năm 2013
Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công
Số hiệu: 623
Ngày,
Chứng từ ghi sổ
Tháng
Số
hiệu
ghi sổ
Diễn giải
Ngày,
tháng
Số tiền
Số hiệu
TK
đối ứng
Ghi chú
Nợ
Có
30/6/13
320
30/6/13
CP NVL chạy máy
152
548.598.750
30/6/13
320
30/6/13
CP lương nhân công
334
102.866.000
30/6/13
320
30/6/13
CP sữa chữa và khấu hao máy
214
42.630.000
30/6/13
320
30/6/13
CP thuê máy
331
35.500.000
30/6/13
320
30/6/13
K/c sang TK 154
154
Cộng số phát sinh
729.594.750
Số dư cuối kỳ
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
729.594.750
729.594.750
0
Kế toán
(ký, họ tên)
49
Ngày.....tháng.....năm....
Giám đốc
(ký, họ tên, đóng dấu)
4.6 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Chi phí sản xuất chung là một khoản mục trong việc tính giá thành. Tuy nó
không trực tiếp tham gia cấu thành nên sản phẩm nhưng nó lại đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong việc tính giá thành.
4.6.1 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác
- Bảng phân bổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
- Bảng kê trích khấu hao tài sản cố định
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết tài khoản 627
- Sổ cái tài khoản 627
- Các chứng từ và sổ sách khác có liên quan.
4.6.2 Công tác hạch toán chi phí sản xuất chung
Hàng tháng, tất cả các chứng từ có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh về
chi phí sản xuất chung sẽ được kế toán đội tập hợp rồi gửi về phòng kế toán và
dựa vào các chứng từ đó kế toán tiến hành vào sổ và tập hợp toàn bộ chi phí sản
xuất chung rồi phân bổ cho từng công trình cụ thể. Công ty áp dụng tiêu thức
phân bổ theo giá trị sản lượng công trình.
BẢNG 4.8: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
QUÝ II NĂM 2013
Công trình: Khu dân cư Phú An L20
ĐVT: Đồng
Nội dung
STT
Số tiền
1
Chi phí nhân viên quản lý đội
62.570.000
2
Chi phí vật liệu
58.455.870
3
Chi phí công cụ, dụng cụ
66.946.800
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
15.296.000
5
Chi phí bằng tiền khác
28.465.750
6
Chi phí khấu hao TSCĐ
215.463.490
Tổng cộng
50
447.197.910
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành lập
chứng từ ghi sổ cho chi phí sản xuất chung.
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S12-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
( Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 542
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Số hiệu tài khoản
Trích yếu
Nợ
Số tiền
Có
Chi phí nhân viên quản lý đội
627
334
62.570.000
Chi phí vật liệu
627
125
58.455.870
Chi phí công cụ, dụng cụ
627
153
66.946.800
Chi phí dịch vụ mua ngoài
627
331
15.296.000
Chi phí bằng tiền khác
627
111
28.465.750
Chi phí khấu hao TSCĐ
627
214
215.463.490
447.197.9
10
Cộng
-
Ghi
chú
Kèm theo:
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Giám Đốc
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
Sau khi đã lập chứng từ ghi sổ, kế toán lập sổ cái tài khoản chi phí sản xuất
chung.
51
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S02c1-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
TRÍCH SỔ CÁI
Quý IV Năm 2012
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu: 627
Ngày, Tháng
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu
TK đối
ứng
ghi sổ
Số hiệu
Ngày, tháng
30/6/2013
542
30/6/2013
CP nhân viên quản lý đội
334
62.570.000
30/6/2013
542
30/6/2013
CP vật liệu
152
58.455.870
30/6/2013
542
30/6/2013
CP công cụ, dụng cụ
153
66.946.800
30/6/2013
542
30/6/2013
CP dịch vụ mua ngoài
331
15.296.000
30/6/2013
542
30/6/2013
CP bằng tiền khác
111
28.465.750
30/6/2013
543
30/6/2013
CP khấu hao TSCĐ
214
215.463.490
30/6/2013
544
30/6/2013
K/c CPSXC sang TK
154
154
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
Số tiền
Nợ
Có
447.197.910
447.197.910
0
52
Ghi chú
447.197.910
4.7 TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG
TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ AN L20
4.7.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hàng tháng hoặc hàng quý kế toán chi phí giá thành tiến hành tổng hợp chi
phí cho từng công trình và cho từng đội trên sổ chi tiết giá thành.
Chi phí DD cuối kỳ = CPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ
Tổng chi phí vào cuối kỳ của từng công trình chính là chi phí sản phẩm dở
dang.
Công trình khu dân cư Phú An L20 là một công trình tương đối lớn, bắt đầu
thi công vào tháng 01 năm 2010, và tính đến thời điểm hết ngày 30 tháng 6 năm
2013 thì công trình đã hoàn thành và đã được nghiệm thu. Khối lượng nghiệm
thu là 100%. Do đó hạng mục công trình này không còn chi phí dở dang cuối kỳ.
4.7.2 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Tính giá cho sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của quá trình tập
hợp chi phí sản xuất. Để tính được giá thành đầy đủ chính xác cần phải sử dụng
phương pháp tính giá thích hợp.
Đối với từng công trình thì thời điểm tính giá thành là khi công trình hoàn
thành, đã có biên bản nghiệm thu và được quyết toán. Dựa trên điều kiện thực tế
của mình, đối tượng tính giá là từng công trình, công ty đã áp dụng phương pháp
trực tiếp và phương pháp tổng cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm.
Trong quá trình thi công, toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến công
trình thực tế phát sinh sẽ được tập hợp theo từng khoản mục chi phí. Cuối kỳ kế
toán tổng hợp TK 154 và kết chuyển để xác định giá thành khối lượng xây dựng
hoàn thành. Do đó, căn cứ vào các chứng từ kế toán kết chuyển chi phí đã tập
hợp, kế toán tiến hành tập hợp chi phí, lập sổ cái TK 154 và TK 632.
Việc hạch toán thẳng toàn bộ chi phí vào TK 154 làm cho công tác tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty đơn giản đi rất nhiều.
Cuối quý II năm 2013, công trình khu dân cư Phú An L20 hoàn thành và đã
được nghiệm thu, công trình này có sản phẩm dở dang đầu kỳ là số dư kỳ trước
chuyển sang. Căn cứ vào các chứng từ kế toán kết chuyển tập hợp chi phí toàn
công trình khu dân cư Phú An L20 và lập phiếu tính giá thành toàn hạng mục
công trình.
53
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Công trình: Khu dân cư Phú An L20
Quý II năm 2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
STT
Số tiền
A
Giá trị sản phẩm dở dang đầu quý II/2013
19.427.520.606
B
Chi phí thực tế phát sinh trong quý
II/2013
2.942.532.791
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.129.448.131
2
Chi phí nhân công trực tiếp
636.310.000
3
Chi phí sử dụng máy thi công
729.594.750
4
Chi phí sản xuất chung
447.197.910
C
Giá trị sản phẩm dở dang cuối quý II/2013
D
Giá trị sản phẩm hoàn thành
0
22.370.071.397
Sau khi căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ, kế toán ghi lần lượt
tất cả các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
TRÍCH SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Quý II năm 2013
Công trình khu dân cư Phú An L20
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
110
29/04/2013
196.320.000
115
31/05/2013
215.130.000
120
30/06/2013
224.860.000
210
30/06/2013
612.538.545
215
30/06/2013
516.909.586
320
30/06/2013
729.594.750
542
30/06/2013
447.197.910
Tổng cộng
2.942.550.791
54
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: S02c1-DN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
SỔ CÁI
Quý II Năm 2013
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất dở dang
Số hiệu: 154
Ngày,
Tháng
ghi sổ
Chứng từ ghi
sổ
Số
hiệu
Số hiệu
TK
Diễn giải
đối ứng
Ngày,
tháng
Số dư đầu kỳ
Số tiền
Nợ
Có
19.427.520.606
30/6/13
120
30/6/13
K/c chi phí NVLTT sang TK 154
621
1.129.448.131
30/6/13
225
30/6/13
K/c chi phí NCTT sang TK 154
622
636.310.000
30/6/13
320
30/6/13
K/c chi phí sử dụng MTC sang TK 154
623
729.594.750
30/6/13
544
30/6/13
K/c chi phí sản xuất chung sang TK 154
627
447.197.910
30/6/13
553
30/6/13
Công trình nghiệm thu
632
Cộng số phát sinh
22.370.071.397
22.370.071.397 22.370.071.397
Số dư cuối kỳ
Người ghi sổ
Ghi
chú
0
Kế toán trưởng
55
Giám đốc
4.8 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG
TY
4.8.1 Phân tích sự biến động các khoản mục chi phí trong giá thành
Tình hình biến động chi phí sản xuất phản ánh trình độ quản lý, điều hành,
khai thác, sử dụng nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị của tất cả các doanh
nghiệp và chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo nên giá thành, vì vậy, tiết kiệm chi phí
chính là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất.
Quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu
quả các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Chính vì
vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải chính xác
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu quản lý giúp cho doanh nghiệp có được chỗ đứng vững
trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Để theo dõi chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu tổng cộng toàn công
ty mà người quản lý còn phải nắm bắt được số liệu của từng công trình, hạng mục
công trình. Hạch toán chi phí theo khoản mục có tác dụng lớn trong việc so sánh giá
thành thực tế và giá thành dự toán của từng công trình. Đặc biệt đối với các công ty
xây dựng, việc lập dự toán chi phí giá thành công trình là vô cùng quan trọng để có
thể so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán từ đó đưa ra các biện pháp để
tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch chi phí.
Phương pháp phân tích giá thành thích hợp nhất với công ty là phân tích giá
thành theo khoản mục chi phí. Các khoản mục được lập dự toán trong giá thành bao
gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung
Để đánh giá sự tăng giảm và phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí
đến giá thành. Tôi tiếp tục chọn công trình khu dân cư Phú An L20 vừa hạch toán ở
trên để thực hiện phân tích.
56
BẢNG 4.9: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ CÔNG TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ
AN L20
Khoản
mục chi
phí
Dự toán
Thực tế
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Chi phí
NVLTT
14.111.955.000
Chi phí
NCTT
Chênh lệch
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
63,71
14.885.045.508
66,54
+773.090.508
5,48
3.628.115.000
16,38
3.772.187.500
16,86
+144.072.500
3,97
Chi phí
SDMTC
2.148.415.000
9,70
1.758.287.612
7,86
-390.127.388 -18,16
Chi phí
SXC
2.261.515.000
10,21
1.954.550.777
8.74
-306.964.223 -13,57
Số tiền
Tổng CP 22.150.000.000
của công
trình
100
22.370.071.397
100
(đồng)
+220.071.397
Hình 4.1: Biểu đồ chênh lệch chi phí sản xuất giữa dự toán và thực tế công
trình khu dân cư Phú An L20
57
Tỷ
trọng
(%)
0.99
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy tổng chi phí thực tế tăng cao hơn so
với dự toán, số tăng tuyệt đối so với chi phí dự toán là 220.071.397 đồng và tương
đối là 0,99%. Như vậy, công ty đã hao phí thêm được một khoản chi phí đối với
công trình 39 căn nhà tái định cư ở khu dân cư Phú An L20.
Để tìm ra nguyên nhân và đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động xây
dựng công trình này, tôi sẽ đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi
phí sản xuất đến giá thành sản phẩm của công trình.
4.8.2 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình. Do
đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty bằng cách kiểm soát chi phí, tìm
các chi phí vượt dự toán và đề ra biện pháp tiết kiệm phù hợp thì vấn đề phân tích
chi phí vật tư là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Chi phí nguyên vật liệu theo giá dự toán là 14.111.955.000 đồng chiếm
63,71% giá trị dự toán công trình nhưng trên thực tế chi phí vật liệu là
14.885.045.508 đồng chiếm 66,54% giá trị thực tế công trình. Như vậy, công trình
đã sử dụng tiêu hao thêm một khoản chi phí là 773.090.508 đồng, tỷ lệ chênh lệch là
5,48% so với dự toán.
Như vậy, nhìn chung việc làm phát sinh thêm chi phí vật tư cả về lượng và giá
làm cho tổng biến động của chi phí nguyên vật liệu là không tốt. Để hiểu sâu về vấn
đề này, ta cần phân tích khoản mục chi phí này cụ thể hơn như sau:
Căn cứ vào các Phiếu xuất vật tư đã dùng trong thi công công trình, Phòng Vật
Tư sẽ tổng hợp khối lượng vật tư để so sánh với dự toán. Vật tư dùng trong thi công
có rất nhiều loại (trên 40 loại vật tư) cho nên chỉ phân tích những vật tư chiếm tỷ
trọng cao trong tổng chi phí vật tư.
58
BẢNG 4.10: BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH
KHU DÂN CƯ PHÚ AN L20
Khối Lượng
Tên Vật Liệu
ĐVT
1
Xi măng PCB 30
Tấn
447
2
Xi măng PCB 40
Tấn
3
Cát nền san lắp
4
TT
Dự toán
Thực tế
487,92
1.463.000
1.580.000
532
569,26
1.575.200
1.736.000
M3
3.579
4.352,62
25.000
24.700
Cát to 1.2- 1.5
M3
1.497
1.734,38
175.000
179.400
5
Đá 1 x 2
M3
1.300
1.220
362.000
355.000
6
Đá 4 x 6
M3
850
851,42
310.000
320.000
7
Thép Ø 6mm
Tấn
25
23,36
15.750.000 16.225.000
8
Thép Ø 8mm
Tấn
38
40,72
15.320.000 16.170.000
9
Thép Ø 10mm
Tấn
42
45,15
15.715.000 16.434.000
10
Cừ tràm
Cây
28.300
25.763
18.300
17.600
11
Gạch ống 8x8x18 Viên
1.170.000
1.223.200
1.120
1.050
12
Gạch thẻ 4x8x18
390.000
296.700
850
880
13
Các loại vật tư M2
khác
110.301 106.956,07
70.160
76.058
Viên
Dự toán
Đơn Giá (Đồng)
Thực tế
Qua bảng số liệu ta thấy các vật tư phụ như đá 1 x 2, thép Ø 6mm, cừ tràm,
gạch thẻ... sử dụng thấp hơn định mức đề ra. Đây các vật tư phụ nhằm hỗ trợ cho
việc thi công nên việc tiết kiệm các vật tư này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất
lượng công trình. Còn vật tư chính như xi măng, cát, đá 4 x 6, thép Ø 8mm, thép Ø
10mm, gạch ống... thì khối lượng sử dụng cao hơn định mức. Để có được mức độ
biến động của từng loại ta sẽ đi sâu vào phần phân tích biến động chi phí vật tư qua
bảng số liệu sau:
59
BẢNG 4.11: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ VẬT TƯ
ĐVT: đồng
Tên vật liệu
CP thực tế Pt
x Qt
CP điều chỉnh
Pd x Qt
Xi măng PCB 30
770.913.600
713.826.960
653.961.000
57.086.640
59.865.960
116.952.600
Xi măng PCB 40
988.235.360
896.698.352
838.006.400
91.537.008
58.691.952
150.228.960
Cát nền san lắp
107.509.714
108.815.500
89.478.250
-1.305.786
19.337.250
18.031.464
Cát to 1.2- 1.5
311.147.772
303.516.500
261.975.000
7.631.272
41.541.500
49.172.772
Đá 1 x 2
433.100.000
441.640.000
470.600.000
-8.540.000
-28.960.000
-37.500.000
Đá 4 x 6
272.454.400
263.940.200
263.500.000
8.514.200
440.200
8.954.400
Thép Ø 6mm
379.016.000
367.920.000
393.750.000
11.096.000
-25.830.000
-14.734.000
Thép Ø 8mm
658.442.400
623.830.400
582.160.000
34.612.000
41.670.400
76.282.400
Thép Ø 10mm
741.995.100
709.532.250
660.030.000
32.462.850
49.502.250
81.965.100
Cừ tràm
453.428.800
471.462.900
517.890.000
18.034.100
-46.427.100
-64.461.200
Gạch ống 8x8x18
1.284.885.000
1.370.544.000
1.310.400.000
85.659.000
60.144.000
-25.515.000
Gạch thẻ 4x8x18
349.096.000
337.195.000
331.500.000
11.901.000
5.695.000
17.596.000
8.134.821.362
7.504.038.009
7.738.704.350 630.783.353
-234.666.341
396.117.012
14.885.045.508 14.112.960.071
14.111.955.000 772.085.437
1.005.071
773.090.508
Các loại vật tư khác
Tổng biến động
CP định mức
Pd x Qd
60
Biến động
P
Biến độngQ
Tổng biến
động
Ta thấy chi phí NVLTT biến động tăng so với dự toán là 773.090.508 triệu
đồng. Biến động tăng của chi phí NVL là do các nguyên nhân sau:
a. Biến động giá
Qua bảng ta thấy, biến động giá là biến động không tốt làm tăng chi phí hơn
700 triệu đồng. Trong đó biến động nhiều nhất là sự tăng giá của các loại thép và xi
măng. Cụ thể như sau: xi măng PCB 30 tăng cao hơn so với dự kiến là 117.000
đồng/tấn làm cho biến động giá tăng đến 57.086.640 đồng. Tương tự với loại xi
măng PCB 40 giá cũng tăng 160.800 đồng/tấn làm cho số biến động lên đến hơn 90
triệu đồng đối với loại vật liệu này. Kế đó là biến động giá của các loại thép Ø 6mm,
8mm và 10mm, đặc biệt là thép Ø 8mm tăng gần 35 triệu đồng với mức tăng
850.000 đồng/tấn. Riêng đối với khoản mục các loại vật tư khác số biến động chiếm
đến 630.783.704.350 đồng trong số tổng biến động giá là 772.085.437 đồng vì đây
là khoản mục tổng hợp của nhiều loại vật tư có cùng quy cách tính như gạch men,
gạch ốp tường, cửa chính, cửa sổ.... Vì không thể liệt kê cụ thể hết toàn bộ các loại
vật tư sử dụng trong công trình nên chỉ xét các loại vật tư tiêu biểu sử dụng nhiều và
chiếm tỷ trọng lớn trong thi công và đơn giá cũng như sản lượng tính toán trong dự
toán và thực tế phát sinh được tính theo phương pháp bình quân. Các nguyên nhân
của sự biến động giá này như sau:
+ Do trong thời gian thi công, cụ thể là vào đầu năm 2011 giá thép tăng đột
biến và liên tục khi chưa đầy 3 tháng mà giá đã leo thang tới 4 – 5 lần. Trước những
biến động không ngừng của giá thép trong thời gian này, công ty lo ngại giá thép
tiếp tục tăng cao vì biến động của giá nguyên nhiên liệu đầu vào cũng như các tác
động của chính sách tiền tệ, tỷ giá nên công ty xây dựng đã mua tích trữ một khối
lượng khá lớn, khiến cho trị giá thép đưa vào công trình tăng khá nhiều so với định
mức.
+ Dự án công trình khu dân cư Phú An L20 có thời gian thi công từ năm 2010
đến tháng 6 năm 2013. Đặc biệt năm 2011 và 2012 là thời điểm dự án đẩy nhanh
tiến độ thi công. Đây cũng là một thực tế hết sức khó khăn mà công ty đang phải đối
mặt. Sự biến động mạnh giá nguyên vật liệu so với dự toán đang tạo ra một sức ép
đáng kể lên dự án đặc biệt là thị trường VLXD năm 2012 phải đối mặt với rất nhiều
thách thức.
+ Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giá cả biến động là do giá xăng
dầu tăng vọt từ ngày 7/3/2012 rồi lại tăng tiếp từ ngày 20/4/2012 với mức tăng tổng
cộng tới 14,4%. Đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh giá cả xăng dầu trên thị trường
vẫn đang ở mức cao làm cho chi phí vận chuyển các loại vật tư tăng lên.
61
+ Do các biến động giá bất thường, chỉ số giá tiêu dùng tăng kèm theo lạm
phát bất ổn kéo theo hầu hết các mặt hàng vật tư khác đều tăng giá.
b. Biến động lượng
Nhìn chung tổng biến động lượng tăng không nhiều so với định mức, cụ thể
số tăng là 1.005.071 đồng. Dấu hiệu này cho thấy đây là biến động tốt.
+ Đối với các vật tư như xi măng, cát to 1.2 – 1.5, thép, cát nền san lắp, gạch
ống... thì biến động chi phí vật tư về khối lượng cao hơn so định mức. Nguyên nhân
của sự tăng chi phí này hoàn thành do điều kiện thi công địa hình yếu hơn so với đo
đạt ban đầu, nhưng để công trình đạt chất lượng bên Công ty đã thoả thuận với Bên
A để tăng khối lượng vật tư cao hơn trong hồ sơ thầu.
+ Đối với các vật tư như cừ tràm, đá 1 x 2, gạch thẻ... thì do tổ chức tốt công
tác thi công và tận dụng một số vật liệu tái sử dụng nên đội đã tiết kiệm hơn đối so
với định mức đề ra.
+ Đối với các vật tư khác đội đã tiết kiệm được hơn 3000 m2 vật tư tương
đương với 234.666.341 đồng. Chủ yếu là do trong quá trình thi công đội đã hạn chế
tối đa việc hư hỏng và thất thoát, đặc biệt là trong việc sử dụng gạch men, gạch ốp
tường, kính cửa....
+ Bên cạnh đó, vì hạng mục công trình không qua phức tạp nên phần hao hụt
không đáng kể.
Như vậy, ta tiết kiệm được chi phí vật tư về lượng nhưng giá vật tư biến động
tăng nhiều hơn nên tổng biến động của chi phí nguyên vật liệu là không tốt. Cụ thể
là làm tăng phần chi phí NVLTT trong giá thành sản phẩm lên 773.090.508 triệu
đồng, tăng cao hơn so với định mức 5,48%.
4.8.3 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các chi phí tiền lương và các khoản phụ
cấp của công nhân trong đội và tiền thuê công nhân ngoài. Tất cả các khoản chi này
được tính dựa trên số công làm việc và từ đó quy về đơn giá tiền công. Tuỳ theo
mức độ phức tạp của công việc mà số công và đơn giá của từng bậc công nhân sẽ
khác nhau. Tổng hợp số công để thi công hạng mục công trình:
62
BẢNG 4.12: BẢNG SỐ LIỆU CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Bậc nhân
công
Số giờ công (h)
Dự toán
Đơn giá tiền công (đồng)
Thực tế
Dự toán
Thực tế
Bậc 3.5
62.165
68.523
15.000
13.750
Bậc 3.7
50.142
52.917
17.500
16.250
Bậc 4.0
41.372
42.164
21.250
22.500
Bậc 4.5
37.560
37.142
25.000
27.500
Tổng
191.239
200.746
78.750
80.000
Nhìn chung, số công thực tế đối với các bậc đều có chênh lệch cao hơn so với
dự toán, riêng bậc 4.5 là giảm nhưng số giảm không nhiều. Điều này cho thấy tốc độ
thi công hạng mục bị trễ hơn so với kế hoạch đề ra. Khi đó, vấn đề đặt ra là “nguyên
nhân của việc thi công trễ là gì? Và điều này có ảnh hưởng đến chất lượng công
trình hay không?”. Vấn đề này sẽ được giải đáp qua phần phân tích cụ thể hơn như
sau:
63
BẢNG 4.13: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
ĐVT: Đồng
Bậc công
nhân
Chi phí
Chi phí
Chi phí
thực tế
điều chỉnh
định mức
Pd x Qt
Pd x Qd
Pt x Qt
Biến động
Biến động
P
Q
Tổng biến
động
3.5
942.191.250
1.027.845.000
932.475.000
85.653.750 F
95.370.000 U
9.716.250 U
3.7
859.901.250
926.047.500
877.485.000
66.146.250 F
48.562.500 U
17.583.750 F
4.0
948.690.000
895.985.000
879.155.000
52.705.000 U
16.830.000 U
69.535.000 U
4.5
1.021.405.000
928.550.000
939.000.000
92.855.000 U
10.450.000 F
82.405.000 U
Tổng
3.772.187.500
3.778.427.500
3.628.115.000
6.240.000 F
150.312.500 U
144.072.500 U
64
Qua bảng phân tích, chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 144.072.500
đồng so với dự toán đề ra. Nguyên nhân của sự biến động này là do ảnh hưởng của
cả yếu tố năng suất và yếu tố giá tiền công.
a. Biến động giá tiền công
+ Trong chi phí đơn giá tiền công trả cho công nhân bậc 3.5 thấp hơn so với
định mức. Các lao động này chủ yếu làm phụ trợ, công việc đơn giản, không đòi hỏi
tay nghề và trình độ. Do đó, đội đã tận dụng lao động nhàn rỗi tại địa phương và lao
động ở xa không có trình độ chuyên môn ở các tỉnh về thành phố tìm việc, giá thuê
lại rẻ từ 15.000 đồng/giờ còn 13.750 đồng/giờ. Do đó, tiết kiệm được 1.250
đồng/giờ.
+ Với bậc lương 3.7 phần lớn là những lao động có tay nghề thấp hoặc không
lành nghề, làm việc chỉ dựa theo kinh nghiệm nên tương tự như công nhân bậc 3.5,
đó là lực lượng lao động dễ tìm và đông đảo nên giá thuê không cao, rẻ hơn định
mức ban đầu. Mỗi giờ thuê lại tiết kiệm thêm được 1.250 đồng/giờ.
+ Đối với công nhân bậc 4.0 là công nhân của công ty, như đã đề cập nếu tiến
độ thi công nhanh hơn so với kế hoạch thì sẽ được bổ sung lương. Do vậy làm cho
đơn giá tiền công cao hơn so với dự kiến.
