Sự cần thiết của việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Sự cần thiết của việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở

Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Khoa học kỹ thuật và yêu cầu cuộc sống đang phát triển với một tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Những khoảng cách về thời gian và không gian đang ngắn dần lại, nhân loại đang hội nhập gần gũi, tạo nên những tác động ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến mọi đời sống vật chất và tinh thần. Đòi hỏi mọi quốc gia, mọi dân tộc phải phấn đấu tiến bộ nếu không muốn mình bị tụt hậu và đào thải.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ấy, người lao động Việt Nam phải có những phẩm chất và năng lực phù hợp, vừa phát huy đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống, vừa khác phục một cách hiệu quả những thối quen không còn phù hợp trong thời đại công nghiệp và hiện đại ngày nay.

Để tồn tại và phát triển trong xu thế đó, đòi hỏi người lao động phải trang bị cho bản thân mình không những các kiến thức về chuyên môn trong nghề nghiệp mà còn phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc của họ, một trong những kỹ năng mềm đó là khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh.

Tuy nhiên việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh hệ trung cấp cũng như yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Để khắc phục những khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp nhằm quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh và đó cũng là nội dung chính của đề tài nghiên cứu này.

Kết luận chương 1

Quản lý chất lượng dạy học nói chung và quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là rất phức tạp, nhiều vấn đề về hình thức, cách thức, nội dung, phương pháp quản lý cần phải được làm rõ hơn.

Ở Chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày một số khái niệm, các thuật ngữ, công cụ quản lý có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu của đề tài về quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp. Trong quá trình đó, tác giả đã cố gắng làm rõ cơ sở lý luận khoa học về vấn đề nghiên cứu, cũng như căn cứ vào các tài liệu, tư liệu để làm rõ các vấn đề về lý luận hoạt động dạy học trong đó có hoạt động quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.

Để quá trình quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, người quản lý cần tìm ra những biện pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù riêng của từng trường trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản lý và quản lý giáo dục để tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả cao, phát huy được sức mạnh của các lực lượng tham gia vào quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH DẠY – HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và tình hình dân cư

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01km².

Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam.

Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung

bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Về tình hình phát triển kinh tế

Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long an và tỉnh Tiền Giang. Nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng và là một cửa ngỏ quốc tế.

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.095,01 km2 , dân số là 7.165.398 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009), chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số so với cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hàng năm thành phố đóng góp khoảng

20,2% tổng sản phẩm quốc dân, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế rất năng động, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%; năm 2009 trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, thành phố Hồ Chí Minh vẫn đạt mức tăng trưởng 7,8%, cao hơn 1,5 lần so với mức bình quân chung của cả nước. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước; tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước, trị giá GDP của thành phố trong năm 2009 là 134,112 tỷ đồng. Mặt khác, thành phố cũng là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và là trung tâm đối với vùng Nam Bộ với mức đóng góp GDP chiếm 66,1% trong vùng (KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.

Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Phân tích cơ cấu giá trị GDP theo loại hình kinh tế thì khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng 27,7% (37,138 tỷ đồng), khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 51,1% (68,545 tỷ đồng) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,2% (28,429 tỷ đồng). Trong tổng giá trị GDP năm 2009, tỷ trọng giá trị tạo ra của các khu vực kinh tế như sau: khu vực nông – lâm – thủy sản đạt 01,3% (1,701 tỷ đồng), khu vực công nghiệp 38,9% (52,242 tỷ đồng), khu vực xây dựng 5,6% (7,505 tỷ đồng) và khu vực dịch vụ 54,2% (72,664 tỷ đồng).

Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2009, có 369 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 840,8 triệu USD. Tính chung tổng vốn

đầu tư cấp mới và tăng vốn là 1,211 tỷ USD, tăng 7,7%. Theo Ủy Ban Nhân Dân thành phố, tính đến 20/10/2010, đã có 294 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1,65 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2009.

Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Năm 2009, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 128,477 tỷ đồng, tăng 2,3 % so với năm 2008.

Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 18,306 tỷ USD, tăng 21,8 % so với năm 2007, giảm 18 % so với năm 2008 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 20,6 % so với năm 2007 và tăng 1,3 % so với năm 2008). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 23,3 % (so với năm 2007); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,6 % (so với năm 2007). Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 19,2%. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư.

Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2005. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt trên 2,6 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 92% kế hoạch năm. Tổng doanh thu ngành du lịch 10

tháng đầu năm 2010 ước đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình được nâng cao, việc tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm cũng được quan tâm đầu tư. Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2009, tổng vốn huy động qua ngân hàng đạt 780,185 tỷ đồng tỷ đồng, tăng 38,3% so với năm 2008. Tổng dư nợ qua ngân hàng là 695,465 tỷ đồng, tăng 43,8% so với năm 2008. Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng. Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng; trong đó có 17 công ty cổ phần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết và 75% về vốn của các công ty niêm yết. Có 14 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng.

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển các ngành kinh tế chủ lực, chủ yếu là tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận

tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao; đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng cường khai thác du lịch và hệ thống cảng biển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đại lộ Đông Tây, đường xe điện ngầm … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.

Có thể nói, trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.1.2.2 Về xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, mật độ dân số trung bình là 3.420 người/km2 . Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành (5.884.241 người – tỷ lệ là 82,1%), mật độ dân số lên tới 11.911 người/km2. Trong khi đó, mật độ dân số tại các huyện ngoại thành bình quân chỉ 800 người/km2 (1.281.157 người – tỷ lệ là 17,9%). Về cơ cấu giới tính, nam chiếm 48,1%, và nữ chiếm 51,9% dân số. Tỷ lệ tăng dân tự nhiên tại thành phố là 1,07% nhưng tỷ lệ tăng cơ học lại đến 1,9%; số dân nhập cư chiếm 1/5 tổng dân số của thành phố. Dân tộc Kinh chiếm tỷ trọng 92,91%, dân tộc Hoa 6,69%, còn lại là dân tộc Chăm 0,10%, và Khơ me 0,15%. Dân số trong độ tuổi lao động (tính từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam) chiếm tỷ lệ 68,44%.

Về giáo dục – đào tạo, Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Nguồn nhân lực qua

đào tạo đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, hiện nay, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề trong tổng số lao động có việc làm mới là 55% (năm 2006 là 42,5%). Số lượng học sinh được đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học, cao đẳng và TCCN trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Năm 2009, toàn thành phố có 71 trường đại học, cao đẳng và 36 trường TCCN.

Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; 100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Năm 2002, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã đón nhận cờ lưu niệm và quyết định công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng; trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này. Tiếp tục củng cố thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w