- Để trẻ tự cảm nhận và trải nghiệm GTS
c. Đặc điểm về hành vi
3.2.6. Xây dựng môi trường, bầu không khí giáo dục giá trị sống
Xây dựng một bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an toàn.
Việc tạo nên bầu không khí dựa trên các giá trị trong bước chuẩn bị môi trường học tập là đều cần thiết để khám phá và phát huy tối đa các giá trị tích cực. Một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, mà trong đó các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậy động cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên, và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm.
Xây dựng “Bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị” là bước đầu tiên trong Sơ đồ Phát triển các Giá trị. Do đó, trong quá trình tập huấn, các giáo viên được yêu cầu thảo luận những phương pháp dạy học tối ưu sao cho người học cảm thấy được yêu thương, được cảm thông, tôn trọng, và có cảm giác an toàn. Trong lúc thảo luận phương pháp giúp người học trải nghiệm những cảm giác ấy, bản thân người tập huấn đang tạo ra môi trường như thế.
Học sinh sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong một môi trường học tập có sự khuyến khích, ủng hộ, quan tâm và sáng tạo. Mọi hình thức kiểm soát bằng cách đe đọa, trừng phạt, gây sợ hãi, xấu hổ chỉ khiến học viên cảm thấy không phù hợp, tổn thương, ngượng ngùng và bất an. Từ đó họ sẽ có cảm giác như mình là “người thừa”, và không còn mấy thích thú với việc học tập. Những học viên gặp rắc rối trong các mối quan hệ ở trường cảm thấy muốn rút lui, từ bỏ hết tất cả; một số người đâm ra chán nản, số khác lại rơi vào vòng luẩn quẩn “trách cứ → đổ lỗi → tức giận → trả thù → trách cứ” - và hành vi bạo lực là điều không thể nào tránh khỏi.
Tại sao 5 cảm giác này - thấu hiểu, yêu thương, có giá trị, tôn trọng và an toàn - lại được lựa chọn để xây dựng? Tình yêu thương hiếm khi được quan tâm nhắc đến trong những hội nghị chuyên đề về giáo dục. Tuy nhiên, là con người, chẳng ai lại không muốn được yêu thương và tôn trọng, chẳng ai lại không mong mình có được sự cảm thông và an toàn. Nhiều nghiên cứu về
khả năng phục hồi tâm lý nhanh chóng đã cho thấy tầm quan trọng của chất lượng mối quan hệ giữa người trẻ tuổi và những người trưởng thành có ý nghĩa trong cuộc sống của họ, thường là thầy cô.
Môi trường học tập sẽ như thế nào khi chúng ta cảm thấy có tình yêu thương, có giá trị và được tôn trọng? Điều gì xảy ra trong mối quan hệ giữa chúng ta với giáo viên - những người tạo bầu không khí hỗ trợ, an toàn trong lớp học? Nhiều người đã có kinh nghiệm trong chuyện này, chẳng hạn như con của giáo dục viên, chúng tìm thấy điều tích cực, sự khích lệ và nguồn cảm hứng từ cha mẹ mình. Trái lại, chúng ta cảm thấy thế nào khi một giáo dục viên, ở trường hoặc ở nhà, ưa chỉ trích, chê bai, tỏ ra khó chịu và căng thẳng hoặc khi những học trò khác bị ức hiếp, nạt nộ hay bị xúc phạm? Trong khi yếu tố khuyến khích, gợi lên cảm hứng thích thú có thể khơi dậy sức sáng tạo, thì những phương pháp gây bối rối, lo lắng, phê bình, chỉ trích, tạo áp lực và trừng phạt lại làm chậm quá trình tiếp thu, học hỏi. Chỉ với suy nghĩ ác cảm, ghét bỏ hoặc chê trách cũng có thể khiến con người ta rối bời, không thể tập trung hết tâm sức cho nhiệm vụ. Gần đây, các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh học đang khám phá ra những tác động tích cực đối với sự phát triển não bộ khi trẻ được cổ vũ, động viên, và những tác động có hại khi mang những trải nghiệm đau buồn, chấn thương tâm lý.
Lumsden lưu ý rằng một môi trường học đường có sự quan tâm, khuyến khích sẽ tạo cảm giác thích thú học tập và học lực cũng cải thiện thấy rõ (Lumsden, 1994). Và một môi trường như thế cũng giúp giảm hẳn hành vi bạo lực, và tạo thái độ tích cực đối với việc học tập (Riley, Cooper, 2000). Hiện nay trong nền giáo dục, việc nâng cao thành tích học tập của học sinh đã trở thành áp lực đè nặng lên các giáo viên. Cũng vì áp lực điểm số mà dẫn đến căn bệnh thành tích, khiến chất lượng dạy bị hạn chế, giáo viên cũng không còn thời gian và nhiệt tâm cho việc tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp với học sinh. Lòng đam mê, thích thú vốn có trong nghề sư phạm bị mai một dần.
Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến động cơ học tập và bầu không khí lớp học. Alfie Kohn cho rằng “Cái giá phải trả cho căn bệnh thành tích chính là đánh mất việc “học thật sự”. Về cơ bản, hầu như những gì mà các học giả đang tranh cãi hiện nay thì chỉ quanh đi quẩn lại ý tưởng học tập và động cơ sai, và càng bị thúc ép nhiều, khả năng càng hạn chế đi” (Janis, Senge, 2000). Thành tích sẽ tự nâng lên khi việc học tập thật sự có chất lượng. Học tập thật sự và động cơ học tập gia tăng trong bầu không khí lấy giá trị làm nền tảng, nơi mà giáo dục viên sống đúng với những giá trị của chính mình, có tình thương đối với học viên và giúp học viên phát triển các kỹ năng hiểu biết, trải nghiệm giá trị. Điều này không có nghĩa là việc dạy học xuất sắc sẽ luôn xảy ra khi có bầu không khí tràn đầy giá trị; bản thân người giáo viên mẫu mực đã là một giáo viên xuất sắc rồi. Tuy nhiên, như Terry Lovat và Ron Toomey kết luận trong nghiên cứu của họ: “Giáo dục các Giá trị ngày càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy giá trị sống chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân. Nó đang được xem là trung tâm của tất cả thành quả mà giáo viên và nhà trường có tâm huyết có thể hy vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị. Chỉ riêng về mặt này thì việc giáo dục các giá trị có thể được xem là “một mắt xích bị thiếu” ở một giáo viên ưu tú… và việc giáo dục có chất lượng (2006)”.
Trở thành tấm gương sống đúng với các giá trị những con người trưởng thành, chín chắn như thầy cô giáo là hình mẫu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến học trò. Do tuổi trẻ là lứa tuổi ham tìm tòi khám phá, lại hay hoài nghi, nên họ sẽ rất thích thú với những giáo dục viên có lòng đam mê làm những điều tích cực cho thế giới và thực hành những gì mình nói.
3.2.7. Đổi mới công tác đánh giá kết quả GD giá trị sống thông qua môn Đạo đức.
Để kiểm tra thái độ, tình cảm đạo đức của học sinh, Giáo viên kiểm tra, đánh giá thái độ tình cảm học sinh bằng những cách sau:
+ Kiểm tra nói: Giáo viên có thể đề nghị học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm của mình khi thực hiện những hành vi công việc theo chuẩn mực quy định qua việc giải thích động cơ việc mình làm. Ví dụ: Bài “ Nhớ ơn tổ tiên ” sau khi học sinh nêu một số việc mình đã làm để chăm sóc ông bà, cha mẹ trong thời gian qua, giáo viên có thể hỏi học sinh: Vì sao em làm những công việc đó ?
Khi đó, học sinh sẽ nói lên động cơ là tình cảm của bản thân đối với những người trong gia đình, trong dòng họ.
- Giáo viên có thể đưa ra một vài hành vi: “ Đôi bạn cùng nhau đi trong rừng, bổng xuất hiện trước mắt họ một con gấu.
Một người lập tức bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp. Người kia đứng lại, anh liền ngã lăn ra đất giả vờ chết. Gấu chỉ ngưởi vào mặt anh rồi bỏ đi ”.
Giáo viên hỏi: Các em có tán thành với thái độ của người bỏ chạy không ? Vì sao ?
+ Trong trường hợp này, học sinh bày tỏ thái độ của mình cần đối xử tốt với bạn bè gặp nguy hiểm,…
+ Kiểm tra viết: Giáo viên đưa ra một số câu dẫn hay phát biểu và yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ với các mức như đồng ý ( tán thành ), phân vân, không đồng ý ( không tán thành )…
Ví dụ: Bài “ Em yêu quê hương ”.
- Hãy đánh dấu ( + ) vào những trường hợp thể hiện tình quê hương phù hợp với thái độ của em.
STT Nội dung phát biểu Đồng ý Không đồng
ý Phân vân
1 Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.
2 Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương. 3
Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
4
Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê. 5 Không về thăm quê
6 Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
7
Chỉ có người giàu mới cẩn trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương.
- Giáo viên quan sát việc học sinh thể hiện hành vi, thực hiện công việc liên quan bài học đạo đức và tình cảm của mình. Những hành vi, công việc có thể được thực hiện một cách “ bình thường ” trong cuộc sống của mình ở mọi lúc, mọi nơi.
- Có thể thông qua các hoạt động thường ngày của học sinh mà giáo viên biết được hành vi của các em đối với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp … Mặc dù hành vi của các em lại chưa bền vững. Người giáo viên cần phải kiên trì theo dõi, nhắc nhở thường xuyên, kịp thời.
- Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá hành vi học sinh cũng có thể được thực hiện thông qua bạn bè, gia đình học sinh, các tổ chức xã hội …Cần để đánh giá thêm khách quan công bằng.
- Giáo viên nêu thêm một số hành vi đạo đức tốt có liên quan đến nội dung từng bài học cho học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thường xuyên lồng trong bài học gương các danh nhân nổi tiếng về lòng hiếu thảo, tính nhân hậu … để học sinh có biểu tượng về hành vi đạo đức.
- Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách Đội sinh hoạt giáo dục đạo đức học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Các em luôn liên hệ thực tế với nội dung bài học, để phân tích, phê phán cái xấu, cái sai … Các sự việc xảy ra trong đời thường ở xung quanh mình.
- Đối với học sinh có thái độ không thật thà trong học tập, mỗi tiết kiểm tra cho ngồi đối diện với giáo viên để nhắc nhở, động viên để các em học tập tốt hơn.
- Nếu một học sinh chưa đủ những chứng cứ thì giáo viên tổ chức nhận xét đánh giá học sinh đó cho đủ chứng cứ qua tiết thực hành giữa kì I, cuối kì I; thực hành giữa kì II và cuối năm.
3.3. Ví dụ minh họa về GD GTS thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 5
Bài dạy: Em yêu Hòa bình (Đạo đức 5)
Sau khi dạy tiết 1 của bài, ta liên hệ và GDGTS cho HS như sau:
Mục tiêu:
+ Học sinh cảm nhận được không khí yên bình
+ Hiểu được giá trị của hoà bình và sự bình yên trong tâm hồn. + Học sinh biết được làm thế nào để tâm hồn trở nên thanh thản. + Tôn trọng sự bình yên của người khác.
1. Tạo bầu không khí giá trị: (5 phút)
Cho lớp nghe nhạc nhẹ, bài tập thư giãn, tĩnh tâm.
Học sinh sẽ cảm nhận được sự yên bình trong cơ thể, trong tâm hồn.
Hãy hình dung mình đang ở trên bãi biển yên tĩnh, không có ai ngoài mình và chỉ nghe thấy tiếng sóng và gió… Hãy cảm nhận không gian yên tĩnh này… Sử dụng nhạc nhẹ làm nền.
Sau khi bản nhạc kết thúc, “đưa học sinh trở về lớp học” và hỏi học sinh cảm nhận mình như thế nào trong những giây phút đó.
3. Thảo luận: (15 phút)
Học sinh chia sẻ với nhau về những trải nghiệm của chúng về những giây phút bình yên; ý nghĩa và giá trị của sự bình yên.
Lựa chọn 1-2 tình huống điển hình của học sinh và đề nghị chia sẻ trước cả lớp.
4. Trò chơi giá trị: (10 phút)
- Cho học sinh đứng vào trong vòng tròn. Vòng tròn này sẽ hẹp dần hẹp dần, mọi người cảm thấy chen chúc khó chịu, vòng chật lại cho đến lúc không thể thì thôi. Cứ để học sinh đứng như vậy trong giây lát. Sau đó, vòng được nới rộng hẳn ra, tất cả thấy nhẹ nhõm. Bật nhạc nhẹ và để học sinh ngồi thư giãn.
- Thảo luận: cảm nhận gì sau trò chơi này?
5. Hoạt động nghệ thuật: (15 phút)
Nói suy nghĩ của bản thân về một thế giới hoà bình sau khi nghe nhạc. Vẽ bức tranh tập thể về thế giới hoà bình.
Trình bày nội dung bức tranh.
6. Bản đồ tư duy (Mindmapping): (15 phút)
Hãy lập bản đồ tư duy về 2 thế giới hoà bình và bất hoà: (chia lớp thành 3 nhóm Hoà Bình, 3 nhóm không Hoà Bình).
Trình bày và phân tích.
7. Liên hệ: (10 phút)
Làm gì để tâm hồn trở nên thanh thản?
Hoà bình là bình yên trong lòng. Mình mong muốn bình yên, còn bạn của mình thì sao? Tôn trọng sự bình yên của chúng ta!
9. Hát
Cả lớp hát một bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, phù hợp với hoà bình, thí dụ: bài Ánh trăng hoà bình.
Lưu ý: khi dạy bài hoà bình, cố gắng giữ bầu không khí lớp học thật êm
đềm, ngay cả khi các nhóm thảo luận; có nhạc nhẹ làm nền; nên sử dụng một số ký hiệu để nhắc nhở nếu lớp quá ồn ào.
3.4. Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên thực tế quản lý hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức của các trường trong huyện Bình Chánh, tác giả đã kiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức ở các trường Tiểu học trên địa bàn quận huyện Bình Chánh. Trong thời gian không nhiều, tác giả đã cố gắng khảo nghiệm, kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Đó là các biện pháp:
+ Nâng cao nhận thức cho CBQL, GVCN, HS và các lực lượng giáo dục thực hiện thực hiện GDGTS thông qua môn Đạo đức.
+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức.
+ Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức cho đội ngũ GVCN.
+ Đa dạng hóa các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức.
+ Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức.
+ Tăng cường các nguồn lực cho hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức.
+ Huy động và phối hợp với các lực lượng xã hội thực hiện hoạt động giáo dục GTS thông qua môn Đạo đức..
3.3.1. Mục đích thăm dò:
Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp.
Xác định tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.3.2. Đối tượng thăm dò:
Để xác định tầm quan trọng, tính cấn thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất, người nghiên cứu đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 11 đối tượng là cán bộ quản lý; 27 đối tượng là GVCN khối lớp 5 của 4 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Bình Chánh, TPHCM.
3.3.3. Nội dung thăm dò:
+ Nhận thức mức độ cần thiết của các biện pháp: - Rất cần thiết.
- Cần thiết.
- Không cần thiết.
+ Nhận thức mức độ khả thi của các biện pháp: