4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế x∙ hội của x∙ Đại Đồng 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Xã Đại Đồng thuộc huyện Văn Lâm tỉnh H−ng Yên, nằm ở phía Bắc của tỉnh, cách trung tâm huyện 10 km và có các đ−ờng ranh giới nh− sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh + Phía Nam giáp huyện Mỹ Hào + Phía Đông giáp xã Việt H−ng + Phía Đông Nam giáp xã Đình Dù + Phía Tây giáp xã Chỉ Đạo
- Đặc điểm địa hình, đất đai
Địa hình của xã t−ơng đối bằng phẳng, chủ yếu là vàn cao, vàn, vàn thấp và trũng. Địa hình có xu thế dốc từ Tây sang Đông, độ dốc d−ới 30, độ cao trung bình 2 - 2,5 m so với mặt n−ớc biển. Đất đai của xã là đất phù sa của hệ thống sông Hồng không đ−ợc bồi hàng năm, đặc tính của đất chua, hàm l−ợng dinh d−ỡng từ trung bình đến khá. Tầng đất canh tác chủ yếu thuộc loại đất thịt, đất thịt pha sét và đất thịt pha cát, độ dầy từ 15 - 20 cm.
Nhìn chung đất đai, địa hình của xã thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng.
- Đặc điểm khí hậu
Đại Đồng là một xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên đặc điểm khí hậu của xã mang đầy đủ những đặc điểm và tính chất của khí hậu khu vực đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, m−a nhiều, mùa đông lạnh, ít m−a. Các đặc tr−ng về các yếu tố khí t−ợng của xã đ−ợc thể hiện cụ thể nh− sau:
- Về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C - 240C
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 350C (tháng 7) + Nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 130C (tháng 1, 2)
- Về độ ẩm: độ ẩm trung bình năm vào khoảng 88%, ít thay đổi theo các tháng và th−ờng dao động trong khoảng 80% - 90%.
- Về l−ợng m−a:
+ L−ợng m−a trung bình năm đạt 1.500 - 1.900mm + L−ợng m−a tháng lớn nhất: 600mm (tháng 6) + L−ợng m−a tháng nhỏ nhất: 2mm (tháng 12)
Mùa m−a bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, l−ợng m−a lớn và tập trung, chiếm 80% - 85% tổng l−ợng m−a cả năm. Mùa hè th−ờng xuyên có m−a rào và dông, c−ờng độ m−a lớn trong khi đó mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lại ít m−a, số ngày m−a chỉ xấp xỉ 30% tổng số ngày m−a trong năm. Tổng số ngày m−a trong năm vào khoảng trên d−ới 145 ngày[29].
- Đặc điểm thuỷ văn
Xã Đại Đồng có sông Nôm (sông Việt Đức) và sông Từ thuộc hệ thống Bắc H−ng Hải chảy qua. Đây là nguồn cung cấp n−ớc chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của xã. Ngoài ra, còn có nhiều ao, hồ lớn nhỏ phân bố trong địa bàn xã, chứa một l−ợng n−ớc khá lớn, góp phần cung cấp n−ớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tình hình phát triển của các ngành kinh tế
+ Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp của xã mấy năm gần đây đã đ−a giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, do vậy năng xuất lúa đã tăng nhanh và ổn định, bình quân đạt 10 - 11 tấn/ha/năm. Tổng sản l−ợng l−ơng thực đạt 5.370 tấn, bình quân l−ơng thực 600 kg/ng−ời/năm, tổng giá trị thu nhập từ trồng trọt đạt 8,154 tỷ đồng, hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần. Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi của xã cũng khá phát triển, nhất là chăn nuôi trong các hộ gia đình. Toàn xã có 350 con bò, 114 con trâu, trên 10.000 con lợn trọng l−ợng xuất chuồng từ 65 - 85 kg/con, đàn gia cầm trong các hộ gia đình cũng khá phát triển, đây là nguồn thực phẩm dồi dào để nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, tổng thu nhập từ chăn nuôi là 7,85 tỷ đồng[29].
+ Về tiểu thủ công nghệp: Xã hiện có nghề đúc đồng và tái chế kẽm tập trung ở 3 thôn (Lộng Th−ợng, Văn ổ và Xuân Phao), đặc biệt là nghề đúc đồng ở thôn Lộng Th−ợng phát triển khá mạnh mẽ, thu hút trên 80% lao động trong thôn, ngoài ra còn một số ngành nghề khác nh−: máy xay xát, máy cày, nghề may, nghề mộc và một số hộ buôn bán nhỏ trong xã nh− mua gom phế liệu đồng, chì, kim loại... Tổng số hộ tham gia các ngành nghề chiếm khoảng 30% số hộ trong xã đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, thu nhập hàng năm từ tiểu thủ công nghiệp là 2,28 tỷ đồng[29].
+ Về dịch vụ th−ơng mại: Do cơ chế thị tr−ờng mở cửa nên các dịch vụ ngày càng đ−ợc phát triển mạnh, đặc biệt là trên địa bàn xã có đ−ờng sắt, đ−ờng liên tỉnh, liên huyện chạy qua do vậy đã tạo thuận lợi cho dịch phát triển đa dạng và phong phú. Ngoài ra xã còn có chợ Nôm là nguồn thu cho ngân sách địa ph−ơng, tổng thu từ dịch vụ th−ơng mại hàng năm đạt 2,50 tỷ đồng[29].
- Cơ sở hạ tầng
+ Hệ thống giao thông: Xã có hệ thống giao thông khá thuận lợi cho việc giao l−u, buôn bán, dịch vụ. Đ−ờng liên tỉnh 196 qua xã nối Phố Nối
với Bắc Ninh, đ−ờng 19 liên huyện nối Nh− Quỳnh với Cẩm Giàng, tuyến đ−ờng sắt Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra xã còn có hệ thống các đ−ờng liên thôn đều đã đ−ợc rải cấp phối hoặc lát gạch phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã.
+ Hệ thống cấp thoát n−ớc: Hiện nay, nhân dân vẫn ch−a có n−ớc sạch do ch−a có nguồn cung cấp mà chủ yếu sử dụng giếng khoan và giếng khơi. Hệ thống t−ới tiêu cho sản xuất nông nghiệp t−ơng đối đảm bảo do 9 trạm bơm lấy từ kênh Bắc H−ng Hải. Hệ thống thoát n−ớc, n−ớc thải sinh hoạt và sản xuất không có, chảy tự do ra các ao hồ và ruộng, đây là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn n−ớc và đất tại đây.
+ Hệ thống cung cấp điện cho sản xuất và đời sống từ l−ới điện quốc gia cung cấp cho 100% số hộ trong xã. Hiện tại xã có đ−ờng dây 10KV và 35KV chạy qua địa bàn, trong đó đ−ờng dây 10KV đang cung cấp điện cho các phụ tải sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống loa đài truyền thanh của xã đã đ−ợc xây dựng hoàn chỉnh phần nào đáp ứng đ−ợc nhu cầu đời sống sinh hoạt, sản xuất cũng nh− tuyên truyền đ−ờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc đến mọi ng−ời dân trong xã.
- Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2003 thì dân số toàn xã là 8.346 ng−ời trong đó lao động nông nghiệp là 7.930 ng−ời chiếm 95%, lao động phi nông nghiệp là 416 ng−ời chiếm 5%.
- Giáo dục và y tế
Giáo dục của xã khá phát triển, ở mỗi thôn có một nhà trẻ mẫu giáo, trên địa bàn xã có một tr−ờng cấp I đạt chuẩn quốc gia, một tr−ờng cấp II, 100% số học sinh trong độ tuổi đ−ợc đến tr−ờng, 97% học hết cấp II[29].
Xã có 1 trạm y tế chuyên khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trạm có gi−ờng bệnh cho bệnh nhân điều trị nội trú, nh−ng chủ yếu là khám và điều
trị ngoại trú. Tuy nhiên việc điều trị còn gặp khó khăn do trang thiết bị y tế còn hạn chế và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên y tế còn ch−a cao lại không đ−ợc bồi d−ỡng th−ờng xuyên. Công tác kế hoạch hoá gia đình thực hiện khá tốt, tỷ lệ tăng dân số là 1,18%.
4.1.3. Tình hình sử dụng đất đai
Thông qua kết quả điều tra và thống kê đất, hiện trạng sử dụng các loại đất của xã Đại Đồng tính đến 1/12/2003 đ−ợc trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng dất xã Đại Đồng
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 802,96 100