Tình hình xuất khẩu lao động phân theo giới tính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 46)

Hoạt động đưa lao động đi XKLĐlà một việc phổ biến không phân biệt độ tuổi hay giới tính, mọi lao động trong độ tuổi sẽ được thị trường quốc tế

tiếp nhận khi đủ điều kiện về kỹ năng, sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ

thuật. Nhưng thực tế, do XKLĐ cũng là một quá trình gắn kết dựa trên mối

quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia hay hai nền kinh tế khác nhau về trình độ

phát triển, chuyên môn, cũng như phong tục tập quán, văn hóa….Quá trình

này, đem lại cơ hội phát triển cho cả hai quốc gia, nhưng với cách sử dụng cơ

hội khác nhau, nó đem lại lợi ích khác nhau cho cả hai từ cách tiếp cận thì trường lao động, đến thu nhập hay những phúc lợi từ việc làm. Cũng chính vì vậy, mà các nhà tuyển dụng nước ngoài sẽ lựa chọn cho mình những lao động đem lại cho họ lợi ích kinh tế lớn nhất.

Bảng4.5: XKLĐ của tỉnh Vĩnh Long theo giới tính giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lao động (Người) Tỷ lệ (%) Lao động (Người) Tỷ lệ (%) Lao động (Người) Tỷ lệ (%) Nam 391 75,92 379 75,8 320 69,57 Nữ 124 24,08 212 24,2 140 30,43 Tổng cộng 515 100 500 100 460 100

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐ của Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Lao động nam luôn là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nước ngoài,trong năm 2010 có 75,92% lao động nam đi xuất khẩu, trong khi đó lao động nữ giới được đi xuất khẩuchỉ có 24,08%. Mặc dù trong thời gian

qua, các chính sách XKLĐ của tỉnh có phần mở rộng đối với lao động nữ. Nhưng tình hình cũng không có nhiều thay đổi số lao động nam xuất khẩu

luôn gấp 3 lần so với lao động nữ được xuất đi. Năm 2011 trong 500 lao động

xuất đi thì có 75,8% là lao động là nam chỉ có 24,2% là lao động nữ, năm 2012 lao động nữ đi xuất khẩu có tăng chiếm được 30,43%trong tất cả số lao động xuất đi, nhưng vẫn còn rất thấp so với con số 69,57% lao động nam được

xuất đi). Nguyên nhân chủ yếu là do những đặc điểm giới tính, lao động nữ

sức khỏe kém hơn, khả năng thích nghi hạn chế hơnso với nam giới, ngoài lao

động nữ còn có thiên chức làm mẹ và chăm sóc gia đình. Tập quán dân tộc, văn hóa khác nhau mà nữ giới thường khó khăn hơn so với nam giới trong

việc hòa nhập; thêm vào đóphần lớn chị em đều chưa tiếp xúc với nước ngoài và rất hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên họ thường chịu thiệt thòi trong quá trình làm việc ở nước ngoài; Một nguyên nhân nữa là do thị trường mà tỉnh đưa lao động đi xuất khẩu chủ yếu là các nước nằm trong khu vực Đông Bắc

nam khinh nữ) như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…các thị trường này thích

lao động nam hơn là lao động nữ, thêm vào đó công việc mà họ cần lao động

nhập khẩu đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, phải làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểmnên lao động nam được ưu chuộng hơn. Ngoài ra còn có lý do từ phía gia đình người lao động luôn có cảm giác bất an khi đưa con gái đi làm xa, đặc biệt là đi nước ngoài làm việc.

Do nhu cầu tuyển dụng của các thị trường khác nhau theo từng năm và hoạt động XKLĐ của Vĩnh Long phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn đặt hàng ở phía nước ngoài, nên khi nước nhập khẩu có sự thay đổi nhu cầu thì sẽ tác động ngay đến sự chênh lệch giữa nam và nữ đi XKLĐ.

Bảng 4.6: XKLĐ của tỉnh Vĩnh Long phân theo giới tính 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Lao động (người) Tỷ lệ (%) Lao động (người) Tỷ lệ (%) Nam 76 80,85 103 72,03 Nữ 18 19,15 40 27,97 Tổng cộng 94 100 143 100

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐcủa Sở LĐTBXH tỉnh VĩnhLong

Dù ở thời điểm nào thì lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động

nữ trong số lao độngcủa tỉnh Vĩnh Long được xuất đi, riêng 6 tháng đầu năm

2012 do Nhật Bản ngừng tuyển lao động nữ nên tỷ lệ lao động nam xuất đi tăng cao lên đến 80,85% trong 94 lao động được xuất đi thời gian này, gấp hơn 4 lần so với lao động nữ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 do Nhật Bản đầy

mạnh tuyển lao động nữ cho ngành nghề hộ lý/y tá nên tỷ lao động nữ được

xuất đi trong tổng số lao động tham gia lao động nước ngoài thời gian này đã

được tăng lên 27,97%, tỷ lệ lao động nam xuất khẩu giảm xuống còn 72,03%. Hầu hết các thị trường có lao động của tỉnh Vĩnh Long đi xuất khẩu

luôn có nhu cầu rất lớn đối với lao động phổ thông đặc biệt là trong nhóm

ngành cơ khí, điện tử, máy công nghiệp, nên nhu cầu nhập lao động nam nhiều hơn so với lao động nữ. Mỗi năm tỷ lệ lao động nam và nữ được xuất đi cũng

Bảng4.7: Tình hình XKLĐ phân theo giới tính của từng thị trường

Hàn quốc Nhật Bản Đài Loan Malysia

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

SỐ LƯỢNG (NGƯỜI) 2010 265 75 124 46 0 0 2 3 2011 237 63 130 50 8 5 4 3 2012 157 75 135 53 13 3 15 9 6tháng 2013 18 6 70 27 8 4 7 3 CƠ CẤU (%) 2010 77,94 22,06 72,94 27,06 0,00 0,00 40,00 60,00 2011 79,00 21,00 72,22 27,78 61,54 38,46 57,14 42,86 2012 67,67 32,33 71,81 28,19 81,25 18,75 62,50 37,50 6 tháng 2013 75,00 25,00 72,16 27,84 66,67 33,33 70,00 30,00

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐ của Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Malaysialà nước duy nhất trong tất cả các thị trường có tỷ lệ lao động

nữ đi xuất khẩu chiếm ưu thế, nhưng cũng dần giảm từ 60% năm 2010 giảm

dần xuống 30% vào 6 tháng đầu năm 2013. Do Malaysia chủ yếu phát triển

công nghiệp nhẹ, may mặc nên lao động nữ được ưa chuộng hơn. Nhưng từ năm 2011 thì tỷ lệ nam cũng dần tăng lên, do tình hình chính trị trong nước

dần ổn định sau nhiều bất ổn kéo dài và nền kinh tế sau khủng hoảng được

khôi phục dần, các ngành kinh tế tăng trường trở lại.Thêm vào đó, theo Đạo

Hồi (người Malaysia hơn 60% Đạo Hồi) thì người nam có một vị thế cao hơn

so với phụ nữ, ngoài ra nữ giới phải tuân thủ một số đạo luật rất nghiêm khắc, mà người lao động làm việc ở nước này cũng phải tuân thủ những văn hóa đó,

nên rất khó khăn để lao động nữ làm việc ở Malaysia.

Hàn Quốc, Nhật Bản là hai nước có tỷ lệ lao động nam đi xuất khẩuluôn gấp gần 3 lần so với tỷ lệ lao động nữ. Riêng Hàn Quốc, năm 2010 lao động

nam chiếm 77,94%, đặc biệt đạt tỷ lệ lao động nam đạt 79% trong năm 2011,

mặt dù năm 2012 có giảm nhưng cũng ở mức 67,67%, đến tháng sáu đầu năm

2013 tỷ lệ lao động nam cũng ở mức 75% (trong khi đó ở thị trường Nhật Bản

tỷ lệ nam đi lao động năm 2010 là 72,94%, sang năm 2011 là 72,22%, đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 71,81%, tính đến thời điểm sáu tháng đầu năm 2013 là 72,16%). Hai thị trường này thì nam giới luôn được ưa

chuộng hơn, phần lớn lao động xuất khẩu làm những công việc trong các nhà máy công nghiệp, cơ khí nên cần nhiều lao động nam hơn. Trong thời gian gần đây thì hai thị trường này đã bắt đầu có nhu cầu cao hơn đối với lao động nữ

của tỉnh (vào công việc hộ lý y tá ở Nhật và giúp việc nhà ở Hàn Quốc) để làm trong một vài ngành dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, vì vậy mà tỷ lệ lao động nữ

xuất vào những thị trường này đang dần được tăng lên.

Riêng thị trường Đài Loan là một thị trường lớn của lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với lao động tỉnh Vĩnh Long thì thị trường này còn được xem xét, đặc biệt là bị ảnh hưởng tình hình những cô dâu Việt Nam bị hành hạ, ngoài ra tình hình chính trị của Đài Loan trong thời gian gần đây cũng khá bất

ổn. Nên lao động nữ được xuất sang nước này còn rất ít, hầu hết thời điểm

nghiên cứu thì lao động nam đi xuất khẩu vào Đài Loan luôn gấp đôi lao động

nữ (tỷ lệ lao động nam xuất khẩu sang Đài Loan năm 2011 là 61,54%, thời điểm sáu tháng đầu năm 2013 là 66,67%, do năm nay Đài Loan có nhu cầu

cao tuyển 25% số lao động xuất sang nước này làm công việc nhà). Lên đến đỉnh điểm là năm 2012, 81,25% lao động nam xuất sang thị trường này, trong

khi đó nữ giới chỉ chiếm 18,75%, do chủ yếu năm này Đài Loan tuyển lao động trong ngành máy công nghiệp (chiếm 50% số lao động xuất khẩu sang Đài Loan) nên cần rất nhiều lao động nam.

4.1.3. Tình hình xuất khẩu lao động phân theo trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của người lao động

Để thực hiện chủ trương của Chính phủ là hạn chế đưa lao động phổ thông đi xuất khẩu và nâng cao chất lượng của người lao động đi XKLĐ.Từ

khi bắt đầu tham gia vào thị trường XKLĐ, các cấp chính quyền của tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo đào tạo cho người lao động xuất đi ra thị trường nước ngoài phải có tay nghề, có đủ kiến thức cơ bản nhất để nâng cao uy tín người lao động tỉnh, đồng thời giúp cho người lao động đối mặt được những khó khăn

khi ở nước ngoài; thêm vào đó, những lao động khi có trình độ đi xuất khẩu,

làm việc trong môi trường hiện đại thì họ dễ dàng học hỏi được trình độ sản

xuất của nước nhập khẩu lao động hơn. Đến thời điểm hiện nay, mặc dù trình

độ của người lao động có sự chuyển biến theo hướng nâng cao hơn nhưng

nhìn chung vẫn còn khá thấpso với mặt bằng chung của cả nước và thế giới.

Bảng4.8: Trình độ học vấn của lao động đi xuất khẩu giai đoạn 2010-2012

Trình độ 2010 2011 2012 Lao động (người) Tỷ lệ (%) Lao động (người) Tỷ lệ (%) Lao động (người) Tỷ lệ (%) Đại học 45 8,74 50 10 53 11,52 Cao đẳng 80 15,53 92 18,4 91 19,78 Trung cấp- Chứng chỉ nghề 110 21,36 115 23 107 23,26 THPT 180 34,95 173 34,6 135 29,35 THCS 100 19,42 70 14 74 16,09 Tổng 515 100,00 500 100,00 460 100,00

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐcủa Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Nếu như trong năm 2010 tỷ lệ lao động xuất đi có trình độ Đại học, Cao

đẳng chỉ chiếm 8,74% và 15,53% trong tổng số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài thì con số này đã được nâng lên lần lượt là 10% và 18,4% trong

tỉnh Vĩnh Long có trình độ Đại học đi XKLĐ vẫn còn thấp, nhưng đã tăng lên

trong thời gian nghiên cứu. Điều này chứng tỏ các nhà tuyển dụng nước ngoài ngày càng khó tính hơn trong công tác tuyển chọn, bên cạnh đó trong thời gian

quá có thêm hình thức đi sang Nhật vừa học vừa làm (hay còn gọi là tuyển du

học sinh) mà chỉ có những lao động có trình độ cao mới đáp ứng được những đơn đặt hàng của nhà tuyển dụng khó tính này, chính những nhu cầu như vậy

làm cho số lao động đi xuất khẩu tăng dân trình độ lên. Đối với những lao động có trình độ Cao đẳngrất phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của phía nước

ngoài vì những lao động này đã được đào tạo chuyên môn, có tay nghề, nhanh hơn trong việc tiếp xúc với kiến thức nếu nhà tuyển dụng có đào tạo thêm, lại

rất nhạy khi tiếp xúc với cái mới, nên không nước nhập khẩu ưu chuộngmà cơ quan XKLĐcủa tỉnh cũng rất thích, do sau khi về nước những lao động này sẽ đem về tỉnh cách làm việc với những công nghệ hiện đại mà họ học được

trong thời giam làm việc ở nước bạn.

