Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việckhuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thịtrường lao động nhằm tạo việc là
Trang 1Luận văn Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn
2007 - 2011
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh
tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 –
1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 Trong thời gian gần đâynền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấuhiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn
Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này
Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động Nắm bắt được thời
cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêuphương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người laođộng Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triểncủa nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vựcđối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước Tuyvậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề,ngoại ngữ, kĩ luật lao động… Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp,người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên Chính vì thế
em xin chọn đề tài : “Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011”
để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ thực trạng, nguyên nhân cho vấn đềxuất khẩu lao động Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 để từ đó đề ra các giải pháp chocác giai đoạn sau
3 Đối tượng và phạm vi
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh cả nước Việt Nam và đối tượng là lực lượnglao động ra nước ngoài làm việc trong những năm gần đây bằng các hình thức vàkhông trái với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tài liệu có được từ việc thống kê tổng kết vấn đề xuất khẩu laođộng của nhiều nguồn khác nhau kết hợp hai phương pháp diễn giải và quy nạp để làm
rõ mục tiêu đã đặt ra
Trang 3PHẦN NỘI DUNG Chương 1
Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua, bán hàng hoá sức lao động nội địa chongười sử dụng lao động nước ngoài
Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ quan,
tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước
Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵnsàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài
Hoạt động mua, bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sửdụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụnglao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương (tiền công).Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người laođộng, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thoả thuận)theo ý muốn của mình
Nhưng hoạt động mua, bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ mua,bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động.Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới - quan hệ lao động Và quan hệ lao động
sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bịxoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của hai bên
Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việckhuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thịtrường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theoquy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc
tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sựquan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp
và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động xuấtkhẩu lao động
Trang 41.2 Các hình thức xuất khẩu lao động
Theo điều 6 của Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cáchình thức sau đây :
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạtđộng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp đượcphép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúngthầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tậpnâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thứcthực tập nâng cao tay nghề;
- Hợp đồng cá nhân
1.2.1 Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài
Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài cũng có quy định đối với những doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưangười lao động đi làm việc ở nước ngoài tại điều 8 và 9 như sau :
- Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghềkinh doanh có điều kiện
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài(sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định củaChính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt độngdịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Doanh nghiệp có đủ cácđiều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép:
+ Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người laođộng trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên
Trang 5trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài;
+ Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệmtrong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt độngtrong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
+ Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ
- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưangười lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưangười lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.2 Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh
nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài
Theo điều 28 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài quy định điều kiện đưa người lao động đi làm việc tạicông trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài nhưsau :
- Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép;
- Người lao động được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài phải có Hợpđồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
- Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các công trình, dự án mà doanhnghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài;
- Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương ántài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng;
- Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài chodoanh nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà ngườilao động đến làm việc
1.2.3 Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ
chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài
Theo điều số 31 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động được đưa đi làm việc tại cơ sở sản
Trang 6xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài khi có đủ các điềukiện sau đây :
- Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép;
- Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do
tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài;
- Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương ántài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng;
- Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất,kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài phù hợp với phápluật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam
1.2.4 Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực
tập nâng cao tay nghề
Theo điều số 34 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài thì Doanh nghiệp được đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề khi có đủ các điều kiện sauđây:
- Có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợpđồng nhận lao động thực tập) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luậtnày và đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thựctập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập)quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật này; người lao động được doanh nghiệpđưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệptheo quy định của pháp luật về lao động;
- Ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tậpnâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp;
- Có tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định củaChính phủ
Trang 71.2.5 Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài
Theo điều số 31 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài thì tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Là tổ chức sự nghiệp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lãnh đạo điều hành tổ chức sự nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên,
có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp
là hoạt động phi lợi nhuận
Trang 8Chương 2 Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011
2.1 Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, lao động Việt Nam đã được xuất khẩu ra khá nhiều nướctrên thế giới Cho dù kinh tế thế giới trong gia đoạn khó khăn nhưng trong năm 2011vừa qua số lượng người lao động xuất khẩu ra nước ngoài đã đạt 101,15% đề ra, tăng2,9% so với năm 2010 Trước đó trong 3 năm, từ 2006 đến 2008, gần 250.000 laođộng được đưa đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm khoảng 83.000 người,chiếm 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm
Trong năm 2011, sự kiện ở Libya cũng khiến cho hơn 10.000 lao động Việt Namphải quay về nước và tất nhiên cũng không thể đưa thêm lao động sang thị trường này.Một số thị trường lao động ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,Lào vẫn chiếm một số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta, với khoảng hơn200.000 người đang lao động tại thị trường này Một số thị trường mới tiềm năng ởTrung Đông hay Úc, New Zealand, và một số nước châu Âu
Các lao động xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước, có điều kiện học hỏi nângcao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân, giúp ích nhiều cho nền kinh tế Nhưng sau khi
về nước, nhiều người không được bố trí vào công việc phù hợp để tận dụng vốn kỹnăng và kinh nghiệm quý giá của mình tích lũy được khi xuất ngoại Đây cũng là một
điều rất đáng tiếc, lãng phí khả năng của lao động xuất khẩu
SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
THỜI KÌ 2007 - 2011 NĂM SỐ LAO ĐỘNG ( người)
Trang 9gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bảnhơn 300 triệu USD Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượngkiều hối chuyển về nhiều nhất là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩulao động.
2.1.1 Những thành tựu đạt được trong các năm
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010 Trong đó, dân số nam là 43,47 triệu người,chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5% Đối vớimột nước dân số trên 87 triệu dân, với trên một nữa là số người trong độ tuổi lao động,nhưng số người thất nghiệp ở thành thị năm 2011 lên đến 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làmcủa lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%,khu vực nông thôn là 3,96% thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làmcho người lao động rất có ý nghĩa Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lạinguồn thu nhập cho đất nước Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện cho người lao động họchỏi được những kinh nghiệm làm việc trong nền công nghiệp, nâng cao tay nghề và tácphong làm việc cho người lao động Những người này, với những kinh nghiệm họchỏi được cùng với số vốn mà họ tích lũy được sau khi hoàn thành hợp đồng sẽ trở vềquê hương đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phầnxóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Vì vậy, xuấtkhẩu lao động là một hình thức đang được Đảng và nhà nước rất quan tâm Trong mấynăm gần đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên rõ rệt về cả chấtlượng và số lượng
Theo thông tin từ Hiệp Hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (trang thông tin điện tử
- Bộ lao động - Thương binh và xã hội ngày 20/2/2008), trong năm 2007, Hiệp hộibiểu dương 19 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc đưa lao động đi làm việc
ở nước ngoài Trong đó công ty AIC đã xuất khẩu trên 5.000 lao động, còn lại cáccông ty khác đã đưa được hơn 1.000 lao động / năm như các công ty TRAENCO, công
ty TTLC…Đạt được kết quả trên, những công ty này, trong năm phải vượt qua rấtnhiều khó khăn như thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, nguồn tuyển lao động khanhiếm, đã góp phần cùng 150 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của cả nước đưa đượchơn 85 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài Trong năm 2007, Trung tâm Laođộng Ngoài nước đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được
Bộ giao về công tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài Đây là năm thứ hai Trung tâm phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức thành công
2 đợt kiểm tra tiếng Hàn cho hơn 16 nghìn lao động; phối hợp với các đơn vị liên quan
và các địa phương hướng dẫn người lao động thi đạt chứng chỉ làm hồ sơ dự tuyển và
Trang 10gửi hồ sơ qua mạng để chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn Tính đến ngày31/12/2007, Trung tâm đã đưa được 10.490 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc Chấtlượng lao động được tuyển chọn cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiếng Hàn và taynghề, tạo được uy tín đối với chủ sử dụng lao động trong những năm tới Ngoài ra, đơn
vị còn chủ trì, phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc và TrườngCao đẳng Kỹ thuật công nghệ tổ chức 4 đợt kiểm tra tay nghề, thể lực và phỏng vấncho 1046 lao động trong ngành xây dựng, trong đó có 465 người đã được lựa chọn kýhợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng lao động Cũng trong năm qua, Trung tâm đã tổchức 248 lớp học giáo dục định hướng cho 9867 lao động Việc giáo dục định hướngđược tổ chức ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đã giúp người lao động giảm chi phí đi lạitrong thời gian đào tạo và tiếp tục củng cố tiếng Hàn trong thời gian chờ xuất cảnh,nâng cao nhận thức của người lao động trước khi sang làm việc ở nước ngoài Bêncạnh công tác tuyển chọn và đưa lao động sang Hàn Quốc, Trung tâm cũng phối hợpvới Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanhnghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) tổ chức tốt việc tuyển chọn và đào tạo cho
tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo Bản Ghi nhớ giữa Bộ trưởng Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội và Chủ tịch IMM Japan ngày 11/10/2005 Nhờ đó, trongnăm đã đưa được 138 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo chương trình này, được phíabạn đánh giá cao, tạo cơ sở mở rộng chương trình với quy mô và số lượng lớn hơn(riêng năm 2008, chỉ tiêu Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 350 tu nghiệp sinh).Ngoài ra, Trung tâm cũng tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận thẩm định và xác nhận chogần 7000 lao động đi làm việc tại Đài Loan theo hợp đồng thứ hai Trung tâm cũngtiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầucông tác; tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâurộng đến các cơ quan chức năng và người lao động về Chương trình EPS, cảnh báo kịpthời những hành vi cò mồi, môi giới, lừa đảo người lao động Năm 2008, Trung tâmLao động Ngoài nước sẽ tập trung thực hiện tốt công tác tuyển chọn lao động; chútrọng công tác đào tạo, giáo dục định hướng nhằm nâng cao chất lượng lao động và tunghiệp sinh; đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian chờ xuất cảnh; phối hợp chặtchẽ với Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc để quản lý người lao động; đẩymạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quản lý tài chính, tăng cường công tác kiểm tra
và kiện toàn tổ chức bộ máy Những đóng góp của trung tâm trong thời gian qua là rấtđáng ghi nhận
Số lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan tiếp tục giữ vị trí thứ 2 tại thị trườngnày và hứa hẹn tiếp tục gia tăng Phía Đài Loan đang thực hiện cơ chế kiểm soát gắtgao đối với các trường hợp lao động bỏ trốn
Trang 11Lao động Việt Nam tại Đài Loan ngày tăng mạnh (Ảnh: CTV)Lãnh đạo Tổng cục lao động Ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội) cho biết, hiện nhu cầu nhân lực tại Đài Loan đang tiếp tục tăng lên do nền kinh tế
ở khu vực này đang phát triển khá mạnh mẽ Theo đó số lượng lao động nước ngoài tớilàm việc tại Đài Loan cũng gia tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu nhân lực
Cùng với nhu cầu nhân lực gia tăng mạnh mẽ, phía Đài Loan đã bắt đầu nới lỏngbiên độ “tổng lượng lao động nước ngoài” trên thị trường; Tổng số lao động nướcngoài tại Đài Loan đã tăng mạnh chưa từng có Theo thống kê của cơ quan lao độngĐài Loan trong 5 tháng đầu năm 2011, số lượng lao động nước ngoài tại Đài Loan tăngthêm xấp xỉ 22.500 lượt người, tăng hơn gấp 2 lần so với lượng gia tăng cùng kì nămngoái
Cơ quan chức năng dự đoán, con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng hàng tháng vàchắc chắn sẽ vượt ngưỡng 400.000 người trong tháng tiếp theo
Cũng theo báo cáo từ Cục quản lý lao động Ngoài nước về tình hình lao độngViệt Nam tại Đài Loan, tổng số lao động Việt Nam làm việc trong khu vực sản xuất tạiĐài Loan vẫn gia tăng mạnh
Cụ thể, tổng số lao động ta tại Đài Loan là 85.650 người, tăng 6.269 lượt người
kể từ đầu năm, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan vàchiếm 21,43% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại thị trường này Trong đó laođộng ngành sản xuất và xây dựng chiếm 29,63% thị phần ngành nghề; lao động chămsóc người bệnh tại bệnh viện và các cơ sở dưỡng lão tại Đài Loan hiện vẫn do phíaViệt Nam cung ứng là chủ yếu, chiếm 74,79% thị phần ngành nghề…
Trang 122.1.2 Những hạn chế
Mặc dù xuất khẩu lao động đã đạt được những thành tựu kể trên nhưng vấn đềnày vẫn tồn tại môt số hạn chế Công tác xuất khẩu lao động trong thời gian qua vẫnchưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng lao động trong nước So với các nướctrong khu vực thì số lượng lao động xuất khẩu lao động của nước ta vẫn còn nhỏ bé
Về chất lượng lao động là một điều rất được quan tâm của lao động Việt Nam,lao động nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề,không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp Điều này trở thành một bất lợi lớncho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài
Như ta đã biết trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nướcngoài là rất thấp, chúng ta chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đàotạo nghề, không có trình độ chuyên môn kĩ thuật Chính vì vậy mà thu nhập của ngườilao động Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác
Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, lao động của nước tachỉ đủ sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp,dịch vụ, làm việc trong các nhà máy còn các công việc như đi biển, xây dựng thì chưađạt yêu cầu Đây cũng là một trong những trở ngại cho lao động Việt Nam
Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém Những mâu thuẫntrong lao động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động ViệtNam Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độngoại ngữ
Kỉ luật lao động là một điều mà đã gây ra tai tiếng cho lao động nước ta khi làmviệc ở nước ngoài Lao động nước ta khi làm việc ở các nước sở tại đều thiếu kỉ luật vàthiếu nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động Bằng chứng là rất nhiều laođộng nước ta làm việc tại Malaysia thường xuyên bị tai nạn lao động kể từ năm 2004trở lại đây
2.1.3 Nguyên nhân của các hạn chế
Nguyên nhân chính của những vấn đề nêu ở trên là do: người lao động được đưa
đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn Những lao động này phầnlớn là chưa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề Cuộc sống làm nghề nông ởmột nước còn kém phát triển như Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phongchậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất côngnghiệp
Bên cạnh đó tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta còn tồn tại một số vấn đềtrong công tác quản lý xuất khẩu lao động Lao động Việt Nam tại nước ngoài không
Trang 13có “người quản lý” dẫn tới việc sống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nướccũng chẳng có cơ quan nào đứng ra giải quyết Ở một số thị trường truyền thống nhưHàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao( khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam Hiện tượng các
tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi xuấtkhẩu lao động vẫn còn
Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 của Chính phủđang được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người lao động Việt Nam
ra nước ngoài, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng, thì siết chặt quản lý,nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được đặt ra cấp thiết
Ngoài ra vẫn còn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu laođộng của nước ta còn hạn chế Hiện nay nước ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào việcxuất khẩu lao động ở các thị trường truyền thống và chưa có sự phát triển những thịtrường mới trong bối cảnh mà thị trường truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp.Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn có thái độ trông chờ, ỷ lạivào đối tác Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về quản lý laođộng, chưa chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển chọn, đào tạo, định hướngnhằm bảo vệ người lao động làm việc tại nước ngoài
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các
cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này
Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế và thường đisau thực tế
Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thường rườm rà, phức tạp gâymất nhiều thời gian và tiền của của người lao động
Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao độngđược tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả
2.1.4 Chính sách hỗ trợ người tham gia xuất khẩu lao động
Theo các doanh nghiệp, người lao động thuộc các huyện nghèo, người dân tộcthiểu số đi xuất khẩu lao động được Nhà nước hỗ trợ gần như 100% các chi phí liênquan theo tinh thần của quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về việc “hỗ trợ cáchuyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn2009-2020” Theo đó, người lao động được hỗ trợ 100% chi phí học nghề, học ngoạingữ; tiền ăn và được cấp 40.000 đồng sinh hoạt phí/ngày; tiền lưu trú 200.000
Trang 14đồng/người/tháng; các trang thiết bị như đồng phục, tiền tàu xe đi lại, chi phí làm hồ
sơ, khám sức khỏe, làm hộ chiếu cũng được hỗ trợ hoàn toàn
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, bên cạnh các chi phí trên thì phí dịch vụ
sẽ được vay 100% với mức lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng chính sách xã hội ở huyện
mà người lao động cư trú Mức lãi suất ưu đãi bằng 50% mức quy định của ngân hàng(mức vay ưu đãi khoảng 0,33% - PV) Thời gian vay theo hợp đồng làm việc và trảdần đến lúc người lao động về nước khi hết hợp đồng Lao động không phải hộ nghèonhưng thuộc huyện nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ và giáo dụcđịnh hướng bằng 50% mức hỗ trợ so với các đối tượng hộ nghèo
Ngoài quyết định 71 nói trên, mới đây Thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và
xã hội Nguyễn Thanh Hòa vừa ký ban hành văn bản về việc “hướng dẫn thực hiện dự
án hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” năm 2011
Theo đó, lao động là thân nhân chủ yếu của người có công, hộ nghèo, người dântộc thiểu số thuộc chín tỉnh nằm trong dự án (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Định và Hậu Giang) có nguyệnvọng đi lao động ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ các chi phí ban đầu Dự án này khôngbao gồm người lao động thuộc 62 huyện nghèo đã được hỗ trợ theo quyết định 71, baogồm: chi phí học nghề ngắn hạn, chi phí học ngoại ngữ, chi phí bồi dưỡng cần thiết,tiền ăn hằng ngày trong thời gian theo học và tiền đi lại
Ngoài ra, các chi phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, làm lý lịch tư pháp cũngđược hỗ trợ Người lao động chỉ được hỗ trợ một lần cho từng nội dung hỗ trợ Trườnghợp chi phí thực tế cao hơn mức hỗ trợ, học viên sẽ đóng góp hoặc ngân sách địaphương xem xét bổ sung
2.1.5 Các doanh nghiệp, công ty thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động như thế nào?
Một thực tế đáng buồn hiện nay là nguồn lao động của Việt Nam đang bị lãng phírất lớn Có rất nhiều người lao động đang phải chờ được đi xuất khẩu lao động ở cácTrung tâm hay Công ty xuất khẩu lao động không có đủ chức năng và cả ở nhữngTrung tâm, Công ty xuất khẩu lao động “ma” Nguồn lao động này chủ yếu là nhữngngười nông dân đang chờ mong một cơ hội để thay đổi cuộc sống Tuy nhiên, niềm hyvọng đó của nhiều người đang ngày càng bị mai một bởi những chiêu thức lừa đảo quátinh vi và bởi cả những khoản nợ chồng chất do đi vay để nộp tiền đặt cọc Và thêmvào đó là hàng loạt các rủi ro khác như: không xuất khẩu lao động được sau một thời
Trang 15gian dài chờ đợi và cũng không thể lấy lại được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ
là một phần nhỏ
