Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaixia những năm gần đây

11 485 1
Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaixia những năm gần đây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaixia những năm gần đây

1 MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia đang phát triển có cơ hội phát huy nội lực và tiếp cận nhanh chóng với những ngoại lực tiên tiến, trong đó quan trọng nhất là vốn, công nghệ, tri thức, quản lí cho việc phát triển kinh tế. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển như Việt Nam nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Xu hướng phân công lao động quốc tế đang chuyển từ phân công lao động theo chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, với nội dung là phân công theo bộ phận cấu thành nên sản phẩm.Vì thế, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho các nước phát triển sử dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ (đặc biệt là lao động chất xám) của các nước đang phát triển và giảm bớt các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Những công việc chỉ cần lao động giản đơn, được trả công thấp, người dân bản địa không làm, cho nên những nước này vừa có tình trạng thất nghiệp vừa thiếu lao động. Từ đó hình thành dòng nhập và xuất khẩu lao động. Bài tiểu luận: “Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaixia những năm gần đây” sẽ đưa ra đặc điểm cơ bản và tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam đến một số thị trường chính. Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 2 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG MALAIXIA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1. Tình hình về lực lượng lao động củaViệt Nam hiện nay Bảng 1: Một số chỉ tiêu về lực lượng lao động của Việt Nam qua các năm Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%) 2011/2010 2010/2009 1 Dân số (nghìn người) 86 025 86 933 87 840 1.04 1.06 Nam 42 523 42 986 43 445 1.07 1.09 Nữ 43 502 43 947 44 395 1.02 1.02 2 Dân số trên 15 tuổi (nghìn người) 64 436 65 711 67 121 2.15 1.98 Nam 31 233 31 873 32 630 2.38 2.05 Nữ 33 203 33 838 34 491 1.93 1.91 3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên (%) 3.1 Giới tính 100 100 100 Nam 51.3 51.4 51.5 0.19 0.19 Nữ 48.7 48.6 48.5 -0.21 -0.21 3.2 Thành thị/Nông thôn 100 100 100 Nam 28.4 28 29.7 6.07 -1.41 Nữ 71.6 72 70.3 -2.36 0.56 3.3 Nhóm tuổi 100 100 100 15-19 7.2 6.8 6 -11.76 -5.56 20-39 50.1 50.4 48.3 -4.17 0.60 40-49 22.7 22.5 23.4 4.00 -0.88 50-59 13.9 14.2 15.5 9.15 2.16 60+ 6.1 6.1 6.8 11.48 0.00 Theo số liệu thống kê dân số Việt Nam tính năm 2011 là 87.840 người, là một nước đông dân thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong những nước đông dân nhất thế giới. Theo báo cáo thì dân số của nước ta đã đạt đến “cơ cấu dân số vàng” với tỉ trọng dân số dưới độ tuổi lao động chiếm khoảng 23%, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 68% và dân số trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 9%. Điều đó cho thấy nước ta đang sở hữu một lực lượng lao động tương đối dồi dào và đây cũng chính là tiềm năng lớn để phát triển đất nước. Tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Đến thời điểm 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việc làm và 1,05 triệu người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước,nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48,5% nữ giới so với 51,5% nam giới) Theo kết quả Tổng điều tra dân số, trong vòng 30 năm qua, tỷ trọng nữ giới chiếm trong lực lượng lao động thay đổi rất ít (TĐT 1989: 48,8%; TĐT 1999:48,2%, TĐT 2009: 48,0%). Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 3 Bảng 2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của lao đông Việt Nam qua các năm Stt Trình độ CMKT Tỷ trọng % Quy đổi hệ số 2009 2010 2011 2009 2010 2011 1 Không có trình độ CMKT 82.4 85.3 84.4 2 Dạy nghề 6.3 3.8 4 1.55 0.99 0.97 3 THCN 4.4 3.5 3.7 4 Cao đẳng 1.7 1.7 1.8 1 1 1 5 Đại học 5.2 5.7 6.1 Kết quả điều tra Lao động Việc làm năm 2011 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,6% tổng lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước tatrẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nước có hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nào đó. Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Trình độ chuyên môn kỹ thuật đang dần thay đổi với tỷ lệ thầy và thợ thay đổi qua các năm. Hiện nay tỷ lệ thầy:thợ xấp xỉ 1:1. Điều này cho thấy một thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, vấn đề thừa thầy, thiếu thợ đang trở nên nhức nhối. Đánh giá chung về lực lượng lao động của nước ta: Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn cần cù và có khả năng nắm bắt công việc nhanh, có thể nói thương hiệu “lao động Việt Nam” đã và đang được đánh giá cao trên thị trường lao động quốc tế. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên rõ rệt, hiện nay nước ta tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta chiếm khoảng hơn 25% trong đó tỉ lệ qua đào tạo chuyên môn kỹthuật chiếm khoảng 15,6% lực lượng lao động. Điều này chứng tỏ rằng lực lượng lao động Việt Nam ngày càng được củng cố về chất lượng. Tuy vậy lực lượng lao động nước ta còn gặp một số hạn chế như sau: Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý, quá chú trọng đào tạo thầy, bỏ quên đào tạo thợ.Điều này phản ánh chất lượng lao động của Việt Nam so với các nước khác là còn thấp, nếu không được cải thiện thì sẽ không đủ sức cạnh tranh trong tương lai. Lực lượng lao động nước ta chưa có tác phong công nghiệp còn thấp, tính kỷluật trong quá trình làm việc chưa cao. Năng suất lao độnglao động Việt Nam tạo ra thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Nhìn chung, nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển tương đối cao tuy nhiên lao động nước ta còn yếu về kỹnăng và trình độ lao động, một cơ cấu lao động bất hợp lý nên đã tạo ra một khó khăn lớn trong quá trình giải quyết việc làm. Trong tương lai Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 4 nếu không được khắc phục thì nguồn nhân lực không còn là điểm mạnh của nước ta trong quá trình phát triển đất nước. 1.2. Vài nét về đất nước Malaixia Malaixia là quốc gia có diện tích 329.847 km 2 , đứng thứ 66 trên thế giới; Dân số của Malaixia là khoảng 28 triệu người, đứng thứ 43 trên thế giới. Tại Malaixia có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, thời tiết giống như thành phốHồ Chí Minh của Việt Nam.Ngôn ngữ chính thức tại Malaixia là tiếng Malay. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi tại đây. Đồng tiền tại Malaixia là Ringgit. Malaixia là nước nhập khẩu lao động hàng đầu châu Á với hơn 2 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Việt Nam, chiếm 20% lực lượng lao động nước này. Hiện có khoảng 140 doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaixia và đã có khoảng 200.000 lượt lao động sang làm việc tại Malaysia. Các lao động tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Lao động Việt Nam được giới chủ người Malaixia đánh giá cao về tính cần cù, chịu khó, tiếp thu công việc nhanh, muốn làm việc nhiều hơn, cố gắng hòa nhập với cộng đồng lao động nước sở tại. Đây là thị trường lao động cho thu nhập trung bình, không hạn chế số lượng, chi phí thấp phù hợp cho lao động nông thôn có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. 1.3. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaixia Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2011 Việt Nam đưa được 88.298 lao động đi làm việc ở nước ngoài., so sánh với các năm trước trong bảng dưới đây. Bảng 3: Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaixia Đơn vị tính: người Thị trường 2009 2010 2011 Tốc độ tăng (%) 2011/2010 2010/2009 Tổng số 65.531 85.564 88.298 +3,20 +30,57 Hàn Quốc 4.837 8.628 12.599 +46,02 +70,34 Malaixia 2.792 11.741 9.195 -27,69 +420,52 Tỷ trọng Malaixia/tổng (%) 4,26 13,72 10,41 Hiện Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và đều đặn không quá con số 10. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động sang Malaixia đầu năm 1994, tính đến nay đã có hơn 200.000 lượt lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaixia. Thị trường Malaixia là một thị trường dễ tính, cần nhiều lao động phổ thông, không cần tay nghề cao. Các ngành chủ yếu là Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 5 điện, điện tử, dệt may, dịch vụ… Vì là thị trường dễ tính, không đòi hỏi tay nghề nên thu nhập của người lao động cũng không cao và hết sức vất vả. Đầu năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp Malaixia sa thải hàng loạt công nhân, đồng thời Chính phủ Malaixia ban hành lệnh cấm tuyển lao động nước ngoài để ưu tiên việc làm cho người dân trong nước. Điều này khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu lao độngViệt nam sang Malaixia lao đao. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm, thị trường này đã ấm trở lại. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng đến làm việc. Số liệu thống kê của cơ quan này cho biết, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đang gia tăng ở hầu hết các ngành nghề tại Malaixia. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2009, cả nước đưa được khoảng 70.000 lao động đi làm việc nước ngoài, đạt 80% kế hoạch. Trong đó, Malaixia chỉ đưa được chưa đến 3.000 lao động. Ngoài nguyên nhân do khủng hoảng tài chính khiến thị trường lao động bị thu hẹp, còn nguyên nhân nữa khiến lao động đưa đi Malaixia sụt giảm nghiên trọng vẫn là tâm lý của người lao động đó là chê thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn coi Malaixia là thị trường trọng điểm năm 2010, 2011. Năm 2010, kinh tế Malaixia đang từng bước phục hồi, nhu cầu tiếp nhận lao động cũng được tăng lên đáng kể. Chính phủ Malaixia đã thành lập một tổ công tác đặc biệt khảo sát nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực (điện, điện tử, cơ khí, dệt may và chế biến thủy sản) và các hiệp hội sản xuất đã yêu cầu Chính phủ xem xét nhu cầu thực tế của các ngành này trong việc tiếp nhận lao động. Sau thời gian đình trệ vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường lao động Malaixia đã có dấu hiệu hồi phục với bằng chứng là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam nhận được nhiều đơn đặt hàng của phía Malaixia. Tính đến cuối năm 2010, theo số liệu thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội, Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc nước ngoài (vượt chỉ tiêu đề ra 85.000 trong năm 2010). Trong đó, thị trường Malaixia là 11.741 lao động tăng gấp 4 lần so với năm 2009. Hiện có khoảng 28.000 chỗ làm đang chờ lực lượng lao động nước ngoài. Đây vẫn là thị trường lớn của lao động xuất khẩu Việt Nam Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại Malaixia có mức lương cơ bản khoảng 21RM/ngày. Cộng với các khoản tiền làm thêm giờ, thu nhập của người lao động cũng đạt khoảng từ 750RM/tháng trở lên. Đây là mức thu nhập mà người lao động Việt Nam chấp nhận được ở thời điểm đó. Lao động Việt Nam được người sử dụng lao động Malaixia đánh giá tốt về tính cần cù, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, chịu khó làm thêm giờ. Nhiều lao động Việt Nam tích cực học tiếng Malaixia, tiếng anh. Nhưng năm 2011 Malaixia không còn là thị trường nóng cho sự lựa chọn của lao động Việt Nam. Lý do của điều này là có nhiều thị trường khác hấp dẫn hơn với mức lương cạnh tranh hơn. Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 6 1.4. Những hạn chế của xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaixia Về chất lượng lao động là một điều rất được quan tâm của lao động Việt Nam, lao động nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề, không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp. Điều này trở thành một bất lợi lớn cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài. Như ta đã biết trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài là rất thấp, chúng ta chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kỹthuật. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác. Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, lao động của nước ta chỉ đủ sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, làm việc trong các nhà máy còn các công việc như đi biển, xây dựng thì chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là một trong những trở ngại cho lao động Việt Nam. Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém. Những mâu thuẫn trong lao động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động Việt Nam. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Kỷ luật lao động là một điều mà đã gây ra tai tiếng cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài. Lao động nước ta khi làm việc ở các nước sở tại đều thiếu kỷluật và thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động. Bằng chứng là rất nhiều lao động nước ta làm việc tại Malaixia thường xuyên bị tai nạn lao động kể từ năm 2004 trở lại đây. Nguyên nhân chính của những vấn đề nêu ở trên là do: người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn là chưa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề. Cuộc sống làm nghề nông ở một nước còn kém phát triển như Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp. Nhiều người trong số họ còn chưa học hết phổ thông. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả miễn là kiếm được tiền cao. Bên cạnh đó tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề trong công tác quản lý xuất khẩu lao động. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có văn phòng đại diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động của mình điều đó chứng tỏ phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Đó là chưa kể tại một số thị trường, các doanh nghiệp chỉ biết tạo nguồn trong nước, thu phí, bàn giao lao động và… hết trách nhiệm. Chính vì thế mới xảy ra chuyện lao động Việt Nam tại nước ngoài không có “người quản lý” dẫn tới việc sống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nước cũng chẳng có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Trong thời gian ngắn gần đây, có hàng trăm lao động Việt Nam đi Trung Đông làm việc bị trục xuất về nước vì vi phạm pháp luật. Một số khác thì bị bắt, bị phạt tù vì nấu rượu, đánh nhau và ăn cắp. Nghịch lý là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang tìm mọi cách mở rộng thị Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 7 trường thì người lao động của ta lại vô tư phá. Trước khi lên đường đến các nước ở khu vực Trung Đông làm việc, phần lớn lao động Việt Nam đều được học giáo dục định hướng, trang bị kiến thức về luật pháp, lối sống nghiêm khắc ở xứ sở đạo hồi. Đó là cấm uống rượu, nấu rượu và chọc ghẹo phụ nữ,… Thế nhưng, vừa chân ướt chân ráo đến đây nhiều lao động của ta đã phá rào – ngang nhiên nấu rượu và chè chén say sưa. Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao (khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động xuất khẩu vẫn còn. Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 của Chính phủ đang được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng, thì siết chặt quản lý, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được đặt ra cấp thiết. Ngoài ra vẫn còn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của nước ta còn hạn chế. Hiện nay nước ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào việc xuất khẩu lao động ở các thị trường truyền thống và chưa có sự phát triển những thị trường mới trong bối cảnh mà thị trường truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp. Nhiều thị trường nhiều tiềm năng như Anh, Mỹ, Canada, Pháp… nhưng chưa được chúng ta quan tâm và khai thác nên có tình trạng lao động Việt Nam đang dẫm chân lên nhau tại nhiều thị trường truyền thống. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn có thái độ trông chờ, ỷ lại vào đối tác. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về quản lý lao động, chưa chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển chọn, đào tạo, định hướng nhằm bảo vệ người lao động làm việc tại nước ngoài. Hoạt động đưa lao động xuất khẩu ở nước ngoài đang là một bức tranh với hai màu trắng đen đối lập. Một tình trạng khiến cho hình ảnh các công ty xuất khẩu lao động đang ngày càng xấu đi trong mắt người lao động đó là hiện tượng ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp lừa đảo và thủ đoạn môi giới lừa đảo, tuyển dụng ngày càng tinh vi, phức tạp. Trong thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Một số tổ chức, cá nhân đã nhập nhằng lập nên những cái gọi là “trung tâm” hoặc “công ty cung ứng lao động”, mượn danh pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động có chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo người lao động. Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao đang thực hiện thí điểm đặc biệt là ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Malaixia, Nhật Bản, Australia, Canada, Mỹ… Đáng chú ý là hơn 80% số vụ lừa đảo đều nhắm vào lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin về xuất khẩu lao động chưa đến được với mọi người lao động, phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan đơn vị nào để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài. Ở một số địa phương, công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 8 kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo người lao động. Bên cạnh đó, việc mở nhiều chi nhánh, trung tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Chính vì thế, các cơ quan quản lý chưa nắmtình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Từ đó, có phương hướng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh kịp thời để công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao hơn. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực này chưa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường lao động nước ngoài làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như phổ cập hiểu biết cho người dân về xuất khẩu lao động. Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế và thường đi sau thực tế. Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thường rườm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của của người lao động. Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả. CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG MALAIXIA Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 9 2.1. Giải pháp vĩ mô Cơ quan chức năng hai nước tiếp tục hợp tác để tìm ra các giải pháp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, đặc biệt là để giảm chi phí cho người lao động trước khi đi làm việc tại Malaixia; tăng cường công tác thanh kiểm tra, quản lý doanh nghiệp hai bên (doanh nghiệp tiếp nhận của Malaixia và doanh nghiệp cung ứng của Việt Nam) và xử lý các vi phạm trong hoạt động cung ứng và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaixia. Phía Malaixia tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam cử cán bộ đại diện thường trực ở Malaixia để hỗ trợ người sử dụng lao động trong công tác quản lý lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động do doanh nghiệp đưa đi, không để vụ việc kéo dài ảnh hưởng đến bản thân người lao động, doanh nghiệp và dư luận xã hội. Lý do cần phải có cán bộ đại diện của doanh nghiệp Việt Nam tại Malaixia để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận của Malaixia trong công tác quản lý lao động là do lao động Việt Nam bị hạn chế về mặt ngôn ngữ, nên thường gặp khó khăn trong giao tiếp với người sử dụng lao độnglao động các nước khác, dẫn đến phát sinh vụ việc do hiểu sai xuất phát từ ngôn ngữ bất đồng. Phía Việt Nam cần có những chính sách mở cho người lao động đi xuất khẩu lao động về việc vay vốn, đào tạo và các thủ tục hành chính. Đặc biệt cần quản lý việc hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đảm bảo không có sự vi phạm pháp luật của nước sở tại và Việt Nam. 2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp Việt Nam Để ngăn ngừa tình trạng một số doanh nghiệp sử dụng lao động chưa đảm bảo cơ sở vật chất để tiếp nhận lao động: điều kiện ăn ở kém, không hợp vệ sinh; điều kiện làm việc chưa đảm bảo an toàn lao động,… dẫn đến phát sinh nhiều khiếu kiện của người lao động, các doanh nghiệp Việt Nam cần khảo sát kỹ các điều kiện tiếp nhận lao động, phối hợp với doanh nghiệp tiếp nhận chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi đưa lao động đi. Một số doanh nghiệp tiếp nhận không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng và trong các cam kết khi thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp nhận lao động Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaixia. Khi người lao động sang làm việc, có nhiều trường hợp phải ký hợp đồng với các điều kiện khác với các điều kiện đã cam kết trong hồ sơ gửi Đại sứ quán và trong hợp đồng ký với doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động làm việc với đối tác để yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng. Nếu không giải quyết được, phải báo cáo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaixia và các cơ quan có thẩm quyền của Malaixia để can thiệp. Các doanh nghiệp Việt nam đưa lao động đi cần theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp tiếp nhận kịp thời làm các thủ tục gia hạn giấy phép cho người lao động. Cần làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo người lao động để người lao động sang làm việc tại Malaixia đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động; không vi phạm pháp luật, quy định và các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 10 Luôn ý thức được vai trò của trung gian, giúp đỡ người lao động trong mọi vấn đề khi cần thiết, bảo vệ quyền lợi của người lao động. 2.3. Giải pháp về phía người lao động Chủ động học tập, nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn trước và trong khi làm việc tại nước nhập khẩu. Chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian. Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ động đầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Namcủa các nước đến làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc tế. MỤC LỤC Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD . chuyển từ phân công lao động theo chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, với nội dung là phân công theo bộ phận cấu thành nên sản phẩm.Vì thế,. xuất khẩu lao động tại Việt Nam đến một số thị trường chính. Nguyễn Thị Thanh NgaNhóm 5 Lớp CH K9A QTKD 2 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT

Ngày đăng: 11/07/2013, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan