Và từ đó, Hiệp hội giáo dục các giá trị sống quốc tế ALIVE đã được hình thành và đã soạn thảo một chương trình giáo dụcbao gồm 12 giá trị với hàng loạt các hoạt động mang tính trải nghiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 3Để hoàn thành đề tài: “Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông
qua môn Đạo đức”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS
Nguyễn Thị Hường, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoànthành đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể giáo viên khoa Giáo dục, Phòngđào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo cùng các bạn học viên lớp cao học 20:Giáo dục học - bậc tiểu học, các thầy cô giáo ở một số trường tiểu học trên địabàn huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thờigian qua
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và đồng nghiệp, những người luônđộng viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014 Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Trang 42.Mục đích nghiên cứu 3
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4.Giả thuyết khoa học 3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6.Phạm vi nghiên cứu 4
7.Phương pháp nghiên cứu 4
8.Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 6
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2.Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.1.Giá trị, hệ giá trị 8
1.2.2.Giá trị sống 13
1.2.3.Giáo dục giá trị sống cho HS lớp 5 16
1.3.Một số vấn đề về giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 16
1.3.1.Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 16
1.3.2.Tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 17
1.3.3.Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 18
1.3.4.Phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 20
1.3.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến GDGTS cho học sinh lớp 5 24
1.4.Vấn đề GDGTS cho HS Tiểu học thông qua môn Đạo đức 5 25
1.4.1.Khái quát về môn Đạo đức lớp 5 25
Trang 51.4.4.Khả năng lồng ghép, tích hợp GDGTS cho HS lớp 5 qua môn Đạo
đức 29
1.4.5.Các phương pháp, hình thức GDGTS cho HS thông qua môn Đạo đức 30 1.5.Một số đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học có liên quan đến đề tài.
32
Kết luận chương 1 36 Chương 2: Thực trạng giáo dục GTS cho HS lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức 37 2.1.Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng 37 2.2.Kết quả khảo sát 38 2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về sự cần thiết
và khả năng giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học môn
Đạo Đức lớp 5 38
2.2.2 Thực trạng việc thực hiện các nội dung giáo dục giá trị sống cho
học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 5 39
2.2.3 Thực trạng phương pháp, hình thức GDGTS cho HS lớp 5 thông qua môn Đạo đức 42 2.2.4 Thực trạng đánh giá kết quả GDGTS cho HS lớp 5 thông qua môn Đạo đức 44 2.3.Đánh giá chung về thực trạng 47 Kết luận chương 2 52
Trang 63.1.Các nguyên tắc xác định biện pháp GDGTSho HS lớp 5 thông
qua môn Đạo đức 54
3.2.Một số biện pháp GDGTS cho HS lớp 5 thông qua dạy học Đạo đức 55
3.2.1.Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của việc GDGTS cho HS nói chung, thông qua dạy học Đạo đức nói riêng 55
3.2.2.Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức GDGTS trong dạy học Đạo đức 58
3.2.3.Tích hợp 1 cách hợp lý các nội dung GDGTS cho HS thông qua một số bài học môn Đạo đức lớp 5 59
3.2.4.Vận dụng 1 cách hợp lí các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức và GDGTS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS 63
3.2.5.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả GDGTS cho HS 71
3.2.6 Xây dựng môi trường, bầu không khí GDGTS 72
3.2.7 Đổi mới công tác đánh giá kết quả GDGTS thông qua môn Đạo đức 75
3.3 Ví dụ minh họa về GDGTS thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 5 78
3.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất 79
Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 8Giáo viên chủ nhiệm GVCN
Giáo viên tiểu học GVTH
Ban giám hiệu BGH
Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT
Chương trình giáo dục CTGD
Kĩ năng sống KNS
Đội Thiếu niên Tiền phong Đội TNTP
Đoàn Thanh niên Đoàn TN
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong văn kiện Đại hội XI của Đảng về Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định con người làtrung tâm của chiến lược phát triển, vì vậy giáo dục và đào tạo có sứ mệnhnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phầnquan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của
xã hội
Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ “Muốn xây dựng đất nước giàumạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện” Luật Giáo dục đã chỉrõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.”
Con người là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bềnvững Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục đíchnhân văn mà còn là đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững Nhiệm vụcủa giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện.Toàn diện ở đây không chỉ về thể lực, trí lực, khả năng lao động mà còn cònphải có đạo đức, văn hóa của xã hội mới
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồnnhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dụcphổ thông và cụ thể hơn là giáo dục tiểu học phải đổi mới mạnh mẽ, không
Trang 10chỉ dạy tri thức mà phải phát triển tâm lực cho các em Phát triển tâm lực làphát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống, phát triển các tốchất tâm lý, là phát triển tâm hồn, hướng tới cuộc sống tinh thần lạc quan, yêuđời, vui vẻ, sống hoà nhập với cộng đồng và gần gũi với thiên nhiên; tự điềuchỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống có văn hoá và hạnh phúc Khaithác, phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sự phát triển nhân cách bền vững
và con người là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tự nhiên bền vững
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của conngười ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hộiquan tâm trong thời gian qua đó là những biểu hiện về tâm lý, cách ứng xử vàgiải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống một cách thiếu định hướng giáodục của giới trẻ, trong đó có đối tượng là học sinh Xuất phát từ thực trạnghiện nay, một bộ phận không nhỏ chưa xác định chuẩn xác những giá trị sốngcốt lõi, có những biểu hiện lệch chuẩn ngay từ rất nhỏ Thực tế, một bộ phậnkhông nhỏ học sinh Tiểu học hiện nay chỉ biết hưởng thụ, không quan tâm đếntrách nhiệm của mình với gia đình, xã hội; có những suy nghĩ, hành động chưađúng mực với lứa tuổi tiểu học Vì thế, nhà trường cụ thể là nhà trường Tiểuhọc là nơi tổ chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nềntảng vững chắc và trang bị cho các em các giá trị sống trở thành vốn sốngtrong học tập và cuộc sống sau này
Hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua các môn học trong nhữngnăm qua còn khá mới mẻ đối với một số trường học Tuy nhiên, nội dung này
đã có nhiều sự chuyển biến khá rõ nét, mặc dù, những nội dung đưa vào nhàtrường tiểu học còn khá đơn điệu, cứng nhắc; phương pháp, cách thức truyềntải chưa phù hợp và hiệu quả lồng ghép chưa cao Điều này càng gây thêm áplực cho học sinh tiểu học vốn đã phải “gồng mình” với nội dung chương trình
bị xem là quá tải trong thời gian qua
Trang 11Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về nhu cầu giáo dục giá trị sống củahọc sinh trong các trường các trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục giá trị sống cho học sinh
lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức”.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho HS
lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức
4 Giả thuyết khoa học
Hiệu quả công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạyhọc môn Đạo Đức sẽ được nâng cao nếu xác định và thực hiện một số biệnpháp giáo dục có tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp đặc điểm tâm lý củahọc sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục giá trị sống cho HS lớp 5 thôngqua dạy học môn Đạo đức
5.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục giá trị sống cho HS lớp 5 thông quadạy học môn Đạo đức
Trang 125.3 Đề xuất và thăm dò tính hiệu quả, tính khả thi của các biện phápgiáo dục giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức.
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp
5 ở các trường: trường Tiểu học Tân Túc, trường Tiểu học An Phú Tây,trường Tiểu học Bình Chánh, trường Tiểu học Tân Nhựt 6 trên địa bàn huyệnBình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quáthoá những tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp quan sát: Nhằm quan sát hoạt động dạy và học mônĐạo đức có tích hợp nội dung giá trị sống ở một số trường Tiểu học trên địabàn huyện Bình Chánh
7.2.2 Phương pháp điều tra: nhằm tìm hiểu thực trạng công tác giáodục Giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua môn Đạo đức
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nhằm kế thừanhững kinh nghiệm trong công tác giáo dục giá trị sống cho HS ở trường tiêuhọc
7.3 Phương pháp thống kê toán học: để xử lý số liệu thu được
8 Cấu trúc nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, LV gồm 3chương:
Trang 13Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua
dạy học môn Đạo đức
Chương 3: Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua
môn dạy học môn Đạo đức
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.
Tại một Hội nghị quốc tế về phòng chống các tệ nạn xã hội, Tổng thư
ký Liên Hiệp Quốc, ngài Kofi Annan đã nêu rằng: "Tất cả các vấn đề trên thếgiới đều do thiếu vắng các giá trị mà hình thành Chúng ta mới chỉ cắt cáccành nhánh của vấn đề, mà không đi vào gốc rễ của nó" [7] Để kỷ niệm 50năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc, vào tháng 8 năm 1996 các nhà giáo dụckhắp năm châu đã được triệu tập tại trụ sở UNICEF ở New York với mụcđích kêu gọi sự chia sẻ các giá trị cho một thế giới tốt đẹp hơn
Với cùng một câu hỏi thăm dò: "Làm thế nào để có một thế giới tốt đẹphơn?", các đối tượng trả lời thuộc nhiều tầng lớp, tôn giáo, sắc tộc khác nhau
ở 129 quốc gia đều có một điểm chung về các giá trị căn bản, trong đó 12 giátrị được nhiều người nhắc đến nhất là hòa bình (bình yên), tôn trọng, yêuthương, trách nhiệm, hạnh phúc, hợp tác, trung thực, khiêm tốn, khoan dung,giản dị, đoàn kết, và tự do Và từ đó, Hiệp hội giáo dục các giá trị sống quốc
tế (ALIVE) đã được hình thành và đã soạn thảo một chương trình giáo dụcbao gồm 12 giá trị với hàng loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và cácphương pháp thực hành, giúp con người khám phá trở lại và phát triển 12 giátrị toàn cầu, căn bản của mỗi cá nhân, mà không liên quan đến tôn giáo, chínhtrị Hiện nay chương trình đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Chương trình được chính thức đăng ký hoạt động tại 80 nước
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước.
Giáo dục giá trị sống là giáo dục "từ gốc" Nhận định quan trọng nàyđược các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục thống nhất tạihội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam vừa được Bộ GD-ĐT tổchức lần đầu tiên
Trang 15Trong cuốn sách: “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” NXBGiáo dục, 1998, PGS.TS Hà Nhật Thăng đã có đề xuất cụ thể những giá trịcần trang bị cho học sinh, sinh viên Nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là
cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tươngứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xãhội, của thời đại Những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng vào việcxây dựng chương trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở Tiểu học, THCS,THPT của môn Đạo đức và Giáo dục công dân triển khai từ năm 2000 trênphạm vi cả nước
Từ năm 2010 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với Hội Khoa học Tâm
lý – Giáo dục Hà Nội nghiên cứu triển khai chương trình giáo dục giá trị sốngthí điểm cho 10 trường ở Hà nội
Gần đây, Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội đã tổ chức Hội thảokhoa học “Nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học Hà Nộitrong giai đoạn hiện nay”, chương trình mang mã số 01X- 12/03-2011-2, với
sự tham gia của nhiều nhà khoa học như GS.VS Phạm Minh Hạc, PGS.TSĐặng Quốc Bảo, PGS.TS Mạc Văn Trang, PGS.TS Hà Nhật Thăng Đây lànhững tiền đề đưa công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổthông vào các nhà trường mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcphục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trên kênh VTV1 đài truyền hình Việt Nam có phát chương trình “Quàtặng cuộc sống”; trên kênh HTV7, HTV9, HTV2 đài truyền hình TP Hồ ChíMinh có chương trình “Khoảnh khắc diệu kì” – một trong những nội dunggiáo dục giá trị sống đã gây được sự chú ý và thu hút các bậc cha mẹ, nhữngnhà giáo và những người quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ
Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều sách tiếng Việt về giá trịsống được dịch hoặc được xuất bản có tác động mạnh mẽ đến hoạt động giáo
Trang 16dục giá trị sống tại Việt Nam Cụ thể như cuốn “Giáo dục giá trị và kĩ năngsống cho học sinh phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị KimThoa; Diane Tillman – Diana Hsu (2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ
3 đến 7 tuổi, NXB Trẻ; Diane Tillman (2010), Những giá trị sống dành chotrẻ từ 8 đến 14 tuổi, NXB Trẻ; Tsunesaburo Makiguchi (2009), Giáo dục vìcuộc sống sáng tạo, NXB Trẻ Tuy nhiên, để nghiên cứu vấn đề giáo dục kĩnăng sống cho học sinh Tiểu học thông qua môn Đạo đức thì chưa có côngtrình nghiên cứu nào Vì lẽ đó, chúng tôi nghĩ giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh Tiểu học thông qua môn Đạo đức là một vấn đề còn khá mới mẻ và cầnthiết trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giá trị, hệ giá trị
Theo từ điển Triết học do M.M.Rozental (Liên Xô) chủ biên (Nxb Tiến
Bộ Maxcơva, 1974), “Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của các kháchthể trong thế giới chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cựccủa khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, thiện, ác, cái đẹp và cáixấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên) Xét bềngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc hiện tượng, không phải đơnthuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hútvào phạm vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan
hệ xã hội nhất định Đối với chủ thể (con người), các giá trị là các đối tượnglợi ích của nó, còn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò là những vậtđịnh hướng hàng ngày trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị cácquan hệ thực tiễn của con người đối với sự vật và hiện tượng xung quanhmình”.[17]
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội), giá trị là cái mà conngười dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con
