Tình hình chung về xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 38)

theo xu hướng quốc tế hóa, cũng như hầu hết các địa phương khác trên cả nước, tỉnh Vĩnh Long cũng không ngừng mở rộng mối quan hệ quốc tế. Từ năm 1996, ban lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đã xác định XKLĐ là một trong

những hoạt động kinh tế chủ lực để khai thác điểm mạnh về lực lượng lao độngtrẻ dồi dào của tỉnh, đồng thời cũng là một trong những hoạt động để đưa

Vĩnh Long hòa nhập với bạn bè năm châu. Trong thời gian qua, tất cả các cấp,

sở, ban ngành có liên quan đã tiếp nhận chủ trương đó, không ngừng tìm ra những phương thức để đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước

ngoài. Mỗi năm Vĩnh Long điều đưa ra những kế hoạch phù hợp với diễn biến,

tình hình thực tế từng năm, sau đó có những việc làm cụ thể để tạo hiệu quả

cho hoạt động XKLĐ của tỉnh, để mở rộng nhiều thị trường mới, đồng thời

giữ vững ổn định ở các thị trường truyền thống cho lao động trong tỉnh bằng

cách tích cực tìm kiếm những đơn đặt hàng mới; bên cạnh đó thực hiện tốt

hoạt động đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ kỹ năng kỹ thuật cho lao động đi làm việc nước ngoài, nâng cao uy tín của lao động tỉnh nhà, tạo dấu ấn riêng

cho lao động của tỉnh cho nhà tuyển dụng nước ngoài. Do đó, trong thời gian

vừa qua, không những ở những thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật

Bản, Đài Loan, Malaysia được nhiều bạn trẻ quan tâm, mà một số thị trường

mới như Singapore, UAE,…cũng được nhiều người lao động tìm hiểu. Mặc dù vẫn chưa có lao động tham gia vào các thị trường mới, nhưng đây cũng là một

dấu hiệu đáng mừng, vì tương lai sau khi tìm hiểu thì những người lao động sẽ

hứng thú hơn với những thị trường tiềm năng này.

Tuy nhiên,công tác XKLĐ của tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa chủ động được

thị trường và số lượng lao động xuất đi cũng như ngành nghề tham gia còn phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp tuyển dụng của phía nước nhập

khẩu lao động. Nên tình hình XKLĐ tỉnh nhà còn gặp phải nhiều khó khăn khi nền kinh tế, chính trị nước nhập khẩu lao động có những biến động bất thường. Ngoài ra, ngườilao động của tỉnh vẫn còn chưa tạo được một vị thế

cạnh tranh riêng, luôn bị đánh đồng với người lao động của cả nước, do đó khi

tình hình XKLĐ chung của nước ta có vấn đề là việc đưa lao động đi XKLĐ

của tỉnh bị ảnh hưởng ngay. Ngoài ra, hoạt động XKLĐ của Vĩnh Long còn chịu nhiều nguồn cạnh tranh gây gắt của các địa phương khác trong nước và cả các nước khác cùng cung cấp lao động xuất khẩu. Cũng chính vì vậy, mà trong thời gian qua hoạt động XKLĐ của tỉnhVĩnh Longcó nhiều thay đổibất thường, mặc dù tất cả các cơ quan, sở, ban ngành của tỉnh đã cố gắng hạn chế

tối đa những ảnh hưởng xấu, đẩy mạnh những thuận lợi vốn có về nguồn lực lượng lao động trẻ dồi dào, năng động, sáng tạo, chịu học hỏi.

Bảng 4.1: Kết quả đạt được trong XKLĐ trong giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Số lao động đăng ký (Người) 822 967 910 145 17,64 (57) (5,89) Số lao động trúng tuyển (Người) 563 581 510 (128) (22,74) 75 17,24 Đã XKLĐ (Người) 515 500 460 (15) (2,91) (40) (8) Tỷ lệ trúng tuyển so với đăng ký (%) 68,49 60,08 56,04 (8,38) (12,24) (4,04) (6,72) Tỷ lệ đã xuất khẩu lao động so với số lao động được tuyển (%) 91,47 86,06 90,2 (5,41) (5,91) 4,14 4,81 Tỷ lệ được đi xuất khẩu

so với đăng ký (%) 62,65 51,71 50,66 (10,94) (17,46) 1,05 2,03

Nguồn: Báo cáo công tác XKLĐ của Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Long

Do tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn (tỷ lệ lạm phát cả nước ta năm 2011 lên đến 18,58% tuy giảm rất nhiều trong năm 2012 chỉ còn 6,81% nhưng cũng

