Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
724,26 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------------
TRẦN THỊ PHƢƠNG THÚY
RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI - 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------------
TRẦN THỊ PHƢƠNG THÚY
RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ TUYẾT
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, khoa Giáo dục Tiểu học, tổ Phương pháp dạy học Tiếng Việt
đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc
biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Ths. VũThị Tuyết, người
đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
cùng các em học sinh trường Tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc đã giúp em trong quá trình khảo sát thực tế.
Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực còn hạn chế
nên em không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Phương Thúy
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh
lớp5” là kết quả mà em đã trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi thông qua sự hướng
dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và tài liệu.
Khóa luận này là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng
với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những điều em nói ở trên là
hoàn toàn đúng sự thật.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Phương Thúy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN............................. 7
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 7
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học .......................................................................... 7
1.1.1.1. Từ loại tiếng Việt ........................................................................ 7
1.1.1.2. Đại từ ........................................................................................ 11
1.1.2. Cơ sở tâm lý học ............................................................................. 17
1.1.2.1. Tri giác ...................................................................................... 18
1.1.2.2. Chú ý ......................................................................................... 18
1.1.2.3. Trí nhớ ...................................................................................... 19
1.1.2.4. Tư duy ....................................................................................... 19
1.1.2.5. Tưởng tượng ............................................................................. 20
1.1.2.6. Ngôn ngữ .................................................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 21
1.2.1. Nội dung bài học về đại từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 5 ......................................................................................................... 21
1.2.1.1. Nội dung bài học lý thuyết về đại từ ........................................ 22
1.2.1.2. Một số bài tập đơn lẻ ôn tập về đại từ trong SGK Tiếng
Việt 5...................................................................................................... 26
1.3. Tiểu kết chương 1 ............................................................................... 31
CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI
TỪCHO HỌC SINH LỚP 5......................................................................... 32
2.1. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5............... 32
2.1.1. Đối tượng khảo sát .......................................................................... 32
2.1.2. Cách thức khảo sát .......................................................................... 32
2.1.2.1. Khảo sát năng lực sử dụng đại từ tiếng Việt của học sinh
lớp 5 thông qua các phiếu theo mẫu. ..................................................... 32
2.1.2.2. Hướng dẫn học sinhlàm theo mẫu, có gợi ý để làm rõ yêu
cầu các em cần thực hiện. ...................................................................... 37
2.1.3. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5 ........ 38
2.1.3.1. Kết quả khảo sát........................................................................ 38
2.1.3.2. Nhận xét kết quả khảo sát ......................................................... 40
2.2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng đại từ cho học
sinh lớp 5 ...................................................................................................... 42
2.2.1. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua việc xây
dựng hệ thống bài tập thực hành về đại từ ................................................ 42
2.2.2. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua phân môn
Kể chuyện ................................................................................................. 47
2.2.3. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua trò chơi học tập ... 49
2.2.4. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua hoạt động giao
tiếp hàng ngày ........................................................................................... 51
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CN
: chủ ngữ
VN
: vị ngữ
ĐN
: định ngữ
BN
: bổ ngữ
TN
: trạng ngữ
SGK
: sách giáo khoa
TV
: Tiếng Việt
TTT
: tình thái từ
NXB
: nhà xuất bản
Tr.
: trang
[X, Y]
: X là số thứ tự tác phẩm trong danh mục “Tài liệu tham
khảo”, Y là số trang trong tác phẩm
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, đất nước chúng ta bước vào thời kì công nghiệp
hoá, hiện đại hoá với những đổi mới toàn diện và sâu sắc. Đây cũng là thế kỉ
mà những vấn đề như nền kinh tế tri thức, sự phát triển công nghệ thông tin,
xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá trong kinh tế... và đặc biệt hơn nữa là sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ luôn được các nước trên thế
giới nói chung và nước ta nói riêng lưu ý và quan tâm.
Sự phát triển của thời đại đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo
dục của mỗi quốc gia. Đào tạo như thế nào để nguồn nhân lực đáp ứng được
các vấn đề thực tiễn đặt ra, để người trẻ đủ tri thức hội nhập chung với thanh
niên các nước trên thế giới nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc.
Chính những câu hỏi này đã dẫn đến sự cạnh tranh về giáo dục ở mỗi
quốc gia bởi lẽ quốc gia nào chiến thắng trong giáo dục sẽ chiến thắng trong
mọi lĩnh vực.
Hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục, năm 2001 Bộ giáo
Dục và Đào tạo đã cho triển khai và áp dụng chương trình tiểu học mớichương trình tiểu học 2000- phù hợp với bối cảnh đất nước trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời,chương trình mới được ban hành
này cũng mở ra con đường phát triển cho nền giáo dục chung của nước nhà.
Cùng với chương trình các môn học khác ở tiểu học, chương trình môn
Tiếng Việt được biên soạn mới nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết) để học tập
và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Đây cũng chính là mục
tiêu cơ bản của môn tiếng Việt.
1
Qua việc xác định rõ ràng mục tiêu môn học như trên, có thể thấy
chương trình tiếng Việt đặt nhiệm vụ rèn kĩ năng lên hàng đầu. Để giúp học
sinh có thể nghe, nói, đọc, viết tốt chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt bậc
tiểu học nói chung và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 nói riêng không trình
bày kiến thức như là các kết quả đã có sẵn mà tập trung xây dựng hệ thống
câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động từng bước chiếm
lĩnh kiến thức và hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho riêng mình.
Trong các hoạt động rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, hoạt động rèn kĩ năng
sử dụng đại từ được giáo viên tiểu học đặc biệt quan tâm.Bởi lẽ, đại từ đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ và trong giao tiếp.Mặc dù chiếm số
lượng không nhiều nhưng đại từ lại có tần suất sử dụng cao cả trong văn nói
và văn viết.Nhờ có đại từ, con người có thể linh hoạt trong giao tiếp để thiết
lập được các mối quan hệ với mọi người trong xã hội.Không dừng lại ở đó,
đại từ còn có chức năng làm các từ ngữ thay thế giúp cho câu văn trở nên
mượt mà, logic hơn.
Tuy có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết, song thời gian dạy học
đại từ của phân môn Luyện từ và câu lại không nhiều cho nên rất khó để có
thể khắc sâu cũng như mở rộng vốn hiểu biết về đại từ cho học sinh. Trong
các lỗi về nói và viết, các em còn mắc rất nhiều lỗi do sử dụng đại từ không
phù hợp hoặc đã biết sử dụng nhưng chưa thực sự linh hoạt. Hơn nữa, các
công trình nghiên cứu về đại từ có rất nhiều nhưng nghiên cứu về kĩ năng sử
dụng đại từ cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn
rất ít.
Vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Rèn kĩ năng sử
dụng đại từ cho học sinh lớp 5” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu về đại từ
không phải là một vấn đề mới. Bởi lẽ, từ đầu thế kỉ XX cho đến nay, ở Việt
Nam đã có rất nhiều nhà ngữ pháp học, nhiều nhà biên soạn sách giáo khoa về
tiếng Việt cũng như rất nhiều người học tập, nghiên cứu về ngôn ngữ đã quan
tâm và đi sâu vào tìm hiểu.Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về đại từ từ
đầu thế kỉ XX đến nay như sau:
- Ngữ pháp tiếng Việt (1992), Diệp Quang Ban- Hoàng Văn Thung,
Nxb Giáo Dục. Trong cuốn này, các tác giả này đi vào phân loại và miêu tả
đại từ theo hai tiểu loại: đại từ xưng hô và đại từ chỉ định.
- Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại (2001), Đinh Văn Đức, Nxb ĐHQG Hà
Nội. Tác giả chủ yếu nói về vị trí, ý nghĩa của đại từ, chức vụ ngữ pháp của
đại từ trong câu, về khả năng kết hợp của các đại từ và vai trò của đại từ trong
giao tiếp.
- Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học) (2003) của tác giả Nguyễn Văn
Thành, Nxb KHXH. Tác giả đã dành trọn một chương (chương IV, Tr. 277343) để phân tích khá kĩ về đại từ và phân loại đại từ thành các lớp nhỏ như
sau: đại từ chỉ người và chỉ vật, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ xác
định, đại từ không xác định, đại từ nghi vấn, đại từ phản thân, đại từ tương hỗ
phản thân. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích cụ thể về đại từ và các
lớp đại từ con.
- Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (2006), Trần Ngọc Thêm. Tác giả
dành một số trang để viết về chức năng thay thế, chức năng liên kết của đại từ.
- Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (2007) của nhóm tác giả Bùi Minh
Toán- Nguyễn Thị Lương. Trong giáo trình, tác giả có đề cập tới việc phân
chia các tiểu loại đại từ cơ bản dựa vào chức năng thay thế và mục đích sử
dụng.
3
- Ngữ pháp Tiếng Việt (2008), Diệp Quang Ban,Nxb Giáo dục.Tác giả
đi sâu vào việc phân tích đại từ dưới tiểu loại: nhân xưng từ, chỉ định từ, đại
từ (nội chiếu), đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ.
Có thể nhận xét một cách tổng quát rằng các công trình nghiên cứu trên
có mục đích chính là xem xét các vấn đề về mặt lí thuyết của đại từ trong
tiếng Việt mà không đặt nặng nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn dạy học đại từ
trong chương trình phổ thông nói chung và trong chương trình tiểu học nói
riêng.
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và sau Đại học, chúng tôi tìm thấy
một số công trình bàn đến việc dạy từ loại nói chung và dạy học đại từ nói
riêng. Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập đến giá trị của đại từ trong ca
dao hoặc nếu có đề cập đến dạy học đại từ thì chỉ đi nghiên cứu sâu việc dạy
học đại từ xưng hô trong văn kể chuyện cho học sinh lớp 4,5 như luận văn của
tác giả Lương Thị Duyên. Vì vậy, vấn đề “Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ
cho học sinh lớp 5” của chúng tôi vẫn còn khoảng trống để ngỏ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này làcác biện pháp rèn kĩ năng sử
dụng đại từ cho học sinh lớp 5.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích đưa ra được các biện pháp
giúp học sinh nắm vững kiến thức về đại từ và có kĩ năng sử dụng từ loại này
trong văn viết cũng như trong giao tiếp hàng ngày, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học đại từ trong phân môn
Luyện từ và câu nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Có 3 nhiệm vụ chính:
- Xác định cơ sở lí luận cho đề tài.
4
- Khảo sát chương trình trong SGK Tiếng Việt 5 phần dạy học đại từ
và thực trạng dạy nội dung này ở trường tiểu học.
- Khảo sát, thống kê năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5, từ đó
đề xuất các biện pháp dạy học tiếng Việt thích hợp để rèn kĩ năng sử dụng đại
từ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy cho các em.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài khóa luận của chúng tôi chỉ giới hạn trong việc khảo sát chương
trình sách giáo khoa lớp 5 về dạy học đại từ và thực trạng dạy học nội dung
này ở nhà trường tiểu học, đồng thời khảo sát, thống kê năng lực sử dụng đại
từ của học sinh lớp 5. Từ đó, bước đầu đề xuất các biện pháp giúp các em
nâng cao năng lực sử dụng từ loại này.
6.2. Giới hạn đối tượng khảo sát
Do thời gian có hạn vì vậy khóa luận của chúng tôi chỉ tập trung khảo
sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh hai lớp 5A1và 5A2 trường Tiểu học
Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin qua việc
đọc các tài liệu tin cậy để tìm chọn ra những khái niệm và tư tưởng cơ bản cho
cơ sở lí luận của đề tài cũng như các biện pháp cần thiết để giải quyết đề tài.