Trang 17người; cái mà con người dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đếnmức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng; những quan niệm và thực tại về cáiđẹp, sự thật, điều thiện của xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của mộtvật trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượngbiến thiên.[16]
Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyênnhân, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giátrị nhất định của một xã hội
Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liến với những khái niệm trung tâmnhư: cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trịthuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quátrình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội
Dưới góc độ Tâm lý học, khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mụcđích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển củanhân cách
Giá trị, theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu đó là cái đã làm chomột khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọingười thừa nhận Người ta có thể phân chia giá trị thành: giá trị vật chất, giátrị tinh thần, giá trị riêng, giá trị chung, giá trị xã hội Có quan điểm cho rằnggiá trị là cái vốn có của khách thể, nhưng mỗi chủ thể lại có thể đánh giá, xemxét nó trên những góc độ khác nhau, đưa đến những quan niệm khác nhau vềgiá trị Vì con người cũng có nhiều điểm tương đồng trong định hướng giá trị,nên có những giá trị được số đông chấp nhận và những giá trị này sẽ trở thànhgiá trị chung của xã hội Tuy nhiên, giá trị cũng là phạm trù có tính lịch sử
Giá trị là "những niềm tin, thái độ, mục đích, cảm xúc, lý do đã đượcđánh giá, lựa chọn sau khi đã cân nhắc, xem xét, thử thách và thấm nhuần
trong cuộc sống" [5]
Tác giả J.H.Fichter, nhà Xã hội học người Mỹ cho rằng: “Tất cả cái gì
Trang 18có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và xã hội đều cómột giá trị” .[5]
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” (Bộ văn hóa Thể thao Philippin), kháiniệm giá trị có thể hiểu: “Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích vàmong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi củacon người Không chỉ có hàng hóa vật chất mà cả lý tưởng và những kháiniệm đều có giá trị như: sự thật, công lý, lương thiện” .[5]
Tác giả V.P.Tugarinov (Liên Xô) lại cho rằng: giá trị là những kháchthể, những hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiếtcho con người (lợi ích, hứng thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đócũng như một cá nhân riêng lẻ với tư cách là phương tiện thỏa mãn nhữngnhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và ý định với tưcách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng .[5]
L.Dramaliev (Bungari) coi giá trị là: “một thành tố khách quan của xãhội Nó là một loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, một đối tượng, mộtliên hệ, một ý niệm), thỏa mãn được những nhu cầu nhất định của con người.Giá trị là một phẩm chất khách quan, một đặc tính, một khả năng thỏa mãnnhững nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá trình quan hệ qua lại có tính chất
xã hội giữa người với người trong hành vi thực tế của họ Với tính cách làmột khách thể xã hội, giá trị không thể tách rời khỏi những nhu cầu, nhữngmong muốn, thái độ, những quan điểm và những hành động của con ngườivới tư cách là một chủ thể của các quan hệ xã hội” .[5]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đángquý, có ích của các đối tượng với các chủ thể” .[5]
Theo Kinh tế học, khái niệm giá trị luôn gắn liền với hàng hóa, giá cả
và sản xuất hàng hóa Phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của conngười làm ra hàng hóa Giá trị sức mạnh của vật chất này khống chế nhữngvật chất khác khi trao đổi Để bộc lộ giá trị, vật phẩm phải có ích lợi, nghĩa là
Trang 19có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lòng ham muốn của con người Do vậy mà khiphân tích, “giá trị” là vị trí tương đối của hàng hóa trong trật tự ưu tiên, vị trícủa nó ngày càng cao thì giá trị của nó ngày càng lớn.
Dưới góc độ Triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị Tuynhiên, ở đây chúng tôi xem xét theo quan điểm Macxit, giá trị được coi lànhững hiện tượng xã hội đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao độngsáng tạo của con người Giá trị là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cáikhách quan
Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà khoa học hay dưới góc độ củacác ngành khoa học khác nhau, cũng như trong một số từ điển đã định nghĩakhái niệm giá trị đều có chung một số đặc điểm như sau:
- Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng củacon người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với
sự vật đó
- Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết
để tạo ra cái lợi đó
- Mang tính khách quan – nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi củagiá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người
- Được hiểu theo hai góc độ: vật chất và tinh thần Giá trị vật chất là giátrị đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho conngười khoái cảm, hứng thú và sảng khoái
- Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủthể trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị
- Là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biếnđộng của xã hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng
Hệ giá trị
Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khácnhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một
Trang 20tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trongviệc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định củagiá trị Các hệ giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theonhững thứ bậc phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trongmỗi thời kỳ lịch sử cụ thể Do vậy, hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử xãhội và chịu sự chế ước bởi lịch sử - xã hội Trong hệ thống giá trị có chứađựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và có thể cả những nhân tố trongtương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhânloại, tính dân tộc, tính cộng đồng, tính giai cấp, tính lý tưởng và tính hiện thựcv.v
Thí dụ, 5 điều Bác dạy thiếu niên và nhi đồng là hệ giá trị dành cho thế
Thang giá trị là một trong những động lực thôi thúc con người hoạtđộng Hoạt động được tiến hành theo những thang giá trị cụ thể sẽ tạo nênnhững giá trị nhất định, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người Chínhtrong hoạt động tạo ra những giá trị lại góp phần khẳng định, củng cố, phát
Trang 21huy, bổ sung, hoàn thiện hoặc hay đổi thang giá trị.
