Tình hình xuất khẩu lao động phân theo ngành nghề tham gia của ngườ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 58)

của người lao động

Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, về mức thu nhập và mức sống

của người dân Vĩnh Long so với người dân các nước sử dụng lao động của

tỉnh, là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy XKLĐ. Khi tham gia lao động nước

ngoài thì người lao động có nhiều cơ hội để kiếm được thu nhập cao hơn, tạo điều kiện đầu tư phát triển kinh tế sau khi kết thúc hợp đồng lao động. Tuy

nhiên, để những lao động của tỉnh có thể hòa nhập với nhịp độ làm việc, văn

hóa, cách sống ở nước bạn thì hoàn toàn không dễ dàng khi trình độ học vấn,

chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh còn khá thấp, đặc biệt là rào cản về

ngôn ngữ. Hiện nay lao động của tỉnh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài chủ yếu để làm những ngành nghề đơn giản sử dụng sức lao động là chủ yếu, không cần trình độ cao, tập trung vào các ngành nghề cơ khí điện tử, máy công

nghiệp. Từ năm 2012, lao động của tỉnh còn tham gia vào XKLĐ với hình thức du học sinh (chủ yếu trong ngành hộ lý, y tá) ở Nhật.

256 254 227 101 60 55 43 5 117 121 128 28 0 0 23 9 82 70 39 0 0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 6t2013 Năm Người Cơ khí điện tử Giúp việc nhà Máy công nghiệp Hộ lý y tá Khác

Nguồn: Báo cáo tình hình XKLĐ của Sở LĐTBXHtỉnh Vĩnh Long

Hình 4.1: Số lao động xuất khẩu theo ngành nghề của từng thì trường

Từ hình vẽ, có thể thấy cơ cấu ngành nghề mà lao động của tỉnh Vĩnh

Long tham gia làm việc khi XKLĐ không được đa dạng (chỉ vài ngành phổ

thông nhất mà nước XKLĐcũng tham gia), số lượng lao động tham gia nhiều

nhất ở hai nhóm ngành chính là cơ khí điện tử và máy công nghiệp, đặc biệt là

nhóm cơ khí điện tử luôn có số lượng lao động xuất đi nhiều nhất, vào năm 2010 có đến 256 lao động tham gia trong 515 lao động được đi XKLĐ, mặc

dù những năm sau có giảm nhưng vẫn nhiều hơn rất nhiều so với các ngành khác (năm 2011và 2012 tình hình không thay đổi nhiều so với năm 2010,

ngành cơ khí điện tử có 254 lao động xuất đi chiếm 50,8% trong 500 số lao động xuất đi trong năm 2011, có 227 lao động xuất đi làm việc trong ngành này trong năm 2012, có giảm nhưng không nhiều, đến 6 tháng đầu năm 2013

có 101 lao động trong 143 lao động xuất đi làm trong ngành cơ khí điện tử). Nguyên nhân là do lao động của tỉnh đi XKLĐ chủ yếu ở trình độ lao động

phổ thông, chỉ mới được đào tạo những kiến thức cơ bảnnhất, nên chưa có tay

nghề cao (mặc dù được đào tạo trước khi đi xuất khẩu nhưng cũng chỉ trong thời gian ngắn không đủ để có được kinh nghiệm, trình độ cao, nước tiếp nhận lao động phải đào tạo khi bắt đầu làm việc cho họ), thêm vào đó là các nước

có nhu cầu nhập khẩu điều có nền kinh tế tiến bộ, những ngành công nghiệp, điện tử, cơ khí là ngành kinh tế mũi nhọn của các nước này, mà người dân bản địa có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao nên họ luôn mang tâm lý ngại làm việc trong điều kiện cực nhọc, nguy hiểm, làm việc chân tay trong các nhà máy, khu công nghiệp,…Thêm vào đó theo đánh giá của những doanh nghiệp nước này thì lao động nước ta, trong đó có lao động tỉnh Vĩnh Long rất chịu

khó, học hỏi nhanh, siêng năng làm việc,…nên họ rất thích thuêlao động Vĩnh

Long làm những ngành này.Đặc biệt trong năm 2013, thì Nhật Bản cần nhiều lao động trong nhóm này để phục hồi lại kinh tế sau thiên tai và khủng hoảng

Các nhóm ngành còn lại tuy có lao động tham gia, đặc biệtnhóm hộ lý/y tá mới có lao động tham gia trong một vài năm gần đây(từ năm 2012 mới có lao động của tỉnh tham gia, với số lượng rất hạn chế, năm 2012 có 23 lao động

xuất khẩu ở nhóm này, sang sáu tháng đầu năm 2013 có 9 lao động, chủ yếu

những lao động này làm việc ở Nhật). Nguyên nhân là nhóm ngành này liên

quan đến lĩnh vực y tế sức khỏe thì cần có một kiến thức đủ để đảm bảo an

toàn cho bệnh nhân (người dân bản địa) nên công tác tuyển chọn phải rất thận

trọng và phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, nhất là phải được phía

nhận lao động kiểm tra chấp thuận sau những kiểm tra, khảo sát gắt gao (các

ứng viên sẽ được hỗ trợ ăn ở miễn phí và còn được cấp cả tiền tiêu vặt, nếu

trúng tuyển lao động được hỗ trợ vé máy bay. Đi kèm với các điều kiện ưu đãi là kỷ luật học tập nghiêm khắc để đạt được trình độ ngoại ngữ mong muốn. Theo đó, lao động sẽ phải học tập trung, chấp hành nghiêm mọi nội quy đã

được đề ra. Trong suốt quá trình học tập, lao động không được tự ý nghỉ (trừ trường hợp đặc biệt). Khi đạt chứng chỉ tiếng Nhật, lao động sẽ được giới

thiệu đơn vị y tế tại Nhật Bản để thảo luận, tìm kiếm việc và phải chấp hành sự phân công của cơ sở tiếp nhận).Với lại các lao động trong lĩnh vực này tỉnh

Vĩnh Long vẫn còn thiếu, nên tại địa phương vẫn có khả năng tìm được việc, và nhà chức trách rất hạn chế trong việc đưa lao động nhóm này ra nước

ngoài, vì vậy mà số lượng xuất khẩu trong nhóm ngành này còn ít.

Riêng nhóm ngành giúp công việc nhà, năm 2010 có số lượng khá nhiều lao động tham gia 60 lao động, sau đó giảm liên tục (năm 2011 chỉ còn 55 lao

động, chỉ đạt được con số 43 trong năm 2012), đến 6 tháng đầu năm 2013chỉ có 5 lao động tham gia), điều này cho thấy tiềm năng của nhón ngành nghề này đang giảm và sẽ còn giảm nữa. Nguyên nhân là do nhu cầu của nhà tuyển

dụng đối với công việc này là có hạn, một hộ gia đình chỉ cần một người là đủ,

bên cạnh đó tình hình kinh tế thế giới ngày càng khó khăn nên người dân bản địa ở các nước nhập khẩu lao động cố giảm chi phí đến mức thấp nhất, thêm

vào đó nhóm việc này ít được sự quan tâm của lao động tỉnh Vĩnh Long vì có lương khá thấp. Thêm vào đó, lao động của Vĩnh Long trong ngành này rất

hạn chế về tay nghề so với các nước khác (đặc biệt là Philippin), nên không

được các ưa chuộng.

Những nhóm ngành khác bao gồm: nông-lâm-ngư nghiệp, xây dựng,

thực phẩm,…cũng có khá ít lao động tham gia (năm 2010 có tất cả 80 lao động xuất khẩu trong nhóm công việc này, hai năm tiếp theo giảm liên tục đến năm 2012 chỉ còn 39 lao động và tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013thì

không có lao động nào tham gia nhóm này), do thông tin về các lĩnh vực này ở các nước nhập khẩu lao động vẫn còn hạn chế, bên cạnh đó lao động của tỉnh

khi quyết định đi XKLĐ thì điều quan tâm lớn nhất là thu nhập, mà nhóm ngành này cũng giống như lao động làm việc nhà tiền lương khá thấp. Ngoài ra, ở những nước mà tat ham gia XKLĐ phát triển công nghiệp là chủ yếu nên nhu cầu lĩnh vực này còn ít.

Mỗi thị trường sẽ có nhu cầu khác nhau đối với từng ngành nghề, số lượng tham gia khác nhau trong cùng một ngành nghề của các quốc gia tạo nên cơ cấu của một ngành nghề sẽ khác nhau giữa các quốc gia. Mỗi nhóm

ngành lại có sức hút khác nhau đối với lao động tham gia XKLĐ, hình thành

nên cơ cấu ngành nghề khác nhau trong cũng một quốc gia. Nhưng nhìn chung tất cả các quốc gia nhập khẩu lao động nước ta có tỷ lệnhóm công việc cơ khí, điện tử, máy công nghiệp, luôn chiếm hơn 50%. Ngành giúp việc nhà thì Nhật

Bản không thuê động trong nhóm này, Hàn Quốc và Đài Loan là hai thị trường có nhiều lao động xuất khẩu làm công việc giúp việc nhà. Nhật Bản là quốc gia duy nhất có thuê lao động làm trong ngành hộ lý/y tá, nhóm ngành giúp việc nhà chỉ có lao động của tỉnh tham gia ở hai thị trường Malaysia và Hàn Quốc. Những ngành nghề mà lao động của tỉnh Vĩnh Long tham gia ở thị trường Malaysia không được đa dạng (chủ yếu là các ngành nghề truyền thống

củatỉnh như: cơ khí điện tử, máy công nghiệp và giúp việc nhà). Bảng4.14: Cơ cấu ngành nghề theo từng thị trường

Đơn vị: % Nước Nghành nghề 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013

Hàn Quốc

Cơ khí điện tử 44,11 44,33 38,79 100,00

Giúp việc nhà 17,65 16,67 17,24 0,00

Máy công nghiệp 23,53 26,33 32,33 0,00

Khác 14,71 12,67 11,64 0,00

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nhật Bản

Cơ khí điện tử 60,59 61,11 62,23 70,10

Hộ lý/ y tá 0,00 0,00 12,23 9,28

Máy công nghiệp 20,59 22,22 19,16 20,62

Khác 18,82 16,67 6,38 0,00

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Đài Loan

Cơ khí điện tử 0,00 46,16 50,00 41,67

Giúp việc nhà 0,00 23,08 18,75 25,00

Máy công nghiệp 0,00 15,38 31,25 0,00

Khác 0,00 15,38 0,00 33,33

Tổng 0,00 100,00 100,00 100,00

Malaysia

Cơ khí điện tử 60,00 71,43 50,00 40,00

Giúp việc nhà 0,00 28,57 0,00 20,00

Máy công nghiệp 40,00 0,00 50,00 40,00

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Ở thị trường Nhật Bản nhóm ngành cơ khí, điện tử luôn chiếm hơn 60%, đặc biệt tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này lên đến 70,10%, nhóm ngành máy công nghiệp ở Nhật cũng chiếm một tỷ lệ cao luôn xấp xỉ hay cao hơn 20%, trong năm 2011 lên đến 22,22% trong tổng số lao động đi

xuất khẩu, do Nhật Bản là một nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển, luôn chiếm những vị trí cao trong lĩnh vực cơ khí điện tử, nên nhu cầu lao động trong nhóm ngành này cao, thêm vào đó lao động tỉnh rất thích làm việc

trong lĩnh vực này ở Nhật vì có mức lương rất cao. Thị trường Nhật Bản cũng

là thị trường duy nhất có lao động của tỉnh làm việc trong lĩnh vực hộ lý/y tá từ năm 2012 đến nay (chiếm 12,23% vào năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 còn 9,28%); đây là nhóm ngành có bước tuyển chọn rất gắt gao, phía Nhật chỉ

tiếp nhận những lao động có đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn và đi XKLĐ dạng tu nghiệp sinh (vừa học vừa làm), đặc biệt phải có kinh nghiệm. Điều đáng chú ý là hiện nay, có 15 quốc gia đi XKLĐ ở dạng này, và Trung Quốc là người đứng đầu về số lượng, tiếp theo là nước ta, và tỉnh Vĩnh Long

cũng là một đối tác khá ưng ý của phía Nhật Bản. Đây là một nhóm ngành rất

tiềm năng do người Nhật đánh giá rất cao về thái độ làm việc của tu nghiệp

sinh Việt Nam, nhất là sau khi Nhật Bản gánh chịu thảm họa động đất, sóng

thần hồi đầu năm nhưng tất cả thực tập sinh của ta không bỏ chạy về nước,mà

đều ở lại Nhật cùng khắc phục hậu quả, cũng xuất phát từ thực tế là dân số

Nhật Bản đang già đi nên nhu cầu tiếp nhận y tá và điều dưỡng của họ rất cao. Nhìn chung lao động của tỉnh Vĩnh Long sang Hàn Quốc tham gia ở hầu

