C ần Thơ, ngày tháng năm
4.2.3 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA
Tỷ suất ROA tỏ ra hữu ích nhất khi được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chính, tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bố và quản lý tài sản của doanh nghiệp càng hợp lý và hiệu quả.
Bảng 4.18 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013
Qua bảng phân tích chỉ số tài chính trên cho thấy tỷ số ROA tăng, giảm
NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 LNST 3.095 5.572 4.696 2.477 (875) TTSBQ 2.244.664 2.609.027 2.959.536 364.363 350.509 ROA (%) 0,14 0,21 0,16 0,08 (0,05)
35
không liên tục qua các năm nhưng luôn dương nên vẫn đảm bảo có lãi tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Trong năm 2011, tỷ số này đạt cao nhất 0,21% tức là cứ 100 đồng tài sản bình quân thì được 0,21 đồng lợi nhuận và thu nhiều hơn 0,08 đồng so với năm 2010. Ta thấy trong năm lợi nhuận sau thuế tăng cao trong khi tài sản bình quân cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn lợi nhuận, cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập có hiệu quả hơn.
Đến năm 2012 tỷ số này giảm 0,05% tức là cứ 100 đồng tài sản ta sẽ thu thấp hơn 0,05 đồng lợi nhuận so với năm 2011, điều này rất dễ thấy vì lợi nhuận sau thuế năm nay đã bị tụt giảm trong khi tổng tài sản bình quân tăng . Trong năm việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập không hiệu quả bằng năm 2011, công ty cần sắp xếp, phân bố và quản lý tài sản của doanh nghiệp tốt hơn.
. 4.2.4 Hệ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS):
Qua bảng (4.19), ta thấy mặc dù số lượng cổ phiếu phát hành mỗi năm không đổi nhưng thu nhập trên mỗi cổ phiếu biết động tăng giảm qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt cao nhất 1.393 đồng trên một cổ phiếu, và tăng 619 đồng nghĩa là khi khách hàng đầu tư cứ một cổ phiếu sẽ thu thêm về 619 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng lên khoảng 2,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này tăng cao chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, và sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài, huy động nguồn vốn bên ngoài giúp công ty mở rộng quy mô hoạt động.
Bảng 4.19 Hệ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS):
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013
Đến năm 2012 tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 1.174 đồng trên một cổ phiếu đã giảm xuống 219 đồng trên một cổ phiếu so với cùng kỳ năm 2011 nghĩa là nếu đầu tư 1 cổ phiếu khách hàng sẽ thu ít hơn 219 đồng so với cùng
kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm lợi nhuận sau thuế giảm
khoảng 875 triệu đồng so với năm 2011, chứng tỏ công ty kinh doanh chưa
NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 LNST 3.095 5.572 4.696 2.477 (875) Số cổ phiếu (cp) 4.000.000 4.000.000 4.000.000 0 0 EPS (đ/cp) 774 1.393 1.174 619 (219)
36
hiệu quả dẫn đến người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức không cao trong tương lai nghĩa là rủi ro khi đầu tư tăng cao. Công ty cần phải nâng cao lợi nhuận kinh doanh góp phần thu hút ngồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn theo tổng và hiệu và dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có kết quả như sau:
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty qua 2 năm 2010-2011.
Bảng 4.20: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010-2011
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013
Qua bảng phân tích các yếu tố tác động đến tăng giảm lợi nhuận, lợi nhuận năm 2011 tăng cao hơn so với 2010 khoảng 3,3 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn chiếm tỷ trọng lớn 92.66% đã giảm gần 60 tỷ trong tổng giá trị làm tăng lợi nhuận, Cho thấy trong năm công ty đã áp dụng cắt giảm quy mô hoạt động nên làm giảm các khoản chi phí đầu vào. Vì cắt giảm quy mô nên kéo theo doanh thu thuần, doanh thu tài chính giảm. Mặt khác các khoản chi phí đều tăng chứng tỏ công ty chưa thật sự tiết kiệm những khoản chi phí không cần
Năm 2011/2010 CHỈ TIÊU Tỷ trọng (%) Số tiền Tổng giá trị làm tăng LN 100 64.202 GVHB (b) 92,66 59.491 Thu nhập khác (g) 7,34 4.711 Tổng giá trị làm giảm LN 100 60.899 DT thuần (a) 49,96 30.424 DT tài chính (c) 0,37 224 CP tài chính (d) 38,24 23.290 Chi phí QLDN (e) 3,89 2.369 Chi phí khác (h) 7,54 4.592 LN trước thuế x 3.303
37
thiết. Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận chủ yếu là mức giảm của doanh thu thuần chiếm 49,96% do quy mô giảm sản lượng bán ra thấp, mặt khác lãi suất các ngân hàng trong năm tăng bất thường làm mức tăng của chi phí tài chính cũng chiếm 38,24% trên tổng giá trị giảm. Công ty cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhằm tăng doanh thu bán hàng và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết.
