IV. Đất ch−a sử dụng 1 Đất bằng ch− a sử dụng
5. Kết luận và đề nghị 1 Kết luận
5.1. Kết luận
Nghiên cứu sự tích luỹ KLN trong đất nông nghiệp và n−ớc ở xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh H−ng Yên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đất nông nghiệp của xã Đại Đồng có phản ứng chua, thành phần cơ giới thịt và thịt pha cát, hàm l−ợng chất hữu cơ tổng số (OM) ở mức trung bình đến khá, dung tích trao đổi cation (CEC) trung bình.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam cho phép đối với đất nông nghiệp thì trong 20 mẫu đất nghiên cứu có 3 mẫu bị ô nhiễm Cd chiếm 15% tổng số mẫu, 9 mẫu đất bị ô nhiễm Cu chiếm 45%, 7 mẫu bị ô nhiễm Pb chiếm 35% và 3 mẫu bị ô nhiễm Zn chiếm 15%. Nh− vậy, số mẫu bị ô nhiễm Cu là cao nhất (9 mẫu) cho thấy việc tái chế đồng ở làng nghề đã có ảnh h−ởng rất lớn đến môi tr−ờng đất nông nghiệp của xã.
3. Những mẫu bị ô nhiễm Cd, Cu, Pb và Zn đều nằm trong khu vực chịu ảnh h−ởng của các làng nghề tái chế kẽm và đúc đồng. Những mẫu gần nguồn thải thì có hàm l−ợng KLN cao, càng ra xa thì hàm l−ợng càng giảm đi.
4. Trong đất nông nghiệp, liên kết của Cu với các hợp chất phụ thuộc vào hàm l−ợng Cu tổng số. Những mẫu có hàm l−ợng Cu tổng số lớn hơn 150 mg/kg thì hàm l−ợng Cu chủ yếu nằm ở liên kết với chất hữu cơ; những mẫu có hàm l−ợng Cu nhỏ hơn 80 mg/kg l−ợng đồng chủ yếu nằm ở dạng còn lại. Tỷ lệ thành phần Cu ở dạng linh động còn ở mức thấp, ít khả năng gây độc cho cây trồng.
Với các kim loại nặng: Pb, Zn và Cd các dạng liên kết của chúng không phụ thuộc vào hàm l−ợng tổng số. Phần lớn các dạng liên kết của Pb, Zn và Cd là các dạng liên kết còn lại, ở dạng bền, ít gây độc cho cây trồng.
Nếu căn cứ vào hàm l−ợng tổng số thì 12 mẫu đất nghiên cứu đã có dấu hiệu bị ô nhiễm Cu, Pb, Zn và Cd. Tuy nhiên, phần lớn dạng liên kết của
chúng ở dạng bền, chỉ có một tỷ lệ nhỏ ở dạng linh động, nên khả năng gây độc đối với cây trồng của các kim loại này ch−a cao.
5. Trong n−ớc sinh hoạt ở các làng nghề đúc đồng và tái chế kẽm đã có biểu hiện ô nhiễm Cu, Pb và Cd. Trong 15 mẫu n−ớc nghiên cứu có 9 mẫu có hàm l−ợng Pb v−ợt quá Tiêu chuẩn Việt Nam (tiêu chuẩn n−ớc mặt dùng trong sinh hoạt và n−ớc ngầm). 3 mẫu có hàm l−ợng Cu v−ợt quá Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho n−ớc mặt dùng trong sinh hoạt từ 1,25 đến 2,15 lần và 3 mẫu có hàm l−ợng Cd v−ợt quá tiêu chuẩn n−ớc mặt dùng trong sinh hoạt và n−ớc ngầm của Việt Nam.
5.2. Đề nghị
- UBND xã Đại Đồng cần kết hợp với các cơ quan đoàn thể nh− Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thành lập Ban quản lý môi tr−ờng nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn phế thải của làng nghề.
- Vận động nhân dân tự giác trong việc thu gom chất thải, xây dựng hệ thống thoát n−ớc hợp vệ sinh.
- Xây dựng quy hoạch làng nghề, xây dựng khu chứa phế thải nhằm hạn chế ô nhiễm đất nông nghiệp và n−ớc.
- Nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với tình hình của làng nghề.