Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua phân môn

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 54)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua phân môn

chuyện

Kiến thức về đại từ, ngoài phần nội dung dạy học trong tiết Luyện từ và câu, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh thông qua tất cả các phân môn khác nhằm giúp học sinh được liên tục vận dụng đại từ vào trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, góp phần nâng cao khả năng giao tiếp của các em. Và một trong những phân môn có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng đại từ tốt hơn cả (đặc biệt là đại từ xưng hô) đó chính là phân môn Kể chuyện.

Sở dĩ, phân môn Kể chuyện có thể giúp cho học sinh rèn kĩ năng sử dụng đại từ tốt hơn cả là vì đặc điểm của phân môn này có thế giới các nhân vật vô cùng đa dạng, phong phú.Và dù là hóa thân vào nhân vật nào để kể lại câu chuyện thì học sinh cũng phải sử dụng đến đại từ.Đặc biệt hơn nữa, học sinh sử dụng đại từ trong phân môn Kể chuyện hoàn toàn rất tự nhiên, các em không có cảm giác mình đang làm bài tập hay đang rèn luyện gì cả mà chỉ

48

đơn giản là đắm chìm vào thế giới của nhân vật mình đang kể. Cách rèn luyện này thực sự đem lại hiệu quả cao bởi lẽ nó khơi gợi được sự hứng thú và tự giác ở mỗi học sinh.

Trong phân môn Kể chuyện, dù là ở kiểu bài nào, trước tiên, khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị kể, giáo viên nên cho học sinh xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba) từ đó có những điều chỉnh khi kể chuyện (dùng đại từ xưng hô nào, cách kể ra sao..), nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện sẽ kể.

Ví dụ: Câu chuyện Pa-xtơ và em bé (tiếng Việt 5 tập 1, tr.138)

Đầu tiên, giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận nên chọn từ nào trong các từ sau thay thế cho Pa-xtơ: ngài, ông, anh,..Vì sao em lại chọn từ đó?

Câu chuyện Pa-xtơ và em bé được kể theo ngôi thứ ba, người kể không xuất hiện trong tác phẩm, với cách dùng đại từ xưng hô ông thay thế cho bác sĩ Pa-xtơ thể hiện sự kính trọng, khâm phục trước tài năng và lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ khiến ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao: chữa được bệnh chó dại cắn.Nếu dùng đại từ xưng hô khác khi nói về Pa-xtơ (như ngài, anh…) thì đối với từ “ngài”

nó thể hiện được sự kính trọng nhưng lại không gây được cảm giác gần gũi với người đọc, người nghe; còn với từ “anh” nó không thể hiện được sự kính trọng cần thiết.

Như vậy, nếu sau khi giáo viên đặt câu hỏi “Vì sao”,học sinh có thể phân tích được như trên hoặc đơn giản chỉ lựa chọn được từ chính xác để kể đã là một thành công.Đặc biệt hơn, nếu các em có thể lý giải được về sự lựa chọn của mình thì điều đó thể hiện rằng các em đã thật sự nắm chắc kiến thức về đại từ xưng hô, còn nếu như chưalý giải được thì lúc này chính giáo viên phải là người hướng dẫn để các em hiểu được nguyên nhân khi lựa chọn bất cứ một đại từ xưng hô nào. Và kể từ đó, trong những giờ Kể chuyện tiếp theo,

49

các em sẽ tự nhận thức được vai trò quan trọng của đại từ xưng hô trong những câu chuyện được kể đồng thời biết tự lựa chọn đại từ xưng hô sao cho phù hợp với sắc thái, hoàn cảnh của câu chuyện. Cứ tiếp tục thực hành xác địnhđại từ cần sử dụng nhiều lần như vậy, bản thân các em sẽ được nâng cao kĩ năng sử dụng đại từ của mình.

Với phân bố là 1 tiết trên một tuần, việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Kể chuyện là một biện pháp hoàn toàn khả quan và có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)