phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long

77 199 0
phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VIỆT THẢO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế học Mã số ngành: D310101 Tháng 12- 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VIỆT THẢO MSSV: 4104095 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ HỌC Mã số ngành: D310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU Tháng 12-2013 LỜI CẢM TẠ Thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ đã giúp em có được kiến thức lý thuyết và những bài tập thực tiễn. Quá trình học đã rèn luyện cho em những phẩm chất cần có để bước vào tương lai. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Lê Đông Hậu – giảng viên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh Đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt là lời cảm ơn chân thành nhất đến các bác, cô, chú, anh, chị tại Văn phòng Sở, Phòng Việc làm, tiền lương, Bảo hiểm xã hội và Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm tỉnh Vĩnh Long đã cung cấp những số liệu rất cần thiết cho bài luận văn tốt nghiệp của em, cũng như tận tình chỉ bảo và truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tế rất hữu ích. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013. Người thực hiện NGUYỄN VIỆT THẢO i TRANG CAM KẾT Tôi tên Nguyễn Việt Thảo, sinh viên lớp 1088A1, chuyên ngành Kinh tế học, khóa 36, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết qủa của tôi thu thập số liệu và phân tích. Nội dung phân tích chưa được dùng ở bất kỳ một bài nghiên cứu cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013. Người thực hiện NGUYỄN VIỆT THẢO ii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................2 1.3.1. Phạm vi về không gian ..........................................................................2 1.3.2. Phạm vi về thời gian ..............................................................................2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..........................................................................3 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................3 2.1.2. Những đặc điểm chung của quá trình xuất khẩu.....................................3 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động ..........................................................4 2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động............5 2.1.5. Cơ sở lý thuyết của quá trình xuất khẩu lao động...................................6 2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................................9 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................9 2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ......................................................9 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................10 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................10 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH, XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG......................11 3.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG .................................................11 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................11 3.1.2. Đơn vị hành chính ...............................................................................12 3.1.3. Dân số, lực lượng lao động ..................................................................12 3.1.4. Về cơ cấu kinh tế.................................................................................13 3.1.5. Điều kiện văn hóa xã hội .....................................................................14 3.1.6. Điều kiện cơ sở hạ tầng .......................................................................15 iv 3.2. GIỚI THIỆU VỀ SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ................................................................................................16 3.2.1. Sơ lược về Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội tỉnh Vĩnh Long .....16 3.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẮP TỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.........................................................26 3.3.1. Thuận lợi trong công tác quản lý xuất khẩu lao động ...........................26 3.3.2. Khó khăn trong công tác quản lý xuất khẩu lao động...........................27 3.3.3. Phương hướng sắp tới của Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Vĩnh Long trong quản lý xuất khẩu lao động .........................................................27 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG ......................................................................................28 4.