1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh cần thơ

67 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 557,27 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ PHƯƠNG LINH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành:D340301 Tháng 8 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ PHƯƠNG LINH MSSV: LT11317 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành:D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐOÀN THỊ CẨM VÂN Tháng 8 năm 2013 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, cùng với thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông 586 Chi nhánh Cần Thơ, là quá trình kết hợp lý thuyết được học ở trường vào thực tế, giúp em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên ngoài xã hội, từ đó giúp em hoàn thành tốt luận văn của mình. Em xin chân thành cám ơn đến: Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là cô Đoàn Thị Cẩm Vân đã rất nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Ban lãnh đạo, cùng toàn thể cô chú, anh chị tại công ty đã tạo mọi điều kiện cho em được thực tập và thực hiện đề tài. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên có những sai sót là điều không tránh khỏi, rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của quý Thầy, Cô cùng Ban Giám Đốc, các anh chị phòng Kế Toán công ty để em hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Cuối cùng, em xin cám ơn và kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh cùng toàn thể ban lãnh đạo, cô chú và anh chị tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 chi nhánh Cần Thơ đầy sức khoẻ và đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Cần thơ, Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013 Giáo viên hướng dẫn iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................1 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................1 1.3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu...........................................................2 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2 CHUƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........3 2.1 Phương pháp luận .......................................................................................................3 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh......................3 2.1.2 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................4 2.1.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả................................................................................6 2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................8 2.2.1 Phương pháp so sánh...............................................................................................8 2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn.............................................................................9 CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................ 14 3.2 Ngành nghề, định hướng kinh doanh của công ty ............................................... 14 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty ................................................................. 14 3.2.2 Định hướng kinh doanh của công ty.................................................................. 15 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ......................................................................................................................16 4.1 Phân tích hoạt động kinh doanh thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh của công ty từ 2010 đến tháng 6/2013 ................................................................16 v 4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu từ 2010 đến tháng 6/2013..................................16 4.1.2 Phân tích tình hình chi phí qua 3 năm 2010 - 2012 và 06 tháng đầu năm 2012 – 2013 ............................................................................................................................22 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận từ 2010 đến tháng 6/2013 ..................................29 4.2 Đánh giá các chỉ số sinh lời để thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh..................33 4.2.1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ROS .....................................................................34 4.2.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn ROE ................................................................................34 4.2.3 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA ..................................................................35 4.2.4 Hệ số giá trên thu nhập (P/E).............................................................................36 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.....36 4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010-2011 ...............................................................................................37 4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2011-2012 ...............................................................................................38 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................40 5.1 Nâng cao lợi nhuận ................................................................................................ 40 5.1.1 Nâng cao doanh thu .............................................................................................40 5.1.2 Kiểm soát chi phí .................................................................................................41 5.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh..............................................................42 5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (ROE) .............................................42 5.2.2Tăng hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) .................................................................42 5.2.3Tăng hiệu quả hoạt động trên doanh số bán (ROS)............................................43 5.3 Một số giải pháp khác.............................................................................................43 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN .............................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................46 PHỤ LỤC ......................................................................................................................47 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1 Tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012..................................................17 Bảng 4.2 Tình hình doanh thu 06 tháng đầu năm 2012 – 2013 .....................................18 Bảng 4.3 Tình hình doanh thu bán hàng qua 3 năm 2010 – 2012 .................................29 Bảng 4.4: Doanh thu tài chính qua 3 năm 2010 –2012 ..................................................20 Bảng 4.5 Tình hình thu nhập khác qua 3 năm 2010 - 2012............................................21 Bảng 4.6 Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 - 2012 .......................................................23 Bảng 4.7 Tình hình chi phí 06 tháng đầu năm 2012 – 2013 ..........................................24 Bảng 4.8 tình hình giá vốn hàng bán qua 3 năm 2010 – 2012 .......................................25 Bảng 4.9 Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 .................27 Bảng 4.10 Tình hình chi phí khác qua 3 năm 2010 – 2012............................................29 Bảng 4.11 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 ................................................30 Bảng 4.12 Tình hình lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2012 – 2013 ....................................30 Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012............................31 Bảng 4.14 Tình hình lợi tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................32 Bảng 4.15 Tình hình lợi nhuận khác qua 3 năm 2010 – 2012........................................33 Bảng 4.16 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ROS.................................................................34 Bảng 4.17 Tỷ suất lợi nhuận/vốn ROE...........................................................................34 Bảng 4.18 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA ..............................................................35 Bảng 4.19 Hệ số lợi nhuận trên cổ phần EPS..................................................................36 Bảng 4.20: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010-2011 ..........................................................................................37 Bảng 4.21: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 201-2012 ............................................................................................38 vii DANH SÁCH BTHĐ : Bồi thường hợp đồng BTT : Bê tông tươi CPLV : Chi phí lãi vay CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CKTT : Chiết khấu thanh toán CTXD : Công trình xây dựng DTBH : Doanh thu bán hàng DTTC : Doanh thu tài chính ĐCS KDC : Điện chiếu sáng khu dân cư DV TV : Dịch vụ Tư vấn HH : Hàng hóa GVHB : Giá vốn hàng bán LCV : Lãi cho vay LNST : Lợi nhuận sau thuế LNKD : Lợi nhuận kinh doanh QSDĐ : Quyền sử dụng đất VLXD : Vật liệu xây dựng VCSHBQ : Vốn chủ sở hữu bình quân TTSBQ : Tổng tài sản bình quân TN : Thu nhập TLTSCĐ : Thanh lý Tài sản cố định viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và phát triển công ty phải nắm bắt được tình hình của thị trường, quan hệ cung cầu để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh thích hợp, có thể chiếm lĩnh được thị trường và khách hàng về phía công ty. Để làm được điều đó thì các nhà quản trị của công ty phải hiểu rõ về nguồn lực tài chính của công ty để có những quyết sách thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty thông qua việc đánh giá hiệu quả hoạt động để có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động của công ty. Hơn nữa, để có một chiến lược kinh doanh đột phá thì nhà quản trị phải hiểu rõ tình trạng hoạt động của công ty mình như thế nào, hiệu quả hoạt động đến đâu để từ đó có chính sách kinh doanh cho phù hợp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế chưa ổn định , các công ty xây dựng nói chung và công ty Cổ phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 Chi nhánh Cần Thơ nói riêng muốn xúc tiến mở rộng quy mô sản xuất đồng thời phải đối mặt với khó khăn về khả năng tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy lãnh đạo công ty đã phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp tính thực tiễn nhằm nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình mở rộng quy mô. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng nên em chọn nội dung “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 Chi nhánh Cần Thơ”. làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012 và 06 tháng đầu năm 2013. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm giúp nhà quản trị điều chỉnh và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 . 1  Đánh giá một số chỉ số sinh lợi để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 Chi nhánh Cần Thơ từ 19/8/2013 đến 18/11/2013. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu  Phân tích thực trạng của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 Chi nhánh Cần Thơ thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của đơn vị như: Nhà ở, quyền sử dụng đất, xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, hàng hóa khác ….  Đánh giá các chỉ số sinh lời và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sử dụng các số liệu từ Báo cáo tài chính giai đoạn 2010-2012 và 06 tháng đầu năm 2013 và các tài liệu khác phục vụ cho việc phân tích từ Phòng Kế toán của công ty. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này thường tuân thủ theo quy luật canh tranh, quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn (Đặng Kim Cương và Phạm Văn Dược, 2005). 2.1.1.2 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là phân tích các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Các hiện tượng quá trình này được thể hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. 2.1.1.3 Vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Là công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp. 3 2.1.1.4 Đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh  Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh.  Nhiệm vụ: - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. - Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào mục tiêu đã định. 2.1.2 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu + Khái niệm: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Công thức tính: Doanh thu = Giá bán x Sản lượng (2.1) + Các khoản mục doanh thu tại công ty Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH ): là tổng giá trị thu được từ các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và các dịch vụ khác…….. Doanh thu bán hàng thuần là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại …( thực tại công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu này). Doanh thu tài chính: là những khoản thu từ hoạt động tài chính, chủ yếu là khoản thu được từ lãi cho vay (LCV), chiết khấu thanh toán (CKTT), các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác… 4 Thu nhập khác: là những khoản thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp như nhận tiền bồi thường hợp đồng (BTHĐ), dịch vụ tư vấn (DVTV), thu từ thanh lý tài sản cố định (TLTSCĐ)….. 2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí + Khái niệm: Là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. + Các loại chi phí tại công ty: Giá vốn hàng bán : Là giá thành thực tế của một công trình bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhân công ….(trừ đi các chi phí dỡ dang). Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể. Chi phí tài chính: Phần lớn chi phí tài chính của công ty là chi phí lãi tiền vay. Chi phí khác: là những khoản chi phí phát sinh ngoài hoạt động thông thường của doanh nghiệp như trả tiền bồi thường hợp đồng, điện chiếu sáng khu công nghiệp (ĐCSKCN), chi phí thanh lý tài sản cố định…. 2.1.2.3.Chỉ tiêu lợi nhuận + Khái niệm Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí + Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: 5 (2.2) Lợi nhuận gộp: là phần còn lại của doanh thu hoạt động kinh doanh sau khi trừ chi phí giá vốn hàng bán. Lợi nhuận thuần (lợi nhuận kinh doanh): là phần còn lại của lợi nhuận gộp sau khi trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.., các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. Lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng): Là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.1.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả Phân tích một số chỉ tiêu sinh lợi:  Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trên tài sản (%) = (2.3) Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng )= Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN - Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Thu nhập khác - Chi phí khác Tổng tài sản bình quân = Tài sản đầu kỳ+ Tài sản cuối kỳ 2 6 (2.4) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Tỷ số này càng cao càng tốt.  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) = (2.5) Vốn chủ sở hữu bình quân VCSH đầu kỳ+ VCSH cuối kỳ (2.6) VCSHBQ = 2 Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra tài sản cho công ty.Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Tỷ số này càng cao càng tốt.  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trên doanh thu (%) = (2.7) Tổng Doanh thu Tổng doanh thu = Doanh thu bán hàng + doanh thu tài chính + doanh thu khác. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 7  Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS): Là lợi nhuận đạt được bao nhiêu trên mỗi cổ phiếu . EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: LNST- Cổ tức ưu đãi EPS= (2.8) Số cổ phiếu phát hành Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ chủ yếu cho cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường, nên ta bỏ qua giá trị cổ tức ưu đãi. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Đề tài này chủ yếu thu thập số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo KQHĐKD từ phòng kế toán để phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và được tập hợp theo năm. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu kinh tế biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm ra sao? Để có hướng khắc phục. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu kinh tế bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc hay cơ sở. Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích.Ở đề tài này ta sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều kiện thực hiện so sánh: - Có ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh với nhau. - Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng một nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, cùng thời gian và đơn vị đo lường. - Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối. 8  Phương pháp số tuyệt đối - Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường. - Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Ta có: Y = Y1 – Y0 Với Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc Số tuyệt thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị … số tuyệt đối là cơ sở để tính các chỉ số khác.  Phương pháp số tương đối Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của hiện kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối. Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Y =Y1 / Y0 x 100 Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các công thức sau: - Số tương đối hoàn thành kế hoạch = Số thực tế/Số kế hoạch. - Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số thực tế - Số kế hoạch. - Tỷ lệ năm sau so với năm trước =(Số năm sau – Số năm trước)/Số năm trước. - Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = Số năm sau – Số năm trước. 2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 9 Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Quy trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau: Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ thay đổi của từng yếu tố như: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần) Giá vốn hàng bán Doanh thu tài chính Chi phí tài chính Chi phí quản lý doanh nghiệp Thu nhập khác Chi phí khác ▪ Dựa vào công thức: (2.10) Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Thu nhập khác - Chi phí khác Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn theo tổng và hiệu như sau: Gọi X1 là chỉ tiêu lợi nhuận kỳ thực tế và X0 là chỉ tiêu lợi nhuận kỳ gốc Doanh thu thuần gọi là: a Giá vốn hàng bán gọi là: b Doanh thu tài chính là: c Chi phí tài chính gọi là: d Chi phí quản lý doanh nghiệp gọi là: e Thu nhập khác gọi là: g Chi phí khác gọi là: h Đối tượng phân tích được xác định là (ĐVT): ▲X = X1 - X0 Kỳ thực tế : X1 = a 1-b1+c1-d1-e 1+g1-h1 10 Kỳ gốc : X0 = a 0-b0+c0-d0-e 0+g0-h0 Thế lần 1: a1-b0+c0-d 0-e0+g0-h0 Thế lần 2: a1-b1+c0-d 0-e0+g0-h0 Thế lần 3: a1-b1+c1-d 0-e0+g0-h0 Thế lần 4: a1-b1+c1-d 1-e0+g0-h0 Thế lần 5: a1-b1+c1-d 1-e1+g0-h0 Thế lần 6: a1-b1+c1-d 1-e1+g1-h0 Thế lần 7: a1-b1+c1-d1-e 1+g1-h1 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần): ▲a = (a 1-b0+c0-d0-e 0+g0-h0) – (a0-b0+c0-d0-e 0+g0-h0) = a1 – a 0 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán): ▲b = (a 1-b1+c0-d0-e 0+g0-h0) – (a 1-b0+c0-d0-e 0+g0-h0) = b1 - b0 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Doanh thu tài chính): ▲c = (a 1-b1+c1-d0-e0+g0-h0) – (a 1-b1+c0-d0-e 0+g0-h0) = c 1 - c0 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí tài chính): ▲d = (a 1-b1+c1-d1-e 0+g0-h0) – (a 1-b1+c1-d0-e 0+g0-h0) = d1 - d0 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố e (Chi phí quản lý doanh nghiệp): ▲e = (a 1-b1+c1-d1-e1+g0-h0) – (a 1-b1+c1-d1-e 0+g0-h0) = e1 - e0 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố g (Thu nhập khác): ▲g = (a1-b1+c1-d1-e 1+g1-h0) – (a1-b 1+c 1-d1-e1+g0-h0) = g1 - g0 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố h (Chi phí khác): 11 ▲h = (a 1-b1+c1-d1-e 1+g1-h1) – (a 1-b1+c1-d1-e 1+g1-h0) = h1 - h0 » Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuận: Doanh thu thuần (nhân tố a): ▲a Doanh thu tài chính (nhân tố c): ▲c Thu nhập khác (nhân tố g): ▲g Tổng giá trị tăng: Σ » Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Giá vốn hàng bán (nhân tố b): ▲b Chi phí tài chính (nhân tố d): ▲d Chi phí quản lý doanh nghiệp (nhân tố e): ▲e Chi phí khác (nhân tố h) ▲h Tổng giá trị giảm: Σ Tổng hợp các nhân tố: ▲X = ▲a + ▲b + ▲c + ▲d + ▲e + ▲g + ▲h Ưu, nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn.  Ưu điểm: - Đơn giản, dể tính toán và dể hiểu. - Phương pháp thay thế liên hoàn cố định các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích, chúng có mối quan hệ với chỉ tiêu có thể bằng thương, tổng, hiệu, tích và cả số % xác định được.  Nhược điểm: - Khi xác định đến nhân tố nào, ta phải giả định các nhân tố khác không thay đổi. Nhưng trong thực tế thì các nhân tố luôn biến động. - Việc sắp xếp các nhân tố từ lượng đến chất thương rất phức tạp, nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác.  Ý nghĩa: Xác định được mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng của chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực. 12 CHƯƠNG 3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN  Ngày 04 tháng 08 năm 2004 theo Quyết định của Tổng Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 5 về việc tách chuyển nguyên trạng Chi nhánh Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 507 tại Cần Thơ tổ chức thành Chi nhánh, Chi nhánh Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 tại Cần Thơ (là đơn vị trực thuộc Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 thuộc Tổng Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 5).  Năm 2007 Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586. Ngày 17 tháng 07 năm 2007, Chi nhánh Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 tại Cần Thơ được thành lập trên cơ sở chuyển thể từ doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số: 23/QĐ-HCNS ngày 17 tháng 07 năm 2007 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586.  Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở rất nhiều ngân hàng Ngân hàng.  Với phương châm hoạt động đa ngành nghề, đa sản phẩm và không ngừng phát triển, ngành nghề truyền thống của công ty là xây dựng cầu, đường và những ngành nghề mũi nhọn mang tính đột phá trong lĩnh vực địa ốc như: kinh doanh địa ốc, phát triển khu dân cư, kinh doanh các công trình theo phương thức B.O.T.; B.O.O.… Phạm vi hoạt động rộng khắp từ Miền trung, Tây nguyên, Miền Đông đến Miền Tây Nam bộ.  Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ  Tên tiếng Anh: 586 CAN THO JOINT STOCK COMPANY  Trụ sở giao dịch: Khu vực Thạnh Thuận, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.  ĐT: 07103.916360 FAX: 07103.916334 13  Số lượng phát hành: 4.000.000 cp  Mã chứng khoán: CIEN JSC 586  Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 5713000326 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp ngày 07 tháng 08 năm 2007. 3.2 NGÀNH NGHỀ, ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.2.1 Nghành nghề kinh doanh của công ty - Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi, thủy điện. - Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư và đô thị. - Khai thác, chế biến sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí. - Cho thuê văn phòng làm việc, kinh doanh mua bán điện. - Sửa chữa phương tiện xe máy, thiết bị thi công và phương tiện thiết bị giao thông vận tải. Đầu tư xây dựng – kinh doanh – chuyển giao BOT trong và ngoài nước các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy điện. 3.2.2 Định hướng kinh doanh - Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. - Sử dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có, luôn dẫn đầu về chất lượng. - Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý, cải tiến nghiệp vụ của nhân viên. - Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, phân công lao động hợp lý, đảm bảo công bằng xã hội, các chế độ về quản lý tài sản. - Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty. 14 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY TỪ 2010 ĐẾN THÁNG 6 / 2013 4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu từ 2010 đến tháng 6/2013 Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng vì nó phản ánh quy mô của quá trình kinh doanh. Doanh thu còn là nguồn vốn quan trọng để đơn vị trang trải các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái đầu tư. Do vậy việc phân tích các chỉ tiêu doanh thu có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính đây là một trong những chỉ tiêu quyết định sự thành bại của đơn vị. Vì thế để đánh giá chỉ tiêu doanh thu cần đi sâu vào quá trình phân tích tình hình biến động của doanh thu qua một thời gian. Từ bảng (4.1) trang 16, ta thấy trong năm 2011 tổng doanh của công ty giảm nhẹ khoảng 26 tỷ đồng tương đương 18,39% so với năm 2010. Tổng doanh thu giảm là do doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính giảm, đặc biệt tình hình nhà đất đóng băng, công ty chỉ ký được những hợp đồng xây dựng vừa và nhỏ làm doanh thu bán hàng có tỷ trọng 98,84% xuống còn 94,67% và có mức giảm mạnh khoảng 30 tỷ đồng tương đương 21,83% so với năm 2010. Mặt khác mức tăng của các khoản thu nhập khác như thanh lý tài sản cố định, tiền bồi thường hợp đồng tăng khoản 4,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2010 nên không thể bù đắp được mức giảm của doanh thu bán hàng đã làm tổng doanh thu giảm. Nhưng năm 2012 tình hình kinh doanh của rất tốt tổng doanh thu tăng một lượng rất lớn 315,75% gấp 3 lần so với năm 2011, do trong năm công ty đã mở rông quy mô và ký kết nhiều hợp đồng lớn có giá trị cao làm cho doanh thu bán hàng trong năm 2012 có tỷ trọng đạt cao nhất chiếm 99,94% trong tổng doanh thu đã tăng lên 363 tỷ đồng khoảng 338,86% so với cùng kỳ năm 2011. Mặt khác doanh thu tài chính và thu nhập khác có giảm nhưng do tỷ trọng thấp nên chỉ giảm khoảng 6 tỷ đồng thấp hơn rất nhiều so với mứng tăng doanh thu bán hàng dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2012 tăng cao. 15 Bảng 4.1 : Tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH NĂM 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DTBH 139.370 98,84 108.946 94,67 478.127 99,94 (30.424) (21,83) 369.181 338,86 DTTC 453 0,32 229 0,20 184 0,035 (224) (49,43) (45) (19,73) 1.189 0,84 5.900 5,13 118 0,025 4.711 396,02 (5.781) (97,99) 141.013 100 115.075 100 478.429 100 (25.937) (18,39) 363.354 315,75 TN khác Tổng DT Tuyệt đối (%) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 16 Tuyệt đối (%) Qua bảng (4.2) ta thấy tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 thấp hơn rất nhiều so với cả năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh doanh của công ty bắt đầu ổn định tổng doanh thu tăng một lượng rất lớn 126,69% gần 1,3 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Vì đầu năm Công ty đã hoàn thành, bàn giao nhiều công trình lớn có giá trị, làm cho doanh thu bán hàng có tỷ trọng cao nhất tăng lên 125 tỷ đồng tương đương 126,97%, mặc dù thu nhập khác như thanh lý tài sản có giảm trong năm nhưng do tỷ trọng thấp nên chỉ giảm 7 triệu đồng không đáng kể so với mức doanh thu tăng trong đầu năm 2013, là dấu hiệu tốt hứa hẹn doanh thu cuối năm 2013 sẽ còn tăng lên. Bảng 4.2: Tình hình doanh thu 06 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 06 Tháng đầu năm 2012 CHỈ TIÊU Số tiền 2013 2013/2012 (%) Số tiền (%) Tuyệt đối (%) DT bán hàng 98.565 99,79 223.712 99,91 125.148 126,97 DT tài chính 120 0,12 121 0,05 0,6 0,54 90 0,09 83 0,04 (7) (8,20) 98.775 100 223.916 100 125.141 126,69 Thu nhập khác Tổng DT Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 4.1.1.1 Phân tích tình hình doanh thu bán hàng từ 2010 đến tháng 6/2013 Như đã nhận xét ở trên, tổng doanh thu tăng giảm nguyên nhân chính là do sự tăng giảm của doanh thu bán hàng bởi vì nó luôn chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối trong tổng doanh thu. Qua bảng (4.3) trang 19, doanh thu bán hàng 2011 giảm nhẹ 21,83% so với năm 2010, là do doanh thu 2 mặt hàng Công trình xây dựng và mặt hàng Quyền sử dụng đất giảm mạnh. Nguyên nhân do trong năm 2011 các công trình xây dựng lớn bị cắt giảm vốn đầu tư nên chỉ xây dựng công trình có giá trị nhỏ đã làm cho doanh thu lĩnh vực Công trình xây dựng giảm 33,64% so với năm 2010, mặt khác do thi trường nhà đất đang gặp khủng hoảng, người dân không dám đầu tư vào lĩnh vực QSDĐ dẫn đến nhu cầu trên thi trường mặt hàng 17 Bảng 4.3: Doanh thu bán hàng qua 3 năm 2010 –2012 Tài khoản: 511 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM MẶT HÀNG 2010 Số tiền 2011 (%) Số tiền 2012 2011/2010 (%) Số tiền (%) Tuyệt đối 2012/2011 (%) Tuyệt đối (%) CTXD 93.290 66,94 61.903 56,82 220.776 46,18 (31.387) (33,64) 158.873 256,65 Nhà bán 19.188 13,77 22.592 20,74 156.343 32,70 3.405 17,74 133.750 592,02 VLXD 15.429 11,07 15.781 14,48 52.658 11,01 351 2,28 36.878 233,69 QSDĐ 7.901 5,67 4.922 4,52 38.514 8,06 (2.978) (37,70) 33.592 682,43 BTT 2.269 1,63 2.319 2,13 5.146 1,08 50 2,20 2.827 121,91 HH khác 1.293 0,93 1.429 1,31 4.689 0,98 136 10,51 3.260 228,10 139.370 100 108,946 100 478.127 100 (30.424) (21,83) 369.181 338,86 Tổng Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 18 này giảm 37,7%. Ảnh hưởng giảm lớn nhất chính là mặt hàng Công trình xây dựng vì nó chiếm tỷ trọng cao nhưng đã giảm từ 66,94% xuống 56,82% trong năm 2011. Đến năm 2012 tổng doanh thu bán hàng tăng rất cao khoảng 370 tỷ đồng tương đương 338,86% tăng gấp 3 lần so với năm 2011. Ta thấy đây là điều hiển nhiên vì tất cả các mặt hàng điều tăng rất mạnh, là do năm 2012 tình hình kinh tế khá ổn định. Đặc biệt trong năm công ty hoàn thành bàn giao nhiều công trình xây dựng khu dân cư có giá trị lớn làm cho doanh thu mặt hàng Công trình xây dựng có mức tăng cao nhất đạt khoảng 159 tỷ đồng trong năm 2012, ngoài ra thị trường nhà đất cũng rất ổn định nhiều khác hàng có nhu cầu đầu cơ tăng giá làm cho mặt hàng Quyền sử dụng đất có tỷ lệ tăng cao nhất 682,43% so với năm 2011 . Tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 thấp hơn rất nhiều so với cả năm bởi vì cuối năm nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình của khách hàng tăng cao. Đến đầu năm 2013 tổng doanh thu bán hàng tăng 125 tỷ đồng gấp 1,2 lần 6 tháng đầu năm 2012 do nhiều công trình xây dựng đã được hoàn thành và bàn giao lại cho khách hàng , theo đà này cuối năm mức doanh thu bán hàng sẽ tăng cao hơn. 4.1.1.2 Phân tích tình hình doanh thu tài chính từ 2010 đến tháng 6/2013 Bảng 4.4: Doanh thu tài chính qua 3 năm 2010 –2012 Tài khoản: 515 CHỈ TIÊU ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 Tuyệt (%) Tuyệt (%) đối đối (72) (42,20) (42) (42,46) LCV 2010 Số (%) tiền 171 37,66 NĂM 2011 Số (%) tiền 99 43,05 2012 Số (%) tiền 57 30,86 CKTT 282 62,34 130 56,95 127 69,14 (152) (53,81) DTTC 453 100 229 100 184 100 (224) (49,43) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 19 (3) (2,54) (45) (19,73) Dựa vào bảng (4.4) ta thấy doanh thu tài chính giảm qua các năm nhưng có biến triển tốt vì tỷ lệ giảm năm sau thấp hơn năm trước. Năm 2011 tổng doanh thu tài chính giảm 50% so với cùng kỳ năm 2010 nguyên nhân chính là do lãi cho vay và chiết khấu thanh toán giảm , đặc biệt trong năm 2011 Công ty kéo dài thời gian thanh toán nợ, không thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp nên các khoản thu từ chiết khấu thanh toán giảm 53,81% so với cùng kỳ năm trước. Sang năm 2012 doanh thu tài chính vẫn tiếp tục giảm nhưng tỷ lệ thấp khoảng 20% so với năm 2011. Đặc biệt trong năm công ty đã giảm lượng tiền cho vay làm cho các khoản thu từ lãi cho vay giảm 42,46% so với cùng kỳ năm trước. Hứa hẹn tình hình doanh thu tài chính sẽ được cải thiện vào năm tới. Đầu năm 2013 doanh thu tài chính tuy có tăng nhưng thấp chỉ tăng 0,54% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân tăng chủ yếu là do khác hàng đã trả các khoản lãi vay kỳ trước. Cuối năm nay công ty cần tập trung đẩy mạnh lĩnh vực tài chính hơn. 4.1.1.3 Phân tích tình hình thu nhập khác từ 2010 đến tháng 6/2013 Bảng 4.5 Tình hình thu nhập khác qua 3 năm 2010 – 2012 Tài khoản: 711 ĐVT: Triệu đồng NĂM 2011 2010 CHỈ TIÊU BTHĐ DV TV TLTSCĐ TN khác ST 568 393 228 1.189 (%) 47,76 33,05 19,18 100 ST 1.136 1.591 3.173 5.900 (%) 19,25 26,96 53.79 100 2012 ST (%) 78 65,94 33 28,06 7 6,00 118 100 CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 TĐ (%) TĐ 568 99,91 (1.058) 1.198 304,65 (1.558) 2.945 1.290,72 (3.166) 4.711 396,02 (5.782) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 20 (%) (93,12) (97,91) (99,78) (97,99) Năm 2011 tổng thu nhập khác tăng rất cao khoảng gần 4,7 tỷ đồng tương đương 396,02% tăng gấp 3 lần so với năm 2010, ta thấy đây là điều hiển nhiên vì tất cả các khoản thu từ bồi thường hợp đồng, dịch vụ tư vấn, thanh lý tài sản cố định đều tăng rất mạnh. Trong đó doanh thu từ thanh lý tài sản cố định tuy có tỷ trọng thấp nhất trong năm 2010 nhưng đã tăng lên cao nhất trong năm 2011 đạt mức tăng là 2,9 tỷ đồng tăng gần 13 lần so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do trong năm công ty bắt đầu thay thế toàn bộ máy móc thiết bị cũ bằng máy mới nên các khoản thu từ thanh lý tài sản cố định tăng đột biến. Ngược lại năm 2012 các khoản thu từ bồi thường hợp đồng, dịch vụ tư vấn, thanh lý tài sản cố định đều giảm mạnh làm cho tổng thu nhập khác tụt giảm mạnh gần 5,7 tỷ đồng tương đương 97,99% so với năm 2011. Đặc biệt khoản thu từ thanh lý tài sản cố định có mức giảm mạnh nhất 3,1 tỷ đồng, là do hầu hết máy cũ đã được thay trong năm trước nên làm cho khoản thu này giảm trong năm nay. Đầu năm 2013 tổng thu nhập khác giảm khoảng 7,4 triệu đồng tương đươngg 8,2% so với 6 tháng đầu năm 2012, đó là vì thu nhập từ tiền bồi thường hợp đồng và dịch vụ tư vấn giảm mặc dù đầu năm các khỏan thu từ thanh lý tài sản cố định có tăng nhưng không nhiều. 4.1.2 Phân tích tình hình chi phí từ 2010 đến tháng 6/2013 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu & chi phí thường có tỷ lệ tương quan với nhau. Tổng chi phí năm 2011của công ty giảm 29 tỷ đồng tương đương 21,36% so với năm 2010, mức giảm của chi phí cao hơn mức giảm doanh thu khoảng 3 tỷ đồng, đây là dấu hiệu tốt góp phần làm tăng lợi nhuận. Công ty chú trọng nhiều vào hoạt động bán hàng nên giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất lớn 92,16% ngoài ra do chi phí đầu vào năm nay giảm làm tổng giá vốn hàng bán giảm 59 tỷ đồng tương đương 47,16% so với năm 2010, đây là nguyên nhân chính giúp cho tổng chi phí giảm. Nhưng năm 2012 do công ty áp dụng chiến lược mở rộng quy mô sản xuất đã làm cho tổng chi phí tăng đột biến gấp 3 lần so với năm 2011 rơi vào khoảng 364 tỷ đồng , như ta đã xét ở trên trong giai đoạn này tổng doanh thu cũng tăng lên 363 tỷ đồng so với năm 2011. Mức tăng chí phí cao hơn mức tăng của doanh thu đã góp phần làm lợi nhuận giảm. Nguyên nhân làm cho tổng chi phí tăng là do tất cả các chi điều tăng mạnh mặc dù chi phí khác có giảm nhưng do tỷ trọng quá thấp 0,44% nên không đáng kể. 21 Bảng 4.6: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2010 2011 2012 2011/2010 CHỈ TIÊU Số tiền (%) 126.153 92,16 CP Tài Chính 3.860 CPLV CPQLDN Tuyệt đối Tuyệt đối (%) 292.634 438,99 603,37 40.476 149,08 23.290 603,37 40.476 149,08 9,57 2.369 37,80 36.571 423,48 0,01 4.592 756,70 (%) Số tiền (%) 66.661 61,93 359.295 76,10 (59.491) (47,16) 2,82 27.150 25,22 67.626 14,32 23.290 3.860 2,82 27.150 25,22 67.626 14,32 6.267 4,58 8.636 8,02 45.206 Chi phí khác 607 0,44 5.199 4,83 40 Tổng chi phí 136.887 100 107.646 100 472.168 GVHB Số tiền (%) 100 (29.241) (21,36) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 22 2012/2011 (5.159) (99,22) 364.522 338,63 Sang 6 tháng đầu năm 2013 Công ty không tiết kiệm tốt chi phí là cho nhiều khoản chi phí tăng, đẩy tổng chi phí tăng đến mức 220 tỷ đồng gấp 1,3 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Do đầu năm 2012 có nhiều công trình xây dựng lớn đang thi công đẩy giá vốn tăng lên gần 67 Tỷ đồng tương đương 77.41% so với 6 tháng đầu năm 2012 trong khi lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng lên làm chi phí tài chính cũng tăng mạnh gần 4 lần so với đầu năm 2012. Bảng 4.7: Tình hình chi phí 06 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 06 Tháng đầu năm CHỈ TIÊU 2012 (%) Số tiền GVHB 2013 2013/2012 (%) Số tiền Tuyệt đối (%) 84.871 88,38 150.570 68,55 65.699 77,41 CP tài chính 7.422 7,73 38.576 17,56 31.154 419,78 CPLV 7.422 7,73 38.576 17,56 31.154 419,78 CPQLDN 3.712 3,87 30.496 13,88 26.784 721,48 Chi phí khác 25 0,03 19 0,01 Tổng chi phí 96.030 100 219.661 100 (6) (23,41) 123.631 128,74 Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 4.1.2.1 Phân tích tình hình giá vốn hàng bán từ 2010 đến tháng 6/2013 Trong phân tích biến động chi phí, đầu tiên phải kể đến khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí đó là chi phí giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán của công ty biến động cùng chiều với doanh thu bán hàng, khi doanh thu giảm thì giá vốn hàng bán cũng giảm và ngược lại. Do trong năm công ty chỉ ký những hợp đồng xây dựng vừa và nhỏ dẫn đến giá vốn hàng bán giảm xuống 59 tỷ đồng giảm khoảng 0,5 lần so với năm 2010, giảm hơn mức giảm của doanh thu bán hàng gần 29 tỷ đồng. Dựa vào bảng (4.8) trang 25, ta sẽ thấy Giá vốn giảm là do chi phí tất cả các mặt hàng đều giảm, ngoại trừ mặt hàng Vật liệu xây dựng do giá đầu vào tăng, làm cho tổng chi phí mặt hàng này tăng nhưng tăng không nhiều. Ảnh hưởng giảm lớn nhất chính là mặt hàng Công trình xây dựng vì các 23 Bảng 4.8: Giá vốn hàng bán qua 3 năm 2010 – 2012 Tài khoản: 632 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM MẶT HÀNG 2010 Số tiền 2011 (%) 2012 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Tuyệt đối 2012/2011 (%) Tuyệt đối (%) Công Trình Xây dựng 65.398 51,84 34.137 51,21 183.765 51,15 (31.261) (47,80) 149.628 438,32 Nhà bán 37.539 29,76 12.790 19,19 121.710 33,87 (24.750) (65,93) 108.920 851,63 Vật Liệu Xây Dựng 12.356 9,79 13.498 20,25 39.608 11,02 1.141 9,23 26.110 193,45 Quyền Sử Dụng Đất 6.544 5,19 3.771 5,66 11.491 3,20 (2.773) (42,38) 7.721 204,74 Bê Tông Tươi 3.221 2,55 1.696 2,54 1.210 0.34 (1.525) (47,34) (486) (28,64) HH khác 1.094 0,87 770 1,16 1.511 0,42 (323) (29,56) 740 96,07 126.153 100 66.661 100 359.295 100 (59.491) (47,16) 292.634 438,99 Tổng Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -201 24 công trình lớn đã bi cắt giảm và nó chiếm tỷ lệ 51,84% cao hơn nhiều so với các mặt hàng khác nên làm cho chi phí mặt hàng này giảm mạnh. Đến năm 2012 do thực hiện chiến lược mở rộng quy mô hoạt động đồng thời công ty ký được nhiều hợp đồng xây dựng khu dân cư có giá trị lớn làm tổng giá vốn hàng bán tăng mạnh và cùng chiều với doanh thu bán hàng. Trong năm giá vốn tăng khoảng 292 tỷ đồng tương đương 438,99% so với năm 2011 và có mức tăng thấp hơn mức tăng doanh thu bán hàng khoảng 77 tỷ đồng. dựa vào bảng (4.8) thấy Giá vốn tăng là do chi phí tất cả các mặt hàng đều tăng cao, ngoại trừ mặt hàng Bê tông tươi do trong năm công ty mua với giá rẽ hơn mọi năm nên chi phí mặt hàng này giảm nhưng không nhiều.Vì vậy, công ty muốn tiếp kiệm chi phí để nâng cao lợi nhuận thì cần có chính sách hợp lý trong việc tiết kiệm giá vốn hàng bán. Đến đầu năm 2013 vấn đề tiết kiệm chi phí không tốt làm tổng giá vốn hàng bán tăng cao khoảng 67 tỷ đồng tương đương 77,41% so với 6 tháng đầu năm 2012, ta sẽ thấy Giá vốn tăng là do chi phí đầu vào chi trả cho các mặt hàng đều tăng, mặt khác do còn nhiều công trình xây dựng và nhà ở vẫn đang thi công dẫn đến giá vốn tăng. 4.1.2.2 Phân tích tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp từ 2010 đến tháng 6/2013 Dựa vào bảng sau ta thấy chính sách tiết kiệm chi phí chưa được phát huy tốt làm tổng chi phí quản lý năm 2011 có dấu hiệu tăng nhẹ 37,8% so với năm 2010 là do những khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao đều tăng. Mặt khác công ty đã hoàn thành tốt việc cắt giảm 2 loại chi phí cụ thể: Chi phí mua ngoài giảm 41,69% và chi phí khác giảm 20,32% so với cùng kỳ năm trước nhưng do tỷ trọng thấp nên không làm giảm được tổng chi phí quản lý năm 2011. Đến năm 2012 tồng chi phí đã tăng đột biến lên gần 37 tỷ đồng gấp 4 lần so với năm 2011. Bởi vì hầu hết các khoản chi phí đều tăng cao, đặc biệt do trong năm Công ty mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh vì vậy cần tăng cường đội ngũ quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng làm cho chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phi nhân viên tăng gần 17 tỷ đồng tương đương 398,48% so với năm 2011. Tuy nhiên trong năm nhiều thiết bị văn phòng mới được đưa vào sử dụng thay cho thiết bị củ nên tiết kiệm được khoản chi phí khấu hao là 0,74 tỷ đồng vẫn không bù đắp được khoản chi phí tăng. 25 Bảng 4.9: Chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Tài khoản: 642 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2010 Số tiền 2011 (%) Số tiền 2012 (%) Số tiền 2011/2010 (%) Tuyệt đối 2012/2011 (%) Tuyệt đối (%) CP nhân viên 3.298 52,63 4.258 49,31 21.225 46,95 960 29,10 16.967 398,48 CP vật liệu 1.236 19,72 2.098 24,30 12.564 27,79 863 69,81 10.466 498,79 CP dụng cụ 936 14,94 1.025 11,87 7.956 17,60 89 9,51 6.931 675,88 CP khấu hao 182 2,91 709 8,21 635 1,40 527 288,72 (74) (10,49) Thuế, phí lệ phí 296 4,73 338 3,92 1.512 3,35 42 14,24 1.174 347,08 CP mua ngoài 220 3,52 128 1,49 187 0,41 (92) (41,69) 59 45,74 98 1,56 78 0,90 1.126 2,49 (20) (20,32) 1.048 1344,01 6.267 100 8.636 100 45.206 100 2.369 37,80 36.571 423,48 CP khác Tổng Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 26 Sang 6 tháng đầu năm 2013 chi phí đào tạo và tiền lương nhân viên quản lý tăng cao là nguyên nhân chính làm tốc độ tăng của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn gấp 7 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Đầu năm tất cả các khoản chi phí đều tăng chứng tỏ Công ty vẫn chưa kiểm soát được các khoản chi phí không cần thiết, cần cuối năm công ty cần tiết kiệm hơn. 4.1.2.3 Phân tích tình hình chi phí tài chính từ 2010 đến tháng 6/2013 Dựa vào bảng (4.6) trang 23, ta thấy chi phí tài chính tăng liên tục qua các năm trong đó chi phí lãi vay chiếm 100% trong tổng chi phí tài chính. Do công ty đang gặp khó khăn về vốn, các khoản nợ ngân hàng chưa thanh toán được làm cho năm 2011 chi phí tài chính tăng lên 23 tỷ đồng gấp 6 lần so với năm 2010. Sang năm 2012 do là do quy mô công ty mở rộng nhu cầu về vốn lớn nhưng vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động, thêm vào đó khách hàng thanh toán nợ chậm, đơn vị phải vay bên ngoài nên đã làm các khoản chi phí cũng tăng lên 40 tỷ đồng gấp 1,5 lần so với năm 2011. Dựa vào bảng (4.7) trang 24, ta thấy chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2012 thấp hơn khoảng 7 lần so với cả năm, chứng tỏ chi phí tập chung tăng vào cuối năm. Kéo theo đó đầu năm 2013 chi phí tài chính cũng tăng với mức tăng gần 31 tỷ đồng gấp 4 lần so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012, do lãi suất ngân hàng tăng trong khi cuối năm doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động nên chi phí các khoản lãi vay ngắn hạn càng tăng cao. 4.1.2.4 Phân tích tình hình chi phí khác từ 2010 đến tháng 6/2013 Dựa vào bảng sau ta thấy các khoản chi phí bồi thường hợp đồng, điện chiếu sáng khu công nghiệp và chi phí thanh lý tài sản cố định đều tăng giảm qua các năm và tăng giảm cùng chiều với thu nhập khác. Năm 2011 do công ty chưa tiết kiệm tốt các khoản chi phí nên làm cho các khoản chi phí trên đều tăng và đẩy tổng chi phí khác tăng 4,6 tỷ đồng khoảng 756.7% so với năm 2010. Đăc biệt trong năm công ty thanh lý nhiều máy móc, thiết bị cũ làm chi phí thanh lý tài sản cố định tuy có tỷ trọng thấp nhất nhưng lại có tỷ lệ tăng rất cao gần 30 lần, nhưng mức tăng chi phí thang lý vẫn thấp hơn mức tăng thu nhập từ thanh lý gần 1 tỷ đồng. Qua năm 2012 do doanh nghiệp đẩy mạnh chính sách tiết kiệm nên tình hình chi phí khác khả quan hơn, tổng chi phí đã giảm 5 tỷ đồng gần 99% so với cùng kỳ năm trước và giảm cùng với thu nhập khác. Ta thấy tất cả các khoản chi phí điều giảm, trong đó do lượng máy củ giảm làm chi phí thanh lý tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất cũng giảm 2 tỷ đồng tức gần 100% . 27 Bảng 4.10: Tình hình chi phí khác qua 3 năm 2010 – 2012 Tài khoản: 811 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 ST (%) ST (%) ST (%) TĐ BTHĐ 226 37,29 1.452 27,93 15 38,21 1.226 541.62 (1.437) (98.94) ĐCSKDC 313 51,52 1.674 32,19 23 57,98 1.361 435.30 (1.650) (98.60) 68 11,19 2.073 39,88 2 3,81 2.006 2953.05 (2.072) (99.93) 607 100 5.199 100 40 100 4.592 756.70 (5.159) (99.22) CPTLTSCĐ TổngCP (%) 2012/2011 TĐ (%) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 do doanh nghiệp thực hiện chính sách tiết kiệm nên tình hình chi phí khác giảm 23% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đặc biệt đầu năm công ty cắt giảm tối đa việc sử dụng điện chiếu sáng, hạn chế thắp những bóng đèn co công suất lớn làm cho khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao Điện chiếu sáng khu dân cư giảm mạnh. 