0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nội dung bài học lý thuyết về đại từ

Một phần của tài liệu RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 29 -29 )

8. Cấu trúc khóa luận

1.2.1.1. Nội dung bài học lý thuyết về đại từ

- Theo chương trình cải cách giáo dục bậc Tiểu học, từ loại đại từ được

chính thức đưa vào dạy trong chương trình Tiếng Việt 5, ở phân môn Luyện từ và câu với 2 tiết:

+ Tiết 1 được dạy ở Tuần 9: Đại từ (Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, tr.92).

+ Tiết 2 được dạy ở Tuần 11: Đại từ xưng hô (Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, tr.104).

Đối với hai tiết dạy lý thuyết: tiết 1 dạy về đại từ, tiết 2 dạy về đại từ xưng hô này, phần thực hành được lồng ghép ngay trong từng tiết dạy lý thuyết, không được tách riêng ra.

- Mô hình bài học lý thuyết được cấu trúc thành 3 phần như sau:

Phần I: Nhận xét (Đưa ra ngữ liệu, hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức cần ghi nhớ).

Phần II: Ghi nhớ (Học sinh đọc phần ghi nhớ). Phần III: Luyện tập (Học sinh thực hành về đại từ).

Ví dụ:Tuần 9, Luyện từ và câu lớp 5: Đại từ

Ở phần I: Nhận xét

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, tr.92 đưa ra 2 bài tập:

23

a) Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?

Quý và Nam cho là có lí.

b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.

Bài tập 2: Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống cách dùng

các từ nêu ở bài tập 1?

a) Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.

b) Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất

là người lao động.

Ở phần II: Ghi nhớ

Sau khi học sinh hoàn thành những yêu cầu trên, giáo viên giúp học sinh khái quát khái niệm về đại từ.

Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa:

Đại từ là từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy”.

Ở phần III: Luyện tập

Đây là phần giúp học sinh luyện tập thực hành về ý nghĩa, tác dụng của đại từ.

Sách giáo khoa đưa ra hệ thống bài tập gồm 3 bài thực hành như sau:

Bài tập 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai?

Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Ngƣời Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường! Nhớ Ngƣời những sáng tinh sương

24

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Ngƣời bước lên đèo

Ngƣời đi, rừng núi trông theo bóng Ngƣời.

(Tố Hữu)

Bài tập 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

- Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi, Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Bài tập 3: Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ

bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà.Một cái khe hở hiện ra.Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

(Theo Lép tôn-xtôi)

Ví dụ: Tuần 11, Luyện từ và câu 5: Đại từ xưng hô

Ở phần I: Nhận xét

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, tr.104-105 đưa ra 3 bài tập:

Bài tập 1: Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ

nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

25

- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ:

- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm.Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

Theo Truyện cổ Ê-đê

Bài tập 2: Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên

thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Bài tập 3: Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô:

- Với thầy, cô. - Với bố, mẹ. - Với anh, chị, em. - Với bạn bè. Ở phần II: Ghi nhớ

Sau khi học sinh hoàn thành những yêu cầu trên, giáo viên giúp học sinh khái quát khái niệm về đại từ xưng hô, cách dùng đại từ xưng hô sao cho phù hợp và thái độ khixưng hô với mọi người.

Học sinh đọc phần ghi nhớ (phần khung xanh) trong sách giáo khoa: 1. Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,…

2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị,em, cháu, thầy, bạn,….

3. Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

Ở phần III: Luyện tập

Đây là phần giúp học sinh luyện tập thực hành về ý nghĩa, tác dụng của đại từ xưng hô.

26

Sách giáo khoa đưa ra hệ thống bài tập gồm 2 bài thực hành như sau:

Bài tập1:Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của

nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à! Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn! Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Theo La phông-ten

Bài tập 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp vào mỗi

ô trống:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

- và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “ Kìa, cái trụ chống trời.” ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh.tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

- cũng từng bay qua cái trụ đó. cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà  thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào.Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.

Theo Võ Quảng.

1.2.1.2. Một số bài tập đơn lẻ ôn tập về đại từ trong SGK Tiếng Việt 5

Nội dung về ôn tập đại từ không được biên soạn thành một tiết Luyện tập thực hành riêng biệt như của các từ loại khác mà nó được lồng ghép, đan

27

xen vào trong các bài ôn tập về từ loại hay trong các bài luyện tập về liên kết các câu bằng cách thay thế từ ngữ. Chính vì vậy, lượng bài tập để ôn luyện về đại từ trong những tiết học này rất ít và chỉ mang tính chất nhắc lại kiến thức chứ không đi vào nghiên cứu sâu kiến thức.

Ví dụ 1: Bài Ôn tập từ loại (tuần 14, SGK TV5 tập 1,tr.137)

Trong bài ôn tập này, có tất cả 4 bài tập. Ở bài tập số 1, SGK đưa ra ngữ liệu là một đoạn văn như sau:

- Chị!- Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn nghào. – Chị…Chị là chị gái của em nhé!

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má: - Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa.chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu xanh, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Đến bài tập số 3 ở trong bài, SGK yêu cầu tìm các đại từ xưng hô có trong đoạn văn ở bài tập số 1(đoạn văn trên).

Tiếp tục sử dụng ngữ liệu là đoạn văn trong bài tập số 1, bài tập số 4 yêu cầu:

Bài tập 4: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào? c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì? d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

Ví dụ 2: Bài Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (tuần 25, SGK TV5 tập 2, tr.76)

28

Đây là một bài dạy lý thuyết về Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ, nó có đầy đủ cấu trúc ba phần của một bài lý thuyết giống như hai bài lý thuyết về đại từ đã nêu trên.

Sau khi đưa ra hai bài tập ở trong phần nhận xét và để học sinh hoàn thành yêu cầu của hai bài tập đó đến phần ghi nhớ SGK đã khái quát thành kiến thức, lý thuyết cần ghi nhớ về liên kết các câu trong bài. Cụ thể SGK trình bày như sau:

II- Ghi nhớ :

Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa để thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.

Phần Luyện tập sẽ giúp học sinh thực hành được những kiến thức vừa được khái quát trong phần ghi nhớ.

III- Luyện tập

Bài tập 1: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách

thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người

liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng

những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy.Đó là tên Tổ Quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.

Hữu Mai

Bài tập 2:Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn

văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:

29

Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm: - Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.

An Tiêm lựa lời an ủi vợ:

- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.

Ví dụ 3: Bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (tuần 26, SGK TV 5 tập 2, tr.86)

Đây chính là bài luyện tập của bài lý thuyết về liên kết các câu đã học trong tuần 25.Vì vậy, trong bài học này chỉ gồm toàn những bài tập thực hành, cụ thể là có tất cả ba bài tập.Trong đó, kiến thức về đại từ được nhắc đến trong bài tập số 2 như sau:

Bài tập 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau

bằng những đại từ hoặc từ đồng nghĩa:

Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa).Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ.Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông, đất nước.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Những bài tập đơn lẻ mà chúng tôi vừa thống kê ở trên, được trình bày dưới dạng là một bài tập (hoặc một phần nhỏ của một bài tập) nằm trong hệ thống các bài tập xuất hiện ở tiết học. Các bài tập này chủ yếu giúp học sinh ôn luyện lại kiến thức về đại từ mà các em đã được học trong hai tiết lý

30

thuyết.Chẳng hạn như bài tập 3 trong bài Ôn tập về từ loại vừa được nhắc tới ở trên, đã giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức về đại từ xưng hô khi yêu cầu các em tìm đại từ xưng hô có trong đoạn văn. Nói tóm lại, các bài tập đơn lẻ này được biên soạn để giúp học sinh có cơ hội được thực hành nhiều hơn về đại từ, từ đó nâng cao năng lực sử dụng từ loại này cho các em.

Nhận xét:

Qua tìm hiểu chương trình dạy đại từ ở tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Chương trình đã dành riêng hai tiết học để dạy về đại từ và đại từ xưng hô. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 trình bày rõ ràng, đưa ra ngữ liệu hợp lý gần gũi với học sinh, khái niệm đại từ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, bài tập thực hành không quá khó phù hợp với khả năng của học sinh tiểu học. Mặc dù mạch kiến thức về đại từ đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và chỉ ra khá đa dạng và phong phú song chương trình tiểu học chỉ chọn lọc dạy kiến thức về đại từ xưng hô và đại từ với chức năng thay thế danh từ, động từ, tính từ (cụm danh từ, động từ, tính từ) để dạy cho học sinh lớp 5. Sự lựa chọn này hoàn toàn phù hợp vì nó đã đảm bảo được nguyên tắc khoa học và vừa sức với từng đối tượng.

Sách giáo viên gợi ý cách dạy cụ thể, rõ ràng. Giáo viên nắm vững kiến thức trong chương trình sách giáo khoa.

- Tuy đã có tiết dạy riêng nhưng học sinh chỉ được học về đại từ trong 2 tiết ở phân môn Luyện từ và câu cũng như được ôn tập gặp lại kiến thức về đại từ trong một số bài Luyện tập đã nêu ở trên, chương trình không hề có tiết thực hành riêng, bài tập lồng vào lý thuyết. Còn ở các phân môn khác đại từ không được học đến. Cách phân bố này, làm cho học sinh được thực hành ít nên chỉ sử dụng thành thạo đại từ ngay trong tiết học đó, ngoài ra vì các em ít được vận dụng nên chưa nắm vững kiến thức, hiểu kĩ về cách dùng đại từ, nhất là đại từ xưng hô như thế nào cho đúng, trúng và hay.

31

Từ những nhận xét trên, chúng tôi hiểu rằng việc tìm ra những biện pháp để rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh tiểu học là một điều hết sức quan trọng và cần thiết.

1.3. Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy, trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5. Từ đó, thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng này học sinh đồng thời những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài cũng giúp cho chúng tôi có những định hướng nhất định để đề xuất ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp cho việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 đạt hiệu quả cao nhất.

32

CHƢƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5

Để có thể tìm ra được các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đại từ thích hợp, chúng tôi thấy rằng phải xuất phát từ năng lực sử dụng đại từ của học

Một phần của tài liệu RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 29 -29 )

×