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG.....28 4.1.1. Tình hình chung về xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long ................28 4.1.2. Tình hình xuất khẩu lao động phân theo giới tính ................................36 4.1.3. Tình hình xuất khẩu lao động phân theo trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của người lao động ..........................................................................39 4.1.4. Tình hình xuất khẩu lao động, chi phí và thu nhập của người lao động nước ngoài theo thị trường lao động ..............................................................41 4.1.5. Tình hình xuất khẩu lao động phân theo ngành nghề tham gia của người lao động ........................................................................................................48 4.2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG QUAY TRỞ LẠI SAU KHI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG......................................................................................53 4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG .....................55 4.3.1. Đối với người lao động đi xuất khẩu....................................................55 4.3.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động............................................56 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG ........................................................61 5.1. ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHÓ KHĂN...............................................................61 5.1.1. Đạt được..............................................................................................61 5.1.2. Khó khăn .............................................................................................61 5.2. GIẢI PHÁP ............................................................................................62 5.2.1. Đối với người lao động đi xuất khẩu....................................................62 5.2.2. Công tác quản lý việc đưa lao động đi XKLĐ......................................62 5.2.3. Việc chỉ đạo với Trung Tâm Giới thiệu Việc Làm ...............................63 5.2.4. Công tác phổ biến thủ tục đi XKLĐ.....................................................63 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................64 v 6.1. KẾT LUẬN............................................................................................64 6.2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................65 6.2.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động............................................65 6.2.3. Đối với Nhà nước ................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................67 vi DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long năm 2012 ...................12 Bảng 3.2: Cơ cấu các nhóm ngành kinh tế trong tổng GDP của tỉnh Vĩnh Long theo giá hiện hành .........................................................................................13 Bảng 4.1: Kết quả đạt được trong XKLĐ trong giai đoạn 2010-2012 ............29 Bảng 4.2: Kết quả đạt được trong hoạt động XKLĐ trong 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 .....................................................................................32 Bảng 4.3: Tình hình XKLĐ chia theo quận huyện trong giai đoạn 2010-2012 ......................................................................................................................33 Bảng 4.4: Tình hình XKLĐ chia theo quận huyện giai đoạn 2010-2012........35 Bảng 4.5: XKLĐ của tỉnh Vĩnh Long theo giới tính giai đoạn 2010-2012 .....36 Bảng 4.6: XKLĐ của tỉnh Vĩnh Long phân theo giới tính 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................37 Bảng 4.7: Tình hình XKLĐ phân theo giới tính của từng thị trường..............38 Bảng 4.8: Trình độ học vấn của lao động đi xuất khẩu giai đoạn 2010-2012 .39 Bảng 4.9: Trình độ học vấn của lao động đi xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ...........................................................................41 Bảng 4.10: Tình hình XKLĐ sang các thị trường giai đoạn 2010-2012 .........42 Bảng 4.11: Tình hình XKLĐ sang các thị trường 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................44 Bảng 4.12: Chi phí đi XKLĐ phân theo thị trường ........................................45 Bảng 4.13: Tiền lương của lao động xuất khẩu theo ngành nghề ...................47 Bảng 4.14: Cơ cấu ngành nghề theo từng thị trường......................................51 Bảng 4.15: Thu nhập của lao động tham gia XKLĐ theo ngành nghề của từng thị trường ......................................................................................................55 Bảng 4.16: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Trung tâm giới thiệu việc làm.57 Bảng 4.17: Ngoại tệ thu hàng tháng của số lao động tham gia XKLĐ theo từng thị trường ......................................................................................................58 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Đường Cầu lao động cá nhân...........................................................6 Hình 2.2: Đường cầu lao động của thị trường..................................................7 Hình 2.3: Đường cung lao động cá nhân .........................................................8 Hình 2.4: Đường cung lao động của thị trường................................................8 Hình 3.1: Dân số tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến 2012..............................12 Hình 3.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến năm 2012 .......................................................................................13 Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.....................................................................................................22 Hình 4.1: Số lao động xuất khẩu theo ngành nghề của từng thì trường ..........49 Hình 4.2: Tình hình về nước của lao động tỉnh Vĩnh Long đi xuất khẩu........54 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XKLĐ : Xuất khẩu lao động ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long NSNN : Ngân sách Nhà nước Sở (Bộ, Phòng) LĐTBXH: Sở (Bộ, Phòng) Lao động, Thương binh và Xã hội Hợp đồng EPS : Employment Permit System TPHCM : Thành Phố Hồ Chí Minh THPT : Trung Học Phổ Thông THCS : Trung Học Cơ Sở GTVL : Giới thiệu việc làm UBNN : Ủy Ban Nhân dân TTGTVL : Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm H. Long Hồ : Huyện Long Hồ TP. Vĩnh Long : Thành phố Vĩnh Long TX. Bình Minh : Thị xã Bình Minh ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, có nền kinh tế đang bắt đầu phát triển mạnh. Từ khi cầu Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận được xây dựng, Vĩnh Long được mở rộng giao thương với các tỉnh khác và đây được coi là một vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển, cần được khai thác cho các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. Bên cạnh đó, Vĩnh Long còn nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam (do tiếp giáp với hai thành phố lớn là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh), có mật độ dân số đông, lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững và hội nhập với kinh tế quốc tế theo đúng với chủ trương, xu hướng chung với cả nước. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được quan tâm phát triển, đặt biệt xuất khẩu lao động dần trở thành một trong nhiều lựa chọn để xây dựng tương lai của nhiều bạn trẻ, nhất là lực lượng đã qua đào tạo. Ban lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đã xác định XKLĐ không chỉ là biện pháp giải quyết việc làm cho lao động mà còn là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt. XKLĐ còn đem lại lợi không nhỏ cho kinh tế của tỉnh như: mỗi năm giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thu về một lượng lớn ngoại tệ, đời sống của gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, bản thân người lao động sau khi lao động ở nước ngoài về lại có được một nghề mới; cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi XKLĐ nói riêng có sự chuyển đổi rõ rệt. Mặc dù việc đưa lao động của tỉnh Vĩnh Long tham gia vào thị trường lao động thế giới thông qua hình thức XKLĐ, đã mang về cho tỉnh nhiều lợi ích. Tuy nhiên, XKLĐ cũng đặt ra không ít khó khăn cần được giải quyết như: tỉnh mất đi lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đã qua đào tào; gây ra mất cân bằng lao động, các trường trung cấp dạy nghề đẩy mạnh đào tạo lao động đi xuất khẩu – vì mục tiêu thu nhiều lợi nhuận, mà không quan tâm đến công tác quy hoạch, định hướng của tỉnh gây ra hiện tượng dư thừa lao động vì không đủ đơn đặt hàng,… Tạo thị trường mới, phát triển thị trường hiện có và nâng cao hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động là đòi hỏi vừa mang tính bức thiết, vừa mang tính chiến lược mà các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Long cần phải vào cuộc một cách tích cực. Đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long” giúp ta có những cái nhìn cụ thể về xuất khẩu lao động của tỉnh đồng thời đề ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài có mục tiêu tổng quát là: Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013, để thấy được những mặt làm được cũng như những khó khăn, từ đó có những kiến nghị kịp thời giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt động đưa lao động ra nước ngoài làm việc của tỉnh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long trong thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng trở lại làm việc sau khi đi XKLĐ và hiệu quả kinh tế của việc đưa lao động đi xuất khẩu Mục tiêu 3: Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh Vĩnh Long 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi về không gian Luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Vĩnh Long. 1.3.2. Phạm vi về thời gian Số liệu thứ cấp được thu thập để phân tích từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đề tài được thực hiện từ 12/8/2013 đến 18/11/2013 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình lao động của tỉnh Vĩnh Long đi xuất khẩu ra nước ngoài 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản a) Khái niệm về xuất khẩu lao động Có thể hiểu thông qua khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) như sau: XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. XKLĐ không những giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật,… giữa Việt Nam và các nước trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. b) Lực lượng lao động: Lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế, bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có làm việc và những người thất nghiệp trong thời gian quan sát. c) Thị trường lao động: Thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các giao dịch, thỏa thuận về giá cả, sức lao động. Mà tại đây người lao động (bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động. d) Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chỉ về trình độ cao nhất mà người lao động đạt được thông qua việc theo học ở một cơ sở đào tạo chuyên môn, học từ xa, tự học. Trong cuộc Điều tra lao động – việc làm 2009 thì một người được xếp vào một trong các loại trình độ là: không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nhân kỹ thuật không có bằng, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học. 2.1.2. Những đặc điểm chung của quá trình xuất khẩu XKLĐ là một dạng đặc biệt của hoạt động xuất khẩu, có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Thứ nhất XKLĐ mang đầy đủ tính chất của hoạt động xuất khẩu như: có thời gian lưu chuyển, có phương thức thanh toán cụ thể, mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho người lao động (thông qua tiền công) và nước đưa lao động đi xuất khẩu (thông qua thuế), nhưng do đây là hình thức kinh doanh sức lao động (hàng hóa không thể tách rời khỏi người bán) nên hoạt động này 3 mang những đặc thù riêng; thứ hai, như tất cả hoạt động kinh tế khác hoạt động xuất khẩu cũng mang tính cạnh tranh mạnh mẽ (bao gồm cạnh tranh giữa nước tham gia vào thị trường lao động thế giới và các doanh nghiệp trong nước tham gia cung ứng lao động đi xuất khẩu, giữa các lao động với nhau, giữa các quốc gia cùng tham gia vào thị trường lao động,…). XKLĐ hoạt động kinh tế đồng thời mang tính chất xã hội. Nói hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh tế vì nó mang lại lợi nhuận bằng hình thức thu về ngoại tệ là tiền lương của người lao động, và doanh nghiệp nước ngoài giải quyết được những công việc tồn động do thiếu nhân lực. Có tính chất xã hội là do lao động tham gia XKLĐ vì mục tiêu cải thiện tình hình kinh tế, nhưng cũng đồng thời cũng tạo ra một lợi ích nhất định về mặt xã hội như: giải quyết việc làm giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần ổn định và cải thiện mức sống của người dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Do đó, mọi chính sách pháp luật phải kết hợp với chính sách xã hội: phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết ở trong hợp đồng, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn; hơn nữa, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn do vậy cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nước. XKLĐ là một phương thức để phân công lao động. Những quốc gia XKLĐ hầu hết là những nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào, việc làm trong nước không đáp ứng hết được hết với số lao động đó, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm nghiêm trọng. Ngược lại, các nước có nhu cầu nhập khẩu lao động lại là những nước phát triển, thiếu lao động phổ thông. Từ đó, hoạt động XKLĐ giúp cả hai bên giải quyết được khó khăn của mình bằng cách luân chuyển lao động cho nhau. 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động Theo quy định của Điều 134a Bộ Luật lao động và khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20-9-1999 của Chính phủ, các hình thức XKLĐ gồm: Cung ứng lao động theo hợp đồng lao động ký kết với bên nước ngoài. Hình thức này tương đối phổ biến, được thực hiện rộng rãi trong những năm vừa qua. Đặc điểm của hình thức này là: tổ chức, công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam tuyển chọn, đưa người lao động ra nước ngoài lao động theo các yêu cầu tiêu chuẩn mà bên nước ngoài đặt sẵn ra; quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật nước nhận lao động, mọi điều kiện, quyền hạn của người lao động Việt Nam do phía nước ngoài đảm bảo. Đây cũng là hình thức XKLĐ duy nhất mà tỉnh Vĩnh Long tham gia. Đưa người lao động Việt Nam theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình, đầu tư ở nước ngoài. Đây là trường hợp Việt Nam đưa lao động đi lao động theo những công trình, gói thầu, hợp đồng kinh tế, đầu tư ở nước ngoài, do doanh nghiệp của Việt Nam trúng thầu. Sau nhiều năm áp dụng và hướng phát triển của nước ta thì hình thức này dần phổ biến. Đặc điểm của hình thức này là công tác tuyển lao động như: tiêu chuẩn, đào tạo, điều kiện lao động hoàn toàn do doanh nghiệp Việt Nam thuê mướn lao động đặt ra; bên cạnh 4 phải tuân thủ hợp đồng lao động với bên thuê, pháp luật nước ta thì người lao động đi xuất khẩu còn phải thực hiện đúng pháp luật của nước ngoài. Hợp đồng lao động giữa cá nhân trong nước và người sử dụng lao động ở nước ngoài. Hình thức này thì ở nước ta chưa phổ biên, vì để ký kết hợp đồng với phía nước ngoài, thì người lao động cần có những hiểu biết nhất định về thông tin đối tác, ngôn ngữ, đặc biệt là phải có khả năng giao tiếp với người nước ngoài,…trong khi đó, mặt bằng trình độ của lao động nước ta còn rất hạn chế. 2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động a) Hiệu quả kinh tế đạt được: là lợi ích về mặt vật chất mà các chủ thể tham gia XKLĐ (lao động đi xuất khẩu, doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu, nhà nước quản lý việc đưa lao động đi xuất khẩu) đạt được thông qua hoạt động XKLĐ: Đối với người lao động đi xuất khẩu: thu nhập có được sau khi làm việc ở nước ngoài đã trừ đi nhưng khoảng chi phí mà người lao động phải chi trả để có thể tham gia XKLĐ, cũng như những chi phí cho hoạt động sinh hoạt của lao động và hàng hóa gửi về trong thời gian làm việc. Tuy nhiên, do chi phí sinh hoạt và hàng hóa gửi của người lao động khó có thể thống kế, kiểm soát được, nên trong bài nghiên cứu tác giả chỉ tính hiệu quả kinh tế mà người lao động đạt được thông qua việc tổng tiền lương trong 3 năm làm việc trừ đi chi phí cho thủ tục để có thể tham gia làm việc ở nước ngoài. Đối với doanh nghiệp XKLĐ: chính là phần lợi nhuận từ hoạt động XKLĐ. Ở bài nghiên cứu tác giả sử dụng lợi nhuận của TTGTVL làm từ hoạt động này. Do các hoạt động giới thiệu việc làm và đào tạo có liên quan đến hoạt động XKLĐ của Trung tâm nên tác giả sử dụng tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cả ba hoạt động (giới thiệu việc làm, đào tạo, XKLĐ). Đối với nhà nước: nguồn ngoại tệ thu được từ các lao động làm việc nước ngoài ở các thị trường, được tính bằng tổng lương của các lao động đã tham gia XKLĐ trong từng năm, theo từng mức lương của các quốc gia nhập khẩu lao động tỉnh phân theo từng ngành khác nhau và khoảng đóng góp vào NSNN của Trung Tâm giới thiệu việc làm b) Hiệu quả về mặt xã hội: là những lợi ích phi vật chất có được trực tiếp từ hoạt động XKLĐ hay gián tiếp thông qua hiệu quả kinh tế, nhằm tăng mức sống của người lao động và gia đình của người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội,… Khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động: XKLĐ giúp cho lao động tỉnh tạo thu nhập thông qua tiền lương nhận được từ những việc làm ở nước ngoài, hay tăng thu nhập hiện có của lao động khi làm việc trong tỉnh hoặc trong nước. Khả năng giải quyết công ăn việc làm: XKLĐ giúp tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ nhàn rỗi giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tỉnh. 5 Mối quan hệ giao lưu hợp tác với nước bạn: cũng như đã nói ở phần trên XKLĐ gián tiếp giúp mở rộng mối quan hệ với bạn bè quốc tế, giúp giới thiệu cho bạn bè năm châu về con người Việt Nam nói chung và lao động tỉnh Vĩnh Long nói riêng. 2.1.5. Cơ sở lý thuyết của quá trình xuất khẩu lao động a) Cầu lao động Đường Cầu lao động của doanh nghiệp: Cầu lao động của cá nhân doanh nghiệp là số công nhân mà doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng thuê ở các mức đơn giá tiền lương khác nhau tỏng một khoảng thời gian xác định, các yếu tố khác không đổi. A w1 B w2 L1 L2 Nguồn: Kinh tế vi mô, Lê Khương Ninh Hình 2.1: Đường Cầu lao động cá nhân Nếu như đơn giá tiền lương cao thì doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng thuê ít công nhân, nếu đơn giá lương thấp thì doanh nghiệp thuê nhiều lao động hơn. Cầu lao động phụ thuộc vào mức tiền lương và tuân theo quy luật cầu trong thị trường hàng hóa dịch vụ. Đường cầu lao động vì vậy đường cầu có xu hướng dốc xuống. Tuy nhiên, một điểm khác với đường cầu hàng hóa là nó là chi phí đầu vào, và mỗi doanh nghiệp phải xem xét lọi nhuận mà nó đem lại trước khi thuê lao động. Đường cầu lao động thị trường Khi cộng đường cầu của những người tiêu dung lại với nhau để được đường cầu thị trường. Ta nên chú ý rằng lao động thì có thể dùng chung cho tất cả các ngành, vì thế để đạt được đường tổng cầu của thị trường về lao động thì sau khi xác định đường cầu của các ngành, ta cộng dồn theo chiều ngang các đường cầu của tất cả các ngành trong thị trường. 6 w A F w1 B G w2 H (MRPL)1 D (MRPL)2 O O L1 L2 ’ L1 Nguồn: Kinh tế Vi Mô, Lê Khương Ninh L (DL)1 (DL)2 (DL)’1 Hình 2.2: Đường cầu lao động của thị trường Đường cầu về lao động thị trường phụ thuộc vào một số yếu tố như: sự thay đổi giá cả của hàng hóa (khi giá hàng hóa giảm sẽ làm giảm giá trị sản phẩm biên, từ đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ giảm việc thuê thêm lao động , tác động làm giảm tiền lương), sự thay đổi công nghê (nếu dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trong thị trường được hiện đại hóa thì việc thuê thêm lao động sẽ giảm đi, vì đã có máy móc công nghệ cao thực hiện). b) Cung lao động Cung lao động cá nhân: Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẳn sàng và có khả năng làm việc tương ứng với mức tiền lương khác nhau trong một khoảng giời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi. Khoảng thời gian làm việc của người lao động phụ thuộc vào mức lương. Để xác định đường cung lao động chúng ta có thể chia một ngày ra thành những giờ lao động-đem lại lợi ích thông qua thu nhập và những giờ nghỉ ngơi – thời gian không làm việc, được xem đó là phần mà người lao động thích. Khi mục tiêu là tối đa hóa lợi ích chứ không phải tối đa lợi nhuận thì đơn giá tiền lương tăng lên có nghĩa là giá nghĩ ngơi tăng lên- khi đó ta sẽ tiêu dùng ít nghĩ ngơi. Như vậy, đường cung lao động là đường dốc lên (hình a). 7 Giờ lao động (b) Giờ lao động (a) Nguồn: Kinh tế Vi Mô, Lê Khương Ninh Hình 2.3: Đường cung lao động cá nhân Tuy nhiên, trên thực tế khi tiền lương- thu nhập của người lao động quá cao, hay vược mức nào đó, thì đường cung lao động sau khi dốc lên sẽ cong ngược trở lại. Khi này, nếu tiền lương tăng thì sẽ là cho người lao động ít làm việc đi do ảnh hưởng của hiệu ứng thu nhập áp đảo ảnh hưởng hiệu ứng thay thế (hình b). Đường cung lao động của thị trường Ta có thể xây dựng đường cung lao động thị trường bằng cách cộng theo chiều ngang đường cung lao động cá nhân, tại một mức lương xác định. Thông qua đó, khi đường tiền lương tăng người tham gia lao động tăng lên. S1 S S2 w3 w2 w1 Giờ làm việc Giờ làm việc (a) Cá nhân 1 (b) Cá nhân 2 Số cung lao động (c) Thị trường Nguồn: Kinh tế Vi Mô, Lê Khương Ninh Hình 2.4: Đường cung lao động của thị trường Nếu tiền lương thấp hơn mức lương nhỏ nhất w1 thì lao động sẽ không muốn tham gia lao động, ngược lại nếu tiền lương cao hơn mức w1 thì cá nhân 1 sẽ tham gia lao động, và tiếp theo chỉ khi nào tiền lương cao hơn mức w1 thì cá nhân 2 sẽ tham gia lao động. Chính sự tham gia mới của cá nhân 2 làm cho 8 số cung lao động trên thị trường tăng nhanh hơn so với tiền lương so với khi chỉ có cá nhân 1 tham gia lao động. 2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trần Thị Trúc Ly (4066213) Kinh tế học 2 khóa 32 (2010): “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động ở thành phố Cần Thơ từ nay đến 2015”: Luận văn đã sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê số học, phân tích tổng hợp, phương pháp biện chứng để phán ánh tình hình XKLĐ của thành phố Cần Thơ từ năm 2007 đến 2009, chỉ ra vai trò của hoạt động này đối với nền kinh tế của Cần Thơ, đồng thời nêu ra những vấn đề tồn tại, nêu nguyên nhân và đưa ra giải pháp giải quyết. Luận văn này đã làm bật được tình hình XKLĐ của thành phố trong thời gian nghiên cứu, đặc biệt đã nêu lên được những đặc trưng từng thị trường tiếp nhận lao động của Cần Thơ, nhưng vẫn chưa lên được nhiều khó khăn bất cập của hoạt động XKLĐ của vùng. Từ luận văn em tìm hướng phân tích cho những số liệu tương tự ở tỉnh Vĩnh Long (như phân tích thực trạng tình hình XKLĐ theo từng năm, thu nhập của lao động ở từng thị trường tiếp nhận lao động, …) Ngô Chí Hải (4074649) Ngoại thường 1 khóa 33 (2011): “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của lao động xuất khẩu sang hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản tại Trung Tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long”: Luận văn này đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để nêu ra những yếu tố tác động đến quyết định của người lao động lựa chọn làm việc ở hai thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Luận văn đã nêu bật lên những nguyên nhân tác động đến lao động Vĩnh Long khi lựa chọn tham gia làm việc ở hai thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Mặt hạn chế của luận văn này là chỉ chú trọng nêu lên yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của lao động, mà chưa nêu lên được những hiệu quả kinh tế thu lại được từ hai thị trường này. Qua bài viết em đã rút ra được một số tính chất đặc trưng của hai thị trường này (là hai thị trường được xem là chủ lực của lao động tỉnh Vĩnh Long khi tham gia XKLĐ), ngoài ra còn có những phân tích thực trạng XKLĐ ở hai thị trường này vào năm 2010. Phòng Việc làm, Tiền lương, Bảo hiểm xã hội (Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long) “Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng năm 2013”: Đây là dạng Báo cáo được thực hiện định kỳ ở từng thời điểm trong năm (từng tháng, từng quý, 6 tháng đầu năm và cuối năm) bằng các phương pháp thống kê, phân tích, báo cáo kịp thời nêu lên những diễn biến của tình hình XKLĐ và nêu ra mặt tích cực, hạn chế, sau đó đưa ra những nguyên nhân của những thay đổi về hoạt động đưa lao động đi xuất khẩu. Vẫn chưa đánh giá toàn diện về hoạt động XKLĐ của tỉnh, do chỉ thống kê những chỉ tiêu chủ yếu. Trong những bài báo cáo này chủ yếu em sử dụng phần số liệu và nguyên nhân của những diễn biến ở từng thời điểm mà em phân tích trong bài luận văn của em. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu So với các tỉnh trong khu vực, Vĩnh Long là tỉnh có chủ trương đẩy mạnh XKLĐ từ khá sớm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng tình 9 hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nên hoạt động XKLĐ của Tỉnh có phần khó khăn, số lượng lao động đi xuất khẩu ngày càng ít. Đòi hỏi cần có một bước chỉnh đốn kịp thời để tiếp tục phát triển hoạt động mang lại nhiều lợi ích này. 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thông qua Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội tỉnh Vĩnh Long; Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Long. 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Long, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp lấy tỷ trọng Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu để so sánh năm nay với năm trước hoặc tình hình thực hiện với kế hoạch đề ra nhằm thấy được tình hình, xu hướng thay đổi trong tương lai, xem nó được cải thiện, đứng yên hay xấu đi để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. So sánh tuyệt đối: là hiệu số của chỉ tiêu kỳ gốc và kỳ phân tích hay chỉ tiêu năm nay với chỉ tiêu năm trước, để phán ảnh được tình hình thực hiện so với kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng, giá trị so với năm trước, từ đó tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đó. Công thức: Trong đó: Y = Y1 –Y0 Y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: Chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích. Y0: Chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc. So sánh bằng số tương đối: là lấy tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc, hay so với năm trước từ đó biết được số phần trăm thay đổi của năm sau so với năm trước đó hoặc kỳ phân tích trước đó. Công thức: Trong đó: Y = Y1Y0 *100 Y: Là tốc độ tăng trưởng của chi tiêu kinh tế. Y1: Chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích. Y0: Chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc. Phương pháp lấy tỷ trọng: xác định phần trăm của yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xét, phân tích xem đối tượng chiếm nhiều hay ít từ đó nêu nguyên nhân. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng lao động quay trở về sau khi XKLĐ và hiệu quả kinh tế của việc đưa lao động đi xuất khẩu, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp so sánh. Mục tiêu 3: Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh Vĩnh Long, từ những phân tích ở các mục tiêu 1 và 2 kết hợp với những thông tin của thị trường lao động xuất khẩu trên thế giới đưa ra những giải pháp thích hợp. 10 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH, XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 3.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG 3.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Vĩnh Long là một trong những vùng đồng bằng điển hình của khu vực ĐBSCL, tuy nhiên tỉnh lại có một vị trí địa lý khá đặc biệt và có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vĩnh Long thuộc vùng hạ nguồn lưu vực sông Mêkông, nằm giữa hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang. Do đó, Vĩnh Long có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phân bố tương đối đồng đều đã làm cho tỉnh trở thành một trong những đầu mối giao thông chính của vùng (Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây và Tây Nam giáp Cần Thơ và Sóc Trăng; Phía Đông và Đông Nam giáp Trà Vinh; Phía Tây Bắc giáp Đồng Tháp). Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung Tâm Cây Ăn Trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai. Thêm vào đó, Vĩnh Long là vùng hội tụ và giao lưu của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng của khu vực (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ TPHCM xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền Đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền Tây. Tạo điều kiện phát triển giao thương buôn bán với các tỉnh lân cận. Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình [...]... bằng trình độ của lao động nước ta còn rất hạn chế 2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động a) Hiệu quả kinh tế đạt được: là lợi ích về mặt vật chất mà các chủ thể tham gia XKLĐ (lao động đi xuất khẩu, doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu, nhà nước quản lý việc đưa lao động đi xuất khẩu) đạt được thông qua hoạt động XKLĐ: Đối với người lao động đi xuất khẩu: thu nhập có... THIỆU VỀ SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 3.2.1 Sơ lược về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long a) Quá trình thành lập Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước ngày 30/04/1975 Ty Lao động tỉnh Cửu Long được thành lập Ty Lao động là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cửu Long, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực... thời để tiếp tục phát triển hoạt động mang lại nhiều lợi ích này 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thông qua Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội tỉnh Vĩnh Long; Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Long 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Long, tác giả sử dụng phương pháp... triển thị trường hiện có và nâng cao hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động là đòi hỏi vừa mang tính bức thiết, vừa mang tính chiến lược mà các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Long cần phải vào cuộc một cách tích cực Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long giúp ta có những cái nhìn cụ thể về xuất khẩu lao động của tỉnh đồng thời đề ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết... là: Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013, để thấy được những mặt làm được cũng như những khó khăn, từ đó có những kiến nghị kịp thời giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt động đưa lao động ra nước ngoài làm việc của tỉnh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu lao. .. động xuất khẩu trên thế giới đưa ra những giải pháp thích hợp 10 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH, XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Tỉnh Vĩnh Long là một trong những vùng đồng bằng điển hình của khu vực ĐBSCL, tuy nhiên tỉnh lại có một vị trí địa lý khá đặc biệt và có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. .. vấn về các chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; Giới thiệu cho người lao động cần tìm việc làm với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuyển lao động; Thu thập, phân tích, sử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động: Nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động, của vùng và cả nước; Tổ... đặc trưng của hai thị trường này (là hai thị trường được xem là chủ lực của lao động tỉnh Vĩnh Long khi tham gia XKLĐ), ngoài ra còn có những phân tích thực trạng XKLĐ ở hai thị trường này vào năm 2010 Phòng Việc làm, Tiền lương, Bảo hiểm xã hội (Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long) “Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng năm 2013”: Đây là dạng Báo cáo được thực... phân tích xem đối tượng chiếm nhiều hay ít từ đó nêu nguyên nhân Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng lao động quay trở về sau khi XKLĐ và hiệu quả kinh tế của việc đưa lao động đi xuất khẩu, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp so sánh Mục tiêu 3: Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh Vĩnh Long, từ những phân tích ở các mục tiêu 1 và 2 kết hợp với những thông tin của thị trường lao động. .. Thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các giao dịch, thỏa thuận về giá cả, sức lao động Mà tại đây người lao động (bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan