Khảo sát năng lực sử dụng đại từ tiếng Việt của học sinh

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 39)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.1. Khảo sát năng lực sử dụng đại từ tiếng Việt của học sinh

qua các phiếu theo mẫu.

Chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5 bằng 03 phiếu.

Mỗi học sinh thực hiện các nội dung trong từng phiếu tại lớp ở cuối giờ học.

33

PHIẾU SỐ 1

Họ và tên:……….Lớp :………..

Câu hỏi 1:

Em hãy tìm đại từ có trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào:

Lúc tan học, Lan hỏi Hằng:

- Hằng ơi, cậu được mấy điểm Toán? - Tớ được 10, còn cậu được mấy điểm? - Tớ cũng vậy.

Câu hỏi 2: Chỉ ra các đại từ xưng hô mà từng nhân vật dùng trong đoạn văn

sau. Đại từ ấy biểu lộ thái độ gì của nhân vật?

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc định ăn thịt, Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời:

-Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?

34

PHIẾU SỐ 2

Họ và tên: ……….Lớp :…………..

Câu hỏi 1:

Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại:

a. Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.

b. Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước. c. Tôi thích leo núi, em trai tôi cũng thích leo núi.

Câu hỏi 2: Gạch chân dưới những đại từ xưng hô mà em vừa tìm được trong

đoạn văn này. Em có thể thay thế những đại từ trong đoạn văn bằng những đại từ nào khác cho phù hợp?

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc định ăn thịt, Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời:

-Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?

35

PHIẾU SỐ 3

Họ và tên:………..Lớp:……….

Câu hỏi:

Đoạn trích dưới đây bị khuyết các đại từ. Em hãy điền các đại từ phù hợp để hoàn thành đoạn trích nhé!

Trong khu rừng kia, Sẻ và Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến.Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê.Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hàng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, (1) quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. (2) Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc cây xa lạ.

Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:

- Chào (3) Sẻ thân mến! (4) vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, (5) chia đôi nhé: (6) năm hạt, (7) năm hạt.

- Chia làm gì cơ chứ? Không cần phải (8)! – Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của (9), tỏ ý không thích- Ai kiếm được thì người ấy ăn!

36

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

* Phiếu số 1: Yêu cầu –Học sinh tìm được đúng các đại từ có trong bài và tìm được từ thay thế phù hợp.

Câu 1 (5 điểm):

Có các đại từ sau: cậu, tớ, vậy.

- Câu 1: “cậu” thay thế cho từ “Hằng”.

- Câu 2: “Tớ” thay thế cho từ “Hằng”; “cậu” thay thế cho “Lan”.

- Câu 3: “Tớ” thay thế cho “Lan”; “vậy” thay thế cho cụm từ “được điểm 10”.

Câu 2(5 điểm):

- Các đại từ xưng hô có trong bài là: ông, cháu, mày, ta.

- Sóc gọi ông, xưng cháu, thể hiện thái độ lễ phép và có phần sợ sệt của kẻ bề dưới.

- Sói gọi Sóc là mày, xưng ta, thể hiện thái độ khinh khỉnh của kẻ bề trên.

* Phiếu số 2: Yêu cầu- Học sinh tìm đúng được đại từ xưng hô và nói được thái độ của các nhân vật trong đoạn hội thoại của câu hỏi 1, tìm được các từ thay thế thích hợp ở câu hỏi 2.

Câu 1 (5 điểm):

a. Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ “”. b. Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ “”.

c. Thay cụm từ “thích leo núi” bằng từ “vậy”. Câu 2 (5 điểm):

- Sóc có thể gọi Sói là: bác, anh xưng là tôi, cháu

37

* Phiếu số 3:Yêu cầu- Học sinh điền được các đại từ phù hợp với hoàn

cảnh, mối quan hệ giữa hai nhân vật trong đoạn hội thoại. Câu hỏi: (1) : nó, chú, chú ta,… (2) : cô, chị, bác,... (3) : bạn, cậu, chú,… (4) : chúng mình, chúng ta, tớ, mình,.. (5) : cậu, bạn,.. (6) : tớ, mình,tôi,…/ cậu, bạn…. (7) : cậu, bạn,../ tớ, mình, tôi… (8) : thế, vậy, như thế, như vậy… (9) : nó, mình,…

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)