Đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp của xã Đại Đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước ở xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 65 - 66)

IV. Đất ch−a sử dụng 1 Đất bằng ch− a sử dụng

4.4.5. Đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp của xã Đại Đồng

Đại Đồng

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.5 và các bản đồ ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp của xã Đại Đồng, chúng ta có thể thấy: phần lớn các mẫu đất chịu ảnh h−ởng của làng nghề tái chế kẽm và đúc đồng (thôn Văn ổ, Xuân Phao và Lộng Th−ợng) có hàm l−ợng Cu, Pb, Zn và Cd t−ơng đối cao. Mẫu đất số (6); (7) và (8) có hàm l−ợng Cu cao hơn 3 lần TCCP, đặc biệt mẫu số (7) và mẫu số (8) có hàm l−ợng Cu lên đến con số báo động (169,0 và 238,7 mg/kg) cao hơn từ 2 đến 3 lần TCCP của Việt Nam. ở những khu vực chịu ảnh h−ởng của hai làng nghề tái chế kẽm và đúc đồng, đất nông nghiệp có hàm l−ợng Pb khá cao: từ 73,9 đến 313,0 mg/kg. Mẫu số (6) có hàm l−ợng Pb là 313,0 mg/kg cao hơn 4,5 lần TCCP, mẫu số (8) cũng cao hơn gần 4 lần TCCP. Nh− vậy, ảnh h−ởng của 2 làng nghề tái chế kẽm và đúc đồng của xã Đại Đồng đến sự tích luỹ Pb trong đất nông nghiệp đã lên đến mức báo động. Hàm l−ợng Cd t−ơng đối cao (từ 1,42 đến 2,19 mg/kg) tức là bằng 70% đến TCCP của Việt Nam đối với đất nông nghiệp. Mẫu đất nằm sau thôn Lộng Th−ợng (mẫu số 8) có hàm l−ợng Cd là 2,19 mg/kg v−ợt quá TCCP của Việt Nam. Mẫu đất số (6) gần làng nghề tái chế kẽm Xuân Phao có hàm l−ợng Zn là 287,7 mg/kg cao hơn Tiêu chuẩn Việt Nam (200 mg/kg). Một mẫu đất chịu ảnh h−ởng của làng nghề tái chế kẽm Văn ổ (mẫu số 4) có hàm l−ợng Zn khá cao là 329,9 mg/kg.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp của xã đã có biểu hiện ô nhiễm KLN và mức độ ô nhiễm của các nguyên tố khác nhau thì không giống nhau. Trong 20 mẫu nghiên cứu về sự ô nhiễm KLN của xã có tới 9 mẫu đã bị ô nhiễm Cu chiếm 45% tổng số mẫu nghiên cứu. Trong 4 mẫu lấy tại làng nghề đúc đồng Lộng Th−ợng có 1 mẫu gấp trên 4 lần TCCP, 2 mẫu gấp từ 3 đến 4 lần TCCP và một mẫu d−ới TCCP còn trong 2 mẫu lấy tại làng nghề tái chế kẽm (Xuân Phao) thì 1 mẫu có hàm l−ợng Cu gấp trên 3 lần TCCP. Ba

mẫu ô nhiễm Zn đều nằm ở các làng nghề tái chế kẽm (Văn ổ và Xuân Phao) và làng nghề đúc đồng (Lộng Th−ợng). Sự tích luỹ Pb ở khu vực làng nghề là rất lớn, có 7 mẫu (chiếm 35% tổng số mẫu nghiên cứu) trong khu vực nghiên cứu có hàm l−ợng Pb cao hơn Tiêu chuẩn Việt Nam. Cá biệt có 2 mẫu chịu ảnh h−ởng của làng nghề đúc đồng có hàm l−ợng Pb trên 200 mg/kg và 1 mẫu chịu ảnh h−ởng của làng nghề tái chế kẽm có hàm l−ợng Pb trên 300 mg/kg.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước ở xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)