Thí dụ, thang giá trị về vai trò của người thầy: Dân tộc ta có truyềnthống “tôn sư trọng đạo” Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáoxếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư – Phụ”
*Chuẩn giá trị
Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậccao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người Khixây dựng các giá trị theo những chuẩn mực nhất định về kinh tế, chính trị, giátrị sống, xã hội, hay thẩm mỹ sẽ tạo ra các chuẩn giá trị Mọi hoạt động của xãhội, của nhóm cũng như của từng cá nhân được thực hiện theo những chuẩngiá trị nhất định sẽ bảo đảm định hướng cho các hoạt động và hạn chế khảnăng lệch chuẩn mực xã hội, đồng thời tạo ra những giá trị tương ứng đảmbảo sự tồn tại của con người
Thí dụ: lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ
Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quýgiá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người Giá trị sốngtrở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó Giá trị sốngmang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau Cóngười cho rằng "tiền bạc là trên hết" Có người cho rằng tình yêu thương mới
là điều quý giá nhất trên đời Có người coi trọng lòng trung thực, hay sự bìnhyên…
Trang 22Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm
về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người Giátrị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội,được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận Giátrị sống là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng chocuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mựccủa xã hội Những giá trị phổ biến của giá trị sống thể hiện trong các kháiniệm: thiện, ác, lẽ phải, công bằng, văn minh, lương tâm, trách nhiệm…
Có sự phân biệt các giá trị trong ý thức và tâm lý con người, là sự xácđịnh giá trị của cá nhân trên cơ sở đó hình thành lối sống, phong cách giaotiếp và toàn bộ hành vi cá nhân Chính vì vậy việc xác định thang giá trị vàthực hiện các hành vi trên cơ sở lựa chọn các giá trị đó chính là định hướnggiá trị của cá nhân
Định hướng giá trị như là xu hướng nhân cách hướng tới giá trị nào đó,
là cơ sở điều chỉnh hành vi con người và là thành phần trong cấu trúc nhâncách
Các giá trị của con người rất phong phú và đa dạng mà con người lạisống trong môi trường xã hội, tham gia vào các hoạt động đa dạng, do vậyviệc phân loại định hướng giá trị cũng rất phức tạp, song có thể chấp nhậnmột số cơ sở phân loại phổ biến như sau:
Nếu căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay cá nhân của những mục đích mà
Trang 23con người hướng tới, thì có 2 loại:
Định hướng giá trị xã hội: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhântrong quan hệ với xã hội như lòng thương người, chấp hành luật pháp, lịch sựnơi công cộng, biết ơn thế hệ trước
Định hướng giá trị cá nhân: là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị trongmối quan hệ với bản thân như lòng trung thực, sự khiêm tốn, vị tha, yêu cầucao, chấp nhận thử thách
Nếu căn cứ vào đối tượng của sự định hướng giá trị ta có:
Định hướng giá trị vật chất: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cánhân hướng tới các giá trị vật chất như tiền bạc, của cải, cách làm giàu
Định hướng giá trị tinh thần: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cánhân hướng tới các giá trị tinh thần như sự thanh thản, tình yêu nghệ thuật,yêu thương con người
Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con người đang theo đuổi ta có:
Định hướng giá trị tích cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhânhướng tới các giá trị tích cực như trung thực, thẳng thắn, giúp đỡ, thươngngười, tự hào dân tộc
Định hướng giá trị tiêu cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhânhướng tới các giá trị tiêu cực như dối trá, hèn nhát, ích kỷ
Vai trò của định hướng giá trị sống
Định hướng giá trị giúp con người lập chương trình cho hành động củamình trong một thời gian dài, quy định đường lối chiến lược cho hành vi,đồng thời định hướng giá trị có thể quy định trực tiếp hành vi thậm chí từngthao tác, động tác của con người
Định hướng giá trị là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ, điềuchỉnh hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích
cơ bản của cuộc đời
Trang 241.2.3 Giáo dục giá trị sống cho HS lớp 5.
Giáo dục giá trị sống: giáo dục GTS cho học sinh là quá trình giúp họcsinh tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thànhnhững giá trị đặc trưng của bản thân mỗi học sinh, giúp cho các em có suynghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đápứng mong đợi của cộng đồng, xã hội
Mục tiêu giáo dục giá trị sống là một quá trình tổ chức tác động có chủđịnh của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủđạo để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, tận dụng những yếu tố tích cực,hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh nhằm phát huy tính tích cực tự giácrèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạtđộng xã hội, để học sinh sống tốt đẹp hơn, làm việc chất lượng hơn, hiệu quảhơn, đem lại lợi ích trước hết cho học sinh đồng thời cho gia đình, nhà trường
và xã hội
Đối với học sinh TH, nhất là học sinh lớp 5, nội dung giáo dục giá trịsống cần hệ thống hoá những giá trị sống phổ quát, nhưng mở rộng và nângnội dung lên một tầm cao đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đương đại Hướngcác em vươn tới nhân cách lý tưởng mang những giá trị phổ quát của một họcsinh thời đại, không chỉ của dân tộc mà còn của nhân loại trong một thế giớimở
1.3 Một số vấn đề về giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5
1.3.1.Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5
GDGTS cho học sinh TH có mục tiêu:
Thu hút trẻ vào các hoạt động giáo dục giá trị, làm trẻ thấy thú
vị và có cảm xúc với các hooạt động này
Làm cho trẻ nhận biết các giá trị phổ quát cơ bản như giá trịcủa riêng mình (12 giá trị)
Trang 25Giúp trẻ được trải nghiệm với một số giá trị và biết cách giảmcăng thẳng.
Nâng cao hiểu biết về hành động hoà bình, hành vi yêu thươngtrung thực, hợp tác trên cơ sở các giá trị sống
Nâng cao lòng tự trọng và củng cố niềm tin rằng "Tôi tạo nên
Giúp nguời học thể hiện suy nghĩ và tình cảm về các giá trịdưới hình thức nghệ thuật
Giúp xây dựng các hành vi xã hội tích cực ở trẻ
Phát triển các kỹ năng xã hội tích cực giữa trẻ với trẻ trên cơ
sở của các giá trị
Phát triển ý thức môi trường và trách nhiệm sinh thái
1.3.2.Tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Benjamin Bloom: “Nếuđến 17 tuổi trí tuệ của một con người có thể phát triển 100% thì vào năm
4 tuổi, trí tuệ của anh ta đã phát triển tới 50%, đến năm 8 tuổi phát triểntới 80%, trong 9 năm từ 9 đến 17 tuổi chỉ phát triển thêm 20%”[8] chonên học giá trị sống từ lứa tuổi Tiểu học là rất cần thiết
Giáo dục giá trị sống giúp các em khám phá và hoàn thiện nhữngphẩm chất tốt đẹp vốn có của bản thân, đồng thời khám phá những nétđẹp trong tính cách của những người xung quanh và giá trị của thiênnhiên, của môi trường sống; Học tập giá trị sống giúp các em biết suy
Trang 26nghĩ tích cực, biết lắng nghe, học hỏi, tự xây dựng cho mình một nềntảng vững chắc về nhân cách để các em có thể vươn lên trong cuộc sống,ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở.
Giáo dục giá trị sống để các em biết tôn trọng bản thân và ngườikhác, biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết, thích ứngtrước những đổi thay của cuộc sống
Giáo dục giá trị sống để khi trưởng thành, các em biết chia sẻ,chung lo và là người để “trẻ noi gương, già nương tựa, bằng hữu kếtgiao”
Giáo dục giá trị sống làm nền tảng cho Kỹ năng sống, để các embiết cách sử dụng những kỹ năng sống mang lại lợi ích cho bản thântrong sự hài hoà với lợi ích của gia đình và xã hội
1.3.3.Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5
Theo Tổ chức Giáo dục giá trị quốc tế, có 12 giá trị sống cần giáo dụccho HS Các giá trị này được phổ biến rộng rãi, có nhiều dự án tổ chức giảngdạy ở nhiều nước Cụ thể:
Giá trị Hòa bình
Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh Hòa bình làkhi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau Nếumỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình
Giá trị Tôn trọng
Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng tự bản chất tôi có giátrị Một phần của tự trọng là nhận biết những phẩm chất của chính tôi.Tôn trọng là lắng nghe người khác Tôn trọng là biết người khác cũng cógiá trị như tôi Tôn trọng chính bản thân là nguyên nhân làm tăng trưởng
về sự tin cậy lẫn nhau
Giá trị Yêu thương
Trang 27Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ Yêu là biết lắngnghe; yêu là chia sẻ Albert Enstein nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải mộtcách tự do nơi chính bản thân nhân rộng ra xung quanh ta lòng trắc ẩn baotrùm tất cả cuộc sống của con người và thiên nhiên.”
Giá trị Khoan dung
Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau Hòa bình là mụctiêu, khoan dung là phương pháp Có khoan dung là bạn trở nên cởi mở vàchấp nhận sự khác biệt với những vẻ đẹp của nó
Giá trị Trung thực
Trung thực là nói sự thật Khi trung thực tôi cảm thấy tâm hồn trongsáng và nhẹ nhàng Một người trung thực và chân chính thì xứng đáng đượctin cậy
Giá trị Khiêm tốn
Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và
có hiệu quả Khiêm tốn gắn liền với tự trọng Khiêm tốn là khi bạn nhận biếtkhả năng, uy thế của mình, nhưng không khoác lác, khoe khoang Khi bạnkhiêm tốn, tính kiêu ngạo phải trốn xa
Giá trị Hợp tác
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng
về một mục tiêu chung Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp vàcảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ
Giá trị Hạnh phúc
Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không cónhững thay đổi đột ngột hay bạo lực Khi trao hạnh phúc thì nhận được hạnhphúc Khi bạn hy vọng, đó là lúc hạnh phúc Khi tôi yêu thương sự bình annội tâm và hạnh phúc chợt đến ngay
Giá trị Trách nhiệm
Trang 28Trách nhiệm là việc bạn góp phần của mình vào công việc chung.Trách nhiệm là đang thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực.
Giá trị Giản dị
Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo Giản dị là chấp nhậnhiện tại và không làm mọi điều trở nên phức tạp Giản dị là hiểu rõ giá trị củanhững vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc sống
Giá trị Tự do
Tất cả mọi người đều có quyền tự do Trong sự tự do ấy, mỗi người cóbổn phận tôn trọng quyền lợi của những người khác Tự do là một mónquà quý giá Chỉ có thể tự do thật sự khi các quyền lợi quân bình với nhữngtrách nhiệm Có tự do thực sự khi mọi người có được quyền bình đẳng
Giá trị Đoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong mộtnhóm, một tập thể Đoàn kết được tồn tại nhờ sự chấp nhận và hiểu rõ giá trịcủa mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tậpthể
1.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5.
Tạo bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị
Xây dựng một bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mọingười đều cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng và an toàn
Việc tạo nên bầu không khí dựa trên các giá trị trong bước chuẩn bịmôi trường học tập là đều cần thiết để khám phá và phát huy tối đa các giá trịtích cực Một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, mà trong đócác mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậyđộng cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên, và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm.Học sinh sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong một môi
Trang 29trường học tập có sự khuyến khích, ủng hộ, quan tâm và sáng tạo Mọi hìnhthức kiểm soát bằng cách đe đọa, trừng phạt, gây sợ hãi, xấu hổ chỉ khiến họcsinh cảm thấy không phù hợp, tổn thương, ngượng ngùng và bất an.
Kỹ năng tạo dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị
Kỹ năng tạo dựng bầu không khí dựa trên nền tảng giá trị cũng baogồm các hoạt động: lắng nghe tích cực, đưa ra quy tắc hợp tác; đưa ra nhữngdấu hiệu nhỏ thông báo giữ yên lặng, tập trung, khơi dậy cảm giác bình yênhoặc tôn trọng; giải quyết mâu thuẫn; và hình thức kỷ luật dựa trên giá trị
Với Mô hình Lý thuyết LVEP, ta có thể đánh giá các yếu tố tích cực vàtiêu cực ảnh hưởng đến học sinh, lớp học hoặc trường học, và điều chỉnh cácyếu tố để giúp học sinh cảm thấy mình được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu
và an toàn chứ không phải cảm thấy ngượng ngùng, bị cô lập, tổn thương, sợhãi và bất an
Yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị:
Mỗi hoạt động giá trị sống bắt đầu với 3 yếu tố hỗ trợ việc khám phá
các giá trị - được ghi chú trong sơ đồ - bao gồm: Tiếp nhận thông tin, Suy
ngẫm, và Khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống.
Tiếp nhận thông tin
Đây là cách dạy về giá trị theo kiểu truyền thống Sách vở, chuyện kể,các nguồn thông tin có thể trở thành trợ thủ đắc lực trong việc khám phá cácgiá trị Học sinh sẽ cảm thấy rất hứng thú khi được nghe những ví dụ thực tế
về những người thành công khi họ mang trong mình những giá trị cần thiết
Suy ngẫm
Các hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm yêu cầu học sinh đưa ra những
ý tưởng của riêng mình Ví dụ, học sinh được yêu cầu hình dung về một thếgiới hoà bình Khi mường tượng ra những giá trị được ứng dụng, học sinh cóthể trải nghiệm và suy ngẫm về những ý tưởng của mình
Thảo luận
Trang 30Tạo một không gian thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là điều rấtquan trọng và cần thiết Khi có được điều này, việc chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng,thoải mái hơn Việc bày tỏ những cảm giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thểlàm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm được sự đồng cảm hơn.
Quá trình thảo luận còn có thể giúp cho điều tiêu cực được chấp nhận
và từ đó tạo bầu không khí cởi mở để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nhữngtiêu cực này Một khi những giá trị tích cực được khám phá, học sinh sẽ cảmthấy bản thân mình có giá trị dần dần họ thấy tự do và có ý chí mạnh mẽ đểhành động khác đi
Khám phá các ý tuởng
Tiếp theo sau các cuộc thảo luận là hoạt động tự suy ngẫm hoặc lên kếhoạch cho nhóm về những hoạt động nghệ thuật, viết nhật ký, hoặc kịch.Những cuộc thảo luận khác sẽ giúp hình thành Bản đồ Tâm trí (Mind map)các giá trị và phản giá trị để xem xét các tác động của giá trị và phản giá trịđối với bản thân, mối quan hệ và xã hội
Các cuộc thảo luận trong nhóm nhỏ giúp xem xét các tác động của giátrị trong những môn học, lĩnh vực khác nhau, có thể khơi dậy niềm thích thúthật sự ở học sinh, cổ vũ cho quá trình “học thật" và thúc đẩy chuyển hóađộng cơ thành hành động cụ thể
Thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị một cách sáng tạo
Nghệ thuật là phương tiện để thể hiện những ý tưởng, cảm nhận các giátrị một cách sáng tạo, và biến những giá trị ấy thành của mình Có thể kết hợpgiữa vẽ, chơi trò chơi, với trình diễn nghệ thuật, hoặc nhảy múa kết hợpnhạc Điều này rất tốt cho việc biểu lộ và phát huy tinh thần tập thể qua đó,học sinh sẽ tự liên hệ với những giá trị vốn có sẵn của bản thân và nhận ranhững gì mình thật sự muốn nói Sự đa dạng của các loại hình nghệ thuật cóthể giúp học sinh hứng thú hơn, sẽ tạo điều kiện cho mỗi người toả sáng, giúphọc sinh biết khai thác những tiềm năng to lớn ẩn chứa trong mình
Trang 31Phát triển kỹ năng
Ngày nay, học sinh tiểu học rất cần trải nghiệm cảm giác tích cực cóđược từ giá trị, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ranhững quyết định có sức ảnh hưởng lớn
Việc hiểu đuợc cảm xúc sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc kiểm soát bản thân,tập trung và ổn định vững chắc về tâm lý Học sinh trải qua chương trình xâydựng năng lực cảm xúc và xã hội, thì có điều kiện phát triển được loại hình trítuệ xúc
Các kỹ năng xã hội và cảm xúc của cá nhân
Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc và giảm stress là một kỹ năng quantrọng trong việc thích nghi và giao tiếp một cách thành công Việc tự điềuchỉnh giúp con người nhanh chóng điềm tĩnh trở lại khi nhận ra mối đe doạ và
có thể giữ mình bình yên, thanh thản hơn trong cuộc sống
Các kỹ năng giao tiếp
Các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, giao tiếp tích cực, các trò chơi hợptác và thực hiện dự án cùng nhau là những hoạt động nhằm xây dựng kỹ nănggiao tiếp giữa các cá nhân
Những đóng góp có thể cho xã hội và thế giới
Nhằm giúp trẻ dám mơ ước, dám nuôi dưỡng hoài bão, có điều kiệnđóng góp cho xã hội và nhất là để họ hiểu được ý nghĩa to lớn của các giá trịtrong mối quan hệ với cộng đồng, và tại sao nhiều hoạt động vì cộng đồng đãđược tổ chức
Nhằm tăng cường trải nghiệm, nhận thức các kết quả hoạt động đối vớicông bằng xã hội, người học được khuyến khích xem xét tác động của hànhđộng cá nhân đối với người khác như thế nào, và làm thế nào để mỗi ngườitạo nên sự khác biệt
Hội nhập các giá trị vào cuộc sống
Phần “Hội nhập các giá trị vào cuộc sống" hướng dẫn học sinh ứng
Trang 32dụng cách thực hành những bài tập về nhà cho học sinh đưa ra những hành viứng xử mới theo đúng giá trị trong gia đình Học sinh được yêu cầu lập những
kế hoạch đặc biệt để làm mẫu các giá trị khác nhau trong lớp học, trường hoặccộng đồng.Chính việc cảm thấy bản thân có khả năng tạo nên sự khác biệt sẽxây dựng lòng tự tin và cam kết sống với các giá trị
1.3.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5.
Ảnh hưởng hoàn cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước đối với giáo dục giá trị sống.
Truyền thống yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng đã phản ánhmột cách chân thực những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội của dân tộc tatrong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước Do điều kiện xã hội đã thayđổi, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng đã có những sắc thái mới, bảnthân những giá trị này đã được bổ sung thêm những nội dung mới
Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Đảng tanhận định “các giá trị văn hoá ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực vàkhả năng tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống Những nét mới trongchuẩn mực văn hoá và trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước được hình thành” thì “những thànhtựu tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hoá còn chưa tương xứng và chưavững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống
xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng đạo đức lối sống”
Học sinh TH các em đang trong giai đoạn phát triển nhân cách nên quanhững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, cho ta nhận định rằng cần có sựphối hợp các lực lượng giáo dục, tác động từ nhiều phía trong công tác giáodục các em, nhằm thúc đẩy và phát huy được tính tích cực của trẻ
Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội
Trang 33Gia đình là nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ đầu tiên của mỗi con người.Gia đình cũng là điểm tựa tạo nên sức mạnh tinh thần, tình cảm và cả vậtchất cho mỗi người con trong gia đình đó.
Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên
Giáo dục nhà trường phải thực sự là hạt nhân, đảm bảo thốngnhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục để nhằm đạt được hiệuquả giáo dục cao Năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng công tác giáo dục
Thực tế, trong các nhà trường sư phạm mới quan tâm chú trọng nhiềuđến đào tạo giáo viên về chuyên môn Do vậy, khi ra trường công tác thườnggiáo viên ít có kinh nghiệm và kiến thức trong công tác giáo dục Những kiếnthức và kinh nghiệm giáo dục thường chỉ được hình thành qua thực tiễn côngtác của bản thân mỗi giáo viên
qua môn Đạo đức lớp 5
1.4.1. Khái quát về môn Đạo đức lớp 5
1.4.1.1.Mục tiêu của môn Đạo đức lớp 5
- Môn Đạo đức có tác dụng giúp học sinh phát triển những hành vi cơbản như nội dung ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phùhợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương đấtnước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xungquanh; với hành vi việc làm của bản thân; với tài nguyên thiên nhiên
- Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liênquan đến các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong cáctình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằngngày
Trang 34- Biết yêu quê hương, đất nước; biết ơn tổ tiên; kính trọng người già,yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ; đoàn kết hợp tác với bạn bè và nhữngngười xung quanh; có ý thức vượt khó, vượt lên trong cuộc sống; có tráchnhiệm về hành động của mình; yêu hòa bình, có ý thức bảo vệ tài nguyênthiên nhiên,…
1.4.1.2 Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 5
- Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống chuẩn mực hành viđạo đức và pháp luật cần thiết nhất, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học,được trình bày theo 5 mối quan hệ từ lớp 1 đến lớp 5 Cụ thể ở lớp 5:
1 tiết / tuần 35 tuần = 35 tiết
* Quan hệ với bản thân:
- Tự ý thức được về mình; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phụcnhững điểm yếu của bản thân
- Ham học hỏi, có ý thức vượt khó, vươn lên
- Biết bảo vệ lẽ phải
* Quan hệ với gia đình:
- Biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn của mình
- Yêu quý những người thân trong gia đình Lễ phép, vâng lời ngườitrên, nhường nhịn em nhỏ
- Có trách nhiệm với những người thân trong gia đình
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
* Quan hệ với nhà trường:
Biết tin cậy và xây dựng tình bạn, tôn trọng, hòa hợp với bạn khác giới
* Quan hệ với cộng đồng xã hội:
Trang 35- Sống hòa hợp và biết hợp tác với mọi người trong công việc chung.Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.
- Yêu mến, tự hào về truyền thống quê hương đất nước
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để xây dựng
và bảo vệ quê hương
- Tôn trọng các cơ quan chính quyền địa phương và ủng hộ các nhàchức trách thi hành công vụ
- Yêu hòa bình Tôn trọng nền văn hóa và con người của các quốc giakhác
- Có hiểu biết về tổ chức Liên Hợp Quốc
* Quan hệ với môi trường tự nhiên:
Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1.4.2. Các nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức.
- Khích lệ động viên trẻ
Tìm ra điều trẻ làm “đúng” thay vì tập trung vào điều trẻ làm “sai” Chú ý vào một hành vi nào đó, thì hành vi đó tăng lên
- Tôn trọng nhân cách của trẻ
Không chê bai những điểm hạn chế của trẻ
Khen – chê hành vi của trẻ chứ không khen chê về nhân cách
Trang 36Phân tích các mặt của giá trị sống.
dạy học môn Đạo đức.
Hòa bình: Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh Nếu
mỗi người đều cảm thấy bình yên trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị trên khắpthế giới
Tôn trọng: Bẩm sinh con người vốn là quý giá Một phần của lòng tự
trọng là biết về các phẩm chất của mình và tôn trọng phẩm chất của ngườikhác
Yêu thương: Trong một thế giới tốt đẹp, quy luật tự nhiên là yêu
thương; và trong một con người tốt lành, bản chất tự nhiên là biết thương yêu
Hạnh phúc: sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập niềm hy vọng và sống có
mục đích Khi mong muốn những đều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảmthấy hạnh phúc tràn ngập con tim
Trung thực: là luôn nói sự thật trung thực không có nghĩa là mâu thuẫn
hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động
Khiêm tốn: người khiêm tốn là người luôn biết lắng nghe và chấp nhận quan
điểm của người khác Khiêm tốn khiến người ta trở nên tuyệt vời hơn trongtrái tim người khác
Trách nhiệm: tạo sự tin cậy và tín nhiệm với mọi người xung quanh.