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận từ 2010 đến tháng 6/2013 Tình hình lợi nhuận trước thuế của Công ty luôn dương và có biến động tăng giảm qua các năm, đặc biệt năm 2011 có mức lợi nhuận cao nhất đạt khoảng 7,4 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do công ty tiết kiệm được một khoản chi phí đầu vào trong khi doanh thu bán hàng tăng lên, làm cho lợi nhuận kinh doanh tăng gần 27 tỷ đồng so với năm 2010, đồng thời lợi nhuận từ thanh lý tài sản cố định tăng cũng làm cho khản lợi nhuận khác tăng lên. Lợi nhuận tài chính tuy lỗ nhưng mức lỗ thấp hơn mức tăng lợi nhuận kinh doanh. Sang năm 2012 tổng lợi nhuận giảm gần 1,2 tỷ đồng so với năm 2011, do Công ty đang mở rộng quy mô nên các khoản lợi nhuận từ kinh doanh tăng cao kéo theo đó các khoản nợ tài chính cũng tăng lên 40,5 tỷ đồng cao hơn mứcc tăng lợi nhuận kinh doanh năm 2011. Đồng thời trong năm các khoản thu từ 28 thanh lý tài sản cố định giảm làm lợi nhuận khác cũng giảm góp phần kéo tổng lợi nhuận giảm. Bảng 4.11: Tình hình lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU LNKD LNTC LNK T LN 2010 NĂM 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 6.951 33.649 73.626 26.698 384,11 39.976 118,83 (3.407) 586 4.126 (26.921) 701 7.429 (67.442) 78 6.262 (23.514) 118 3.303 690,13 20,27 80,04 (40.521) (623) (1.167) 150,52 (88,86) (15,71) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Đầu năm 2013 tổng lợi nhuận tăng gần 1,5 tỷ đồng tương đương 54,98% so với 6 tháng đầu năm 2012, tình hình Công ty hoạt động được ổn định các khoản lợi nhuận từ kinh doanh tăng cao nhưng kéo theo đó các khoản nợ tài chính cũng tăng lên 31 tỷ đồng thấp hơn mứcc tăng lợi nhuận kinh doanh năm 2011. Đồng thời trong năm các khoản thu từ thanh lý tài sản cố định giảm làm lợi nhuận khác cũng giảm nhẹ 2,23% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là dấu hiệu tốt khởi đầu cho một năm kinh doanh đạt hiệu quả. Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT:Triệu đồng 06 Tháng đầu năm CHỈ TIÊU LN Kinh Doanh LN Tài Chính LN Khác TỔNG LN 2012 2013 Số tiền Số tiền CHÊNH LỆCH 2013/2012 Tuyệt đối (%) 9.981 (7.301) 65 42.646 (38.455) 63 32.664 (31.153) (2) 327,25 426,67 (2,23) 2.745 4.254 1.509 54,98 Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 29 4.1.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh từ 2010 đến tháng 6/2013 Qua bảng (4.13) lợi nhuận kinh doanh của công ty luôn tăng qua các năm. Năm 2011 Công ty hoạt động kinh doanh rất hiệu quả lợi nhuận kinh doanh chiếm 30,88% trong 100% doanh thu thuần và lợi nhuận tăng lên 27 tỷ đồng gần 4 lần so với năm 2010. Do trong năm công ty đã tiết kiệm được nhiều khoản chi phí đầu vào nên giá vốn hàng bán giảm một lượng rất lớn 59 tỷ đồng so với năm 2010, mặc dù doanh thu thuần có giảm và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng ở mức thấp hơn so với mức giảm giá vốn hàng bán. Đến năm 2012 công ty mở rộng quy mô hoạt động, ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn làm cho doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Mức tăng doanh thu cao hơn mức tăng giá vốn và chi phí quản lý nên làm lợi nhuận tăng lên mức 40 tỷ đồng gấp 1,2 lần so với năm 2011. Nhưng thực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao bằng năm trước bởi vì tỷ lệ tăng lợi nhuận tăng không cao trong khi tỷ trọng của lợi nhuận chỉ còn 15,4% trong 100% doanh thu thuần. Do công ty mới bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động nhiều công trình xây dựng dỡ dang chưa được bàn giao, trong khi chi phí đầu đã bỏ ra nhiều dẫn đến cuối năm lợi nhuận chưa cao. Hứa hẹn sang năm 2013 tình hình kinh doanh sẽ ổn định hơn. Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền DT thuần 139.370 108.946 GVHB 126.153 66.661 CPQLDN 6.267 8.636 45.206 2.369 LNKD 6.951 33.649 73.626 26.698 Tuyệt đối 2012/2011 Tuyệt đối (%) 478.127 (30.424) (21,83) 369.181 338,86 359.295 (59.491) (47,16) 292.634 438,99 37,80 36.571 423,48 384,11 39.976 118,83 (%) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 30 Đến đầu năm 2013 Công ty hoạt động kinh doanh rất hiệu quả lợi nhuận kinh tăng lên 32 tỷ đồng gấp 3 lần so với 6 tháng đầu năm 2012 là do đầu năm công ty đã hoàn thành bàn giao nhiều công trình xây dựng có trị giá lớn làm mức tăng doanh thu cao hơn mức tăng giá vốn và chi phí quản lý. Tất cả điều này cho thấy viêc kinh doanh của công ty đang đi theo chiều hướng tốt, chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có hiệu quả. Để có kết quả tốt hơn công ty cần chú ý kiểm sóat tốt chi phí tài chính và các khoản chi phí khác. 4.1.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận tài chính từ 2010 đến tháng 6/2013 Tình hình lợi nhuận tài chính qua các năm đều lỗ và tỷ lệ lỗ ngày càng tăng, do công ty mở rộng quy mô nên cần huy động nhiều vốn trong khi thị trường tài chính khó khăn đẩy lãi suất ngân hàng tăng cao, nên chi phí lãi vay chiếm 100% tổng chi phí tài chính. Năm 2011 Công ty lỗ 23,5 tỷ đồng khoảng 690,13% so với năm 2010 nhìn vào số liệu ta thấy tình hình doanh thu tài chính giảm trong khi chi phí lại tăng rất cao gấp 6 lần nguyên nhân là do nhiều khoản lãi vay ngắn hạn chưa trả được trong khi các khoản cho vay ngoài và chiết khấu thanh toán cũng rất thấp. Bảng 4.14 tình hình lợi nhuận tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU DTTC CPTC (CPLV) LNTC 2010 NĂM 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 229 27.150 27.150 (26.921) 184 67.626 67.626 (67.442) 453 3.860 3.860 (3.407) CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối (224) 23.290 23.290 (23.514) (%) Tuyệt đối (49,44) 603,37 603,37 690,13 (45) 40.476 40.476 (40.521) (%) (19,73) 149,08 149,08 150,52 Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Năm 2012 tuy doanh thu tài chính của công ty tiếp tục lỗ 40,5 tỷ đồng khoảng 1,5 lần nhưng tỷ lệ lỗ có phần giảm hơn so với năm 2011 do doanh thu tài chính giảm thấp hơn và chi phí tăng cũng thấp hơn. Chi phí tài chính trong năm tăng cao là do công ty chưa trả được các khoản nợ ngắn hạn, công ty cần có biện pháp giảm bớt các khoản vay ngắn hạn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tài chính của Công ty vẫn chưa được ổn định, lợi nhuân tài chính lỗ 31 tỷ đồng và tỷ lệ lỗ lại tăng cao 426,67% so với 6 tháng đầu năm 2012, chủ yếu là do chi phí tài chính tăng quá cao trong 31 khi doanh thu tăng quá thấp. Công ty cần có biện pháp giảm bớt các khoản vay ngắn hạn nhằm nâng cao lợi nhuận. 4.1.3.3 Phân tích tình hình lợi nhuận khác từ 2010 đến tháng 6/2013 Lợi nhuận khác là khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan, tình hình lợi nhuận khác của công ty tăng giảm qua các năm. Năm 2011 lợi nhận tuy có tăng so với năm 2010 nhưng tỷ lệ không cao 20,27% trong khi tỷ lệ tăng của chi phí và thu nhập lại rất cao nguyên nhân chủ yếu là do trong năm nhiều máy móc thiết bị củ được thanh lý dẫn đến chi phí TLTSCĐ và thu nhập từ TLTSCĐ tăng cao. Theo đà đó đến năm 2012 lợi nhuận bắt đầu tụt giảm, tuy công ty tiết kiệm được một khoản chi phí TLTSĐ lớn do không cón nhiều máy củ, nhưng cũng kéo thu nhập các khoản khác cũng tụt giảm mạnh. Khoản giảm chi phí không bù đắp được khoản giảm doanh thu dẫn đến lợi nhuận bị giảm. Bảng 4.15 tình hình lợi nhuận khác qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU TNK CPK LNK 2010 NĂM 2011 2012 Số tiền 1.189 607 582 Số tiền 5.900 5.199 701 Số tiền 118 40 78 CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 Tuyệ đối 4.710 4.592 118 (%) 396,02 756,70 20,27 Tuyệtđối (5.781) (5.159) (623) (%) (97,99) (99,22) (88,86) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tiếp tục giảm nhẹ khoảng 1,4 triệu đồng tương đương 2,23% so với 6 tháng đầu năm 2012, đây là điều hiển nhiên vì hiện tại tất cả máy móc thiết bị cũ đã được thay thế dẫn đến lợi nhuận từ khoản thu này không cao, đến cuối năm công ty nên nâng cao các khoản thu nhập khác, đặc biệt là khoản thu từ dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao lợi nhuận. 4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ SINH LỢI ĐỂ THẤY RÕ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 32 4.2.1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ROS (%) Bảng 4.16 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ROS ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 LNST CHÊNH LỆCH NĂM 2011 2012 2011/2010 2012/2011 3.095 5.572 4.696 2.477 (876) Tổng DT 141.013 115.075 478.429 (25.938) 363.354 ROS (%) 2.19 4.84 0.98 2.65 (3.86) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Chỉ số ROS thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được, tỷ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu sẽ thu dược bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dựa vào bảng (4.16) ta thấy tỷ số này tăng giảm qua các năm và mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi. Năm tăng cao nhất là 2011, ở năm này bỏ ra 100 đồng doanh thu ta sẽ có có 5.11 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này tăng cao hơn 2,89% so với năm 2010, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, bên cạnh đó doanh thu tăng nhưng chi phí phát sinh cũng tăng theo mức độ vừa phải cho thấy cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hiệu quả hoạt động tốt. Nhưng đến năm 2012 tuy kinh doanh có lãi nhưng tỷ lệ ROS chỉ đạt 0,98 % nghĩa là bỏ ra 100 đồng doanh thu công ty chỉ nhận về 1 đồng lợi nhuận, tỷ lệ này giảm xuống 4,13% so với cùng kỳ năm trước. lợi nhuận trong năm có cao nhưng hiệu quả thu hồi lợi nhuận không cao, chứng tỏ công ty không kiểm soát tốt chi phí ta cần đề ra biệt pháp tiết kiệm chi phí. 4.2.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn ROE (%) Chỉ số ROE thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu dược bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 4.17 Tỷ suất lợi nhuận/vốn ROE ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 LNST CHÊNH LỆCH NĂM 2011 2012 2011/2010 2012/2011 3.095 5.572 4.696 2.477 (874) VCSHBQ 15.584 21.113 23.931 5.529 2.818 ROE(%) 19,86 26,39 19,62 6,53 (6,77) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 33 Xem bảng (4.17) trên cho thấy tỷ số ROE cao nhưng tăng giảm không đều từ 2010 – 2012. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty làm ăn có lãi và sử dụng hiệu quả đồng vốn, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn CSHBQ với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cụ thể, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của năm 2011 đạt cao nhất 26,39%, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty này tạo ra 26,39 đồng lợi nhuận. Tình hình kinh doanh năm nay đạt hiệu quả vì tỷ lệ ROE tăng cao hơn năm 2010 là 6,53% tức là năm nay nếu bỏ ra thêm 100 đồng vốn chủ sở hữu ta sẽ có thu thêm về mức lợi nhuận là 6,53 đồng so với năm 2010.Có khả năng thu hút nhà đầu tư rất cao, Công ty nên mở rộng quy mô hoạt động, huy động nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm 2012 công ty không khai thác hết lợi thế cạnh tranh lợi nhuận tụt giảm 875 triệu đồng nên tỷ lệ ROE giảm xuống 6,77% so với năm 2011 tức là cứ 100 đồng vốn bỏ ra sẽ nhận ít hơn 6,77 đồng lợi nhuận. Tuy công ty đã mở rông quy mô hoạt động nhưng nguồn vốn tự có chỉ tăng gần 2,8 tỷ đồng, chủ yếu là vốn đi vay tăng, dẫn đến các khoản lỗ tài chính tăng cao.Vì vậy năm nay hiệu quả hoạt động chưa cao, khả năng thu hút vốn đầu tư giảm, Công ty cần cân đối một cách hài hòa giữa vốn CSHBQ với vốn đi vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt kinh doanh. 4.2.3 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA (%) Tỷ suất ROA tỏ ra hữu ích nhất khi được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chính, tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bố và quản lý tài sản của doanh nghiệp càng hợp lý và hiệu quả. Bảng 4.18 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 LNST TTSBQ ROA (%) CHÊNH LỆCH NĂM 2011 2012 2011/2010 2012/2011 3.095 5.572 4.696 2.477 (875) 2.244.664 2.609.027 2.959.536 364.363 350.509 0,14 0,21 0,16 0,08 (0,05) Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Qua bảng phân tích chỉ số tài chính trên cho thấy tỷ số ROA tăng, giảm 34 không liên tục qua các năm nhưng luôn dương nên vẫn đảm bảo có lãi tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Trong năm 2011, tỷ số này đạt cao nhất 0,21% tức là cứ 100 đồng tài sản bình quân thì được 0,21 đồng lợi nhuận và thu nhiều hơn 0,08 đồng so với năm 2010. Ta thấy trong năm lợi nhuận sau thuế tăng cao trong khi tài sản bình quân cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn lợi nhuận, cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập có hiệu quả hơn. Đến năm 2012 tỷ số này giảm 0,05% tức là cứ 100 đồng tài sản ta sẽ thu thấp hơn 0,05 đồng lợi nhuận so với năm 2011, điều này rất dễ thấy vì lợi nhuận sau thuế năm nay đã bị tụt giảm trong khi tổng tài sản bình quân tăng . Trong năm việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập không hiệu quả bằng năm 2011, công ty cần sắp xếp, phân bố và quản lý tài sản của doanh nghiệp tốt hơn. . 4.2.4 Hệ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS): Qua bảng (4.19), ta thấy mặc dù số lượng cổ phiếu phát hành mỗi năm không đổi nhưng thu nhập trên mỗi cổ phiếu biết động tăng giảm qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt cao nhất 1.393 đồng trên một cổ phiếu, và tăng 619 đồng nghĩa là khi khách hàng đầu tư cứ một cổ phiếu sẽ thu thêm về 619 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng lên khoảng 2,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này tăng cao chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, và sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài, huy động nguồn vốn bên ngoài giúp công ty mở rộng quy mô hoạt động. Bảng 4.19 Hệ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS): ĐVT: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2010 LNST Số cổ phiếu (cp) EPS (đ/cp) 2011/2010 2012/2011 4.696 2.477 (875) 4.000.000 4.000.000 4.000.000 0 0 619 (219) 3.095 774 2011 CHÊNH LỆCH 5.572 1.393 2012 1.174 Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Đến năm 2012 tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 1.174 đồng trên một cổ phiếu đã giảm xuống 219 đồng trên một cổ phiếu so với cùng kỳ năm 2011 nghĩa là nếu đầu tư 1 cổ phiếu khách hàng sẽ thu ít hơn 219 đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm lợi nhuận sau thuế giảm khoảng 875 triệu đồng so với năm 2011, chứng tỏ công ty kinh doanh chưa 35 hiệu quả dẫn đến người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức không cao trong tương lai nghĩa là rủi ro khi đầu tư tăng cao. Công ty cần phải nâng cao lợi nhuận kinh doanh góp phần thu hút ngồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn theo tổng và hiệu và dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có kết quả như sau: 4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010-2011. Bảng 4.20: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010-2011 ĐVT: Triệu đồng Năm 2011/2010 CHỈ TIÊU Tỷ trọng (%) Số tiền 100 64.202 92,66 59.491 Thu nhập khác (g) 7,34 4.711 Tổng giá trị làm giảm LN 100 60.899 49,96 30.424 DT tài chính (c) 0,37 224 CP tài chính (d) 38,24 23.290 Chi phí QLDN (e) 3,89 2.369 Chi phí khác (h) 7,54 4.592 x 3.303 Tổng giá trị làm tăng LN GVHB (b) DT thuần (a) LN trước thuế Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Qua bảng phân tích các yếu tố tác động đến tăng giảm lợi nhuận, lợi nhuận năm 2011 tăng cao hơn so với 2010 khoảng 3,3 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn chiếm tỷ trọng lớn 92.66% đã giảm gần 60 tỷ trong tổng giá trị làm tăng lợi nhuận, Cho thấy trong năm công ty đã áp dụng cắt giảm quy mô hoạt động nên làm giảm các khoản chi phí đầu vào. Vì cắt giảm quy mô nên kéo theo doanh thu thuần, doanh thu tài chính giảm. Mặt khác các khoản chi phí đều tăng chứng tỏ công ty chưa thật sự tiết kiệm những khoản chi phí không cần 36 thiết. Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận chủ yếu là mức giảm của doanh thu thuần chiếm 49,96% do quy mô giảm sản lượng bán ra thấp, mặt khác lãi suất các ngân hàng trong năm tăng bất thường làm mức tăng của chi phí tài chính cũng chiếm 38,24% trên tổng giá trị giảm. Công ty cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhằm tăng doanh thu bán hàng và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết. 4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2011-2012 Bảng 4.21: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012/2011 CHỈ TIÊU Tỷ trọng (%) Số tiền 100 374.339 98,62 369.180 Chi phí khác (h) 1,38 5.159 Tổng giá trị giảm 100 375.507 77,93 292.634 DT tài chính (c) 0,01 45 CP tài chính (d) 10,78 40.476 Chi phí QLDN (e) 9,74 36.571 Thu nhập khác (g) 1,54 5.781 x (1.168) Tổng giá trị tăng: DT thuần (a) GVHB (b) LN trước thuế Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013 Qua bảng (4.21), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 1,2 tỷ đồng là do năm 2012 nhiều hợp đồng thầu xây dựng lớn được ký kết dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao, gía vốn tăng lên 292 tỷ đồng khoảng 77,93% so với tổng giá trị giảm. Thêm vào đó chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo, tỷ lệ tăng khá cao chỉ sau giá vốn hàng bán. Trong khi đó lượng công trình đã hoàn thành cũng được bàn giao cho khách hàng nên doanh thu tăng 369 tỷ đồng chiếm 98,62% trong tổng giá trị tăng và tiết kiệm được một khoản chi phí khác là 5 tỷ đồng so với năm 2011. Ta thấy các khoản trên tăng cao nhưng trong 37 năm vẫn không bù đắp được các khoản chi phí giảm, vì vậy làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011. Nhìn vào kết quả trên ta thấy công ty chỉ mới bắt đầu mở rông quy mô nên tình hình kinh doanh chưa ổn định nhưng sang năm 2013 sẽ có bước tiến triển mới đầy hứa hẹn. 38 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ Cùng với sự phát triển ngày càng cao của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cũng đã không ngừng đổi mới về kinh tế chính trị, xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển để có thể hòa cùng nhịp độ phát triển với các nước. Vì thế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, ngày càng nâng cao tổng mức lợi nhuận và khả năng sinh lời. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, em xin đưa ra một số biện pháp để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong tương lai. 5.1 NÂNG CAO LỢI NHUẬN Lợi nhuận và chi phí tỷ lệ nghịch với nhau, do đó công ty không những phải nâng cao doanh thu, mà còn phải kiểm soát được tốt nhất chi phí hoạt động của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. 5.1.1 Nâng cao doanh thu  Biện pháp làm tăng sản lượng : - Công ty mở rộng quan hệ với khách hàng, đồng thời khuyến khích các nhân viên bán hàng đẩy mạnh tiêu thụ cho công ty bằng các biện pháp: chiết khấu thương mại, thực hiện tốt chính sách hậu mãi, ví dụ như giảm giá cho khác hàng khi thanh toán đúng hạn, tặng kèm một số trang thiết bị cần thiết cho khách hàng thân thiết. - Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao kỹ thuật công trình. - Cần đi sâu hơn nữa về nghiên cứu thị trường, tìm hiểu, phân tích nhu cầu của thị trường cũng như nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng chứng minh cho họ thấy sản phẩm của đơn vị là có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. - Công ty cần giữ vững và mở rộng thị phần, xóa bỏ dần những khoảng trống nhằm ngăn chặn sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Để làm được điều đó công ty cần quan tâm đến những khách hàng truyền thống, duy trì mối quan hệ phát triển lâu dài, giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng, tổ chức tư vấn cho khách hàng. 39 - Công ty cần tìm kiếm mẫu mã đẹp và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của mình trong hoạt động mua bán nhà ở. Mặt hàng này đang có nhu cầu lớn trên thị trường vì hiện nay ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang có nhiều người dân mất nơi ở do bị thu hồi đất để xây dựng các công trình, khu công nghiệp.....  Điều chỉnh giá bán phù hợp: - Công ty nên thực hiện chiến lược giá cạnh tranh: khi có đối thủ cạnh tranh với công ty thì công ty nên định mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn phải xác định mức giá tối thiểu phải bù đắp được chi phí và có lợi nhuận cho doanh nghiệp, để có thể cạnh tranh với các công ty xây dựng trong thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành lân cận. - Đối với lĩnh vực xây dựng công trình đơn vị cải tiến trang thiết bị hiện đại nhưng ở mức phù hợp, đào tạo, bồi dưỡng công nhân có tay nghề cao, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt để tiết kiệm được khoản chi phí nhân công nhưng vẫn đạt được năng suất làm việc tốt.  Tăng doanh thu tài chính: Công ty nên quan tâm vào các hoạt động tài chính khác như tham gia thị trường mua bán ngoại tệ, hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư khác, nhằm nâng cao doanh thu trong lĩnh vực này. 5.1.2 Kiểm soát chi phí  Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán - Nhất là trong giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất công ty cần phân bổ chi phí giá vốn hợp lý hơn để tránh tình trạng mất cân đối giữa doanh thu và giá vốn sẽ gây ra biến động lớn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Tiết kiệm chi phí trong việc mua nguyên vật liệu là rất quan trọng. Khi thu mua nguyên vật liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên vật liệu. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao công suất sử dụng thiết bị máy móc và tài sản cố định nhằm giảm giá thành sản phẩm.  Kiểm soát chi phí tài chính Công ty cần tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ nhất là nợ vay ngân hàng và vay nội bộ. Chi phí tài chính của đơn vị luôn biến 40 động tăng qua các năm và luôn có chiều hướng tăng cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đơn vị. Nguyên nhân là nhu cầu về vốn là rất lớn nhưng vốn chủ sở hữu của công ty không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động nên dẫn đến hệ quả là công ty phải đi vay bên ngoài. Bên cạnh đó đơn vị sử dụng nguồn vốn rất lớn để hoạt động nhưng lợi nhuận tạo ra thì thấp, do đó công ty cần cải thiện tình hình tài chính tốt hơn bằng cách kéo dài thời gian chiếm dụng vốn của đơn vị khác, hay huy động vốn trong nội bộ công ty với lãi suất thấp hơn bên ngoài.  Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp - Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. - Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp. 5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (ROE) - Kết hợp chặt chẽ sự vận động của tiền và hàng hoá trong lưu thông. - Thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất: thưởng phạt nghiêm minh đối với công tác quản lý vốn. - Mỗi khi bỏ vốn kinh doanh hay đầu tư dài hạn phải xây dựng phương án kinh doanh, để đảm bảo nhìn thấy khả năng lời lỗ, rũi ro có thể xãy ra đề xuất các biện pháp phòng ngừa. - Tránh tình trạng hàng không bán được, tồn kho quá lớn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. - Tăng cường thanh toán, chi trả lương qua ngân hàng, vừa tiện lợi, vừa nhanh gọn giảm chi phí và thất thoát. - Quản lý vốn ở các đại lý, tránh bị chiếm dụng vốn. 5.2.2 Tăng hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) - Hàng tồn kho và tài sản cố định tăng đã gây ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Qua phân tích các chỉ số sinh lợi ở chương 4 ta 41 thấy chỉ số này luôn tăng qua các năm phân tích nhưng tỷ số này rất thấp và nhỏ nhất trong các chỉ số sinh lợi được phân tích - Tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, làm được đều này sẽ khai thác hết công suất của tài sản và góp phần làm giảm chi phí tài sản cố định trên một đơn vị hàng hoá, nhờ đó sẽ tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bằng cách giảm giá. - Xây dựng kết cấu tài sản cố định hợp lý. - Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao TSCĐ: lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý cho từng loại TSCĐ nhằm bảo đảm thu hồi đầy đủ vốn cố định, kịp thời, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và mở rộng TSCĐ. - Kiểm tra định kì hàng tồn kho vào cuối mỗi tháng, giám sát chặt chẽ không để tình trạng bị hư hỏng, mất mát. Hàng tồn kho được dự trữ tốt cũng đã góp phần làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty. 5.2.3 Tăng hiệu quả hoạt động trên doanh số bán (ROS) - Công ty cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ, hạn chế nhập kho nguyên vật liệu khi chưa cần thiết, riêng đối với mặt hàng nhà ở công ty nên xây dựng khi khách hàng có có yêu cầu. - Cân đối doanh thu bán hàng qua từng giai đoạn, nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo hoàn thành tiến độ công trình nhằm tránh sự mất cân đối lợi nhuận từng giai đoạn. - Công ty cần nắm rõ khách hàng mua hàng trong từng giai đoạn để có kế hoạch kinh doanh hợp lý. Cần có nhân viên nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm để tìm hiểu thị trường, tìm nguồn nguyên vật liệu với giá cả hợp lý, chất lượng tốt để ký hợp đồng với nhà cung cấp nhằm ổn định giá cả, giảm giá thành và lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho doanh nghiệp, giảm chi phí hàng tồn kho. 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC - Công ty cần có một số cải thiện trong hoạt động quảng cáo để kích thích nhu cầu khách hàng về sản phẩm của công ty và mở rộng thị trường bằng một số hình thức quảng cáo trên báo đài, internet cùng với mở rộng hình thức khuyến mãi nhằm đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu. - Công ty cần tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người đúng việc, được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động. 42 - Khoán quỹ lương theo cơ sở lợi nhuận, kích thích tính năng động, sáng tạo, khả năng làm theo nhóm, theo tổ để thích ứng nhanh với sự thay đổi. Chủ động nâng cao năng suất lao động của từng đơn vị cũng như của mỗi cá nhân. - Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý. - Có chế độ làm việc theo ca, theo sản phẩm để nâng cao năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất để khai thác hết công suất tài sản cố định giúp giảm chi phí sản xuất. - Công ty cần chú trọng đến việc tạo ý thức đoàn kết trong công ty, tạo sự phấn khởi, hăng hái làm việc đặc biệt là tạo được sự thân thiện giữa các nhân viên trong công ty với nhau, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên. Các giải pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị. 43 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình HĐKD của công ty từ 2010 – 6/2013 cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên lợi nhuận chưa cao và tăng giảm qua từng giai đoạn.  Mặt mạnh - Tổng doanh thu qua mỗi năm của công ty đạt cao và có biến động tăng, giảm khác nhau. - Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị để tăng chất lượng thi công. - Có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. - Tạo được uy tín với khách hàng và không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường.  Hạn chế - Chưa quản lý tốt các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Nguồn vốn vay quá cao so với vốn tự có, chưa phát huy hết lợi thế cạnh tranh, thanh toán công nợ còn chậm - Tiến độ thi công còn chậm, nhiều công trình chưa được hoàn thành, bàn giao đúng thời hạn. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách báo  Phan Đức Dũng, 2009. Phân tích báo cáo tài chính, NXB Lao Động Xã Hội, Trường đại học Quốc Gia TP.HCM.  Đặng Kim Cương, Phạm Văn Dược (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp, Tp. HồChí Minh.  Nguyễn Thị Vân, 2007. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang. luận văn tốt nghiệp. Khoa Kinh tế- QTKD, trường Đại học Cần Thơ.  Nguyễn Thị Kiều Trang, 2010. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyên Hưng Phát. luận văn tốt nghiệp. Khoa Kinh tế- QTKD, trường Đại học Cần Thơ.  Phan Thị Mỹ Thúy, 2012. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Hoàng Phúc, luận văn tốt nghiệp. Khoa Kinh tế- QTKD, trường Đại học Cần Thơ.  Nguyễn Đình Thiêm, 2006. Chế độ kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Tài liệu internet  Địa chỉ doanh nghiệp, Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 Chi nhánh Cần thơ.  .[Ngày truy cập: 26 tháng 11 năm 2011]  Trần Trung Chuyên, Các bước tiến hành phân tích tài chính và Phương pháp thay thế liên hoàn, .  Cổng thông tin giao dịch chứng khoán VNDIRECT, Hệ số giá trên thu nhập (P/E), .  Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex , . [Ngày truy cập: 5 tháng 3 năm 200?] 45 PHỤ LỤC Phụ lục 1 : CÁC BƯỚC THAY THẾ LIÊN HOÀN Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Thu nhập khác - Chi phí khác Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn theo tổng, hiệu và dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có kết quả như sau: * Năm 2011 so sánh với năm 2010. Đối tượng phân tích được xác định là (ĐVT : 1000đ): ▲X = X1 - X0 = 7.428.819 - 4.126.164 = 3.302.655 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần): ▲a = (a1-b0+c0-d 0-e0+g0-h0) – (a0-b0+c0-d 0-e0+g0-h0) = a1 – a 0 = 108.946.288 - 139.370.367 = - 30.424.079 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán): ▲b = (a1-b1+c0-d 0-e0+g0-h0) – (a 1-b0+c0-d 0-e0+g0-h0) = b1 - b0 = 66.661.364 - 126.152.542 = - 59.491.178 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Doanh thu tài chính): ▲c = (a1-b1+c1-d 0-e0+g0-h0) – (a1-b1+c0-d 0-e0+g0-h0) = c 1 - c0 = 228.972 - 452.827 = - 223.855 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí tài chính): ▲d = (a1-b1+c1-d 1-e0+g0-h0) – (a 1-b1+c1-d 0-e0+g0-h0) = d 1 - d0 = 27.149.997 - 3.860.015 = 23.289.982 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố e (Chi phí quản lý doanh nghiệp): ▲e = (a1-b1+c1-d 1-e1+g0-h0) – (a1-b1+c1-d 1-e0+g0-h0) = e 1 - e0 = 8.635.693 - 6.267.017 = 2.368.676 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố g (Thu nhập khác): ▲g = (a1-b1+c1-d 1-e1+g1-h0) – (a 1-b1+c1-d 1-e1+g0-h0) = g1 - g0 = 5.899.935 - 1.189.448 = 4.710.487 46 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố h (Chi phí khác): ▲h = (a1-b1+c1-d 1-e1+g1-h1) – (a 1-b1+c1-d 1-e1+g1-h0) = h1 - h0 = 5.199.322 - 606.903 = 4.592.419 » Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuận: Giá vốn hàng bán (nhân tố b): 59.491.178 Thu nhập khác (nhân tố g): 4.710.487 Tổng giá trị tăng: 64.201.665 » Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Doanh thu thuần (nhân tố a): 30.424.079 Doanh thu tài chính (nhân tố c): 223.855 Chi phí tài chính (nhân tố d): 23.289.982 Chi phí quản lý doanh nghiệp (nhân tố e): 2.368.676 Chi phí khác (nhân tố h) 4.592.419 Tổng giá trị giảm: 60.899.011 Tổng hợp các nhân tố: ▲X = ▲a + ▲b + ▲c + ▲d + ▲e + ▲g + ▲h = 64.201.665 - 60.899.011= 3.302.655 * Năm 2012 so sánh với năm 2011. Tương tự trên ta có: Đối tượng phân tích được xác định là (ĐVT : 1000đ): ▲X = X1 - X0 = 6.261.504 - 7.428.819 = - 1.167.315 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần): ▲a = a1 – a 0 = 478.126.807- 108.946.288 = 369.180.519 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán): ▲b = b1 - b 0 = 359.294.867- 66.661.364 = 292.633.503 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Doanh thu tài chính): ▲c = c1 - c0 = 183.806- 228.972 = - 45.166 47 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí tài chính): ▲d = d1 - d0 = 67.625.970- 27.149.997 = 40.475.973 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố e (Chi phí quản lý doanh nghiệp): ▲e = e1 - e0 = 45.206.305 - 8.635.693 = 36.570.612 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố g (Thu nhập khác): ▲g = g1 - g0 = 118.492 - 5.899.935 = -5.781.443 » Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố h (Chi phí khác): ▲h = h1 - h0 = 40.459 - 5.199.322= - 5.158.863 » Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuận: Doanh thu thuần (nhân tố a): 369.180.519 Chi phí khác (nhân tố h) 5.158.863 Tổng giá trị tăng: 374.339.382 » Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Giá vốn hàng bán (nhân tố b): 292.633.503 Doanh thu tài chính (nhân tố c): 45.166 Chi phí tài chính (nhân tố d): 40.475.973 Chi phí quản lý doanh nghiệp (nhân tố e): 36.570.612 Thu nhập khác (nhân tố g): 5.781.443 Tổng giá trị giảm: 375.506.697 Tổng hợp các nhân tố: ▲X = ▲a + ▲b + ▲c + ▲d + ▲e + ▲g + ▲h 48 Phụ lục 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 03 NĂM 2010 – 2012 ĐVT:1000đ NĂM 2010 2011 2012 (a) (b) (c) CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 Tỷ lệ Tỷ lệ (%) (%) Số tuyệt đối Số tuyệt đối (b-a) (b-a)/a (c-b) (c-b)/b DT thuần 139.370.367 108.946.288 478.126.807 (30.424.079) (21,83) 369.180.519 338,87 GVHB Lãi gộp DT tài chính 126.152.542 13.217.825 452.827 66.661.364 42.284.924 228.972 359.294.867 118.831.940 183.806 (59.491.178) 29.067.099 (223.855) (47,16) 219,91 (49,44) 292.633.503 76.547.016 (45.166) 438,99 181,03 (19,73) 3.860.015 27.149.997 67.625.970 23.289.982 603,37 40.475.973 149,08 3.860.015 27.149.997 67.625.970 23.289.982 603,37 40.475.973 149,08 (3.407.188) - (26.921.029) - (67.442.164) - (23.513.841) - 690,13 - (40.521.135) - 150,52 - Chi phí QLDN LN thuần từ KD 6.267.017 3.543.620 8.635.693 6.728.202 45.206.305 6.183.471 2.368.676 3.184.582 37,80 89.87 36.570.612 (544.731) 423,48 (8,10) Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác LN trước thuế Thuế TNDN LN sau thuế 1.189.448 606.903 5.899.935 5.199.322 118.492 40.459 4.710.487 4.592.419 396,02 756,70 (5.781.443) (5.158.863) (97,99) (99,22) 582.544 4.126.164 1.031.541 700.613 7.428.815 1.857.204 78.033 6.261.504 1.565.376 118.069 3.302.651 825.663 20,27 80,04 80,04 (622.580) (1.167.311) (291.828) (88,86) (15,71) (15,71) 3.094.623 5.571.611 4.696.128 2.476.992 80,04 (875.483) (15,71) CP tài chính Trong đó: CP lãi vay LN tài chính Chi phí bán hàng Nguồn: Phòng kế toán - CT CPXD Công trình giao thông 586 chi nhánh CT năm 2010 -2012 49 Phụ lục 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 – 2013 ĐVT: 1000đ 06 Tháng đầu năm CHỈ TIÊU DT thuần GVHB Lãi gộp DT tài chính CP tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay LN tài chính Chi phí bán hàng Chi phí QLDN LN thuần từ KD Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác LN trước thuế Thuế TNDN LN sau thuế CHÊNH LỆCH 2013/2012 2012 (d) 98.564.577 84.870.744 13.693.833 2013 (e) 223.712.224 150.570.199 73.142.025 120.146 120.798 652 0,54 7.421.576 38.575.582 31.154.006 419,78 7.421.576 (7.301.430) - 38.575.582 (38.454784) - 31.154.006 (31.153.354) - 419,78 426,67 - 3.712.366 2.680.037 30.496.520 4.190.721 26.784.154 1.510.684 721,48 56,37 90.356 25.491 64.865 82.944 19.524 63.420 (7.412) (5.967) (1.445) (8,20) (23,41) (2,23) 2.744.902 686.226 2.058.676 4.254.141 1.063.535 3.190.606 1.509.239 377.309 1.131.930 54,98 54,98 54,98 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) (e-d) (e-d)/d 125.147.647 126,97 65.699.455 77,41 59.448.192 434,12 Nguồn: Phòng kế toán - CT CPXD Công trình giao thông 586 chi nhánh CT năm 2012 -2013 50 Phụ lục 4: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 03 NĂM 2010 - 2012 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 - 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Mã TÀI SẢN số Thuyết minh 1 2 3 A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4 Năm 2011 5 2.396.070.792 2.611.317.002 1.Tiền 111 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Năm 2010 120 V.01 6 06 Tháng đầu năm 2012 2013 7 8 2.969.692.537 2.947.654.463 2.595.055.176 9.201.651 23.139.928 16.731.411 28.528.172 14.659.288 9.201.651 23.139.928 16.731.411 28.528.172 14.659.288 V.02 Năm 2012 - - - - 17.601.000 17.601.000 17.601.000 17.601.000 17.601.000 17.601.000 17.601.000 17.601.000 17.601.000 17.601.000 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 (...) (…) (...) 130 1.232.582.193 1.234.857.386 1.330.355.833 1.453.255.751 1.313.273.666 1. Phải thu khách hàng 131 55.388.245 49.404.659 16.225.234 50.124.687 52.365.954 2. Trả trước cho người bán 132 267.874.855 62.274.812 158.908.988 296.021.478 201.562.875 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 460.166.889 452.575.664 522.250.178 472.324.894 457.018.963 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 5. Các khoản phải thu khác 135 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V.03 - 449.152.204 (...) V.04 670.602.251 (…) 632.971.433 (...) - - 634.784.692 (...) (...) (...) 602.325.874 (...) 633.938.581 723.619.719 607.516.279 780.235.478 687.258.624 633.938.581 723.619.719 607.516.279 780.235.478 687.258.624 (...) (…) 51 (...) (...) (...) Mã Thuyết minh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06 Tháng đầu năm TÀI SẢN số V. Tài sản ngắn hạn khác 150 502.747.366 612.098.968 997.488.014 668.034.062 562.262.598 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 378.211.542 482.912.818 828.225.336 508.025.984 433.425.365 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 24.109.074 36.079.148 42.375.340 41.635.743 28.896.412 3. Thuế và các khoản khác phải thu NN 154 8.927.955 1.770.919 36.415.079 11.030.746 8.452.189 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 91.498.795 91.336.083 90.472.260 107.341.589 91.488.632 200 46.356.936 164.308.789 173.753.633 177.030.994 97.070.569 B - TÀI SẢN DÀI HẠN V.05 2012 2013 (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I- Các khoản phải thu dài hạn 210 - - - - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - - - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - - - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 - - - - - 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 - - - - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 (...) (...) (...) (...) (...) II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình 220 221 V.08 45.537.936 163.489.789 172.934.633 176.211.994 96.251.569 40.543.872 38.442.312 31.686.120 61.488.074 41.930.049 - Nguyên giá 222 90.530.703 95.420.981 95.709.699 123.374.436 93.652.411 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (49.986.830) (56.978.669) (64.023.579) (61.886.362) (51.722.362) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - - - - - - Nguyên giá 225 - - - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (...) (...) (...) (...) (…) - - - - - - - - - - 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá 227 228 V.10 52 Mã TÀI SẢN - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư số Thuyết minh 229 Năm 2010 (...) 230 V.11 240 V.12 Năm 2011 (...) 4.994.063 125.047.477 Năm 2012 (...) 141.248.513 06 Tháng đầu năm 2012 2013 (...) (…) 114.723.920 54.321.520 - - - - - - Nguyên giá 241 - - - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 (...) (...) (...) (...) (…) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 819.000 819.000 819.000 819.000 819.000 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - - - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 819.000 819.000 819.000 819.000 819.000 3. Đầu tư dài hạn khác 258 - - - - - 4. Dự phòng giảm giá ĐTTC dài hạn (*) 259 (...) (...) (...) (...) (…) 260 - - - - - V. Tài sản dài hạn khác V.13 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 - - - - - 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 - - - - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 - - - - - 270 2.442.427.728 2.775.625.790 3.143.446.170 3.124.685.457 2.692.125.745 A – Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 300 2.425.296.209 2.750.530.908 3.120.678.586 3.099.546.526 2.669.962.762 I. Nợ ngắn hạn 310 1.175.206.260 2.616.540.442 2.998.541.751 1.785.462.590 1.522.058.168 23.000.000 373.000.000 418.420.000 270.600.000 210.500.000 Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) NGUỒN VỐN 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả người bán 312 42.096.747 59.469.076 48.075.861 72.014.624 47.252.265 3. Người mua trả tiền trước 313 892.850.646 908.565.499 639.412.423 1.014.301.324 905.338.030 V.15 53 NGUỒN VỐN số Thuyết minh 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 319 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - 330 1.250.089.949 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7.Dự phòng phải trả dài hạn II. Nợ dài hạn Mã Năm 2010 933.671 - V.17 V.19 2.172.607 - Năm 2012 42.985.655 - 06 Tháng đầu năm 2012 2013 8.325.412 3.214.964 - - 2.379 2.379 2.379 2.379 2.379 49.102.804 48.374.207 48.374.207 52.985.658 48.965.321 V.18 Năm 2011 167.220.012 1.030.589.949 219.500.000 - - 1.224.956.673 1.801.271.226 - - 133.990.467 133.990.467 367.233.193 306.785.209 - - 1.314.083.936 1.147.904.594 - - - - - - 1.314.083.936 1.027.404.594 122.136.835 122.136.835 - - 120.500.000 - - - - - 336 - - - - - 337 - - - - - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 17.131.519 25.094.882 22.767.584 25.138.931 22.162.983 17.954.219 25.917.582 23.590.284 25.961.631 22.985.683 14.840.006 20.326.381 18.874.566 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (...) 54 23.883.365 19.775.487 - - - - - - - (...) (...) (...) (...) NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh Năm 2010 Năm 2011 06 Tháng đầu năm Năm 2012 2012 2013 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - - - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 - - - - - 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 17.211 17.211 2.379 - 2.379 - 3.094.623 - 17.211 5.571.611 - 17.211 2.379 17.211 2.379 - - 4.696.128 2.058.676 - - 2.379 3.190.606 - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 (822.700) (822.700) (822.700) (822.700) (822.700) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 (822.700) (822.700) (822.700) (822.700) (822.700) 2. Nguồn kinh phí 432 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) V.23 - - - - - 433 - - - - - 440 2.442.427.728 2.775.625.790 3.143.446.170 3.124.685.457 2.692.125.745 Nguồn: Phòng kế toán - CT CPXD Công trình giao thông 586 chi nhánh CT năm 2010 -2013 55 Phụ lục 5 : CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT:1000đ CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2010 1. LNST 2011 2012 2011/2010 2012/2011 3.094.623 5.571.614 4.696.128 2.476.991 (875.486) 141.013 15.584.208 115.075 21.113.201 478.429 23.931.233 (25.938) 363.354 5.528.993 2.818.032 2.244.663.703 2.609.026.76 2.959.536 364.363.056 350.509.221 4.000.000 4.000.000 4.000.000 0 0 ROS (%) (1/2) 2.19 4.84 0.98 2.65 (3.86) ROE(%) (1/3) 19,86 26,39 19,62 6,53 (6,77) ROA (%) (1/4) 0,14 0,21 0,16 0,08 (0,05) EPS (đ/cp)(1/5) 774 1.393 1.174 619 (219) 2.Tổng DT 3. VCSHBQ 4. Tổng tài sản bình quân 5. Số cổ phiếu (cp) Nguồn: Phòng kế toán - CT CPXD Công trình giao thông 586 chi nhánh CT năm 2010 -2013 56 57 [...]... Tổng Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 5 về việc tách chuyển nguyên trạng Chi nhánh Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 507 tại Cần Thơ tổ chức thành Chi nhánh, Chi nhánh Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 tại Cần Thơ (là đơn vị trực thuộc Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 thuộc Tổng Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 5)  Năm 2007 Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586. .. hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 Ngày 17 tháng 07 năm 2007, Chi nhánh Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 tại Cần Thơ được thành lập trên cơ sở chuyển thể từ doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số: 23/QĐ-HCNS ngày 17 tháng 07 năm 2007 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586  Công ty cổ phần xây dựng công. .. hưởng đến kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình mở rộng quy mô Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng nên em chọn nội dung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 Chi nhánh Cần Thơ làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp... rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh  Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 Chi nhánh Cần Thơ từ 19/8/2013... nghiên cứu  Phân tích thực trạng của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 Chi nhánh Cần Thơ thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của đơn vị như: Nhà ở, quyền sử dụng đất, xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, hàng hóa khác …  Đánh giá các chỉ số sinh lời và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Đề xuất... lại hiệu quả cao nhất cho công ty thông qua việc đánh giá hiệu quả hoạt động để có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động của công ty Hơn nữa, để có một chi n lược kinh doanh đột phá thì nhà quản trị phải hiểu rõ tình trạng hoạt động của công ty mình như thế nào, hiệu quả hoạt động đến đâu để từ đó có chính sách kinh doanh cho phù hợp Bên cạnh đó, tình hình kinh tế chưa ổn định , các công ty xây dựng. .. bảo công bằng xã hội, các chế độ về quản lý tài sản - Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty 14 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH... chi n lược kinh doanh có hiệu quả Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp 3 2.1.1.4 Đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh  Đối tượng của phân tích. .. hiệu quả hoạt động kinh doanh Sử dụng các số liệu từ Báo cáo tài chính giai đoạn 2010-2012 và 06 tháng đầu năm 2013 và các tài liệu khác phục vụ cho việc phân tích từ Phòng Kế toán của công ty 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Hoạt động. .. doanh địa ốc, phát triển khu dân cư, kinh doanh các công trình theo phương thức B.O.T.; B.O.O.… Phạm vi hoạt động rộng khắp từ Miền trung, Tây nguyên, Miền Đông đến Miền Tây Nam bộ  Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ  Tên tiếng Anh: 586 CAN THO JOINT STOCK COMPANY  Trụ sở giao dịch: Khu vực Thạnh Thuận, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ ... HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ PHƯƠNG LINH MSSV: LT11317 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ... kinh doanh công ty 14 3.2.2 Định hướng kinh doanh công ty 15 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN... Tổng Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông việc tách chuyển nguyên trạng Chi nhánh Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 507 Cần Thơ tổ chức thành Chi nhánh, Chi nhánh Công ty Xây Dựng Công Trình

Ngày đăng: 09/10/2015, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w