LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự trân trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giámhiệu, quý thầy cô giáo giảng viên khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh; quýthầy cô giáo giảng viên đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn và giúp đỡ tôi trong suốtkhoá học.
Các đồng chí Lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ ChíMinh đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian trong quá trình tôi tham gia học tậpvà nghiên cứu, đã tận tình cung cấp tư liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thựctế, đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Các tác giả có tài liệu đã giúp tôi tham khảo, tra cứu trong quá trình họctập và hình thành nội dung của luận văn.
Đặc biệt, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS TS Nguyễn Viết Ngoạn
-Người hướng dẫn khoa học đã tận tình bồi dưỡng kiến thức, phương phápnghiên cứu, năng lực tư duy, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiêncứu để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo và
Trang 23 Đối tượng nghiên cứu và Khách thể nghiên cứu 7
4 Giả thiết khoa học 7
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Đóng góp của luận văn 9
8 Cấu trúc luận văn 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 14
1.3 Các thành tố cơ bản trong quá trình dạy – học của một trường học 20
1.4 Vai trò của trường Trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân và quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh 29
1.5 Sự cần thiết của việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 30
Kết luận chương 1 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANHỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh 33
2.2 Khái quát về Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh 39
Trang 32.3 Thực trạng của quá trình dạy – học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 47 2.4 Nhận định chung về quá trình dạy – học Tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp 58 2.5 Thuận lợi, khó khăn và các nguyên nhân 59
Kết luận chương 2 61CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 Những nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường TCCN trên địa bàn TP.HCM 62
3.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường TCCN trên địa bàn TP.HCM 64 3.2.1 Nhóm giải pháp 1: Xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh có chất lượng chuyên môn giỏi và trình độ nghiệp vụ sư phạm sâu 64 3.2.2 Nhóm giải pháp 2: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tiếng Anh 70 3.2.3 Nhóm giải pháp 3: Hiện đại hoá các phương pháp giảng dạy 75 3.2.4 Nhóm giải pháp 4: Đổi mới chương trình giảng dạy 79 3.2.5 Nhóm giải pháp 5: Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo ở các trường TCCN 80 3.2.6.Nhóm giải pháp 6: Tăng cường các hoạt động ngoại khoá về tiếng Anh cho học sinh 81 3.2.7 Nhóm giải pháp 7: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh 83 3.3 Mối quan hệ của các giải pháp 83
Trang 43.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 83
Trang 5BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BGDĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo SGDĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo QL : Quản lý
QLGD : Quản lý giáo dục CL : Chất lượng
CLĐT : Chất lượng đào tạo
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân
KTXH : Kinh tế xã hội GDĐT : Giáo dục đào tạo
PPGD : Phương pháp giảng dạy
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, tất chúng ta đều nhận thấy rằng ngoại ngữ là yếu tố đặc biệt góp phần phát triển khả năng của mọi dân tộc Cùng với sự phát triển vũ bão của
cuộc “Cách mạng khoa học - công nghệ”, chiến lược phát triển ngoại ngữ đã trở
thành một chính sách tất yếu của chiến lược con người cho tương lai ở mọi quốc gia Ngoại ngữ tạo điều kiện để cho các dân tộc trên thế giới ngày càng hiểu và xích lại gần nhau hơn
Việt Nam đang đứng trước thách thức to lớn có tính chất sống còn trong lịch sử: Phải tìm ra con đường sáng tạo để có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật Trong bối cảnh đó, hầu hết các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều quan tâm trang bị ngoại ngữ Tiếng Anh cho học sinh của mình trong quá trình đào tạo Tuy nhiên, so với các cấp học khác trình độ tiếng Anh của học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do khác nhau Nhằm giúp các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả hơn trong việc trang bị cho học sinh kỹ năng tiếng Anh cần thiết để các em trở thành những lực lượng lao động có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả
nước nói chung, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý nângcao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trênđịa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 72.Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình dạy – học tiếng Anh ở các
trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (tập trung vào các yếu tố chính: Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên).
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học
tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học
tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tiếng Anh ở các trường
TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4.Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lương cho nhu cầu của xã hội.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 8 Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình dạy học tiếng Anh ở các trường TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Phân tích, đánh giá thực trạng của quá trình dạy học tiếng Anh ở các trường TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra các định hướng về điều kiện và các giải pháp nhằm quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5.2 Phạm vi nghiên cứu Quy trình nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào hình thức tổ chức quá trình dạy học tiếng Anh tại các trường TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Trong một số trường hợp cụ thể như: chương trình đào tạo, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất… Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tiếng Anh ở các trường
TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 32 trường TCCN
- 1.000 CBQL, GV
- 50.000 học sinh, sinh viên
6 Các phương pháp nghiên cứu
6.1 Phân tích, tổng hợp lý luận và các văn bản pháp quy hiện hành
6.2 Điều tra, khảo sát, thu thập và xử lý thông tin
Trang 96.3 Tổ chức phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia 6.4 Phương pháp quan sát
6.5 Thống kê
7 Đóng góp của luận văn
Tìm ra được các nguyên nhân cốt lõi để có các biện pháp thiết thực khắc phục và giúp các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, từ đó góp phần vào nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng theo yêu cầu cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường TCCN
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng
Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố HồChí Minh
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIỀNG ANH Ở CÁCTRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục và đào tào nên được nhiều người quan tâm, nghiên cứu.