+ Riêng đối với bậc 4.5 cũng là nhân viên của công ty, đây là đội ngũ nhân
viên có thâm niên tương đối lâu nên công ty cũng có nhiều ưu đãi riêng. Khi điều
kiện sinh hoạt của họ gặp phải một số khó khăn, công ty buộc phải tăng thêm một
khoản chi phí cho họ. Mặt khác, do một số yêu cầu công việc đòi hỏi lao động phải
có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cho nên lao động chủ yếu là lao động tiên tiến
do vậy làm cho đơn giá tiền công cao hơn dự kiến.
b. Biến động về năng suất
+ Số công thực tế hầu hết đều cao hơn số công dự toán rất nhiều, theo đánh giá
ban đầu đây là biến động không tốt. Tuy nhiên nếu xét theo các nguyên nhân thực tế
thì điều đó không có nghĩa là đội thi công làm việc không đạt năng suất. Mà nguyên
nhân chủ yếu là do phát sinh thêm nhiều vấn đề nằm ngoài dự toán như điều kiện
thời tiết, địa hình nơi thi công...v.v.. làm cho công trình có thời gian thi công kéo
dài, buộc công ty phải gia tăng thêm lực lượng lao động cũng như thời gian ngoài
lao động (làm thêm giờ) để thúc đẩy tiến độ thi công nhằm hoàn thành công trình
kịp thời gian dự toán.
65
+ Riêng đối với lao động bậc 4.5 có số công ít hơn định mức vì phần lớn các
nhân viên này có kinh nghiệm và chuyên môn cao nên giải quyết công việc có hiệu
quả với năng suất cao. Do đó họ không phải mất nhiều thời gian và không cần nhiều
đối tượng lao động như dự toán đặt ra cũng như tiết kiệm được số công lao động.
Nhìn chung, Chi phí nhân công thực tế tăng so với dự toán là 144.072.500
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,97%. Đây là một tỷ trọng cao so với các công
trình khác của công ty do công trình có thời gian thi công kéo dài. Theo dự toán
khoản mục chi phí này là 3.628.115.000 đồng chiếm 16,38% tổng chi phí dự toán
trong khi đó thực tế khoản mục chi phí này phát sinh là 3.772.187.500 đồng, chiếm
16,86% tổng chi phí thực tế. Tuy bị ảnh hưởng của một vài nguyên nhân khách quan
nhưng nhìn chung mức biến động về chi phí nhân công trực tiếp như vậy là không
tốt.
4.8.4 Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công
So với các ngành khác thì hoạt động của ngành xây dựng có nhu cầu sử dụng
máy thi công trong sản xuất tương đối nhiều. Chi phí sử dụng máy thi công cho
công trình khu dân cư Phú An L20 được tổng hợp qua bảng sau:
BẢNG 4.14: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI
CÔNG
ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí
Dự toán
Thực tế
Chênh lệch thực tế
so với dự toán
Tuyệt đối
%
1. Biến phí
Nhiên liệu
986.894.500
838.144.288
-148.750.212 -15,07
Lương
217.920.870
186.783.021
-31.137.849 -14,29
Khấu hao
380.850.000
301.025.000
-79.825.000 -20,96
Chi phí khác
562.749.630
432.335.303
-130.414.327 -23,17
2.148.415.000 1.758.287.612
-390.127.388 -18,16
2. Định phí
Tổng
66
Đối với khoản mục chi phí SDM thi công thì cả biến phí và định phí đều giảm
mạnh so với dự toán. Do đó, làm tiết kiệm được gần 400 triệu đồng xuất phát từ
những nguyên nhân sau:
a. Biến phí
Biến phí là chi phí biến đổi theo số ca chạy máy, cụ thể là chi phí xăng dầu
phục vụ cho chạy máy. Chi phí nhiên liệu tiết kiệm được là gần 150 triệu đồng với
tỷ lệ giảm là 15,07%. Mặc dù trong thời gian thi công, giá xăng dầu biến động thất
thường và liên tục theo chiều hướng tăng giá mạnh nhưng do công ty có mua một số
máy móc mới như máy khoan cọc nhồi, máy trộn bê tông, máy xúc 100T... Do sử
dụng máy mới nên tiết kiệm rất nhiều nhiên liệu so với định mức đề ra.
b. Định phí
Định phí gồm các khoản: tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy,
chi phí khấu hao máy thi công và chi phí bằng tiền khác. Các khoản chi phí này đều
thấp hơn so với dự toán là do:
- Về tiền lương công nhân điều khiển máy: do máy thi công hoạt động có hiệu
suất cao kết hợp với khâu tổ chức tốt trong thi công đã làm cho thời gian thực hiện
công việc ít hơn so với dự toán.
- Về chi phí khấu hao máy:
+ Thứ nhất là do công ty có kế hoạch mua một vài loại máy mới phục vụ cho
thi công nhưng số lượng mua thấp hơn so với dự trù ban đầu vì cần vốn cho dự án
mới nên số lượng máy mua bị giảm bớt. Do đó, làm cho chi phí khấu hao giảm so
với kế hoạch ban đầu.
+ Nguyên nhân thứ hai làm cho chi phí khấu hao giảm là do khi dự trù mua
mới, công ty dự trù là sẽ khấu hao tài sản trong vòng 5 năm để nhanh chóng thu hồi
vốn nhưng theo Cục thuế thì phải thực hiện khấu hao trong 8 năm. Vì vậy, phần chi
phí khấu hao nhỏ hơn so với kế hoạch.
+ Đặc biệt vào năm 2011, công ty đã tiến hành thanh lý một số máy móc cũ.
Và điều này cũng góp phần làm giảm chi phí khấu hao máy của công ty.
Nhìn chung, đối với công trình khu dân cư Phú An L20 thì chi phí sử dụng
máy thi công chỉ chiếm 7,86% trong tổng chi phí thực tế. Khoản chi phí này phát
sinh giảm 18,16% so với dự toán. Dấu hiệu này cho thấy mức biến động cả về biến
phí cũng như định phí của khoản mục này đều là biến động tốt.
67
4.8.5 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung cho công trình khu dân cư Phú An L20 được phân bổ
và tổng hợp như sau:
BẢNG 4.15 BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
ĐVT: Đồng
Khoản mục
chi phí
Dự toán
Chênh lệch thực tế so
với dự toán
Thực tế
Tuyệt đối
%
Chi phí sản
xuất chung
trực tiếp
1.327.206.850
1.220.536.245
-106.670.605
-12,11
Chi phí sản
xuất chung
gián tiếp
934.308.150
734.014.532
-200.293.618
-21,44
2.261.515.000
1.954.550.777
-306.964.223
-13,57
Tổng
Khoản mục chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, tuy nhiên ở công trình này khoản mục chi phí này lại chiếm tỷ
trọng thấp hơn tỷ trọng của chi phí nhân công trực tiếp. Theo dự toán chi phí sản
xuất chung là 2.261.515.000 đồng chiếm 10,21% tổng chi phí còn trên thực tế khoản
mục chi phí này phát sinh là 1.954.550.777 đồng chiếm 8,74% tổng chi phí. Như
vậy, công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí là 306.964.223 đồng. So với công
trình thì khoản tiết kiệm này là đáng khích lệ. Nguyên nhân có thể là do đội đã cắt
giảm được một số khoản chi phí lãi vay, nghiệm thu công trình, chi phí khấu hao tài
sản cố định và một số chi phí dịch vụ mua ngoài khác…
68
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Những ưu điểm
- Bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức chặt chẽ với quy trình làm việc khoa
học, rất phù hợp với điều kiện của mình, được trang bị phương tiện tính toán hiện
đại phục vụ công tác kế toán vừa tiết kiệm thời gian vừa mang lại hiệu quả. Mỗi cán
bộ kế toán viên được trang bị một máy tính riêng thuận lợi cho việc cập nhật và truy
xuất dữ liệu.
- Kế toán trưởng phân công và giao nhiệm vụ cho từng kế toán viên một cách
rõ ràng, không trùng lắp, phù hợp với năng lực từng người góp phần tích cực vào
hiệu quả công tác trong những năm qua.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ cao, năng lực và nhiệt tình được bố trí công việc
phù hợp với ngành nghề của mình và thường xuyên được đào tạo công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ mang lại tính chuyên môn hóa cao cho từng cán bộ.
- Bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty gọn nhẹ và năng động, các phòng
ban chức năng làm việc có hiệu quả đã giúp ban lãnh đạo công ty rất nhiều trong
việc quản lý khoa học cũng như trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của công
ty.
- Trong kỳ công ty có rất nhiều loại sản phẩm được sản xuất ra. Nhưng việc tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định một cách hợp lý và
chính xác. Đồng thời còn phản ánh kịp thời tình hình giá thành của các sản phẩm để
báo cáo cho ban lãnh đạo. Trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình rất phù hợp với đặc
thù của công ty.
+ Tổ chức luân chuyển và xử lý chứng từ theo trình tự
+ Công tác kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cung cấp số liệu chính xác
phục vụ cho việc tính giá thành của từng công trình.
+ Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô sản
xuất của mình.
69
+ Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kiểm tra hàng tồn
kho và tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, phản ánh đúng và
kịp thời tình hình thực tế của công ty.
+ Công ty thực hiện kiểm tra kế toán theo từng quý một cách rõ ràng và đơn
giản nhất.
5.1.2 Những tồn tại
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đã phát huy
được rõ vai trò của mình trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đó, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vần còn một số
tồn tại nhất định.
Cũng như các công ty xây dựng khác, công ty có điạ bàn hoạt động rộng, các
công trình của công ty được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau. Do đó, việc thanh toán
chứng từ của các đội lên công ty thường bị chậm chễ là điều không thể tránh khỏi.
Việc chứng từ thanh toán chậm dẫn đến việc hạch toán không kịp thời, làm cho khối
lượng công việc bị dồn vào một thời điểm có thể dẫn đến những sai sót thông tin
kinh tế bị hạn chế không đáng có trong công tác hạch toán như: ghi thiếu, ghi nhầm
làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho người quản lí ra quyết định và đồng
thời cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, trong công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty do địa bàn hoạt động của
các công trình thi công xa nên vấn đề vận chuyển gặp khó khăn, dễ xảy ra tình trạng
hao hụt mất mát vật tư. Đồng thời, nó làm kéo dài tình trạng thi công làm cho chi
phí nguyên vật liệu tăng cao so với dự toán.
Ở công ty, nhìn chung các công trình thường có phương thức thanh toán với
chủ đầu tư là thanh toán khi công trình hoàn thành, giá thành công trình là toàn bộ
chi phí phát sinh từ lúc khởi công công trình đến khi bàn giao, chi phí dở dang được
đánh giá cuối kỳ là toàn bộ chi phí phát sinh từ lúc khởi công cho đến cuối kỳ đó. Vì
vậy, công ty có giá trị sản phẩm dở dang khá lớn. Đặc biệt đối với nhiều công trình
có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài từ năm này qua năm khác như vậy phương
thức thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ công trình lớn dẫn đến tình trạng vốn bị
ứ đọng trên công trình.
5.2 GIẢI PHÁP
Công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nói riêng muốn được hoàn thiện tốt thì chức năng, nhiệm vụ
của hạch toán kế toán phải được nắm vững. Hơn nữa cần xuất phát từ những đặc
trưng cơ bản của các đơn vị sản xuất để có hướng hoàn thiện thích hợp.
70
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 586
chi nhánh Cần Thơ, được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ tại Phòng kế toán, tôi đã
có điều kiện tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán
tại công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập tôi xin phép đưa ra một số ý kiến
của bản thân về những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức hạch toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm cùng phương hướng hoàn thiện những tồn tại đó như sau:
5.2.1 Về việc luân chuyển chứng từ
Công ty có địa bàn hoạt động rộng, số lượng công trình nằm rải rác, phân tán
xa trụ sở của công ty. Do đó, việc luân chuyển chứng từ tại công ty đôi khi còn
chậm chễ làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán và kết quả hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, phòng kế toán nên có những quy định về thời
gian giao nộp chứng từ thanh toán để hạn chế tối thiểu những trường hợp chi phí
phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới được hạch toán hoặc công việc dồn ép vào
những ngày cuối tháng.
Đối với các công trình, công ty nên điều động nhân viên phòng tài chính kế
toán xuống tận công trình để giám sát, kiểm tra việc ghi chép, cập nhật chứng từ…
đảm bảo công tác hạch toán được kịp thời và chính xác.
Bên cạnh đó, cần giáo dục ý thức trách nhiệm cho công nhân viên, xây dựng
chế độ thưởng phạt rõ ràng.
5.2.2 Về đánh giá sản phẩm dở dang
Chi phí dở dang được đánh giá hàng tháng hoặc hàng quý bao gồm toàn bộ chi
phí từ khi khởi công cho đến cuối tháng hoặc cuối quý đó, đồng thời công ty cũng
áp dụng phương thức thanh toán sau khi công trình hoàn thành toàn bộ nên có thể
dẫn đến tình trạng vốn bị ứ động trên công trình.Vì vậy, theo tôi với những công
trình lớn, có điểm dừng kỹ thuật nhất định thì công ty nên yêu cầu bên chủ đầu tư
thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật. Như vậy công ty sẽ thu hồi vốn nhanh, tăng
vòng quay của vốn tránh tình trạng phải vay vốn để thi công, góp phần làm tăng lợi
nhuận của công ty.
5.2.3 Về công tác quản lý các khoản mục chi phí
Đối với việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong các công ty xây dựng. Do đó biện
pháp đầu tiên để giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng là tiết kiệm chi
phí NVL trực tiếp.
71
Tại công ty CP XDCTGT 568 chi nhánh CT do có quá nhiều công trình thi
công diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau và không chỉ một Đội thi công thực hiện
mà là nhiều Đội thi công cùng lúc. Vì vậy, việc phân phối NVL xuống các công
trình diễn ra quá nhiều hình thức. Một số NVL thì công ty cấp, một số khác thì Đội
tự nhập xuất thẳng cho công trình. Bên cạnh những thuận lợi nhất định thì vẫn còn
tồn tại như: việc các nhà quản lý công trình mua vật liệu cho đội thi công công trình
không qua kho mà tiến hành xuất thẳng sử dụng vào công trình, lúc này phiếu nhập
và phiếu xuất được lập cùng lúc. Do đó, phiếu nhập và phiếu xuất chỉ mang tính chất
hình thức. Mặt khác khi NVL xuất xuống công trình là đã coi như sử dụng hết và
được hạch toán thẳng vào TK 621 rồi kết chuyển sang TK 154. Điều này gây thiếu
chính xác cho khoản mục chi phí NVL trực tiếp. Vì vậy, Công ty cần theo dõi chặt
chẽ hơn đối với NVL thực tế sử dụng và NVL còn tồn cuối kỳ chưa sử dụng hết để
tiến hành thu hồi lại. Ngoài việc phân biệt NVL đã sử dụng hết hay không hết, kế
toán nên có kế hoạch sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm. Để khuyến khích công
nhân sử dụng tiết kiệm vật tư, cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp
lý kèm theo chế độ ưu đãi bên cạnh việc xử lý nghiêm minh những trường hợp cố
tình vi phạm những quy định gây lãng phí chi phí. Đồng thời, nên tận dụng tối đa
mọi vật liệu có thể tái sử dụng từ các vật liệu tháo dỡ ở các công trình cũ, đấy là
nguồn tiết kiệm chi phí NVL khá hiệu quả. Từ đó tiết kiệm được chi phí và hạ giá
thành sản phẩm. Khuyến khích các sáng kiến làm giảm tiêu hao nguyên vật liệu.
Kế toán cần mở thêm các tài khoản cấp hai để tiện theo dõi chi phí nguyên vật
liệu chính, phụ thi công công trình.
Công ty thường xuyên thu thập thông tin về tình hình biến động của các loại
vật tư. Từ đó, chúng ta đề ra giá dự thầu phù hợp tránh tình trạng đội giá vật tư như
thời gian qua. Đồng thời lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để vừa tránh
được tình trạng biến động giá cả trên thị trường, vừa có thể đảm bảo vốn không bị ứ
động quá nhiều.
Thường xuyên kiểm tra quy trình mua vật tư: Công ty cần tìm hiểu thêm những
nhà cung cấp nguyên vật liệu ổn định với mức giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng và quy cách theo yêu cầu để đảm bảo cho phù hợp với sản phẩm cần sản
xuất. Tránh tình trạng NVL mua về không đạt chất lượng dẫn đến chất sản phẩm sản
xuất ra không làm hài lòng khách hàng, khó tiêu thụ dẫn đến tồn đọng vốn. Quản lý
chặt chẽ trong công tác thu mua. Khi mua vật tư phải có bảng báo giá của 3 nhà
cung cấp khác nhau kèm theo việc xem xét những chính sách bán hàng để đưa ra
quyết định chọn nhà cung ứng trên nguyên tắc là mua đúng giá. Đồng thời, vật tư
vẫn phải đảm bảo đúng chất lượng, qui cách kỹ thuật, tránh tình trạng chi phí thu
72
mua quá cao. Đây là khâu đầu vào rất quan trọng góp phần cho việc giảm thiểu chi
phí, hạ giá thành.
Công tác đánh giá địa chất nơi thi công của phòng kỹ thuật và phòng trắc địa
phải ngày càng được hoàn thiện để tính toán lượng tiêu hao vật liệu cho phép phù
hợp với hồ sơ dự thầu.
Khi mua hàng cần phải cân nhắc lựa chọn nguồn hàng nào, ngoài việc giá cả
tối ưu có thể thiếu nợ mà không chịu lãi hoặc chịu lãi thấp. Đồng thời phải xem xét
đến chất lượng, khoảng cách vận chuyển.... nhằm giảm hao phí đến mức thấp nhất.
Đối với việc quản lý chi phí nhân công trực tiếp
Đối với công ty việc tiến hành hạch toán nhân công trực tiếp, công ty sử dụng
TK 334 và TK 331. Tuy nhiên, việc hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài qua TK
331 còn nhiều điểm không đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Công ty nên tính lại định mức lương cụ thể trên một đơn vị công trình cụ thể.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí nhân công, công ty có thể tiến hành bằng
biện pháp tăng năng suất lao động. Để thực hiện vấn đề này công ty cần nghiên cứu,
tổ chức thi công một cách khoa học, sắp xếp công việc theo một trình tự hợp lý cũng
như vật tư phải được cung cấp kịp thời tránh để quá trình thi công bị trì trệ, gián
đoạn.
Cần đưa ra chính sách trả lương phù hợp trên cơ sở ngày công thực tế làm việc
và trình độ lành nghề của từng người lao động.
Định kỳ, tổ chức các buổi tập huấn tại công trình về các biện pháp an toàn lao
động trong quá trình thi công, cải thiện môi trường thi công nhằm giảm thiểu tối đa
các rủi ro trong thi công.
Tổ chức khám sức định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm cho công nhân viên để đảm bảo
người lao động có đủ sức khỏe làm việc hiệu quả đạt năng suất trong thi công.
Thường xuyên theo dõi những thay đổi về chế độ tiền lương của Bộ Tài Chính
để tính toán đúng chi phí nhân công trực tiếp trong hồ sơ tranh thầu, nhằm tránh tình
trạng đội giá nhân công lao động trực tiếp trong hợp đồng thi công. Cải thiện môi
trường làm việc, tạo không khí thoải mái, vui tươi, nhiệt tình trong quá trình làm
việc của người lao động. Có chế độ khen thưởng, động viên các công nhân viên có
thành tích tốt trong công tác như: thưởng vật chất, tăng tiền thưởng hoặc tổ chức đi
du lịch vào các dịp lễ tết.... để mọi người có thể phấn khởi nhiệt tình và gắn bó với
công việc hơn.
73
Đối với việc quản lý chi phí sử dụng máy thi công
Cần tận dụng tốt khả năng và công suất chạy máy nhưng cũng không nên sử
dụng quá định mức công suất cho phép. Máy nào đã hết khả năng sử dụng hoặc đã
lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu thì công ty nên thanh lý ngay và xem xét đầu tư
vào việc mua máy mới để có thể vừa phù hợp hơn với xu hướng phát triển khoa học
kỹ thuật vừa tránh được tình trạng ứ đọng vốn.
Trong một số trường hợp thì việc thuê máy thi công sẽ rẽ hơn, chi phí cho sử
dụng máy thi công không lớn nên các công ty vẫn thực hiện thuê ngoài là chủ yếu.
Vì vậy khi quyết định mua sắm công ty phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét nên
mua loại máy nào sử dụng thường xuyên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện bảo trì, kiểm tra máy móc thiết bị
thi công để đảm bảo cho máy móc hoạt động tốt không bị gián đoạn sản xuất. Phải
thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra tổn thất để nâng cao ý thức trách
nhiệm của người lao động.
Đối với việc quản lý chi phí sản xuất chung
CP SXC là chi phí toàn bộ của Đội thi công, nó không cụ thể cho từng công
trình nào hết vì vậy kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng công trình cụ thể. Công
ty đã áp dụng phương pháp phân bổ theo giá trị của mỗi công trình, đáng lẽ CP SXC
được phân bổ theo CP NCTT nhưng do có một số vướng mắc nên không làm theo
cách đó được. Công ty phải tìm cách khắc phục nhược điểm này.
Áp dụng phương pháp tính khấu hao sao cho phù hợp một mặt nhằm quản lý
và sử dụng có hiệu quả TSCĐ của công ty, mặt khác nhằm thu hồi và thực hiện tái
sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong công ty.
Thiết lập lại bảng phân định trách nhiệm của từng phòng ban tránh hiện tượng
chồng chéo về công việc và trách nhiệm.
Bộ máy quản lý Công ty còn cồng kềnh, Công ty nên cơ cấu lại nhân sự đảm
bảo tận dụng hết năng suất cũng như quỹ thời gian của công nhân viên. Đối với các
cán bộ còn yếu về chuyên môn cần được đào tạo tích cực hơn nữa.
Hợp lý hóa cũng như xây dựng định mức các loại chi phí phát sinh trong quản
lý, nhất là chi phí điện thoại, công tác phí, tiếp khách, văn phòng phẩm ở công ty để
phát hiện kịp thời các phòng sử dụng vượt định mức và có biện pháp xử lý phù hợp
để phòng tránh lãng phí.
74
Một số giải pháp khác
Giải quyết vấn đề ứ đọng vốn dưới hình thức hàng tồn kho: ngành kinh doanh
xây dựng là một ngành đặc thù và có phần mang tính chất mùa vụ đòi hỏi công ty
phải dự trữ lớn để đáp ứng được nhu cầu sản xuất trước tình hình biến động giá và
đáp ứng đủ lượng nguyên vật liệu cần thiết cho thi công. Để đảm bảo đủ lượng
nguyên vật liệu cần thiết thì công ty phải tiến hành nghiên cứu giá thị trường và lập
kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý từ trước.
Giá cả hàng hóa: Đơn giá của hàng hóa, vật tư ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, giá
tăng hay giảm đều làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
công ty. Do đó, công ty nên áp dụng các mức giá linh động khác nhau đối với từng
đối tượng chi phí.
75
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Hiện nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt, biến động
không ngừng thì sự tồn tại của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản
thân các sản phẩm – dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh
của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi mỗi công ty phải có hệ thống quản trị khoa học
và tạo được nét riêng cho công ty mình. Dù ở tầm vi mô hay vĩ mô thì tầm quan
trọng của công tác quản lý cũng không khác nhau, chủ yếu là chính sách thực hiện
quản lý linh hoạt và phù hợp với tình hình hiện tại. Trong thời gian tới, ngành kinh
doanh xây dựng ở nước ta ngày càng có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là thị
trường bất động sản đang đóng băng như hiện nay do nhu cầu trong nước và ảnh
hưởng của thị trường thế giới.
Trong những năm qua kể từ khi bắt đầu kinh doanh, công ty xây dựng công
trình giao thông 568 đã cố gắng vươn lên trong thị trường đầy biến động và đã đạt
được những thành tựu không nhỏ trong việc nâng cao, đa dạng hóa chất lượng sản
phẩm với chính sách giá linh hoạt, phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phát
triển thương hiệu, quan tâm chăm sóc đời sống của nhân viên và công tác quản trị
doanh nghiệp cũng có những ưu điểm nhất định.
Tuy nhiên, cho đến nay công ty vẫn còn tồn tại một vài điểm chưa được hoàn
thiện trong công tác quản trị. Để trở thành công cụ quản lý có hiệu lực, kế toán nói
chung và đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng
phải luôn được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng công tác quản lý trong nền kinh
tế thị trường như hiện nay. Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có thể
phản ánh được toàn bộ chi phí sản xuất lãng phí hay tiết kiệm trong quá trình sản
xuất sản phẩm. Việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất là một vấn đề mà
các nhà quản lý coi trọng, nó là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng và kịp
thời các thông tin về nội bộ cũng như bên ngoài của công ty giúp cho các nhà quản
lý sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho toàn công ty.
Là một sinh viên được thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao
thông 586 chi nhánh Cần Thơ, trên cơ sở kiến thức đã học kết hợp với tìm hiểu tình
hình thực tế tại công ty trong thời gian qua, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần
586 chi nhánh Cần Thơ”. Đề tài này cũng là một trong những vấn đề mà hầu hết các
76
công ty quan tâm nhiều nhất vì nó là vấn đề quan trọng và thiết thực có liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một công ty nào. Trên cơ sở những tồn tại và
tình hình cụ thể, tôi đã đề xuất một số ý kiến cá nhân nhằm khắc phục những hạn
chế còn tồn tại và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của công ty hơn nữa.
Vì thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế và sự vận dụng lý thuyết
vào thực tế là cả một quá trình, không thể đi sâu thêm vào những vấn đề có liên
quan nên đề tài sẽ còn nhiều hạn chế và sai sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ
và góp ý của quý thầy cô cũng như của các anh chị trong phòng Kế toán của công ty.
Để có được kết quả này tôi xin chân thành cảm ơn cô Thúy An cùng các anh
chị phòng Kế toán của Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi
nhánh Cần Thơ đặc biệt là anh Nguyễn Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng
công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ, tôi đã nêu lên một số biện pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà
công ty có thể xem xét. Bên cạnh đó, tôi cũng đưa ra một vài kiến nghị khác như
sau:
- Hiện nay nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường và có nhiều biến
động phức tạp, đặc biệt là thị trường xây dựng và bất động sản. Do đó, vấn đề cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Bên cạnh đó khách hàng
ngày càng có nhiều điều kiện lựa chọn so sánh giữa các sản phẩm hơn. Họ không
chỉ quan tâm đến chất lượng, tính năng mới... mà còn chú ý về mặt giá cả. Do đó,
các công ty cũng như các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, mở rộng quy mô
sản xuất, tạo sức cạnh tranh thì vấn đề cần quan tâm trước tiên là chi phí, giá thành
và lợi nhuận. Vì giá thành có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công
hay thất bại của một công ty sản xuất. Do đó công ty cần chú ý nhiều hơn vào việc
tính hạ giá thành sản xuất và lập kế hoạch về giá thành ở mỗi kỳ sản xuất. Đặc biệt
công ty cần quan tâm và có nhiều chính sách về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì
đây là nhân tố có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu của giá thành sản phẩm. Đồng thời
công ty cần quan tâm hơn nữa về việc luân chuyển công nhân ở các đội thi công sao
cho phù hợp để góp phần giảm bớt hao phí về giờ công lao động cũng như hiệu quả
năng suất lao động. Ngoài ra chi phí sản xuất chung cũng rất quan trọng, công ty cần
77
theo dõi và kiểm tra các khoản chi phí phát sinh tránh tình trạng sử dụng lãng phí,
không đúng mục đích sản xuất để góp phần làm cho giá thành sản suất sản phẩm
được hạ thấp và được thị trường chấp nhận tạo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
- Khi ký kết hợp đồng xây dựng, cần phải bổ sung các điều khoản quy định rõ:
phạt tiền về thiệt hại ngưng thi công do bên A (Bên chủ đầu tư) chưa giải ngân kịp
vốn. Từ đó, giúp công ty quay vòng nhanh vốn, giảm chi phí nhân công chờ việc,
giảm chi phí lãi vay bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Trước biến động của giá cả vật tư, Công ty thương lượng đàm phán ký kết
các hợp đồng xây dựng sao cho khi có biến động tăng về giá các vật tư hai bên sẽ
cùng gánh chịu phần tăng thêm của giá cả vật tư nhằm giảm bớt rủi ro do biến động
giá.
- Cần xem xét lại chính sách tiền lương của cán bộ tạo điều kiện để họ gắn bó
với Công ty cũng như khuyến khích, động viên họ làm việc nhiệt tình và có hiệu quả
cao. Đồng thời chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân, có kế hoạch sử dụng nhân công
hợp lý.
- Cần quy định rõ hạn mức số tiền ứng cho các đội tự mua vật tư để đảm bảo
kiểm soát chặt hơn quy trình thu mua vật liệu.
- Cần cải tạo môi trường làm việc và cơ cấu tổ chức của Công ty để cho công
nhân viên làm việc đạt năng suất, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
- Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, vấn đề Marketing cũng khá quan
trọng nếu công ty muốn hoạt động kinh doanh của mình phát triển hơn nữa. Vì vậy
công ty nên xây dựng kế hoạch marketing và tổ chức thực hiện để tăng thêm giá trị
thương hiệu của mình và đứng vững trên thị trường
- Ngành xây dựng là một ngành không thể thiếu cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng của nền kinh tế quốc gia. Do đó có thể nói là một trong những ngành kinh tế
trọng điểm của đất nước, cần có sự quan tâm và điều tiết đúng mức của Nhà nước
nhất là trong tình hình giá cả biến động liên tục trên thị trường hiện nay.
Các cơ quan chức năng liên quan đến các các công ty ngành này nên có những
biện pháp linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của các công ty nhất
là hạn chế và giảm các chi phí cũng như thủ tục hành chánh và thời gian của họ.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài Chính (2006), “Chế độ kế toán Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động –
Xã hội.
Các tài liệu có liên quan của công ty CP XDCTGT 586 chi nhánh Cần Thơ.
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006
Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài Chính http://www.mof.gov.vn/
Cổng thông tin tham khảo http://tailieu.vn/
Trần Quốc Dũng (2009), Giáo trình nguyên Lý Kế Toán, NXB Giáo Dục
Lê Phước Hương (2012), Giáo trình Kế Toán Quản Trị, NXB Giáo dục
79
PHỤ LỤC
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Mẫu số: 02 – VT
CHI NHÁNH CẦN THƠ
(Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Nợ: 621
PHIẾU XUẤT KHO
Có: 152
Ngày 15 tháng 04 năm 2013
Số: 221/VT-TB
- Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Tuấn
- Địa chỉ (bộ phận): Đội xây dựng số 9
- Lý do xuất kho: Thi công công trình khu dân cư Phú An L20
- Xuất tại kho: CN Công ty CP XDCTGT 586 tại Cần Thơ
Tên, nhãn hiệu
Số lượng
quy cách, phẩm
Đơn vị
STT chất vật tư, dụng Mã số
Theo
Thực
tính
cụ sản phẩm, hàng
chứng từ
xuất
hóa
Đơn giá
Thành tiền
1
Đá 0 x 4
M3
403,90
403,90
168.182
67.928.710
2
Đá 0 x 4
M3
80,80
80,80
168.182
13.589.106
484,7
484,7
168.182
81.517.816
Cộng
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám mươi mốt triệu năm trăm mười bảy nghìn
tám trăm mười sáu đồng
- Chứng từ kèm theo: Giấy đề nghị xuất vật tư
Người lập
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
\
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Mẫu số: 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Nợ TK:621
PHIẾU NHẬP XUẤT THẲNG
Ngày 05 tháng 05 năm 2013
Có TK: 131
Số 201/NXT
Tên, nhãn hiệu
Số lượng
quy cách, phẩm
Đơn vị
STT chất vật tư, dụng Mã số
Thực
tính Theo chứng
cụ sản phẩm,
từ
xuất
hàng hóa
1
Cừ tràm
Cây
2
Thép hình
3
4
Đơn giá
(Đồng)
Thành tiền
(Đồng)
700
700
18.000
12.600.000
Kg
3126,5
3126,5
17.000
53.150.500
Thép tấm
Kg
3258,3
3258,3
17.000
55.391.100
Gỗ xây dựng
M3
505,8
505,8
11.500
5.816.700
Cộng
126.958.300
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): (Một trăm hai mươi sáu triệu chín trăm năm
mươi tám nghìn ba trăm đồng chẵn)
- Chứng từ kèm theo: Giấy đề nghị xuất vật tư
Người lập
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
\
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 12 năm 2012
Công trình khu dân cư Phú An L20
Thứ
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
STT Họ & Tên
0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1
Tổng
số
ngày
NGÀY TRONG THÁNG
1
Phạm Minh Tiến
x x x x x x x x x x P x x x x x x x x x x x x x P P x x x x
27
2
NguyễnVăn Thắng
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
30
3
Ngô Kim Thoa
x x x x x P x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
29
4
TrươngHoàng Sang
x x x P x x x x x x x x x x x x x x x x x P x x x x x x x x
28
5
Châu Văn Minh
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
30
6
Nguyễn Ngọc Bảo
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x P P
28
7
Trần Văn Tú
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
30
8
NguyễnThanhLuân
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
30
9
Mai Thanh Dũng
x x x x x x x P x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
29
10
.........................
.
... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
......
Phụ Trách
(ký, họ tên)
Kiểm Tra
Duyệt
(ký, họ tên)
\
(ký, họ tên)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586
Tháng 12 năm 2012
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Công trình khu dân cư Phú An L20
Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ
Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ
STT
Họ và Tên
Bộ Phận
Mức Lương Phụ cấp Ngày Công
Tổng Lương
Tạm
Ứng
Thực Lĩnh
1
Phạm Minh Tiến
CN chính
150.000
27
4.050.000
4.050.000
2
Nguyễn Văn Thắng
CN chính
150.000
30
4.500.000
4.500.000
3
Ngô Kim Thoa
CN chính
150.000
29
4.350.000
4.350.000
4
Trương Hoàng Sang
CN phụ
90.000
28
2.250.000
2.250.000
5
Châu Văn Minh
CN phụ
90.000
30
2.700.000
2.700.000
6
Nguyễn Ngọc Bảo
CN chính
150.000
28
4.200.000
4.200.000
7
Trần Văn Tú
CN phụ
90.000
30
2.700.000
2.700.000
8
Nguyễn Thanh Luân
CN chính
150.000
30
4.500.000
4.500.000
9
Mai Thanh Dũng
CN phụ
90.000
29
2.610.000
2.610.000
10
................................
