Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh

108 995 4
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HỒNG VÂN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HỒNG VÂN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ BÌNH NGHỆ AN - 2014 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Hội đồng khoa học, Khoa Giáo dục Chính trị, phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Vinh cùng các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học của mình. Qua đây cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường THPT Trần Phú, Ban giám hiệu trường THPT Minh Khai, Ban giám hiệu trường THPT Đức Thọ, các thầy cô trong trường, gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, cung cấp thông tin, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Phạm Thị Bình, người trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn. Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình thực hiện nhưng chắc chắn luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và bạn bè để tôi có thể hoàn thiện luận văn đầy đủ hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Phạm Thị Hồng Vân 2 MỤC LỤC Trang DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT GDCD : Giáo dục công dân KNS : Kỹ năng sống PPDH : Phương pháp dạy học QĐDH : Quan điểm dạy học THPT : Trung học phổ thông UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization UNICEF : The United Nations Children’s Fund WHO : World Health Organization XHCN : Xã hội chủ nghĩa 3 DANH MỤC BẢNG Trang A. MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài Thành tựu của công cuộc đổi mới đã giúp cho nước ta có điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Xu thế đó đã mở ra những điều kiện thuận lợi mới và ngày càng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thế hệ trẻ nước ta. Chính vì vậy, phần lớn thế hệ trẻ ngày nay đã xác định được ước mơ, hoài bão, sống có lý tưởng, tích cực học tập, rèn luyện, từng bước khẳng định giá trị để thăng tiến về vị thế, vai trò của mình trong xã hội. Nhiều người trong số đó trở thành những tấm gương thanh niên - học sinh vượt khó học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, hòa nhã với bạn bè, những tấm gương thanh niên - học sinh “sống đẹp, sống có ích” Song bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên, học sinh sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Trong thực tế đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân không ai khác lại chính là bạn học, thầy cô, người thân của họ. Nhiều em học giỏi, điểm số cao nhưng khả năng giao tiếp và tự chủ kém, khi gặp phải vướng mắc trong cuộc sống các em không biết cách chia sẻ với người khác dẫn đến bi quan, chán nản, thậm chí tự sát để giải thoát cho mình… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em còn thiếu kỹ năng sống (KNS) cần thiết để có thể tự bảo vệ mình trước những cám dỗ và thử thách của cuộc sống. Từ thực trạng trên, cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Đặc biệt, trong Chỉ thị có đề cập đến nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục KNS vào giảng dạy và từ năm 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo 5 dục KNS cho học sinh ở trường Trung học phổ thông (THPT) với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tiêu biểu là của UNICEF tại Việt Nam. Giáo dục KNS cho học sinh được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học chiếm ưu thế, trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD). GDCD là một môn học có tầm quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. GDCD còn là môn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: giáo dục đạo đức, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông, một số kiến thức phổ thông về triết học, kinh tế, chính trị, mỹ học… Những kiến thức này giúp trang bị cho học sinh thế giới quan duy vật, phương pháp luận nhận thức khoa học để các em phát triển toàn diện hơn cả về đức, trí, thể, mỹ phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Có thể nói, môn GDCD là môn có nhiều kiến thức liên quan với cuộc sống hiện tại, rất thích hợp để giáo dục KNS cho học sinh, nhằm đào tạo cho học sinh phát triển toàn diện phù hợp với điều kiện mới của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, từ năm học 2008 - 2009 các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD và đã thu được những kết quả thiết thực, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc giáo dục KNS cho học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực trạng để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh là một vấn đề cấp thiết và quan trọng. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 Thuật ngữ KNS được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ chương trình của UNICEF (1996) Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường. Thông qua quá trình thực hiện chương trình này, nội dung của khái niệm KNS và giáo dục KNS ngày càng được mở rộng. “Bởi lẽ những thách thức mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi là những kỹ năng đọc, viết, tính toán” (UNICEF) [26; 18]. Cùng với việc triển khai chương trình nêu trên, vấn đề KNS và giáo dục KNS bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu có xu hướng xác định những kỹ năng cần thiết, ở những lĩnh vực hoạt động mà thanh thiếu niên tham gia nhằm đưa ra các đề xuất, tìm ra những biện pháp hình thành những kỹ năng này cho thanh thiếu niên, học sinh. Khái niệm KNS thực sự được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sau hội thảo Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống do UNESCO tài trợ được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó, những người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã có những cài nhìn đầy đủ hơn về KNS và trách nhiệm phải giáo dục KNS cho người học. Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị Số: 40/2008/CT-BGDĐT “Về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013”. Nội dung của Chỉ thị có đề cập tới việc rèn luyện các KNS như: “kỹ năng ứng xử; kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội” [8; 1-2]. Văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giúp chúng ta có định hướng rõ ràng hơn trong việc giáo dục KNS cho học sinh. 7 Ngày 28 tháng 7 năm 2013, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển ký duyệt Kế hoạch Số 1088/KH-BGDĐT về Hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn quốc với mục tiêu nâng cao chất lượng và đảm bảo tính thiết thực của bộ tài liệu theo ý kiến góp ý của các cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên trực tiếp giảng dạy; bổ sung nội dung hướng dẫn đánh giá kết quả giáo dục KNS và bộ công cụ đánh giá KNS theo từng môn học và hoạt động giáo dục. Với danh mục tài liệu đính kèm vừa bổ sung cho giáo viên nguồn tài liệu phong phú về KNS vừa có thể lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các giáo viên trực tiếp giảng dạy để bộ tài liệu thực sự hữu ích đối với nhà trường phổ thông. Kế hoạch trên căn cứ vào chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cho thấy, vấn đề KNS và giáo dục KNS thực sự được quan tâm, đầu tư nghiên cứu, phát triển. Năm 2010, Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phan Thanh Vân “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, đây là một đề tài khai thác thế mạnh của hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường. Nội dung đề tài nhằm giáo dục cho các em một cuộc sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng hoặc thay đổi hành vi ở các em theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học, dựa trên cơ sở giúp học sinh có giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Đối với các môn học có đưa KNS vào nội dung giảng dạy thì môn GDCD là môn có nhiều yếu tố thích hợp để giáo dục KNS cho học sinh. Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản cuốn tài liệu dành cho giáo viên về Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông. Cuốn sách được biên soạn nhằm giúp giáo viên có thêm hiểu biết chung về KNS và nội dung, cách thức giáo dục KNS cho học sinh trong môn GDCD ở trường 8 [...]... phạm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Quy trình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh 13 B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ... cứu giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT vì vậy chúng tôi chọn đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh làm đề tài luận văn Thạc sĩ 10 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh thông qua môn. .. 1.1.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông 1.1.3.1 Vai trò của môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông Môn GDCD là một môn học có thể giáo dục nhiều KNS cho học sinh trong nhà trường THPT, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và hoàn thiện nhân cách toàn diện cho học sinh. .. VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học môn Giáo dục công dân 1.1.1 Các khái niệm 1.1.1.1 Kỹ năng sống Kỹ năng sống là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống. .. bạn học hay những thành viên trong cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trong giờ học GDCD hay các môn học khác, trong các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục liên quan… 1.1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường Trung học phổ thông Có 21 kỹ năng để giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn. .. và giáo dục KNS cho học sinh THPT - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân giai đoạn 2008 - 2013 - Đề tài đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ,. .. GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh 3.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về KNS, và giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD - Thực nghiệm sư phạm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - Đề xuất quy trình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo. .. giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh thông qua dạy học môn GDCD (phần Công dân với đạo đức lớp 10) 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong giới hạn của luận văn đề tài tập trung. .. tiến cho các thành viên trong nhóm Ngoài những kỹ năng trên, môn GDCD còn có khả năng giáo dục cho học sinh nhiều kỹ năng khác Các kỹ năng được chuyển tải trong quá trình dạy học các bài GDCD ở bậc THPT như giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề, giáo dục kỹ năng xác định giá trị, giáo dục kỹ năng tư duy phê phán, giáo dục kỹ năng đặt mục tiêu… 1.1.3.4 Những phương pháp dạy học để giáo dục kỹ năng sống cho. .. dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông 28 Giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường THPT được thực hiện thông qua dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà theo cách tiếp cận mới đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo . học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT vì vậy chúng tôi chọn đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học. Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông. Chương 2: Thực nghiệm sư phạm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân tại các trường Trung học phổ thông trên. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HỒNG VÂN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Có thể khẳng định, dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo giáo viên và việc dạy học ở các trường phổ thông, trong đó có môn GDCD. Cũng như các môn học khác, theo chúng tôi, để đổi mới PPDH môn GDCD có hiệu quả phải được đặt trong trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở như vậy, dạy học môn GDCD mới thực sự góp phần đắc lực trong việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh ở bậc THPT.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan