Tình hình xuất khẩu lao động, chi phí và thu nhập của người lao động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 51)

(người) Tỷ lệ (%) Lao động (người) Tỷ lệ (%) Đại học 10 10,64 15 10,49 Cao đẳng 18 19,15 30 20,98 Trung cấp – Chứng chỉ nghề 22 23,40 24 16,78 THPT 27 28,72 53 37,06 THCS 17 18,09 21 14,69 Tổng 94 100,00 143 100,00

Nguồn: Báo cáotình hình XKLĐcủa Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Cũng nhưdiễn biến chung trong giai đoạn 2010-2012, trong tổng số lao động được xuất đi thì người lao động có trình độ THPT, Cao đẳng, và THCS chiếm số lượng cũng như tỷ lệ cao nhất. Nhưng 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ lao động ở trình độ Cao đẳng đạt 20,98% tăng 1,83 điểm phần trăm so với

cùng kỳ năm 2012, tỷ lệ lao động xuất đi có trình độ THPT cũng tăng lên (6

tháng đầu năm 2013 là 37,06%, cùng kỳ năm 2012 chỉ ở mức 28,72%). Mặc

dù, có nhu cầu lao động phổ thông khá cao, nhưng để giảm chi phí đào tạo đồng thời tạo năng suất cao trong hoạt động sản xuất nhà tuyển dụng nước

ngoài đã yêu cầu cao hơn về trình độ, đồng thời để giảm xuống thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật nước nhập khẩu lao động do thiếu hiếu biết, dễ bị ảnh hưởngnên TTGTVL cũng cân nhắc hơn trong việc nhận hồ sơ của lao động có

trình độ thấp.

Riêng nhóm lao động có trình độ Trung cấp, chứng chỉ nghề ở cả hai năm

thì số lượng xuất đi tương đương nhau (6 tháng đầu năm 2012 là 22 lao động, 6 tháng đầu năm 2013 là 24 lao động, chỉ chênh lệch 2 lao động), nhưng do số lượng lao động được xuất đi ở 6 tháng đầu năm 2012 chỉ có 94 lao động nên nhóm này chiếm đến 23,40%, bên cạnh đó 6 tháng đầu năm 2013 số lao động

xuất đi lên đến 143 lao động nên tỷ lệ nhóm này chỉ chiếm 16,78%. Cũng tương tự như vậy, đối với nhóm lao động có trình độ Đại học, mặc dù số lượng lao động xuất đi có trình độ Đại học 6 tháng đầu năm 2013 chỉ chiếm 10,49%,

thấp hơn con số 10,64% ở thời điểm cùng kỳ năm 2012.

4.1.4. Tình hình xuất khẩu lao động, chi phí và thu nhập của người lao động nước ngoài theo thị trường lao động lao động nước ngoài theo thị trường lao động

Như đã nói ở trên XKLĐ ở tỉnh Vĩnh Long đã được chính quyền chú ý

xây dựng và phát triển từ năm 1996 cho đến nay, nhưng kết quả manglại chưa

thật sự như ý muốn, còn chịu bị ảnh hưởng nhiều của tình hình chung của cả nước và diễn biến kinh tế chính trị trên trường quốc tế, đặc biệt là các thị

trường XKLĐ truyền thống của tỉnh. Trong giai đoạn vừa qua lao động tỉnh

Vĩnh Long được nhiều nhà tuyển dụng nước ngoài đánh giá tốt như: cần cù, chịu khó, nắm bắt công việc nhanh,....Nhưng do so với mặt bằng chung của

những lao động nước khác thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động của

tỉnh Vĩnh Long nói riêng còn chưa cao hoặc có kinh nghiệm so với lao động các vùng khác trong nước hay lao động Philippine và Thái Lan. Chính vì vậy

mà thì tình hình XKLĐ của Vĩnh Long theo thị trường có nhiều biến động

phức tạp, không thỏa đáng với tiềm năng thực có của tỉnh nhà. Ngoài ra, thị trường tham gia của lao động tỉnh Vĩnh Long vẫn còn chưa được đa dạng, chỉ

bao gồm 4 thị trường truyền thống từ khi mới tham gia là Hàn Quốc, Nhật

Bản, Malaysia, Đài Loan; dù cơ quan chức trách của tỉnh vẫn cố mở rộng thị trường và các cũng có hợp đồng yêu cầu đặt hàng từ các nước khác như Nga, UAE, Angola, Singapore….. nhưnglao động rất ít quan tâm đến hay hầu như không đăng ký tham gia vào các thị trường mới này (nguyên nhân là chưa có lao động nào của tỉnh đi làm việc ở những thị trường đó nên không có quá nhiều thông tin về điều kiện thực tế làm việc và thu nhập thực tế ra sao).

Bảng4.10: Tình hình XKLĐ sang các thị trường giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Người

Thị trường 2010 2011 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối Tuyđốiệt Tương đối

Hàn Quốc 340 300 232 (40) (11,76) (86) (28,67)

Nhật Bản 170 180 188 10 5,88 8 4,44

Đài Loan 0 13 16 13 0 3 23,08

Malaysia 5 7 24 2 40 17 242,86

Tổng cộng 515 500 460 (15) (2,91) (40) (8)

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐ của Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Diễn biến của các thị trường như sau:

Thị trường Hàn Quốc từ lâu vốn rất ưu đãi cho lao động Việt Nam

(trong số 15 quốc gia có lao động xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc) và lao

động của tỉnh Vĩnh Long, hàng năm luôn đặc ra chỉ tiêu rất cao cho lao động

Việt Nam, thêm vào đó đây lại là một thị trường khá dễ tính, lao động được

tuyển chỉ cần là lao động phổ thông, có sức khỏe không cần tay nghề cao và họ cũng không trực tiếp sang tuyển chọn và phỏng vấn, mặt bằng lương tương đối. Với 15.000 chỉ tiêu của thị trường Hàn Quốc đặt cho Việt Nam năm2012 thì chỉ có 232 lao động của tỉnh được xuất đi, giảm 28,67% so với năm 2011,

thấp hơn rất nhiều so với con số 340 lao động được xuất đi cũng vào thị trường này vào năm 2010. Nguyên nhân do quá nhiều lao động Việt Nambỏ

trốn hay ở lại bất hợp pháp ngày càng tăng (tháng 12/2011 tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam ở Hàn Quốc là 48%, tăng lên 57% vào quí I năm 2012 mặc

dù phía Hàn Quốc đã đưa ra lời cảnh báo trước đó, nên đã tạm thời chấm dứt

ký tiếp EPS khi hợp đồng này hết hiệu lực vào ngày 28/8/2012 (được ký gần

nhất vào ngày 29/20/2010)). Từ cuối từ tháng 9-2011 Hàn Quốc đã chấp dứt

việc ký những đơn hàng mới với nước ta, cho đến thời điểm đầu năm 2013, do phía Việt Nam đã có những hành động có hiệu quả (Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và chính quyền các địa phương trong việc thông tin về chương trình đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, các hậu quả của việc người lao động không về nước đúng thời hạn để người dân nắm rõ. Thay đổi

cách thức tuyển chọn người lao động cho đúng đối tượng, phù hợp với khả năng, yêu cầu công việc và nguyện vọng của người lao động. Tăng cường công tác đào tạo tiếng Hàn, giáo dục định hướng, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người lao động trước khi đi. Đồng thời, phối hợp với các cơ

quan chức năng của Hàn Quốc tổ chức tư vấn, tuyên truyền cho số lao động đang làm việc tại Hàn Quốc, nhất là số lao động chuẩn bị hết hạn hợp đồng)

nên họ đã gia hạn lại EPS.

Thị trường Nhật Bản là một thị trường tương đối khó tính và rất khắc

khe trong việc tiếp nhận lao động, họ chỉ tuyển những lao động có tay nghề

(các chủ doanh nghiệp trực tiếp sang phỏng vấn và kiểm tra lao động), thủ tục

xin visa khá phức tạp, nhưng bù lại tiền công của người lao động rất cao và ổn định hơn, người lao động có được nhiều ưu đãi trong đời sống so với các thị trường khác. Do đó, số lao động của tỉnh Vĩnh Long sang Nhật làm việc tăng

liên tục từ con số 170 lao động bay năm 2010 sang năm 2011 đã tăng thêm

5,88% lên con số 180 lao động được xuất đi, bước đến năm 2012 con số này lại tăng lên 188 lao động tăng 4,44% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng liên tục này là do, năm 2012 những bất ổn chính trị của Nhật Bản và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm nên nguồn lao động đồi dào Trung Quốc bị hạn

chế xuất qua Nhật, tạo cơ hội cho các nước khác đưa lao động vào Nhật – một nước cần khá nhiều lao động do dân số già, mà nền kinh tế lại năng động nhất

nhì thế giới; nhưng trong giai đoạn 2011-2012 có tốc độ tăng chậm là do ảnh hưởng của vụ động đất và song thần vào ngày 11/3/2011 làm ảnh hưởng rất

lớn cho nền kinh tế của Nhật, vì vậy mà cũng hạn chế trong việc nhập khẩu lao động của nước nay.

Thị trường Đài Loan là một trong những thị trường chủ lực của tỉnh

Vĩnh Long, nhưng nền kinh tế này hiện này có quá nhiều bất ổn nên chưa được chú ý nhiều của lao động có dự định đi XKLĐ như: chủ yếu doanh

nghiệp của Đài Loan có quy mô vừa và nhỏ nên tiền lương khá thấp, bấp bênh, có nhiều, trong thời gian xảy ra khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 nền kinh

tế nước này lại bị ảnh hưởng lớn đình trệ trầmtrọng, thêm vào đó là Đài Loan

tuyển lao động phần lớn là để làm những công việc chân tay không cần trình

độ, chuyên môn rất thích hợp với người lao động ở nông thôn có hoàn cảnh khó khăn, vay nợ để đi XKLĐ rất dễ bị bạn bè đồng liêu xúi giụcbỏ trốn. Bên cạnh đó, ở Đài Loan có nhiều chính sách bảo vệ người lao động bản địa (tức là

khi nào người lao động nước họ đủ chỗ làm thì mới nhập khẩu lao đông). Do

có lao động nào),năm 2011 chỉ có 13 lao động được xuất đi. Tuy theo số liệu

cả nước năm 2012 thì Đài Loan là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

nhất nhưng tỉnh Vĩnh Long chỉ có 16 lao động được bay sang Đài Loan, mặc dù có tăng nhưng cùng rất ít so với các thị trường khác. Nguyên nhân chủ yếu

của tình trạng này là do từ lâu khi nghĩ đến đất nước Đài Loan thì người dân

Vĩnh Long, hình ảnh của quốc gia này không được tốt.

Cũng như Đài Loan thị trường Malaysia cũng rất khó khăn trong việc

tiếp nhận lao động tỉnh Vĩnh Long, năm 2010, 2011 lần lượt chỉ có 5 và 7 lao

động được xuất đi, đến năm 2012 có cải thiện hơn có 24 lao động của tỉnh được thị trường này tiếp nhận. Nguyên nhân của việc XKLĐ tỉnh Vĩnh Long sang Malaysia kém sôi động chủ yếu là do nước này là một nước đạo Hồi nên

đồi hỏi nhiều về ngôn ngữ và hiểu biết văn hóa bản địa vì vậy mà rất khó khăn cho lao động tỉnh khi đi sang đây làm việc với trình độ kiến thức ngôn ngữ

còn kém như hiện nay; thứ hai là do mặc dù trước đây Malaysia cũng là một

trong những nước có nhu cầu nhập khẩu lao động rất lớn, tuy nhiên từ năm 2009 đến này nước này tuyển ít lại do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế dẫn đến

tình trạng kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp-phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy mà họ cũng tuyển ít lao động lại, điều quan trọng là thu nhập của lao động làm việc ở quốc gia này không được cao.

Bảng 4.11: Tình hình XKLĐ sang các thị trường 6 tháng đầu năm 2012 và 6

tháng đầu năm 2013 Đơn vị: Người Thị trường 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối

Hàn Quốc 42 24 (18) (42,86)

Nhật Bản 20 97 77 385,00

Đài Loan 15 12 (3) (20,00)

Malaysia 17 10 (7) (41,18)

Tổng cộng 94 143 49 52,13

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐ của Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Số lao động đi XKLĐ ở các thị trường của tỉnh Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2013 có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm 2012. Thị trường Hàn Quốc

do ảnh hưởng quá lớn của lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012 ngày càng nghiêm trọngvà chính sách ký quỹ 100 triệu khi đi làm việc ở Hàn nên 6 tháng đầu năm 2013 số lao động được xuất đi

sang thị trường này chỉ còn 24 lao động trong khi cùng kỳ năm 2012 có đến 42 lao động được xuất đi (giảm 42,86%). Trái lại thị trường Nhật Bản trở nên sôi

động hơn trong 6 tháng đầu năm 2013 (có 97 lao động được xuất đi tăng đến

385% so với 6 tháng đầu năm 2012), do Nhật đã xóa bỏ việc ký quỹ, sau khi

nghiêm trọng, đặc biệt các ngành nghề sản xuất là ngành nghề cần được phục

hồi nhiều nhất vì thế cần rất nhiều lao động phổ thông, bên cạnh đó nước này cũng cần nhiều lao động chất lượng cao đã qua đào tào trong lĩnh vực hộ, lý ý

tá. Ở hai thị trường còn lại là Malaysia và Đài Loan số lao động xuất đi vào 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 (Malaysia giảm

41,18% so với 6 tháng đầu năm 2012, còn Đài Loan chỉ xuất đi được 12 lao động so với số 15 lao động ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2012), nguyên nhân do có nhiều thông tin về sự bất ổn chính trị và việc tính lương không đúng như

hợp đồng ký kết của các doanh nghiệp ở hai thị trường này làm cho người lao động hoang mang không dám tham gia đi xuất khẩu sang đây.

Không như những lao động tìm việc trong nước, lao động đi xuất khẩu

phải bỏ ra một khoảng chi phí để đăng ký tham gia tuyển và làm thủ tục xuất

cảnh. Mỗi quốc gia nhập khẩu sẽ có những thủ tục tiếp nhận, những loại chi

phí khác nhau (khác nhau ở chi phí đào tạo, chi phí xuất cảnh, có hay không

chi phí ký quỹ,…).

Bảng4.12: Chi phí đi XKLĐ phân theo thị trường

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chi phí Hàn Quốc Nhật Bản Đài Loan Malaysia

Phí dịch vụ 1.000 1.000 18.000 1.000

Đào tạo 13.000 0 2.400 2.000

Làm hộ chiếu 200 200 200 200

Chi phí xuất cảnh

(xin visa, quần áo

lao động, bảo hiểm,…) Khoảng 30.000 Khoảng 50.000 70.000 - 90.000 20.000 Chi phí khác (ký quỹ hoặc, đặc cọc…) 100.000 0 10.500 3.000 Tổng cộng Khoảng 150.000 54.000 – 60.000 100.000-120.000 Khoảng 25.000

Nguồn: Thông báo tuyển dụng lao động xuất khẩu của TTGTVL tỉnh Vĩnh Long

Đối với thị trường Nhật Bản, sẽ có 2 hình thức tuyển lao động nhập

khẩu khác nhau đó là đi tu nghiệp sinh (yêu cầu tốt nghiệp THPT, không đòi hỏi bằng cấp chuyên môn) và diện thứ hai là hợp tác kỹ sư (yêu cầu có trình

độ kỹ sư chuyên ngành cơ khí, điện tử, xây dựng..). Nhưng cả hai hình thức điều không cần lao động trả chi phí đào tạo vì yêu cầu lao động phải có trình

độ, tùy theo từng thời điểm mà người lao động sẽ tốn nhiều hay ít để có thể đi

sang Nhật làm việc. Hiện nay,tổng mức chi phí nằm trongkhoảng 54–60 triệu đồng(Không bao gồm tiền vé máy bay và phí học tiếng Nhật. Vé máy bay và phí học tiếng Nhật xí nghiệp tiếp nhận sẽ chi trả nếu được xuất cảnh và hoàn thành hợp đồng), giảm rất nhiều so với vài năm trước. Do sau thời gian thực

hiện ký quỹ 100 triệu đồng, từ 1-7-2011 phía Nhật đã ngừng việc ký quỹ thay

Đối với thị trường Hàn Quốc, người lao động bắt buộc phải học và thi

đậu chứng chỉ tiếng Hàn dànhcho công nhân nước ngoài (chi phí khoảng 13

triệu), gọi tắt là KLPT (KLPT là một bài kiểm tra tiếng Hàn để đánh giá trình

độ, khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc thậm chí còn có thể giao tiếp trong chuyên ngành với kiến thức cao hay

học tập bằng tiếng Hàn. KLPT đưa ra một chuẩn mực về chất lượng của tiếng

Hàn trong việc đánh giá đúng khả năng của thí sinh, những người muốn làm việc tại công ty Hàn Quốc, hay những cơ quan của chính phủ Hàn Quốc đặt tại

Hàn Quốc hay những quốc gia khác, hoặc có thể tiếp tục học tại các trường Đại học của Hàn Quốc. Ngoài ra, KLPT đã truyền bá ngôn ngữ Hàn Quốc đến

những người dân Hàn Quốc sống ở nước ngoài và những thí sinh nước ngoài giúp họ hiểu rõ nền văn hóa Hàn Quốc thông qua chuẩn mực của KLPT), nếu

trong vòng 12 tháng mà vẫn chưa nhập cảnh thì sẽ phải thi lại chứng chỉ này. Hiện nay chỉ có Bộ Lao động là đơn vị duy nhất thực hiện thủ tục đi Hàn nên mức chi phí sẽ nộp ở các Sở LĐTBXH các tỉnh. Tuy nhiên do thời gian qua

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)