4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty qua 2 năm 2011-2012
Bảng 4.21: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm 2012/2011 CHỈ TIÊU Tỷ trọng (%) Số tiền Tổng giá trị tăng: 100 374.339 DT thuần (a) 98,62 369.180 Chi phí khác (h) 1,38 5.159 Tổng giá trị giảm 100 375.507 GVHB (b) 77,93 292.634 DT tài chính (c) 0,01 45 CP tài chính (d) 10,78 40.476 Chi phí QLDN (e) 9,74 36.571 Thu nhập khác (g) 1,54 5.781 LN trước thuế x (1.168)
Nguồn: Phòng Kế toán _ CT CPXDCTGT 586 năm 2010 -2013
Qua bảng (4.21), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 1,2 tỷ đồng là do năm 2012 nhiều hợp đồng thầu xây dựng lớn được ký kết dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao, gía vốn tăng lên 292 tỷ đồng khoảng 77,93% so với tổng giá trị giảm. Thêm vào đó chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo, tỷ lệ tăng khá cao chỉ sau giá vốn hàng bán. Trong khi đó lượng công trình đã hoàn thành cũng được bàn giao cho khách hàng nên doanh thu tăng 369 tỷ đồng chiếm 98,62% trong tổng giá trị tăng và tiết kiệm được một khoản chi phí khác là 5 tỷ đồng so với năm 2011. Ta thấy các khoản trên tăng cao nhưng trong
38
năm vẫn không bù đắp được các khoản chi phí giảm, vì vậy làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011.
Nhìn vào kết quả trên ta thấy công ty chỉ mới bắt đầu mở rông quy mô nên tình hình kinh doanh chưa ổn định nhưng sang năm 2013 sẽ có bước tiến triển mới đầy hứa hẹn.
39
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cũng đã không ngừng đổi mới về kinh tế chính trị, xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển để có thể hòa cùng nhịp độ phát triển với các nước. Vì thế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, ngày càng nâng cao tổng mức lợi nhuận và khả năng sinh lời. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, em xin đưa ra một số biện pháp để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong tương lai.
5.1 NÂNG CAO LỢI NHUẬN
Lợi nhuận và chi phí tỷ lệ nghịch với nhau, do đó công ty không những phải nâng cao doanh thu, mà còn phải kiểm soát được tốt nhất chi phí hoạt động của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
5.1.1 Nâng cao doanh thu
Biện pháp làm tăng sản lượng :
- Công ty mở rộng quan hệ với khách hàng, đồng thời khuyến khích các nhân viên bán hàng đẩy mạnh tiêu thụ cho công ty bằng các biện pháp: chiết khấu thương mại, thực hiện tốt chính sách hậu mãi, ví dụ như giảm giá cho khác hàng khi thanh toán đúng hạn, tặng kèm một số trang thiết bị cần thiết cho khách hàng thân thiết.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao kỹ thuật công trình. - Cần đi sâu hơn nữa về nghiên cứu thị trường, tìm hiểu, phân tích nhu cầu của thị trường cũng như nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng chứng minh cho họ thấy sản phẩm của đơn vị là có chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
- Công ty cần giữ vững và mở rộng thị phần, xóa bỏ dần những khoảng trống nhằm ngăn chặn sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Để làm được điều đó công ty cần quan tâm đến những khách hàng truyền thống, duy trì mối quan hệ phát triển lâu dài, giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng, tổ chức tư vấn cho khách hàng.
40
- Công ty cần tìm kiếm mẫu mã đẹp và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh
của mình trong hoạt động mua bán nhà ở. Mặt hàng này đang có nhu cầu lớn
trên thị trường vì hiện nay ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang có nhiều người dân mất nơi ở do bị thu hồi đất để xây dựng các công trình, khu công nghiệp...
Điều chỉnh giá bán phù hợp:
- Công ty nên thực hiện chiến lược giá cạnh tranh: khi có đối thủ cạnh tranh với công ty thì công ty nên định mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn phải xác định mức giá tối thiểu phải bù đắp được chi phí và có lợi nhuận cho doanh nghiệp, để có thể cạnh tranh với các công ty xây dựng trong thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành lân cận.
- Đối với lĩnh vực xây dựng công trình đơn vị cải tiến trang thiết bị hiện đại nhưng ở mức phù hợp, đào tạo, bồi dưỡng công nhân có tay nghề cao, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt để tiết kiệm được khoản chi phí nhân công nhưng vẫn đạt được năng suất làm việc tốt .
Tăng doanh thu tài chính:
Công ty nên quan tâm vào các hoạt động tài chính khác như tham gia
thị trường mua bán ngoại tệ, hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư
khác, nhằm nâng cao doanh thu trong lĩnh vực này.
5.1.2 Kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán
- Nhất là trong giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất công ty cần phân bổ chi phí giá vốn hợp lý hơn để tránh tình trạng mất cân đối giữa doanh thu và giá vốn sẽ gây ra biến động lớn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí trong việc mua nguyên vật liệu là rất quan trọng. Khi thu mua nguyên vật liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên vật liệu. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao công suất sử dụng thiết bị máy móc và tài sản cố định nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Kiểm soát chi phí tài chính
Công ty cần tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ nhất là nợ vay ngân hàng và vay nội bộ. Chi phí tài chính của đơn vị luôn biến
41
động tăng qua các năm và luôn có chiều hướng tăng cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đơn vị. Nguyên nhân là nhu cầu về vốn là rất lớn nhưng vốn chủ sở hữu của công ty không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động nên dẫn đến hệ quả là công ty phải đi vay bên ngoài. Bên cạnh đó đơn vị sử dụng nguồn vốn rất lớn để hoạt động nhưng lợi nhuận tạo ra thì thấp, do đó công ty cần cải
thiện tình hình tài chính tốt hơn bằng cách kéo dài thời gian chiếm dụng vốn
của đơn vị khác, hay huy động vốn trong nội bộ công ty với lãi suất thấp hơn bên ngoài.
Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp.
- Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.
5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (ROE)
- Kết hợp chặt chẽ sự vận động của tiền và hàng hoá trong lưu thông. - Thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất: thưởng phạt nghiêm minh đối với công tác quản lý vốn.
- Mỗi khi bỏ vốn kinh doanh hay đầu tư dài hạn phải xây dựng phương án kinh doanh, để đảm bảo nhìn thấy khả năng lời lỗ, rũi ro có thể xãy ra đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
- Tránh tình trạng hàng không bán được, tồn kho quá lớn, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Tăng cường thanh toán, chi trả lương qua ngân hàng, vừa tiện lợi, vừa nhanh gọn giảm chi phí và thất thoát.
- Quản lý vốn ở các đại lý, tránh bị chiếm dụng vốn.
5.2.2 Tăng hiệu quả sử dụng tài sản (ROA)
- Hàng tồn kho và tài sản cố định tăng đã gây ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Qua phân tích các chỉ số sinh lợi ở chương 4 ta
42
thấy chỉ số này luôn tăng qua các năm phân tích nhưng tỷ số này rất thấp và nhỏ nhất trong các chỉ số sinh lợi được phân tích
- Tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, làm được đều này sẽ khai thác hết công suất của tài sản và góp phần làm giảm chi phí tài sản cố định trên một đơn vị hàng hoá, nhờ đó sẽ tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bằng cách giảm giá.
- Xây dựng kết cấu tài sản cố định hợp lý.
- Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao TSCĐ: lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý cho từng loại TSCĐ nhằm bảo đảm thu hồi đầy đủ vốn cố định, kịp thời, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và mở rộng TSCĐ.
- Kiểm tra định kì hàng tồn kho vào cuối mỗi tháng, giám sát chặt chẽ không để tình trạng bị hư hỏng, mất mát. Hàng tồn kho được dự trữ tốt cũng đã góp phần làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty.
5.2.3 Tăng hiệu quả hoạt động trên doanh số bán (ROS)
- Công ty cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ, hạn chế nhập kho nguyên vật liệu khi chưa cần thiết, riêng đối với mặt hàng nhà ở công ty nên xây dựng khi khách hàng có có yêu cầu.
- Cân đối doanh thu bán hàng qua từng giai đoạn, nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo hoàn thành tiến độ công trình nhằm tránh sự mất cân đối lợi nhuận từng giai đoạn.