Nếu xét những lao động có trình độ THPT tham gia đi XKLĐ thì tỷ lệ

này giảm liên tục từ 34,95% năm 2010 giảm xuống còn 29,35% năm 2012, Đáng quan tâm nhất là tỷ lệ lao động có trình độ THCS đưa đi XKLĐ(vì đây được coi là những lao động có trình độ thấp), nó thay đổi khá bất thường,

trong khi năm 2011 đã giảm được đến mức 14% - con số rất tốt so với tỷ lệ 19,42% trong năm 2010, đến hết năm 2012 thì con số này lại tăng lên ở mức

16,09%. Mặc dù có giảm nhưng lao động có trình độ THPT, THCS cũng là nguồn lao động được xuất đi chủ lực của tỉnh Vĩnh Long, vì những lao động

có trình độ này thì khó có thể tìm được một việc làm có thu nhập cao ở trong

tỉnh hay trong các khu công nghiệp trong nước. Trong khi đó, nếu họ đi XKLĐthì sẽ kiếm được một mức lương cao so với nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, những lao động tuyển đi xuất khẩu chủ yếu làm việc chân tay, cần sức khỏe

nhiều hơn là trình độ cao. Mặc dù sẽ chậm hơn các lao động có trình độ cao

trong việc tiếp xúc với công nghệ hiện đại, những họ sẽ rèn luyện được tay

nghề khi đi lao động nước ngoài, sau khi về nước cũng sẽ dễ dàng hơn trong

công việc xin việc làm tốt ở các nhà máy, công nghiệp ở nước ta.

Riêng những lao động có chứng chỉ nghề, lại rất thích hợp với thị trường dành cho lao động phổ thông Hàn Quốc (do họ không kiểm tra tay nghề, chỉ

xem xét chứng chỉ tiếng Hàn và hồ sơ của lao động xuất khẩu), hay những nước không cần trình độ cao ở dạng XKLĐ với hình thức du học sinh như ở

Nhật. Bên cạnh đó, cả nước Nhật và các thị trường chủ yếu của tỉnh Vĩnh

Long nhu cầu tuyển lao động làm việc trong các lĩnh vực cơ khí, điện tử, máy

công nghiệp vẫn là chủ yếu, thì tay nghề là vốn cần có nhất nên những lao động có chứng chỉ nghề rất thích hợp. Nhận biết được thế mạnh đó ngày càng có nhiều lao động có trình độ trung cấp - chứng chỉ nghề tham gia XKLĐ. Tỷ

lệ này tăng liên tục từ 21,36% năm2010, sang năm 2011 đạt 23% và 23, 26%

Bảng 4.9: Trình độ học vấn của lao động đi xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012

và 6tháng đầu năm 2013

Trình độ

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Lao động (người) Tỷ lệ (%) Lao động (người) Tỷ lệ (%) Đại học 10 10,64 15 10,49 Cao đẳng 18 19,15 30 20,98 Trung cấp – Chứng chỉ nghề 22 23,40 24 16,78 THPT 27 28,72 53 37,06 THCS 17 18,09 21 14,69 Tổng 94 100,00 143 100,00

Nguồn: Báo cáotình hình XKLĐcủa Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Cũng nhưdiễn biến chung trong giai đoạn 2010-2012, trong tổng số lao động được xuất đi thì người lao động có trình độ THPT, Cao đẳng, và THCS chiếm số lượng cũng như tỷ lệ cao nhất. Nhưng 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ lao động ở trình độ Cao đẳng đạt 20,98% tăng 1,83 điểm phần trăm so với

cùng kỳ năm 2012, tỷ lệ lao động xuất đi có trình độ THPT cũng tăng lên (6

tháng đầu năm 2013 là 37,06%, cùng kỳ năm 2012 chỉ ở mức 28,72%). Mặc

dù, có nhu cầu lao động phổ thông khá cao, nhưng để giảm chi phí đào tạo đồng thời tạo năng suất cao trong hoạt động sản xuất nhà tuyển dụng nước

ngoài đã yêu cầu cao hơn về trình độ, đồng thời để giảm xuống thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật nước nhập khẩu lao động do thiếu hiếu biết, dễ bị ảnh hưởngnên TTGTVL cũng cân nhắc hơn trong việc nhận hồ sơ của lao động có

trình độ thấp.

Riêng nhóm lao động có trình độ Trung cấp, chứng chỉ nghề ở cả hai năm

thì số lượng xuất đi tương đương nhau (6 tháng đầu năm 2012 là 22 lao động, 6 tháng đầu năm 2013 là 24 lao động, chỉ chênh lệch 2 lao động), nhưng do số

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)