7.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm để xác định năng lực
sử dụng đại từ của học sinh lớp 5.
7.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định kết quả thống kê,
để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng, thiếu linh hoạt khi sử
dụng đại từ của học sinh lớp 5.
5
7.4. Phương pháp miêu tả
Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi cần tái hiện những ví dụ tiêu
biểu khi có đại từ.
7.5. Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét hoặc
kết luận trong đề tài.
8.Cấu trúc khóa luận
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo
6
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1. Từ loại tiếng Việt
a) Từ loại là gì?
Từ loại là một địa hạt quan trọng của ngữ pháp học nói chung và ngữ
pháp tiếng Việt nói riêng. Vì vậy đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra
định nghĩa về từ loại. Có thể nêu ra một số định nghĩa của một số tác giả và
nhóm tác giả như sau:
Theo tác giả Lê Biên thì ông cho rằng: “Từ loại là khái niệm chỉ sự
phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ”[4, 8].
Theo tác giả Vũ Đức Nghiệu(chủ biên)- Nguyễn Văn Hiệp: “Từ loại là
phạm trù ngữ pháp. Chúng được xác định và phân biệt với nhau dựa trên
những tiêu chí, đặc điểm về mặt ý nghĩa lại vừa dựa trên những tiêu chí, đặc
điểm về mặt ngữ pháp, chức năng ngữ pháp”[13, 286-287].
Theo tác giả Đinh Văn Đức: “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất
ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ
khác trong ngữ lưu và thực hiện chức năng ngữ pháp nhất định trong câu. Hệ
thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp trong ngôn ngữ nhất
định”[8, 16].
Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Thung đã đưa ra khái niệm về từ
loại như sau: “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp.
Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các
đặc trưng thống nhất làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại”[3, 74].
7
Từ những định nghĩa ở trên, chúng tôi tổng hợp và có thể đưa ra khái
niệm về từ loại như sau: Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện
ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ
khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong
câu. Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp của một ngôn
ngữ nhất định.
b) Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
Đã có rất nhiều nhà ngữ pháp học trong các công trình nghiên cứu của
mình đề cập đến vấn đề tiêu chí phân định từ loại như:
- Tác giả Hoàng Văn Thung - Lê A trong “Ngữ pháp tiếng Việt”.
- Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt tập 1”.
- Tác giả Đinh Văn Đức với “Ngữ pháp tiếng Việt-từ loại”.
Các tác giả trên hầu hết đều thống nhất dựa trên ba tiêu chí sau để phân
chia từ loại:
- Ý nghĩa khái quát của từ (ý nghĩa phạm trù).
- Khả năng kết hợp của từ.
- Chức vụ cú pháp của từ (thành phần câu).
Trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ” của mình hai tác giả Vũ Đức Nghiệu
và Nguyễn Văn Hiệp cũng dựa trên ba tiêu chí nhưng dùng cách diễn đạt khác:
- Tiêu chí về ý nghĩa.
- Tiêu chí về hình thức.
- Tiêu chí về chức năng.
Trong ba tiêu chí này thì hai tiêu chí đầu nhằm vào chính bản thân các
từ: nội dung và hình thức của chúng, còn tiêu chí thứ ba chủ yếu lại căn cứ
vào năng lực, thái độ cú pháp của từ trong hoạt động tạo câu của chúng.
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được chúng tôi có thể căn cứ vào các
tiêu chí sau để tìm hiểu về từ loại đại từ nói riêng và các từ loại khác của tiếng
Việt nói chung:
8
- Ý nghĩa khái quát của từ: Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù
chung có tính khái quát hóa cao, nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa ý
nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật; động từ chỉ hoạt động,trạng
thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất…
- Khả năng kết hợp của từ: Là khả năng kết hợp của từ với những từ
khác, đặc biệt là với hư từ (các từ này được gọi là các từ chứng). Khả năng
này còn được nhìn nhận dưới một góc độ khác: khả năng tổ chức (làm thành
tố chính hay chỉ làm thành tố phụ trong một cụm từ chính phụ).
+ Danh từ có khả năng kết hợp với: tất cả, những, các, mọi, này, kia,
đó…
Ví dụ: Những dãy núi phía xa kia thật là đẹp!
+ Động từ có khả năng kết hợp với: hãy, đừng, chớ…
Ví dụ: Đừng hát nữa, hãy làm đi.
+ Tính từ có khả năng kết hợp với: hơi, rất, lắm, quá…
Ví dụ: rất xấu, xinh quá, đẹp lắm.
- Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp của từ khi làm thành phần
câu.
Ví dụ: Các hư từ: và, với… không thể giữ các chức vụ ngữ pháp như
các thực từ ông, giáo viên, hỏi, nhìn, đẹp…do bản chất từ loại của chúng
không giống nhau.
c) Kết quả phân định từ loại
Trong cuốn Ngữ pháp chức năng tiếng Việt-Quyển 2- Ngữ đoạn và từ
loại do Cao Xuân Hạo (chủ biên), xuất phát từ khái niệm “Từ là những đơn vị
của ngôn ngữ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn trong câu hay tham gia vào
ngữ đoạn với tư cách một phụ ngữ hoặc nối liền hay ngăn cách với các ngữ
đoạn ấy”, các tác giả đã phân biệt từ loại tiếng Việt thành hai loại: thực từ và
hư từ. Thực từ là những từ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn hoặc tham gia
vào ngữ đoạn với tư cách phụ ngữ.Hư từ là những từ chỉ quan hệ cú pháp.
9
Cao Xuân Hạo chia từ tiếng Việt thành 8 từ loại: vị từ, danh từ, lượng
từ, đại từ (thuộc nhóm thực từ), liên từ, giới từ, ngữ khí từ, thán từ (thuộc
nhóm hư từ).
Hoàng Văn Thung- Lê A “Ngữ pháp tiếng Việt” phân chia từ thành hai
lớp:
- Thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ.
- Hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.
Diệp Quang Ban trong cuốn “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1”
phân loại như sau:
- Lớp thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, số từ, động từ, tính từ.
- Lớp hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái.
- Lớp từ trung gian là các đại từ.
Tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại đã đưa ra cách
phân loại từ tiếng Việt như sau:
- Lớp thực từ chia ra hai tiểu loại là Thể từ và Vị từ.
+ Thể từ gồm: danh từ, số từ.
+ Vị từ gồm: động từ, tính từ, đại từ.
- Lớp hư từ gồm có: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ.
Vũ Đức Nghiệu –Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ
học” của mình đã phân chia từ loại thành ba lớp:
- Các thực từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, số từ, đại từ.
- Các hư từ gồm hai từ loại là giới từ và liên từ.
- Thán từ.
Như vậy, tuy tên gọi, cách phân loại của các nhà ngôn ngữ học có
những điểm chênh lệch song giữa họ đều có sự thống nhất khi chia từ loại
tiếng Việt thành hai lớp thực từ và hư từ. Họ cũng thống nhất xếp 3 từ loại:
danh từ, động từ, tính từ vào thực từ. Còn số từ và đại từ thì có những cách
10
xếp khác nhau. Theo đa số các nhà nghiên cứu thì hệ thống từ loại tiếng Việt
gồm 9 từ loại sau:
- Từ loại thực từ: danh từ, động từ, tính từ.
- Từ loại hư từ: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ.
- Từ loại trung gian: số từ, đại từ.
Từ sự tổng hợp cách phân chia của các nhà nghiên cứu khác nhau này
có thể thấy rằng, đại từ không phải là một thực từ đích thực. Nó có quan hệ
mật thiết, gần gũi với các lớp thực từ cơ bản như danh từ, động từ, tính từ. Nó
không có quan hệ trực tiếp với thực tại như các từ loại trên.Đại từ chỉ có tính
chất thực từ ở chỗ nó phản ánh mối quan hệ giữa khái niệm trong tư duy với
thực tại một cách gián tiếp.Đại từ cũng không thuộc lớp hư từ, vì nó không
chỉ phản ánh mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy như quan hệ từ,
phụ từ.Nói khác đi, đại từ là lớp từ có tính chất trung gian giữa thực từ và hư
từ, và là một từ loại trung gian giữa các từ loại cơ bản.
1.1.1.2. Đại từ
a) Khái niệm đại từ
Khi nghiên cứu về đại từ, các nhà Việt ngữ học đều chú ý đến vấn đề
khái niệm của từ loại này.
Trong cuốn “Việt Nam văn phạm”(1941), NXB KHXH,Hà Nội, tr.61-80
các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm đã định nghĩa: “đại
danh từ là tiếng dùng thay danh từ” và phân loại: “đó là hai thứ đại danh
từ:1.Nhân vật đại danh từ, 2.Chỉ định đại danh từ”. Trong “Nhân vật đại danh
từ” người ta chia làm ba ngôi: ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ; ngôi thứ hai: mày,
mi, người, bậu, bay; ngôi thứ ba: nó, hắn, nghỉ, vả, y, họ. Những tiếng đại danh
từ có thể dùng được ở cả ba ngôi là: ông, cha, thầy, chú, anh, cậu, bà, mẹ, cô,
dì, thím, chị, mụ, cụ, cố…em,con cháu. Chỉ định đại danh từ có ba loại: 1.Chỉ
thị đại danh từ: này, kia, kìa, nọ, ấy, cái này, cái ấy, cái đó; 2.Nghi vấn đại
11
danh từ: ai, gì, chi; 3.Phiếm chỉ đại danh từ: ai, ai ai, ai nấy, người, người ta,
người ta ai, kẻ...kẻ...người cả thảy, tất, tất cả, hết, hết cả, hết thảy.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Lớp 7-1955), NXB Hà Nội, tr.55 tác
giả Nguyễn Lân đã định nghĩa đại từ như sau: “Đại từ là thứ từ dùng thay thế
một danh từ để khỏi nhắc lại danh từ ấy và để câu được gọn gàng”.
Như vậy, cách định nghĩa đại từ ở trong hai cuốn Việt Nam văn phạm
và Ngữ pháp tiếng Việt vừa nêu trên, mới chỉ dựa vào một chức năng ngữ
pháp của đại từ là thay thế cho danh từ để định nghĩa.
Vì vậy, định nghĩa này chưa bao gồm được cả các danh từ chỉ định này,
nọ, ấy, kia; các đại từ xác định tất cả, cả, mỗi. Và như vậy chưa cho ta đủ cơ
sở để xác định các tiểu loại khác thuộc từ loại đại từ.
Theo Hữu Đạt- Trần Trí Dõi- Đào Thanh Lan trong cuốn Cơ sở tiếng
Việt (1998), NXB Giáo Dục,tr.117, định nghĩa rằng đại từ là từ thay thế, đại
diện cho từ thực. Bản thân đại từ cũng là các hư từ (rỗng nghĩa) có ý nghĩa
chức năng (có vai trò cú pháp: làm thành phần nhất định ở trong câu). Đại từ
được dùng thay thế cho từ thực thì sẽ có nội dung nghĩa từ vựng của từ thực
đó. Do vậy, đại từ là lớp từ riêng, có vị trí trung gian giữa thực từ và hư từ.
Tác giả Nguyễn Văn Thànhviết trong cuốn Tiếng Việt hiện đại: đại từ
là một từ loại, đã được nhiều sách “Ngữ pháp tiếng Việt” thống nhất đặt tên.
Đó là những từ chỉ người nói như: tôi, ta, tao, tớ, mình; chỉ đồng thoại như:
cậu, mày, mi, đằng ấy, gã, thị, hoặc thay thế cho danh từ nói chung như ai
(chỉ người), gì, cái gì (chỉ vật), tất cả (chỉ mọi thứ), và để chỉ định các danh từ,
đai từ khác như :này, kia, ấy, nọ,…Tóm lại, đại từ được tác giả Nguyễn Văn
Thành coi là những từ có chức năng thay thế, chỉ định và có những từ dùng để
xưng hô.
Có rất nhiều cách định nghĩa đại từ, nhưng để tập trung vào nội dung
chính của khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi xin đưa ra cách định nghĩa mà
12
chúng tôi thấy phù hợp với đề tài khóa luận nhất đó chính là định nghĩa của
tác giả Nguyễn Văn Thành:
“Đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật, chỉ ngôi thứ thay cho
các danh từ cụ thể và để chỉ định, xác định các danh từ, các đại từ nhân xưng,
làm cho chúng có tính xác định rõ ràng”[16, 296].
b)Các tiểu loại của đại từ
- Căn cứ vào các chức năng thay thế có thể tách biệt các đại từ thành
các tiểu loại:
+ Các đại từ thay thế cho danh từ như: tôi, tao, chúng tôi, mày, nó, họ,
chúng, ấy, kia, này, nọ, ai, đâu, thế…Các đại từ này có khả năng hoàn thành
các chức năng ngữ pháp như danh từ: có thể đảm nhiệm các thành phần câu;
khi làm vị ngữ cần đi kèm từ “là”.
Ví dụ: Tôi ghét Loan. Em gái tôi cũng ghét cô ta.
+ Các đại từ thay thế cho động từ, tính từ đồng thời cũng có khả năng
và cách thực hiện các chức năng ngữ pháp trong câu như các động từ và tính
từ (hoặc cụm động từ và tính từ).
Ví dụ: Trước đây, con bé là cô gái xinh đẹp, duyên dáng nhất làng.
Quả nhiên, bao nhiêu năm trôi qua trông nó vẫn thế.
Nó thích leo núi.Tôi cũng vậy.
+ Các đại từ thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu. Những
đại từ này có đặc điểm ngữ pháp như số từ: thường làm phụ trước cho danh từ
để biểu hiện ý nghĩa số lượng.
Ví dụ: Bao nhiêu người, bấy nhiêu sách vở.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể tách biệt đại từ thành các tiểu
loại sau:
+ Các đại từ xưng hô: người nói- ngôi thứ nhất (tôi, tao, chúng tao,
chúng mình, mình, tớ, chúng tớ,…), người nghe- ngôi thứ hai (mày, chúng
13
mày, người, mi, cậu…), người được nói tới- ngôi thứ ba (nó, hắn, y, thị,
chúng nó, họ, chúng,…). Ngoài ra, trong tiếng Việt có nhiều danh từ chỉ quan
hệ thân tộc được dùng như đại từ xưng hô: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,em, cháu,
cô, dì, chú, bác,..
+ Các đại từ chỉ định: ấy, kia, này, nọ, đó, đấy,đây,này, nãy, nấy ,bây,
bấy,…Các đại từ này thường làm thành tố phụ kết thúc cụm danh từ nhưng
cũng có thể dùng độc lập.
+ Các đại từ để hỏi: hỏi về người và sự vật (ai, cái gì,…), về nơi chốn
(đâu), về thời gian (bao giờ), về đặc điểm, tính chất (nào, sao), về số lượng
(bao, bao nhiêu,..).
+ Đại từ phiếm chỉ: trong tiếng Việt, các đại từ để hỏi còn được dùng
theo nghĩa phiếm chỉ: chúng không dùng để hỏi mà để chỉ chung mọi người,
mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời gian, mọi đặc điểm, tính chất và số
lượng...nhưng không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào. Đó là các từ: ai, bao
nhiêu, bấy nhiêu, người ta…
Ví dụ: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua.
Để ai, trăng tủi hoa sầu vì ai. (Nguyễn Du)
+ Các đại từ chỉ khối lượng tổng thể: đó là các từ: cả, tất cả, tất thảy,
hết thảy,…chúng có tác dụng trỏ và thay thế sự vật.
Ví dụ: Chúng mày vào đây. Nhanh lên! Tất cả vào đây.
+ Các đại từ “thế”, “vậy”: đó là các đại trừ để trỏ và thay thế được động
từ và tính từ.
Ví dụ: Thúy học giỏi, Hà cũng vậy.
Lưu ý: cần phân biệt thế, vậy là đại từ với thế, vậy là tình thái từ.
Ví dụ: Hôm nay, mày mặc cái áo này đẹp thế?
TTT
Thôi tao về vậy.
TTT
14
Như vậy, là từ loại được dùng để xưng hô, để hỏi, để thay thế cho danh
từ, động từ, tính từ; đại từ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập
các phát ngôn và rèn luyện tư duy. SGK Tiếng Việt hiện hành bổ sung đại từ
vào nội dung dạy học lớp 5 là để thực hiện các mục tiêu “hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” và “thông qua
việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy”.
Chính bởi vậy, nội dung dạy học về đại từ trong sách Tiếng Việt 5 là những
điều rất cơ bản và đơn giản. Đó chính là mạch kiến thức về đại từ với hai
chức năng cơ bản: xưng hô và thay thế.
c) Chức năng của đại từ trong tiếng Việt.
Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) “Dẫn luận ngôn ngữ học” từ “chức
năng” có thể hiểu theo hai nghĩa:
Một là: chức năng là khả năng mà sự vật, sự việc, hiện tượng có
được.
Hai là: chức năng là nhiệm vụ mà sự vật, sự việc, hiện tượng đó phải
đảm nhận.
Ở đây, khi xem xét chức năng của đại từ chúng tôi căn cứ vào hai nghĩa
trên.
c1. Chức năng đảm nhiệm thành phần câu
Khái niệm về câu
Hiện nay, có nhiều nhà khoa học đưa ra những định nghĩa khác nhau về
câu.Chúng tôi chọn một số định nghĩa trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học.Đầu tiên đó là định nghĩa của tác giả Hoàng Trọng Phiến:
“Câu là đơn vị lời nói có tổ chức riêng và mang thông tin nhất định.
Đơn vị này được xây dựng trên vật liệu từ và kết cấu, chủ yếu là kết cấu chủ
15
vị. Ở kết cấu này thể hiện đầy đủ tính chủ ngữ và vị ngữ.Tính vị ngữ làm
thành điều kiện đặc thù của câu”.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh thì:
“Câu là đơn vị ngữ pháp dùng để thông báo có tính giao tiếp, tính tình thái
và tính vị ngữ”
Chức năng đảm nhiệm thành phần câu của đại từ
Câu trong tiếng Việt được cấu tạo bởi rất nhiều các thành phần khác
nhau.Chức năng ngữ pháp của đại từ khi làm thành phần câu rất cơ
động.Không một từ loại nào có thể giữ nhiều chức vụ hơn đại từ trong các
phát ngôn.Nó có thể là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ và cả bổ ngữ.
- Đại từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Tôi //hát rất hay.
CN
Tôi: Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít.
- Đại từ có chức năng làm vị ngữ trong câu.
Ví dụ:
Người được nhà trường biểu dương //là tôi.
VN
Bạn Lan đi học muộn. Bạn Hương// cũng thế.
VN
thế: Đại từ thay thế cho vị ngữ.
- Đại từ có chức năng làm định ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng
đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa, làm rõ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: Anh chị tôi// đều học giỏi.
ĐN
- Đại từ có chức năng làm bổ ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng
đứng sau động từ, làm rõ nghĩa cho động từ.
16
Ví dụ : Cả nhà// rất yêu quý tôi.
BN
-
Đại từ cũng có thể đảm nhiệm chức năng làm trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Trong tôi, một cảm xúc khó tả// bỗng dâng trào.
TN
c2. Chức năng tạo sự liên kết giữa các câu trong văn bản
Các câu trong một đoạn văn hay văn bản luôn luôn phải đảm bảo sự
mạch lạc, logic. Chính vì vậy, chúng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về
cả mặt nội dung lẫnmặt hình thức.Và đại từ một trong những phương tiện tạo
ra sự liên kết đó.
Ví dụ: Thanh niên ngày nay rất năng động, giỏi giang, giàu nghị lực.
Đó là những ưu thế của họ.
Đó: thay thế cho toàn bộ nội dung của câu đi trước.
Làm cho văn bản ngắn gọn, súc tích.
Họ: thay thế cho cụm từ “thanh niên ngày nay”.
c3. Chức năng làm phƣơng tiện ngữ pháp để tạo lập kiểu câu theo
mục đích nói
Một trong những dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn đó là các đại từ
nghi vấn được sử dụng trong câu: ai, gì, nào, sao, bao giờ, cái gì, ở đâu,…
Ví dụ:
Miếng trầu ai rọc, ai têm
Miếng cau aibổ mà mềm rứa ai?
(Ca dao)
1.1.2. Cơ sở tâm lý học
Đời sống tâm lý của con người nói chung, của trẻ em nói riêng khá
phức tạp và phong phú. Nó bao gồm cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý nghĩ,
tình cảm, ước muốn, tưởng tượng, năng lực…Nghiên cứu về đặc điểm tâm lý
của học sinh tiểu học đương nhiên phải nghiên cứu tất cả những thuộc tính
17
tâm lý đó. Nhưng do giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến những thuộc
tính liên quan đến việc sử dụng đại từ của các em mà thôi.
1.1.2.1. Tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và
mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành
động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ
thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của
trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – Tri giác có chủ định
(trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập
từ dễ đến khó,…).
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động
mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ
kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
1.1.2.2. Chú ý
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm
soát, điều khiển chú ý còn hạn chế.Ở giai đoạn này chú ý không chủ định
chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến
những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều
tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,…Sự tập trung chú ý
của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị
phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú
ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự
nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công
thức toán hay một bài hát dài,…Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện
giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho
phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng
thời gian quy định.
18
Biết được điều này giáo viên nên giao cho trẻ những công việc hay bài
tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng
linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể
của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
giáo dục trẻ.
1.1.2.3.Trí nhớ
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ –
logic.
Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm
ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa.Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc
ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách
khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng
cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi
nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập
trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình
cảm hay hứng thú của các em…
Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái
quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan
trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn
giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý
hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.
1.1.2.4.Tư duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng
khái quát.
19
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu
biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức
còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
1.1.2.5.Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với
trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.
Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền
vững và dễ thay đổi.
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những
hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương
đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm
thơ, làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này
bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện
tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
Qua đây, đòi hỏi giáo viên phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của
các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có
cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em
vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá
trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
1.1.2.6.Ngôn ngữ
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo.Khi trẻ vào lớp 1
bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết.Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và
bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm.Nhờ có ngôn ngữ
phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh
và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
20
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể
đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, nên các nhà giáo dục phải trau
dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của
trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện
tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,… đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe
hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện, đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ
cách viết nhật kí,…Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ
phong phú và đa dạng.
Nói tóm lại, sau khi xem xét những đặc điểm tâm lý trên của học sinh
tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng tư duy, logic của học sinh lớp 5 tốt hơn hẳn
so với tư duy của học sinh các lớp 1,2,3 do vậy các em đã có sự thích ứng với
hệ thống bài tập. Tuy nhiên, do những tư duy, lập luận, khả năng trừu tượng
hóa của các em còn ở mức độ đơn giản nên những hoạt động này cần được
lặp đi lặp lại nhiều lần để các em có thể hình thành kĩ năng làm bài. Trên cơ
sở về mặt tâm lý như thế, chúng tôi cũng tập trung đi xây dựng hệ thống bài
tập (cả bài tập nói và bài tập viết) nhằm rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học
sinh lớp 5.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung bài học về đại từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5
Trong chương trình Tiếng Việtở tiểu học, phần đại từ bắt đầu được đưa
vào dạy ở lớp 5.Tuy nhiên, nội dung dạy học về đại từ ở trong SGK TV5 còn
đơn giản. Nó chỉ bao gồm hai tiết dạy dạng bài lý thuyết về đại từ: tiết 1 là bài
Đại từ, tuần 9, SGK TV5 tập 1, tr.92; tiết 2 là bài Đại từ xưng hô, tuần 11,
21
SGK TV 5 tập 1,tr.104- 105 và một vài bài tập đơn lẻ ôn tập về thực hành sử
dụng đại từ được đan xen trong những tiết thực hành sử dụng đại từ để liên
kết các câu cùng với một sốdạng bài về tìm đại từ trong các đoạn văn (Bài Ôn
tập về từ loại, tuần 14, SGK TV5 tập 1,tr.137; Bài Liên kết các câu trong bài
bằng cách thay thế từ ngữ, tuần 25, SGK TV5, tập 2, tr.76; Bài Luyện tập thay
thế từ ngữ để liên kết câu, tuần 26, SGK TV5 tập 2, tr.86).
1.2.1.1. Nội dung bài học lý thuyết về đại từ
- Theo chương trình cải cách giáo dục bậc Tiểu học, từ loại đại từ được
chính thức đưa vào dạy trong chương trình Tiếng Việt 5, ở phân môn Luyện
từ và câu với 2 tiết:
+ Tiết 1 được dạy ở Tuần 9: Đại từ (Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1,
tr.92).
+ Tiết 2 được dạy ở Tuần 11: Đại từ xưng hô (Sách giáo khoa Tiếng
Việt 5, tập 1, tr.104).
Đối với hai tiết dạy lý thuyết: tiết 1 dạy về đại từ, tiết 2 dạy về đại từ
xưng hô này, phần thực hành được lồng ghép ngay trong từng tiết dạy lý
thuyết, không được tách riêng ra.
- Mô hình bài học lý thuyết được cấu trúc thành 3 phần như sau:
Phần I: Nhận xét (Đưa ra ngữ liệu, hướng dẫn học sinh phát hiện ra
kiến thức cần ghi nhớ).
Phần II: Ghi nhớ (Học sinh đọc phần ghi nhớ).
Phần III: Luyện tập (Học sinh thực hành về đại từ).
Ví dụ:Tuần 9, Luyện từ và câu lớp 5: Đại từ
Ở phần I: Nhận xét
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, tr.92 đưa ra 2 bài tập:
Bài tập 1: Các từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?
22
a) Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn
mà sống được không?
Quý và Nam cho là có lí.
b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
Bài tập 2: Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống cách dùng
các từ nêu ở bài tập 1?
a) Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.
b) Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất
là người lao động.
Ở phần II: Ghi nhớ
Sau khi học sinh hoàn thành những yêu cầu trên, giáo viên giúp học
sinh khái quát khái niệm về đại từ.
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa:
“Đại từ là từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để
thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính
từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy”.
Ở phần III: Luyện tập
Đây là phần giúp học sinh luyện tập thực hành về ý nghĩa, tác dụng của
đại từ.
Sách giáo khoa đưa ra hệ thống bài tập gồm 3 bài thực hành như sau:
Bài tập 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai?
Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Ngƣời
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Ngƣời những sáng tinh sương
23
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Ngƣời bước lên đèo
Ngƣời đi, rừng núi trông theo bóng Ngƣời.
(Tố Hữu)
Bài tập 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau:
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Bài tập 3: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ
bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà.Một cái khe hở hiện ra.Chuột chui qua khe và
tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều
quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về
ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.
(Theo Lép tôn-xtôi)
Ví dụ: Tuần 11, Luyện từ và câu 5: Đại từ xưng hô
Ở phần I: Nhận xét
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, tr.104-105 đưa ra 3 bài tập:
Bài tập 1: Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ
nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật
được nhắc tới?
Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết quý cơm gạo.
Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
24
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ:
- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm.Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào
rừng.
Theo Truyện cổ Ê-đê
Bài tập 2: Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên
thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
Bài tập 3: Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô:
- Với thầy, cô.
- Với bố, mẹ.
- Với anh, chị, em.
- Với bạn bè.
Ở phần II: Ghi nhớ
Sau khi học sinh hoàn thành những yêu cầu trên, giáo viên giúp học
sinh khái quát khái niệm về đại từ xưng hô, cách dùng đại từ xưng hô sao cho
phù hợp và thái độ khixưng hô với mọi người.
Học sinh đọc phần ghi nhớ (phần khung xanh) trong sách giáo khoa:
1. Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ
người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,…
2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ
chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông,
bà, anh, chị,em, cháu, thầy, bạn,….
3. Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan
hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
Ở phần III: Luyện tập
Đây là phần giúp học sinh luyện tập thực hành về ý nghĩa, tác dụng của
đại từ xưng hô.
25
Sách giáo khoa đưa ra hệ thống bài tập gồm 2 bài thực hành như sau:
Bài tập1:Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của
nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau:
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à!
Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
Thỏ ngạc nhiên:
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
Theo La phông-ten
Bài tập 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp vào mỗi
ô trống:
Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:
- và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “ Kìa,
cái trụ chống trời.” ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang
nối nhau chạy vút tận mây xanh.tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không
phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.
Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:
- cũng từng bay qua cái trụ đó. cao hơn tất cả những ống khói,
những trụ buồm, cột điện mà thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được
xây dựng.
Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào.Ai nấy cười to vì thấy
Bồ Chao đã quá sợ sệt.
Theo Võ Quảng.
1.2.1.2. Một số bài tập đơn lẻ ôn tập về đại từ trong SGK Tiếng Việt 5
Nội dung về ôn tập đại từ không được biên soạn thành một tiết Luyện
tập thực hành riêng biệt như của các từ loại khác mà nó được lồng ghép, đan
26
xen vào trong các bài ôn tập về từ loại hay trong các bài luyện tập về liên kết
các câu bằng cách thay thế từ ngữ. Chính vì vậy, lượng bài tập để ôn luyện về
đại từ trong những tiết học này rất ít và chỉ mang tính chất nhắc lại kiến thức
chứ không đi vào nghiên cứu sâu kiến thức.
Ví dụ 1: Bài Ôn tập từ loại (tuần 14, SGK TV5 tập 1,tr.137)
Trong bài ôn tập này, có tất cả 4 bài tập. Ở bài tập số 1, SGK đưa ra
ngữ liệu là một đoạn văn như sau:
- Chị!- Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn nghào. – Chị…Chị là chị
gái của em nhé!
Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt
nữa.chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu xanh, xung
quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm
mới bắt đầu.
Đến bài tập số 3 ở trong bài, SGK yêu cầu tìm các đại từ xưng hô có
trong đoạn văn ở bài tập số 1(đoạn văn trên).
Tiếp tục sử dụng ngữ liệu là đoạn văn trong bài tập số 1, bài tập số 4
yêu cầu:
Bài tập 4: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:
a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
Ví dụ 2: Bài Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
(tuần 25, SGK TV5 tập 2, tr.76)
27
Đây là một bài dạy lý thuyết về Liên kết các câu trong bài bằng cách
thay thế từ ngữ, nó có đầy đủ cấu trúc ba phần của một bài lý thuyết giống
như hai bài lý thuyết về đại từ đã nêu trên.
Sau khi đưa ra hai bài tập ở trong phần nhận xét và để học sinh hoàn
thành yêu cầu của hai bài tập đó đến phần ghi nhớ SGK đã khái quát thành
kiến thức, lý thuyết cần ghi nhớ về liên kết các câu trong bài. Cụ thể SGK
trình bày như sau:
II- Ghi nhớ :
Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc,
ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa để thay thế cho những từ
ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ
nhiều lần.
Phần Luyện tập sẽ giúp học sinh thực hành được những kiến thức vừa
được khái quát trong phần ghi nhớ.
III- Luyện tập
Bài tập 1: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách
thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp
thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người
liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy.Đó là tên Tổ Quốc
Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
Hữu Mai
Bài tập 2:Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn
văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà
không lặp từ:
28
Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm:
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
Ví dụ 3: Bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (tuần 26, SGK
TV 5 tập 2, tr.86)
Đây chính là bài luyện tập của bài lý thuyết về liên kết các câu đã học
trong tuần 25.Vì vậy, trong bài học này chỉ gồm toàn những bài tập thực hành,
cụ thể là có tất cả ba bài tập.Trong đó, kiến thức về đại từ được nhắc đến
trong bài tập số 2 như sau:
Bài tập 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau
bằng những đại từ hoặc từ đồng nghĩa:
Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa).Triệu Thị Trinh
xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ.Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi,
thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một
con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.
Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc,
Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước,
quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu
Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa
tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng
mãi với non sông, đất nước.
Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Những bài tập đơn lẻ mà chúng tôi vừa thống kê ở trên, được trình bày
dưới dạng là một bài tập (hoặc một phần nhỏ của một bài tập) nằm trong hệ
thống các bài tập xuất hiện ở tiết học. Các bài tập này chủ yếu giúp học sinh
ôn luyện lại kiến thức về đại từ mà các em đã được học trong hai tiết lý
29
thuyết.Chẳng hạn như bài tập 3 trong bài Ôn tập về từ loại vừa được nhắc tới
ở trên, đã giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức về đại từ xưng hô khi yêu cầu
các em tìm đại từ xưng hô có trong đoạn văn. Nói tóm lại, các bài tập đơn lẻ
này được biên soạn để giúp học sinh có cơ hội được thực hành nhiều hơn về
đại từ, từ đó nâng cao năng lực sử dụng từ loại này cho các em.
Nhận xét:
Qua tìm hiểu chương trình dạy đại từ ở tiểu học, chúng tôi nhận thấy
rằng:
- Chương trình đã dành riêng hai tiết học để dạy về đại từ và đại từ
xưng hô. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 trình bày rõ ràng, đưa ra ngữ liệu hợp
lý gần gũi với học sinh, khái niệm đại từ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, bài tập
thực hành không quá khó phù hợp với khả năng của học sinh tiểu học. Mặc dù
mạch kiến thức về đại từ đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và chỉ ra
khá đa dạng và phong phú song chương trình tiểu học chỉ chọn lọc dạy kiến
thức về đại từ xưng hô và đại từ với chức năng thay thế danh từ, động từ, tính
từ (cụm danh từ, động từ, tính từ) để dạy cho học sinh lớp 5. Sự lựa chọn này
hoàn toàn phù hợp vì nó đã đảm bảo được nguyên tắc khoa học và vừa sức
với từng đối tượng.
Sách giáo viên gợi ý cách dạy cụ thể, rõ ràng. Giáo viên nắm vững kiến
thức trong chương trình sách giáo khoa.
- Tuy đã có tiết dạy riêng nhưng học sinh chỉ được học về đại từ trong 2
tiết ở phân môn Luyện từ và câu cũng như được ôn tập gặp lại kiến thức về
đại từ trong một số bài Luyện tập đã nêu ở trên, chương trình không hề có tiết
thực hành riêng, bài tập lồng vào lý thuyết. Còn ở các phân môn khác đại từ
không được học đến. Cách phân bố này, làm cho học sinh được thực hành ít
nên chỉ sử dụng thành thạo đại từ ngay trong tiết học đó, ngoài ra vì các em ít
được vận dụng nên chưa nắm vững kiến thức, hiểu kĩ về cách dùng đại từ,
nhất là đại từ xưng hô như thế nào cho đúng, trúng và hay.
30
Từ những nhận xét trên, chúng tôi hiểu rằng việc tìm ra những biện
pháp để rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh tiểu học là một điều hết sức
quan trọng và cần thiết.
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn của việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5. Từ đó, thấy được
tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng này học sinh đồng thời những cơ sở lý
luận và thực tiễn của đề tài cũng giúp cho chúng tôi có những định hướng
nhất định để đề xuất ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp cho việc rèn kĩ năng
sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 đạt hiệu quả cao nhất.
31
CHƢƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 5
Để có thể tìm ra được các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đại từ thích
hợp, chúng tôi thấy rằng phải xuất phát từ năng lực sử dụng đại từ của học
sinh và yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được.Chính vì
vậy, ở chương này chúng tôi sẽ trình bày kết quảkhảo sát, thống kê về năng
lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5.Dựa trên kết quả đó,chúng tôi sẽ đề xuất
ra các biện pháp phù hợp.
2.1. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5
2.1.1. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là học sinh hai lớp 5A1và lớp 5A2
thuộc khối lớp 5 tại trường Tiểu học Đống Đa, phường Đống Đa, thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.Tổng số học sinh tham gia là 86 em. Đây là trường
tiểu học được thành lập năm 1991 với đội ngũ giáo viên là 44 người. Do đặc
thù là trường học thuộc địa bàn thành phố nên so với các học sinh ở vùng
khác trong tỉnh hay so với các học sinh ở miền núi, hải đảo thì điều kiện học
tập của các em ở đây tương đối thuận lợi.
2.1.2. Cách thức khảo sát
2.1.2.1. Khảo sát năng lực sử dụng đại từ tiếng Việt của học sinh lớp 5 thông
qua các phiếu theo mẫu.
Chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5
bằng 03 phiếu.
Mỗi học sinh thực hiện các nội dung trong từng phiếu tại lớp ở cuối giờ
học.
32
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên:………………………………….Lớp :…………………..
Câu hỏi 1:
Em hãy tìm đại từ có trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ đó
thay thế cho từ ngữ nào:
Lúc tan học, Lan hỏi Hằng:
- Hằng ơi, cậu được mấy điểm Toán?
- Tớ được 10, còn cậu được mấy điểm?
- Tớ cũng vậy.
Câu hỏi 2: Chỉ ra các đại từ xưng hô mà từng nhân vật dùng trong đoạn văn
sau. Đại từ ấy biểu lộ thái độ gì của nhân vật?
Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang
ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc định ăn thịt, Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra.
Sói trả lời:
-Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ
nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?
Theo Lép-tôn-xtôi
33
PHIẾU SỐ 2
Họ và tên: ……………………………….Lớp :…………..
Câu hỏi 1:
Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn
không bị lặp lại:
a. Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b. Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
c. Tôi thích leo núi, em trai tôi cũng thích leo núi.
Câu hỏi 2: Gạch chân dưới những đại từ xưng hô mà em vừa tìm được trong
đoạn văn này. Em có thể thay thế những đại từ trong đoạn văn bằng những đại
từ nào khác cho phù hợp?
Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang
ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc định ăn thịt, Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra.
Sói trả lời:
-Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ
nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?
Theo Lép-tôn-xtôi
34
PHIẾU SỐ 3
Họ và tên:………………………………..Lớp:…………………….
Câu hỏi:
Đoạn trích dưới đây bị khuyết các đại từ. Em hãy điền các đại từ phù
hợp để hoàn thành đoạn trích nhé!
Trong khu rừng kia, Sẻ và Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ
nhận được món quà bà ngoại gửi đến.Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt
kê.Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả
Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hàng ngày, Sẻ ở
trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, (1) quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót
lại văng ra khỏi hộp. (2) Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc
cây xa lạ.
Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại cẩn
thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa
gặp Sẻ, Chích đã reo lên:
- Chào (3) Sẻ thân mến! (4) vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây
này, (5) chia đôi nhé: (6) năm hạt, (7) năm hạt.
- Chia làm gì cơ chứ? Không cần phải (8)! – Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh
xắn của (9), tỏ ý không thích- Ai kiếm được thì người ấy ăn!
35
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
* Phiếu số 1: Yêu cầu –Học sinh tìm được đúng các đại từ có trong bài
và tìm được từ thay thế phù hợp.
Câu 1 (5 điểm):
Có các đại từ sau: cậu, tớ, vậy.
- Câu 1: “cậu” thay thế cho từ “Hằng”.
- Câu 2: “Tớ” thay thế cho từ “Hằng”; “cậu” thay thế cho “Lan”.
- Câu 3: “Tớ” thay thế cho “Lan”; “vậy” thay thế cho cụm từ “được
điểm 10”.
Câu 2(5 điểm):
- Các đại từ xưng hô có trong bài là: ông, cháu, mày, ta.
- Sóc gọi ông, xưng cháu, thể hiện thái độ lễ phép và có phần sợ sệt của
kẻ bề dưới.
- Sói gọi Sóc là mày, xưng ta, thể hiện thái độ khinh khỉnh của kẻ bề
trên.
* Phiếu số 2: Yêu cầu- Học sinh tìm đúng được đại từ xưng hô và nói
được thái độ của các nhân vật trong đoạn hội thoại của câu hỏi 1, tìm được
các từ thay thế thích hợp ở câu hỏi 2.
Câu 1 (5 điểm):
a. Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ “nó”.
b. Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ “cô”.
c. Thay cụm từ “thích leo núi” bằng từ “vậy”.
Câu 2 (5 điểm):
- Sóc có thể gọi Sói là: bác, anh xưng là tôi, cháu
- Sói có thể gọi Sóc là: mi, ngươi, nhóc, ...
36
* Phiếu số 3:Yêu cầu- Học sinh điền được các đại từ phù hợp với hoàn
cảnh, mối quan hệ giữa hai nhân vật trong đoạn hội thoại.
Câu hỏi:
(1) : nó, chú, chú ta,…
(2) : cô, chị, bác,...
(3) : bạn, cậu, chú,…
(4) : chúng mình, chúng ta, tớ, mình,..
(5) : cậu, bạn,..
(6) : tớ, mình,tôi,…/ cậu, bạn….
(7) : cậu, bạn,../ tớ, mình, tôi…
(8) : thế, vậy, như thế, như vậy…
(9) : nó, mình,…
2.1.2.2. Hướng dẫn học sinhlàm theo mẫu, có gợi ý để làm rõ yêu cầu các em
cần thực hiện.
a. Ở mẫu phiếu số 1:
Chúng tôi giải thích cho các em yêu cầu cần thực hiện.
Chẳng hạn:
- Ở câu hỏi 1 của phiếu em sẽ ghi những đại từ mình tìm được ra, rồi
ghi ngay bên cạnh từ đó thay thế cho từ nào trong câu mà em vừa tìm.
-Ở câu hỏi số 2, trước khi tìm được đại từ để thay thế thì các em cần
phải biết được từ hay cụm từ cần thiết phải thay thế ở trong câu đó là từ
nào,chúng tôi yêu cầu các em lưu ý gạch chân dưới những từ hoặc cụm từ đó.
Ví dụ như ở câu a các em sẽ gạch chân dưới từ con quạ (thứ 2).
Sau đó, chúng tôi phát phiếu điều tra và thu lại phiếu khi các em hoàn
thành công việc.Thời gian thực hiện yêu cầu ở phiếu số 1 là 20 phút.
b. Ở mẫu phiếu số 2:
Chúng tôi cũng giải thích yêu cầu cần thực hiện giống như ở phiếu số
1.Song, chúng tôi cũng nhấn mạnh điểm cần chú ý ở câu hỏi số 1 trong bài
37
cho các em.Đó là tìm đại từ “xưng hô” chứ không phải đi tìm tất cả đại từ có
trong đoạn hội thoại.Đồng thời, ở câu hỏi số 2 các em sẽ làm tương tự như
câu hỏi 1 của phiếu số 1.
Sau lời nhấn mạnh của chúng tôi phát phiếu điều tra để cho các em
hoàn thành phiếu.Thời gian để các em hoàn thành yêu cầu trong phiếu số 2 là
15 phút.
c. Ở mẫu phiếu số 3:
Chúng tôi gợi ý cho các em là đầu tiên phải xác định được mối quan hệ
giữa hai nhân vật trong đoạn trích để từ đó điền đại từ sao cho phù hợp.
Sau khi cụ thể hóa nội dung yêu cầu của phiếu, cũng giống như cách
khảo sát ở hai phiếu trước chúng tôi sẽ phát phiếu ngay để các em hoàn thành.
Thời gian dành cho các em hoàn thành phiếu là 10 phút.
2.1.3. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5
2.1.3.1. Kết quả khảo sát
Trên cơ sở làm bài của học sinh trong các phiếu khảo sát, chúng tôi
chấm điểm và rút ra bảng thống kê kết quả như sau:
38
BẢNG THỐNG KÊ NĂNG LỰC SỬ DỤNG ĐẠI TỪ
CỦA HỌC SINH LỚP 5
Phiếu số 1:
Lớp
Tổng
Dưới trung bình
Trung bình
Khá-Giỏi
số
(Dưới 5 điểm)
(Đạt từ 5-6 điểm)
(Từ 7-10 điểm)
phiếu
Số lượng
Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
5A1
41
5
12,19
7
17,07
29
70,73
5A2
45
6
13,33
9
20
30
66,66
Bảng 2.1
Phiếu số 2:
Dưới trung bình
Tổng
Lớp
(Dưới 5 điểm)
số
Trung bình
Khá-Giỏi
(Đạt từ 5-6 điểm)
(Từ 7-10 điểm)
phiếu
Số lượng
Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
5A1
41
8
19,51
16
39,02
17
41,46
5A2
45
10
22,22
17
37,77
18
40
Bảng 2.2
Phiếu số 3:
Lớp
Tổng số
phiếu
Dưới trung bình
Trung bình
Khá-Giỏi
(Dưới 5 điểm)
(Đạt từ 5-6 điểm)
(Từ 7-10 điểm)
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
5A1
41
4
9,75
22
53,65
15
36,58
5A2
45
3
6,66
25
55,55
17
37,77
Bảng 2.3
39
2.1.3.2. Nhận xét kết quả khảo sát
Qua khảo sát, chúng tôi có những nhận xét về kết quả thu được khi học
sinh làm bài như sau:
- Qua phiếu số 1, chúng tôi thấy rằng khả năng nhận biết về đại từ (giới
hạn trong chương trình tiểu học) của học sinh khá tốt do được học trong tiết
Luyện từ và câu ở môn Tiếng Việt. Số học sinh đạt điểm trung bình của cả hai
lớp chiếm 18,6 %, số học sinh đạt khá-giỏi chiếm tỉ lệ khá cao 68,60%. Đa số
các em đã biết nhận biết được đại từ có trong câu. Chỉ có một số ít học sinh
đạt điểm dưới trung bình là do các em còn lúng túng trong việc tìm đại từ nên
chưa xác định được hết các đại từ có trong bài. Chẳng hạn như bài tập số 1,
các em đều không tìm được từ “vậy” là một đại từ.Hay ở bài tập số 2 chưa nói
rõ được thái độ nhân vật khi sử dụng đại từ đó. Nguyên nhân của thực trạng
này là do các em chưa hiểu chắc được khái niệm đại từ và cách dùng đại từ
hay là sắc thái tình cảm mà mỗi đại từ thể hiện.
- Ở phiếu số 2, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá-giỏi thấp hơn so với phiếu số
1. Số học sinh đạt điểm trung bình ở cả hai lớp chiếm 38,37% cao hơn nhiều
so với điểm trung bình ở phiếu số 1. Lý giải cho điều này, chính là độ khó của
phiếu số 2.Ở phiếu số 2, yêu cầu không chỉ dừng lại ở việc nhận biết đại từ
nữa mà đã nâng lên một mức mới đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức
về đại từ, về cách sử dụng của nó để linh hoạt làm các câu hỏi mà phiếu yêu
cầu. Chẳng hạn như ở câu hỏi số 2, nhiều học sinh không hoàn thành được vì
các em còn bối rối trong việc tìm đại từ phù hợp để thay thế, hoặc xác định
chưa chính xác mối quan hệ giữa hai nhân vật trong đoạn văn dẫn đến việc
dùng một số đại từ chưa phù hợp. Ví dụ như có em học sinh lựa chọnxưng là
“ông”, gọi “cháu” thay cho xưng “ta”, gọi “mi” của nhân vật Chó sói (Thôi
được, ông sẽ thả cháu ra. Có điều cháu hãy nói cho ông hay, vì sao họ nhà
Sóc chúng cháu lúc nào cũng vui vẻ như vậy?).
40
- Ở phiếu số 3, câu hỏi ở phiếu này được nâng mức khó lên một chút so
với hai phiếu trước. Bởi vì nó yêu cầu học sinh phải nắm chắc khái niệm về
đại từ, phân loại rõ ràng được đâu là đại từ xưng hô đâu là đại từ dùng để thay
thế cho danh từ, động từ, tính từ (hay cụm danh từ, động từ, tính từ) thì mới
có thể làm tốt được.
Tuy nhiên, bảng 3.3 cho chúng ta thấy kết quả làm bài của học sinh ở
phiếu là khá tốt. Số lượng các em đạt được điểm khá-giỏi ở hai lớp chiếm
37,20%, tuy không phải là kết quả quá cao. Song, nó cũng chứng tỏ được
phần nào khả năng sử dụng đại từ của các em.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tiến hành khảo sát ở hai lớp đại trà
nên các học sinh có học lực gần như tương đồng nhau, bởi vậy mà sự chênh
lệch về kết quả khảo sát là không đáng kể.Phần lớn các em làm phiếu khảo sát
đều ở mức đạt và mức khá giỏi.Có được kết quả này, một phần là do các em
là học sinh ở trường thuộc địa bàn thành phố có môi trường học tập, giao tiếp
thuận lợi hơn so với các em học sinh thuộc vùng nông thôn.
Tuy nhiên, do chỉ được học về đại từ trong điều kiện số tiết ít, lại không
có tiết thực hành riêng nên khả năng sử dụng đại từ của các em vẫn còn nhiều
hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả cả trong văn viết và trong giao
tiếp.Những hạn chế này làm cho bài văn của các em mất đi tính hấp dẫn, liền
mạch; ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp của các em trong cuộc sống hàng ngày.
Chính vì vậy, theo chúng tôi, nên có những biện pháp giúp đỡ các em
trong việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ để các em có thể tự tin sử dụng đại từ cả
trong văn viết và trong giao tiếp hàng ngày.
41
2.2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh
lớp 5
2.2.1. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua việc xây dựng hệ
thống bài tập thực hành về đại từ
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, đại từ chỉ được dạy trong hai tiết và
được lồng ghép, đan xen luyện tập với các kiến thức khác của phân môn
Luyện từ và câu.Chính vì việc không có tiết thực hành riêng, nên số lượng các
bài tập rất ít cũng như chưa có sự đa dạng về dạng bài. Điều này gây không ít
khó khăn cho giáo viên khi muốn rèn kĩ năng sử dụng đại từ trong văn viết
cũng như trong giao tiếp cho học sinh.Việc xây dựng được hệ thống bài tập
thực hành về đại từ sẽ là một phương tiện quan trọng để rèn luyện cho các em
đồng thời nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả rèn luyện.
Khi xây dựng hệ thống bài tập cần lưu ý một số điểm sau:
- Bài tập đưa ra phải đảm bảo tính chính xác về cấu tạo ngữ pháp, tính
nghệ thuật trong ngôn từ và cú pháp.
- Bài tập phải phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
- Bài tập có nhiều hướng giải quyết khác nhau, tạo ra sự phong phú
trong tư duy của học sinh và đáp án của bài.
Trên cơ sở về chương trình và kiến thức đại từ mà các em được học
trong SGK TV5 cùng với những lưu ý cần thiết, chúng tôi đã xây dựng được
hệ thống bài tập về đại từ như sau:
* Dạng bài tập xác định đại từ
Với dạng bài tập này, học sinh sẽ được luyện tập về đại từ ở mức độ đơn giản
nhất đó là tìm ra các đại từ có trong các câu hay đoạn văn cho trước.Thông
qua việc hoàn thành các bài tập thuộc dạng này, các em sẽ được củng cố lại
khái niệm về đại từ đã được học ở trên lớp.
Ví dụ:
42
Bài 1: Tìm những đại từ có trong những câu sau?
a. Tôi thích ăn kem. Em gái tôi cũng vậy.
b. Anh ta đã chửi bới tôi thậm tệ. Thật sự, anh ta không nên làm như
thế.
c. Mẹ tôi đã đi làm trở lại. Việc đó khiến bà thấy rất vui.
d. Cô có nhìn thấy ngôi làng ở phía xa kia không? Đấy chính là nơi
chôn rau cắt rốn của tôi.
(Đáp án: a. Tôi, vậy; b.anh ta, tôi, thế; c. tôi, đó, bà; d. cô, đấy, tôi)
Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong đoạn thơ sau:
Tuổi mười hai đuổi bướm bắt chim.
- Em ở đây, bên Bác Lê-nin
Người làm việc.Cần em canh gác.
- Cha em đâu?
- Cha làm súng và đi liên lạc.
- Và mẹ em?
- Mẹ cùng anh nướng bánh, đưa đường.
Thuyền qua về, hôm sớm, trong sương…
(Đáp án: em, bác, người, cha, mẹ, anh)
* Dạng bài tập về đại từ thay thế
Liên quan đến chức năng thay thế của đại từ, dạng bài dùng đại từ để
liên kết câu gồm hai kiểu bài là: kiểu bài tìm đại từ phù hợp để thay thế cho
những từ ngữ lặp lại trong câu (hoặc trong các câu thuộc đoạn văn) để tạo sự
liên kết, mạch lạc giữa các câu văn và kiểu bài phát hiện ra các đại từ dùng để
thay thế có trong câu văn (đoạn văn) đồng thời chỉ ra được các đại từ đó thay
thế cho những từ ngữ nào.Điều cần lưu ý ở kiểu bài thứ nhất- kiểu bài tìm đại
từ thích hợp để thay thế đó là giáo viên cần phải giải thích cho học sinh hiểu
rằng hệ thống đại từ trong tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì
43
vậy, khi tìm đại từ để thay thế giáo viên sẽ khuyến khích các em tìm ra nhiều
hơn “một” đại từ phù hợp từ đó, rèn cho các em có được sự linh hoạt mỗi khi
sử dụng đại từ.
Ví dụ:
Bài 1: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho các từ ngữ
được lặp lại trong các câu sau:
a. Bọn nhóc rất thích nghe kể chuyện. Bọn nhóc thường tập trung nhau
lại một chỗ để cùng nghe bà Sáu kể những câu chuyện cổ tích.
b. Tôi đỗ đại học sư phạm. Em gái tôi cũng đỗ đại học sư phạm.
c. Hùng là một bác sĩ tận tâm. Hùng luôn giúp đỡ các bệnh nhân với tất
cả tấm lòng nhiệt thành của mình.
(Đáp án: a. thay từ “bọn nhóc (thứ 2)” bằng từ chúng, chúng nó; b.
thay cụm từ “đỗ đại học sư phạm (thứ 2)” bằng từ vậy; c. thay từ “Hùng”
bằng anh ấy, cậu ấy)
Bài 2: Em hãy tìm đại từ có trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ
đó thay thế cho từ ngữ nào:
Giờ ra chơi, Lan kéo Hà ra một góc thủ thỉ:
- Hà ơi, tớ nhặt được tờ 50 nghìn đồng ở chỗ gần nhà vệ sinh đấy! Hết
giờ tớ với cậu đi mua quà ăn đi!
- Thôi chết!Không được đâu! Sao cậu lại làm thế, nếu nhặt được của rơi
thì phải trả lại người đánh mất chứ!
(Đáp án: Các đại từ có trong đoạn là:
Câu 1: “tớ” thay cho Lan; “cậu” thay cho Hà.
Câu 2: “cậu” thay cho Lan; “tớ” thay cho Hà
“thế” thay cho việc bạn Lan định tiêu số tiền nhặt được)
* Dạng bài tập về đại từ xƣng hô
44
Để học sinh có thể linh hoạt, chủ động trong giao tiếp thì dạng bài về
đại từ xưng hô là vô cùng cần thiết. Ở dạng bài này, các em sẽ được luyện tập
lựa chọn đại từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể trong mỗi
đoạn hội thoại đồng thời các em cũng sẽ tập chỉ ra thái độ, quan hệ giữa các
nhân vật tham gia giao tiếp thông qua cách họ sử dụng đại từ xưng hô.Đây là
dạng bài tập khó hơn so với các dạng bài tập khác, chính vì vậy giáo viên cần
phải hướng dẫn, gợi ý cụ thể cho học sinh thì các em mới có thể làm tốt
được.Cụ thể là, ở mỗi bài tập giáo viên cần cho các em đọc kĩ đoạn văn (đoạn
hội thoại) từ đó, yêu cầu các em xác định mối quan hệ giữa các nhân vật.Đưa ra
câu hỏi rằng với mối quan hệ như vậy thì chúng ta có thể sử dụng những từ
xưng hô như thế nào?Nếu được giáo viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể ở một bài,
thì ở những bài tương tự lần sau các em có thể tự định hướng và hoàn thành bài.
Ví dụ:
Bài 1: Tìm những đại từ xưng hô có trong đoạn hội thoại sau. Cách
xưng hô như vậy thể hiện thái độ như thế nào giữa hai nhân vật?
Một lần, I-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:
- Thằng nhóc tên gì?
- I-u-ra.
- Mày là đội viên hả?
- Phải.
- Sao mày không đeo khăn quàng?
- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
(Đáp án: tên, thằng nhóc, mày, bọn- Cách xưng hô như vậy thể hiện sự
không tôn trọng, mối quan hệ thù địch giữa hai nhân vật, cách cậu bé trả lời
cho thấy sự khinh thường, căm phẫn của mình với bọn phát xít).
Bài 2: Điền những đại từ xưng hô cho phù hợp vào chỗ chấm:
Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao
cho việc xử kiện.
45
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công
đường.Chủ quán thưa:
- …(1)…này vào quán của…(2)… hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc,
vịt rán mà không trả tiền. Nhờ…(3)…..xử giúp cho.
Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:
- …(4)…..chỉ vào quán ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm. (5)….không mua
gì cả.
Mồ Côi bảo:
- Nhưng …(6).., có hít hương thơm thức ăn trong quán không?
(Đáp án: (1) Bác, ông; (2) tôi; (3) Ngài, cậu; (4+5)Tôi; (6) bác,ông ).
* Dạng bài tập xác định chức vụ ngữ pháp của đại từ trong câu
Chức năng ngữ pháp của đại từ khi làm thành phần câu rất cơ
động.Không một từ loại nào có thể giữ nhiều chức vụ hơn đại từ trong các
phát ngôn.Nó có thể là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ và cả bổ ngữ.Dựa trên đặc
điểm này của đại từ, chúng tôi đã xây dựng các bài tập yêu cầu học sinh xác
định chức vụ ngữ pháp của các đại từ có trong các câu hoặc đoạn văn cho
trước.Qua đó, giúp học sinh khắc sâu kiến thức về đại từ và về câu.
Ví dụ:
Bài tập: Xác định chức vụ ngữ pháp của các đại từ in đậm dưới đây:
a. Tôi rất thích ăn kem.
b. Chị gái tôi rất xinh đẹp.
c. Người nấu tất cả các món ăn này là tôi.
d. Hương học rất giỏi. Lan cũng vậy.
e. Anh ta đã tát tôi.
( Đáp án: a. Tôi là chủ ngữ; b. Tôi là định ngữ; c. Tôi là vị ngữ; d. vậy
là vị ngữ; e. tôi là bổ ngữ )
* Dạng bài tập hƣớng dẫn học sinh biết vận dụng đại từ để đặt câu
46
Không giống như ở các bài tập trước, ở dạng bài tập này yêu cầu học
sinh phải nắm chắc kiến thức về đặt câu và về đại từ (cả chức năng thay thế
và chức năng xưng hô) mới có thể làm tốt được.Tóm lại, dạng bài này là một
dạng bài tổng hợp, mở rộng hơn so với các dạng bài trước.
Ví dụ 1: Em hãy đặt một câu có đại từ làm chủ ngữ và một câu có đại từ làm
vị ngữ.
Ở bài tập này, học sinh có thể đặt như sau:
a. Chúng tôi luôn cố gắng làm tất cả mọi thứ để học sinh của mình đạt
CN
kết quả tốt nhất.
b. Người luôn ở bên tôi lúc khó khăn chính là cô ấy.
VN
2.2.2. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua phân môn Kể
chuyện
Kiến thức về đại từ, ngoài phần nội dung dạy học trong tiết Luyện từ và
câu, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh thông qua tất cả các phân môn
khác nhằm giúp học sinh được liên tục vận dụng đại từ vào trong ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết, góp phần nâng cao khả năng giao tiếp của các em. Và
một trong những phân môn có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng đại
từ tốt hơn cả (đặc biệt là đại từ xưng hô) đó chính là phân môn Kể chuyện.
Sở dĩ, phân môn Kể chuyện có thể giúp cho học sinh rèn kĩ năng sử
dụng đại từ tốt hơn cả là vì đặc điểm của phân môn này có thế giới các nhân
vật vô cùng đa dạng, phong phú.Và dù là hóa thân vào nhân vật nào để kể lại
câu chuyện thì học sinh cũng phải sử dụng đến đại từ.Đặc biệt hơn nữa, học
sinh sử dụng đại từ trong phân môn Kể chuyện hoàn toàn rất tự nhiên, các em
không có cảm giác mình đang làm bài tập hay đang rèn luyện gì cả mà chỉ
47
đơn giản là đắm chìm vào thế giới của nhân vật mình đang kể. Cách rèn luyện
này thực sự đem lại hiệu quả cao bởi lẽ nó khơi gợi được sự hứng thú và tự
giác ở mỗi học sinh.
Trong phân môn Kể chuyện, dù là ở kiểu bài nào, trước tiên, khi hướng
dẫn học sinh chuẩn bị kể, giáo viên nên cho học sinh xác định ngôi kể (ngôi
thứ nhất hay ngôi thứ ba) từ đó có những điều chỉnh khi kể chuyện (dùng đại
từ xưng hô nào, cách kể ra sao..), nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu
chuyện sẽ kể.
Ví dụ: Câu chuyện Pa-xtơ và em bé (tiếng Việt 5 tập 1, tr.138)
Đầu tiên, giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận nên chọn từ nào trong các
từ sau thay thế cho Pa-xtơ: ngài, ông, anh,..Vì sao em lại chọn từ đó?
Câu chuyện Pa-xtơ và em bé được kể theo ngôi thứ ba, người kể không
xuất hiện trong tác phẩm, với cách dùng đại từ xưng hô ông thay thế cho bác
sĩ Pa-xtơ thể hiện sự kính trọng, khâm phục trước tài năng và lòng nhân hậu,
yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ khiến ông cống hiến cho loài
người một phát minh khoa học lớn lao: chữa được bệnh chó dại cắn.Nếu dùng
đại từ xưng hô khác khi nói về Pa-xtơ (như ngài, anh…) thì đối với từ “ngài”
nó thể hiện được sự kính trọng nhưng lại không gây được cảm giác gần gũi
với người đọc, người nghe; còn với từ “anh” nó không thể hiện được sự kính
trọng cần thiết.
Như vậy, nếu sau khi giáo viên đặt câu hỏi “Vì sao”,học sinh có thể
phân tích được như trên hoặc đơn giản chỉ lựa chọn được từ chính xác để kể
đã là một thành công.Đặc biệt hơn, nếu các em có thể lý giải được về sự lựa
chọn của mình thì điều đó thể hiện rằng các em đã thật sự nắm chắc kiến thức
về đại từ xưng hô, còn nếu như chưalý giải được thì lúc này chính giáo viên
phải là người hướng dẫn để các em hiểu được nguyên nhân khi lựa chọn bất
cứ một đại từ xưng hô nào. Và kể từ đó, trong những giờ Kể chuyện tiếp theo,
48
các em sẽ tự nhận thức được vai trò quan trọng của đại từ xưng hô trong
những câu chuyện được kể đồng thời biết tự lựa chọn đại từ xưng hô sao cho
phù hợp với sắc thái, hoàn cảnh của câu chuyện. Cứ tiếp tục thực hành xác
địnhđại từ cần sử dụng nhiều lần như vậy, bản thân các em sẽ được nâng cao
kĩ năng sử dụng đại từ của mình.
Với phân bố là 1 tiết trên một tuần, việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho
học sinh lớp 5 thông qua phân môn Kể chuyện là một biện pháp hoàn toàn
khả quan và có thể thực hiện được.
2.2.3. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua trò chơi học tập.
Trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng trong quá trình dạy học
sinh tiểu học.Ở trò chơi học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các học
sinh, mọi học sinh đều có vị trí, nhiệm vụ như nhau khi tham gia vào trò
chơi.Và quan trọng hơn, khi chơi học sinh cảm nhận được một cách trực tiếp
kết quả thành công của mình.Kết quả này mang lại niềm vui vô hạn, thúc đẩy
tính tích cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết ở các em.
Trò chơi học tập nhằm phát triển các giác quan và các thao tác trí tuệ.
Trò chơi học tập có cấu trúc 4 phần như sau:
- Xác định nhiệm vụ nhận thức: đây là thành phần cơ bản của trò chơi
học tập, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của các em.
- Xác định hành động chơi: là thành phần chính của trò chơi học tập,
thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa. Hành động chơi càng đa dạng và
phong phú bao nhiêu thì trẻ càng tích cực chơi bấy nhiêu.
- Xác định luật chơi: luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng
thì trò chơi học tập cũng bị phá vỡ theo.
- Kết quả: sau khi kết thúc trò chơi, học sinh giải quyết thành công một
nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơi yêu cầu. Kết quả của trò chơi học tập
thường làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như nhu cầu chơi ở các em.
49
Tổ chức thực hiện: Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần có kĩ năng
thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh.
Bước 1: Thiết kế trò chơi học tập
Bước 2: Tổ chức trò chơi
Với những ưu điểm cùng cách thực hiện đơn giản nhưng không kém
phần hiệu quả, giáo viên có thể khéo léo lựa chọn những kiến thức về đại từ
lồng ghép vào nội dung của trò chơi học tập để học sinh có thể tiếp thu, thực
hành các kiến thức đó một cách rất tự nhiên, thoải mái và đầy hứng khởi.
Đồng thời, giờ học cũng trở nên sôi nổi, vui vẻ và các học sinh trong lớp sẽ
đoàn kết hơn.
Ví dụ:
Trò chơi “Tìm bạn”
Bước 1: Thiết kế trò chơi học tập
- Mục tiêu: Trò chơi này giúp học sinh biết cách ghép các đại từ để
xưng với các đại từ để gọi sao cho phù hợp.
- Luật chơi: Sẽ có 10 học sinh tham gia chơi trò chơi này, mỗi học sinh
sẽ rút một tấm thẻ mà giáo viên đã chuẩn bị, sau khi rút các học sinh sẽ đứng
thành hàng ngang giơ tấm thẻ có ghi đại từ để xưng hoặc đại từ để gọi của
mình lên. Các học sinh quan sát thật nhanh các tấm thẻ của những bạn cùng
chơi và nhanh chóng tìm ra bạn hợp với tấm thẻ của mình để thành một cách
xưng hô đúng.
Bước 2: Tổ chức trò chơi
- Giáo viên gọi 10 học sinh lên bảng chơi.
- Giáo viên phổ biến luật chơi
- Cho học sinh chơi, mỗi học sinh bốc thăm một tấm thẻ và đứng thành
hàng ngang. Khi giáo viên hô “Bắt đầu tìm ban!” tất cả sẽ thực hiện tìm và
đứng cạnh nhau thành một cặp khi đã tìm xong.
50
Chẳng hạn các cặp kết như sau:
Bác
Cháu
Chị
Em
Tớ
Cậu
Mẹ
Con
Thầy
Em
- Giáo viên cho học sinh dưới lớp nhận xét các cặp.
- Giáo viên nhận xét lại một lần nữa, khen thưởng những cặp đã kết
đúng.
2.2.4. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua hoạt động giao tiếp
hàng ngày
Xuất phát từ một chức năng quan trọng của đại từ là “giao tiếp”.chúng
tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông
qua hoạt động giao tiếp hàng ngày của các em.
Nhằm đảm bảo cho học sinh tiểu học được hưởng một nền giáo dục
toàn diện và có chất lượng, dạy học 2 buổi trên ngày đang là chủ trương được
nhân rộng ra cả nước.Với đặc thù học 2 buổi trên ngày, giáo viên tiểu học
ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các học sinh.Đặc biệt là ở nhiều
trường có học sinh đăng kí ở bán trú. Những thuận lợi về mặt thời gian như
thế, đã giúp cho việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 ngay tại
môi trường giao tiếp hàng ngày của các em trên lớp trở nên dễ dàng hơn và
cũng đem lại hiệu quả cao hơn.
Hàng ngày, khi ở trong trường học các em có thể gặp gỡ và thực hiện
hoạt động giao tiếp với rất nhiều đối tượng khác nhau như: với cô giáo, với
học sinh, với bác bảo vệ, cô lao công, với bố mẹ của các bạn khác trong
lớp,…Việc gặp gỡ nhiều người và thực hiện thật nhiều các cuộc giao tiếp
cũng là một lợi thế để các em có thể rèn kĩ năng sử dụng đại từ của mình,
nâng cao hiệu quả của các cuộc giao tiếp.
51
Tuy nhiên, có một số học sinh trong khi giao tiếp hàng ngày đã sử dụng
những đại từ xưng hô chưa phù hợp. Chẳng hạn như các em gọi bác bảo vệ,
cô lao công –những người lớn tuổi hơn mình là lão già ấy, mụ ấy,...hay gọi
chính các bạn trong cùng lớp bằng những từ ngữ như: gọi bạn là mày xưng
tao, thằng này, con kia… thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với người nghe
và người được nhắc đến trong cuộc giao tiếp. Giáo viên khi này, phải là người
uốn nắn các em, hướng các em chọn những từ xưng hô cho lịch sự, thể hiện
đúng mối quan hệ giữa mình và người nghe, người được nhắc tới. Như khi
giao tiếp với bạn bè hãy hướng các em dùng những từ vừa thể hiện sự thân
mật lại vừa lịch sự như: cậu,tớ, bạn, tôi, mình,…hay khi giao tiếp với người
lớn tuổi hơn có thể gọi là bác, chú, cô, chị…tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính
của người giao tiếp.
Trong giao tiếp hàng ngày, ngoài lỗi là sử dụng đại từ xưng hô chưa
phù hợp một số học sinh còn hay mắc phải lỗi chưa biết dùng đại từ để thay
thế cho danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, động từ, tính từ) trong
câu văn nói của mình. Làm cho câu văn bị lặp lại từ nhiều lần và trở nên rườm
rà không thoát ý. Chẳng hạn như:
- Thưa cô, tuần này ở tổ em có bạn Hoa chưa ngoan. Bạn Hoa thường
xuyên đi học muộn.Bạn Hoa còn nói chuyện, làm việc riêng ở trong giờ học.
Bạn Hoa còn bị cô tổng phụ trách nhắc nhở vì không chịu khóa vòi nước làm
nước trong nhà vệ sinh chảy lênh láng nữa ạ!
Trong trường hợp học sinh mắc lỗi về sử dụng đại từ như thế này, giáo
viên sẽ rèn cho các em sử dụng đúng ở ngay tại lớp học và ngay tại thời điểm
nói.Giáo viên gợi ý học sinh là các em có thể dùng một số từ ngữ khác thay
cho từ bạn Hoa như bạn ấy, hay từ không những thế, không chỉ vậy….để nối
các câu cho tránh lặp lại từ.Nếu học sinh được giáo viên nhắc nhở và sửa lỗi
ngay trên lớp, thì các em sẽ ghi nhớ rất lâu từ đó tránh được việc để lặp lại lỗi
này vào lần sau.Đồng thời khi giáo viên sửa cho một học sinh, thì các học
52
sinh khác cũng xem đó là bài học cho mình.Nhiều lần như thế, học sinh sẽ
không mắc lỗi về sử dụng đại từ nữa, các em cũng trở nên mạnh dạn và tự tin
hơn khi dùng đại từ để giao tiếp hàng ngày.
2.3. Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này, chúng tôi đã khảo sát và thống kê năng lực sử dụng
đại từ của học sinh lớp 5 ở thực tế trường tiểu học. Từ kết quả khảo sát đó,
chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp giúp học sinh nâng cao năng
lực sử dụng từ loại này.
53
KẾT LUẬN
Nhận thức được tầm quan trọng của từ loại đại từ cũng như rèn kĩ năng
sử dụng từ loại này cho học sinh lớp 5, chúng tôi đã tìm hiểu đề tài “Rèn kĩ
năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5”.Tiếp xúc với đề tài, chúng tôi đã
được làm quen với nghiên cứu khoa học, được hiểu biết nhiều hơn về từ loại
đại từ và thực tế năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5. Từ đó, chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà ngữ pháp, chúng tôi tìm hiểu
về từ loại đại từ.Đây là cách trang bị để làm sâu sắc hơn những kiến thức về
từ loại mà bản thân đã được lĩnh hội ở học phần tiếng Việt 2,3 thuộc quá trình
đào tạo của trường đại học.Những kiến thức cơ bản, phong phú về từ loại đại
từ được trình bày trong khóa luận chắc chắn không chỉ hữu ích với bản thân
tác giả khóa luận mà hữu ích với tất cả những bạn sinh viên có nhu cầu làm
giàu kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt.
Trên cơ sở hiểu biết về từ loại đại từ, chúng tôi đi tìm hiểu nội dung
dạy học từ loại đại từ trong sách giáo khoa tiếng Việt 5, khảo sát năng lực sử
dụng đại từ của học sinh hai lớp 5A1 và 5A2 của trường tiểu học Đống Đa,
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả thống kê, khảo sát bằng phiếu
đã cho thấy, về cơ bản học sinh đã nắm được lý thuyết về đại từ. Song, vì thực
tế chỉ được học 2 tiết lý thuyết đơn giản lại không có điều kiện thực hành
nhiều, nên vốn kiến thức về đại từ các em nắm chưa sâu cũng như kĩ năng sử
dụng còn nhiều hạn chế.Chính điều đó đã khiến các em còn nhầm lẫn khi
nhận diện đại từ, việc dùng đại từ để liên kết câu, để xưng hô còn nhiều lúng
túng, sai lệch.
Từ kết quả thu được qua khảo sát và việc tìm hiểu nội dung dạy học về
đại từ trong sách giáo khoa tiếng Việt 5, chúng tôi bước đầu đã đề xuất một số
54
biện pháp để rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5, đảm bảo nguyên
tắc giáo dục (dạy học từ quan điểm giao tiếp) và mục tiêu giáo dục chung
nhằm giúp các em nắm vững kiến thức về đại từ cũng như biết sử dụng đại từ
linh hoạt hơn cả trong văn viết và trong mọi hoàn cảnh giao tiếp.
Tìm hiểu về đại từ trong tiếng Việt và việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ
cho học sinh lớp 5 chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi- những giáo
viên tiểu học tương lai. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đề tài “Rèn kĩ năng
sử dụng đại từ cho học sinh tiểu học”, chúng tôi đã rất cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề ra. Tuy vậy, do lần đầu làm quen với
nghiên cứu khoa học cũng như thời gian dành cho thực hiện khóa luận chưa
nhiều, nên chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định cả về nội
dung cũng như hình thức trình bày, diễn đạt. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận
được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn
thiện hơn.
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh (2005), Phương pháp dạy học tiếng
Việt ở tiểu học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học) (2005), Đổi
mớiphương pháp dạy học ở tiểu học, NXB ĐHSP và NXB Giáo dục, Hà
Nội.
6. Bộ giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học) (2007), Tâm lí
học, NXB ĐHSP và NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Hữu Đạt – Trần Trí Dõi – Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở Tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
8. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB ĐHQG Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hạnh, Bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 5 (2006), NXB Giáo dục,
Hà Nội.
10. Tạ Đức Hiền – Phạm Minh Tú – Nguyễn Việt Nga (2006), Nâng cao tiếng
Việt5, NXB Hà Nội.
11. Đinh Trọng Lạc - Bùi Minh Toán (2001), Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Lân (1995), Ngữ pháp tiếng Việt, lớp 7, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Vũ Đức Nghiệu – Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
14. Lê Phương Nga – Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Thảo – Đặng Kim Nga (2005),
Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, NXB SĐHSP, Hà Nội.
15. Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng (1999), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng
dạytiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Thành (2003), Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học), NXB
KHXH, Hà Nội.
17. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Minh Thuyết (2006), Hỏi đáp dạy học tiếng Việt 5, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), Sách giáo khoa, Sách giáo viên
tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), Sách giáo khoa, Sách giáo viên
tiếng Việt 5, tập2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[...]... tiểu loại là Thể từ và Vị từ + Thể từ gồm: danh từ, số từ + Vị từ gồm: động từ, tính từ, đại từ - Lớp hư từ gồm có: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ Vũ Đức Nghiệu –Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học của mình đã phân chia từ loại thành ba lớp: - Các thực từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, số từ, đại từ - Các hư từ gồm hai từ loại là giới từ và liên từ - Thán từ Như vậy, tuy... viết) nhằm rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Nội dung bài học về đại từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 Trong chương trình Tiếng Việtở tiểu học, phần đại từ bắt đầu được đưa vào dạy ở lớp 5. Tuy nhiên, nội dung dạy học về đại từ ở trong SGK TV5 còn đơn giản Nó chỉ bao gồm hai tiết dạy dạng bài lý thuyết về đại từ: tiết 1 là bài Đại từ, tuần 9, SGK TV5 tập 1,... vậy, vấn đề Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5 của chúng tôi vẫn còn khoảng trống để ngỏ 3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này làcác biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 4 Mục đích nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích đưa ra được các biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về đại từ và có kĩ năng sử dụng từ loại này trong văn... ngữ.Hư từ là những từ chỉ quan hệ cú pháp 9 Cao Xuân Hạo chia từ tiếng Việt thành 8 từ loại: vị từ, danh từ, lượng từ, đại từ (thuộc nhóm thực từ) , liên từ, giới từ, ngữ khí từ, thán từ (thuộc nhóm hư từ) Hoàng Văn Thung- Lê A “Ngữ pháp tiếng Việt” phân chia từ thành hai lớp: - Thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ - Hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tình... dạy học tiếng Việt thích hợp để rèn kĩ năng sử dụng đại từ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy cho các em 6 Phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài khóa luận của chúng tôi chỉ giới hạn trong việc khảo sát chương trình sách giáo khoa lớp 5 về dạy học đại từ và thực trạng dạy học nội dung này ở nhà trường tiểu học, đồng thời khảo sát, thống kê năng lực sử dụng đại từ của học sinh. .. nghiệp Đại học và sau Đại học, chúng tôi tìm thấy một số công trình bàn đến việc dạy từ loại nói chung và dạy học đại từ nói riêng Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập đến giá trị của đại từ trong ca dao hoặc nếu có đề cập đến dạy học đại từ thì chỉ đi nghiên cứu sâu việc dạy học đại từ xưng hô trong văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 ,5 như luận văn của tác giả Lương Thị Duyên Vì vậy, vấn đề Rèn kĩ năng. .. hàng ngày, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học đại từ trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng 5 Nhiệm vụ nghiên cứu Có 3 nhiệm vụ chính: - Xác định cơ sở lí luận cho đề tài 4 - Khảo sát chương trình trong SGK Tiếng Việt 5 phần dạy học đại từ và thực trạng dạy nội dung này ở trường tiểu học - Khảo sát, thống kê năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5, từ đó đề... ngữ học có những điểm chênh lệch song giữa họ đều có sự thống nhất khi chia từ loại tiếng Việt thành hai lớp thực từ và hư từ Họ cũng thống nhất xếp 3 từ loại: danh từ, động từ, tính từ vào thực từ Còn số từ và đại từ thì có những cách 10 xếp khác nhau Theo đa số các nhà nghiên cứu thì hệ thống từ loại tiếng Việt gồm 9 từ loại sau: - Từ loại thực từ: danh từ, động từ, tính từ - Từ loại hư từ: phụ từ, ... từ, tình thái từ Diệp Quang Ban trong cuốn “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1” phân loại như sau: - Lớp thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, số từ, động từ, tính từ - Lớp hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái - Lớp từ trung gian là các đại từ Tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại đã đưa ra cách phân loại từ tiếng Việt như sau: - Lớp thực từ chia ra hai... cách gián tiếp .Đại từ cũng không thuộc lớp hư từ, vì nó không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy như quan hệ từ, phụ từ. Nói khác đi, đại từ là lớp từ có tính chất trung gian giữa thực từ và hư từ, và là một từ loại trung gian giữa các từ loại cơ bản 1.1.1.2 Đại từ a) Khái niệm đại từ Khi nghiên cứu về đại từ, các nhà Việt ngữ học đều chú ý đến vấn đề khái niệm của từ loại này Trong ... rèn kĩ sử dụng đại từ cho học sinh lớp đạt hiệu cao 31 CHƢƠNG CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ CHO HỌC SINH LỚP Để tìm biện pháp rèn kĩ sử dụng đại từ thích hợp, thấy phải xuất phát từ. .. rèn luyện kĩ sử dụng đại từ cho học sinh lớp 42 2.2.1 Rèn kĩ sử dụng đại từ cho học sinh thông qua việc xây dựng hệ thống tập thực hành đại từ 42 2.2.2 Rèn kĩ sử dụng đại từ. .. biện pháp rèn luyện kĩ sử dụng đại từ cho học sinh lớp 2.2.1 Rèn kĩ sử dụng đại từ cho học sinh thông qua việc xây dựng hệ thống tập thực hành đại từ Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, đại từ dạy