HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 65)

4.3.1. Đối với người lao động đi xuất khẩu

Mục tiêu chính yếu của người lao động khi tham gia làm việc ở nước ngoài là để có được thu nhập cao hơn khi làm việc trong nước. Mỗi quốc gia

nhập khẩu lao động khác nhau, mỗi ngành nghề khác nhau mà lao động làm việc ở nước ngoài tham gia, thì sau khi hết hạn hợp đồng người lao động sẽ có được mức thu nhập tích lũy khác nhau hay mang lại hiệu quả kinh tế khác

nhau.

Bảng 4.15: Thu nhập của lao động tham gia XKLĐ theo ngành nghề của từng

thị trường

Đơn vị: Triệu đồng/năm

Thị trường Cơ khí,điện tử Máy công nghiệp Giúp vinhà ệc Hộ lý/ y tá Khác Hàn Quốc 240-264 240 <180 0 <120

Nhật Bản 240-264 216-240 0 336-384 <120

Đài Loan 120-144 132 120 0 <108

Malaysia 84-108 84-96 60-72 0 <72

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐ của Sở LĐTBXHtỉnh Vĩnh Long

Nhìn chung, hầu hết lao động của tỉnh Vĩnh Long làm việc ở Nhật Bản,

thu lại được phần chi chí bỏ ra để làm thủ tục đi XKLĐ và có được thu nhập

tích lũy ngay năm đầu tiên ở tất cả các ngành nghề trong thị trường này. Đặc

biết các ngành hộ lý/y tá có mức tích lũy rất cao, sau khi trừ đi chi phí ban đầu, khi hết 3 năm làm việc người lao động có thể thu được khoảng tiền khá

cao (từ 948 đến 1.092 triệu đồng), nguyên nhân của thu nhập cao như vậy ở ngành này là do như nói ở trên quy chế tuyển rất khắc khe, và đòi hỏi lao động được tuyển có trình độ cao. Đối với ngành khác (nông – lâm- thủy sản,….), lao động tham gia cũng có thu nhập khoảng 300 triệu trong 3 năm làm việc, đây có thể là thu nhập mong đợi của nhiều bạn trẻ làm việc tại quê nhà. Bên cạnh đó, phía Nhật cũng có những chính sách hỗ trợ người lao động như:

Trúng tuyển sẽ được học tiếng Nhật miễn phí khoảng 04 tháng tại TP.HCM, được cấp vé máy bay 02 chiều (từ Việt Nam đi Nhật Bản về Việt Nam) nếu

hoàn thành hợp đồng; được hưởng các chế độ Bảo hiểm theo quy định của chính phủ Nhật Bản; được xí nghiệp bố trí chỗ ở, giúp cho người lao động

Lao động làm việc ở Hàn Quốc là nhóm lao độngtiếp theo có thu nhập

khá cao, nhưng do phần ký quỹ 100 triệu nên chỉ có các lao động làm việc

trong hai nhóm ngành chủ lực của quốc gia xứ sở kim chi này mới có thể có

thu nhập tích lũy ngay năm đầu tiên (tuy nhiên do phần ký quỹ này được hoàn lại sau khi về nước nên đây có thể coi đây không phải là chi phí thực, chỉ là phần chi phí cơ hội để tham gia XKLĐ ở Hàn Quốc). Cũng như Nhật Bản, ít

nhất lao động làm việc ở thị trường này có thể tích lũy được 300 triệu, đạt thu

nhập tích lũy cao nhất vẫn là nhóm cơ khí điện tử (từ 570- 642 triệu đồng) và nhóm máy công nghiệp. Ngoài ra chủ doanh nghiệp sẽ đóng tất cả các loại bảo

hiểm theo quy định của pháp luật Hàn Quốc cho người lao động (Bảo hiểm

hồi hương, Bảo hiểm rủi ro, Bảo hiểm y tế,….), trừ các trường hợp tái nhập

cảnh thì người lao động phải tự đóng lại các loại bảo hiểm đó-làm giảm một

phần thu nhập tích lũy của lao động.

Đài Loan là thị trường có chi phí đi cao nhất, vì vậy cũng kéo dài thời

gian hoàn vốn và tích lũy được thu nhập, có thể trong năm đầu người lao động

không thể có thu nhập dư. Tiền tăng ca: 2 giờ đầu được tính gấp 1.33 lần lương cơ bản (tăng khoảng 66.500 đồng/giờ); 2 giờ tiếp theo được tính gấp

1.66 lần lương cơ bản(khoảng 83.000 đồng/giờ); Làm việc vào các ngày nghỉ

hoặc ngày lễ tiền lương tăng khoảng 100.000 đồng/giờ. Bình quân sau 2 năm

làm việc, người lao động có thu nhập khoảng 300.000.000 đồng. Nếu được gia

hạn năm thứ 3 thì tổng thu nhập khoảng 450.000.0000 đồng (chưa tính tiền tăng ca và các khoản khấu trừ thuế thu nhập, phí bảo hiểm, phí quản lý, phí

khám sức khỏe, phí cư trú, phí ăn ở.