ở mức cao, thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sản

xuất trên cả nước), nhiều doanh nghiệp phá sản làm cho tỷ lệ thất nghiệp của

tỉnh Vĩnh Long lại tăng liên tục trong giai đoạn năm 2010-2012 (3,04% năm 2010 lên 3,14% năm 2012), dịch bệnh trong chăn nuôi có những diễn biến

phức tạp, giá nông sản thì giảm mạnh, chịu nhiều sự cạnh tranh trên thị trường

khiến cho người dân trong tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là nông dân đã khó khăn

nay lại càng chật vật hơn trong việc kiếm sống, mà nguồn thu nhập từ XKLĐ

lại quá lớn, tạo sức hút cho nhiều người lao động. Nên dù là một tỉnh tương đối nhỏ, nhưng nhu cầu đăng ký đi lao động nước ngoài của người lao động

tỉnh Vĩnh Long khá nhiều, riêng năm 2011 lên đến 967 lao động tăng 145 lao động tương đương tăng 17,64% so với năm 2010(chỉ có 822 lao động đăng ký tham gia XKLĐ). Bước sang năm 2012 mặc dù nền kinh tế trong nước và nền

kinh tế tỉnh Vĩnh Long đã được giảm bớt khó khăn nhưng vốn việc làm trong tỉnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu, nên số lượng lao động đăng ký đi xuất

khẩu vẫn còn cao (đạt đến 910 lao độnggiảm 5,89% so với năm 2011).

Trong năm 2010, cả tỉnh Vĩnh Long đã có 515 lao động được xuất đi, đạt

110% so với kế hoạch đặt ra (vượt mức kế hoạch 10%), do sau khi khủng

hoảng kinh tế xảy ra hầu hết các nước điều đẩy mạnh sản xuất phục hồi lại nền

kinh tế, do đó nhu cầu về lao động phổ thông tăng mạnh. Tiếp tục đà phát triển năm trước, năm 2011 đã có 500 lao động được xuất đi, tuy nhiên chỉ đáp ứng

30% so với kế hoạch đặt ra, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình xuất lao động sang Hàn Quốc bị gặp khó khăn, hoạt động kinh tế của Nhật đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng lại bị ảnh hưởng của rò rỉ hạt nhân nên

việc tuyển thêm lao động nói chung và tuyển lao động tỉnh Vĩnh Long nói

riêng còn nhiều cân nhắc, thêm vào đó là do không lường trước được ảnh hưởng nghiêm trọng của những tác động bất thườngcủa tỉnh hình XKLĐ trên

cả nướcmà tỉnh đã đưa ra mục tiêu quá cao cho năm này.Cho đến năm 2012,

sự việc lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc xảy ra ngày càng nghiêm trọng, phía

nước này phải ra quyết định ngừng gia hạn hợp đồng EPS (Chương trình

XKLĐ theo hợp đồng EPS của Hàn Quốc là chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại Hàn Quốc theo Luật việc làm cho lao động nước

ngoài của Hàn Quốc, cứ cách hai năm thì phía bên cung cấp lao động sẽ ký lại

hợp đồng này với phía Hàn Quốc. Hiện nay, Bộ Lao động Hàn Quốc đã lựa

chọn và ký Bản ghi nhớ với 15 quốc gia, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan,

Indonesia, Philippines, Mông cổ, Sri Lanka, Trung Quốc, Campuchia, Nêpal,

Uzbekistan, Pakistan, Bangladesh, Kyrgystan, Mianma, Đông Timo. Để đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này, Bộ LĐTBXH đã ký Bản ghi nhớ với Bộ Lao động Hàn Quốc và giao cho Trung

tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTBXH làm cơ quan phái cử, trực tiếp đảm nhận các nhiệm vụ bao gồm: phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân

lực Hàn Quốc tổ chức thực hiện kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động, tiếp

nhận và gửi hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động sang Hàn Quốc để

giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn; làm các thủ tục cần

thiết để đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc), riêng tỉnh Vĩnh Long đã có

trong năm 2012 đã có 46 lao động phải kết thúc hợp đồng do bỏ trốn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của lao động tỉnh, nên năm này chỉ có 460 lao động được xuất đi, hoàn thành 90% kế hoạchmà tỉnh đặtra.

Nhìn chung, số lao động của tỉnh Vĩnh Long được các nhà tuyển dụng nước ngoài tiếp nhận là không cao so với số đăng ký, tỷ lệ trúng tuyển cao

nhất chỉ có năm 2010 đạt được 68,49%, càng về sau tỷ lệ này càng giảm (năm

2011 tỷ lệ này giảm đến 12,24% so với năm 2010, bước sang năm 2012 tỷ này chỉ còn 56,04%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thứ nhất là do: so với mặt bằng chung thì trình độ của lao động tỉnh Vĩnh Long cũng như hầu

hết lao động của các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL không cao bằng các

vùng khác trên cả nước, dù đã được nâng lên rất nhiều trong thời gian qua;nên

thường không đáp ứng được những yêu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng, đặc biệt là thị trường Nhật Bản; thứ hai: tỉnhVĩnh Long chỉ tham gia vào bốn

thị trường truyền thống từ lâu của lao động cả nước là Nhật Bản, Hàn Quốc,

Malaysia và Đài Loan là các thị trường này đang cố giảm chi phí đào tạo lại lao động, đồng thời tăng năng xuất lao động trong thời gian ngắn bằng cách

tuyển những lao động có tay nghề; thứ ba: Người lao động có xu hướng thích đi lao động nước ngoài (thu nhập quá cao) mà không quan tâm mình có đủ khả năng hay không, nên đăng ký đại trà, mà chỉ tiêu của ở các thị trường này lại

rất cao nên làm cho số lao động không được trúng tuyển nhiều.

Trong cả giai đoạn nghiên cứutỷ lệ lao động thực sự đi xuất khẩu so với lao động được tuyểncó những biến động lên xuống theo tình hình riêng, mặc

dù vậy tỷ lệ này ở tỉnh Vĩnh Long cũng rất cao(do chi phí bỏ ra đến khi được

trúng tuyển là rất lớn).Năm 2010 là 91,47% (sau khủng hoảng kinh tế hầu như

nước ngoài đẩy mạnhtuyển nhiều lao động), sang năm 2011 giảm 5,91% còn 86,06% (nhiều thông tin không đúng sự thật trong dư luận xã hội, cũng như

hiện tượng lao động bỏ trốn phải chịu xử phạt đã làm cho một số lao động được tuyển mà vẫn không dám đi mặc dù chịu mất hết phần chi phí đăng ký, cũng vì một số lý do trong vấn đề thủ tục chưa hoàn thành nên dù trúng tuyển nhưng lao động cũng không được đi), vào năm 2012 bắt đầu có dấu hiệu tăng

trở lại (tăng lên 4,81%) đạt mức 90,20%, (sau những vụ việc đáng tiếc cơ

quan, sở, ban ngành đã có hướng giải quyết kịp thời trấn an tâm lý người lao

động, nên họ đã an tâm hơn, người lao động cũng suy nghĩ kỹ càng hơn trước

khi quyết định đăng ký tham gia nên tỷ lệ này tăng lên, bên cạnh đóthấy được

bất cập quá lớn trong vấn đề trang thiết bị Sở LĐTBXH đã chỉ đạo thực hiện

ngay công nghệ hóa khâu thủ tục giúp rút gọn thời gian, tiền bạc, công sức chờ đợi của người lao động cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tỷ

lệ tăng). Có nhiều nguyên nhân, khiến cho người lao động của tỉnh được tuyển

mà không đi XKLĐ, có thể do từ phía cá nhân người lao động như không suy

nghĩ trước khi đăng ký, hay bắt nguồn từ gia đình không dám cho con, cháu mình ở qua xa (vì họ nghĩ làm việc trong nước thì đi đâu cũng tới thăm nom chăm sóc được còn ở nước ngoài thì làm sao mà đi). Nhưng nguyên nhân chủ

yếu nằm ở khâu thủ tục của ta còn quá cồng khềnh, phức tạp, làm cho cả người lao động được tuyển hay nhà tuyển dụng cũng cảm thấy bất tiện. Nhà tuyển dụng nước ngoài thì có quá nhiều sự lựa chọn có thể không chọn lao

động của tỉnhVĩnh Long thì chọn lao động ở tỉnh khác, không chọn lao động nước này thì chọn lao động nước khác, những lao động của tỉnh thì không

được lựa chọn quá nhiều, họ chỉ có thể lựa chọn từ những thông báo tuyển

dụng có sẵn, nộp hồ sơ chờ xéttuyển, nếu được chấp nhận thì mới được đi. Vì vậy, lao động phải tốn quá nhiều chi phí ở khâu thủ tục, đilại chờ đợi, còn tiền vay mượn ở quê thì không thể chờ đợi được, vì lãi suất thì tính hàng ngày. Do

đó, người lao độngcó cảm giác chán nản, vì trong một vài trường hợp đã có giấy báo được chọn đã có ngày đi nhưng do thủ tục chưa hoàn thành nên đành

hoãn lại đợi đi đợt sau, hay phải tham gia nộp hồ sơ dự tuyển lại(do nhà tuyển

dụng đã chọn lao động nước khác, địa phương khác để giải quyết vấn đề thiều nhân công lao động của họ). Vì vậy nên, trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Long đã cố thực hiện thủ tục một cáchnhanh gọn nhất, để cả người lao động và nhà tuyển dụngkhông phải tốn quá nhiều chi phí cơ hội. Thêm vào đó, các thủ tục ngày càng được công nghệ hóa, vi tính hóa giúp cho người thực hiện thủ tục

cũng cảm thấy dễ dàng hơn.

