Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước ở xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 37 - 40)

3.1. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu

Đánh giá thực trạng mức độ ô nhiễm một số kim loại nặng (Cu, Pb, Zn và Cd) trong đất nông nghiệp và n−ớc thuộc xã Đại Đồng huyện Văn Lâm tỉnh H−ng Yên.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu và lấy mẫu

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã. Tình hình phát triển làng nghề của xã: quy mô; sản l−ợng; cơ cấu ngành nghề; công nghệ sản xuất; sự phân bố các cơ sở sản xuất; tình hình quản lý phế thải rác thải của các cơ sở sản xuất; kế hoạch phát triển trong t−ơng lai. Hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu và TCCP của các KLN trong đất nông nghiệp và n−ớc.

Lấy mẫu đất và n−ớc trong khu vực nghiên cứu tuỳ theo sự phân bố các cơ sở sản xuất, điều kiện địa hình để xây dựng bản đồ ô nhiễm đất và n−ớc. Căn cứ vào ảnh h−ởng của làng nghề đúc đồng (thôn Lộng Th−ợng) để lấy mẫu đất làm cơ sở xây dựng bản đồ phân bố KLN trong đất nông nghiệp.

3.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp và n−ớc n−ớc

Căn cứ vào TCVN 7209/2002 và số liệu phân tích hàm l−ợng kim loại nặng trong đất: Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp của xã.

Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong n−ớc: so sánh với TCCP đ−ợc quy định tại TCVN 5942 và 5944/1995.

3.2.3. Đề xuất các giải pháp

Các giải pháp nhằm hạn chế sự ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp và n−ớc nh−ng vẫn đảm bảo phát triển làng nghề.

3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Ph−ơng pháp thu thập số liệu, tài liệu

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, thuỷ văn, đặc điểm đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình phát triển làng nghề của xã.

Thu thập tài liệu bản đồ: bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ thổ nh−ỡng.

3.3.2. Ph−ơng pháp điều tra lấy mẫu

Các mẫu đất đ−ợc lấy ở tầng mặt từ 0 - 20 cm, trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của xã, tuỳ thuộc vào sự phân bố các cơ sở sản xuất, điều kiện địa hình. 10 mẫu đất nông nghiệp đ−ợc lấy trong khu vực chịu ảnh h−ởng của làng nghề đúc đồng và tái chế kẽm, 10 mẫu khác đ−ợc lấy trên đất nông nghiệp trong xã. Để làm rõ sự ảnh h−ởng của làng nghề đúc đồng đến sự phân bố KLN trong đất nông nghiệp, chúng tôi tiến hành lấy 20 mẫu đất với khoảng cách 50 x 50 m trên cánh đồng Mả Chúc và Mả Thừa.

Mẫu n−ớc nghiên cứu đ−ợc lấy từ giếng khoan, giếng khơi và một vài ao trong làng nghề đúc đồng (Lộng Th−ợng) và tái chế kẽm (Văn ổ và Xuân Phao).

3.3.3. Ph−ơng pháp phân tích

3.3.3.1. Phân tích đất

- Phân tích một số chỉ tiêu lý, hoá học đất: pH đất đ−ợc đo bằng máy đo pH mét điện cực thuỷ tinh, chiết rút theo tỷ lệ đất : n−ớc là 1 : 5; chất hữu cơ tổng số (OM) đ−ợc xác định theo ph−ơng pháp Walkley - Black. Dung tích hấp phụ (CEC) đ−ợc xác định theo ph−ơng pháp amon axetat pH = 7. Thành phần cơ giới (3 cấp hạt: cát, sét, limon) theo ph−ơng pháp ống hút Robinsơn. Số liệu phân tích tính toán bằng phần mềm Excel[30].

- Phân tích hàm l−ợng kim loại nặng tổng số trong đất: đất đ−ợc phơi khô trong không khí, giã và rây qua rây 2 mm và đ−ợc công phá bằng axit HF, HNO3 và HClO4 (theo Committee of Soil Standard Methods for Analyses and Measurements, 1986)[32].

- Phân tích các dạng liên kết của KLN trong đất: Hàm l−ợng tổng số của kim loại đ−ợc phân chia thành các thành phần khác nhau theo cách chiết rút liên tiếp. Cu, Pb, Zn và Cd đ−ợc phân tích ra 5 dạng liên kết: dạng linh động; liên kết với cacbonat; liên kết với oxit Fe-Mn; liên kết với hữu cơ và các dạng liên kết còn lại theo ph−ơng pháp của Tessier và các cộng tác viên (1979)[44]. Cân một gam đất phơi khô trong không khí, giã và rây qua rây 2 mm, cho vào ống li tâm Nalgene sử dụng để chiết 5 thành phần của kim loại theo thứ tự:

+ Dạng linh động: đ−ợc chiết bởi 8 ml MgCl2 1 M (pH=7).

+ Liên kết với cacbonat: đ−ợc chiết bằng 8 ml NaOAc 1M (pH=5). + Liên kết với oxit Fe-Mn: đ−ợc chiết bởi 20 ml NH2OH.HCl 0,04 M trong HOAc 25%.

+ Liên kết với hữu cơ: đ−ợc chiết bởi 3 ml HNO3 0,02 M, 8 ml H2O2 30%, 5 ml NH4OAc trong HNO3 20%.

+ Các dạng liên kết còn lại đ−ợc công phá bằng axit HF, HNO3 và HClO4.

Các mẫu đất đ−ợc công phá hoặc chiết rút 2 lần, trị số đo giữa hai lần sai khác không quá 5%. Hàm l−ợng các nguyên tố Cu, Pb, Zn và Cd (tổng số và các dạng liên kết) đ−ợc đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS. Cu đo ở b−ớc sóng 324,8 nm; Pb đo ở b−ớc sóng 283,3 nm, Zn đo ở b−ớc sóng 213,9 nm và Cd đo ở b−ớc sóng 228,8 nm.

3.3.3.2. Phân tích n−ớc

Trị số pH n−ớc đ−ợc đo trên máy đo pH mét điện cực thuỷ tinh; đo hàm l−ợng các nguyên tố Cu, Pb, Zn và Cd trên máy VA693-processor.

3.3.4. Ph−ơng pháp xây dựng bản đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng phần mềm MapInfo xây dựng bản đồ vị trí lấy mẫu đất, bản đồ vị trí lấy mẫu n−ớc, bản đồ ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp của xã và bản đồ phân bố KLN của khu vực Mả Chúc và Mả Thừa thôn Lộng Th−ợng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước ở xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 37 - 40)