8. Cấu trúc khóa luận
2.2.1. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua việc xây
thống bài tập thực hành về đại từ
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, đại từ chỉ được dạy trong hai tiết và được lồng ghép, đan xen luyện tập với các kiến thức khác của phân môn Luyện từ và câu.Chính vì việc không có tiết thực hành riêng, nên số lượng các bài tập rất ít cũng như chưa có sự đa dạng về dạng bài. Điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên khi muốn rèn kĩ năng sử dụng đại từ trong văn viết cũng như trong giao tiếp cho học sinh.Việc xây dựng được hệ thống bài tập thực hành về đại từ sẽ là một phương tiện quan trọng để rèn luyện cho các em đồng thời nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả rèn luyện.
Khi xây dựng hệ thống bài tập cần lưu ý một số điểm sau:
- Bài tập đưa ra phải đảm bảo tính chính xác về cấu tạo ngữ pháp, tính nghệ thuật trong ngôn từ và cú pháp.
- Bài tập phải phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
- Bài tập có nhiều hướng giải quyết khác nhau, tạo ra sự phong phú trong tư duy của học sinh và đáp án của bài.
Trên cơ sở về chương trình và kiến thức đại từ mà các em được học trong SGK TV5 cùng với những lưu ý cần thiết, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập về đại từ như sau:
* Dạng bài tập xác định đại từ
Với dạng bài tập này, học sinh sẽ được luyện tập về đại từ ở mức độ đơn giản nhất đó là tìm ra các đại từ có trong các câu hay đoạn văn cho trước.Thông qua việc hoàn thành các bài tập thuộc dạng này, các em sẽ được củng cố lại khái niệm về đại từ đã được học ở trên lớp.
43
Bài 1: Tìm những đại từ có trong những câu sau? a. Tôi thích ăn kem. Em gái tôi cũng vậy.
b. Anh ta đã chửi bới tôi thậm tệ. Thật sự, anh ta không nên làm như thế.
c. Mẹ tôi đã đi làm trở lại. Việc đó khiến bà thấy rất vui.
d. Cô có nhìn thấy ngôi làng ở phía xa kia không? Đấy chính là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.
(Đáp án: a. Tôi, vậy; b.anh ta, tôi, thế; c. tôi, đó, bà; d. cô, đấy, tôi) Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong đoạn thơ sau:
Tuổi mười hai đuổi bướm bắt chim. - Em ở đây, bên Bác Lê-nin
Người làm việc.Cần em canh gác. - Cha em đâu?
- Cha làm súng và đi liên lạc. - Và mẹ em?
- Mẹ cùng anh nướng bánh, đưa đường. Thuyền qua về, hôm sớm, trong sương…
(Đáp án: em, bác, người, cha, mẹ, anh)
* Dạng bài tập về đại từ thay thế
Liên quan đến chức năng thay thế của đại từ, dạng bài dùng đại từ để liên kết câu gồm hai kiểu bài là: kiểu bài tìm đại từ phù hợp để thay thế cho những từ ngữ lặp lại trong câu (hoặc trong các câu thuộc đoạn văn) để tạo sự liên kết, mạch lạc giữa các câu văn và kiểu bài phát hiện ra các đại từ dùng để thay thế có trong câu văn (đoạn văn) đồng thời chỉ ra được các đại từ đó thay thế cho những từ ngữ nào.Điều cần lưu ý ở kiểu bài thứ nhất- kiểu bài tìm đại từ thích hợp để thay thế đó là giáo viên cần phải giải thích cho học sinh hiểu rằng hệ thống đại từ trong tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì
44
vậy, khi tìm đại từ để thay thế giáo viên sẽ khuyến khích các em tìm ra nhiều hơn “một” đại từ phù hợp từ đó, rèn cho các em có được sự linh hoạt mỗi khi sử dụng đại từ.
Ví dụ:
Bài 1: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho các từ ngữ được lặp lại trong các câu sau:
a. Bọn nhóc rất thích nghe kể chuyện. Bọn nhóc thường tập trung nhau lại một chỗ để cùng nghe bà Sáu kể những câu chuyện cổ tích.
b. Tôi đỗ đại học sư phạm. Em gái tôi cũng đỗ đại học sư phạm.
c. Hùng là một bác sĩ tận tâm. Hùng luôn giúp đỡ các bệnh nhân với tất cả tấm lòng nhiệt thành của mình.
(Đáp án: a. thay từ “bọn nhóc (thứ 2)” bằng từ chúng, chúng nó; b. thay cụm từ “đỗ đại học sư phạm (thứ 2)” bằng từ vậy; c. thay từ “Hùng” bằng anh ấy, cậu ấy)
Bài 2: Em hãy tìm đại từ có trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào:
Giờ ra chơi, Lan kéo Hà ra một góc thủ thỉ:
- Hà ơi, tớ nhặt được tờ 50 nghìn đồng ở chỗ gần nhà vệ sinh đấy! Hết giờ tớ với cậu đi mua quà ăn đi!
- Thôi chết!Không được đâu! Sao cậu lại làm thế, nếu nhặt được của rơi thì phải trả lại người đánh mất chứ!
(Đáp án: Các đại từ có trong đoạn là:
Câu 1: “tớ” thay cho Lan; “cậu” thay cho Hà. Câu 2: “cậu” thay cho Lan; “tớ” thay cho Hà
“thế” thay cho việc bạn Lan định tiêu số tiền nhặt được)
45
Để học sinh có thể linh hoạt, chủ động trong giao tiếp thì dạng bài về đại từ xưng hô là vô cùng cần thiết. Ở dạng bài này, các em sẽ được luyện tập lựa chọn đại từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể trong mỗi đoạn hội thoại đồng thời các em cũng sẽ tập chỉ ra thái độ, quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp thông qua cách họ sử dụng đại từ xưng hô.Đây là dạng bài tập khó hơn so với các dạng bài tập khác, chính vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn, gợi ý cụ thể cho học sinh thì các em mới có thể làm tốt được.Cụ thể là, ở mỗi bài tập giáo viên cần cho các em đọc kĩ đoạn văn (đoạn hội thoại) từ đó, yêu cầu các em xác định mối quan hệ giữa các nhân vật.Đưa ra câu hỏi rằng với mối quan hệ như vậy thì chúng ta có thể sử dụng những từ xưng hô như thế nào?Nếu được giáo viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể ở một bài, thì ở những bài tương tự lần sau các em có thể tự định hướng và hoàn thành bài.
Ví dụ:
Bài 1: Tìm những đại từ xưng hô có trong đoạn hội thoại sau. Cách
xưng hô như vậy thể hiện thái độ như thế nào giữa hai nhân vật? Một lần, I-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi: - Thằng nhóc tên gì?
- I-u-ra.
- Mày là đội viên hả? - Phải.
- Sao mày không đeo khăn quàng?
- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
(Đáp án: tên, thằng nhóc, mày, bọn- Cách xưng hô như vậy thể hiện sự không tôn trọng, mối quan hệ thù địch giữa hai nhân vật, cách cậu bé trả lời cho thấy sự khinh thường, căm phẫn của mình với bọn phát xít).
Bài 2: Điền những đại từ xưng hô cho phù hợp vào chỗ chấm:
Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.
46
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường.Chủ quán thưa:
- …(1)…này vào quán của…(2)… hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ…(3)…..xử giúp cho.
Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:
- …(4)…..chỉ vào quán ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm. (5)….không mua gì cả.
Mồ Côi bảo:
- Nhưng …(6).., có hít hương thơm thức ăn trong quán không?
(Đáp án: (1) Bác, ông; (2) tôi; (3) Ngài, cậu; (4+5)Tôi; (6) bác,ông ).
* Dạng bài tập xác định chức vụ ngữ pháp của đại từ trong câu
Chức năng ngữ pháp của đại từ khi làm thành phần câu rất cơ động.Không một từ loại nào có thể giữ nhiều chức vụ hơn đại từ trong các phát ngôn.Nó có thể là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ và cả bổ ngữ.Dựa trên đặc điểm này của đại từ, chúng tôi đã xây dựng các bài tập yêu cầu học sinh xác định chức vụ ngữ pháp của các đại từ có trong các câu hoặc đoạn văn cho trước.Qua đó, giúp học sinh khắc sâu kiến thức về đại từ và về câu.
Ví dụ:
Bài tập: Xác định chức vụ ngữ pháp của các đại từ in đậm dưới đây: a. Tôi rất thích ăn kem.
b. Chị gái tôi rất xinh đẹp.
c. Người nấu tất cả các món ăn này là tôi. d. Hương học rất giỏi. Lan cũng vậy. e. Anh ta đã tát tôi.
( Đáp án: a. Tôi là chủ ngữ; b. Tôi là định ngữ; c. Tôi là vị ngữ; d. vậy là vị ngữ; e. tôi là bổ ngữ )
47
Không giống như ở các bài tập trước, ở dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức về đặt câu và về đại từ (cả chức năng thay thế và chức năng xưng hô) mới có thể làm tốt được.Tóm lại, dạng bài này là một dạng bài tổng hợp, mở rộng hơn so với các dạng bài trước.
Ví dụ 1: Em hãy đặt một câu có đại từ làm chủ ngữ và một câu có đại từ làm vị ngữ.
Ở bài tập này, học sinh có thể đặt như sau:
a. Chúng tôi luôn cố gắng làm tất cả mọi thứ để học sinh của mình đạt CN
kết quả tốt nhất.
b. Người luôn ở bên tôi lúc khó khăn chính là cô ấy.
VN