So với cùng thời điểm 6 tháng đầu năm2012 thì 6 tháng đầu năm 2013

hoạt động XKLĐ có vẻ như yên ắng và lặng lẽ hơn, do điều kiện XKLĐ gặp

nhiều khó khăn (yêu cầu caovề năng lực chuyên môn của người lao động, quy định tuyển chọn nghiêm khắc để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và làm trái hợp đồng của người lao động khi làm việc ở nước nhập khẩu lao động, lao

động xuất đi vào thị trường Hàn Quốc phải có chi phí ký quỹ, Nhật Bản thì ngày càng cận trọng trong việc tuyển chọn) nhưng nếu nhìn với một phương

diện khác thì đây cũng là một trong những phương thức khá hiệu quả để nâng

dần chất lượng của việc XKLĐ tỉnh Vĩnh Long, để bạn bè quốc tế có cái nhìn thiện cảm hơn, cũng như tạo vị thế so sánh cho lao động tỉnh.

Bảng 4.2: Kết quả đạt được trong hoạt động XKLĐ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 thángđầu năm 2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Tuyệt

đối Tương đối

Số lao động đăng ký (Người) 697 310 (387) (55,52)

Số lao động trúng tuyển (Người) 283 153 (130) (45,94)

Đã XKLĐ (Người) 94 143 49 52,13

Tỷ lệ trúng tuyển so với đăng ký (%) 40,6 49,35 8,75 21,55 Tỷ lệ đã XKLĐ so với số lao động được tuyển (%) 33,21 93,46 60,25 181,42 Tỷ lệ được đi xuất khẩu so với đăng ký (%) 13,49 46,13 32,64 241,96

Nguồn: Báo cáo hoạt động XKLĐ của Sở LĐTBXHtỉnh Vĩnh Long

Từ bảng thống kê ta thấy, số lao động có nhu cầu đăng ký tham gia XKLĐ của tỉnh Vĩnh Long vào 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 310 lao động

giảm hơn một nửa (giảm 55,52%) so với thời điểm cùng kỳ năm 2012(697 lao

động đăng ký tham gia). Nguyên nhân do sức hút quá lớn đối với thu nhập và nhu cầu cao về lao động phổ thôngtừ việc đi XKLĐ đặc biệt là hai thị trường

truyền thống của tỉnh Hàn Quốc và Nhật Bản, trở thành động lực lớn cho

nhiều lao động đăng ký tham gia, nhưng bên cạnh những lao động thật sự có năng lực, nhu cầu thì cũng có không ít lao động chưa đủ khả năng cũng đăng

ký tham gia. Đến 6 tháng đầu năm 2013, để nâng cao chất lượng cũng như

hiệu quả của hoạt động XKLĐ nên Tỉnh ủy và các cơ quan, sởban ngành có liên quan thực hiện kiểm tra kỹ hồ sơ đăng ký tham gia chỉ tiếp nhận và giới

thiệu chocác doanh nghiệp tuyển dụng những lao độngthật sự có chất lượng,

nên số lượng thật sự đăng ký cũng hạn chế hơn so với cùng kỳ năm 2012.

Tuy có rất nhiều lao động tham gia đăng ký đi XKLĐ vào 6 tháng đầu năm 2012 nhưng chỉ có 94 lao động được xuất đi, trong khi đó 6 tháng đầu năm 2013 có đến 143 lao động. Như đã nói, thời điểm 6tháng đầu năm 2012

tình hình XKLĐ Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng gặp nhiều khó khăn như: thị trường truyền thống Hàn Quốc có những biến động ảnh hưởng đến thu hút lao động Việt Nam, tình hình lao động bỏ trốn ở lại trái phép sau khi kết thúc hợp đồng và vi phạm pháp luật ở nước này kéo dài từ

cuối năm 2011 cho đến đầu năm 2012 và ngày càng nghiêm trọng hơn, mặc dù Tỉnh ủy và các cơ quan, sở, ban ngành có liên quan đã có những hướng giải

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)