Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh cần thơ (Trang 66)

Tính giá cho sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Để tính được giá thành đầy đủ chính xác cần phải sử dụng phương pháp tính giá thích hợp.

Đối với từng công trình thì thời điểm tính giá thành là khi công trình hoàn thành, đã có biên bản nghiệm thu và được quyết toán. Dựa trên điều kiện thực tế của mình, đối tượng tính giá là từng công trình, công ty đã áp dụng phương pháp trực tiếp và phương pháp tổng cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm.

Trong quá trình thi công, toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến công trình thực tế phát sinh sẽ được tập hợp theo từng khoản mục chi phí. Cuối kỳ kế toán tổng hợp TK 154 và kết chuyển để xác định giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành. Do đó, căn cứ vào các chứng từ kế toán kết chuyển chi phí đã tập hợp, kế toán tiến hành tập hợp chi phí, lập sổ cái TK 154 và TK 632.

Việc hạch toán thẳng toàn bộ chi phí vào TK 154 làm cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty đơn giản đi rất nhiều.

Cuối quý II năm 2013, công trình khu dân cư Phú An L20 hoàn thành và đã được nghiệm thu, công trình này có sản phẩm dở dang đầu kỳ là số dư kỳ trước chuyển sang. Căn cứ vào các chứng từ kế toán kết chuyển tập hợp chi phí toàn công trình khu dân cư Phú An L20 và lập phiếu tính giá thành toàn hạng mục công trình.

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Công trình: Khu dân cư Phú An L20

Quý II năm 2013

ĐVT: Đồng

STT Chỉ tiêu Số tiền

A Giá trị sản phẩm dở dang đầu quý II/2013 19.427.520.606 B Chi phí thực tế phát sinh trong quý

II/2013

2.942.532.791

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.129.448.131 2 Chi phí nhân công trực tiếp 636.310.000 3 Chi phí sử dụng máy thi công 729.594.750 4 Chi phí sản xuất chung 447.197.910 C Giá trị sản phẩm dở dang cuối quý II/2013 0 D Giá trị sản phẩm hoàn thành 22.370.071.397

Sau khi căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ, kế toán ghi lần lượt tất cả các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

TRÍCH SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Quý II năm 2013

Công trình khu dân cư Phú An L20

ĐVT: Đồng Chứng từ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng 110 29/04/2013 196.320.000 115 31/05/2013 215.130.000 120 30/06/2013 224.860.000 210 30/06/2013 612.538.545 215 30/06/2013 516.909.586 320 30/06/2013 729.594.750 542 30/06/2013 447.197.910 Tổng cộng 2.942.550.791

SỔ CÁI

Quý II Năm 2013

Tên tài khoản: Chi phí sản xuất dở dang Số hiệu: 154 Ngày, Tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có 30/6/13 30/6/13 30/6/13 30/6/13 30/6/13 120 225 320 544 553 30/6/13 30/6/13 30/6/13 30/6/13 30/6/13 Số dư đầu kỳ K/c chi phí NVLTT sang TK 154 K/c chi phí NCTT sang TK 154 K/c chi phí sử dụng MTC sang TK 154 K/c chi phí sản xuất chung sang TK 154 Công trình nghiệm thu

621 622 623 627 632 19.427.520.606 1.129.448.131 636.310.000 729.594.750 447.197.910 22.370.071.397 Cộng số phát sinh 22.370.071.397 22.370.071.397 Số dư cuối kỳ 0

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Đơn vị: CÔNG TY CPXDCTGT 586 CHI NHÁNH CẦN THƠ

Địa chỉ: Kv. Thạnh Thuận, P. Phú Thứ Q.Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Mẫu số: S02c1-DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

4.8 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY

4.8.1 Phân tích sự biến động các khoản mục chi phí trong giá thành

Tình hình biến động chi phí sản xuất phản ánh trình độ quản lý, điều hành, khai thác, sử dụng nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị của tất cả các doanh nghiệp và chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo nên giá thành, vì vậy, tiết kiệm chi phí chính là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm.

Chi phí luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải chính xác nhằm đáp ứng tốt nhu cầu quản lý giúp cho doanh nghiệp có được chỗ đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Để theo dõi chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu tổng cộng toàn công ty mà người quản lý còn phải nắm bắt được số liệu của từng công trình, hạng mục công trình. Hạch toán chi phí theo khoản mục có tác dụng lớn trong việc so sánh giá thành thực tế và giá thành dự toán của từng công trình. Đặc biệt đối với các công ty xây dựng, việc lập dự toán chi phí giá thành công trình là vô cùng quan trọng để có thể so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán từ đó đưa ra các biện pháp để tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch chi phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp phân tích giá thành thích hợp nhất với công ty là phân tích giá thành theo khoản mục chi phí. Các khoản mục được lập dự toán trong giá thành bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung

Để đánh giá sự tăng giảm và phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành. Tôi tiếp tục chọn công trình khu dân cư Phú An L20 vừa hạch toán ở trên để thực hiện phân tích.

57

BẢNG 4.9: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ CÔNG TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ AN L20 Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Chi phí NVLTT 14.111.955.000 63,71 14.885.045.508 66,54 +773.090.508 5,48 Chi phí NCTT 3.628.115.000 16,38 3.772.187.500 16,86 +144.072.500 3,97 Chi phí SDMTC 2.148.415.000 9,70 1.758.287.612 7,86 -390.127.388 -18,16 Chi phí SXC 2.261.515.000 10,21 1.954.550.777 8.74 -306.964.223 -13,57 Tổng CP của công trình 22.150.000.000 100 22.370.071.397 100 +220.071.397 0.99

Hình 4.1: Biểu đồ chênh lệch chi phí sản xuất giữa dự toán và thực tế công trình khu dân cư Phú An L20

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy tổng chi phí thực tế tăng cao hơn so với dự toán, số tăng tuyệt đối so với chi phí dự toán là 220.071.397 đồng và tương đối là 0,99%. Như vậy, công ty đã hao phí thêm được một khoản chi phí đối với công trình 39 căn nhà tái định cư ở khu dân cư Phú An L20.

Để tìm ra nguyên nhân và đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động xây dựng công trình này, tôi sẽ đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm của công trình.

4.8.2 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty bằng cách kiểm soát chi phí, tìm các chi phí vượt dự toán và đề ra biện pháp tiết kiệm phù hợp thì vấn đề phân tích chi phí vật tư là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Chi phí nguyên vật liệu theo giá dự toán là 14.111.955.000 đồng chiếm 63,71% giá trị dự toán công trình nhưng trên thực tế chi phí vật liệu là 14.885.045.508 đồng chiếm 66,54% giá trị thực tế công trình. Như vậy, công trình đã sử dụng tiêu hao thêm một khoản chi phí là 773.090.508 đồng, tỷ lệ chênh lệch là 5,48% so với dự toán.

Như vậy, nhìn chung việc làm phát sinh thêm chi phí vật tư cả về lượng và giá làm cho tổng biến động của chi phí nguyên vật liệu là không tốt. Để hiểu sâu về vấn đề này, ta cần phân tích khoản mục chi phí này cụ thể hơn như sau:

Căn cứ vào các Phiếu xuất vật tư đã dùng trong thi công công trình, Phòng Vật Tư sẽ tổng hợp khối lượng vật tư để so sánh với dự toán. Vật tư dùng trong thi công có rất nhiều loại (trên 40 loại vật tư) cho nên chỉ phân tích những vật tư chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí vật tư.

59

BẢNG 4.10: BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH KHU DÂN CƯ PHÚ AN L20

TT Tên Vật Liệu ĐVT Khối Lượng Đơn Giá (Đồng) Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế 1 Xi măng PCB 30 Tấn 447 487,92 1.463.000 1.580.000 2 Xi măng PCB 40 Tấn 532 569,26 1.575.200 1.736.000 3 Cát nền san lắp M3 3.579 4.352,62 25.000 24.700 4 Cát to 1.2- 1.5 M3 1.497 1.734,38 175.000 179.400 5 Đá 1 x 2 M3 1.300 1.220 362.000 355.000 6 Đá 4 x 6 M3 850 851,42 310.000 320.000 7 Thép Ø 6mm Tấn 25 23,36 15.750.000 16.225.000 8 Thép Ø 8mm Tấn 38 40,72 15.320.000 16.170.000 9 Thép Ø 10mm Tấn 42 45,15 15.715.000 16.434.000 10 Cừ tràm Cây 28.300 25.763 18.300 17.600 11 Gạch ống 8x8x18 Viên 1.170.000 1.223.200 1.120 1.050 12 Gạch thẻ 4x8x18 Viên 390.000 296.700 850 880 13 Các loại vật tư khác M2 110.301 106.956,07 70.160 76.058

Qua bảng số liệu ta thấy các vật tư phụ như đá 1 x 2, thép Ø 6mm, cừ tràm, gạch thẻ... sử dụng thấp hơn định mức đề ra. Đây các vật tư phụ nhằm hỗ trợ cho việc thi công nên việc tiết kiệm các vật tư này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Còn vật tư chính như xi măng, cát, đá 4 x 6, thép Ø 8mm, thép Ø 10mm, gạch ống... thì khối lượng sử dụng cao hơn định mức. Để có được mức độ biến động của từng loại ta sẽ đi sâu vào phần phân tích biến động chi phí vật tư qua bảng số liệu sau:

BẢNG 4.11: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ VẬT TƯ ĐVT: đồng Tên vật liệu CP thực tế Pt x Qt CP điều chỉnh Pd x Qt CP định mức Pd x Qd Biến động P Biến độngQ Tổng biến động Xi măng PCB 30 770.913.600 713.826.960 653.961.000 57.086.640 59.865.960 116.952.600 Xi măng PCB 40 988.235.360 896.698.352 838.006.400 91.537.008 58.691.952 150.228.960 Cát nền san lắp 107.509.714 108.815.500 89.478.250 -1.305.786 19.337.250 18.031.464 Cát to 1.2- 1.5 311.147.772 303.516.500 261.975.000 7.631.272 41.541.500 49.172.772 Đá 1 x 2 433.100.000 441.640.000 470.600.000 -8.540.000 -28.960.000 -37.500.000 Đá 4 x 6 272.454.400 263.940.200 263.500.000 8.514.200 440.200 8.954.400 Thép Ø 6mm 379.016.000 367.920.000 393.750.000 11.096.000 -25.830.000 -14.734.000 Thép Ø 8mm 658.442.400 623.830.400 582.160.000 34.612.000 41.670.400 76.282.400 Thép Ø 10mm 741.995.100 709.532.250 660.030.000 32.462.850 49.502.250 81.965.100 Cừ tràm 453.428.800 471.462.900 517.890.000 18.034.100 -46.427.100 -64.461.200 Gạch ống 8x8x18 1.284.885.000 1.370.544.000 1.310.400.000 85.659.000 60.144.000 -25.515.000 Gạch thẻ 4x8x18 349.096.000 337.195.000 331.500.000 11.901.000 5.695.000 17.596.000 Các loại vật tư khác 8.134.821.362 7.504.038.009 7.738.704.350 630.783.353 -234.666.341 396.117.012 Tổng biến động 14.885.045.508 14.112.960.071 14.111.955.000 772.085.437 1.005.071 773.090.508

61

Ta thấy chi phí NVLTT biến động tăng so với dự toán là 773.090.508 triệu đồng. Biến động tăng của chi phí NVL là do các nguyên nhân sau:

a. Biến động giá

Qua bảng ta thấy, biến động giá là biến động không tốt làm tăng chi phí hơn 700 triệu đồng. Trong đó biến động nhiều nhất là sự tăng giá của các loại thép và xi măng. Cụ thể như sau: xi măng PCB 30 tăng cao hơn so với dự kiến là 117.000 đồng/tấn làm cho biến động giá tăng đến 57.086.640 đồng. Tương tự với loại xi măng PCB 40 giá cũng tăng 160.800 đồng/tấn làm cho số biến động lên đến hơn 90 triệu đồng đối với loại vật liệu này. Kế đó là biến động giá của các loại thép Ø 6mm, 8mm và 10mm, đặc biệt là thép Ø 8mm tăng gần 35 triệu đồng với mức tăng 850.000 đồng/tấn. Riêng đối với khoản mục các loại vật tư khác số biến động chiếm đến 630.783.704.350 đồng trong số tổng biến động giá là 772.085.437 đồng vì đây là khoản mục tổng hợp của nhiều loại vật tư có cùng quy cách tính như gạch men, gạch ốp tường, cửa chính, cửa sổ.... Vì không thể liệt kê cụ thể hết toàn bộ các loại vật tư sử dụng trong công trình nên chỉ xét các loại vật tư tiêu biểu sử dụng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong thi công và đơn giá cũng như sản lượng tính toán trong dự toán và thực tế phát sinh được tính theo phương pháp bình quân. Các nguyên nhân của sự biến động giá này như sau:

+ Do trong thời gian thi công, cụ thể là vào đầu năm 2011 giá thép tăng đột biến và liên tục khi chưa đầy 3 tháng mà giá đã leo thang tới 4 – 5 lần. Trước những biến động không ngừng của giá thép trong thời gian này, công ty lo ngại giá thép tiếp tục tăng cao vì biến động của giá nguyên nhiên liệu đầu vào cũng như các tác động của chính sách tiền tệ, tỷ giá nên công ty xây dựng đã mua tích trữ một khối lượng khá lớn, khiến cho trị giá thép đưa vào công trình tăng khá nhiều so với định mức.

+ Dự án công trình khu dân cư Phú An L20 có thời gian thi công từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Đặc biệt năm 2011 và 2012 là thời điểm dự án đẩy nhanh tiến độ thi công. Đây cũng là một thực tế hết sức khó khăn mà công ty đang phải đối mặt. Sự biến động mạnh giá nguyên vật liệu so với dự toán đang tạo ra một sức ép đáng kể lên dự án đặc biệt là thị trường VLXD năm 2012 phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

+ Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giá cả biến động là do giá xăng dầu tăng vọt từ ngày 7/3/2012 rồi lại tăng tiếp từ ngày 20/4/2012 với mức tăng tổng cộng tới 14,4%. Đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh giá cả xăng dầu trên thị trường vẫn đang ở mức cao làm cho chi phí vận chuyển các loại vật tư tăng lên.

+ Do các biến động giá bất thường, chỉ số giá tiêu dùng tăng kèm theo lạm phát bất ổn kéo theo hầu hết các mặt hàng vật tư khác đều tăng giá.

b. Biến động lượng

Nhìn chung tổng biến động lượng tăng không nhiều so với định mức, cụ thể số tăng là 1.005.071 đồng. Dấu hiệu này cho thấy đây là biến động tốt.

+ Đối với các vật tư như xi măng, cát to 1.2 – 1.5, thép, cát nền san lắp, gạch ống... thì biến động chi phí vật tư về khối lượng cao hơn so định mức. Nguyên nhân của sự tăng chi phí này hoàn thành do điều kiện thi công địa hình yếu hơn so với đo đạt ban đầu, nhưng để công trình đạt chất lượng bên Công ty đã thoả thuận với Bên A để tăng khối lượng vật tư cao hơn trong hồ sơ thầu.

+ Đối với các vật tư như cừ tràm, đá 1 x 2, gạch thẻ... thì do tổ chức tốt công tác thi công và tận dụng một số vật liệu tái sử dụng nên đội đã tiết kiệm hơn đối so với định mức đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với các vật tư khác đội đã tiết kiệm được hơn 3000 m2 vật tư tương đương với 234.666.341 đồng. Chủ yếu là do trong quá trình thi công đội đã hạn chế tối đa việc hư hỏng và thất thoát, đặc biệt là trong việc sử dụng gạch men, gạch ốp tường, kính cửa....

+ Bên cạnh đó, vì hạng mục công trình không qua phức tạp nên phần hao hụt không đáng kể.

Như vậy, ta tiết kiệm được chi phí vật tư về lượng nhưng giá vật tư biến động tăng nhiều hơn nên tổng biến động của chi phí nguyên vật liệu là không tốt. Cụ thể là làm tăng phần chi phí NVLTT trong giá thành sản phẩm lên 773.090.508 triệu đồng, tăng cao hơn so với định mức 5,48%.

4.8.3 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh cần thơ (Trang 66)