Người có trách nhiệm là người trưởng thành và có những suy nghĩ đúng đắn
Giản dị: là trở nên tự nhiên, giản dị là trân trọng vẻ đẹp bên trong và
nhận ra giá trị của tất cả những người được xem là xấu xa tồi tệ nhất
Khoan dung: hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp Khoan
dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt Khoan dung làkhả năng đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn
Trang 37Hợp tác: tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì
một mục đích Lòng can đảm, sự quan tâm và sẻ chia tạo nên nền tảng cho sựhợp tác
Tự do: Tự do hiện diện trong tâm trí và trái tim Chỉ có thể trải nghiệm
được tự do nội tâm khi tôi có những suy nghĩ tích cực về tất cả mọi người, kể
cả bản thân tôi
Đoàn kết: là sự hài hòa bên trong mỗi người và giữa các cá nhân trong
cùng một nhóm Tình đoàn kết được xây dựng từ thái độ vô vị, ánh nhìn sẻchia, có chung niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn
1.4.4 Khả năng lồng ghép, tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Đạo đức
1.4.4.1 Môn Đạo đức lớp 5 đưa ra các chuẩn mực đạo đức dưới dạngnhững mẫu hành vi cụ thể
- Môn đạo đức lớp 5 đưa ra các chuẩn mực đạo đức dưới dạng nhữnghành vi cụ thể nhằm giúp các em hình thành và rèn luyện tự giác những hành
vi ứng xử theo chuẩn mực xã hội, đồng thời đề phòng và khắc phục nhữngbiểu hiện sai lầm với những chuẩn mực đó
- Hệ thống chuẩn mực xã hội bao gồm chuẩn mực đạo đức, pháp luật,thẩm mỹ, có liên hệ mật thiết với nhau Ví dụ chuẩn mực đạo đức có bài
“Em yêu tổ quốc Việt Nam”; chuẩn mực pháp luật có bài “Tôn trọng phụ nữ”;chuẩn mực thẩm mỹ có bài “Em yêu hòa bình”
- Hệ thống các chuẩn mực xã hội giáo dục cho học sinh có hành vi ứng
xử đúng đắn trong các mối quan hệ đa dạng phù hợp với những yêu cầu xãhội qui định Đó là mối quan hệ:
Mối quan hệ giữa các em với thiên nhiên
Mối quan hệ giữa các em với xã hội
Mối quan hệ giữa các em với thiên nhiên xung quanh
Trang 38 Mối quan hệ giữa các em với tài sản xã hội và các di sản văn hóa
Mối quan hệ giữa các em với bản thân
Các mối quan hệ trên được thiết lập, duy trì và củng cố trong sự thốngnhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.4.4.2 Tính đồng tâm của môn Đạo đức
- Càng lên lớp trên thì yêu cầu các chuẩn mực càng được nâng cao hơn,tổng hợp hơn và khái quát hơn
- Khi dạy một loại chuẩn mực hành vi nào có tính đồng tâm thì cần tậndụng những điều có liên quan mà học sinh đã thu lượm từ lớp dưới
1.4.4.3 Mẫu hành vi đạo đức trong môn Đạo đức lớp 5 được giới thiệumột cách sinh động qua truyện kể đạo đức
- Truyện kể đạo đức được coi là một phương tiện đặc biệt giúp cho việcchuyển tải những hành vi vào ý thức học sinh Đây là phương tiện rất sinhđộng, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, giúp các em hình thànhnhững biểu tượng về hành vi đạo đức
1.4.5 Các phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức.
a Phương pháp đàm thoại: Là PP tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa giáoviên và học sinh về các chủ đề đạo đức – thẩm mĩ dựa trên một hệ thống câuhỏi nhất định
b Phương pháp kể chuyện: Là PP giáo viên dùng lời của mình thuật lạimột câu chuyện có ý nghĩa giáo dục
c Phương pháp giảng giải: Là PP giáo viên dùng lời của mình để trìnhbày, giải thích, chứng minh cho chuẩn mực đạo đức nào đó PP này có tác
Trang 39dụng giúp HS nhận thức đầy đủ, chính xác về mẫu hành vi đạo đức, hiểu sâu
về chuẩn mực hành vi, nhận thức đúng, sai
d Phương pháp nêu gương: Là PP dùng những tấm gương mẫu mực, cụthể, sống động trong đời sống đạo đức để kích thích học sinh bắt chước
xử cho học sinh
a Phương pháp nêu yêu cầu sư phạm: là PP tổ chức cho học sinh thựchiện nội quy, quy chế dành cho các em hay yêu cầu các em thực hiện hành vicông việc cụ thể phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định tập thể
b Phương pháp tập luyện: là PP tổ chức cho học sinh lặp đi lặp lại mộtcách thường xuyên, có hệ thống các thao tác, các hành động nhất định nhằmbiến chúng thành kĩ năng, kĩ xảo, thói quen cần thiết
của học sinh
a Phương pháp khuyến khích: là PP giáo viên biểu thị sự đánh giá tíchcực đối với hoạt động và hành vi ứng xử của cá nhân học sinh hay của nhómtập thể Khuyến khích là cách tạo dư luận xã hội tích cực, đồng tình, khích lệ,ủng hộ hành vi đúng đắn
Các hình thức biểu thị PP khuyến khích là: đồng tình, ủng hộ, khenngợi, biểu dương, khen thưởng,
b Phương pháp trách phạt: là PP giáo viên biểu thị sự không bằng lòng vềnhững hành động, hành vi sai trái của học sinh không phù hợp với chuẩn mựchành vi xã hội, quy tắc tập thể Trách phạt là cách tạo dư luận xã hội khôngđồng tình, không ủng hộ hành vi sai trái
Trang 40Các hình thức biểu thị PP trách phạt là: nhắc nhở, chê trách, phê bình,trừng phạt,
a Phương pháp quan sát: Nhân cách con người cần thể hiện trước hết ở
sự tham gia vào các công việc, các hoạt động và các mối quan hệ khác nhau
Vì vậy, cần quan sát học sinh khi chúng hoạt động, giao tiếp với ngườikhác Hoạt động càng tích cự, giao tiếp càng đa dạng thì mức độ đạt đượcgiáo dục của trẻ càng thể hiện rõ nét
b Phương pháp thực nghiệm tự nhiên: PP này cho phép nghiên cứu họcsinh trong những điều kiện được tổ chức đặc biệt – học sinh được đưa vào cáchoạt động và các mối quan hệ nào đó Trong điều kiện đó, học sinh bộc lộ thái
độ, kĩ năng, hành vi của bản thân một cách tự nhên Từ đó giáo viên có thểghi nhận kết quả giáo dục của học sinh
c Phương pháp đàm thoại: Qua trò chuyện, trao đổi với cha mẹ học sinh,bạn bè của các em và trực tiếp với các em giáo viên có thể biết được ý thức,thái độ, động cơ, hành vi, thói quen của chúng không chỉ ở trường, ở nhà mà
cả ngoài xã hội
1.5 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh cuối cấp có liên quan đến
đề tài.
a Sự phát triển của các quá trình nhận thức:
- Sự phát triển tri giác:
Trình độ tri giác này được phát triển nhờ những hành động học tập cómục đích, có kế hoạch (quan sát) trong quá trình học tập, dưới sự hướng dẫncủa giáo viên
Do đòi hỏi phải nắm được các thuộc tính, các đặc điểm, tri thức, kĩnăng, kĩ xảo tương ứng theo các môn học cụ thể mà dần dần tri giác có phân