......................
....................
.
..........
....................
................ ...................
224.860.000
224.860.000
.............
Tổng Cộng
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
\
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
------***------
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
(V/v thuê máy thi công công trình)
Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành
Căn cứ vào quy chế sản xuất kinh doanh của Công ty
Căn cứ vào nhu cầu thuê máy của bên A và khả năng đáp ứng của bên B
Hôm nay, ngày 02 tháng 10 năm 2012
Chúng tôi gồm:
Đại diện Công ty CP XDXTGT 586 chi nhánh Cần Thơ (Bên A)
Ông: Huỳnh Tấn Bảo
Chức vụ: Chủ nhiệm công trình
Địa chỉ: Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ
Đại diện bên cho thuê máy (Bên B)
Ông: Lê Ngọc Minh
Chức vụ: chủ máy
Địa Chỉ: Ninh Kiều – Cần Thơ
Hai bên thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
-
Bên A thuê bên B máy đào, máy xúc để thực hiện thi công công trình:
khu dân cư Phú An L20
Địa điểm: khu vực Nam sông Cần Thơ
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM BÊN A:
-
Chuẩn bị tốt mặt bằng và các điều kiện khác để máy của bên B vận hành
tốt và đạt hiệu quả.
Cử cán bộ giám sát, xử lý những vướng mắc tại hiện trường.
Chịu trách nhiệm pháp lý tại hiện trường trước và sau thi công.
Giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính liên quan đến công trình.
Thanh toán tiền cho bên B theo đúng tiến độ đã được hai bên thõa thuận.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM BÊN B:
-
Chuẩn bị máy trong tình trạng hoạt động tốt để thực hiện công việc tại
nơi bên A chỉ định.
ĐIỀU 4: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Tổng giá trị hợp đồng là 135.800.000 đồng
Bằng chữ: ( một trăm ba mươi lăm triệu tám trăm nghìn đồng chẵn)
ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:
-
Dựa vào khối lượng bên B đã thực hiện bên A sẽ nghiệm thu và thanh
toán cho bên B như đã thõa thuận.
Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt.
ĐIỀU 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
-
Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện các điều khoản trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc thì hai bên cùng nhau bàn
bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.
Nếu có vướng mắc và tranh chấp mà hai bên không tự giải quyết được thì
phải nhờ tòa án kinh tế giải quyết. Quyết định của tòa án là quyết định
cuối cùng để hai bên thực hiện.
ĐIỀU 7: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG:
-
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký, kết thúc khi bên A thanh toán hết
cho bên B và hai bên thanh lý hợp đồng.
Hợp đồng này được hai bên nhất trí và lập thành 02 bản có ía trị pháp lý
như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
[...]... nguyờn trng Chi nhỏnh Cụng ty Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 507 ti Cn Th t chc thnh Chi nhỏnh Chi nhỏnh Cụng ty Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 586 ti Cn Th (l n v trc thuc Cụng ty Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 586 thuc Tng Cụng ty Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 5) Nm 2007 Cụng ty Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 586 tin hnh c phn húa v i tờn thnh Cụng ty C Phn Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 586 Ngy 17 thỏng... nhm qun lý tt chi phớ sn xut - Phõn tớch bin ng chi phớ sn xut theo tng khon mc chi phớ nhm tng cng hiu qu qun lý chi phớ ti cụng ty gia thc t so vi k hoch - ỏnh giỏ quỏ trỡnh s dng chi phớ ti cụng ty thụng qua ch tiờu giỏ thnh sn phm xõy dng hon thnh - Nhn xột v xut mt s gii phỏp nhm hon thin k toỏn tập hợp chi phí sản xuất và tính giỏ thnh sn phm vi vic tng cng qun lý chi phớ ti cụng ty 1.3 PHM VI... tớch cỏc nhõn t nh hng n chi phớ v giỏ thnh lm c s cho vic xut mt s gii phỏp nhm hon thin k toỏn tập hợp chi phí sản xuất và tính giỏ thnh sn phm vi vic tng cng qun lý chi phớ ti Công ty 1.2.2 Mc tiờu c th Trờn c s mc tiờu chung, nhng mc tiờu c th cn t c l: - Tin hnh tp hp chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh cụng trỡnh khu dõn c Phỳ An L20 ti cụng ty - ỏnh giỏ quỏ trỡnh tp hp chi phớ sn xut v tớnh giỏ... trờn, tụi quyt nh chn ti: HON THIN K TON TP HP CHI PH SN XUT V TNH GI THNH SN PHM TI CễNG TY C PHN XY DNG CễNG TRèNH GIAO THễNG 586 CHI NHNH CN TH lm lun vn tt nghip tỡm hiu v nghiờn cu sõu hn v vn ny ca cụng ty 1 1.2 MC TIấU NGHIấN CU 1.2.1 Mc tiờu chung Hch toỏn tp hp chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm ti Công ty c phn xõy dng cụng trỡnh giao thụng 586 chi nhỏnh Cn Th vo quý II nm 2013 i vi cụng... Tp hp chi phớ theo tng khon mc - Dựng phng phỏp trc tip tớnh giỏ thnh sn phm - Dựng phng phỏp so sỏnh theo s tuyt i v s tng i ỏnh giỏ tỡnh hỡnh hon thnh giỏ thnh so vi d toỏn theo tng khon mc chi phớ 20 CHNG 3 KHI QUT V CễNG TY C PHN XY DNG CễNG TRèNH GIAO THễNG 586 CHI NHNH CN TH 3.1 LCH S HèNH THNH V PHT TRIN CHI NHNH Ngy 04 thỏng 08 nm 2004 theo Quyt nh ca Tng Cụng ty Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng... mỏy trn bờ tụng, mỏy xỳc Chi phớ s dng mỏy thi cụng l nhng chi phớ trc tip cú liờn quan n vic s dng mỏy thi cụng bao gm: chi phớ khu hao c bn, chi phớ sa cha mỏy múc thit b thi cụng, tin lng cụng nhõn iu khin mỏy v cỏc chi phớ bng tin khỏc Do c im hot ng ca mỏy thi cụng trong XDCB m chi phớ s dng mỏy thi cụng c chia lm hai loi: - Chi phớ thng xuyờn - Chi phớ tm thi Mun xỏc nh chi phớ s dng mỏy thi cụng... khon s dng: hch toỏn chi phớ sn xut chung, k toỏn s dng TK 627 Chi phớ sn xut chung Trỡnh t hch toỏn chi phớ sn xut chung c khỏi quỏt theo s sau: TK 152,153,214,111 TK 627 Tp hp chi phớ sn xut chung TK 154 Phõn b, kt chuyn chi phớ sn xut chung TK 111,138,152 Cỏc khon ghi gim chi phớ sn xut chung Hỡnh 2.4: S k toỏn chi phớ sn xut chung f K toỏn tp hp chi phớ sn xut tng hp chi phớ sn xut v tớnh giỏ... nhiu cỏc khon chi phớ khỏc nhau, do ú vic qun lý chi phớ sn xut khụng th ch cn c vo s liu tng hp m phi theo dừi, tp hp riờng s liu ca tng loi chi phớ, tng nhúm chi phớ Vỡ vy, vic tin hnh phõn loi chi phớ l rt cn thit i vi tt c cỏc doanh nghip b Phõn loi chi phớ sn xut Phõn loi chi phớ sn xut l vic sp xp nhng chi phớ sn xut vo tng loi, tng nhúm khỏc nhau theo nhng tiờu thc nht nh Vic hch toỏn chi phớ theo... ghi chộp cú liờn quan n k toỏn tp hp chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm ti cụng ty 2 mụ t quỏ trỡnh phỏt sinh cỏc loi chi phớ cỏch thc theo dừi, tp hp cỏc loi chi phớ v tớnh giỏ thnh sn phm tụi chn i tng l cụng trỡnh khu dõn c Phỳ An L20 1.4 LC KHO TI LIU Lun vn K toỏn chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm ti cụng ty c phn xõy dng cụng trỡnh giao thụng 586 chi nhỏnh Cn Th ca bn Nguyn Thanh Tựng,... thỏng 07 nm 2007, Chi nhỏnh Cụng ty C Phn Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 586 ti Cn Th c thnh lp trờn c s chuyn th t doanh nghip nh nc theo Quyt nh s: 23/Q-HCNS ngy 17 thỏng 07 nm 2007 ca Hi ng qun tr Cụng ty C Phn Xõy Dng Cụng Trỡnh Giao Thụng 586 - Tr s giao dch: Khu vc Thnh Thun, Phng Phỳ Th, Qun Cỏi Rng, Thnh ph Cn Th - T: 07103.916360 FAX: 07103.916334 - Giy Chng nhn ng ký hot ng Chi nhỏnh s 5713000326