8. Cấu trúc khóa luận
2.2.3. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng trong quá trình dạy học sinh tiểu học.Ở trò chơi học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các học sinh, mọi học sinh đều có vị trí, nhiệm vụ như nhau khi tham gia vào trò chơi.Và quan trọng hơn, khi chơi học sinh cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả thành công của mình.Kết quả này mang lại niềm vui vô hạn, thúc đẩy tính tích cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết ở các em.
Trò chơi học tập nhằm phát triển các giác quan và các thao tác trí tuệ. Trò chơi học tập có cấu trúc 4 phần như sau:
- Xác định nhiệm vụ nhận thức: đây là thành phần cơ bản của trò chơi học tập, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của các em.
- Xác định hành động chơi: là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa. Hành động chơi càng đa dạng và phong phú bao nhiêu thì trẻ càng tích cực chơi bấy nhiêu.
- Xác định luật chơi: luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng thì trò chơi học tập cũng bị phá vỡ theo.
- Kết quả: sau khi kết thúc trò chơi, học sinh giải quyết thành công một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơi yêu cầu. Kết quả của trò chơi học tập thường làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như nhu cầu chơi ở các em.
50
Tổ chức thực hiện: Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần có kĩ năng thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh.
Bước 1: Thiết kế trò chơi học tập Bước 2: Tổ chức trò chơi
Với những ưu điểm cùng cách thực hiện đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, giáo viên có thể khéo léo lựa chọn những kiến thức về đại từ lồng ghép vào nội dung của trò chơi học tập để học sinh có thể tiếp thu, thực hành các kiến thức đó một cách rất tự nhiên, thoải mái và đầy hứng khởi. Đồng thời, giờ học cũng trở nên sôi nổi, vui vẻ và các học sinh trong lớp sẽ đoàn kết hơn.
Ví dụ:
Trò chơi “Tìm bạn”
Bước 1: Thiết kế trò chơi học tập
- Mục tiêu: Trò chơi này giúp học sinh biết cách ghép các đại từ để xưng với các đại từ để gọi sao cho phù hợp.
- Luật chơi: Sẽ có 10 học sinh tham gia chơi trò chơi này, mỗi học sinh sẽ rút một tấm thẻ mà giáo viên đã chuẩn bị, sau khi rút các học sinh sẽ đứng thành hàng ngang giơ tấm thẻ có ghi đại từ để xưng hoặc đại từ để gọi của mình lên. Các học sinh quan sát thật nhanh các tấm thẻ của những bạn cùng chơi và nhanh chóng tìm ra bạn hợp với tấm thẻ của mình để thành một cách xưng hô đúng.
Bước 2: Tổ chức trò chơi
- Giáo viên gọi 10 học sinh lên bảng chơi. - Giáo viên phổ biến luật chơi
- Cho học sinh chơi, mỗi học sinh bốc thăm một tấm thẻ và đứng thành hàng ngang. Khi giáo viên hô “Bắt đầu tìm ban!” tất cả sẽ thực hiện tìm và đứng cạnh nhau thành một cặp khi đã tìm xong.
51 Chẳng hạn các cặp kết như sau:
- Giáo viên cho học sinh dưới lớp nhận xét các cặp.
- Giáo viên nhận xét lại một lần nữa, khen thưởng những cặp đã kết đúng.