hết tất cả các ngành nghề, nhưng số lượng nhiều nhất ở nhóm cơ khí điện tử

(tỷ lệ cao nhất vào năm 2011 là 44,33%, và tất cả lao động đi xuất khẩu Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm nay điều làm việc ở nhóm ngành cơ khí); tiếp

theo là máy công nghiệp, luôn có chiếm tỷ lệ cao hơn các thị trường khác, so

với các năm khác nhau thì năm 2012 là năm mà nhóm này chiếm tỷ lệ cao

nhất lên đến 32,33%. Hàn Quốc cũng là một trong những nước rất phát triển trong lĩnh vực điện tử, ngành công nghiệp của xứ sở kim chi nà cũng rất phát

triển cần có nhiều lao động tham gia. Cũng là nguyên nhân chủ yếu là lao

động của Vĩnh Long thích làm việc ở Hàn Quốc cũng như thích làm trong lĩnh

vực cơ khí, điện tử, máy công nghiệp là thu nhập rất cao. Đặc biệt, tỷ lệ lao động của tỉnh Vĩnh Long được thuê làm việc nhà khá cao ở Hàn Quốc, năm

2010 có 17,56% trong tất cả số lao động đi Hàn Quốc, mặc dù năm 2011 có

giảm (còn 16,67%), nhưng đến năm 2012 đã tăng lên mức 17,24%, tính đến

thời điểm sáu tháng đầu năm nay chưa có lao động nào của tỉnh xuất khẩu

sang thị trường này mà làm công việc giúp việc nhà. Nhu cầu ở Hàn cao đối

với ngành nghề này là do, họ quá bận rộn với lại người phụ nữ bản địa đã có một trình độ học vấn nhất định thì họ chỉ muốn làm kinh tế không thích tham

gia làm việc nhà. Thêm vào đó, kinh tế của Hàn Quốc cũng khá phát triển, vì vậy mà đời sống con người ở đây trở nên cao hơn nên công việc nhà trở nên

nhàm chán đối với họ. Lao động Vĩnh Long được đánh giá siêng năng, cần cù, và rất khéo tay, chịu khó, đặc biệt là lao động nữ nên rất thích hợp.

Cũng vào năm 2012 thì có 50% số lao động xuất khẩu sang Malaysia

làm việc trong lĩnh vực máy công nghiệp, cũng là năm mà nhóm ngành này

đầu năm 2013 chỉ chiếm 40%, năm 2011 không có lao động nào xuất khẩu

sang Malaysia làm ở lĩnh vực máy công nghiệp), các năm khác ở quốc gia Hồi

giáo này thì nhóm ngành cơ khí, điện tửvẫn là chủ lực, luôn chiếm tỷ lệ cao (đặc biệt là năm 2011 lên đến 71,43%). Đây được coi là một thì trường đầy

tiềm năng, nhưng do còn quá xa lạ với lao động của tỉnh Vĩnh Long nên hầu

hết các lao động xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn làm việc trong các

nhóm ngành nghề truyền thống từ lâu của tỉnh là cơ khí điện tử, máy công

nghiệp là chủ yếu.

Thị trường Đài Loan, mặc dù có môi trường làm việc khá giống ở Việt Nam, nhưng từ lâu thì người dân của tỉnh Vĩnh Long vẫn có cái nhìn không

được tốt đối với người dân bản địa của nước này sau những vụ cô dâu Việt

Nam bị hành hạ ở đây, thu nhập thì không được cao, chi phí đi lại rất đắc nên không thu hút nhiều lao động tham gia, và lao động xuất khẩu vào thị trường

này cũng chỉ tham gia vào các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất là chủ yếu. Năm 2012, thì đã có 50% số lao động xuất vào thị trường này làm việc trong nhóm cơ khí, điện tử, và 31,25% làm trong lĩnh vực máy công nghiệp. Riêng công việc giúp việc nhà ở thị trường này thì ngày một nhiều lao động bay hơn, năm 2011 chỉ có 23,08%, nhưng đến 6 tháng đầu năm nay đã có 25% số lao động xuất sang Đài Loan làm việc nhà. Do đa số phụ nữ của tỉnh ra nước

ngoài làm việc đều cần cù, tiếp thu nhanh và không ngại khó. Tuy nhiên, lại có chuyên môn, kỹ thuật thấp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)