Cuối cùng, thị trường Malaysia đây được coi là nơi có nhu cầu về lao động phổ thông ngày càng cao nhưng do có thu nhập quá thấp, nhưng do chi

phí thủ tục tham gia làm việc ở quốc gia Hồi giáo này khá thấp, nên người lao động có thể dễ dàng bù lại chi phí đó. Sau ba năm làm việc thu nhập tích lũy

cao nhất mà lao động có thể lên đến 300 triệu chỉ bằng mức lương thấp nhất ở

Hàn Quốc và Nhật, và thu nhập tích lũy thấp nhất ở thị trường này mang lại ở

mức 150 triệu sau 3 năm làm việc, có thể không cao hơn bao nhiêu so với mức lương của nhiều lao động trong nước ở các khu công nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc cung như hết hạn về nước thì các doanh nghiệp

Malaysia lại có một số chính sách giúp hạn chế được chi phí của người lao động như: Bảo hiểm Y tế được chủ sử dụng lao động thanh toán; Chỗ ở được

chủ sử dụng cung cấp chổ ở cùng với bếp và dụng cụ nấu ăn và đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc; Tiền vé máy bay về Việt Nam được chủ sử dụng lao động

cung cấp sau 03 năm chấm dứt hợp đồng.

4.3.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Long không những là một cơ sở

thuộc Sở LĐTBXH, Trung tâm còn là một cơ quan hành chính của tỉnh hoạt động độc lập (để duy trì hoạt động hàng năm Trung tâm phải có những khoảng

thu chi và cả phần nộp vào NSNN). XKLĐ là một trong những hoạt động

thuộc lĩnh vực tạo việc làm cho lao động trong tỉnh hàng năm, và đây cũng là một hoạt động mang lại nguồn thu cho Trung Tâm, ngoài ra các hoạt động

liên đới khác như: giới thiệu việc làm, đào tạo lao động,…cũng là hoạt động

tạo được thu nhập.

Bảng4.16: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Trung tâm giới thiệu việc làm

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Doanh thu (GTVL, đào tạo, XKLĐ) 216.700 303.000 214.000

Chi phí 26.700 53.000 24.000

Lợi nhuận 190.000 250.000 190.000

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của TTGTVL tỉnh Vĩnh Long

Trong giai đoạn từ năm 2010-2012, cả ba chỉ tiêu doanh thu, chi phí lợi

nhuận của năm 2011 (doanh thu 303 triệu, chi phí 53 triệu, lợi nhuận 250

triệu) luôn lớn hơn hai năm còn lại (năm 2010 doanh thu 216 triệu, chi phí là 26,7 triệu, lợi nhuận là 190 triệu, năm 2012 các chỉ tiêu này lần lượt là 214 triệu, 24 triệu, 190 triệu). Nguyên nhân là do trong năm 2011, có số lao động đăng ký tuyển đi XKLĐ nhiều lên đến 967 lao động,đặc biệt là số lao động đăng ký tham gia vào hai thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, vì thế, các khoảng thu chi cho đào tạo cũng tăng lên cao hơn trong năm 2011, ngoài ra số lao động được xuất đi trong năm này cũng khá đông (đến 500 lao động), nên phần

thu phí từ các doanh nghiệp nước ngoài tuyển lao động cũng tương đối ổn định. Mặc dù trong năm 2010 số lao động xuất đi nhiều hơn năm 2011, những

do số người lao động đăng ký ít hơn nhiều so với năm 2011 nên phần thu phí đào tạo và GTVL không nhiều. Riêng năm 2012, do cả số người đăng ký và

lao động xuất đi điều rất ít nên các hoạt động đào tạo và GTVL của Trung tâm không được sôi động, do đó các khoảng thu chi trong năm này của TTGTVL

rất hạn chế.

4.3.3. Đốivới Nhà nước

Hàng năm, tiền lương của số lao động tham gia thêm vào hoạt động XKLĐ là một trong những kênh thu ngoại tệ cho ngân sách của tỉnh Vĩnh

Long và của những gia đình có lao động làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đó

ngân sách còn được đóng góp thêm từ phần trăm lợi nhuận hoạt động của

TTGTVL. Cũng chính nguồn này sẽ được đầu tư xây dựng phát triển một số

lĩnh vực khác (Với những kinh nghiệm, học hỏi được ở nhiều nơi trên thế giới

(từ nghề nghiệp cụ thể đến tác phong công nghiệp, trình độ quản lý...), cùng với số vốn tích lũy được sau những năm làm việc ở nước ngoài, nhiều lao động đã và đang trở về quê hương đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra những

doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước). Ngoài ra tạo thêm thế lực về tích lũy ngoại

Bảng 4.17: Ngoại tệ thu hàng tháng của số lao động tham gia XKLĐ theo

từng thị trường

Đơn vị tính: Triệu đồng/tháng Quốc gia Nghành nghề 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm2013 Hàn Quốc Cơ khí điện tử 3.000-3.300 2.660-2.926 1.800-1.980 480-528 Giúp việc nhà 900 750 600 0

Máy công nghiệp 1.600 1.580 1.500 0

Khác 500 380 270 0

Nhật

Bản

Cơ khí điện tử 2.060-2.266 2.200-2.420 2.340-2.574 1.360-1.496

Hộ lý/ y tá 0 0 644-736 252-288

Máy công nghiệp 630-770 720-880 648-792 360-440

Khác 320 300 120 0

Đài

Loan

Cơ khí điện tử 0 60-72 80-96 50-60

Giúp việc nhà 0 30 30 30

Máy công nghiệp 0 22 55 44

Khác 0 18 0 0

Malay sia

Cơ khí điện tử 21-27 35-45 84-108 28-36

Giúp việc nhà 0 10-12 0 10-12

Máy công nghiệp 14-16 0 84-96 28-32

Tổng cộng 9.045–9.699 8.765- 9.435 8.255-8.957 2.642-2.936

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐ của Sở LĐTBXHtỉnh Vĩnh Long

Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2010 đã tạo ra được khoảng

ngoại tệ tương đương từ 9.045 đến 9.699 triệu đồng trong một tháng, bình quân mỗi lao động khoảng một 18 triệu hay 19 triệu, cao gấp nhiều lần phần

dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống của lao động ở trong nước. Con số

này cũng tương đương với năm 2011, nhưng do số lao động xuất khẩu tham

gia mới trong năm 2011 và năm 2012 ít hơn so với năm 2010, nên số lượng

ngoại tệ thu về cũng ít hơn, bên cạnh đo một số ngành có thu nhập cao ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản lại có số lao động tham gia ít do hạn chế về trình

độ. Riêng sáu tháng đầu năm 2013, trung bình một tháng tỉnh chỉ thu về

khoảng ngoại tệ tương đương 2.642 đến 2.936 triệu đồng.

Nguồn ngoại tệ chủ lực của tỉnh vẫn là thị trường Hàn và Nhật, hai thị trường này mang lại hơn phân nửa tổng nguồn ngoại tệ thu. Đặc biệt Hàn Quốc với ưu thế cả về số lượng và thu nhập cao, nhờ lương cao ở nhóm ngành

cơ khí điện tử nhưng đang giảm dần (nguồn thu ngoại tệ tương đương từ

3.000-3.300 triệu đồng năm 2010, giảm liên tục trong 2 năm tiếp theo, năm

2011 chỉ khoảng 2.660-2.926 triệu đồng, đến năm 2012 chỉ còn khoảng 1.800- 1.980 triệu đồng, tính đếnthời điểm sáu tháng đầu năm 2013cũng chỉ khoảng

480-528 triệu đồng); nguồn ngoại tệ từ các nhóm ngành khác cũng có xu hướng giảm tương tự (nguồn thu ngoại tệ từ nhóm máy công nghiệp giảm tương đương với từ 1.600 triệu đồng một tháng năm 2010 xuống còn 1.580 triệu đồng năm 2011 và 1.500 triệu đồng một tháng năm 2012; giúp việc nhà từ khoảng 900 triệu đồng năm 2010 giảm xuống 600 triệu đồng năm 2012,…)

và 6 tháng đầu năm 2013 tỉnh Vĩnh Long không có nguồn thu ngoại tệ từ

những nhóm này. Nguyên nhân của việc giảm liên tục cũng chính do việc hình

ảnh người lao động tỉnh đối với Hàn Quốc vẫn chưa thật sự cải thiện nhiều sau

rất nhiều sự việc bê bối, nên số lượng lao động của tỉnh Vĩnh Long xuất sang

thị trường này ngày càng hạn chế.

Cũng giống như Hàn Quốc, lao động ở thị trường Nhật Bản cũng đem về nước một nguồn ngoại tệ khá cao, tăng liên tục trong 3 năm từ năm 2010 đến

2012 ở nhóm ngành cơ khí điện tử (thu về ngoại tệ tương đương 2.060-2.266 triệu đồng một tháng năm 2010, tăng đến 2.200-2.420 triệu đồng một tháng trong năm 2011 và2.340-2.574 triệu đồng một tháng vào năm 2012), nguyên nhân do có nhiều lao động có trình độ xuất sang thị trường này để có thu nhập

cao, ngoài ra còn do nhu cầu lao động trong giai đoạn phục hồi sau những khó khăn liên tục của Nhật gặp phải từ năm 2008 đến nay đang tăng. Riêng nhóm ngành hộ lý/y tá tuy có số lượng tham gia hạn chế, nhưng có lương rất cao nên phần ngoại tệ thu về cũng tương đối nhiều (năm 2012 nguồn ngoại tệ từ ngành

này đem lại tương đương từ 644 đến 736 triệu đồng một tháng, đến sáu tháng đầu năm 2013 thu về tương đương từ 252 đến 288 triệu đồng một tháng).

Nhóm ngành máy công nghiệp đem về nguồn ngoại tệ ít hơn so với thị trường

Hàn Quốc, cao nhất vào năm 2011 chỉ có thể tương đương từ 720 đến 880

triệu đồng một tháng. Nguồn thu ngoại tệ ở các ngành còn lại rất ít, chỉ chiếm

khoảng 10% nguồn thu của thị trường và khoảng 3% nguồn thu toàn tỉnh trong

một năm.

Trong năm 2010, không có nguồn thu về ngoại tệ từ thị trường Đài Loan và những năm còn lại mặc dù nguồn ngoại tệ mang về từ thị trường này đã có

nhưng rất ít (do không có nhiều lao động tham gia XKLĐ sang thị trường

này). Năm 2011, ngành cơ khí điện tử mang về nguồn thu ngoại tệ tương đương từ 60-72 triệu đồng trong một tháng, sang năm 2012 là từ 80-96 triệu đồng trong một tháng, riêng sáu tháng đầu năm nay có đến 50-60 triệu đồng

một thángthu về thông qua nhóm ngành này. Nhóm ngành máy công nghiệp ở

thị trường Đài Loan đem về nguồn thu ngoại tệ sẽ tăng nếu nghiên cứu cả giai đoạn, nhưng trong từng năm thì có tăng vào năm 2012 (năm 2011 ngoại tệ thu

về tư ngành này tương đương 22 triệu đồng một tháng sang năm 2012 là 55 triệu đồng một tháng, 6 tháng đầu năm này là 44 triệu đồng một tháng). Đặc

biệt nhóm ngành giúp việc nhà từ năm 2011, cho đến sáu tháng đầu năm 2013

luôn giữ vững đem về tỉnh nguồn ngoại tệ tương đương 30 triệu đồng.

Nguồn thu ngoại tệ từ thị trường Malaysia không ổn định và rất ít qua các năm nghiên cứu (nguyên nhân do một số doanh nhiệp nước này có cách

tính lương không rỏ ràng, không giống như hợp đồng được ký kết, nên những người lao động thường rất e dè khi có ý định tham gia XKLĐ ở đây). Trong

ngoại tệ tương đương 45 đến 57 triệu đồng một tháng từ hai nhóm ngành là

cơ khí điện tử và giúp việc (do ngành này có lương thấp nên ngoại tệ thu về

ít). Năm 2012, tỉnh Vĩnh Long có nguồn thu ngoại tệ về từ thị trường này

tương đương khoảng từ 168 đến 204 triệu đồng một tháng (nguồn thu này từ lao động nhóm cơ khí điện tử và máy công nghiệp, cũng với hai nhóm ngành này năm 2010 thị trường này chỉ mang lại khoảng 35 đến 43 triệu đồng một

tháng do số lượng lao động xuất đi ít). Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm

2013 thì nguồn thu ngoại tệ từ quốc gia Hồi giáo này đã có thêm ngành giúp việc nhà (thu được khoảng ngoại tệ tương đương từ 66 triệu đến 80 triệu đồng

một tháng), do trong thời gian này lao động của tỉnh tham gia vào cả 3 nhóm ngành là cơ khí điện tử, máy công nghiệp và giúp việc nhà nên nguồn ngoại tệ

thu cũng nhiều lên.

Ngoài lượng ngoại tệ thu về từ những lao động làm việc ở nước ngoài mang về, hàng năm TTGTVL còn nộp vào NSNN một khoảng được tính từ

phần trăm lợi nhuận (năm 2010 là 25% lợi nhuận thu được của Trung tâm, từ năm 2011 đến năm 2012 con số này lên 20%). Nhìn chung, do lợi nhuận hoạt động của TTGTVL không có nhiều đột biến (do các khoảng thu của Trung

Tâm chỉ mang tính chất để đảm bảo hoạt động không mang tính kinh tế cao) vì vậy mà khoảng nộp vào NSNN của Trung tâm cũng không thay đổi nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)