Bằng lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, khoa học giáo dục đã nghiên cứu nhiều giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy - học Đặc biệt các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học bộ môn đã được các nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm Họ đặc biệt quan tâm đến vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy - học, phương tiện, thiết bị dạy học trong các nhà trường, các loại hình nhà trường, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục
Với mục đích đưa nền giáo dục Việt Nam bắt kịp xu thế của thời đại, các nhà khoa học, sư phạm, giáo dục Việt Nam luôn quan tâm, nghiên cứu tìm ra những giải pháp quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục Các nhà nghiên cứu đi tiên phong như: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sĩ Hồ đã khám phá lĩnh vực này bằng các công trình nghiên cứu có hệ thống về quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý hoạt động dạy học Kế sau là các công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học của các tác giả Lưu Xuân Mới, Phạm Thành
Trang 11Nghị, Nguyễn Minh Đạo, Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nêu lên các nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạy học và đưa ra các giải pháp quản lý vận dụng trong quản lý trường học, quản lý giáo dục Các tác giả đều khẳng định vị trí quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học và đó là nhiệm vụ trọng tâm của người CBQL trường học trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Hiện nay, theo các tài liệu thống kê đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài quản lý hoạt động dạy học của CBQL cũng như các luận văn về quản lý nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học Cụ thể là một vài đề tài như sau:
+ “Biện pháp quản lý chất lượng dạy - học tiếng Anh chuyên ngành ở trường Trung học thương Mại Du lịch Hà Nội trong bối cảnh hiện nạy” của tác giả Đỗ Thị Kim Oanh (2006).
+ “Biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh ở Học viện Quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay’’ của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2007).
+ “Những biện pháp quản lý hoạt động dạy – học môn tiếng Anh tại trường Đại học Điện lực’’ của tác giả Trần Thị Bích Hải (2007).
+ “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy – học môn ngoại ngữ cho sinh viên hệ chính quy tại học viện Hành chính quốc gia’’ của tác giả Trương Thị Thu Thuỷ (2007).
Trang 12+ “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh đối với các trường Trung học phổ thông huyện Thường Tín, Hà Tây’’ của tác giả Nguyễn Thị Thuý Phương (2008).
+ “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học Lao động Xã hội’’ của tác giả Trương Thị Tuyết Hạnh (2007).
+ “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng dạy – học tiếng Anh chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại Viện Đại học Mở Hà Nội’’ của tác giả Phan Minh Tuấn (2008).
+ “Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I’’ của tác giả Lê Ngọc Hạnh (2005).
+ “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay’’ của tác giả Huỳnh Thị Ngọc Lương (2008).
+ “Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình’’ của tác giả Phạm Thị Minh Tân (2008).
+ “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long’’ của tác giả Lê Thị Hương Mai (2009).
+ “Quản lý hoạt động tự học tiếng Anh của học viên trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội’’ của tác giả Đỗ Thị Hiếu (2009).
Trang 13Các luận văn trên đều tập trung nhiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của người quản lý và chú ý đến bối cảnh thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới nội dung, chương trình dạy học.
Ngoài những đề tài nghiên cứu trên ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành cơ bản mục tiêu đề ra kỳ kế hoạch 2006 – 2010: “ Hội nhập giáo dục quốc tế; củng cố, đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng mô hình nhà trường đạt chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới ” Đồng thời, đã xác định mục tiêu tổng quát kỳ kế hoạch 2011-2015 toàn ngành triển khai thực hiện: “ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhà trường Nhân rộng các mô hình nhà trường tiên tiến ở các cấp học, ngành học”.
Một trong giải pháp tích cực để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo chương trình giáo dục mới là làm sao học sinh phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp có năng lực sử dụng tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu Chỉ thị số: 59-CTr/TU ngày 30/6/2010 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về Chương trình hành động thực hiện Thông báo kết luận số: 242-TB/TW của Bộ Chính Trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII phương hướng phát triển giáo dục đào tạo tới năm 2020.
Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án“ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020”
Trang 14với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho học sinh ở các cấp học nói chung và học sinh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp nói riêng.
1.2 Một số khái niệm cơ bản1.2.1 Quản lý
Khái niệm quản lý: Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý Người ta có
thể tiếp cận khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều góc độ
khác nhau Theo góc độ tổ chức đó là: cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểmtra Theo góc độ điều khiển từ quản lý là: lái, điều khiển, điều chỉnh Theo cáchtiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thểquản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của conngười trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định[9 tr20].
Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó quản lý được hiểu là nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới.
Theo C.Mác: Quản lý được coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tínhchất xã hội hoá lao động Từ đó ông cho rằng: “quản lý là loại lao động sẽ điềukhiển mọi quá trình lao động phát triển xã hội Nhu cầu quản lý có ở tất cả cáclĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [24, tr.15].
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý)
nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”[34, tr 35 ].