Thực tế cho thấy, số vụ lừa đảo không những đã tăng lên hàng năm mà diễn biếncủa nó cũng hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn Bên cạnh việc tuyển dụnglao động bất hợp pháp của một số cán bộ chi nhánh, trung tâm thuộc một số doanhnghiệp đầu mối là sự xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng này cũng làmcông tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đihọc và làm việc tại nước ngoài Có trường hợp đối tượng lừa đảo còn chọn vị trí ngaygần các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực này để hoạt động Ngoài
ra, chúng còn thông qua các trung tâm đào tạo nghề, thành lập các doanh nghiệp ở vịtrí lẩn khuất, giả danh cán bộ đi tuyển sinh, đưa người lao động đi học để gây đượcniềm tin… Vì thế mà nhiều người sau một thời gian dài đi học, đã đóng một khoản tiềnlớn cho cò mồi mới hay mình bị lừa
Hiện nay, việc đưa người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài là một trongnhững hoạt động hấp dẫn khá nhiều các đối tượng tham gia Những lợi ích trước mắttrong việc đưa người đi lao động khiến cho nhiều tổ chức tham gia vào hoạt động này.Nhưng đáng tiếc là họ không đủ khả năng Thị trường lao động nước ngoài mặc dùđem lại cho nguồn lao động trong nước cơ hội làm việc với mức thù lao lớn hơn trongnước nhưng nó cũng có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan Nếu không nắm bắt rõđược các quy định của cả trong nước và nước ngoài thì quyền lợi của người lao độngViệt Nam sẽ rất khó được đảm bảo Theo quy định tại mục c khoản 2 Điều 27 LuậtNgười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (LuậtNLĐVNĐLVONN) năm 2006 thì doanh nghiệp dịch vụ có nghĩa vụ “Phối hợp vớichính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ cácthông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài” Tuy nhiên, qua tìm hiểu từ những người lao động
đã từng đi đăng ký ở một số Công ty, Trung tâm xuất khẩu lao động nước ngoài (hiệnnay đã về quê vì không được đi xuất khẩu lao động) chúng tôi được biết, đa số họ chỉthông qua một người giới thiệu nào đó để đi đến các Công ty, các Trung tâm xuất khẩulao động đăng ký xuất khẩu lao động Đến các Công ty hay Trung tâm này, họ cũngđược yêu cầu nộp hồ sơ, đóng tiền phí và được học tiếng của nước mình sẽ đi xuấtkhẩu lao động Song có một điều quan trọng mà họ không hề được biết là công ty nướcngoài nào thuê mình, vì trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
do các Công ty, các Trung tâm cấp cho họ, không hề ghi tên và số của hợp đồng cungứng lao động Mà bản hợp đồng này chỉ có giá trị làm thủ tục vay tiền ngân hàng Họđược học trong một thời gian dài nhưng không được ký hợp đồng Có người đã học
Trang 16xong tiếng để đi Hàn Quốc, nhưng lại phải chuyển qua lớp học tiếng Đài Loan, vìTrung tâm thông báo nhu cầu của bên Hàn Quốc hiện thời không có Lúc đầu, cácCông ty, Trung tâm cũng thông báo thời gian xuất cảnh đi lao động, nhưng đến hạn lạithông báo chuyển sang thời điểm khác vì nhiều lý do khác nhau.
Hơn thế nữa, ngay cả đối với những trường hợp đã được xuất khẩu lao động thìquyền và lợi ích của những người lao động này cũng không được bảo đảm đầy đủ.Nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết sau khi
họ đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài Tại mục e khoản 2 Điều 27 LuậtNLĐVNĐLVONN cũng đã quy định cho các doanh nghiệp dịch vụ phải có nghĩa vụ:
“Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết,
bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan tới người laođộng” Nhưng thực tế thì hiện tượng người lao động của Việt Nam không được bảo vệthích đáng trong quá trình lao động còn xảy ra khá phổ biến, vì khi sang nước ngoài họkhông hề liên lạc được với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa mình đi cũng như không có tổchức nào ở nước ngoài đứng ra bảo vệ họ
Sau một thời gian áp dụng Luật NLĐVNĐLVONN năm 2006 (có hiệu lực thihành từ ngày 1/7/2007), đến nay, Luật vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mongđợi Nhiều điều khoản trong Luật này chưa được áp dụng, thực thi nghiêm chỉnh.Vàbên cạnh đó, Luật cũng còn có những hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảoquyền lợi cho người lao động, nghĩa vụ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu laođộng Ví dụ như Điều 27 quy định về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp dịch vụ,cần bổ sung thêm quy định về thời hạn đưa người lao động đi xuất khẩu lao động tính
từ ngày doanh nghiệp nhận hồ sơ của người lao động, nhằm yêu cầu doanh nghiệp làmdịch vụ xuất khẩu lao động phải có trách nhiệm đưa người lao động xuất khẩu laođộng đi đúng thời gian, đảm bảo lợi ích cho người lao động
2.2 Thị trường xuất khẩu lao động
2.2.1 Thị trường truyền thống
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì hiện nay có khoảng1,5 triệu lao động của nước ta đang làm việc tại các thị trường lao động ở nước ngoàinhư: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, … Những người đi xuất khẩu lao động
đã phần nào cải thiện được cuộc sống của gia đình họ và góp phần vào việc xóa đóigiảm nghèo của đất nước