THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG QUAY TRỞ LẠI SAU KHI ĐI XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 63)

KHẨU LAO ĐỘNG

Trong thời gian qua không chỉ tình hình XKLĐ mới có những diễn biến

phức tạp, ngay cả việc tỉnh Vĩnh Long tiếp nhận lại lao động làm việc ở nước

ngoài về nước cũng gặp phải không ít khó khăn. Bên cạnh những lao động hết

hạn hợp đồng về nước đúng hạn, thì còn có không ít những lao động tự ý bỏ

về do nhiều nguyên nhân cả khách quan (thu nhập thấp hơn so với hợp đồng,

công việc không đúng với hợp đồng,…) và chủ quan (sự xúi dục của các bạn

làm chung làm cho lao động tỉnh vi phạm hợp đồng, do không thấu hiểu văn

hóa ngôn ngữ đã làm những việc vi phạm pháp luật bị trúc xuất về nước)hay những lao động bị phía nhập khẩu trục xuất về nước do vi phạm pháp luật tại nước tham gia lao động.

Ngoài ra công tác giải quyếtviệc làm cho những lao động về nướccũng

gặp nhiều khó khăn do lực lượng lao động của tỉnh vẫn còn khá dư thừa. Hay

làm cách nào để họ chịu tham gia đóng góp đưa những kinh nghiệm học hỏi được từ cách làm việc khoa học ở nước bạn hỗ trợ cho việc hiện đại hóa nền

kinh tế tỉnh nhà cũng có không ít bất lợi. Do nếu lao động về đúng kế hoạch,

đúng hợp đồng thì họ sẽ có một lượng thu nhập khá cao, những lao động này có thể sống tốt với mức sống hiện nay của tỉnh mà không phải lao động trong

vài năm. Chính tâm lý ỷ lại đó khiến họ sống và không tham gia tiếp tục đầu tư làm kinh tế mà sống một cách hưởng thụ, ngoài ra còn có thể gây ra một số

195 290 270 130 166 182 224 57 29 108 46 73 0 50 100 150 200 250 300 350 2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm Người Tổng cộng Hợp pháp Bất hợp pháp

Nguồn: Báo cao tình hình XKLĐcủa Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Hình 4.2: Tình hình về nướccủa lao động tỉnh Vĩnh Long đi xuất khẩu

Với mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả của hoạt động XKLĐ, ngoài công tác đào tạo và đưa lao động đến các thị trường được đặc biệt chú ý hay việc đơn giản hóa các các thủ tục,… Công tác tiếp nhận lao động sau khi xuất

khẩu về nước cũng được quan tâm không kém, nhằm tạo điều kiện cho lao động về với quê nhà có được mức sống ổn định. Nhìn chung trong những năm

qua số lao động về nước tham gia trở lại cuộc sống của người dân trong tỉnh

cũng khá nhiều, đặc biệt là năm 2011 có đến 290 lao động quay về (nguyên nhân của việc lao động về nước nhiều trong năm này, một phần là do nhiều lao động kết thúc hợp đồng sau 2 đến 3 năm làm việc ở nước ngoài về nước, bên cạnh đó là rất nhiều lao động vi phạm hợp đồng bị trục xuất về nước), tăng so

với con số 195 lao động trong năm 2010, tính đến 6 tháng đầu năm2013 thì đã có 130lao động về nước.

Bên cạnh những lao động về nước đúng hạn, số lao động về nước do vi

phạm pháp luật nước nhập khẩu, bỏ trốn hay tự ý về nước tăng mạnh trong

những năm vừa qua. Trong năm 2010 chỉ có 29 lao động, sang năm 2011 lên

đến 108 lao động (năm này được coi là năm đỉnh điểm của việc lao động ở

Hàn Quốc bỏ trốn ở lại sau khi kết thúc hợp đồng lao động). Đến năm 2012,

tình hình này có vẻ lắng xuống chỉ có 46 lao động vi phạm bị cho về nước, nhưng đến thời điểm sáu tháng đầu năm 2013 con số này bắt đầu tăng trở lại,

lên đến con số 73 lao động vi phạm, nguyên nhân do thủ tục sang lao động nước ngoài rất khó khăn, thu nhập cao kích thích người lao động vi phạm.

Để giúp những lao động về nước sau khi đi xuất khẩu có được cuộc

sống lành mạnh, bên cạnh cuộc sống cá nhân đầy đủ mà còn phải hộ trợ được

quyền địa phương, đã không ngừng vận động họ tham gia làm kinh tế ở địa phương, đem những gì học hỏi được trong phương thức sản xuất hiện đại ở nước bạn ứng dụng vào nền kinh tế của tỉnh, cũng như đem phần thu nhập có được từ hoạt động XKLĐ đầu tư làm kinh tế tạo thu nhập mới. Cũng như giúp

cho những lao động về nước bất hợp pháp có cơ hội làm kinh tế kiếm thu nhập để trả khoảng tiền đền bù vi phạm hợp đồng, bằng cách hỗ trợ họ làm kinh tế,

giúp những lao động này có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)