Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua hoạt động giao

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 58)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.4. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua hoạt động giao

hàng ngày

Xuất phát từ một chức năng quan trọng của đại từ là “giao tiếp”.chúng tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua hoạt động giao tiếp hàng ngày của các em.

Nhằm đảm bảo cho học sinh tiểu học được hưởng một nền giáo dục toàn diện và có chất lượng, dạy học 2 buổi trên ngày đang là chủ trương được nhân rộng ra cả nước.Với đặc thù học 2 buổi trên ngày, giáo viên tiểu học ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các học sinh.Đặc biệt là ở nhiều trường có học sinh đăng kí ở bán trú. Những thuận lợi về mặt thời gian như thế, đã giúp cho việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 ngay tại môi trường giao tiếp hàng ngày của các em trên lớp trở nên dễ dàng hơn và cũng đem lại hiệu quả cao hơn.

Hàng ngày, khi ở trong trường học các em có thể gặp gỡ và thực hiện hoạt động giao tiếp với rất nhiều đối tượng khác nhau như: với cô giáo, với học sinh, với bác bảo vệ, cô lao công, với bố mẹ của các bạn khác trong lớp,…Việc gặp gỡ nhiều người và thực hiện thật nhiều các cuộc giao tiếp cũng là một lợi thế để các em có thể rèn kĩ năng sử dụng đại từ của mình, nâng cao hiệu quả của các cuộc giao tiếp.

Bác Cháu

Chị Em

Tớ Cậu

Mẹ Con

52

Tuy nhiên, có một số học sinh trong khi giao tiếp hàng ngày đã sử dụng những đại từ xưng hô chưa phù hợp. Chẳng hạn như các em gọi bác bảo vệ, cô lao công –những người lớn tuổi hơn mình là lão già ấy, mụ ấy,...hay gọi chính các bạn trong cùng lớp bằng những từ ngữ như: gọi bạn là mày xưng tao, thằng này, con kia… thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với người nghe và người được nhắc đến trong cuộc giao tiếp. Giáo viên khi này, phải là người uốn nắn các em, hướng các em chọn những từ xưng hô cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình và người nghe, người được nhắc tới. Như khi giao tiếp với bạn bè hãy hướng các em dùng những từ vừa thể hiện sự thân mật lại vừa lịch sự như: cậu,tớ, bạn, tôi, mình,…hay khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn có thể gọi là bác, chú, cô, chị…tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính của người giao tiếp.

Trong giao tiếp hàng ngày, ngoài lỗi là sử dụng đại từ xưng hô chưa phù hợp một số học sinh còn hay mắc phải lỗi chưa biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, động từ, tính từ) trong câu văn nói của mình. Làm cho câu văn bị lặp lại từ nhiều lần và trở nên rườm rà không thoát ý. Chẳng hạn như:

- Thưa cô, tuần này ở tổ em có bạn Hoa chưa ngoan. Bạn Hoa thường xuyên đi học muộn.Bạn Hoa còn nói chuyện, làm việc riêng ở trong giờ học. Bạn Hoa còn bị cô tổng phụ trách nhắc nhở vì không chịu khóa vòi nước làm nước trong nhà vệ sinh chảy lênh láng nữa ạ!

Trong trường hợp học sinh mắc lỗi về sử dụng đại từ như thế này, giáo viên sẽ rèn cho các em sử dụng đúng ở ngay tại lớp học và ngay tại thời điểm nói.Giáo viên gợi ý học sinh là các em có thể dùng một số từ ngữ khác thay cho từ bạn Hoa như bạn ấy, hay từ không những thế, không chỉ vậy….để nối các câu cho tránh lặp lại từ.Nếu học sinh được giáo viên nhắc nhở và sửa lỗi ngay trên lớp, thì các em sẽ ghi nhớ rất lâu từ đó tránh được việc để lặp lại lỗi này vào lần sau.Đồng thời khi giáo viên sửa cho một học sinh, thì các học

53

sinh khác cũng xem đó là bài học cho mình.Nhiều lần như thế, học sinh sẽ không mắc lỗi về sử dụng đại từ nữa, các em cũng trở nên mạnh dạn và tự tin hơn khi dùng đại từ để giao tiếp hàng ngày.

2.3. Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, chúng tôi đã khảo sát và thống kê năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5 ở thực tế trường tiểu học. Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng từ loại này.

54

KẾT LUẬN

Nhận thức được tầm quan trọng của từ loại đại từ cũng như rèn kĩ năng sử dụng từ loại này cho học sinh lớp 5, chúng tôi đã tìm hiểu đề tài “Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5”.Tiếp xúc với đề tài, chúng tôi đã được làm quen với nghiên cứu khoa học, được hiểu biết nhiều hơn về từ loại đại từ và thực tế năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5. Từ đó, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà ngữ pháp, chúng tôi tìm hiểu về từ loại đại từ.Đây là cách trang bị để làm sâu sắc hơn những kiến thức về từ loại mà bản thân đã được lĩnh hội ở học phần tiếng Việt 2,3 thuộc quá trình đào tạo của trường đại học.Những kiến thức cơ bản, phong phú về từ loại đại từ được trình bày trong khóa luận chắc chắn không chỉ hữu ích với bản thân tác giả khóa luận mà hữu ích với tất cả những bạn sinh viên có nhu cầu làm giàu kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt.

Trên cơ sở hiểu biết về từ loại đại từ, chúng tôi đi tìm hiểu nội dung dạy học từ loại đại từ trong sách giáo khoa tiếng Việt 5, khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh hai lớp 5A1 và 5A2 của trường tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả thống kê, khảo sát bằng phiếu đã cho thấy, về cơ bản học sinh đã nắm được lý thuyết về đại từ. Song, vì thực tế chỉ được học 2 tiết lý thuyết đơn giản lại không có điều kiện thực hành nhiều, nên vốn kiến thức về đại từ các em nắm chưa sâu cũng như kĩ năng sử dụng còn nhiều hạn chế.Chính điều đó đã khiến các em còn nhầm lẫn khi nhận diện đại từ, việc dùng đại từ để liên kết câu, để xưng hô còn nhiều lúng túng, sai lệch.

Từ kết quả thu được qua khảo sát và việc tìm hiểu nội dung dạy học về đại từ trong sách giáo khoa tiếng Việt 5, chúng tôi bước đầu đã đề xuất một số

55

biện pháp để rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5, đảm bảo nguyên tắc giáo dục (dạy học từ quan điểm giao tiếp) và mục tiêu giáo dục chung nhằm giúp các em nắm vững kiến thức về đại từ cũng như biết sử dụng đại từ linh hoạt hơn cả trong văn viết và trong mọi hoàn cảnh giao tiếp.

Tìm hiểu về đại từ trong tiếng Việt và việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi- những giáo viên tiểu học tương lai. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đề tài “Rèn kĩ năng

sử dụng đại từ cho học sinh tiểu học”, chúng tôi đã rất cố gắng hoàn thành

nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề ra. Tuy vậy, do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học cũng như thời gian dành cho thực hiện khóa luận chưa nhiều, nên chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định cả về nội dung cũng như hình thức trình bày, diễn đạt. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học) (2005), Đổi mớiphương pháp dạy học ở tiểu học, NXB ĐHSP và NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học) (2007), Tâm lí học, NXB ĐHSP và NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Hữu Đạt – Trần Trí Dõi – Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB ĐHQG Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Hạnh, Bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 5 (2006), NXB Giáo dục,

Hà Nội.

10. Tạ Đức Hiền – Phạm Minh Tú – Nguyễn Việt Nga (2006), Nâng cao tiếng Việt5, NXB Hà Nội.

11. Đinh Trọng Lạc - Bùi Minh Toán (2001), Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Lân (1995), Ngữ pháp tiếng Việt, lớp 7, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Vũ Đức Nghiệu – Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học,

NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Lê Phương Nga – Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Thảo – Đặng Kim Nga (2005),

15. Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng (1999), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạytiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Thành (2003), Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học), NXB KHXH, Hà Nội.

17. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Thuyết (2006), Hỏi đáp dạy học tiếng Việt 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), Sách giáo khoa, Sách giáo viên tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), Sách giáo khoa, Sách giáo viên tiếng Việt 5, tập2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)