Trang 15Theo Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh của con người hoạt động tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ
chức”[8, tr 41].
Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng, sản phẩm và lợi ích phục vụ con người Người quản lý, tựu trung lại là nghiên cứu khoa học (NCKH), nghệ thuật giải quyết các mối quan hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp, không chỉ giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống mà còn có mối quan hệ tương tác với các hệ thống khác.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu: “Quản lý là một quá trình tác động cóđịnh hướng (có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có,dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ chosự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đíchđã định” [27, tr 25].
Tóm lại, bàn về khái niệm quản lý, các tác giả đều thống nhất chung là:
Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội củahệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Như vậy, “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và “hoạt động quản lý có tính chất khánh quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi chúng là những mặt đối
lập trong một thể thống nhất”[20, tr 15].
1.2.2 Quản lý giáo dục
Trang 16Quản lý giáo dục là một lĩnh vực mà từ trước đến nay đã đượ rất nhiều các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đưa ra những định nghĩa về khái niệm QLGD khác nhau.
Giáo dục là một hoạt động xã hội đặc trưng nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Để hoạt động này có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành một hệ thống các cơ sở giáo dục và hệ thống đó phải được vận hành dưới các tác động của công tác quản lý giáo dục.
Có nhiều khái niệm về quản lý giáo dục:
- Theo P.V Khuđominxky: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ GD&ĐTđến nhà trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài
hòa của họ” [31; tr.50]
- Theo Trần Kiểm: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức
và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục, của sự phát triển
tâm lý và thể lực của trẻ em [23, tr 3]
- Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm
Trang 17hội tụ là quá trình dạy học (QTDH), giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ được giáo dục tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[33, tr 35]
- Theo GS TS Phạm Minh Hạc: “QLGD là tổ chức các HĐDH Có tổ chức được các HĐDH, thực hiện các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân,
đất nước” [20; tr 9]
Những khái niệm trên tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể hiểu chung
là: QLGD là sự tác động có tổ chức, có định hướng, phù hợp với quy luật kháchquan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ởtừng cơ sở trường học và của toàn hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
1.2.3 Chất lượng
Là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng là một khái niệm rất trừu tượng Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.
Một định nghĩa khác về chất lượng tỏ ra có ý nghĩa đối với xác định chất
lượng giáo dục và cả việc đánh giá nó Đó là “chất lượng là sự phù hợp với mụctiêu” Mục tiêu ở đây được hiểu một cách rộng rãi, bao gồm các sứ mạng, các
mục đích, Còn sự phù hợp với mục tiêu có thể là đáp ứng mong muốn của những người quan tâm, là đạt được hay vượt qua các tiêu chuẩn đặt ra Tuy
Trang 18nhiên ý nghĩa thực tiễn của định nghĩa trên là ở chỗ đánh giá chất lượng chính là xem xét sự phù hợp với mục tiêu đến mức độ nào
1.2.4 Chất lượng dạy học
Để hiểu chất lượng dạy học trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm chất lượng, qua tham khảo nhiều tài liệu chúng tôi thấy cách định nghĩa của các tác giả trong cuốn “Từ điển tiếng Việt năm 2005” của Viện ngôn ngữ học là đầy đủ nhất “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” Từ điển tiếng việt năm 2005, NXB Đà Nẵng, tr144).[ 39]
Trong các hội thảo khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Chất lượng giáo dục là trình độ hiện thực hoá mục tiêu giáo dục, thể hiện sự đổi mới và hiện đại hoá giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với những biến đổi nhanh chóng của thực tế
Chất lượng dạy học là mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học so với mục tiêu dạy học.
Những yêu cầu về chất lượng dạy học trong trường:
- Hình thành ở người học một hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại để theo kịp trình độ tiên tiến của các nước trên thế giới, đồng thời kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Hình thành kỹ năng lao động theo hướng kỹ thuật tổng hợp và những kỹ năng thích ứng nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
- Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, có sức khỏe cường tráng góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trang 191.2.5 Trường Trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốcdân
Giáo dục nghề nghiệp là một phân hệ thống nhất hữu cơ trong hệ thống giáo dục quốc dân Điều 32, mục 3 chương II Luật giáo dục 2005 quy định giáo dục nghề nghiệp bao gồm TCCN và dạy nghề Điều lệ trường TCCN ban hành theo quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định vị trí của trường TCCN là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việc tổ chức đào tạo TCCN chính quy được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, thực hiện trong hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THPT Mục tiêu của trường TCCN là nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, có kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, biết ứng dụng công nghệ vào công việc Có thể nói giáo dục nghề nghiệp nói chung, và TCCN nói riêng, giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động kỹ thuật cho thị trường lao động và nhu cầu xã hội.
1.2.6 Qúa trình dạy học
QTDH là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Từ khái niệm trên ta thấy trong QTDH, hoạt động dạy và hoạt động học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ, tạo nên sự
Trang 20cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó tạo nên hiệu quả cho QTDH.
1.3 Các thành tố cơ bản trong quá trình dạy – học của một trường học1.3.1 Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học bao gồm sách giáo khoa, tài liệu học tập và tham khảo, các thiết bị nghe nhìn - truyền thông, máy vi tính, và các phương tiện kỹ thuật khác Phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, đào tạo; đặc biệt quan trọng hơn cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo người lao
động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tìm việc làm, tự tạo việclàm, hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh (theo Luật giáo
dục 2005).
Phương tiện dạy học góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm quá trình tương tác giữa người dạy và người học; là phương tiện làm cho quá trình nhận thức gắn liền với thực tiễn, với những thành tựu của khoa học và công nghệ Phương tiện dạy học giúp cho giáo viên phát huy tất cả giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh; giúp học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng, quy trình, tái hiện được các khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức vào thực tế lao động sau này Quan trọng hơn cả là phương tiện dạy học giúp người học hứng thú, phát triển tính sáng tạo trong việc tìm kiếm tri thức, xử lý thông tin và hình thành các kỹ năng.
Phương tiện dạy học có các đặc trưng chủ yếu:
Trang 21 Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chuẩn xác Thông tin mà học sinh thu nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu hơn.
Làm cho công việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, giúp cho người học tiếp thu những sự vật, hiện tượng một cách dễ dàng và chắc chắn hơn.
Rút ngắn thời gian giảng dạy của người thầy và việc lĩnh hội kiến thức của trò trở nên nhanh hơn.
Dễ dàng gây được hứng thú và tạo sự chú ý của học sinh.
Bằng phương tiện dạy học, giáo viên có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình hành hệ thống kiến thức và kỹ năng nghề của học sinh.
Trong trường TCCN, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật là phương tiện
để thực hiện hoạt động dạy học, đào tạo có hiệu quả Cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học và giáo dục bao gồm trường sở, phòng học lý thuyết thực hành, cơ sở thực nghiệm, máy móc công xưởng, các thiết bị thí nghiệm, thực hành, thư viện trường học, sân chơi, phương tiện giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng
Ngày nay công nghệ thông tin với các thiết bị truyền thông không dây, internet được coi là cần thiết và quan trọng, giúp cho việc đào tạo đạt mục tiêu Muốn xây dựng một xã hội học tập và nền kinh tế tri thức thì phải sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin Công nghệ thông tin hiện nay không chỉ được coi là phương tiện để tìm kiếm truyền đạt và xử lý thông tin trong đào tạo mà còn là cầu nối để học sinh trên trái đất có thể hiểu nhau, giao lưu với nhau nhiều hơn,
Trang 22cùng nhau xây dựng một thế giới yên ổn và phát triển Tại nhiều nước trên thế giới, hầu hết các trường học đều nối mạng internet, nhất là ở những nước có diện tích rộng, có những vùng sâu, vùng xa, phương tiện giao thông khó khăn thì thông tin qua mạng là phương tiện gắn kết giữa nhà trường và xã hội, cha mẹ học sinh cũng có thể theo dõi kết quả học tập của con em mình bất kỳ lúc nào Đặc biệt là việc đào tạo từ xa, dạy học trực tuyến, học tập tương tác, liên hệ giữa giáo viên và học sinh cũng dễ dàng.
1.3.2 Giáo viên
Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường Lý luận giáo dục cổ điển và hiện đại đều nhấn mạnh đến vai trò của giáo viên Giáo viên là nhân tố quyết định cho chất lượng giáo dục và đào tạo Trong chiến lược phát triển giáo dục ở thế kỷ XXI, nhà nước Hoa kỳ đã lấy giải pháp giáo viên làm then chốt Cũng như Hoa kỳ, Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản… và nhiều nước phương Tây khác đều nhấn mạnh giáo viên là điều kiện quyết định cho sự nghiệp giáo dục Các chương trình của tổ chức UNESCO, ILO và các chương trình giáo dục quốc tế khác về giáo viên cũng khẳng định vai trò của giáo viên trong việc thực hiện các mục tiêu đào tạo một cách có chất lượng Chính phủ Hoa kỳ đã đầu tư vào việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo phương châm tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng gíáo viên trên vị thế nghề nghiệp, nhân cách xã hội
Chuẩn giáo viên được xây dựng bao gồm chuẩn về chất lượng, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn giáo dục (chuẩn đào tạo sư phạm) Hệ thống chuẩn không đồng nhất với hệ thống văn bằng, và nó được cụ thể hóa theo từng loại trường và
Trang 23ngành học Trường TCCN Việt Nam có nhiều loại giáo viên theo các môn học, các ngành nghề và phải đạt các tiêu chuẩn :
Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, tận tâm vì sự nghiệp trồng người, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Có bằng tốt nghiệp đại học
Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 (trường hợp giáo viên không được đào tạo từ trường sư phạm, khoa sư phạm)
Có kiến thức rộng và sâu về chuyên môn thuộc phạm vi giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh
Có vốn sống xã hội phong phú Có sức khỏe để giảng dạy
Trong một thế giới mà mọi quốc gia đang xích lại gần nhau, hợp tác với nhau, cạnh tranh nhau thì người thầy giáo còn là một hình ảnh văn hóa đại diện cho một cộng đồng xã hội Giáo viên phải gieo vào tình cảm học sinh những gì đẹp đẽ nhất trong quan hệ giữa những con người với nhau, không phân biệt màu da, địa vị xã hội, dân tộc, quốc gia, tôn giáo và nền văn hóa khác nhau Giáo viên phải dạy cho học sinh biết cái đẹp của thiên nhiên, xã hội, đặc biệt là cái đẹp trong lao động nghề nghiệp của mỗi ngành nghề khác nhau
Người giáo viên dù giảng dạy ở cấp học nào, ngành học nào cũng phải tinh thông về nghiệp vụ sư phạm Riêng đối với giáo viên các trường TCCN thì tinh thông kỹ năng thực hành còn là một yêu cầu rất quan trọng Đó là tính chuyên nghiệp của nghề dạy học Tính chuyên nghiệp của giáo viên sẽ đạt được
Trang 24của đồng nghiệp Giáo viên phải có kiến thức thực tiễn, có kiến thúc về xã hội, có tay nghề trong lĩnh vực chuyên môn mình giảng dạy, đồng thời phải hiểu biết những tri thức của những ngành nghề có liên quan Trong thời đại hiện nay, giáo viên còn cần thành thạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, nó vừa là phương tiện giảng dạy vừa là phương tiện tự đào tạo Trong xã hội hiện đại, dù công nghệ thông tin được sử dụng tối đa thì vai trò của người giáo viên không hề giảm sút Trong điều kiện như vậy, nhà nước vẫn phải quan tâm đúng mức chính sách đối với giáo viên Điều này xuất phát từ mục tiêu đào tạo và bản chất của giáo dục Ở bất kỳ quốc gia nào, giáo dục cũng đều mang tính nhân bản, tính nhân văn, luôn luôn hướng tới xã hội và sự phát triển toàn diện của cá nhân Đỉnh cao của tính chuyên nghiệp của giáo viên thể hiện ở việc đổi mới phương pháp và tổ chức quá trình dạy học Bởi vì điều quan trọng nhất ở người
giáo viên của thế kỷ XXI là định hướng thông tin chứ không phải là cung cấp
thông tin cho học sinh Điều này đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp đào tạo, hướng học sinh vào việc phát triển tư duy sáng tạo, biết tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin có liên quan đến lĩnh vực đang học tập và nghề nghiệp sau này Giáo viên cần hướng dẫn học sinh luôn liên hệ thường xuyên giữa tri thức với thực tiễn đang ngày càng phong phú và thay đổi Một yêu cầu quan trọng nữa trong nghiệp vụ sư phạm là phải đổi mới phương pháp đánh giá sự tiếp nhận của học sinh so với những gì mình đòi hỏi Sự đánh giá chú ý nhiều đến sự sáng tạo của học sinh hơn là số lượng kiến thức trong quá trình học tập Điều này không chỉ trong quá trình đào tạo mà cả sau này khi học sinh đã hoạt động trong nghề nghiệp Nội dung đánh giá chú ý vào các tiêu chí cơ bản: năng lực tư duy biết ứng phó và giải quyết các tình huống; thái độ, các kỹ năng cùng với những thành tích mà các em đã đạt được
Trang 25Một yêu cầu tiếp theo cũng rất quan trọng đối với người giáo viên thế kỷ XXI, đó là các kỹ năng nghiên cứu khoa học Ít nhất giáo viên cũng phải biết sử dụng những con số thống kê trong việc đánh giá đối tượng của mình để đưa ra những cải tiến cần thiết Trong sự chuẩn bị để học sinh tự đào tạo và được đào tạo ở bậc cao hơn, các trường TCCN cần tổ chức để giáo viên và học sinh tham gia các đề tài nghiên cứu nhằm vận dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào đời sống thực tế và sản xuất, nhất là tập làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, các trường TCCN đang có nhiều cơ hội để làm việc này và giáo viên phải đóng vai trò hướng dẫn quan trọng nhất cho học sinh Trên nền tảng đó mà giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, một đòi hỏi cấp bách và quan trọng hiện nay
Quá trình đào tạo học sinh trở thành một người lao động nghề nghiệp nói chung là quá trình tương tác giữa người học - người sử dụng lao động - người đào tạo Mối liên hệ này phải được thường duy trì bằng các hình thức khác nhau Do vậy, người giáo viên phải có kiến thức về tâm lý - xã hội, phải đúc kết những kinh nghiệm sống của bản thân hoặc của người khác, phải hiểu được những yếu tố khách quan, chủ quan nào đang tác động vào quá trình đào tạo.
Những thành tựu mới của khoa học giáo dục cũng là một đối tượng mà người giáo viên phải được cập nhật thường xuyên Ngoài ra, những thông tin về thị trường lao động, về những thành tựu khoa học và công nghệ có liên quan đến ngành nghề đào tạo cũng cần được giáo viên quan tâm Trong xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới theo phương châm đào tạo gắn liền với sản xuất và nghiên cứu, đào tạo theo nhu cầu của xã hội, cần coi trọng việc đào tạo thông qua các dự án
Trang 26Như vậy, qua phân tích các tiêu chí trên ta thấy rằng, người giáo viên nói chung, và giáo viên trường TCCN nói riêng của thế kỷ XXI phải có trình độ cao để đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo trong thế kỷ XXI, không chỉ là giảng dạy -đào tạo mà còn là nhà nghiên cứu, nhà hoạt động chính trị - xã hội - văn hóa, đặc biệt là nhà tư vấn - định hướng giá trị sống và nghề nghiệp cho học sinh Trong điều kiện các thành tựu của khoa học hiện đại, nhất là công nghệ thông tin ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đào tạo, thì nhân cách xã hội của người thầy cũng phải được đề cao, người thầy luôn luôn phải là “tấm gương sáng” là “hình ảnh văn hóa” trong nhà trường và trong xã hội “Vị thế nghề nghiệp” và “nhân cách xã hội” tác động qua lại với nhau, tạo nên hình ảnh người thầy của thế kỷ XXI Để đảm bảo việc người giáo viên có thể làm tốt vai trò của mình thì vấn đề bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho họ và gia đình họ cần được quan tâm hàng đầu.
1.3.3 Người học (Học sinh)
Người học đóng vai trò là động lực bên trong của quá trình đào tạo Vì
vậy điều kiện sống cũng như yếu tố tư tưởng, động cơ học tập, tinh thần cố gắng của người học có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo Nhu cầu học tập của người dân nói chung thể hiện nhu cầu của xã hội sẽ chi phối cơ cấu ngành nghề đào tạo, chi phối mục tiêu và nội dung đào tạo Do các điều kiện phát triển kinh tế, sự giao lưu giữa các nển văn hóa nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin và xu thế phát triển của xã hội ở thế kỷ XXI mà người học hiện nay có những đặc điểm sau đây :
Trong quá trình đào tạo thì người học và người dạy cùng là chủ thể, nghĩa là có sự bình đẳng và đều chủ động trong quá trình dạy và học; thầy và
Trang 27trò có thể cùng thực hiện sự phản biện lẫn nhau Điều này là một đòi hỏi khách quan của mục tiêu đào tạo nguồn lao động cho nền kinh tế tri thức.
Điều kiện vật chất ngày càng được cải thiện, nhiều học sinh có chế độ dinh dưỡng tốt hơn, có cuộc sống đầy đủ và hiện đại hơn, phương tiện truyền thông cũng đa dạng hơn, từ đó dẫn đến những thay đổi về tâm lý - sinh lý Nhìn chung, học sinh có chỉ số IQ tăng, thông minh hơn, đồng thời cũng biết yêu sớm hơn, vấn đề về giới tính cũng phức tạp hơn nếu không được hướng dẫn và tư vấn.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng xu hướng toàn cầu hóa sẽ tăng khoảng cách giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư, dẫn đến sự chênh lệch về mức sống, lối sống giữa các học sinh trong nhà trường Do đó, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức; hiện tượng vi phạm nhân phẩm con người, sự bất bình đẳng gia tăng… đang là mối quan tâm lớn cho tất cả các bậc cha mẹ học sinh ở các nước trên thế giới Lứa tuổi thanh thiếu niên chịu tác động mạnh nhất của những tiêu cực xã hội Tại các nước phát triển, kể cả ở phương Tây hay phương Đông, chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ, lối sống buông thả, sự tan vỡ của gia đình ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang là mối lo lắng cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục Ngay ở Việt Nam, sự xâm nhập của văn hóa thế giới, nhất là lối sống thực dụng…đang là mối lo lắng của các bậc cha mẹ, nhà giáo dục Việc luời học, bỏ học trong một bộ phận học sinh, một số biểu hiện xấu trong quan hệ giữa trò - trò, giữa thầy – trò; những tệ nạn xã hội khác như ma túy, mại dâm dẫn đến đại dịch HIV/ AIDS vẫn đang diễn biến phức tạp và ngày càng trẻ hóa độ tuổi những nạn nhân của nó (không loại trừ học sinh)
Trang 281.3.4 Mối quan hệ giữa người dạy và người học
Vai trò người giáo viên trong nhà trường của xã hội hiện đại đã được J.Dolo, tác giả của một công trình nghiên cứu nổi tiếng “Giáo dục của cái nội
sinh”, khẳng định: vấn đề nổi bật trong nhà trường của thế kỷ XXI là quan hệthầy trò Nhận định này xuất phát từ cách tiếp cận xã hội học về bản chất củanhà trường Phương pháp tiếp cận này dựa trên quan điểm cho rằng quá trìnhgiáo dục trong nhà trường là quá trình xã hội hóa cá nhân con người
Trong các loại tương tác xã hội để hình thành và phát triển nhân cách người học thì quan trọng nhất là tương tác giữa người dạy và người học được
thực hiện bởi các liên hệ xã hội Trong mối liên hệ xã hội này thầy và trò đều là
chủ thể, thầy dạy tốt là tiền đề cho việc học tốt của trò
Trong một công trình nghiên cứu của mình, Aspy và Roebuch (1975) đề nghị một danh mục bảy yêu cầu cho giáo viên như sau:
Hãy quan tâm thường xuyên hơn đến người học.
Thường xuyên tận dụng hơn mục đích của người học trong tác động qua lại giữa thầy – trò trong giờ học.
Đối thoại nhiều hơn với người học Hãy khen người học thường xuyên Giao tiếp thích hợp hơn, bớt nghi lễ.
Thường xuyên gắn nội dung học tập với kinh nghiệm cụ thể của từng người học.
Cười nhiều hơn với học sinh.
Trang 29(Dẫn theo “Giáo dục đi vào thế kỷ 21” do Phạm Minh Hạc chủ biên - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội )
1.4 Vai trò của các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thốnggiáo dục quốc dân và trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tạithành phố Hồ Chí Minh
Giáo dục TCCN ở Việt Nam cùng với các ngành học khác tạo nên hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh Nó đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc Một năm sau khi tuyên bố độc lập của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục đã xác định mục đích của nền giáo dục mới Đó là tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện ý chí, phát triển tài năng của con người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào công cuộc tiến hóa chung của nhân loại Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú trọng phần thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng, hết sức đề cao tinh thần khoa học nhằm giúp học sinh có lối nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích và tổng hợp, tinh thần sáng tạo và óc thực tế.
Nền kinh tế của ta hiện nay vẫn là kinh tế sức người là chủ yếu, có một số yếu tố của nền kinh tế tri thức Nước ta vốn có đội ngũ lao động dồi dào, trẻ và thông minh, phân phối đều ở các vùng nông nghiệp, đồng bằng, vùng sâu, vùng cao trong cả nước và số thanh niên thực hiện xong nghĩa vụ quân sự trở về ngày một nhiều Lực lượng này nếu được đào tạo tại các trường TCCN có hiệu quả sẽ đóng góp lớn và lâu dài cho nền kinh tế trong nước và xuất khẩu lao động.
Trang 30Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009- 2020 đã xác định đến năm 2020 có 30% học sinh tốt nghiệp THCS và 30% học sinh tốt nghiệp THPT vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Như vậy cho đến năm 2020, giáo dục nghề nghiệp nói chung và TCCN nói riêng vẫn được phát triển Cùng với chương trình phổ cập giáo dục bậc trung học thì giáo dục TCCN là cơ hội tốt cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh ở các vùng kinh tế chậm phát triển, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được đào tạo nghề nghiệp tìm việc làm và sau này có thể được đào tạo tiếp tục Đối với Việt Nam, ý nghĩa xã hội này cũng rất quan trọng.
1.5 Sự cần thiết của việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếngAnh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn TP HồChí Minh
Khoa học kỹ thuật và yêu cầu cuộc sống đang phát triển với một tốc độ chưa từng có trong lịch sử Những khoảng cách về thời gian và không gian đang ngắn dần lại, nhân loại đang hội nhập gần gũi, tạo nên những tác động ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến mọi đời sống vật chất và tinh thần Đòi hỏi mọi quốc gia, mọi dân tộc phải phấn đấu tiến bộ nếu không muốn mình bị tụt hậu và đào thải.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ấy, người lao động Việt Nam phải có những phẩm chất và năng lực phù hợp, vừa phát huy đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống, vừa khác phục một cách hiệu quả những thối quen không còn phù hợp trong thời đại công nghiệp và hiện đại ngày nay.
Để tồn tại và phát triển trong xu thế đó, đòi hỏi người lao động phải trang bị cho bản thân mình không những các kiến thức về chuyên môn trong nghề nghiệp mà còn phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm phục vụ cho
Trang 31công việc của họ, một trong những kỹ năng mềm đó là khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh.
Tuy nhiên việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh hệ trung cấp cũng như yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Để khắc phục những khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp nhằm quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đó cũng là nội dung chính của đề tài nghiên cứu này.
Kết luận chương 1
Quản lý chất lượng dạy học nói chung và quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là rất phức tạp, nhiều vấn đề về hình thức, cách thức, nội dung, phương pháp quản lý cần phải được làm rõ hơn.
Ở Chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày một số khái niệm, các thuật ngữ, công cụ quản lý có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu của đề tài về quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp Trong quá trình đó, tác giả đã cố gắng làm rõ cơ sở lý luận khoa học về vấn đề nghiên cứu, cũng như căn cứ vào các tài liệu, tư liệu để làm rõ các vấn đề về lý luận hoạt động dạy học trong đó có hoạt động quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.
Trang 32Để quá trình quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, người quản lý cần tìm ra những biện pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù riêng của từng trường trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản lý và quản lý giáo dục để tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả cao, phát huy được sức mạnh của các lực lượng tham gia vào quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH DẠY – HỌC TIẾNG ANH Ở CÁCTRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2.1 Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và tình hình dân cư
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01km²
Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km² Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt
Trang 33Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam.
Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958 Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội2.1.2.1 Về tình hình phát triển kinh tế
Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và
Trang 34Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long an và tỉnh Tiền Giang Nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng và là một cửa ngỏ quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.095,01 km2 , dân số là 7.165.398 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009), chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số so với cả nước Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hàng năm thành phố đóng góp khoảng 20,2% tổng sản phẩm quốc dân, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế rất năng động, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%; năm 2009 trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, thành phố Hồ Chí Minh vẫn đạt mức tăng trưởng 7,8%, cao hơn 1,5 lần so với mức bình quân chung của cả nước Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước; tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước, trị giá GDP của thành phố trong năm 2009 là 134,112 tỷ đồng Mặt khác, thành phố cũng là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và là trung tâm đối với vùng Nam Bộ với mức đóng góp GDP chiếm 66,1% trong vùng (KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ Phân tích cơ cấu giá trị GDP theo loại hình kinh tế thì khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng 27,7% (37,138 tỷ đồng), khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 51,1% (68,545 tỷ đồng)
Trang 35và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,2% (28,429 tỷ đồng) Trong tổng giá trị GDP năm 2009, tỷ trọng giá trị tạo ra của các khu vực kinh tế như sau: khu vực nông – lâm – thủy sản đạt 01,3% (1,701 tỷ đồng), khu vực công nghiệp 38,9% (52,242 tỷ đồng), khu vực xây dựng 5,6% (7,505 tỷ đồng) và khu vực dịch vụ 54,2% (72,664 tỷ đồng).
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước Năm 2009, có 369 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 840,8 triệu USD Tính chung tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 1,211 tỷ USD, tăng 7,7% Theo Ủy Ban Nhân Dân thành phố, tính đến 20/10/2010, đã có 294 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1,65 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2009.
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng Năm 2009, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 128,477 tỷ đồng, tăng 2,3 % so với năm 2008.
Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 18,306 tỷ USD, tăng 21,8 % so với năm 2007, giảm 18 % so với năm 2008 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 20,6 % so với năm 2007 và tăng 1,3 % so với năm 2008) Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 23,3 % (so với năm 2007); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 36tăng 17,6 % (so với năm 2007) Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 19,2% Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư
Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2005 Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt trên 2,6 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 92% kế hoạch năm Tổng doanh thu ngành du lịch 10 tháng đầu năm 2010 ước đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình được nâng cao, việc tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm cũng được quan tâm đầu tư Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc Năm 2009, tổng vốn huy động qua ngân hàng đạt 780,185 tỷ đồng tỷ đồng, tăng 38,3% so với năm 2008 Tổng dư nợ qua ngân hàng là 695,465 tỷ đồng, tăng 43,8% so với năm 2008 Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản
Trang 37lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng; trong đó có 17 công ty cổ phần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết và 75% về vốn của các công ty niêm yết Có 14 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng
Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển các ngành kinh tế chủ lực, chủ yếu là tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao; đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng cường khai thác du lịch và hệ thống cảng biển Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đại lộ Đông Tây, đường xe điện ngầm … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ
Có thể nói, trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.1.2.2 Về xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, mật độ dân số trung bình là 3.420 người/km2 Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành (5.884.241 người – tỷ lệ là 82,1%), mật độ dân số lên tới 11.911 người/km2 Trong khi đó, mật độ dân số
Trang 38tại các huyện ngoại thành bình quân chỉ 800 người/km2 (1.281.157 người – tỷ lệ là 17,9%) Về cơ cấu giới tính, nam chiếm 48,1%, và nữ chiếm 51,9% dân số Tỷ lệ tăng dân tự nhiên tại thành phố là 1,07% nhưng tỷ lệ tăng cơ học lại đến 1,9%; số dân nhập cư chiếm 1/5 tổng dân số của thành phố Dân tộc Kinh chiếm tỷ trọng 92,91%, dân tộc Hoa 6,69%, còn lại là dân tộc Chăm 0,10%, và Khơ me 0,15% Dân số trong độ tuổi lao động (tính từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam) chiếm tỷ lệ 68,44%.
Về giáo dục – đào tạo, Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình Nguồn nhân lực qua đào tạo đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, hiện nay, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề trong tổng số lao động có việc làm mới là 55% (năm 2006 là 42,5%) Số lượng học sinh được đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư Số lượng trường đại học, cao đẳng và TCCN trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế Năm 2009, toàn thành phố có 71 trường đại học, cao đẳng và 36 trường TCCN
Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; 100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao Năm 2002, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã đón nhận cờ lưu niệm và quyết định công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng; trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này Tiếp tục củng cố thành quả phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở, ngành giáo dục và đào tạo đã phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào năm 2008
Trang 39Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lượng, vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau Với những thành tựu đã đạt được, cùng với thế mạnh về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật, thành phố đã trở thành trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho vùng và cả nước.
2.2 Khái quát về Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Trong năm học 2010–2011, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do
Trang 40thành phố quản lý Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường đại học thành viên Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế đều là các đại học quan trọng của Việt Nam Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô Tỷ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém Nhiều trường học sinh phải học ba ca Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
2.2.1 Hệ thống các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phốHồ Chí Minh
- Phát triển mạng lưới trường lớp, qui mô đào tạo:
Tổng số các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 32 – trong đó số trường ngoài công lập: 26
- Qui mô đào tạo:
Tuyển sinh hệ chính quy năm 2011 : 33.415 HS so với chỉ tiêu là 34.635, đạt 96,48% - có 3.450 học sinh tốt nghiệp THCS, tỷ lệ :10,32%).