Nhận xét kết quảkhảo sát

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 47)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.3.2. Nhận xét kết quảkhảo sát

Qua khảo sát, chúng tôi có những nhận xét về kết quả thu được khi học sinh làm bài như sau:

- Qua phiếu số 1, chúng tôi thấy rằng khả năng nhận biết về đại từ (giới hạn trong chương trình tiểu học) của học sinh khá tốt do được học trong tiết Luyện từ và câu ở môn Tiếng Việt. Số học sinh đạt điểm trung bình của cả hai lớp chiếm 18,6 %, số học sinh đạt khá-giỏi chiếm tỉ lệ khá cao 68,60%. Đa số các em đã biết nhận biết được đại từ có trong câu. Chỉ có một số ít học sinh đạt điểm dưới trung bình là do các em còn lúng túng trong việc tìm đại từ nên chưa xác định được hết các đại từ có trong bài. Chẳng hạn như bài tập số 1, các em đều không tìm được từ “vậy” là một đại từ.Hay ở bài tập số 2 chưa nói rõ được thái độ nhân vật khi sử dụng đại từ đó. Nguyên nhân của thực trạng này là do các em chưa hiểu chắc được khái niệm đại từ và cách dùng đại từ hay là sắc thái tình cảm mà mỗi đại từ thể hiện.

- Ở phiếu số 2, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá-giỏi thấp hơn so với phiếu số 1. Số học sinh đạt điểm trung bình ở cả hai lớp chiếm 38,37% cao hơn nhiều so với điểm trung bình ở phiếu số 1. Lý giải cho điều này, chính là độ khó của phiếu số 2.Ở phiếu số 2, yêu cầu không chỉ dừng lại ở việc nhận biết đại từ nữa mà đã nâng lên một mức mới đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về đại từ, về cách sử dụng của nó để linh hoạt làm các câu hỏi mà phiếu yêu cầu. Chẳng hạn như ở câu hỏi số 2, nhiều học sinh không hoàn thành được vì các em còn bối rối trong việc tìm đại từ phù hợp để thay thế, hoặc xác định chưa chính xác mối quan hệ giữa hai nhân vật trong đoạn văn dẫn đến việc dùng một số đại từ chưa phù hợp. Ví dụ như có em học sinh lựa chọnxưng là “ông”, gọi “cháu” thay cho xưng “ta”, gọi “mi” của nhân vật Chó sói (Thôi được, ông sẽ thả cháu ra. Có điều cháu hãy nói cho ông hay, vì sao họ nhà Sóc chúng cháu lúc nào cũng vui vẻ như vậy?).

41

- Ở phiếu số 3, câu hỏi ở phiếu này được nâng mức khó lên một chút so với hai phiếu trước. Bởi vì nó yêu cầu học sinh phải nắm chắc khái niệm về đại từ, phân loại rõ ràng được đâu là đại từ xưng hô đâu là đại từ dùng để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ (hay cụm danh từ, động từ, tính từ) thì mới có thể làm tốt được.

Tuy nhiên, bảng 3.3 cho chúng ta thấy kết quả làm bài của học sinh ở phiếu là khá tốt. Số lượng các em đạt được điểm khá-giỏi ở hai lớp chiếm 37,20%, tuy không phải là kết quả quá cao. Song, nó cũng chứng tỏ được phần nào khả năng sử dụng đại từ của các em.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tiến hành khảo sát ở hai lớp đại trà nên các học sinh có học lực gần như tương đồng nhau, bởi vậy mà sự chênh lệch về kết quả khảo sát là không đáng kể.Phần lớn các em làm phiếu khảo sát đều ở mức đạt và mức khá giỏi.Có được kết quả này, một phần là do các em là học sinh ở trường thuộc địa bàn thành phố có môi trường học tập, giao tiếp thuận lợi hơn so với các em học sinh thuộc vùng nông thôn.

Tuy nhiên, do chỉ được học về đại từ trong điều kiện số tiết ít, lại không có tiết thực hành riêng nên khả năng sử dụng đại từ của các em vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả cả trong văn viết và trong giao tiếp.Những hạn chế này làm cho bài văn của các em mất đi tính hấp dẫn, liền mạch; ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp của các em trong cuộc sống hàng ngày.

Chính vì vậy, theo chúng tôi, nên có những biện pháp giúp đỡ các em trong việc rèn kĩ năng sử dụng đại từ để các em có thể tự tin sử dụng đại từ cả trong văn viết và trong giao tiếp hàng ngày.

42

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)